Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.96 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM NHƢ Ý

QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUY HÒA,
TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM NHƢ Ý

QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUY HÒA,
TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Mã số : 60.31.01.05

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO

Đà Nẵng – Năm 2017





MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................. 5
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................. 6
8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................... 15
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TỪ
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ............................................... 16
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ
TẦNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC .............................. 16
1.1.1 Một số khái niệm........................................................................... 16
1.1.2 Đặc điểm của quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng .................. 20
1.1.3 Vai trò của quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn
ngân sách nhà nƣớc ........................................................................................ 23
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ
NGUỒN VỐN NSNN .................................................................................... 26
1.2.1 Công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tƣ. .................... 26
1.2.2 Quản lý tiến độ thực hiện các công trình ...................................... 27
1.2.3 Quản lý chất lƣợng công trình ...................................................... 28
1.2.4 Quản lý sử dụng vốn đầu tƣ .......................................................... 30
1.2.5 Công tác giám sát và đánh giá kết quả đầu tƣ .............................. 33



1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN ....................... 34
1.3.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 34
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 34
1.3.3 Năng lực của bộ máy quản lý........................................................ 35
1.3.4 Các cơ chế chính sách về quản lý đầu tƣ xây dựng ...................... 36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................... 38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ................................... 39
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI THÀNH PHỐ TUY HÒA
ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ
HẠ TẦNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ....................... 39
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 39
2.1.2 Đặc điểm kinh tế ........................................................................... 41
2.1.3 Đặc điểm xã hội ............................................................................ 46
2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA .......................... 48
2.2.1 Mạng lƣới giao thông .................................................................... 48
2.2.2 Hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng ................................. 49
2.2.3 Thủy lợi ......................................................................................... 49
2.2.4 Hệ thống cấp, thoát nƣớc .............................................................. 50
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ
HẠ TẦNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUY
HÒA GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 .................................................................... 50
2.3.1 Thực trạng công tác quản lý xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch
đầu tƣ.............................................................................................................. 51



2.3.2 Thực trạng công tác quản lý tiến độ thực hiện các công trình ...... 54
2.3.3 Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng công trình ...................... 59
2.3.4 Thực trạng công tác quản lý sử dụng vốn đầu tƣ .......................... 61
2.3.5 Thực trạng công tác giám sát và đánh giá kết quả đầu tƣ ............. 66
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU
TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ TUY HÒA .................................................................... 67
2.4.1 Kết quả đạt đƣợc ........................................................................... 67
2.4.2 Hạn chế, tồn tại ............................................................................. 68
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế .................................................................... 70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................... 72
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA .................................................................... 74
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................... 74
3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Tuy Hòa............... 74
3.1.2 Định hƣớng phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố Tuy Hòa ...... 75
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ TUY HÒA .............................................................................. 76
3.2.1 Hoàn thiện công tác quản lý việc xây dựng quy hoạch, lập và thực
hiện kế hoạch đầu tƣ....................................................................................... 76
3.2.2 Giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình.................. 80
3.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ
tầng ................................................................................................................. 86
3.2.4 Nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn ngân sách cho đầu tƣ xây
dựng CSHT .................................................................................................... 89


3.2.5 Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm

công tác quản lý đầu tƣ xây dựng CSHT ....................................................... 93
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTC

: Bộ Tài chính

BXD

: Bộ Xây dựng

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

GTNT

: Giao thông nông thôn

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KBNN


: Kho bạc nhà nƣớc

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

NSNN

: Ngân sách nhà nƣớc

NSTW

: Ngân sách Trung ƣơng

UBND

: Ủy ban nhân dân

XDCB

: Xây dựng cơ bản


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng


Trang

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân trên địa bàn thành

42

bảng
2.1

phố Tuy Hòa giai đoạn 1996 - 2015 Giai đoạn
2.2

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Tuy

44

Hòa giai đoạn 1996 - 2015
2.3

Tình hình thu – chi ngân sách trên địa bàn thành phố

46

Tuy Hòa giai đoạn 2011 – 2015
2.4

Tình hình dân số - lao động trên địa bàn thành phố Tuy

47


Hòa giai đoạn 2006 – 2015
2.5

Tổng hợp số lƣợng, diện tích các đồ án quy hoạch trên

52

địa bàn thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2011 – 2015
2.6

Tình hình đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn

58

thành phố Tuy Hòa từ năm 2011 – 2015
2.7

Kế hoạch phân bổ vốn đầu tƣ xây dựng trên địa bàn

63

thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2011 – 2015
2.8

Tình hình thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng trên địa bàn

64

thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2011 – 2015
3.1


Nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển KT – XH Thành phố Tuy

83

Hòa đến năm 2020
3.2

Tổng hợp số lƣợng dự án ƣu tiên đầu tƣ trên địa bàn
Thành phố Tuy Hòa đến năm 2020

91


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu

Tên hình

Trang

Thực trạng tăng trƣởng các ngành kinh tế của thành phố

43

hình
2.1

Tuy Hòa giai đoạn 2011 – 2015

2.2

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Tuy

44

Hòa giai đoạn 1996 - 2015 (%)
2.3.

Tỷ lệ phân bổ các công trình thực hiện trong giai đoạn

55

2011 - 2015
2.4.

Tỷ trọng vốn đầu tƣ XDCB trong tổng nguồn vốn NSNN
thành phố Tuy Hòa giai đoạn (2011 - 2015)

62


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội luôn là mục tiêu hƣớng tới
của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để đạt đƣợc mục tiêu
đó thì đầu tƣ phát triển là một yếu tố cực kỳ quan trọng, vì đầu tƣ phát triển,
nói rõ hơn là đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, không những làm gia tăng tài sản

của cá nhân nhà đầu tƣ mà còn trực tiếp làm gia tăng tài sản vật chất cho nền
kinh tế, có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, công tác quản lý các công trình xây dựng cơ bản nói chung
và quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN nói riêng trên
thực tế hiện nay khá phức tạp, quy trình, thủ tục trong quá trình thực hiện còn
rƣờm rà do có quá nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý. Đây chính
là rào cản lớn đối với hiệu quả đầu tƣ, tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng.
Đó cũng là nhu cầu bức thiết từ thực tiễn phát triển, đòi hỏi các đơn vị chức
năng cần phải cải tiến phƣơng pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý đầu tƣ các công trình từ nguồn vốn NSNN.
Thành phố Tuy Hòa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
tỉnh Phú Yên. Trải qua các thời kỳ phát triển, thành phố ngày càng đƣợc mở
rộng và đƣợc đầu tƣ nhiều kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ sản xuất
và dân sinh, thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ, đời sống nhân dân đƣợc
nâng lên rõ rệt. Đến nay, chính quyền và nhân dân thành phố đã phấn đấu
hoàn thành nhựa hóa 100% các tuyến đƣờng giao thông chính; bê tông hóa
trên 90% các tuyến đƣờng liên thôn, liên xã; nhiều công trình công cộng đã
đƣợc đƣa vào sử dụng đạt hiệu quả nhƣ hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh
công cộng và công viên. Đặc biệt, việc đầu tƣ xây dựng cầu và đƣờng Hùng


2

Vƣơng đã tạo cho thành phố Tuy Hòa một vóc dáng mới văn minh, hiện đại.
Trong những năm gần đây, kinh phí đầu tƣ cho công tác xây dựng phát
triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố Tuy Hòa chiếm tỷ trọng khá lớn
trong tổng nguồn vốn NSNN. Tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản năm 1989
thực hiện gần 250 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt trên 2.900 tỷ đồng, tăng hơn
11,6 lần. Công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN

ở địa phƣơng nơi đây đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện nhƣng vẫn còn tồn tại
nhiều vấn đề bất cập nhƣ: Một số công trình đầu tƣ còn manh mún, dàn trải
dẫn đến kém hiệu quả; tiến độ thực hiện các công trình còn chậm; công tác
kiểm tra, giám sát chƣa kịp thời nên vẫn còn xảy ra tình trạng lãng phí, thất
thoát nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc…
Tuy Hòa là thành phố trẻ có nền kinh tế xuất phát điểm thấp, việc huy
động nguồn vốn đầu tƣ từ nội bộ nền kinh tế của địa phƣơng cũng nhƣ nguồn
lực trong tỉnh còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ của ngân sách
Trung ƣơng và khai thác quỹ đất ở địa phƣơng nên việc thực hiện tốt công tác
quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN nhằm mang lại
hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, càng mang
tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức đƣợc vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên” với hy vọng sẽ tìm ra những hạn chế, bất cập, để từ đó
đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ
tầng từ nguồn vốn NSNN tại thành phố Tuy Hòa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Đánh giá khái quát tình hình thực tế cũng nhƣ đề xuất giải pháp cho
công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà
nƣớc trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.


3

* Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở
hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ

nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ xây dựng
cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuy Hòa
có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ
tầng?
- Thực trạng công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn
vốn NSNN ở thành phố Tuy Hòa trong thời gian qua nhƣ thế nào?
- Giải pháp nào cho việc hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ xây dựng
cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Tuy Hòa trong thời
gian tới?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn liên quan đến quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật từ
nguồn vốn NSNN (chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá công tác quản lý đầu
tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đƣợc sử dụng từ nguồn vốn ngân sách địa
phƣơng).
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý
đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật từ nguồn vốn ngân sách địa phƣơng
bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng đô thị, hệ thống thủy lợi
và cấp thoát nƣớc.


4

- Phạm vi không gian: Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tƣ xây

dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn
2011 – 2015; các giải pháp có ý nghĩa trong những năm đến.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp phân tích hệ thống:
Phƣơng pháp phân tích hệ thống là cách tiếp cận cơ bản trong tiến trình
giải quyết vấn đề tác giả đặt ra. Phƣơng pháp phân tích hệ thống là phƣơng
pháp nghiên cứu thƣờng tập trung chủ yếu vào một vấn đề để phân tích,
nghiên cứu và xem xét thực tiễn để rút ra kết luận nhằm đánh giá thực tiễn
một cách khoa học. Mục tiêu trọng tâm của phƣơng pháp nghiên cứu này
nhằm phản ảnh một cách rõ ràng thực trạng và đề xuất một cách có hệ thống
các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng
từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú
Yên.
* Phương pháp phân tích thống kê:
Phƣơng pháp phân tích thống kê là phƣơng pháp nghiên cứu lấy con số
thống kê làm tƣ liệu và lấy các phƣơng pháp thống kê làm công cụ nghiên
cứu. Nói một cách cụ thể, phƣơng pháp phân tích thống kê đƣợc sử dụng để
tổng hợp các dữ liệu nhằm phân tích những nội dung chủ yếu của luận văn.
Nhờ vào cơ sở lý luận và nguồn số liệu thu thập đƣợc trong giai đoạn 2011 –
2015 trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên
cứu này để phân tích số liệu thống kê, phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố
liên quan, xác định các mối liên hệ, các quy luật, từ đó rút ra những nhận xét,
đánh giá mang tính khái quát cao làm nổi bật nội dung chính của luận văn.
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê với mục đích chủ yếu cho


5

việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ

tầng từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Tuy Hòa trong giai đoạn
2011 – 2015 và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong công tác
quản lý đầu tƣ xây dựng ở địa phƣơng trong những năm tới.
* Phương pháp phân tích so sánh:
Phƣơng pháp phân tích so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu
phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích so sánh để đánh
giá thực trạng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách
nhà nƣớc ở thành phố Tuy Hòa bằng cách so sánh các chỉ số qua các năm, so
sánh với kế hoạch đã đặt ra và kết quả thực hiện đƣợc.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng lồng ghép các phƣơng
pháp nghiên cứu trên để tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng cũng nhƣ đề
xuất các giải pháp cho đề tài của mình.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn đã góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN.
- Làm rõ những mặt mạnh, lợi thế tác động tích cực và chỉ ra những
điểm yếu, những bất lợi ảnh hƣởng đến công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ
sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Tuy Hòa.
- Đánh giá thực trạng quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn
vốn NSNN ở thành phố Tuy Hòa trong thời gian qua, phân tích những mặt
làm đƣợc, chƣa làm đƣợc trong công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ
tầng từ nguồn vốn NSNN
- Luận văn đã đƣa ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu
tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Tuy
Hòa


6


7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đầu tƣ xây dựng cơ bản đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng
trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam nên vấn đề quản lý đầu tƣ
xây dựng, đặc biệt là đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách
nhà nƣớc luôn là mối quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà kinh tế
học, nhà làm chính sách… và từ đó đã có nhiều công trình nghiên cứu và
những định hƣớng đã góp phần không nhỏ trong việc phân tích, đánh giá cũng
nhƣ đề xuất những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ
xây dựng nhƣ:
- PGS.TS Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB
Thông tin và truyền thông.
Giáo trình Kinh tế phát triển đi vào nghiên cứu vấn đề phát triển kinh
tế cho các nƣớc phát triển. Với mục đích giúp ngƣời đọc dễ dàng tiếp cận với
những kiến thức toàn diện về kinh tế phát triển, cuốn sách đã hệ thống hóa
những kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận vững chắc xung quanh các lý thuyết
tăng trƣởng kinh tế, nguồn lực phát triển kinh tế, mô hình cũng nhƣ chính
sách phát triển kinh tế của các quốc gia.
Nghiên cứu cuốn sách này có thể giúp chúng ta phân tích, đánh giá khái
quát đƣợc tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng thông qua
các số liệu thu thập của từng năm, từ đó có những giải pháp, đề xuất phù hợp
với tình hình thực tiễn của mỗi địa phƣơng.
- PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2007), Giáo trình Kinh tế đầu tư,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Quá trình tiến hành một công cuộc đầu tƣ kể từ khi bắt đầu chi phí các
nguồn lực đến khi các thành quả của quá trình đầu tƣ phát huy tác dụng và
ngừng hoạt động có rất nhiều công việc phải làm với tính chất kỹ thuật rất đa
dạng. Trong thực tế, vấn đề trang bị các kiến thức về kinh tế đầu tƣ chỉ mới
đƣợc chú trọng trong những năm gần đây. Tuy nhiên việc trang bị các kiến



7

thức này chỉ mang tính chấp vá theo từng chuyên đề, theo các lớp đào tạo
ngắn hạn cho các cán bộ đƣơng chức. Do đó, năng lực và hiệu quả quản lý
hoạt động đầu tƣ của đất nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của sự phát triển
đầu tƣ một cách có hiệu quả, những hạn chế trong quản lý hoạt động đầu tƣ là
khá nhiều làm cho những thất thoát trong đầu tƣ khá lớn, hiệu quả đầu tƣ
chƣa cao.
Chính vì thế, vấn đề trang bị một cách có hệ thống, toàn diện các kiến
thức về đầu tƣ cho đội ngũ những ngƣời đang làm việc trong lĩnh vực đầu tƣ,
cho sinh viên các trƣờng đại học và đặc biệt là sinh viên chuyên ngành kinh tế
đầu tƣ là một vấn đề bức xúc và việc biên soạn cuốn Giáo trình Kinh tế đầu
tư là một yếu tố khách quan.
Giáo trình đã khái quát những vấn đề lý luận chung về kinh tế trong
lĩnh vực hoạt động đầu tƣ; vai trò và đặc điểm của đầu tƣ phát triển trong nền
kinh tế; xem xét các nguồn vốn và các giải pháp huy động các nguồn vốn đó
cho đầu tƣ. Cuốn sách cung cấp cho ngƣời đọc kiến thức về các khái niệm,
phạm trù, các nguyên tắc tổ chức quản lý, các quy luật đặc thù của hoạt động
đầu tƣ trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
- PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình lập dự án đầu tư,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị
trƣờng có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc, sự đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh
vực quản lý hoạt động đầu tƣ vừa là yêu cầu thực tế khách quan, vừa mang
tính cấp bách. Trong sự đổi mới này, đầu tƣ theo dự án giữ một vai trò cực kỳ
quan trọng. Đây là vấn đề cần và phải đƣợc quan tâm ở nƣớc ta hiện nay.
Nhận thức đƣợc vấn đề này, Giáo trình lập dự án đầu tư đƣợc tác giả biên
soạn với mong muốn cung cấp một số kiến thức cơ bản về vấn đề quản lý dự
án đầu tƣ.



8

Nội dung cuốn giáo trình đã nêu lên một số vấn đề về đầu tƣ, trình tự,
nội dung nghiên cứu và công tác tổ chức dự án, nghiên cứu các căn cứ chủ
yếu hình thành dự án đầu tƣ, nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án, nghiên
cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự dự án đầu tƣ, so sánh và lựa chọn
phƣơng án đầu tƣ, ứng dụng Excel trong lập dự án và một số vấn đề về quản
lý dự án đầu tƣ.
- Bùi Mạnh Cƣờng (2012), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước. Luận án Tiến sỹ khoa học kinh tế, Trƣờng
Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN có vai trò, vị trí, ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong nền kinh tế. Các lý thuyết kinh tế từ trƣớc đến nay đều
khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN
với tăng tƣởng, phát triển kinh tế. Đây là vấn đề đƣợc các nhà nghiên cứu
Việt Nam rất quan tâm.
Luận văn đã làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
của đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và
phƣơng pháp đánh giá hiệu quả đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN và sử
dụng hệ thống chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá để đánh giá hiệu quả kinh tế
và xã hội ở Việt Nam. Đề xuất định hƣớng, hệ thống giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đến năm 2020.
Luận án giúp cho ngƣời đọc nhận thức rõ vai trò của đầu tƣ phát triển
từ nguồn vốn NSNN có ảnh hƣởng rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế, ổn
định vĩ mô, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, đảm
bảo an sinh và công bằng xã hội.
- Phan Xuân Bách (2014), Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đăk Lăk. Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại

học Đà Nẵng.


9

Đầu tƣ cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nƣớc trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng. Việc quản lý đầu tƣ các công trình
CSHT từ NSNN cho đầu tƣ xây dựng CSHT, đặc biệt là CSHT giao thông ở
nhiều địa phƣơng hiện nay vẫn còn gặp nhiều bất cập, trong đó có tỉnh Đăk
Lăk. Làm thế nào để quản lý đầu tƣ xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế - xã
hội cao đối với các dự án đầu tƣ xây dựng CSHT giao thông trong tình hình
nguồn vốn NSNN đang rất hạn chế là vấn đề mà tác giả Phan Xuân Bách đặt
ra cần phải giải quyết cho luận văn thạc sỹ của mình.
Đề tài đã tập trung khái quát lý luận về quản lý đầu tƣ xây dựng từ
nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc. Đánh giá thực trạng quản lý đầu tƣ xây dựng
CSHT giao thông từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Đồng thời,
đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực để hoàn thiện công tác quản lý đầu
tƣ xây dựng CSHT từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Đăk Lăk.
Luận văn đã chỉ ra các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý đầu tƣ
hiện nay để làm cơ sở cho các nhà kinh tế có những giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý đầu tƣ xây dựng từ nguồn vốn NSNN.
- Lƣu Thị Hoàng Anh (2014), Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư dự
án xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn Thạc
sỹ, Trƣờng Đại học Thái Nguyên.
Với cách tiếp cận hệ thống về vấn đề đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nghiên cứu, phân tích các lĩnh vực
quản lý cụ thể của các dự án đầu tƣ trong hệ thống pháp luật hiện hành của
quốc gia và việc triển khai tại địa phƣơng, luận văn đã phân tích đƣợc những
điểm yếu, những điều cần sửa đổi trong tất cả các mặt có liên quan đến đầu tƣ
từ NSNN.

Về cơ sở lý luận, luận văn đã trình bày rõ những nội dung cơ bản về
hoạt động quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản, phân tích quy trình quản lý đầu tƣ


10

và xây dựng, cơ sở quản lý vốn đầu tƣ theo định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn
giá xây dựng cơ bản. Đồng thời làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan
Nhà nƣớc và các tổ chức tham gia quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Về thực tiễn, luận văn đã nhận xét phản ánh đúng thực trạng và phân
tích về cơ chế quản lý đầu tƣ của nƣớc ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng trong thời gian qua, đồng thời phân tích chỉ ra nguyên nhân
dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn đầu tƣ trong xây dựng cơ bản, từ khâu chuẩn
bị đầu tƣ đến thanh quyết toán đƣa công trình đƣợc đầu tƣ vào khai thác sử
dụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Triệu Trân Hy (2013). Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản tại thành phố Đà Nẵng.
Luận văn Thạc sỹ kinh tế kỹ thuật, Trƣờng Đại học Đà Nẵng.
Trong thời gian qua, đầu tƣ xây dựng cơ bản đã góp phần rất lớn vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, bên
cạnh những thành tựu đạt đƣợc, lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản vẫn còn bộc
lộ nhiều mặt hạn chế, nhiều vụ tiêu cực, tham nhũng trong xây dựng đầu tƣ đã
đƣợc đăng tải nhiều trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Do vậy, nâng
cao hiệu quả đầu tƣ xây dựng cơ bản đang là thách thức đối với sự nghiệp
phát triển của cả nƣớc nói chung và thành phố Đà Năng nói riêng.
Trên cơ sở lý luận chung về đầu tƣ xây dựng cơ bản, tác giả phân tích
các chỉ tiêu phản ảnh và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động đầu tƣ
trong lĩnh vực xây dựng. Luận văn chủ yếu đánh giá tổng kết công tác đầu tƣ
xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Nội
dung tập trung chủ yếu là phân tích những mặt hạn chế, thiết sót nhƣ tình

trạng thất thoát, lãng phí, dẫn đến công trình không đảm bảo chất lƣợng, đầu
tƣ kém hiệu quả. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra những định hƣớng và đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ xây dựng tại thành phố
Đà Nẵng.


11

- Nguyễn Thế Hùng (2015), Giải pháp quy hoạch, đầu tư xây dựng,
quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển
thủ đô Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hội thảo khoa học
chủ đề “Thủ đô Hà Nội: Truyền thống, nguồn lực và định hƣớng phát triển”.
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nƣớc và Thủ đô Hà Nội có
nhiều khó khăn, thách thức, thời gian qua, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân
Thủ đô đã dành sự quan tâm lớn đến công tác quy hoạch, đầu tƣ xây dựng
phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, góp phần tăng trƣởng kinh tế, nâng
cao chất lƣợng đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực
nông thôn, thành thị. Tuy nhiên, tốc độ phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ
thuật chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, vẫn còn nhiều công trình chƣa hoàn thành
và ảnh hƣởng đến quá trình phát triển. Các chỉ tiêu phát triển hệ thống hạ tầng
kỹ thuật của Thủ đô đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 nhƣ quy hoạch
đã đề ra sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không tiếp tục có các giải pháp mạnh mẽ,
mang tính đột phá mới và có sự tham gia quyết tâm của cả hệ thống chính trị,
các cấp chính quyền, có đƣợc sự giúp đỡ mạnh mẽ từ trung ƣơng và sự ủng
hộ của nhân dân thủ đô.
Bài viết đã đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, đầu tƣ xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thủ đô Hà Nội, trong đó tập trung vào công
tác lập quy hoạch, kế hoạch và công tác đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng kỹ thuật.
Trong báo cáo này, tác giả đã đánh giá: Với quyết tâm nỗ lực, áp dụng

nhiều hình thức đầu tƣ để triển khai xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật đô
thị, trong thời gian qua, thành phố Hà Nội đã huy động một nguồn lực không
nhỏ để thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, tạo nên
diện mạo mới đổi thay của thủ đô, góp phần từng bƣớc tiến tới phát triển đô
thị văn minh, hiện đại, bền vững về môi trƣờng, tăng trƣởng về kinh tế, ổn
định xã hội và chính trị.


12

Báo cáo cũng đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại,
khuyết điểm nêu trên, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực, những công
tác tổ chức triển khai cụ thể để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- ThS Hoàng Văn Thành (2005), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện
Nghiên cứu quản lý Trung ƣơng – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ.
Đầu tƣ xây dựng cơ bản là bộ phận vô cùng quan trọng thuộc đầu tƣ
phát triển. Để xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cũng nhƣ tạo ra các tài sản
cố định, chúng ta phải đầu tƣ xây dựng cơ bản. Và nguồn vốn đầu tƣ, trong đó
nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo, là một trong những nhân
tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực hiện đầu tƣ.
Với đề tài nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng bốn nhóm giải pháp để
nâng cao hiệu quả đầu tƣ từ nguồn vốn NSNN. Đề tài đã đi sâu vào các giải
pháp để nâng cao hiệu quả đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc, chia thành bốn
nhóm chính: nhóm giải pháp tài chính, nhóm giải pháp về con ngƣời, nhóm
giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý đầu tƣ từ NSNN và nhóm giải pháp
khác. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các giải pháp đƣợc đề xuất còn mang
tính chung cho toàn bộ hoạt động quản lý dự án đầu tƣ từ nguồn vốn NSNN
và nâng cao hiệu quả của nó, chƣa thể hiện đƣợc giải pháp nào sẽ đƣợc áp

dụng tập trung cho từng địa phƣơng riêng biệt.
Với phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp duy vật lịch sử kết
hợp với phân tích tổng hợp, hệ thống… đề tài đã làm rõ cơ sở lý luận trong
công tác quản lý đầu tƣ xây dựng, đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả
đầu tƣ từ nguồn vốn NSNN. Đề tài nghiệm thu đƣợc Hội đồng đánh giá cao,
đã đạt đƣợc những thành công nhất định về các vấn đề nghiên cứu và giải
quyết các vấn đề đặt ra; các nhận xét, kết luận rút ra có tính khái quát, cụ thể,


13

kết quả nghiên cứu có tác dụng tốt, có giá trị tham khảo cao. Xét về nội dung,
yêu cầu của một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, đề tài đã đáp ứng đƣợc
các mục tiêu đề ra.
- Lại Quang Tuyển, Nguyễn Văn Quyết (2013), Tăng cường công tác
quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, Sở Xây dựng Hà
Nam.
Chất lƣợng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến
an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tƣ xây dựng
công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của
đất nƣớc. Để có đƣợc chất lƣợng công trình xây dựng nhƣ mong muốn, có
nhiều yếu tố ảnh hƣởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý
(của chính quyền, của chủ đầu tƣ) và năng lực của các nhà thầu tham gia các
quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.
Bài viết đã đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lƣợng công trình
xây dựng của tỉnh Hà Nam, từ đó xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm tăng
cƣờng công tác quản lý chất lƣợng công trình trên địa bàn tỉnh. Đề tài này đã
đem lại hiệu quả tích cực trong lĩnh vực xây dựng nói chung và ngành xây
dựng nói riêng; đã đƣa ra các yêu cầu cần thiết trong lĩnh vực hoạt động xây
dựng đòi hỏi các Sở, ngành và các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng phải

nghiêm túc thực hiện.
- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Phú Yên (2015). Thành phố Tuy Hòa
vươn mình mạnh mẽ. Ấn phẩm Phú Yên – 25 năm trƣởng thành và phát triển,
Tr 64 – 65.
”Phú Yên – 25 năm Trưởng thành và Phát triển” đã phát họa bức tranh
toàn cảnh về Phú Yên trong suốt hành trình 25 năm tái lập, cũng nhƣ dấu ấn
của vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống anh hùng suốt hơn 400 năm
hình thành và phát triển; trong đó không thể không nói đến thành phố Tuy
Hòa – trung tâm văn hóa- chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh – một Tuy Hòa


14

nổ lực vƣợt bậc để vƣơn mình từ một bãi đất hoang sơ, ”nhiều không – không
đƣờng nhựa, không điện lƣới quốc gia, không nhà máy công nghiệp đúng
nghĩa...” đã trở thành một khu đô thị phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Ấn phẩm đã đƣa ngƣời đọc khái quát một chặng đƣờng dài thay đổi từ
một tỉnh thƣờng xuyên phải nhận cứu trợ, hiện nay Phú Yên đã vƣơn lên thoát
khỏi tình trạng tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng từng bƣớc đƣợc đầu tƣ cải thiện
đáng kể, nông thôn và đô thị từng ngày đƣợc đổi mới, tốc độ đô thị hóa đƣợc
đẩy nhanh. Đến với ”Phú Yên – 25 năm Trưởng thành và Phát triển”, chúng
ta sẽ thấy đƣợc một Tuy Hòa từ một thị xã nghèo đã vƣơn mình phấn đấu trở
thành một thành phố đô thị loại II đầy tự hào.
- UBND thành phố Tuy Hòa (2010), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Tuy Hòa đến năm 2020. Tuy Hòa.
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc và tỉnh Phú Yên đã và
đang có nhiều thay đổi và biến động, đặt thành phố Tuy Hòa trƣớc những cơ
hội và thách thức mới. Đặc biệt là sự lựa chọn ƣu tiên phát triển của thành
phố về không gian lãnh thổ, ngành nghề kinh tế và thu hút vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX có đề ra mục tiêu đến

năm 2020: “Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại”. Điều này rất quan trọng đối với Đảng bộ và nhân dân thành phố trong
việc nổ lực, quyết tâm xây dựng thành phố trở thành một trong những đầu tàu
kinh tế của tỉnh.
Báo cáo đã đánh giá những thành tựu và tồn tại trong 10 năm phát triển
kinh tế - xã hội gần đây, từ đó xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ và các giải
pháp chủ yếu, các chƣơng trình, dự án đầu tƣ, đảm bảo đến năm 2020 thành
phố Tuy Hòa có mức tăng trƣởng cao, ổn định và bền vững, là trung tâm kinh
tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại…
để kéo theo sự phát triển chung của cả tỉnh và đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ hội nhập. Đồng thời, báo cáo cũng cung cấp


15

các luận cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng năm nhằm
phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tài liệu tham khảo trên các tạp chí
chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khác đề cập đến lĩnh vực quản lý
đầu tƣ xây dựng từ nguồn vốn NSNN...
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, cấu trúc
của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng, cụ thể:
- Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ
tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc.
- Chƣơng 2. Thực trạng công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng
từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú
Yên.
- Chƣơng 3. Hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng
từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc tại thành phố Tuy Hòa.



×