Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.83 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HOÀNG PHƢƠNG DUNG

QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN HOÀNG PHƢƠNG DUNG

QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Mã số : 60.31.01.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO

Đà Nẵng – Năm 2017




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu: .............................................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................... 3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 4
8. Cấu trúc của luận văn .......................................................................... 14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ........................ 15
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÀ
QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ........ 15
1.1.1. Một số khái niệm........................................................................... 15
1.1.2. Đặc điểm của quản lý đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn vốn
NSNN .............................................................................................................. 16
1.1.3. Vai trò của quản lý đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn vốn NSNN 17
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN NSNN18
1.2.1. Quy hoạch đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn NSNN ........................ 18
1.2.2. Thực hiện quản lý chuẩn bị đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn NSNN .. 18
1.2.3. Lập và thực hiện kế hoạch vốn NS đầu tƣ xây dựng CSHTGT .... 20
1.2.4. Quản lý hoạt động triển khai đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn
vốn NSNN ....................................................................................................... 21
1.2.5. Thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tƣ............................ 23


1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG

CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN NSNN. ............................................................. 23
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên của địa phƣơng ................................................ 23
1.3.2. Tình hình kinh tế -xã hội của địa phƣơng ...................................... 23
1.3.3. Khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý đầu tƣ ................ 24
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................ 25
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI26
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI ĐẦU TƢ CSHTGT TỪ NGUỒN
VỐN TỈNH QUẢNG NGÃI ........................................................................... 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ngãi ...................................... 26
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi .................................. 27
2.1.3. Khả năng của bộ máy quản lý đầu tƣ ............................................ 30
2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
TỈNH QUẢNG NGÃI ..................................................................................... 31
2.2.1. Tình hình đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng
Ngãi ................................................................................................................. 31
2.2.2. Đóng góp của đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn ngân sách vào phát
triển kinh tế xã hội........................................................................................... 35
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH CỦA TỈNH .............................................. 37
2.3.1. Thực trạng quy hoạch đầu tƣ xây dựng CSHTGT ........................ 37
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý chuẩn bị đầu tƣ ................................ 42
2.3.4. Thực trạng quản lý chất lƣợng đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn
vốn NSNN ....................................................................................................... 53
2.3.5. Thực trạng về công tác giám sát và đánh giá đầu tƣ..................... 55


2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CƠ SỞ
HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TỈNH ........... 57
2.4.1. Những mặt thành công .................................................................. 57

2.4.2. Những mặt hạn chế........................................................................ 58
2.4.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế............................................ 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................ 63
CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƢ
CSHTGT TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TỈNH QUẢNG NGÃI ........... 64
3.1. CƠ SỞ CỦA CÁC GIẢI PHÁP ............................................................... 64
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Quảng Ngãi ............. 64
3.1.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của
tỉnh Quảng Ngãi .............................................................................................. 66
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ
TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH CỦA TỈNH ....... 71
3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch đầu tƣ CSHTGT .......................... 71
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý chuẩn bị đầu tƣ CSHTGT ................ 73
3.2.3. Cải thiện công tác lập và thực hiện kế hoạch vốn NS cho CSHTGT
nhằm huy động nguồn lực ............................................................................... 76
3.2.4. Cải thiện quản lý chất lƣợng đầu tƣ xây dựng CSHTGT từ nguồn
vốn NSNN ....................................................................................................... 78
3.2.5. Tăng cƣờng công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ ........................... 82
3.2.6. Một số giải pháp khác ................................................................... 83
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................ 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa


BOT

: Dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BT

: Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao

CSHTGT

: Cơ sở hạ tầng giao thông

ĐTXD

: Đầu tƣ xây dựng

GDP

: Giá trị tổng sản phẩm

GTVT

: Giao thông vận tải

KCHTKT

: Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Km


: Ki lô mét

NSNN

: Ngân sách nhà nƣớc

PPP

: Phƣơng thức Đối tác công- tƣ

QL

: Quốc lộ

QHPTGT

: Quy hoạch phát triển giao thông

UBND

: Ủy ban nhân dân

XDCB

: Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu


Tên bảng

Trang

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi giai

28

bảng
2.1.

đoạn 2011 – 2015
2.2.

Giá trị và cơ cấu vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ngân sách

32

tỉnh theo các ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2011-2015
2.3.

Kết quả thực hiện sản lƣợng vận tải giai đoạn 2011-2015

36

2.4.

Tình hình thực hiện công tác quy hoạch giao thông 2011-


39

2015
2.5.

Tình hình thẩm định dự án đầu tƣ CSHTGT 2011-2015

42

2.6.

Tình hình thẩm định và phê duyệt dự toán CSHTGT 2011-2015

43

2.7.

Tình hình quản lý đấu thầu CSHTGT 2011-2015

45

2.8.

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực

47

đầu tƣ xây dựng
2.9.


Kế hoạch vốn CSHTGT từ nguồn vốn NSNN của tỉnh

48

Quảng Ngãi
2.10.

Tình hình thực hiện kế hoạch vốn NS cho xây dựng

50

CSHTGT
3.1.

Tổng hợp các tuyến đƣờng giao thông cấp vùng

70

3.2.

Tổng hợp các tuyến đƣờng giao thông cấp tỉnh

71


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên biểu đồ


biểu đồ

Trang

2.1.

Tốc độ tăng trƣởng GDP tỉnh Quảng Ngãi (2011-2015)

29

2.2.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015

29

2.3.

Vốn đầu tƣ cho XDCB giai đoạn 2011-2015

33

2.4.

Tốc độ tăng vốn đầu tƣ CSHTGT từ nguồn vốn NSNN

33

tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015

2.5.

Tỷ lệ % vốn đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng giao thông trong

34

tổng vốn đầu tƣ XDCB của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2011-2015
2.6.

Quan hệ giữa tăng trƣởng vốn đầu tƣ từ NSNN cho

35

CSHTGT và % tăng trƣởng GDP tỉnh Quảng Ngãi
2.7.

Khối lƣợng vận tải hàng hóa và hành khách trên địa bàn

36

tỉnh từ đầu tƣ CSHTGT qua các năm
2.8.

Kế hoạch vốn đầu tƣ CSHTGT Quảng Ngãi 2011-2015

48

2.9.


Tình hình thực hiện kế hoạch vốn NS cho xây dựng

51

CSHTGT


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ thuộc
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, lƣng dựa vào dãy Trƣờng Sơn mặt
hƣớng ra Biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình
Định và phía Tây giáp tỉnh Kom Tum.
Quảng Ngãi có nhiều tuyến đƣờng giao thông quan trọng nối liền với
các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, là đầu mối giao
thông quan trọng xuyên suốt miền Trung, có Quốc lộ 1A và đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh. Trong đó chiều dài Quốc lộ 1A qua tỉnh dài 98 km.Quốc
lộ 24 nối liền Quốc lộ 1A với Kon Tum dài 69 km và Quốc lộ 24B dài 18 km,
đây là tuyến giao thông quan trọng đối với hai tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi nói
riêng và duyên hải miền Trung và Tây Nguyên nói chung nhằm thúc đẩy giao
lƣu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng.
Phía Bắc tỉnh, tại huyện Bình Sơn có sân bay Chu Lai đã đƣa vào hoạt động,
tại đây có cảng nƣớc sâu Dung Quất. Ngoài ra, với bờ biển dài 144 km,
Quảng Ngãi có nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ nhƣ Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu,
Mỹ Á,… có tiềm năng về giao thông đƣờng thủy, thƣơng mại và du lịch.
Mạng giao thông liên vùng là điều kiện để Quảng Ngãi mở rộng giao lƣu và
tăng cƣờng hợp tác kinh tế với các tỉnh trong vùng Duyên hải miền Trung và
Tây Nguyên.
Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông chiếm tỷ trọng lớn so với các

lĩnh vực khác trong việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc, nhƣng lại còn nhiều tồn
đọng cần đƣợc khắc phục, hiệu quả của việc đầu tƣ mang lại chƣa cao, thất
thoát, lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc vẫn còn tiếp diễn. Làm thế nào
để quản lý đầu tƣ xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao hơn trong


2

tình hình nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc rất hạn chế, sử dụng đúng mục tiêu
đối với các khoản đóng góp từ nguồn thu của nhân dân cho mục đích phát
triển kinh tế - xã hội là vấn đề cần giải quyết của Quảng Ngãi. Chính vì những
lý do trên đề tài “Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ
nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Ngãi” hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tƣ này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến quản lý đầu tƣ xây dựng cơ
sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.
- Đánh giá thực trạng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Ngãi
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Ngãi.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Giải pháp nào cần đƣợc thực hiện để hoàn thiện quản lý đầu tƣ cơ sở hạ
tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Công tác quản lý đầu tƣ xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc
* Phạm vi nội dung: Quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông

đƣờng bộ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc bằng ngân sách địa phƣơng.
* Phạm vi không gian: Tỉnh Quảng Ngãi
* Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trang quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở
hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 20112015, các giải pháp đề xuất có giá trị trong những năm đến.


3

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: là phƣơng pháp phân tích
liên quan những mặt, những quan điểm từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc để
hệ thống hóa lý thuyết một cách đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Từ
đó hình thành cơ sở lý luận của đề tài
- Phƣơng pháp phân tích so sánh: là phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng
trong kinh tế nhằm làm rõ sự khác biệt hay những đặc trƣng riêng vốn có của
đối tƣợng nghiên cứu từ đó làm cơ sở để đƣa các lựa chọn.
- Phƣơng pháp phân tích thống kê: là việc thu thập tài liệu, phân tích,
tổng hợp, so sánh số liệu giữa các năm (so sánh số tƣơng đối và số tuyệt đối)
để đánh giá các nhận định, từ đó rút ra kết luận về vấn đề đƣợc nghiên cứu
thông qua việc xử lý số liệu bằng phƣơng pháp thống kê toán học trên excel.
- Các phƣơng pháp khác
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn đã đề cập đến các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến
vấn đề quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân
sách nhà nƣớc.
- Bên cạnh việc nêu ra đƣợc các ƣu điểm, lợi thế đã đạt đƣợc trong giai
đoạn, luận văn đã đề cập đến thực trạng hiện nay và các vấn đề tồn tại trong
công tác quản lý đầu tƣ nhằm tạo ra cơ sở cho các nhà kinh tế đƣa ra những
giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ xây dựng từ nguồn vốn ngân
sách nhà nƣớc.

- Về mặt thực tiễn công tác quản lý đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông từ
nguồn vốn ngân sách tỉnh Quảng Ngãi sẽ giúp chúng ta hiểu đƣợc tình hình
thực tại của địa phƣơng để tìm ra nguyên nhân và khắc phục những tồn tại,
nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.


4

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề luận văn nghiên cứu có các giáo trình, bài viết
đăng trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ Báo đầu tƣ, báo đấu thầu, tạp chí tài
chính…
- PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, T.S Từ Quang Phƣơng (2007), Giáo
trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Từ khi tiến hành triển khai một dự án đầu tƣ cho đến khi dự án đƣợc
hoành thành đƣa vào sử dụng, cần trải qua nhiều quá trình từ công tác chuẩn
bị nhỏ nhất. Trƣớc tình trạng các kiến thức cơ bản về kinh tế đầu tƣ hiện nay
chƣa có một hệ thống, quy trình tổng quát mang tính chuẩn mực để làm tiền
đề cho sự phát triển của lĩnh vực này, giáo trình đã khái quát đối tƣợng nghiên
cứu của môn học, những vấn đề cơ bản của đầu tƣ phát triển. Bên cạnh đó đi
sâu phân tích về nguồn vốn đầu tƣ, quản lý và kế hoạch hóa đầu tƣ, những
tiêu chí nhằm đánh giá kết quả và mức độ hiệu quả của quá trình đầu tƣ, các
bƣớc lập, thẩm định và đấu thầu dự án. Giáo trình này đƣợc phân thành 9
chƣơng đi sâu vào những vấn đề cốt lõi của bộ môn Kinh tế đầu tƣ, đƣợc dùng
làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy cho giáo viên, sinh viên các trƣờng Đại học
chuyên ngành Kinh tế trong cả nƣớc. Những vấn đề đề cập trong giáo trình này
đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Chƣơng I của bài luận văn này.
- PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình lập dự án đầu tư,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Cùng với sự dịch chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị

trƣờng có sự điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc, sự đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực
quản lý hoạt động đầu tƣ là yêu câu thực tế khách quan, mang tính cấp bách.
Cùng hòa theo nhịp điệu chuyển đổi của nền kinh tế đất nƣớc, các hình thức
đầu tƣ theo dự án ngày càng chiếm vai trò quan trọng và là vấn đề đƣợc quan
tâm hang đầu hiện nay. Nhằm đi sâu vào nghiên cứu, hoàn thiện quá trình lập


5

dự án đầu tƣ cùng với những kinh nghiệm đúc kết đƣợc trong nhiều năm
giảng dạy, nghiên cứu và tiếp xúc với thực tế, PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt
đã cho ra đời Giáo trình lập dự án đầu tƣ. Giáo trình đề cập đến trình tự, nội
dung nghiên cứu và công tác tổ chức soạn thảo dự án đầu tƣ, phân tích tài
chính và khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án. Từ đó đề ra những phƣơng pháp
nâng cao giá trị của dự án đƣợc đầu tƣ, tránh gây lãng phí thất thoát nguồn
vốn ngân sách nhà vốn đã rất eo hẹp. Ngoài ra giáo trình đã hƣớng dẫn cách
sử dụng ứng dụng Excel trong lập dự án và một số vấn đề về quản lý dự án
đầu tƣ. Giáo trình đƣợc phân làm 10 chƣơng đƣợc sử dụng làm cơ sở đề hoàn
thành Chƣơng I của luận văn.
- TS.Từ Quang Phƣơng(2005), Giáo trình Quản lý Dự án đầu tư,NXB
Lao động – Xã hội.
Phát triển nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần theo định hƣớng xã
hội chủ nghĩa đòi hỏi cần có những sự đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt ở nhiều
lĩnh vực, nhiều thành phần kinh tế trong đó có lĩnh vực quản lý dự án đầu tƣ
nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ cũng nhƣ hiệu quả về kinh tế xã hội. Quá trình
quản lý dự án đầu tƣ bao gồm nhiều công đoạn từ nghiên cứu cơ hội đầu tƣ
đến giai đoạn vận hành kết quả của quá trình đầu tƣ. Vì vậy đứng trƣớc việc
giải đáp các thắc mắc về vấn đề: Quản lý đầu tƣ theo dự án là gì, nội dung và
các phƣơng pháp quản lý dự án đầu tƣ nhƣ thế nào… quyển giáo trình đã
đƣợc biên soạn để giải đáp phần nào những vấn đề mới đƣợc phát sinh trong

quá trình chuyển mình của nền kinh tế. Giáo trình đề cập đến khái niệm, chu
trình lập và quản lý các dự án, cách quản lý dự án theo chu trình, các tiêu chí
đánh giá hiệu quả mà dự án đầu tƣ mang lại...Nội dung của giáo trình này
đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho chƣơng I của luận văn.
- Bài viết “ Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đồng
bộ” (2016), Cổng thông tin điện tử Bộ giao thông vận tải Việt Nam. Bài


6

viết đề cập đến vấn đề Bộ Giao thông vận tải xây dựng các cơ chế, chính
sách còn thiếu, trong đó tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách để huy
động nguồn lực cho đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông. Đồng thời tăng
cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng, nâng cao chất lƣợng
dự án từ thiết kế, thi công, giám sát... tránh thất thoát, lãng phí. Bên cạnh đó,
cần cân đối tổng thể nguồn lực để đề ra các giải pháp huy động vốn đầu tƣ hạ
tầng giao thông. Đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai, rà soát các
vƣớng mắc về thủ tục, giải phóng mặt bằng... để có biện pháp tháo gỡ kịp thời.
Rà soát các dự án đã và đang triển khai đầu tƣ theo hình thức hợp đồng BOT,
khắc phục các hạn chế trong đầu tƣ, khai thác, sử dụng (mức phí, trạm thu phí,
tổng mức đầu tƣ, chất lƣợng công trình...), kịp thời thông tin trƣớc dƣ luận.
- Xuân Nguyên (2016),“Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT vùng
kinh tế trọng điểm 3 miền: Bắc, Trung, Nam”, Cổng thông tin điện tử Bộ Giao
Thông Vận Tải, bài viết đề cập đến việc quy hoạch chi tiết hệ thống giao
thông vận tải tại các tỉnh Miền Trung, nếu lên thực trạng về giao thông tại
hiện tại từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển về giao
thông vận tải tại từng vùng cụ thể: Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030, đến năm
2020, khối lƣợng vận tải hành khách đạt khoảng 185 triệu lƣợt hành
khách/năm, tốc độ tăng trƣởng bình quân 7,5% - 8,5%/năm, trong đó khối

lƣợng hành khách qua CHK đạt 20 - 25 triệu hành khách, vận tải hành khách
công cộng đảm nhận thị phần từ 15% - 20% tại thành phố Đà Nẵng và 5% 10% đối với các thành phố khác trong Vùng. Khối lƣợng hàng hóa đạt khoảng
101 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trƣởng bình quân 8,5% - 9,5%/năm, trong đó
khối lƣợng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 40 - 50 triệu tấn/năm. Quy
hoạch phát triển 5 hành lang vận tải chính của Vùng gồm: hành lang ven biển;
hành lang Đà Nẵng - QL1 - QL9 - Lao Bảo và hành lang Đà Nẵng - QL14B -


7

14D - Nam Giang; hành lang Đà Nẵng - Tây Nguyên; hành lang Dung Quất Tây Nguyên; hành lang Quy Nhơn - Tây Nguyên.
- Th.S Phạm Diễm Hằng(2016) “Bài học rút ra cho Việt Nam từ việc
đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức hợp tác công - tư
của các nước”, Tạp chí điện tử của Bộ Giao Thông Vận Tải.
Bài viết chỉ ra mô hình hợp tác công - tƣ (PPP) đang là giải pháp tối ƣu
cho Việt Nam để huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ
hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào để thực hiện có hiệu quả cơ chế đối tác công
- tƣ (PPP) tại Việt Nam đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu và rút ra những
kinh nghiệm cho mình từ những bài học kinh nghiệm của các nƣớc trên thế
giới để áp dụng phù hợp ở Việt Nam.
- Đặng Văn Minh (2015) “Đột phá hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị
Quảng Ngãi”, Báo giao thông vận tải
Bài viết nêu lên đƣợc những thành tựu ngành giao thông vận tải tỉnh
đạt đƣợc trong giai đoạn 2010-2015 đồng thời chỉ ra những tồn đọng cần
đƣợc khắc phục và đƣa ra nhƣng giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đột
phá về đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hƣớng đồng bộ, hiện
đại vào năm 2020. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đột phá về đầu tƣ xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông theo hƣớng đồng bộ, hiện đại trong nhiệm kỳ đến, bài
viết đề xuất một số nhóm giải pháp trọng tâm nhƣ sau:
Nâng cao chất lƣợng quy hoạch mạng lƣới kết cấu hạ tầng giao thông

đảm bảo kết nối đồng bộ và từng bƣớc hiện đại; tăng cƣờng công tác quản lý
Nhà nƣớc về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong xây
dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo đảm hiệu quả và tính khả thi.
Thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là vốn ngân sách Nhà nƣớc và
TPCP; đẩy mạnh việc tiếp xúc và vận động các nhà tài trợ có uy tín để huy


8

động nguồn vốn ODA; rà soát, xây dựng danh mục các công trình giao thông
có tính hiệu quả kinh tế để công khai, kêu gọi đầu tƣ theo các hình thức PPP
và BOT; đẩy mạnh việc kêu gọi các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia
đầu tƣ xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó mở rộng hình
thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm để phát triển giao thông nông thôn trên
địa bàn tỉnh.
Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện thể chế, chính sách
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông; khắc phục phiền hà và giảm chi phí cho các nhà đầu
tƣ; hoàn thiện các quy định về thu hồi đất, đền bù, GPMB theo hƣớng rút
ngắn thời gian, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đẩy nhanh tiến độ thực
hiện xây dựng các công trình giao thông, nhất là các công trình trọng điểm…
- UBND Tỉnh Quảng Ngãi (2016),Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội của
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2010 – 2015, Cổng thông tin điện
tử UBND tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo đã cung cấp số liệu tổng quan về tình
hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn, nêu lên những vấn đề
lớn còn tồn đọng, những nhiệm vụ đã đƣợc hoàn thành, đề ra những mục tiêu
cần đạt đƣợc, những nhƣợc điểm cần khắc phục trong giai đoạn tiếp theo
trong để tạo tiền đề cho việc đƣa ra những so sánh, đánh giá cho các vấn đề
có liên quan.

- Sở Tài Chính tỉnh Quảng Ngãi (2016), Báo cáo công khai quyết toán
ngân sách nhà nước qua các năm (2010 – 2015),Cổng thông tin điện tử
UBND tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo đã cung cấp một cách chính xác nguồn vốn
đầu tƣ cho các lĩnh vực cụ thể của tỉnh qua từng năm nói chung và giao thông
vận tải nói riêng, nguồn vốn đã đƣợc giải ngân cho từng lĩnh vực trong cả giai
đoạn từ đó đƣa ra những nhận định chính xác về hiệu quả của quá trình giải
ngân nguồn vốn ngân sách cho các dự án đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt.


9

- TS. Nguyễn Thanh Bình (2013),“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà
nước cho đầu tư kết cấu hạ tầng”, Tạp chí Tài Chính.
Bài viết đã nêu lên vấn đề sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc vào đầu tƣ kết
cấu hạ tầng đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trƣởng kinh tế
trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ hiệu quả sử dụng vốn thấp,
không những lãng phí các nguồn lực lớn của đất nƣớc, mà còn gây mất cân
đối vĩ mô nghiêm trọng, lạm phát cao kéo dài. về việc sử dụng nguồn vốn nhà
nƣớc vào đầu tƣ kết cấu hạ tầng đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
sự tăng trƣởng kinh tế trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ hiệu
quả sử dụng vốn thấp, không những lãng phí các nguồn lực lớn của đất nƣớc,
mà còn gây mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng, lạm phát cao kéo dài để từ đó đề
xuất một số kiến nghị.
- Bộ trƣởng Bộ Kế Hoạch Đầu Tƣ Bùi Quang Vinh (2013), “Nâng cao
hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước”, Tạp chí Cộng Sản.
Bài viết đã nêu lên thực tiễn những năm qua cho thấy, đầu tƣ bằng nguồn
vốn nhà nƣớc vào các chƣơng trình, dự án có vai trò quan trọng trong việc
phát triển kinh tế, xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nƣớc. Vốn nhà
nƣớc bao gồm: Vốn ngân sách nhà nƣớc (NSNN), vốn tín dụng do Nhà nƣớc
bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc, vốn đầu tƣ phát triển

của doanh nghiệp nhà nƣớc và các nguồn vốn khác do Nhà nƣớc quản lý . thực
trạng tái cấu trúc đầu tƣ sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc, một trong những nhiệm
vụ then chốt hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ sử dụng nguồn vốn nhà
nƣớc bằng những biện pháp đồng bộ. Bài viết đã đƣa ra những định hƣớng về
giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nƣớc.
Những công trình nghiên cứu này đã đánh giá, giải quyết các vấn đề liên
quan đến quản lý đầu tƣ xây dựng, sử dụng vốn, sự tác động đầu tƣ đối với


10

phát triển kinh tế, đƣa ra các giải pháp cần thiết trong quản lý đầu tƣ, quản lý
vốn ngân sách nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả đầu tƣ để phát triển kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, đối với công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông chƣa đƣợc đi sâu vào nghiên cứu riêng đối với một chuyên ngành cụ
thể. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức cần thiết về cả mặt
lý luận và thực tiễn.
Hiệu quả quản lý đầu tƣ xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc,
đã đƣợc các nhà nghiên cứu kinh tế trong nƣớc quan tâm. Do sự khác nhau
về điều kiện tự nhiên, quy mô đầu tƣ, trình độ quản lý, phƣơng pháp điều
hành,… nên các kết quả nghiên cứu thƣờng chƣa phù hợp cho việc áp dụng vào
địa phƣơng cụ thể, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc quản lý đầu tƣ hạ
tầng giao thông nhƣ:
- Trịnh Thị Hồng Thúy (2012)“ Quản lý chi ngân sách nhà nước trong
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định”. Luận văn Tiến sĩ,
Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
Trên cơ sở khái quát về đầu tƣ và đầu tƣ xây dựng cơ bản, Luận án đã
nhấn mạnh chi ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ xây dựng cơ bản là cần thiết và
luận giải đƣợc sự cần thiết quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây

dựng cơ bản. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng
cơ bản đƣợc tiếp cận theo chu trình ngân sách. Trong đó có so sánh các
phƣơng thức lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc khác nhau; khẳng định
phƣơng thức lập dự toán theo kết quả đầu ra là có nhiều ƣu điểm và là xu
hƣớng tất yếu đƣợc áp dụng trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc nói chung
và chi ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn địa
phƣơng nói riêng. Đặc biệt là đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá quản lý chi ngân
sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản, bên cạnh các chỉ tiêu truyền
thống đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nƣớc đó là: kết quả chi, hiệu quả chi


11

ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản; Luận án còn đƣa ra chỉ
tiêu mới để đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng
cơ bản đó là: khảo sát chu trình quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trong đầu tƣ
xây dựng cơ bản – một chỉ số toàn diện để đánh giá hiệu quả quản lý chi ngân
sách nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng cơ bản từ khâu Luật pháp, lập kế hoạch,
lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán cho đến khâu kiểm tra, thanh tra,
đánh giá chƣơng trình.
- Lê Xuân Hùng (2015),“Quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Sở giao thông vận tải Hà Nội”. Luận văn
Thạc sĩ, Trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án để đề xuất phƣơng
hƣớng, các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng
hạ tầng giao thông từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc tại Sở Giao thông Vận
tải Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự
án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.
Đánh giá thực trạng, tìm ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong công
tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông tại Sở Giao thông Vận

tải Hà Nội. Cuối cùng là việc đề ra một số giải pháp hoàn thiện trong công tác
quản lý dự án.
- Đoàn Thị Ngọc Hƣơng (2011) về đề tài “ Đầu tư với sự phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010” ,Trƣờng
Đại học kinh tế quốc dân Hà nội.
Tốc độ phát triển nền kinh tế trên thế giới cùng với sự bùng nổ của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển nhanh chóng của các
phƣơng tiện giao thông nâng cao tp cơ bản tạo giá trị tăng cao, làm tiền đề vững chắc cho phát triển các
ngành dịch vụ và nông nghiệp sinh thái chất lƣợng cao. Tập trung đầu tƣ phát
triển nguồn nhân lực, đặt biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cáo kết hợp với
việc tăng cƣờng áp dụng công nghệ tiên tiến, giải quyết việc làm cho ngƣời
lao động; giảm nhanh số hộ nghèo, nâng cao chất lƣợng đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân.
Kết hợp chặt chẽ giữu phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh
quốc phòng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Phấn đấu đƣa Quảng Ngãi lên vị trí
cao về phát triển trong số các tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
năm 2020.
b. Mục tiêu cụ thể
(1) Về phát triển kinh tế:
- Phấn đấu đạt nhịp đồ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm 12%-


65

13% giai đoạn 2016-2020. GDP/ngƣời năm 2020 khoảng 4.000 – 4.500
USD/năm.
- Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2016 – 2020
đạt khoảng 6,5% - 7,5%;
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng công nghiệp và dịch
vào, giảm dần tỷ trong nông nghiệp trong GDP. Tỷ trọng công nghiệp và dịch

vụ đạt trên 90% năm 2020 có cơ cấu :
+ Công nghiệp – xây dựng

: 61% - 62%

+ Dịch vụ

: 27% - 28%

+ Nông – lâm – ngƣ nghiệp

: 11% - 12%

- Hình thành một Trung tâm thƣơng mại lớn tại thành phố Quảng Ngãi
và hệ thống siêu thị tại các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh.
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 954 triệu USD
- Huy động vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 – 2020 đạt
100 - 110 nghìn tỷ đồng
- Thực hiện các biện pháp tăng nguông thu và sử dụng hiệu quả vốn thu
ngân sách trên địa bàn nhằm nâng tỷ lệ thu ngân sách nhà nƣớc trên GDP từ
13,2% năm 2008 lên 18% năm 2020.
(2) Về phát triển xã hội:
- Phấn đấu đến năm 2020 có 99% học sinh tiểu học và trung học cơ sở đi
học đúng độ tuổi, có trên 50% trƣờng mầm non, 70% trƣờng tiểu học và 70%
các trƣờng trung học đạt chuẩn quốc gia, 99% các đối tƣợng trong độ tuổi đều
đạt phổ cập trung học cơ sở, 35% trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ, 85% cháu
trong độ tuổi đến lớp mẫu giáo. Phấn đấu đạt chỉ số phát triển con ngƣời
(HDI) bằng mức bình quân cả nƣớc.
- Hàng năm giải quyết khoảng 38-42 nghìn việc làm cho ngƣời lao động.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 42% vào năm 2020, lao động nông nghiệp

giảm còn 40%.


66

- Nâng thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh lên khoảng 1,2 lần so với
trung bình toàn quốc vào năm 2020. Giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn theo
tiêu chí mới hiện nay xuống còn khoảng 6% vào năm 2020.
(3) Về tài nguyên và môi trƣờng:
- Phủ xanh đất trống đồi trọc núi trọc, đƣa tỷ lệ che phủ rừng lên 52%
vào năm 2020, tăng diện tích cây xanh ở thành phố Quảng Ngãi và các đô thị
khác của Tỉnh;
- Tỷ lệ hộ dân dùng nƣớc sạch đạt 93%;
- Từng bƣớc ứng dụng công nghệ sạch vào các ngành kinh tế của Tỉnh.
Đến năm 2020 các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch
hoặc đƣợc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm;
3.1.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
của tỉnh Quảng Ngãi
a. Định hướng
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, có trọng tâm
trọng điểm nhằm tạo ra bƣớc đi phù hợp vừa có bƣớc đột phá theo hƣớng hiện
đại tạo nên mạng lƣới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phƣơng thức
vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn
tỉnh. Nâng cao công tác bảo trì, bảo dƣỡng, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng
cao năng suất lao động đảm bảo hiệu quả, bền vững trong khai thác kết cấu hạ
tầng giao thông hiện có.
Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
theo đó mọi ngƣời sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông sẽ đóng góp phí sử
dụng cho công tác bảo trì và tái đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.

Dành quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang
an toàn giao thông một cách hợp lý, bềnh vững. Công tác quy hoạch đất sử


67

dụng cho kết cấu hạ tầng giao thông cần có sự thống nhất và phối hợp chặt
chẽ, thực hiện đồng bộ giữa các Bộ, ngành và địa phƣơng.
Bên cạnh việc tạo ra hệ thống giao thông công cộng ngày càng hiện đại,
tỉnh Quảng Ngãi đang bàn giải pháp hƣớng đến việc biến Quảng Ngãi trở
thành trung tâm trung chuyển của miền Trung-Tây Nguyên. Quảng Ngãi có
lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có nhiều dự án quan
trọng nằm trong khu kinh tế trọng điểm quốc gia nhƣ: Nhà máy Lọc dầu
Dung Quất, Khu công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi; là tỉnh
có mạng lƣới giao thông đồng bộ, kết nối thuận lợi giữa đƣờng bộ, đƣờng sắt,
đƣờng thủy và đƣờng hàng không, đây là môi trƣờng thuận lợi để ngành vận
tải phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng.
b. Mục tiêu
- Phấn đấu hoàn thành xuất sắc toàn diện các nhiệm vụ, kế hoạch đƣợc
UBND tỉnh và Bộ GTVT giao, trong đó đảm bảo tốc độ tăng trƣởng về sản
lƣợng vận tải hàng năm là 10-11%; giải ngân 100% kế hoạch vốn đƣợc giao
và quyết toán 100% dự án hoàn thành theo đúng thời gian quy định.
- Từng bƣớc xây dựng phát triển mạng lƣới giao thông tỉnh Quảng Ngãi
một cách đồng bộ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Hội nghị
lần thứ tƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI ”Xây dựng hệ thông kết
cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020”; phát triển vận tải và công nghiệp sửa
chữa, bảo dƣỡng theo hƣớng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa
và hành khách với chất lƣợng ngày càng cao, giá thành lợp lý, tiện nghi, an
toàn, bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Để đạt đƣợc mục tiêu trở thành Trung tâm trung chuyển của khu vực,
Sở GTVT xác định đến năm 2020, khối lƣợng vận tải hàng hóa toàn tỉnh đạt


68

10,4 triệu tấn/năm, khối lƣợng luân chuyển khoảng 1.713 tấn/km/năm. Khối
lƣợng vận tải hành khách toàn tỉnh đạt 5,1 triệu hành khách/năm, khối lƣợng
luân chuyển khoảng hơn 1,3 triệu hành khách/năm... Giai đoạn 2020-2030,
khối lƣợng vận tải hàng hóa đạt 26,2 triệu tấn/năm, khối lƣợng luân chuyển
khoảng 4.247 triệu tấn/km/năm, với tốc độ tăng trƣởng bình quân hằng năm
khoảng 9,5%... Bên cạnh việc tăng số phƣơng tiện, Sở GTVT cũng lập đề án
đầu tƣ xây dựng hệ thống đƣờng giao thông, bến cảng, nhà ga…
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020,
định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết
định số 136/QĐ-UBND ngày 22/01/2013 và Kế hoạch thực hiện Chƣơng
trình hành động của Tỉnh uỷ số 28-CTr/TU đƣợc Chủ tịch UBND tỉnh phê
duyệt tại Quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 01/3/2013, Sở GTVT đề xuất
thực hiện nhƣ sau:
a. Đối với các tuyến Quốc lộ: Phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT thực hiện
đầu tƣ nâng cấp các đƣờng quốc lộ theo quy hoạch phát triển giao thông vận
tải Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hƣớng đến
năm 2030; trong đó, hoàn thành việc đầu tƣ mở rộng tuyến Quốc lộ 24B đoạn
từ Km23+300 – Km29+200, dài 5,9km (đoạn qua trung tâm huyện lỵ Sơn
Tịnh mới) với mặt cắt ngang nền đƣờng rộng 24m; hoàn thành nâng cấp mở
rộng tuyến Quốc lộ 24, đoạn Km8-Km32.
b. Đối với các đường tỉnh
- Bố trí vốn để thực hiện đầu tƣ hoàn thành đƣờng Tịnh Phong – cảng
Dung Quất II; đƣờng ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh, giai đoạn 2 (đoạn Trà
Khúc – Sa Huỳnh); nâng cấp đƣờng 624 (Quảng Ngãi – Ba Động);

- Đề nghị Trung ƣơng hỗ trợ vốn đầu tƣ xây dựng cầu Cửa Đại;


69

- Sử dụng vốn Ngân sách tỉnh, vốn Chƣơng trình phát triển vùng và vốn
ODA để thực hiện các dự án: Nâng cấp, mở rộng đƣờng tỉnh 623B, giai đoạn
2 (từ cầu Bàu Tré đến đầu mối Thạch Nham); tuyến 624B (Quán Lát – Đá
Chát), tuyến 624C (Đạm Thủy – Suối Bùn), tuyến 621 (Châu Ổ - Sa Kỳ),
tuyến 628 (Quốc lộ 1 – Sơn Kỳ), tuyến 622B (Quốc lộ 1 – Tây Trà), đƣờng
tránh lũ cứu hộ, cứu nạn các huyện vùng Tây tỉnh Quảng Ngãi (Ba Tơ – Minh
Long – Sơn Hà).
c. Đối với các đường huyện, đường xã
- Trên cơ tình hình phát triển giao thông nông thôn đến cuối năm 2015
tỉnh phấn đấu đạt chuẩn về tiêu chí giao thông trên địa bàn tỉnh là 3.934,14
km. Trong đó:
* Đƣờng trục xã, liên xã : 730,83 km
* Đƣờng trục thôn, xóm : 768,77 km
* Đƣờng ngõ, xóm

: 1.028,64 km

* Đƣờng trục chính nội đồng: 1.405,90 km
- Phấn đấu nhựa hóa, cứng hóa đạt 80% các tuyến đƣờng huyện, trong
đó đạt 100% các tuyến đƣờng từ trung tâm huyện đến trung tâm xã; nâng cấp
một số tuyến đƣờng huyện kết nối với tuyến Quốc lộ 1, đƣờng cao tốc Đà
Nẵng –Quảng Ngãi, đƣờng ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh.
- Tập trung đầu tƣ đƣờng xã theo Đề án phát triển giao thông nông thôn;
phấn đấu đến năm 2020, nhựa hóa, cứng hóa các tuyến đƣờng xã đạt 70%.



×