ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN XUÂN QUẢNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Đà Lạt – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN XUÂN QUẢNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số : 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VŨ ĐỨC THANH
Đà Lạt – 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG ii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC 6
1.1. Một số khái niệm chung về Ngân sách Nhà nước và chi NSNN 6
1.1.1. Ngân sách Nhà nước 6
1.1.2. Chi Ngân sách Nhà nước 8
1.2. Nội dung về công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước 13
1.2.1. Khái niệm về công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước 13
1.2.2. Sự cần thiết kiểm soát chi ngân sách nhà nước 13
1.3. Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN 16
1.3.1. Kiểm soát điều kiện chi NSNN qua KBNN 16
1.3.2 Phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của KBNN trong công tác kiểm
soát chi NSNN 17
1.3.3. Nguyên tắc đối với công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN: 21
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi
ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 23
1.4.1. Những nhân tố khách quan 23
1.4.2. Những nhân tố chủ quan 24
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 27
2.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước . 27
2.1.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN 27
2.1.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư Ngân sách Nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước 37
2.2. Đánh giá chung công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN 49
2.2.1. Những kết quả đạt được: 49
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân 55
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 63
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM
SOÁT CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 65
3.1. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân
sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn tới 65
3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện : 65
3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước 66
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước 67
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập và phân bổ dự toán chi ngân
sách nhà nước 67
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức chi
NSNN 69
3.2.3. Xây dựng quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra: 69
3.2.4. Thực hiện quản lý kiểm soát cam kết chi qua KBNN 71
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt đối với các
khoản chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 73
3.2.6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, quy trình phù hợp cơ chế một
cửa trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN 74
3.2.7. Xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
kiểm soát chi NSNN qua KBNN 78
3.2.8. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KBNN. 79
3.2.9 Hiện đại hoá công nghệ KBNN trên cơ sở hình thành Kho bạc
điện tử. 79
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp 80
3.3.1. Sự chỉ đạo, điều hành Quốc hội, Chính phủ 80
3.3.2 Hoàn thành mục tiêu chiến lược phát triển Hệ thống KBNN đến
năm 2020: 81
3.3.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Kho bạc Nhà nước: 83
3.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, chế độ
trách nhiệm thủ trưởng tại các đơn vị sử dụng NSNN 84
3.3.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
-2-
MỞ ĐẦU
Từ khi thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, công tác quản lý quỹ
NSNN và các quỹ tài chính nhà nước, đặc biệt là công tác kiểm soát chi NSNN đã có
sự thay đổi về chất, giúp cho việc quản lý, điều hành ngân sách của Chính phủ, Bộ
Tài chính được chủ động, an toàn và hiệu quả; đồng thời, bước đầu tạo nên sự đồng
bộ của các quy trình quản lý ngân sách, từ khâu xây dựng dự toán, phân bổ đến khâu
kiểm soát, thanh toán và quyết toán NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài
chính-ngân sách nhà nước.
Công tác kiểm soát chi NSNN từ chỗ chỉ đơn thuần xuất quỹ NSNN trong giai
đoạn đầu cho đến nay hệ thống KBNN đã xây dựng được cơ chế, quy trình quản lý,
kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành
TABMIS; tăng cường phương thức cấp thanh toán trực tiếp cho các đơn vị cung cấp
hàng hoá dịch vụ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi,
thông qua công tác này đã góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng
chống tham nhũng.
Tuy nhiên
cơ chế kiểm soát chi NSNN vẫn thực hiện dựa theo yếu tố đầu vào;
chưa có biện pháp kiểm soát cam kết chi; tổ chức quy trình kiểm soát chi NSNN chưa
thống nhất, còn nhiều cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm soát chi NSNN;
việc cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm soát chi
NSNN chưa đạt hiệu quả cao,…Còn nhiều quỹ tài chính nhà nước chưa được quản lý
thông qua KBNN, làm suy yếu và phân tán nguồn lực NSNN.
Từ những yêu cầu trên, cùng với quá trình công tác thực tế trên 20 năm trong
hệ thống Kho bạc Nhà nước với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN, tác giả chọn và nghiên cứu đề
tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”
làm đề tài Luận văn tốt nghiệp của mình.
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
1.1. Một số khái niệm chung về Ngân sách Nhà nước và chi NSNN
1.1.1. Ngân sách Nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm
"Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước
1.1.1.2 .Những vấn đề cơ bản của NSNN :
-Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
-Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được
phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
-3-
- Ngân sách nhà nước được thực hiện nguyên tắc cân đối thu, chi ngân sách.
1.1.2. Chi Ngân sách Nhà nước
1.1.2.1. Khái niệm và nội dung chi Ngân sách nhà nước:
a) Khái niệm:
Chi NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính tập trung
được vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị và xã hội của Nhà
nước trong từng công việc cụ thể.
b) Nội dung và phân loại chi Ngân sách nhà nước
“Chi Ngân sách Nhà nước bao gồm: Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ
của Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo qui định của pháp luật”.
Phân loại các khoản chi theo yếu tố các khoản chi: chi đầu tư, chi thường xuyên
và chi khác.
c) Chu trình chi ngân sách nhà nước
- Lập dự toán chi NSNN: là quá trình bao gồm các công việc lập dự toán, phân
bổ dự toán chi và giao dự toán chi NSNN.
Chấp hành dự toán chi NSNN: Quá trình này là cấp kinh phí NSNN cho các
nhu cầu đúng mục đích, đúng dự toán đã được duyệt.
Quyết toán chi NSNN: là việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các khoản chi
NSNN đã thực hiện trong năm ngân sách có hiệu quả, đúng với dự toán được duyệt .
1.1.2.2. Vai trò của chi Ngân sách nhà nước:
a.Đặc điểm chi Ngân sách nhà nước
Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn chặt với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ
kinh tế, chính trị , xã hội mà nhà nước phải đảm đương trong thời kỳ.
Thứ hai, các khoản chi NSNN được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô.
Thứ ba, các khoản chi của NSNN mang tính không hoàn trả trực tiếp.
Thứ tư, các khoản chi của NSNN luôn gắn chặt với sự vận động của các cặp
phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, lãi suất, tỷ giá hối đoái …
b.Vai trò chi ngân sách nhà nước
Vai trò của chi ngân sách nhà nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước là
công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết
thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.
1.2. Nội dung về công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước
1.2.1. Khái niệm về công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước
Kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện
thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu
chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc,
hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ.
-4-
1.2.2. Sự cần thiết kiểm soát chi ngân sách nhà nước
1.2.2.1.Việc kiểm soát chi NSNN nhằm chống thất thoát, lãng phí cho ngân
sách nhà nước, hạn chế tiêu cực, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN và góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.2.2.2.Việc kiểm soát chi NSNN góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý chi
NSNN tăng cường tính hiệu lực của các văn bản pháp lý.
1.2.2.3.Việc kiểm soát chi NSNN góp phần định lượng, đánh giá hiệu quả,
đúng mục đích sử dụng của các khoản chi NSNN.
1.2.2.4. Việc kiểm soát chi NSNN phù hợp với yêu cầu mở cửa và hội nhập với
nền tài chính khu vực và thế giới.
1.3. Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN
1.3.1. Kiểm soát điều kiện chi NSNN qua KBNN
+ Các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt.
+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN quy định.
+ Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc
người được uỷ quyền quyết định chi.
+ Có đủ các chứng từ liên quan tuỳ theo tính chất của từng khoản chi.
1.3.2 Phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của KBNN trong công tác kiểm soát chi
NSNN
- Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán.
- Kiểm tra ,xác nhận số liệu NSNN của các đơn vị sử dụng NS.
- Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ, từ chối thanh toán các trường hợp không đủ
các điều kiện chi theo quy định.
- Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh trong trường hợp tồn quỹ ngân sách các
cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chi.
1.3.3. Nguyên tắc đối với công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN:
1.3.3.1. Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
- Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi
trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao,
đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ
trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
- Mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo
niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước.
- Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN theo nguyên tắc trực tiếp .
- Các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách.
1.3.3.2. Yêu cầu công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN:
-5-
- Chính sách và cơ chế kiểm soát chi NSNN phải làm cho hoạt động của
NSNN đạt hiệu quả cao, có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế, tránh
tình trạng làm cho quỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng trong quá trình
điều hành NSNN
- Kiểm soát chi NSNN phải được tiến hành hết sức thận trọng, được thực hiện
dần từng bước; sau mỗi bước có tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để cải tiến quy
trình kiểm soát chi cho phù hợp tình hình thực tế.
- Tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các
đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản hoá thủ tục hành chính
- Kiểm soát chi NSNN cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất
với việc quản lý NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán NSNN.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
1.4.1. Những nhân tố khách quan
- Quy trình kiểm soát chi : Xây dựng quy trình kiểm soát chi NSNN phải phù
hợp với cơ chế quản lý chi NSNN.
- Dự toán NSNN: kịp thời, đầy đủ, chi tiết
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: phải đảm bảo chính xác, thống nhất
đầy đủ .
- Nâng cao ý thức chấp hành, của các ngành, các cấp, các đối tượng thụ hưởng
kinh phí NSNN cấp.
1.4.2. Những nhân tố chủ quan
- Chức năng, nhiệm vụ KBNN.
- Chất lượng và trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi của
KBNN.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Kiểm soát chi NSNN qua KBNN có vai trò quan trọng trong việc chi tiêu sử
dụng nguồn lực đất nước một cách tiết kiệm, hiệu quả, giữ vững ổn định kinh tế - xã
hội của một quốc gia, nâng cao đời sống nhân dân. Yêu cầu phải có cơ chế kiểm soát
chi NSNN chặt chẽ đảm bảo tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm
soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước
2.1.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
2.1.1.1. Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN theo Luật NSNN
a.Về hình thức cấp phát NSNN:
-6-
Luật NSNN đã quy định các khoản chi NSNN thường xuyên cho đối tượng thụ
hưởng kinh phí NSNN được thực hiện cấp phát theo dự toán thay thế việc cấp phát
theo hình thức hạn mức kinh phí. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách của các cơ quan,
đơn vị được giao, KBNN thực hiện kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN
theo đúng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành.
b.Về việc phân bổ, giao dự toán NSNN:
Dự toán chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN được giao chi tiết đến
mã ngành (không phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi).
c.Quy định về việc chuyển tạm ứng sang năm sau của các đơn vị sử dụng ngân
sách nhà nước:
Các khoản tạm ứng đến hết ngày 31/12 chưa đủ thủ tục thanh toán được phép
tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào niên độ ngân
sách năm trước. Trường hợp hết thời gian chỉnh lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục
thanh toán thì đơn vị phải làm thủ tục chuyển tạm ứng sang năm sau.
d.Phương thức chi trả :
Phương thức chi trả được thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho
bạc Nhà nước cho người hưởng lương và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với
các khoản chi chưa có điều kiện thực hiện việc chi trả trực tiếp, Kho bạc Nhà nước
tạm ứng hoặc thanh toán cho đối tượng thụ hưởng qua đơn vị sử dụng ngân sách. Các
phương thức chi trả cụ thể như sau:
- Tạm ứng: trường hợp khoản chi NSNN của đơn vị sử dụng NSNN chưa có đủ
hóa đơn, chứng từ theo quy định .Tuy theo nội dung các khoản chi mà tạm ứng bằng
tiền mặt hoặc tạm ứng bằng chuyển khoản. Mức tạm ứng đối với hợp đồng cung cấp
hàng hóa, dịch vụ tối đa không vượt quá 30% dự toán bố trí cho khoản mua sắm đó;
đối với những khoản chi không có hợp đồng, mức tạm ứng thực hiện theo đề nghị của
đơn vị sử dụng ngân sách, phù hợp với tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán
được giao.
Thanh toán tạm ứng: Thanh toán tạm ứng là việc chuyển từ tạm ứng sang
thanh toán khi khoản chi đã hoàn thành và có đủ hồ sơ chứng từ để thanh toán. Khi
thanh toán tạm ứng, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm gửi đến Kho bạc Nhà
nước giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, kèm theo các hồ sơ, chứng từ tương ứng có
liên quan theo quy định để Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh toán.
- Thanh toán trực tiếp: Thanh toán trực tiếp là phương thức chi trả ngân sách
trực tiếp cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc cho người cung cấp hàng hóa
dịch vụ khi công việc đã hoàn thành, có đủ các hồ sơ chứng từ thanh toán trực tiếp và
các khoản chi ngân sách đáp ứng đầy đủ các điều kiện chi ngân sách theo quy định.
-7-
Mức thanh toán: Căn cứ vào hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, trong phạm vi
dự toán ngân sách nhà nước được giao và còn đủ số dư dự toán để thực hiện thanh
toán.
- Tạm cấp kinh phí ngân sách: Tạm cấp kinh phí thực hiện trong trường hợp
vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách nhà nước chưa được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định. Mức tạm cấp hàng tháng tối đa không vượt quá mức chi bình
quân 1 tháng của năm trước. Sau khi dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giao, Kho bạc Nhà nước thực hiện giảm trừ khoản tạm cấp vào loại, khoản chi ngân
sách được giao của đơn vị sử dụng ngân sách.
-Chi ứng trước dự toán cho năm sau: Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện chi ứng trước cho đơn vị sử dụng
ngân sách . Đối với những khoản chi này, KBNN thực hiện cấp phát, thanh toán
không vượt quá 20% dự toán chi NSNN theo từng lĩnh vực tương ứng năm ngân sách
hiện hành đã được giao hoặc số kiểm tra dự toán chi ngân sách nhà nước đã thông
báo cho cơ quan, đơn vị đó. Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu hồi vốn ứng trước
theo dự toán thu hồi của cơ quan phân bổ dự toán ngân sách nhà nước.
e.Hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước :
Căn cứ hồ sơ, tài liệu do đơn vị thụ hưởng ngân sách gửi đến, KBNN thực hiện
kiểm soát kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy
định :
- Hồ sơ gửi lần đầu.
- Hồ sơ tạm ứng, thanh toán gửi từng lần
2.1.1.2 Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên
NSNN
(3)
(2)
(6)
(7)
Đơn vị sử
dụng ngân
sách
Cán bộ
kiểm soát
chi
Kế toán
trưởng
Thủ quỹ
Giám đốc
Trung tâm
thanh toán
Thanh
toán viên
(4)
(5)
(5)
(1)
-8-
(Nguồn: Kho bạc Nhà nước)
Hướng đi của hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi
Hướng đi của chứng từ thanh toán
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ chi thường xuyên tại KBNN
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ chứng từ
Bước 2. Kiểm soát chi
Bước 3. Kế toán trưởng ký chứng từ.
Bước 4. Giám đốc ký.
Bước 5. Thực hiện thanh toán
Bước 6. Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng.
Bước 7. Chi tiền mặt tại quỹ.
2.1.2 Thực trạng công tác kiểm soát chi đầu tư Ngân sách Nhà nước qua
Kho bạc Nhà nước
2.1.2.1. Cơ chế kiểm soát chi đầu tư NSNN qua KBNN giai đoạn 2006 –
2010 :
-Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tư và
vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN.
-KBNN thực hiện cơ chế thanh toán trước kiểm soát sau cho các dự án đầu tư
bằng nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn
vốn NSNN
-Vốn NSNN chỉ thanh toán cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng được sử dụng
kinh phí do NSNN cấp theo quy định của Luật NSNN.
2.1.2.2. Trách nhiệm của KBNN trong việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu
tư
-Ban hành Quy trình thanh toán vốn đầu tư để thực hiện thống nhất trong cả
nước.
-Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá
trình thanh toán, đảm bảo thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định.
-Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và
tất toán tài khoản.
-Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình quản lý, sử dụng vốn
đầu tư.
-Không tham gia vào các Hội đồng nghiệm thu ở các công trình, dự án.
-9-
-Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ thống
nhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ, thanh toán
kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư.
-Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật của Nhà nước về
việc nhận, sử dụng vốn NSNN và thanh toán trong đầu tư XDCB.
2.1.2.3. Điều kiện và thủ tục thanh toán chi đầu tư
Theo quy định, các khoản chi đầu tư xây dựng chỉ được cấp phát, thanh toán
khi có đủ các điều kiện sau:
-Có dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật và quyết định phê duyệt đầu tư
của cấp có thẩm quyền.
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu
-Tài liệu bổ sung hàng năm gồm : Kế hoạch vốn hàng năm ( hay còn gọi là Kế
hoạch khối lượng ) và Thông báo danh mục dự án và vốn đầu tư hàng năm.
- Những loại tài liệu trên được gửi một lần (bao gồm cả trường hợp bổ sung,
điều chỉnh), tài liệu gửi bổ sung hàng năm phải là bản chính hoặc bản sao y bản
chính.
- KBNN không nhận và không xem xét các bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công,
các tài liệu có tính kỹ thuật của dự án đầu tư.
2.1.2.4. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán của Kho bạc Nhà nước
- Tài liệu, hồ sơ chứng từ thanh toán vốn đầu do chủ đầu tư gửi Kho bạc Nhà
nước phải đảm bảo đúng quy định.
- Các dự án phải có đủ thủ tục Đầu tư và xây dựng, có kế hoạch vốn đầu tư
hàng năm và có đủ điều kiện được thanh toán vốn.
- Các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Thủ tục mở Tài khoản theo quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN.
- Chủ đầu tư phải lập, ký chứng từ thanh toán vốn đầu tư.
- Số vốn thanh toán cho dự án không được vượt dự toán hoặc giá trúng thầu;
vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm
không được vượt kế hoạch vốn năm đã bố trí cho dự án .
2.1.2.5. Hình thức thanh toán vốn đầu tư
Việc thanh toán vốn đầu tư XDCB được thực hiện dưới hai hình thức là tạm
ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành, cụ thể:
-Tạm ứng: Hình thức này được áp dụng đối với các gói thầu xây lắp; gói thầu
thiết bị, gói thầu tư vấn và một số khoản chi phí khác. Tỷ lệ tạm ứng phụ thuộc vào
tính chất của từng công việc, từng dự án; tỷ lệ tạm ứng được quy định đối với từng
gói thầu cụ thể. Việc tạm ứng vốn được thực hiện trong thời hạn thanh toán của kế
hoạch vốn năm. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm vốn tạm ứng và
thanh toán khối lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí
-10-
cho dự án.
Vốn tạm ứng được thu hồi dần khi thanh toán vốn cho khối lượng hoàn thành
và vốn tạm ứng được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành
đạt 80% giá trị hợp đồng. Đối với các dự án cấp bách như xây dựng và tu bổ đê
điều, công trình vượt lũ, thoát lũ, công trình giống, các dự án khắc phục ngay hậu
quả lũ lụt thiên tai, vốn tạm ứng được thu hồi khi vốn thanh toán khối lượng hoàn
thành đạt 30% kế hoạch năm và thu hồi hết khi vốn thanh toán khối lượng hoàn
thành đạt 80% kế hoạch năm.
-Thanh toán: Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc
hoặc toàn bộ công việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và
các hoạt động xây dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành
và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết.
Đối với KBNN để đẩy nhanh tiến độ giải ngân và cải cách thủ tục hành chính,
hiện nay KBNN áp dụng 02 hình thức thanh toán vốn đầu tư như sau:
- Hình thức thanh toán trước, chấp nhận sau đối với từng lần tạm ứng, thanh
toán của gói thầu và hợp đồng thanh toán nhiều lần.
-Hình thức kiểm soát trước, thanh toán sau đối với hợp đồng thanh toán 1 lần
và lần thanh toán cuối cùng của gói thầu, hợp đồng thanh toán nhiều lần.
2.1.2.6. Quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư :
Bộ phận
Kiểm soát chi
Bộ phận
Kế toán
Lãnh đạo
KBNN
Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ và
trả kết quả
(2)
(10)
(1)
(3)
(5)
(4)
(6)
(7)
(8)
(9)
Chủ đầu tư
Chủ đầu tư
Nhà thầu
Chủ đầu tư
Bộ phận
Kiểm soát chi
Lãnh đạo
KBNN
Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ và
trả kết quả
Chủ đầu tư
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
Kiểm soát chi
Lãnh đạo
KBNN
Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ và
trả kết quả
Chủ đầu tư
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
Kiểm soát chi
Lãnh đạo
KBNN
Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ và
trả kết quả
Chủ đầu tư
Nhà thầu
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
Kiểm soát chi
Lãnh đạo
KBNN
Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ và
trả kết quả
Chủ đầu tư
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
Kiểm soát chi
Lãnh đạo
KBNN
Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ và
trả kết quả
Chủ đầu tư
Nhà thầu
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
Kiểm soát chi
Lãnh đạo
KBNN
Bộ phận tiếp
nhận hồ sơ và
trả kết quả
Chủ đầu tư
-11-
(Nguồn: Kho bạc Nhà nước)
Sơ đồ 2.2: Quy trình luân chuyển chứng từ chi đầu tư tại KBNN
(1)
Nhà thầu đề nghị chủ đầu tư thanh toán;
(2)
Chủ đầu tư gửi tài liệu thanh toán cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả;
(3)
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển tài liệu cho Bộ
phận kiểm soát chi NSNN;
(4)
Sau khi kiểm tra tài liệu, bộ phận kiểm soát chi NSNN trình Lãnh
đạo KBNN duyệt;
(5)
Bộ phận Kiểm soát chi NSNN chuyển tài liệu cho Bộ phận Kế
toán;
(6)
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp Bộ phận Kế toán trình
Lãnh đạo KBNN duyệt;
(7)
Bộ phận Kế toán làm thủ tục thanh toán cho nhà thầu;
(8)
Bộ phận Kế toán trả tài liệu cho Bộ phận kiểm soát chi NSNN;
(9)
Bộ phận kiểm soát chi NSNN chuyển tài liệu cho bộ phận tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả;
(10)
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trả tài liệu cho chủ đầu tư.
2.2. Đánh giá chung công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN
2.2.1. Những kết quả đạt được :
Kiểm soát chi NSNN qua KBNN với khối lượng lên tới hàng trăm ngàn tỷ
đồng mỗi năm. Ban đầu, KBNN chỉ tập trung kiểm soát các khoản chi thường xuyên
và các chương trình mục tiêu quốc gia, từ năm 2000, hệ thống KBNN đã kiểm soát
toàn diện các khoản chi của NSNN, bao gồm cả chi đầu tư XDCB. Trong bối cảnh
nền kinh tế đang ở giai đoạn chuyển đổi, cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa ổn
định, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đầu tư XDCB, KBNN đã nghiên cứu áp dụng
nhiều biện pháp quản lý, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý và các chủ đầu
tư, hoàn thiện các quy trình, thủ tục kiểm soát chi theo hướng "một cửa", đơn giản
hoá thủ tục, vừa tạo thông thoáng vừa kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định. Thông qua
công tác kiểm soát chi của KBNN đã ngăn chặn và từ chối thanh toán nhiều khoản
chi chưa đúng chế độ với số tiền hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, giúp cho công tác quản
lý sử dụng ngân sách dần đi vào nề nếp. Từng đồng vốn NSNN được giải ngân
nhanh, đúng đối tượng góp phần thúc đẩy tốc độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tăng
trưởng cho nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng.
-12-
Bảng 2.1: Tình hình cấp phát, thanh toán chi
NSNN qua KBNN giai đoạn năm 2006 – 2010
Năm
Dự toán chi NSNN qua
KBNN
Thực chi NSNN qua
KBNN
Tỷ lệ giải
ngân
(Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (%)
2006 294.400 277.599 94,3
2007 357.400 331.885 92,9
2008 398.980 437.595 109,7
2009 491.300 595.401 121,2
2010 582.200 688.017 118,2
(Nguồn: báo cáo tình hình chi NSNN hàng năm của KBNN)
Đánh giá những kết quả đạt được trong công tác kiểm soát chi NSNN qua
KBNN giai đoạn 2006-2010 trong hoạt động KBNN,cụ thể như sau :
2.2.1.1. Công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN :
- Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước nâng cao trách nhiệm, tính minh bạch, đúng hẹn trong
việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc. Thông qua giao dịch một cửa trong kiểm
soát chi NSNN đã giảm bớt sự tiếp xúc của cán bộ trực tiếp giải quyết công việc của
KBNN với khách hàng, nhằm phòng tránh hiện tượng phiền hà, nhũng nhiễu đối với
khách hàng; cán bộ nghiệp vụ tập trung thời gian để giải quyết công việc chuyên
môn.
-Kết quả kiểm soát các khoản chi thường xuyên qua KBNN làm cho các khoản chi
NSNN được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao; ngăn chặn tình
trạng thất thoát, lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước:
Bảng 2.2: Tình hình từ chối thanh toán các khoản chi thường xuyên
NSNN qua KBNN giai đoạn năm 2006 – 2010
-13-
(Nguồn: Báo cáo kiểm soát chi NSNN của KBNN hằng năm)
- Công tác lập, duyệt và phân bổ dự toán đã dần đi vào nề nếp. Thời hạn gửi dự
toán chi của các đơn vị sử dụng NSNN đến sớm hơn; chất lượng phân bổ và giao dự
toán cũng đã được các đơn vị chủ quản chú trọng, hạn chế tình trạng bổ sung, điều
chỉnh dự toán đã góp phần giúp công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của
KBNN được thông thoáng thuận lợi hơn.
- Luật NSNN đã chuyển hình thức cấp phát theo hạn mức kinh phí sang hình
thức rút dự toán tại KBNN giảm thủ tục hành chính, tăng quyền chủ động và trách
nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị được quy định rõ hơn đã góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
- Thông qua kiểm soát chi NSNN theo hình thức rút dự toán tạo điều kiện cho các
đơn vị dự toán chấp hành việc sử dụng NSNN theo đúng dự toán được duyệt, đúng
định mức, tiêu chuẩn, chế độ do Nhà nước quy định.
- Về công tác quyết toán ngân sách: Luật NSNN có hiệu lực thi hành từ năm ngân
sách 2004, được quy định dài hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổng hợp,
thẩm định phê duyệt quyết toán ngân sách của các cấp ngân sách và việc kiểm toán,
báo cáo quyết toán ngân sách các cấp của cơ quan kiểm toán.
2.2.1.2. Công tác kiểm soát chi đầu tư NSNN qua KBNN
- Các Văn bản hướng dẫn đã phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ
quan, tổ chức. Do vậy, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tương đối chặt chẽ,
Năm
Tổng số kiểm
soát chi
thường xuyên
NSNN qua
KBNN
Số đơn vị
chưa chấp
hành đúng
chế độ
Số món
thanh toán
chưa đủ thủ
tục
Số tiền từ
chối thanh
toán
(Tỷ đồng) (Đơn vị) (Món) (Tỷ đồng)
2006 121.734 12.390 30.146 217
2007 150.558 13.374 30.537 204
2008 208.850 14.243 33.098 224
2009 218.276 15.063 35.780 242
2010 350.435 16.115 39.833 270
-14-
đầy đủ và kịp thời cho các dự án.
- Từ năm 2010, KBNN thực hiện thanh toán trước, chấp nhận sau đã đẩy nhanh tỷ
lệ giải ngân vốn đầu tư XDCB.
Bảng 2.3: Tình hình cấp phát, thanh toán vốn đầu tư
NSNN qua KBNN giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị: tỷ đồng
TT NĂM
Vốn NSNN Vốn NSTW Vốn NSĐP
Tổng số
Vốn
trong
nước
Vốn
nước
ngoài
Tổng số
Vốn
trong
nước
Vốn
nước
ngoài
Tổng số
Vốn
trong
nước
Vốn
nước
ngoài
1 2006
1 KH vốn 83.323
75.603
7.720
18.588
12.618
5.970
64.735
62.985
1.750
2 Số TT 69.682
62.457
7.225
17.195
11.203
5.992
52.487
51.254
1.233
3
Tỷ lệ giải ngân
(%)
83.6
82.6
93.6
92.5
88.8
100.4
81.1
81.4
70.5
II
2007
1 KH vốn 99.794
90.157
9.637
22.095
15.405
6.690
77.699
74.752
2.947
2 Số TT 81.747
74.878
6.869
16.745
12.338
4.407
65.002
62.540
2.462
3
Tỷ lệ giải ngân
(%)
81.9
83.1
71.3
75.8
80.1
65.9
83.6
83.7
83.5
III
2008
1 KH vốn 117.630
106.930
10.700
25.365
18.157
7.208
92.265
88.773
3.492
2 Số TT 94.824
86.752
8.073
17.652
12.903
4.748
77.172
73.848
3.324
3
Tỷ lệ giải ngân
(%)
80.6
81.1
75.4
69.6
71.1
65.9
83.6
83.2
95.2
IV 2009
1 KH vốn 138.586
126.962
11.623
29.024
21.538
7.486
109.562
105.425
4.137
2 Số TT 115.069
104.292
10.777
23.380
17.091
6.289
91.689
87.202
4.488
3
Tỷ lệ giải ngân
(%)
83.0
82.1
92.7
80.6
79.4
84.0
83.7
82.7
108.5
-15-
V 2010
1 KH vốn 161.007
148.330
12.677
32.937
25.163
7.775
128.070
123.168
4.902
2 Số TT 143.105
130.514
12.591
27.077
20.545
6.532
116.028
109.969
6.059
3
Tỷ lệ giải ngân
(%)
88.9
88.0
99.3
82.2
81.6
84.0
90.6
89.3
123.6
(Nguồn: Theo báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư hàng năm của KBNN)
- Do tổ chức tốt công tác kiểm soát trước, trong và sau khi thanh toán, KBNN đã
từ chối thanh toán hàng nghìn khoản chi do áp sai định mức, đơn giá, đã góp phần
không nhỏ trong việc lập lại kỷ cương kỷ luật, tiết kiệm chống lãng phí trong sử dụng
kinh phí NSNN.
Bảng 2.4: Tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tư NSNN
qua KBNN giai đoạn 2006 - 2010
Đơn vị: tỷ đồng
TT Năm
Số lượng dự
án (dự án)
Kế hoạch vốn
đầu tư (tỷ đồng)
Từ chối thanh
toán (tỷ đồng)
1 2006 90.307 83.323 551
2 2007 77.057 99.794 573
3 2008 75.649 117.630 583
4 2009 100.258 138.586 606
5 2010 139.390 161.007 860
(Nguồn: Báo cáo kiểm soát chi NSNN của KBNN hằng năm)
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế và nguyên nhân của công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua KBNN :
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN
thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế trong cơ chế quản lý và kiểm soát chi:
chưa thực hiện kiểm soát cam kết chi, vẫn thực hiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo
yếu tố đầu vào, chưa thực hiện kiểm soát chi theo kết quả đầu ra. Tổ chức quy trình
kiểm soát chi NSNN chưa thống nhất, sự phối hợp phân định trách nhiệm giữa các cơ
-16-
quan như KBNN, Tài chính, đơn vị dự toán còn thiếu chặt chẽ, đồng bộ, còn nhiều cơ
quan, đơn vị tham gia vào quá trình kiểm soát chi NSNN (cơ quan tài chính cấp phát
bằng lệnh chi tiền; một số khoản chi NSNN từ nguồn vốn ODA chưa được kiểm soát,
thanh toán qua KBNN). Các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức còn lạc
hậu,chưa phù hợp với thực tế. Quy trình cấp phát,thanh toán, chi trả trong chế độ
kiểm soát chi chưa hoàn chỉnh. Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN với
nhiệm vụ kiểm soát chi (Sở giao dịch KBNN, KBNN tỉnh, KBNN huyện) còn phân
tán, cắt khúc : Bộ phận kế toán NSNN thực hiện kiểm soát chi thường xuyên, bộ phận
kiểm soát chi NSNN chỉ thực hiện kiểm soát vốn đầu tư XDCB và chương trình mục
tiêu. Trình độ, năng lực công chức KBNN cũng như của các đơn vị dự toán (nhất là
các đơn vị dự toán thuộc ngân sách xã phường) chưa đáp ứng về chuyên môn nghiệp
vụ cũng như áp dụng công nghệ thông tin hiện đại.
Những hạn chế, nguyên nhân trong từng lĩnh vực kiểm soát chi có thể đánh giá
như sau:
a) Những hạn chế:
Thứ nhất, Về quy trình giao dịch một cửa đã bộc lộ những tồn tại, vướng
mắc: Việc triển khai chưa được thống nhất ở các đơn vị KBNN, nhiều đơn vị KBNN
có mô hình thực hiện khác nhau. Tại một số đơn vị, việc triển khai còn mang tính
hình thức, chưa nghiêm túc và chưa chỉ đạo quyết liệt nên kết quả đạt được chưa rõ
nét.Chưa thực hiện được triệt để việc tách biệt giữa người nhận hồ sơ của khách hàng
và người xử lý hồ sơ.
Thứ hai , vướng mắc khi thực hiện chi ngân sách theo dự toán từ KBNN và
thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ tài chính ban hành về quy định
chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thay thế thông tư
73/2003/TT-BTC.
Thứ ba, tình hình thanh toán trực tiếp từ KBNN cho các đơn vị, đối tượng
hưởng NSNN vẫn chưa được cải thiện đáng kể .
Thứ tư, cơ chế cấp phát các khoản chi ngân sách theo Luật NSNN mới chỉ bỏ
được hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí và thay bằng hình thức cấp phát theo
dự toán từ KBNN; còn một số phương thức cấp phát khác như cấp bằng lệnh chi tiền,
ghi thu - ghi chi, cấp phát kinh phí uỷ quyền vẫn tồn tại song song với phương thức
cấp phát mới - cấp phát theo dự toán từ KBNN. Thực tế trên gây nhiều khó khăn cho
KBNN trong công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN.
Thứ năm, Về tiêu chuẩn, định mức chi: hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi lạc
hậu.
Thứ sáu, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị có liên quan trong
quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu của đơn vị thực hiện khoán chi
chưa được quy định một cách rõ ràng.
-17-
Thứ bảy, hạch toán và quyết toán kinh phí NSNN còn gặp khó khăn.KBNN
hạch toán và quyết toán chi NSNN cho các cơ quan, đơn vị khoán vào mục chi
khác, trong khi các đơn vị thực hiện khoán hạch toán và quyết toán các khoản chi
khoán với cơ quan tài chính theo MLNSNN hiện hành.
b) Nguyên nhân:
Một là, cơ cấu tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ trong hệ thống KBNN hiện
nay chưa phù hợp với quy trình giao dịch một cửa.
Hai là, cơ chế kiểm soát chi, phương thức cấp phát chưa được mạnh dạn chuyển
đổi theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống các văn bản hướng
dẫn về cấp phát, kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Luật NSNN chưa được chặt
chẽ và đồng bộ.
Ba là, các điều kiện để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát chi NSNN vẫn chưa
đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Bốn là, lực lượng cán bộ KBNN nói chung, cán bộ trực tiếp làm công tác chi và
kiểm soát chi NSNN nói riêng còn yếu và thiếu.
Năm là, việc tin học hoá trong công tác quản lý ngân sách của KBNN còn chưa
theo kịp yêu cầu .
2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của công tác kiểm soát chi vốn đầu tư NSNN
qua KBNN :
a) Hạn chế:
Thứ nhất, vốn đầu tư giải ngân chậm
Thứ hai, các căn cứ để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát, thanh toán vốn đầu
tư còn chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ.
Thứ ba, lực lượng cán bộ KBNN làm công tác kiểm tra, kiểm soát thanh toán
vốn đầu tư còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.
Thứ tư, việc tin học hoá trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư còn
chậm, chưa triển khai rộng khắp tất cả các đơn vị KBNN
b)Nguyên nhân:
Những hạn chế của công tác tổ chức kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư nêu trên
do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Một là, cơ chế kiểm soát, cấp phát và thanh toán vốn đầu tư chưa ổn định và
đồng bộ.
Hai là, năng lực, trình độ của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án còn yếu.
Ba là, ý thức chấp hành chính sách, chế độ về đầu tư của một số các chủ đầu tư
chưa nghiêm.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian
qua mặc dù đã được bổ sung và sửa đổi nhiều lần cho đảm bảo yêu cầu quản lý song
-18-
vẫn còn khá nhiều hạn chế như quy trình giao dịch một cửa, quy trình cấp phát
NSNN còn bất hợp lý; phương thức cấp phát NSNN chưa phù hợp với giai đoạn hiện
nay; chưa tách biệt rõ người chuẩn chi và người kế toán công quỹ; các tiêu chuẩn,
định mức, chế độ chi tiêu còn thiếu và lạc hậu, Đặc biệt là chưa được đặt trên nền
tảng của hệ thống cơ chế kiểm soát hoàn chỉnh và đồng bộ. Những hạn chế trên đã
làm giảm hiệu quả và vai trò của KBNN trong công tác kiểm soát chi NSNN, đồng
thời gây ra các hiện tượng tiêu cực, làm thất thoát vốn của NSNN. Vì vậy, để hướng
tới một nền tài chính lành mạnh, vững chắc, thì vấn đề đặt ra là phải tìm được những
giải pháp hữu hiệu, nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi
NSNN qua hệ thống KBNN trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT
CHI NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
3.1. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà
nước qua Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn tới
3.1.1. Mục tiêu hoàn thiện :
Cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN nhất thiết phải được hoàn thiện, nâng
cao chất lượng đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
Một là, Phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm
soát chi theo đúng Luật NSNN, đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều được
kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ, được cấp phát trực tiếp từ KBNN.
Hai là, Cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác kiểm soát chi
NSNN qua KBNN phải theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù
hợp với thông lệ quốc tế. Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN qua KBNN phải
đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN nhằm
quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước.
Ba là, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, các
cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi NSNN. Đặc
biệt là phân biệt rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN với tư
cách là tổng kế toán quốc gia để có sự kiểm tra, kiểm soát trong quá trình kiểm soát
chi NSNN.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua
Kho bạc Nhà nước
Một là, cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng thống nhất quy trình
và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan
tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN.
Hai là, hoàn thiện cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi
NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để thực hiện triển khai và vận hành
-19-
hệ thống thông tin quản lý ngân sách - kho bạc (TABMIS), xây dựng quy trình kiểm
soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro.
Ba là, thực hiện kiểm soát chi NSNN một cửa và xây dựng chuẩn ISO 9001-
2008 để áp dụng trong hoạt động này. Từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy
trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử, kiểm soát chi theo mức độ rủi ro.
Bốn là, gắn kết quản lý quỹ NSNN với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập,
phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách thông qua cải cách
công tác kế toán NSNN, hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo tài chính.
Năm là, từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi
điện tử.
Sáu là, hoàn thiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán từ Kho bạc Nhà
nước theo Luật NSNN .
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho
bạc Nhà nước
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập và phân bổ dự toán chi ngân sách
nhà nước
Thứ nhất, Xây dựng quy định về yêu cầu, quy trình và lịch trình lập, duyệt, phân
bổ NSNN ở các cơ quan, đơn vị.
Thứ hai, đối với chi đầu tư XDCB chấm dứt việc lập và phân bổ kế hoạch vốn
đầu tư chi tiết cho từng dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Thứ ba, dự toán chi NSNN phải được xây dựng từ cơ sở.
Thứ tư, dự toán kinh phí của các đơn vị phải được xây dựng căn cứ nhiệm vụ,
chức năng, khối lượng hàng hoá cung cấp, chi phí cần thiết để thực hiện công việc.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức chi NSNN
-Đẩy mạnh việc xây dựng được hệ thống các đơn giá, định mức và tiêu chuẩn
chi đảm bảo tính thống nhất, đầy đủ trên cơ sở định mức chung, định mức theo ngành
và theo vùng, lãnh thổ .
-Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng đầu ra.
3.2.3. Xây dựng quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra:
Xây dựng quy trình kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra, trên cơ sở “đơn đặt
hàng” “sứ vụ hoàn thành” của Nhà nước và đòi hỏi yêu cầu các đơn vị cung ứng của
Nhà nước phải cung cấp hàng hoá, dịch vụ công với mức chi phí hợp lý để đạt đuợc
những hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
3.2.4. Thực hiện quản lý kiểm soát cam kết chi qua KBNN
Cam kết chi là việc các đơn vị thụ hưởng NSNN cam kết sử dụng dự toán chi
ngân sách được giao hàng năm để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị
với nhà cung cấp.
- Thực hiện quản lý và kiểm soát cam kết chi là một trong những cơ sở đầu tiên
-20-
để thực hiện kế toán dồn tích.
- Thực hiện kiểm soát cam kết chi cũng góp phần từng bước đưa các nhà cung
cấp hàng hoá, dịch vụ vào quản lý theo hướng: chỉ những nhà cung cấp hàng hoá,
dịch vụ có uy tín, chất lượng thì mới đưa vào quản lý và được cung cấp hàng hoá,
dịch vụ cho khu vực công (đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ ; đúng thời hạn
giao hàng; có giá cả cạnh tranh so với thị trường, );
- Thực hiện quản lý, kiểm soát cam kết chi cũng làm nâng cao chất lượng dự
báo dòng tiền góp phần đắc lực cho hoạt động cải cách quản lý ngân quỹ KBNN
trong thời gian tới.
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản
chi Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Kiểm soát các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước hiệu quả, tiết kiệm chống
gian lận, thất thoát, tham ô, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước phải được áp
dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Do vậy, mục tiêu phấn đấu là phải nhanh chóng giảm mức độ thanh toán bằng
TM trong nền kinh tế, xây dựng hệ thống thanh toán KBNN hiện đại, an toàn và hiệu
quả; phát triển hệ thống thanh toán điện tử và kết nối với hệ thống thanh toán của các
ngân hàng.
Đổi mới công tác thanh toán của KBNN theo hướng: về cơ bản KBNN không
thực hiện nhiệm vụ thu, chi TM theo phương châm “Kho bạc nhưng trong kho không
có bạc”.
Kết nối hệ thống thanh toán điện tử của KBNN và hệ thống thanh toán điện tử
liên ngân hàng.
Thiết lập hệ thống giao dịch với khách hàng qua cổng thông tin internet, tiến
tới sử dụng hình thức chuyển tiền điện tử .
3.2.6. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, quy trình phù hợp cơ chế một cửa
trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN
Một là, nghiên cứu sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN :
- Tại các KBNN tỉnh đóng trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh, thành lập
phòng giao dịch thực hiện kiểm soát chi NSNN các đơn vị thụ hưởng thuộc NSNN
thành phố, ngân sách xã, phường trực thuộc tiến tới hình thành KBNN thành phố.
- Thực hiện sát nhập các bộ phận kiểm soát chi NSNN về một đầu mối theo phù
hợp với chức năng hệ thống KBNN hiện nay.Việc sát nhập này khắc phục việc kiểm
soát chi NSNN qua KBNN hiện nay đang tồn tại hai quy trình do hai phòng chuyên
môn thực hiện. Việc thu gọn về một đầu mối kiểm soát chi do phòng kiểm soát chi
NSNN làm tăng tính hiệu quả trong quá trình tác nghiệp, giải quyết công việc, rút
ngắn được thời gian kiểm soát, thời gian cấp phát thanh toán, thời gian luân chuyển
chứng từ và tạo thuận lợi cho các đơn vị thụ hưởng NSNN trong quá trình giao dịch
-21-
thanh toán.
- Triển khai xây dựng mô hình kiểm soát chi NSNN theo cơ chế một cửa phù
hợp với đặc thù chuyên môn nghiệp tại KBNN
Hai là, Thực hiện rà soát hồ sơ thủ tục, quy trình nghiệp vụ KBNN.
Ba là, xây dựng quy trình xử lý nghiệp vụ cụ thể đối với từng loại công việc
thuộc từng lĩnh .Thực hiện thí điểm việc kiểm soát chi thường xuyên theo mức độ rủi
ro.
Bốn là, việc xây dựng quy trình cũng gắn liền với việc ban hành quy chế phân
công nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận, cán bộ nghiệp vụ .
Năm là, Xây dựng quy trình kiểm soát chi NSNN đối với các lĩnh vực chi
NSNN, thống nhất từ khâu kiểm nhận hồ sơ- xử lý hồ sơ- chuyển bộ phận kế toán
làm thủ tục thanh toán- chuyển bộ phận kho quỹ để chi trả tiền mặt- lưu hồ sơ và trả
khách hàng.
Sáu là, KBNN ban hành Quy chế kiểm soát chi 1 cửa, các quy trình xử lý
nghiệp vụ chuẩn đối với từng loại nghiệp vụ.
3.2.7. Xây dựng Nghị dịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm
soát chi NSNN qua KBNN
Xây dựng chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm điều kiện chi NSNN dưới
hình thức Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
kiểm soát chi NSNN. Đây sẽ là căn cứ pháp lý để xử lý trách nhiệm của các cơ quan,
đơn vị có vi phạm trong lĩnh vực chi NSNN, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng
đầu đơn vị và các cá nhân liên quan đến nghiệp vụ thanh toán các khoản chi NSNN.
3.2.8. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của KBNN.
Cần có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như sự phối kết hợp giữa các
cơ quan trong việc tổ chức quản lý và kiểm soát chi NSNN. Cơ chế quản lý và kiểm
soát chi cũng chỉ có hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan như
KBNN, Tài chính, đơn vị dự toán, ; cải tiến quy trình thanh toán, chi trả trực tiếp từ
KBNN cho chủ nợ thực sự của Quốc gia; nâng cao chất lượng công tác kiểm soát
chi,
3.2.9 Hiện đại hoá công nghệ KBNN trên cơ sở hình thành Kho bạc điện tử.
Một là, xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin KBNN, trong đó lấy hệ
thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc làm xương sống.
Hai là, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng mục tiêu hiện đại hoá
CNTT của KBNN; triển khai hệ thống an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin
KBNN; thiết lập hệ thống dự phòng khắc phục thảm hoạ.
Ba là, tăng cường đầu tư cho CNTT đặc biệt là sự đầu tư về tài chính.
Bốn là, thiết kế và xây dựng các kho dữ liệu về thu, chi ngân sách, quản lý nợ,
tài sản và các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN .