Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Khoá luận tốt nghiệp sự biến đổi kinh tế xã hội ở xã điêu lương (huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ) từ năm 1986 đến năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 72 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

ĐẶNG THỊ HẬU

SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở XÃ ĐIÊU LƢƠNG (HUYỆN CẨM KHÊ,
TỈNH PHÚ THỌ) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

HÀ NỘI - 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

======

ĐẶNG THỊ HẬU

SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở XÃ ĐIÊU LƢƠNG (HUYỆN CẨM KHÊ,
TỈNH PHÚ THỌ) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


TS. TRẦN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện, giúp đỡ để em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Thu Hà, ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn em hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình làm khóa luận, khó tránh khỏi sai sót, em rất mong các
Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm thực
tiễn còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận đƣợc ý kiến chỉ dẫn của quý Thầy, Cô. Đó là hành trang quý giá
giúp em hoàn thiện bản thân mình sau này.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn đồng hành, tạo điều kiện giúp đỡ
em hoàn thành tốt khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Đặng Thị Hậu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các dẫn chứng và kết quả trong đề tài nghiên cứu đều chính xác, trung thực.
Đề tài nghiên cứu này chƣa công bố trong bất kỳ một công trình khoa học
nào.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Đặng Thị Hậu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu vấn đề ..................................... 4
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 5
5. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 6
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐIÊU LƢƠNG, HUYỆN CẨM KHÊ,
TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................................. 7
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƢ .................................................... 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 7
1.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 7
1.1.1.2. Địa hình - đất đai .................................................................................. 8
1.1.1.3. Khí hậu, thủy văn ............................................................................... 10
1.1.2. Dân cƣ ................................................................................................... 11
1.2. KHÁI QUÁT KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐIÊU LƢƠNG TRƢỚC NĂM
1986 ................................................................................................................. 13
1.3.1. Tình hình kinh tế ................................................................................... 13
1.3.2. Tình hình xã hội .................................................................................... 17
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 20
Chƣơng 2. BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ ĐIÊU LƢƠNG (HUYỆN
CẨM KHÊ - TỈNH PHÚ THỌ) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016 ................... 21
2.1. BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ ĐIÊU LƢƠNG TỪ NĂM 1986
ĐẾN NĂM 2000 ............................................................................................. 21

2.1.1. Biến đổi về kinh tế ................................................................................ 21
2.1.1.1. Sản xuất nông nghiệp ......................................................................... 21
2.1.1.2. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp .................................. 29
2.1.1.3. Dịch vụ và thƣơng mại ....................................................................... 30
2.1.1.4. Đầu tƣ xây dựng ................................................................................. 31


2.1.2. Biến đổi xã hội ...................................................................................... 32
2.1.2.1. Tình hình phân hóa xã hội.................................................................. 32
2.1.2.2. Về giáo dục ........................................................................................ 33
2.1.2.3. Công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình ...................................... 34
2.1.2.4. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao ................................. 35
2.2. BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ ĐIÊU LƢƠNG TỪ NĂM 2001
ĐẾN NĂM 2016 ............................................................................................. 37
2.2.1. Biến đổi kinh tế ..................................................................................... 37
2.2.1.1. Sản xuất nông nghiệp ......................................................................... 37
2.2.1.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ...................................... 41
2.2.1.3. Dịch vụ và thƣơng mại ....................................................................... 43
2.2.1.4. Đầu tƣ xây dựng ................................................................................. 44
2.2.2. Biến đổi xã hội ...................................................................................... 45
2.2.2.1. Tình hình phân hóa xã hội.................................................................. 45
2.2.2.2. Về giáo dục ........................................................................................ 47
2.2.2.3. Công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình ...................................... 49
2.2.2.4. Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao ................................. 51
2.3. NHẬN XÉT SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ ĐIÊU LƢƠNG
(HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ) TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016. 52
2.3.1. Nhận xét ................................................................................................ 52
2.3.2. Nguyên nhân của sự phát triển và bài học kinh nghiệm ....................... 55
2.3.2.1. Nguyên nhân ...................................................................................... 55
2.3.2.2. Bài học kinh nghiệm .......................................................................... 57

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Năng suất lúa xã Điêu Lƣơng giai đoạn 1997 - 2000........................ 27
Bảng 2: Diện tích và năng suất lúa xã Điêu Lƣơng giai đoạn 2013 - 2016 .... 38
Bảng 3: Bình quân lƣơng thực giai đoạn 2004 - 2016 .................................... 39
Bảng 4: Sự tăng giảm của đàn gia súc, gia cầm xã Điêu Lƣơng từ năm 2000 2010 ................................................................................................................. 40
Bảng 5: Thu nhập bình quân đầu ngƣời của ngƣời nông dân xã Điêu Lƣơng
qua các năm 2012 - 2016 ................................................................................ 45


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân là bộ phận kinh tế - xã hội có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, đã và đang là nền tảng, là động lực cho sự phát
triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nƣớc ta, nông nghiệp, nông
thôn và nông dân luôn là cơ sở vững chắc gắn liền với quá trình dựng nƣớc và
giữ nƣớc. Kế thừa truyền thống đó, trong nhiều năm qua, Đảng ta luôn xác
định khu vực nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ kinh tế, chính trị có tính
chiến lƣợc quan trọng, nhờ đó đã đƣa cách mạng nƣớc ta đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác.
Ngay từ khi ra đời và trải qua các thời kì cách mạng, Đảng ta và chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vị trí quan trọng của vấn đề nông dân,
nông nghiệp và nông thôn. Khẩu hiệu “độc lập cho Tổ quốc và ruộng đất cho
dân cày” mà Đảng ta đề ra trong Cƣơng lĩnh đầu tiên của mình đã trở thành
ngọn cờ tập hợp mọi lực lƣợng, mọi tầng lớp nhân dân ta đấu tranh giành

thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Công cuộc
đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo trong những năm qua cũng lấy
nông thôn là địa bàn trọng điểm, lấy nông nghiệp làm khâu đột phá. Do vậy,
vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân nƣớc ta đã và đang là vấn đề có
chiến lƣợc, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
Công cuộc Đổi mới đất nƣớc, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã
hội càng đi vào chiều sâu càng xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến nhận thức
về con đƣờng xây dựng và phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, có gần 80% dân số sống bằng nghề nông và
có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, vấn đề đổi mới
kinh tế nông nghiệp nói chung và sự biến đổi trong đời sống xã hội của mỗi địa
phƣơng trong cả nƣớc, của xã Điêu Lƣơng nói riêng là một trong những vấn đề
đƣợc các nhà nghiên quan tâm dƣới nhiều góc độ khác nhau.

1


Vấn đề thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nƣớc,
đặc biệt là sự biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn sau đổi mới
đang ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực và tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển của đất nƣớc.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “ Sự biến đổi kinh
tế - xã hội ở xã Điêu Lương (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) từ năm 1986
đến năm 2016” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Đề tài hoàn thành nhằm cung cấp thêm tƣ liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam hiện đại, lịch sử Đảng trong thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là cung cấp thêm tƣ liệu cho việc giảng dạy
lịch sử địa phƣơng. Nghiên cứu sự biến chuyển về kinh tế - xã hội của một xã
cụ thể sẽ giúp cho chúng ta thấy rõ sự thay đổi của bộ mặt nông thôn nƣớc ta
trong thời kỳ đổi mới, qua đó góp phần giáo dục cho học sinh, sinh viên truyền

thống yêu quê hƣơng, đất nƣớc và tự hào về dân tộc, địa phƣơng của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng nhƣ các địa phƣơng đã từ
lâu thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực đặc biệt
là trong thời kì đổi mới. Đã có rất nhiều công trình, sách chuyên khảo, bài
báo, tạp chí liên quan đến vấn đề này.
Tác phẩm “Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên
xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh” của đồng chí Lê Duẩn, (Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1968) đã nói rõ vị trí vai trò của kinh tế địa phƣơng đối với sự
phát triển kinh tế đất nƣớc thời đổi mới.
Tổng hợp hơn, trong cuốn “Kinh tế - xã hội của nông nghiệp, nông
thôn, nông dân ngày nay Việt Nam ngày nay”, tập 2 do Ban Nông nghiệp
Trung ƣơng xuất bản năm 1991 đã phản ánh khá rõ nét những thành tựu kinh
tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam trong thời kì Đổi mới. Bên cạnh đó cũng

2


nêu lên những vấn đề nan giải nhƣ tỷ lệ ngƣời nghèo khá cao ở những vùng,
tỉnh nghèo, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc phát triển
đồng đều… đã cản trở sự phát triển chung của nền kinh tế đất nƣớc.
Cuốn “Chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam
trong những năm 1986 - 2005” của tác giả Bùi Đức Dục, Đại học Sƣ Phạm
Hà Nội, năm 2006. Tác phẩm đã trình bày những nét chủ yếu về tình trạng
kinh tế - xã hội của huyện Duy Tiên trong những năm đầu tiến hành đổi mới,
phân tích tác động của các chính sách đƣợc thực hiện ở huyện trên cơ sở
những đặc điểm của huyện từ năm 1986 đến 2005. Từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm về thành công và những tồn tại yếu kém tên con đƣờng phát triển kinh
tế - xã hội.
Cuốn sách “Làng Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - xã hội” của tác giả

Phan Đại Doãn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2008. Nội
dung cuốn sách đi sâu phân tích về tình hình ruộng đất, bản chất của nền kinh
tế tiểu nông và sự cố kết của văn hóa làng xã, ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh
tế - xã hội của nông thôn trong công cuộc Đổi mới. Từ đó, tác giả đã rút ra kết
luận, đồng thời cũng nêu ra các giải pháp cho từng vấn đề nêu trên.
Ngoài ra đề tài về biến đổi kinh tế - xã hội tại một làng xã cụ thể trong
thời kỳ đổi mới gần đây cũng thu hút khá đông các sinh viên thực hiện nhƣ
Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên trong
hơn 20 năm đổi mới (1986 - 2008) của Nông Quý Trinh (Khóa luận tốt nghiệp
cử nhân Lịch sử, 2009). Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở làng Đồng Kỵ, xã
Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong những năm từ 1986 đến 2005
của Nguyễn Văn Nam (Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Lịch sử, 2010)…
Trên góc độ địa phƣơng ở Điêu Lƣơng thì chƣa có một tác phẩm nào
viết về sự biến đổi kinh tế - xã hội cũng nhƣ sự thay đổi của nó từ trƣớc đến
nay. Chính vì vậy, đề tài khóa luận này là công trình đầu tiên đề cập đến vấn

3


đề “Sự biến đổi kinh tế - xã hội ở xã Điêu Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú
Thọ từ năm 1986 đến năm 2016”.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu vấn đề
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào quá trình biến đổi kinh tế - xã hội xã
Điêu Lƣơng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ để thấy rõ đƣợc sự đúng đắn sáng
tạo của Đảng trong công cuộc đổi mới, phản ánh cụ thể hóa thực trạng kinh tế
- xã hội của đất nƣớc qua một miền quê tiêu biểu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 1986 đến năm 2016.
Đề tài lấy mốc năm 1986 là năm đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong lịch

sử nƣớc ta. Sau Đại hội VI của Đảng cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ
trọng tâm của đất nƣớc, thì công cuộc Đổi mới cũng bắt đầu đƣợc tiến hành.
Từ sau năm 1986, tình hình kinh tế, xã hội nƣớc ta có nhiều thay đổi, đặc biệt
là đời sống của ngƣời nông dân ở nông thôn. Cũng nhƣ nông thôn cả nƣớc thì
nông thôn Điêu Lƣơng cũng có sự thay đổi mạnh mẽ từ năm 1986 đến năm
2016. Và năm 2016 là thời điểm sau 30 năm thực hiện đổi mới. Tình hình
kinh tế, xã hội nông thôn có nhiều thay đổi tích cực. Và lấy mốc năm 2016 để
so sánh xem sau 30 năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế cũng nhƣ xã hội ở xã
Điêu Lƣơng đã có sự thay đổi nhƣ thế nào?
- Về không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu trong phạm vi một xã ở huyện
Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ - xã Điêu Lƣơng. Bao gồm các xóm: Cống 1, Cống 2,
Trung Thị, Tân Lập, xóm Làng, Đồng Chè, Dục Bò, Tân Phú, Cửa Ải, xóm
Sậu, xóm Või 1, xóm Või 2, Huân Trầm 1, Huân Trầm 2.
3.3. Nhiệm vụ đề tài.
- Thứ nhất: cần khái quát đƣợc tình hình chung của xã Điêu Lƣơng;
điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tình hình kinh tế - xã

4


hội của xã trƣớc thời kỳ đổi mới để thấy đƣợc những khó khăn và thuận lợi
trong quá trình phát triển.
- Thứ hai: Trình bày một cách khách quan và toàn diện về những biến
đổi kinh tế - xã hội xã Điêu Lƣơng trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm
2016. Qua đó, nhận xét, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số nguồn tƣ liệu
nhƣ sau:
- Tài liệu lƣu trữ: Các báo cáo của Đảng ủy xã: báo cáo tổng kết các

năm của Ủy ban nhân dân xã, báo cáo của hội nông dân qua các năm, báo cáo
chính trị của ban chấp hành đảng bộ… Bên cạnh đó còn có cả tài liệu lƣu trữ
của huyện, tỉnh.
- Các văn kiện, nghị quyết của Đảng.
- Sách báo chuyên khảo.
- Nguồn tài liệu khảo sát điền dã, thực tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp luận: Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
- Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu đƣợc vận dụng là phƣơng pháp lịch sử
kết hợp với phƣơng pháp lôgic làm tái hiện bức tranh đời sống kinh tế và đời sống
xã hội của ngƣời nông dân ở xã từ sau đổi mới đến năm 2016. Đề tài còn sử dụng
phƣơng pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích - tổng hợp. Và đặc biệt, để
thực hiện đề tài còn sử dụng phƣơng pháp khảo sát thực tế (điền dã).
5. Đóng góp của khóa luận
- Qua khóa luận này tác giả muốn góp phần hệ thống lại những nét
chính trong việc thực hiện công cuộc đổi mới về kinh tế - xã hội trên địa bàn
xã Điêu Lƣơng trong giai đoạn 1986 - 2016.

5


- Khóa luận sẽ là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử địa phƣơng, là cơ
sở để nghiên cứu những chặng đƣờng phát triển tiếp theo của địa phƣơng.
- Ngoài ra, đề tài góp phần đóng góp thêm nguồn tƣ liệu cho khoa học
lịch sử, phục vụ cho việc giáo dục truyền thống ở địa phƣơng thông qua việc
giảng dạy lịch sử địa phƣơng.
- Đề tài đã làm rõ sự chuyển biến, những thành tựu nổi bật cũng nhƣ
những hạn chế và khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn của một xã nông nghiệp ở vùng trung du và miền núi

phía Bắc. Qua đề tài giúp cho ngƣời đọc cũng có những nhận định về sự thay
đổi của đời sống kinh tế cũng nhƣ xã hội của ngƣời nông dân ở xã Điêu
Lƣơng nói riêng và ở trong cả nƣớc nói chung trong tình hình hiện nay.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài
đƣợc cấu tạo thành hai chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về xã Điêu Lƣơng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú
Thọ.
Chƣơng 2: Biến đổi kinh tế - xã hội ở xã Điêu Lƣơng (huyện Cẩm Khê,
tỉnh Phú Thọ) từ năm 1986 đến năm 2016.

6


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐIÊU LƢƠNG, HUYỆN CẨM KHÊ,
TỈNH PHÚ THỌ
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƢ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Điêu Lƣơng là một xã miền núi nằm ở phía Nam huyện Cẩm Khê tỉnh
Phú Thọ, cách thị trấn huyện Cẩm Khê 13 km, cách thị xã Phú Thọ 10 km, cách
thành phố Việt Trì 30 km và cách thành phố Hà Nội 110km về phía Tây Bắc.
Địa giới hành chính của xã: phía Đông Nam giáp xã Đồng Lƣơng; phía
Tây giáp xã Yên Dƣỡng; phía Bắc giáp xã Cát Trù; con sông Thao chảy dọc
địa phận xã từ phía Bắc về phía Đông là ranh giới tự nhiên của xã Điêu
Lƣơng với xã Lƣơng Lỗ (huyện Thanh Ba) gần 1 km.
Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2016, xã Điêu Lƣơng có 14 khu vực
hành chính ứng với 14 xóm [5, tr.1].
Điêu Lƣơng cũng có hệ thống giao thông phát triển. Chạy qua xã là

đoạn đƣờng quốc lộ 32C chạy từ ngã ba đền Hùng, men theo bờ sông Hồng
qua cả huyện Cẩm Khê. Đoạn đƣờng chạy qua xã đã đƣợc nâng cấp, làm mới
giúp cho giao thông đƣợc thuận lợi hơn. Việc đi lại của ngƣời dân cũng dễ
dàng. Tuy nhiên, ở xã không có đoạn đƣờng sắt nào đi qua nên việc giao lƣu
vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Với vị trí nhƣ vậy, Điêu Lƣơng cũng giống nhƣ các xã khác, là thuận lợi
về việc giao lƣu với các xã khác trong huyện về các mặt kinh tế, chính trị, xã
hội và có thể giao lƣu với các vùng khác trong tỉnh ở những nơi tiếp giáp. Điều
này có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị của xã là có thể giao
lƣu buôn bán với các vùng, các địa phƣơng khác trong tỉnh góp phần nâng cao
7


đời sống của ngƣời nông dân. Tuy nhiên, vì là một xã miền núi nên các điều
kiện để phát triển kinh tế của Điêu Lƣơng còn gặp nhiều khó khăn. Điều này
cũng góp phần gây ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân ở nơi đây.
1.1.1.2. Địa hình - đất đai
* Địa hình
Theo các tài liệu về địa chất, Điêu Lƣơng thuộc vùng đất cổ thuộc phức
hệ sông Hồng có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, có độ cao so với mực
nƣớc biển ở mức 9,7 - 15m [7, tr.24]. Điêu Lƣơng có địa hình tƣơng đối phức
tạp nhƣng có nhiều nét riêng tiêu biểu. Phía trƣớc là những cánh đồng bằng
phẳng và màu mỡ do phù sa sông Thao bồi đắp qua hàng ngàn năm. Phía sau
là triền núi, triền đồi tiếp nối với dãy Đọi Đèn, xen vào đó là các chân ruộng
trũng trong địa hình lòng chảo và nhiều đầm nƣớc ẩn chứa những sự tích từ
đời này qua đời khác. Vì vậy, địa hình của Điêu Lƣơng hình thành hai vùng
lớn là vùng đồi núi có xen kẽ một số cánh đồng nhỏ hẹp và vùng ven sông.
Những yếu tố trên tạo thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản theo hƣớng đa canh (bao gồm sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế
đồi rừng…).

Với địa hình nhƣ vậy giúp cho Điêu Lƣơng có khả năng phát triển đƣợc
nền kinh tế nông nghiệp, vừa có thể trồng lúa, cây hoa màu và cũng có thể
phát triển việc trồng các cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình cũng không
phải là toàn đồi núi nên không có quá nhiều khó khăn cho việc đi lại và phát
triển kinh tế và nó cũng giúp cho việc giao lƣu kinh tế đƣợc dễ dàng hơn.
* Đất đai
Đất đai của xã thƣờng gắn liền với các vùng địa mạo. Tổng diện tích
đất tự nhiên là 887,72 ha. Trong đó, đất trồng cây nông nghiệp hàng năm
chiếm phần lớn diện tích là 324,5 ha (chiếm 36.5% tổng diện tích đất tự
nhiên) và diện tích trồng lúa là 230,3 ha (chiếm 70,9% diện tích trồng cây

8


nông nghiệp hàng năm), diện tích trồng cây lâm nghiệp là 126,17 ha (chiếm
14.3% tổng diện tích đất tự nhiên), còn diện tích nuôi trồng thủy sản 45,5 ha
(chiếm 5,12% tổng diện tích đất tự nhiên) [7, tr.28].
Nền đất của xã có lớp vỏ phong hóa dày. Với nguồn gốc nham thạch
khác nhau, Điêu Lƣơng có nhiều loại đất nhƣng trong đó chủ yếu là 2 loại đất:
đất phù sa và đất ferarit.
Đất phù sa ở Điêu Lƣơng chủ yếu là loại đất ở ngoài đê chạy thành dải
hẹp kéo dài theo dòng chảy của dòng sông Thao, hàng năm đƣợc bồi đắp lớp
phù sa mới rất giàu lân, kali. Đây là loại đất tốt, nhƣng thƣờng bị ngập lụt vào
mùa mƣa nên thích hợp với cây trồng cây rau màu nhƣ ngô, lạc…, cây công
nghiệp ngắn ngày gieo trồng một vụ.
Đất ferarit là loại đất phổ biến nhất, phân bố rộng ở vùng đồi núi. Phần
lớn đất của xã thuộc vào loại đất ferarit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch
chiếm hơn 90% diện tích đất của toàn xã. Đất đai ở đây có thể trồng các loại
cây công nghiệp ngắn ngày (chè…), trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một
số ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, do quá trình canh tác và sử dụng

không hợp lý thiếu biện pháp kỹ thuật, nên dễ bị rửa trôi, xói mòn, hiện tƣợng
đá ong hóa…
Qua đây chứng tỏ rằng, Điêu Lƣơng cũng có tiềm năng trong việc phát
triển kinh tế. Tuy chỉ là kinh tế nông nghiệp nhƣng cũng góp phần quan trọng
vào việc phát triển kinh tế chung của toàn xã.
Tóm lại với địa hình và đất đai của xã nhƣ vậy phù hợp cho việc trồng
lúa, cây hoa màu, trồng rừng, kinh tế vƣờn đồi, các cây công nghiệp ngắn
ngày và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên với địa hình có nhiều đồi núi thấp,
Điêu Lƣơng vẫn còn khó khăn trong việc trồng các loại cây ngắn ngày và
chƣa khai thác đƣợc lợi thế trong việc trồng cây công nghiệp lâu năm.

9


1.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Điêu Lƣơng có nền khí hậu chung của miền Bắc Việt Nam và của Việt
Nam nói chung. Đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tính chất đặc trƣng là
nóng và ẩm. Điều đó đƣợc thể hiện qua các yếu tố khí hậu.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22,50 - 23,50C, mùa đông đến sớm và
kéo dài với nhiệt độ thấp. Do ảnh hƣởng của địa hình nên chế độ nhiệt có diễn
biến khác nhau. Nhiệt độ trung bình tháng có thể chênh lệch nhau 0,70C 0,80C. Số giờ nắng trong năm khá cao (1300 - 1400 giờ/năm). Tổng tính nhiệt
trung bình hàng năm trên 50000C [7, tr.34].
Điêu Lƣơng cũng chịu ảnh hƣởng sâu sắc của chế độ gió mùa. Gió mùa
hạ từ tháng 4 đến tháng 9, gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo nhiều
hơi nƣớc và gây mƣa. Gió mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Hƣớng
gió chủ yếu là gió Đông Bắc, gió lạnh và khô. Tháng 12 và tháng 1 thƣờng có
nhiệt độ thấp và hay có sƣơng muối.
Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1650 - 1850 mm/năm. Mùa mƣa
bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9. Mƣa nhiều nhất vào tháng 8. Từ tháng 11 đến

tháng 4 năm sau là mƣa ít. Lƣợng mƣa ít nhất là tháng 12 và tháng 1. Độ ẩm
trung bình là 84%. Nhìn chung, chế độ nhiệt và ẩm của Điêu Lƣơng cho phép
xã có điều kiện đa dạng hoá nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng đất.
Với nền khí hậu có đặc điểm nhƣ vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển nền nông nghiệp của xã và có thể trồng đa dạng các loại cây nông
nghiệp. Lƣợng mƣa nhiều cũng góp phần vào việc phát triển nông nghiệp lúa
nƣớc đƣợc thuận lợi và không lo đến vấn đề hạn hán xảy ra. Từ đó, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở toàn xã.
* Thủy văn
Với tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, sông ngòi chính là hình
ảnh phản chiếu những nét đặc trƣng khí hậu của xã.

10


Điêu Lƣơng là xã nằm dọc theo bờ hữu ngạn sông Thao (sông Hồng)
có độ dài khoảng 2km. Dòng sông Thao chảy dọc theo biên giới phía Đông
của huyện, theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam tạo nên ranh giới tự nhiên giữa
xã với xã Lƣơng Lỗ (huyện Thanh Ba). Dòng sông tuy rộng nhƣng không có
khả năng nuôi trồng thủy sản. Đoạn sông chảy qua xã có một bến đò đi từ xã
Điêu Lƣơng sang đến huyện Thanh Ba nên cũng giúp cho việc phát triển giao
thông đƣợc thuận lợi hơn. Tuy nhiên, đến mùa cạn diện tích mặt nƣớc của
sông bị giảm, cát bồi nhiều lên. Trên địa bàn xã còn có hệ thống các ngòi,
trằm và nhiều đầm nƣớc với tên gọi: Trằm Dộc Bò, trằm Dộc Gạo, trằm Sẩy,
ngòi Cỏ, Gò Chùa, Gò Tháp, Cây Si, Đồng Cọn, Cây Mọi… thuận lợi cho
việc tƣới tiêu trong trồng trọt. Chế độ thủy văn phù hợp với chế độ mùa mƣa.
Mùa lũ trùng với mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa kiệt từ tháng 11 đến
tháng 3. Nhìn chung, sông ngòi mùa cạn cũng không cạn kiệt vẫn đảm bảo
cho nguồn nƣớc tƣới tiêu và giao thông.
Tóm lại, khí hậu và thủy văn của Điêu Lƣơng đã góp phần không nhỏ

cho việc tạo điều kiện giao lƣu văn hóa với huyện khác, phục vụ cho công tác
thủy lợi phục vụ phát triển nông nghiệp và giao thông đƣờng thủy phát triển.
Nhƣ vậy, qua việc tìm hiểu tóm tắt về điều kiện tự nhiên của xã Điêu
Lƣơng (về vị trí địa lý, lãnh thổ, địa hình, đất đai, sông ngòi…), ta có thể
nhận thấy rằng, Điêu Lƣơng tuy chỉ là một xã thuộc vùng trung du có nhiều
đồi núi của huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ nhƣng cũng đã có nhiều điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của xã và giao lƣu văn hóa với các xã
khác và các vùng trong toàn tỉnh. Chính điều đó góp phần làm cho đời sống
của ngƣời nông dân có điều kiện thuận lợi để phát triển và nâng cao.
1.1.2. Dân cư
Điêu Lƣơng là một xã có số dân trung bình của huyện Cẩm Khê. Năm
2016, xã có 1196 hộ và 4503 khẩu. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,01%. Tỉ lệ

11


sinh là 1,56% (trong đó sinh con thứ 3 là có 8 cháu). Tỉ lệ dân số so sánh giữa
nam và nữ ở trong độ tuổi lao động là khoảng 60% trong đó số lƣợng nam có
phần nhiều hơn số nữ [12, tr.3]. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động kinh tế cần nhiều đến sức khỏe của ngƣời đàn ông hơn, làm cho đời
sống của ngƣời nông dân đƣợc nâng cao.
Điêu Lƣơng mặc dù là một xã miền núi của huyện Cẩm Khê nhƣng ở
đây không có dân tộc ít ngƣời nào cƣ trú. Dân tộc Kinh chiếm 100% dân số
toàn xã.
Mật độ dân số trung bình của xã là 50,2 ngƣời/km2, là một xã có mật độ dân
số thấp hơn rất nhiều so với mật độ dân số của huyện Cẩm Khê (554,7 ngƣời/km2),
tỉnh Phú Thọ (377 ngƣời/km2) và cả nƣớc (254 ngƣời/km2) [13, tr.32].
Nhìn chung, dân cƣ của xã Điêu Lƣơng phần lớn là cƣ dân nông nghiệp
nên trình độ vẫn còn thấp hơn so với vùng có nền kinh tế phát triển. Điều này
cũng có phần ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống của chính ngƣời nông dân.

So với mức độ phát triển kinh tế của toàn huyện, tỉnh thì Điêu Lƣơng vẫn
đang ở mức trung bình. Điều này phản ánh trình độ của ngƣời nông dân vẫn
còn hạn chế và cần phải đƣợc nâng cao.
Trong xã hiện nay tồn tại nhiều tầng lớp, giai cấp, điều đó phản ánh sự
phong phú đa dạng của các thành phần dân cƣ ở địa phƣơng. Theo điều tra
của em thì hiện nay trong xã có khoảng 88% cƣ dân là nông dân, còn lại là hộ
phi nông nghiệp, cán bộ viên chức nhƣ giáo viên, hƣu trí, cán bộ xã, cán bộ
trƣờng mầm non, trƣờng cấp 1, cấp 2 và công nhân… Điều này chứng tỏ là ở
xã Điêu Lƣơng về đa số vẫn là sự tồn tại của nền kinh tế nông nghiệp do
thành phần dân cƣ nông nghiệp chiếm ƣu thế, số thành phần dân cƣ khác cũng
có (thƣơng nhân, thợ thủ công, giáo viên, viên chức…) nhƣng số lƣợng này
chiếm không nhiều.
Tóm lại, qua tìm hiểu những số liệu về dân số trên đây giúp cho chúng
ta phần nào hiểu về tình hình dân số, lực lƣợng lao động, thành phần lao

12


động, trình độ lao động cũng nhƣ những ảnh hƣởng của nó đối với sự phát
triển kinh tế của địa phƣơng. Và chính từ sự ảnh hƣởng đó mà nó có tác động
trực tiếp tới sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội của ngƣời dân trong xã.
1.2. KHÁI QUÁT KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐIÊU LƢƠNG TRƢỚC
NĂM 1986
1.3.1. Tình hình kinh tế
Trong thời kỳ phong kiến, nhân dân Điêu Lƣơng phải sống trong cảnh
bị áp bức bóc lột và kìm hãm trong vòng đói nghèo lạc hậu. Ruộng đất trong
xã tuy nhiều nhƣng phần lớn diện tích chỉ làm đƣợc 1 vụ chiêm. Trong khi đó
có sự phân hóa khá rõ. Một bộ phận có nhiều ruộng đất và đồi đến định cƣ
sớm, một bộ phận hộ nông dân chỉ có vài sào ruộng (chủ yếu là các hộ đến
sau) nguồn sống chủ yếu là dựa vào đi làm thuê cho các hộ nhiều ruộng hoặc

kiếm lâm sản, thủy sản trên đất công. Bởi vậy, bên cạnh một số hộ giàu có
hoặc trội lên một chút do có nhiều ruộng, đồi rừng thì số đông ít ruộng, nguồn
thu thấp nên thƣờng bị nghèo đói. Các bậc cao niên kể lại trận đói năm 1945
trong làng có trên 30 ngƣời bị chết đói (chủ yếu là từ các tỉnh xa đến tìm việc
làm thuê). Chế độ thuế khóa, phu phen đè nặng lên đầu ngƣời nông dân. Hầu
hết phải mặc rách, ngủ không màn, thiếu chăn, cả làng chỉ có 3 nhà xây lợp
ngói, 1 chiếc xe đạp, số ngƣời đƣợc đi học đến các lớp ở cấp sơ học chỉ đếm
trên đầu ngón tay [12, tr.30]. Các tập tục lạc hậu luôn đeo bám cuộc sống của
mỗi gia đình, trở thành nguyên nhân sự nghèo đói của rất nhiều gia đình.
Chính vì vậy, khi có ánh sáng cách mạng của Đảng, ngoài nhiệm vụ
phát triển kinh tế nông nghiệp, tự phục vụ cuộc sống cho chính bản thân của
mình và gia đình, nhân dân trong xã còn tích cực hƣởng ứng phong trào tăng
gia sản xuất, phục vụ cho kháng chiến. Chính quyền còn phát động quần
chúng nhân dân khai hoang mở mang thêm diện tích canh tác, phát triển kinh
tế để phục vụ cuộc sống của ngƣời dân cũng nhƣ phục vụ cho kháng chiến.

13


Cuộc cải cách kinh tế góp phần làm cho nền kinh tế có bƣớc phát triển cũng
nhƣ đời sống nhân dân đã bắt đầu đƣợc khắc phục hơn so với trƣớc. Năm
1959, các hợp tác xã đƣợc thành lập đã phát huy vai trò tích cực của mình
trong hoạt động kinh tế xã hội, xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch kinh
tế trong sản xuất, xây dựng các công trình kinh tế. Kinh tế đã có bƣớc phát
triển mặc dù mới chỉ có nông nghiệp là chủ yếu. Đời sống của ngƣời nông
dân đã đƣợc khắc phục và nâng cao hơn so với trƣớc rất nhiều. Diện tích canh
tác tăng lên, sản lƣợng cũng tăng cao. Nhà cửa tăng 134 cái nhà gỗ, nhà tƣờng
xây đƣợc 123 cái, sân gạch 89 cái. Dân mua đƣợc 255 mền bông, 322 chiếc
màn, 296 cái áo rét, 310 chiếc giƣờng rẻ quạt, xe đạp 19 chiếc… [12, tr.9091]. Qua đó ta có thể thấy rằng, đời sống kinh tế của ngƣời nông dân ngày
càng đƣợc cải thiện. Mặc dù còn phải phục vụ cả nhiệm vụ kháng chiến của

cả nƣớc, làm nhiệm vụ hậu phƣơng tích cực nhƣng nhân dân đã cố gắng xây
dựng quê hƣơng, phát triển kinh tế để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.
Trong giai đoạn 1976 - 1980 là thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp phát
triển tới đỉnh cao về quy mô và tổ chức của nƣớc ta. Hợp tác xã cấp cao đã
đƣợc thành lập trên cơ sở liên hợp các hợp tác xã vừa và nhỏ, tập trung mấy
trăm hộ gia đình với chục ngàn ha diện tích canh tác.
Do những sai lầm về đƣờng lối kinh tế nói chung, về đƣờng lối phát
triển nông nghiệp nói riêng ở nƣớc ta trong giai đoạn này nhƣ không đánh giá
đúng vị trí, vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, tập trung hóa
cao độ ruộng đất và tƣ liệu sản xuất…đã dẫn đến hậu quả là nông nghiệp
trong cả nƣớc bị khủng hoảng trầm trọng, năng suất, sản lƣợng giảm sút.
Theo số liệu thống kê, năng suất lúa trong cả nƣớc năm 1976: 22,32 tạ/ha,
bình quân trong 5 năm (1976 - 1980): 20,30 tạ/ha, lƣơng thực hàng hóa trong
năm 1976: 2 triệu tấn, giảm xuống bình quân trong 5 năm (1976 - 1980) chỉ
còn 1,76 triệu tấn, lƣơng thực bị thiếu hụt triền miên, tình trạng thiếu đói diễn

14


ra trên quy mô rộng, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ [12, tr.131]. Trong
hoàn cảnh đất nƣớc nhƣ vậy, ngƣời nông dân ở Điêu Lƣơng cũng gặp những
khó khăn không kém.
Nông nghiệp ở Điêu Lƣơng lúc đó cũng bị sa lầy vào những khó khăn
nói trên. Bên cạnh đó, nguồn vật tƣ, kỹ thuật cho sản xuất bị thiếu hụt không
đáp ứng đƣợc nhu cầu của sản xuất. Nét nổi bật của nông nghiệp ở Điêu
Lƣơng trong thời kỳ này là phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển
mạnh: tổ chức lại sản xuất, phân công lao động theo hƣớng tập trung, chuyên
môn hóa và cơ khí hóa cao, đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Năng suất, sản lƣợng lúa giảm sút đã ảnh hƣởng nghiêm trọng tới đời
sống của ngƣời nông dân. Từ năm 1976 đến 1980, sản lƣợng lƣơng thực quy

thóc bình quân tính theo đầu ngƣời của nông dân ở Điêu Lƣơng giảm chỉ đạt
70 - 75kg/ngƣời/năm. Thu nhập của ngƣời nông dân khoảng 20.000
đồng/tháng chủ yếu là dựa vào hợp tác xã nông nghiệp.
Đến năm 1981, Ban bí thƣ trung ƣơng Đảng lại tiếp tục đƣa ra chỉ thị
100 CT/TW với công thức “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động
trong hợp tác xã nông nghiệp, nhằm đảm bảo phát triển sản xuất và nâng cao
hiệu quả kinh tế trên cơ sở lôi kéo được mọi người hăng hái lao động, kích
thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai và các cơ sở vậy chất hiện
có, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất, củng cố và tăng cường
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, không ngừng nâng cao thu
nhập vào đời sống xã viên, tăng lũy của hợp tác xã, làm tròn nghĩa vụ và
không ngừng tăng khối lượng nông sản cung ứng cho Nhà nước”[1, tr.6-7].
Chỉ thị 100 bƣớc đầu đã tạo nên “chất men” kích thích mới cho nông
nghiệp nƣớc ta. Tuy vậy sự tồn tại của cơ chế quản lý cũ của các hợp tác xã
đã hạn chế sự năng động, sáng tạo và quyền chủ động sản xuất của ngƣời
nông dân.

15


Đến năm 1985, toàn xã có trên 20 km đƣờng giao thông nội xã, chất
lƣợng đƣờng xá đƣợc nâng lên, là điều kiện để các gia đình mua sắm phƣơng
tiện giao thông phục vụ cho việc đi lại. Đến cuối năm 1985, toàn xã có 450
nhà xây kiên cố và bán kiên cố (chiếm gần 60% nhà trong xã), loại nhà tranh
vách nứa hầu nhƣ không còn, 40% số nhà còn lại là nhà gỗ. Ngoài phát triển
kinh tế nông nghiệp, ngƣời dân trong xã còn phát triển trồng cây công nghiệp
hàng năm nhƣ cây chè, sơn… Cây chè từ lâu đã gắn bó với đời sống của nhân
dân Điêu Lƣơng, chiếm gần 60 - 65% diện tích đồi gò của xã với mức ổn định
hàng năm 70 - 80 mẫu chè cho thu hoạch và 8 - 10 mẫu chè trồng mới[12,
tr.140]. Nền kinh tế của xã đang ngày càng đƣợc phát triển nhờ các chính

sách đổi mới của Đảng và chính quyền.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12 - 1986) đã đề ra
đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc, đánh dấu bƣớc chuyển quan trọng tƣ
duy lý luận về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đại hội đã
đề ra đƣờng lối đổi mới đất nƣớc tiến lên theo mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Dƣới ánh sáng của đƣờng lối đổi mới
của Đảng, Đảng bộ Điêu Lƣơng đã đề ra các chính sách mới tổ chức lãnh đạo
địa phƣơng tiến lên theo sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc.
Tóm lại, trƣớc đổi mới, nền kinh tế của Điêu Lƣơng còn gặp nhiều khó
khăn. Do là một xã có truyền thống lâu đời là nông nghiệp. Hơn nữa, trong
những năm này, đất nƣớc còn gặp nhiều khó khăn do phải tiến hành cuộc
kháng chiến chống đế quốc giành độc lập cho dân tộc. Trong hoàn cảnh đó,
Điêu Lƣơng cũng bị cuốn theo cuộc kháng chiến của đất nƣớc, cũng phải
đứng lên đấu tranh giành độc lập và làm nghĩa vụ hậu phƣơng cho cuộc kháng
chiến. Từ đổi mới đến nay, nền kinh tế của Điêu Lƣơng cũng nhƣ nền kinh tế
của cả nƣớc đã đƣợc phát triển theo chiều hƣớng tích cực. Kinh tế phát triển
kéo theo sự thay đổi của đời sống nhân dân càng ngày càng thay đổi và trở
nên tốt đẹp hơn.

16


1.3.2. Tình hình xã hội
Về xã hội, cũng nhƣ bao vùng nông thôn khác trong cả nƣớc Điêu
Lƣơng trƣớc đổi mới chỉ tồn tại một thành phần giai cấp nông dân tập thể.
Trƣớc năm 1986, Điêu Lƣơng vẫn là xã nông nghiệp thuần túy với sản xuất
nông nghiệp là chủ đạo. Dựa trên phƣơng thức sản xuất tập thể và phân phối
chủ yếu theo công điểm nên giữa các hộ nông dân không có sự phân hóa về
thu nhập. Về cơ bản do hạn chế của các chính sách của Đảng thời kỳ trƣớc
đổi mới nên cuộc sống của ngƣời dân nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn vất vả.

Nền kinh tế chƣa phát triển kéo theo đó xã hội cũng chƣa đƣợc cải thiện nhiều
so với trƣớc đây.
Với việc xác định giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng con
ngƣời mới xã hội chủ nghĩa, nghị quyết các kì Đại hội cũng nhƣ các hội nghị
Đảng bộ thƣờng kì đều đề cập đến các chỉ tiêu và biện pháp đảm bảo sự phát
triển của sự nghiệp giáo dục ở địa phƣơng, nhất là việc đảm bảo về cơ sở vật
chất và môi trƣờng xã hội thuận lợi cho giáo dục. Từ năm học 1979 - 1980, 2
trƣờng cấp I và cấp II đƣợc nhập lại thành trƣờng Phổ thông cơ sở cấp I + II
với 760 học sinh, 26 giáo viên[12, tr.124]. Nhà trẻ và các lớp mẫu giáo đặt
trong hệ thống giáo dục mầm non và bắt đầu thực hiện nội dung giáo dục theo
chƣơng trình cải cách. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế và nhận thức chƣa
đúng của một bộ phận nhân dân về vai trò của giáo dục nên công tác giáo dục
ở Điêu Lƣơng gặp nhiều trở ngại và có nhiều giảm sút. Số học sinh bỏ học
đến mức đáng lo ngại, chất lƣợng dạy và học thấp. Phong trào nhà trƣờng một
số năm xếp loại trung bình, chỉ có 15 - 20% số học sinh tốt nghiệp phổ thông
cơ sở học tiếp lên cấp III.
Về y tế, công tác khám chữa bệnh chăm lo sức khỏe cho nhân dân đƣợc
chú trọng. Thực hiện chỉ thị 223 của tỉnh ủy Vĩnh Phú về đẩy mạnh sự nghiệp
y tế, nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX ( 10/1976) đã đề ra nhiệm vụ

17


đẩy mạnh sự nghiệp y tế gồm củng cố nâng cao chất lƣợng về cơ sở vật chất,
hoạt động khám chữa bệnh của trạm y tế. Thời điểm này, trạm y tế xã có 6
cán bộ y tế (trong đó có 4 cán bộ tây y và 2 cán bộ đông y). Năm 1976 tỉ lệ
phát triển dân số xã là 2,3% đến 1985 giảm xuống 1,9%. Trong 10 năm từ
(1976 - 1985) có 1.850 lƣợt ngƣời đƣợc khám và điều trị bệnh tại trạm xá [12,
tr.129]. Tuy nhiên cơ sở vật chất của trạm y tế còn nghèo nàn thiếu thốn, trình
độ chuyên môn của cán bộ y bác sĩ còn nhiều hạn chế do vậy việc khám chữa

bệnh cho ngƣời dân còn nhiều khó khăn, sai xót.
Trên lĩnh vực văn hóa xã hội, nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ này là
tiếp tục thực hiện chỉ thị 214 của Ban bí thƣ về xây dựng đời sống văn hóa.
Các hoạt động thông tin cổ động , văn hóa văn nghệ “ cây nhà lá vƣờn” và thể
thao đƣợc duy trì với nhiều hình thức phong phú với nội dung chính là tuyên
truyền, cổ động cho các chiến dịch thi đua, các đợt thanh niên tòng quân,
biểu dƣơng ngƣời tốt việc tốt… Do đó phong trào văn hóa văn nghệ phát triển
mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân. Công tác thông tin tuyên truyền cũng
đƣợc đẩy mạnh đảm bảo việc tuyên truyền kịp thời những chủ trƣơng chính
sách của Đảng, nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng đến với nhân dân trong xã.
Nhờ đó mà nhận thức của ngƣời dân không ngừng đƣợc tăng lên, đời sống
văn hóa xã hội ngày càng phong phú với các hoạt động văn hóa văn nghệ đặc
sắc góp phần xây dựng thôn xóm văn minh tƣơi đẹp hơn.
Nhƣ vậy, trƣớc đổi mới Điêu Lƣơng cũng nhƣ bao vùng nông thôn
khác trong cả nƣớc nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với các hoạt động
trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm là chủ yếu. Kéo theo đó đã ảnh hƣởng
trực tiếp đến đến đời sống xã hội của ngƣời dân, đời sống vật chất và tinh
thần của ngƣời dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Với cơ chế quản lý quan
liêu bao cấp đầy bất cập, kĩ thuật canh tác thô sơ, lạc hậu đã không phát huy
đƣợc các thế mạnh của từng vùng và những không có những biện pháp khắc

18


×