Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận thanh khê thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.87 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ LAN HƢƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ THỊ LAN HƢƠNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI QUẬN THANH KHÊ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Mã số : 60.31.01.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO

Đà Nẵng – Năm 2017




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ........................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................................... 2
4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4
8. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 13
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP QUẬN ................................................................. 14
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC ............................................................................................................. 14
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm ngân sách nhà nƣớc .................................... 14
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về chi ngân sách nhà nƣớc.......................... 16
1.1.3. Chức năng của chi NSNN ............................................................. 17
1.1.4. Khái niệm quản lý chi NSNN ....................................................... 18
1.1.5. Vai trò của quản lý chi NSNN ...................................................... 18
1.1.6. Nguyên tắc quản lý chi NSNN...................................................... 19
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NSNN CẤP QUẬN .................................. 22
1.2.1. Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc .............................. 22
1.2.2. Công tác phân bổ và giao dự toán chi NSNN ............................... 23
1.2.3. Chấp hành dự toán chi NSNN ...................................................... 27
1.2.4. Kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách ........................... 29
1.2.5. Quyết toán chi NSNN cấp quận .................................................... 31


1.2.6. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi NSNN................................ 34

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NSNN CẤP QUẬN......................................................................................... 35
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 35
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 36
1.3.3. Nhận thức và ý thức chấp hành của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân
sách trên địa bàn quận ..................................................................................... 36
1.3.4. Phân cấp quản lý chi NSNN ......................................................... 37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN
THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................. 39
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH KHÊ ..................................................................................... 39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 39
2.1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội ........................................ 40
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của quận Thanh Khê ..................... 42
2.1.4. Thực trạng chi ngân sách tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng ...... 43
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN
THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................................................... 48
2.2.1. Công tác lập dự toán chi NSNN ................................................... 48
2.2.2. Công tác phân bổ, giao dự toán chi NSNN................................... 52
2.2.3. Chấp hành chi NSNN.................................................................... 56
2.2.4. Kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN ............. 59
2.2.5. Quyết toán chi ngân sách .............................................................. 63
2.2.6.Thanh tra, kiểm tra trong chi ngân sách......................................... 64
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................ 65


2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý chi NSNN tại quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...................................................................... 65

2.3.2. Những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý chi NSNN tại quận
Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...................................................................... 66
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế tồn tại .................................................. 67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 69
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NSNN TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................. 70
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƢỚNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI QUẬN THANH
KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................................................... 70
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Khê ............ 70
3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng ................................................................................. 71
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................ 72
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện việc lập, phân bổ, giao và chấp hành dự toán. 72
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quyết toán chi NSNN ................... 75
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chế độ kiểm soát các khoản chi NSNN ...... 77
3.2.4. Giải pháp liên quan đến thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và
biên chế đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp công
lập .................................................................................................................... 82
3.2.5. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lƣợng đội
ngũ cán bộ, công chức quản lý chi NSNN ...................................................... 83
3.2.6. Một số giải pháp khác ................................................................... 85
3.2.7. Một số kiến nghị đối với UBND thành phố Đà Nẵng .................. 90


KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND

: Hội đồng nhân dân

KBNN

: Kho bạc nhà nƣớc

KTXH

: Kinh tế - xã hội

NSNN

: Ngân sách nhà nƣớc

UBND

: Ủy ban nhân dân

XDCB

: Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1.

Diện tích, dân số năm 2015 chia theo từng phƣờng

39

2.2.

Giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn

41

2013 - 2015
2.3.

Tình hình chi đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách quận

43

Thanh Khê, giai đoạn 2011 - 2015
2.4.


Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn quận

44

Thanh Khê, giai đoạn 2011 – 2015
2.5.

Tình hình chi thƣờng xuyên quận Thanh Khê giai đoạn

45

2011-2015
2.6.

Tình hình phân bổ dự toán chi NSNN quận Thanh Khê

53

giai đoạn 2011 – 2015
2.7.

Tình hình chi ngân sách quận Thanh Khê giai đoạn

56

2011 – 2015
2.8.

Tình hình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ


60

nguồn NSNN quận Thanh Khê qua KBNN từ năm
2011 đến năm 2015
2.9.

Kết quả kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN quận
Thanh Khê từ năm 2011 đến 2015

62


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1.

Quy trình lập dự toán NSNN hàng năm

48

2.2.

Quy trình phân bổ giao kinh phí dự toán chi thƣờng xuyên


55


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi ngân sách nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc.Vì vậy, quản lý nâng cao hiệu quả
trong công tác chi ngân sách từ trung ƣơng đến địa phƣơng là vấn đề có ý
nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.
Trong thời gian gần đây, công tác quản lý chi ngân sách đã đƣợc đổi
mới, tăng cƣờng theo hƣớng đơn giản hoá quy trình, tăng hiệu quả, đẩy mạnh
tiết kiệm, chống lãng phí. Các khoản chi NSNN đã đƣợc cơ cấu lại theo
hƣớng tăng dần tỷ lệ vốn đầu tƣ phát triển, tập trung ƣu tiên chi cho những
nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội quan trọng và giải quyết những vấn đề xã
hội bức xúc. Công tác quản lý và phân cấp ngân sách đã có những thay đổi
cơ bản, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa
phƣơng và các đơn vị sử dụng ngân sách, thủ tục hành chính trong lĩnh vực
quản lý, kiểm soát chi NSNN đã đƣợc sửa đổi bổ sung theo hƣớng đơn giản,
thuận lợi...
Mặc dù vậy nhƣng trên thực tế cho thấy, tính dàn trải trong chi ngân
sách nhà nƣớc chƣa đƣợc khắc phục, hiệu quả trong việc đầu tƣ còn thấp; gây
thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản còn
cao; chi thƣờng xuyên còn nhiều bất hợp lý…
Thanh Khê là quận của thành phố Đà Nẵng đƣợc tái lập từ ngày 01
tháng 01 năm 1997, nguồn thu ngân sách quận dựa chủ yếu vào các hoạt động
thƣơng mại, kinh doanh trên địa bàn. Trong khi đó nhu cầu chi tiêu của hoạt
động của bộ máy chính quyền ngày càng cao đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời,

chi tiêu hiệu quả. Do đó, việc quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các
khoản chi NSNN, đảm bảo đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu chi tiêu của các


2

cấp chính quyền địa phƣơng, tăng cƣờng chi đầu tƣ phát triển và các khoản
chi đột xuất, khắc phục và giảm thiểu tối đa các hạn chế trong quản lý chi
NSNN là yêu cầu và là đòi hỏi tất yếu đối với các cơ quan quản lý và sử dụng
NSNN trên địa bàn quận Thanh Khê. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Hoàn thiện
công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê, thành phố
Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về chi NSNN và quản lý chi ngân sách
cấp quận, luận văn tập trung phân tích làm rõ thực trạng quản lý chi ngân sách
cấp quận trên địa bàn quận Thanh Khê, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ
yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách cấp quận trên địa bàn
quận Thanh Khê trong thời gian tới.
2.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về chi ngân sách cấp quận
và quản lý chi ngân sách cấp quận.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách cấp quận trên địa
bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý chi ngân sách cấp
quận trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý chi NSNN trên địa
bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu công tác quản lý chi NSNN thông qua chu
trình ngân sách là phân bổ, lập, chấp hành và quyết toán NSNN.
-Về không gian: tại UBND quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.


3

- Thời gian tiến hành nghiên cứu: đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN
tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2011 -2015. Đây là giai
đoạn ổn định thời kỳ ngân sách (2011 – 2015), thực hiện chi NSNN theo Luật
Ngân sách nhà nƣớc năm 2002 và Quyết định số 41/2010/QĐ-UBND ngày
06/12/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành quy định về phân
cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa
phƣơng năm 2011, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của
Luật ngân sách.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015 nhƣ thế nào?
- Để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến cần phải đề ra các giải pháp nào?
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập các thông tin thứ cấp đã đƣợc chọn lọc và tổng hợp từ các
Luật, Nghị định, Thông tƣ nhƣ: Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 2002, Nghị
định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tƣ số 59/2003/TT-BTC ngày
23/6/2003 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐCP; Văn kiên Đại hội Đảng bộ quận Thanh Khê lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015 –
2020); Các quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và báo cáo quyết toán chi NSNN
quận Thanh Khê từ năm 2011 đến năm 2015.

Phƣơng pháp thu thập thông tin chủ yếu thông qua các sơ đồ, bảng biểu.
5.2. Phương pháp phân tích đánh giá
Là phƣơng pháp sử dụng các chỉ số để phân tích đánh giá mức độ biến
động và mối quan hệ giữa các hiện tƣợng.


4

Phƣơng pháp đối chiếu dùng để đánh giá thực trạng khó khăn, thuận lợi
để từ đó tác giả đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN
tại quận Thanh Khê.
Phƣơng pháp thống kê mô tả là phƣơng pháp thu thập tài liệu, phân
tích, tổng hợp, so sánh số liệu qua các năm (so sánh số tƣơng đối và số tuyệt
đối) trong công tác quản lý ngân sách để đánh giá các nhận định, từ đó đƣa ra
kết luận về vấn đề đƣợc nghiên cứu thông qua việc xử lý số liệu bằng công cụ
tin học (excel).
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn hệ thống hóa, làm rõ hơn những vấn đề lý luận về chi NSNN,
sự cần thiết khách quan phải đổi mới, nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý
chi NSNN trên địa bàn cấp quận.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Luận văn giúp làm rõ thực trạng quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê
giai đoạn 2011 - 2015.
- Qua đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN, đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê thời
gian tới.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Thời gian gần đây, các vấn đề liên quan đến quản lý chi NSNN đã có
nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý kinh tế và

các bài viết đăng trên báo, tạp chí của trung ƣơng và địa phƣơng. Trong công
cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội, quản lý kinh tế tài chính nói chung,
quản lý chi NSNN nói riêng là một công cụ vô cùng quan trọng của các cấp
chính quyền Nhà nƣớc trong việc điều hành, quản lý nền kinh tế. Quản lý
chi NSNN hiệu lực, hiệu quả sẽ góp phần ổn định nền kinh tế.


5

Để bài luận văn đƣợc hoàn thiện và có nhiều đóng góp cho việc nâng
cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê phải dựa vào
các cơ sở lý luận quan trọng từ các giáo trình về quản lý ngân sách và các
bài viết của các nhà quản lý kinh tế.Từ đó, tác giả có nhận định chính xác
hơn trong công tác nghiên cứu luận của mình. Các bài viết cụ thể:
- Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình quản lý chi ngân sách
nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.
Giáo trình đi sâu vào nghiên cứu cho từng nội dung cụ thể: quản lý
chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ XDCB, quản lý chi đầu tƣ phát triển khác của
NSNN, quản lý các khoản chi khác của ngân sách, về cấp phát thanh toán
chi NSNN qua KBNN.
Đối với chi thƣờng xuyên, nêu lên những vấn đề chung về chi
thƣờng xuyên NSNN đối với các cơ quan nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp
công lập; đƣa ra nội dung và yêu cầu trong phƣơng pháp xây dựng định
mức chi, công tác lập dự toán chi thƣờng xuyên, chấp hành dự toán chi
thƣờng xuyên, quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN.
Đối với chi XDCB, giáo trình đƣa ra các nguyên tắc, điều kiện quản
lý cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng, lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tƣ
XDCB, việc cấp phát vốn đầu tƣ XDCB và công tác quyết toán vốn đầu tƣ
XDCB hàng năm.
Về quản lý các khoản chi đầu tƣ phát triển khác của NSNN quy định

đối với công tác quản lý chi dự trữ nhà nƣớc, quản lý chi NSNN đầu tƣ
phát triển thuộc các chƣơng trình mục tiêu quốc gia và các khoản chi đầu
tƣ và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
Trong nội dung về công tác quản lý chi khác của NSNN, giáo trình
đề cập đến các khoàn chi khác nhƣ chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới; chi
bổ sung quỹ dự trữ tài chính; chi viện trợ và cho vay.


6

Bên cạnh đó, giáo trình cũng đƣa ra các yêu cầu, nguyên tắc, trình tự
kiểm soát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên, chi đầu tƣ và các khoản
chi khác qua hệ thống KBNN.
NSNN, các vần đề cấp phát thanh toán chi NSNN của KBNN.
- Vũ Văn Hóa, Lê Văn Hƣng (2009), Giáo trình Tài chính công,trƣờng Đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Hà Nội.
Giáo trình trình bày những vấn đề lý luận về sự hình thành và phát triển,
chức năng và vai trò của Tài chính công. Những vấn đề cơ bản về NSNN, hệ
thống NSNN, phân cấp NSNN; thu NSNN; chi NSNN; cân đối NSNN; quản lý
quỹ NSNN qua KBNN. Đƣa ra các nghiệp vụ tài chính đối với các đơn vị hành
chính sự nghiệp ; các nội dung thu, chi và quyết toán thu – chi tài chính đối với
các đơn vị hành chính sự nghiệp; quản lý quỹ lƣơng và tài sản trong đơn vị hành
chính sự nghiệp. Các nội dung về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế
và kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nƣớc; vài trò, trách nhiệm của chủ
tài khoản và kế toán trƣởng trong cơ quan nhà nƣớc và các đơn vị sự nghiệp công
lập. Giới thiệu những vấn đề chung về các quỹ tài chính công ngoài NSNN: Quỹ
dự trữ quốc gia, Quỹ BHXH, Quỹ bảo vệ môi trƣờng Việt Nam, quỹ đầu tƣ phát
triển địa phƣơng và các quỹ tài chính ngoài ngân sách khác. Vai trò, nội dung hoạt
động của tín dụng nhà nƣớc; quản lý nợ vay trong nƣớc của Chính phủ và nợ vay
nƣớc ngoài của quốc gia.

- Phạm Văn Khoan, Nguyễn Trọng Thản (2010), Giáo trình Quản lý tài
chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công,Học viện Tài chính Hà Nội.
Giáo trình nêu lên những vấn đề cơ bản về cơ chế quản lý tài chính tại các
cơ quan nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công; việc quản lý quỹ tiền lƣơng, quản lý
tài sản tại các cơ quan nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công. Về cơ quan quản lý tài
chính tác giả nêu rõ về hệ thống của cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công;
đặc điểm nguồn kinh phí hoạt động, chi tiêu và cơ chế quản lý tài chính tại các


7

đơn vị. Tác giả đã khái quát rất cụ thể về công tác quản lý quỹ tiền lƣơng: khái
niêm, bản chất, chức năng của tiền lƣơng; nội dung của quỹ tiền lƣơng, các nhân
tố ảnh hƣởng đến quỹ tiền lƣơng; nguyên tắc quản lý quỹ tiền lƣơng; công tác lập,
chấp hành, quyết toán quỹ tiền lƣơng. Công tác quản lý tài sản tại các cơ quan nhà
nƣớc và đơn vị sự nghiệp công cũng đƣợc cụ thể bằng các nội dung: nêu lên
những vấn đề chung về tài sản nhà nƣớc; quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc tại các
cơ quan nhà nƣớc và quản lý tài sản nhà nƣớc tại đơn vị sự nghiệp công.
- Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài (2009), Giáo trình Lý thuyết Tài chính
công,NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Giáo trình giới thiệu tổng quan về khu vực tài chính công, chi tiêu công, bội
chi NSNN và chính sách tài chính công.Đề cập đến sự phát triển của tài chính
công, bản chất, chức năng và vai trò của tài chính công trong hệ thống tài chính
quốc gia; đƣa ra mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng.nêu lên vai trò của chi
tiêu công; đánh giá chi tiêu công và quản lý chi tiêu công; kiểm soát quy mô chi
tiêu của Chính phủ. Tác giả đƣa những cách tiếp cận cơ bản về lập ngân sách theo
kết quả đầu ra; đƣa ra những phƣơng pháp luận xây dựng các đầu ra và khuôn khổ
chi tiêu công trug hạn. Xác định phạm vi ảnh hƣởng của thuế và quản lý thuế
chuẩn tắc. Phân tích mối quan hệ giữa thuế và sự phân phối thu nhập, thuế và hiệu
quả kinh tế; bội chi ngân sách nhà nƣớc và công tác quản lý nợ công. Về chính

sách tài chính công tác giả đã đƣa ra mục tiêu và quan điểm đổi mới chính sách tài
chính công của Việt Nam đồng thời đề ra các nội dung đổi mới chính sách tài
chính công.
- Hoàng Hàm (2008), bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
dự toán NSNN, tạp chí kế toán, số 11, 12 năm 2008.
Bài viết đƣa ra một số hạn chế, tồn tại trong chi NSNN: (1) định mức, tiêu
chuẩn chi còn thiếu và một số nội dung chƣa phù hợp với thực tiến, tiêu chí phân
bổ chƣa đầy đủ. (2) Khả năng ngân sách còn hạn chế, trong khi nhu cầu phát triển


8

kinh tế - xã hội lớn vƣớt quá khả năng của nguồn thu, các ngành, địa phƣơng chƣa
nhận thức thấu đáo về quyết toán NSNN, chƣa coi trọng công tác lập NSNN,
phƣơng pháp lập dự toán chƣa quan tâm đến kết quả đầu ra; chất lƣợng đầu vào
của thông tin làm căn cứ xây dựng dự toán và khả năng tiếp cận các thông tin này
của các cơ quan thẩm tra dự toán NSNN còn hạn chế. (3) Công tác thẩm tra dự
toán NSNN cũng còn nhiêu bất cập, dự toán thu chi đƣợc thẩm tra và sau đó đƣợc
Quốc hội quyết định chất lƣợng chƣa cao. Việc thực hiện các Nghị quyết của
Quốc hội về định hƣớng các nhiệm vụ chi còn tồn tại. (4) Dự toán chi thƣờng
xuyên của một số nhiệm vụ chƣa có đầy đủ căn cứ và cơ sở kế hoạch, quy trình
lập dự chi còn có sự tách rời giữa chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển.
Từ các tồn tại, hạn chế nêu trên, tác giả đƣa ra các một số các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán đến
khâu quyết toán chi NSNN.
- Hà Việt Hoàng (2007), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện
công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên, Trƣờng Đại học kinh
tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên.
Luận văn đã hệ thống các cơ sở lý luận, đƣa ra các khái niệm chung về
NSNN; ngân sách cấp huyện; các nội dung thu, chi ngân sách cấp huyện; nội dung

quản lý ngân sách cấp huyện: công tác lập dự toán, chấp hành dự toán; phân bổ và
giao dự toán chi ngân sách, quyết toán NSNN. Trên cơ sở sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp thu thập thông tin, phƣơng pháp phân tích
đánh giá để so sánh, đánh giá công tác quản lý ngân sách cấp huyện đƣa ra các
thuận lợi, kết quả đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế. Đồng thời có nêu lên các bài
học kinh nghiệm từ các nƣớc trên thế giới (Trung Quốc, Hàn Quốc, Cộng hòa
Liên bang Đức và Thụy Sĩ) và kinh nghiệm từ huyện Kiếm Xƣơng, huyện Hƣng
Hà có thể áp dụng cho tỉnh Thái Nguyên để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện tại tỉnh Thái Nguyên. Thứ nhất, nâng


9

cao chất lƣợng công tác xây dựng dự toán. Thứ 2, tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát
các khoản thu ngân sách. Thứ 3, tăng cƣờng kiểm soát chi ngân sách. Thứ tƣ, tăng
cƣờng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB. Thứ 5, năng cáo năng lực quản lý của
cán bộ quản lý ngân sách. Ngoài ra, luận văn còn đƣa ra một số giải pháp khác
nhƣ: nâng cao hiệu quả công tác đầu thầu, công tác công khai tài chính, công tác
giáo dục, lý luận chính trị, trong công tác kiểm tra, giám sát.
- Nguyễn Viết Nhãn (2013), Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng – thực trạng và giải pháp, Học viện tài chính.
Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lý luận về NSNN, bổ sung nhận thức, ý
nghĩa, vai trò của NSNN, bản chất của phân cấp quản lý nhà nƣớc và những yếu
tố ảnh hƣởng. Bài viết tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế, chính
sách hiện hành phân cấp quản lý NSNN mà trọng tâm là cơ chế phân cấp nguồn
thu, nhiệm vụ chi ở thành phố Đà Nẵng để làm sáng tỏ những ƣu điểm, hạn chế,
tồn tại, vƣớng mắc, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệp. Luận văn đã nêu
khái quát thực trạng cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng ở cả 2 thời kỳ ổn định ngân sách: thời kỳ 2004 – 2006 và thời kỳ
2007 – 2010. Từ những tồn tại trên, khẳng định yêu cầu cho thời kỳ ổn định ngân

sách mới 2011 – 2015 là phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phải phù hợp với phân
cấp kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Ngân sách cấp trên phải giữ vai trò chủ đạo, chi
phối, điều hòa, ngân sách cấp dƣới phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo. Bên
cạnh đó, tác giả còn đƣa ra một số giải pháp bổ trợ nhƣ: tập trung tháo gỡ cho sản
xuất kinh doanh, huy động tối đa nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, tăng cƣờng hơn
nữa công tác quản lý điều hành và sử dụng nguồn vốn NSNN, đẩy mạnh công tác
cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nƣớc.
- Tạ Xuân Quang (2011), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh
Quảng Nam, trƣờng Đại học Đà Nẵng.
Luận văn đề ra mục tiêu nghiên cứu trên cơ sở phân tích tình hình quản lý


10

ngân sách nhà nƣớc tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2007 – 2010.Qua đó đề xuất
các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Quảng Nam
trong thời gian đến. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: thống kê, mô
tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá…làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu.
Tác giả đã đƣa ra cơ sở lý luận về NSNN cấp tỉnh, nêu lên khái niệm, bản chất,
chức năng, vai trò của NSNN. Qua đánh giá thực trạng quản lý ngân sách tỉnh
Quảng Nam, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì công tác quản lý ngân sách tỉnh
Quảng Nam còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhƣ: phân định nguồn thu, nhiệm
vụ chi chƣa rõ ràng, cụ thể; bộ máy quản lý tài chính ngân sách xã còn thiếu và
yếu; quản lý điều hành chi ngân sách xã chƣa theo một quy định thống nhất; chƣa
có công cụ đo lƣờng, đánh giá hoạt động của đơn vị, ảnh hƣởng đến chất lƣợng
đầu ra. Từ những khó khăn, tồn tại đó tác giả đã đƣa một loạt các giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tại tỉnh Quảng Nam nhƣ tập trung vào công
tác hoàn thiện công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán, công tác thanh
tra, kiểm tra, hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành ngân sách.
- Đặng Văn Thanh (2015), phân cấp quản lý tài chính nhà nước và NSNN–

thực trạng và giải pháp hoàn thiện, tạp chí nghiên cứu khoa họckiểm
toán,năm 2015.
Nghiên cứu đã đƣa ra các kết quả đạt đƣợc về phân cấp tài chính – ngân
sách. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó thì đến nay quá trình đổi mới phân
cấp quản lý tài chính – ngân sách vẫn còn nhiều hạn chế, bất hợp lý, cụ thể:
(1)Phân cấp nhƣng đảm bảo quản lý thống nhất, còn có biểu hiện phân tán. (2)
Chƣa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền trách nhiệm của mỗi cấp
trong ban hành chế độ hành chính, tiều chuẩn, định mức chi NSNN. (3) Phân cấp
về nguồn thu, nhiệm vụ chi còn hạn chế.
Qua đó, bài viết đã đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện phân
cấp quản lý tài chính và NSNN. (1) Phải phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa
phƣơng trong quyết định ngân sách. (2) Đẩy mạnh phân cấp quyền quyết định chế


11

độ, tiêu chuẩn, định mức. (3) Phân định lại nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân
sách TW và ngân sách địa phƣơng. (4) Cần thận trọng và có sự giám sát chặt chẽ
bội chi ngân sách cấp tỉnh. (5) Phân công rành mạch trong việc xây dựng và tổ
chức thực hiện chính sách tiền tệ và quản lý các quỹ tài chính tiền tệ của nhà nƣớc.
(6) Về phân cấp trong lĩnh vực chấp hành ngân sách, thực hiện thông qua sự phối
hợp của 3 cơ quan: cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và kho bạc nhà nƣớc.
- Vũ Nhƣ Thăng, Lê Thị Mai Liên (2013), Bàn về phân cấp ngân sách ở
Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 5 -2013, Hà Nội.
Bài viết đề cấp đến một trong những nội dung đƣợc quan tâm trong quá
trình sửa đổi Luật Ngân sách nhà nƣớc là vấn đề phân cấp giữa Trung ƣơng và địa
phƣơng nhằm hƣớng tới việc phân cấp ngân sách phù hợp để phát huy tính tự chủ,
tính công bằng giữa các địa phƣơng và phân bổ nguồn lực công một cách tối ƣu.
Trong bài viết tác giả đã đƣa ra các kết quả đạt đƣợc trong phân cấp ngân
sách: 1) Phân cấp ngân sách đã làm tăng tính chủ động, tính tích cực của chính

quyền địa phƣơng. 2) Tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng và
xóa đói giảm nghèo. 3) Góp phần tăng cƣờng kỷ luật tài chính, từng bƣớc tăng
tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Bên cạnh các kết quả đạt đƣợc, tác giả cũng nêu lên những hạn chế, tồn tại
trong việc phân cấp ngân sách hiện nay ở nƣớc ta: 1) Quyền tự chủ trong quyết
định các khoản thu ngân sách của địa phƣơng bị hạn chế. 2) Phân định nhiệm vụ
chi còn bất cập. 3) Tƣơng quan giữa nguồn thu đƣợc giữ lại và nhiệm vụ chi của
các cấp chính quyền địa phƣơng còn chƣa tƣơng xứng. 4) Bổ sung cân đối và bổ
sung có mục tiêu chƣa thu hẹp đƣợc bất bình đẳng giữa các địa phƣơng. 5) Bất
cập trong phân cấp vay nợ đối với chính quyền địa phƣơng.
Từ những tồn tại, hạn chế nêu trên, bài viết đã đƣa ra một số gợi ý chính
sách đối với phân cấp nhiệm vụ chi, phân cáp nguồn thu, về chuyển giao ngân
sách giữa trung ƣơng và địa phƣơng, về vay nợ của chính quyền địa phƣơng.


12

- Trần Thị Thúy (2015), Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam
Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Đại học kinh tế Hà Nội.
Luận văn nêu lên những vấn đề cơ bản về quản lý chi thƣờng xuyên ngân
sách quận, huyện; sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện công tác quản lý chi
thƣờng xuyên ngân sách quận, huyện; thực trạng công tác quản lý chi thƣờng
xuyên tại quận Nam Từ Liêm: phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản
lý chi thƣờng xuyên, bộ máy quản lý chi thƣờng xuyên; thực trạng thu, chi, lập dự
toán, chấp hành dự toán, kiểm toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra công tác quản
lý chi thƣờng xuyên ngân sách quận, đánh giá ƣu điểm, nhƣợc điểm và nguyên
nhân trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên tại quận Nam Từ Liêm. Từ thực
trạng trên, tác giả đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách cho quận Nam Từ Liêm trong thời gian đến.
- Lê Xuân Tuấn (2015), Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

qua Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh ĐăkNông, Đại học Đà Nẵng.
Tác giả đã đề cập đến các nội dung về tổng quan công tác kiểm soát chi
NSNN: tổng quan vê KBNN, KBNN với công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên
NSNN, các nội dung của công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN quan
KBNN, các tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua
KBNN.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng
xuyên NSNN quan KBNN trên địa bàn tỉnh ĐăkNông giai đoạn 2011 – 2013 và
những thuận lợi, khó khăn trong quá trình kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tác
giả đƣa ra phƣơng hƣớng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn ĐăkNông.
- Phan Xuân Tƣờng (2012), Tăng cường kiểm soát chi NSNN đối với các
đơn vị sự nghiệp có thu do KBNN Đà Nẵng thực hiện, Đại học Đà Nẵng.
Trong những năm qua, công tác kiểm soát chi ngân sách nói chung, đối với


13

các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng trên đại bàn Đà Nẵng đã có những chuyển
biến tích cực. Tuy nhiên, trong công tác kiểm soát chi ngân sách đối với các đơn
vị sự nhiệp có thu do KBNN Đà Nẵng thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế. Vì
vậy, đòi hỏi phải đi sâu phân tích những nguyên nhân của hạn chế đề đề ra các
giải pháp nhằm tăng cƣờng chất lƣợng kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp
có thu. Đó là lý do tác giả chọn đề tài này. Trên cơ sở các lý luận chung về kiểm
soát, kiểm soát chi NSNN và sử dụng các phƣơng pháp khảo sát, thu thập dữ liệu,
thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát
chi NSNN đối với đơn vị sự nghiệp có thu do KBNN Đà Nẵng thực hiện. Bài viết
đã nêu lên những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Từ
đó, đã đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm tăng cƣờng kiểm soát chi NSNN đối với
đơn vị sự nghiệp có thu do KBNN Đà Nẵng thực hiện và đƣa ra một số kiến nghị

đối với cơ chế chính sách của nhà nƣớc, đối với đơn vị sự nghiệp có thu để công
tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn Đà Nẵng ngày
càng hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao trong công tác chấp hành ngân sách nhà
nƣớc.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN cấp quận
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê, thành
phố Đà Nẵng
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN tại quận Thanh Khê
trong thời gian tới


14

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP QUẬN
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm ngân sách nhà nƣớc
a. Khái niệm ngân sách nhà nước
Theo Luật NSNN năm 2002: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi Nhà
nƣớc đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện
trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nƣớc”[1].
Thực chất NSNN dùng để phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn
liền với quá trình lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc
khi Nhà nƣớc tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực

hiện các chức năng của Nhà nƣớc trên cơ sở luật định. NSNN gồm ngân
sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng. Ngân sách địa phƣơng gồm ngân
sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND.
b. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
NSNN vừa là nguồn lực nuôi dƣỡng bộ máy Nhà nƣớc, vừa là công cụ
hữu ích để Nhà nƣớc quản lý, điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã
hội, NSNN có những đặc điểm chính sau:
Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn liền với quyền lực kinh tế
- chính trị của Nhà nƣớc đƣợc Nhà nƣớc tiến hành trên cơ sở những luật lệ
nhất định. NSNN là một bộ luật tài chính đặc biệt. Trong NSNN, các chủ thể
của nó đƣợc thiết lập dựa vào hệ thống các pháp luật có liên quan nhƣ hiến


15

pháp, các luật thuế… Mặt khác, bản thân NSNN cũng là một bộ luật do Quốc
hội quyết định và thông qua hằng năm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc các
chủ thể kinh tế - xã hội có liên quan phải tuân thủ.
NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nƣớc và chứa đựng lợi ích chung,
lợi ích công cộng. Nhà nƣớc là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các
khoản thu – chi của NSNN và hoạt động thu – chi này nhằm mục tiêu là giúp
Nhà nƣớc giải quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nƣớc tham gia
phân phối các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nƣớc với các tổ chức kinh tế
- xã hội, các tầng lớp dân cƣ trong xã hội.
NSNN là một bản dự toán thu chi. Các cơ quan, đơn vị phải có trách
nhiệm lập NSNN và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến các chính
sách mà Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Thu và chi
NSNN là cơ sở để thực hiện các chính sách của Chính phủ. Chính sách nào
không đƣợc dự kiến trong NSNN thì sẽ không đƣợc thực hiện. Vì vậy, việc
thông qua NSNN là một sự kiện chính trị quan trọng, nó biểu hiện sự nhất trí

trong Quốc hội về chính sách của Nhà nƣớc. Quốc hội không thông qua
NSNN thì điều đó thể hiện sự thất bại của Chính phủ trong việc đề xuất chính
sách đó và có thể gây ra mâu thuẫn về chính trị.
NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ
thống tài chính quốc gia gồm: tài chính nhà nƣớc, tài chính doanh nghiệp,
trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Tài chính nhà nƣớc
là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Tài chính nhà nƣớc tác
động đến sự hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Tài
chính nhà nƣớc thực hiện việc huy động và tập trung một bộ phận nguồn lực
tài chính từ các định chế tài chính khác chủ yếu qua thuế và các khoản thu
mang tính chất thuế. Trên cơ sở nguồn lực huy động đƣợc, Chính phủ sử dụng
quỹ ngân sách để thực hiện cấp phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh


×