Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập lớn thị trường chứng khoán Học viện ngân hàng PVPY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.92 KB, 12 trang )

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM

1.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu trong hơn 50
năm qua của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) - Ngân hàng Thương mại quốc doanh được Uỷ ban Chứng
khoán Nhà Nước chỉ định làm ngân hàng thanh toán cho thị trường
chứng khoán - sự khai trương và đi vào hoạt động với tư cách là một
định chế tài chính trung gian hoạt động đa năng của BSC cũng đánh
dấu cho sự khởi đầu cho ngành chứng khoán nói chung và nghề môi
giới, đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán tại Việt Nam nói riêng.
Hiện BSC có một trụ sở chính tại Hà Nội, một chi nhánh tại Thành
phố Hồ Chí Minh, mạng lưới đại lý giao dịch trên toàn quốc, với hơn
200 nhân viên làm việc trong cả khối hỗ trợ và khối nghiệp vụ.
Lịch sử hình thành:
26/11/1999 thành lập với tên giao dịch: Công ty TNHH Chứng
khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Công ty vinh
dự trở thành Công ty chứng khoán đầu tiên trong ngành ngân hàng
tham gia kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán và cũng là một
trong hai công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam.
Năm 2000: Thành lập chi nhánh tại Tp.Hồ Chí Minh
Năm 2003: được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng
theo chuẩn ISO 9001:2000
Năm 2010: Đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần
đầu ra công chúng.
Năm 2011:Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần
Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với số vốn


điều lệ là 865 tỷ đồng.
Năm 2016: TOP 7 trên sàn HOSE
Giá trị doanh nghiệp:


Cuối năm 2010, với định hướng phát triển của BIDV, đồng thời để
đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của thị trường, BSC tiến hành cổ
phần hóa và đấu giá thành công 10.195.570 cổ phần. Ngày
01/01/2011, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần
Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với số vốn
điều lệ là 865 tỷ đồng. Hiện BSC có một trụ sở chính tại Hà Nội, một
chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới đại lý giao dịch trên
toàn quốc, với hơn 200 nhân viên làm việc trong cả khối hỗ trợ và
khối nghiệp vụ.
Hơn 15 năm qua, với sự hậu thuẫn toàn diện, mạnh mẽ và có hiệu
quả của BIDV, bằng nỗ lực tự thân của đội ngũ cán bộ nhân viên,
BSC đã không ngừng vươn lên với mục tiêu trở thành một trong
những Công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam. Với mục tiêu
kinh doanh: “Lợi ích của khách hàng là lợi ích của công ty”, đồng
thời sứ mệnh của công ty là “Đóng góp cho sự phát triển của thị
trường chứng khoán, đem lại lợi ích cho khách hàng, các nhà đầu tư
và cổ đông của Công ty”
Thành tựu:
Năm 2009: Được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tôn vinh là 1
trong 15 Công ty chứng khoán tiêu biểu trong gần 100 thành viên
giao dịch.
Năm 2014: Được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội biểu dương Top
5 thành viên tiêu biểu thị trường Trái phiếu chính phủ.
Năm 2016:nhận giải thưởng “Best Investment Managemnt 2017”
do tạp chí World Finance bình chọn. Và nhiều thành tựu khác

Với tiềm lực tài chính vững mạnh, với uy tín đã tạo lập và khẳng
định trên trên thương trường, ngoài việc thiết lập mối quan hệ với
các đối tác trong nước để thực hiện những dự án lớn, BSC có thể
thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IFC,
MPDF...) để hỗ trợ toàn diện cho khách hàng.
1.2 Thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm hiện tại
Thị trường chứng khoán đã hình thành khá lâu trên thế giới và trải
qua những thăng trầm nhưng đã đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế. Với sự sôi động vốn có, TTCK đã thu hút rất nhiều các nhà
đầu tư trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mỗi giai đoạn khác nhau,
TTCK lại có những biến động khác nhau, từ đó tác động khác nhau
đến xu hướng đầu tư của các chủ thể. Sau đây là tình hình TTCK Việt
Nam vào những tháng đầu của năm 2018:
Trên thị trường xuất hiện các vấn đề liên quan đến chiến tranh
thương mại.Khi có nguy cơ chiến tranh thương mại, ảnh hưởng đến
hai yếu tố. Thứ nhất, tâm lý: chiến tranh thương mại giữa Mỹ và bất
kỳ quốc gia nào cũng đẩy rủi ro tại TTCK tăng lên. Khi TTCK Mỹ giảm
sâu sẽ kéo theo tâm lý lo ngại trên toàn cầu, từ đó ảnh hưởng tiêu
cực tới các TTCK quốc gia khác. Thứ hai là khi TTCK Mỹ có biến động


và rủi ro lên cao thì các NĐT trên thế giới có xu hướng giảm bớt tài
sản rủi ro như cổ phiếu, các thị trường mới nổi. Thay vào đó, họ đầu
tư vào các tài sản ít rủi ro hơn như vàng. Do đó, các thị trường mới
nổi sẽ dễ bị rút vốn và đó là điều có thể xảy ra. Cụ thể, dòng vốn
toàn cầu từ tháng 2 đến nay đã chững lại và đang có dấu hiệu bị rút
ra. Các thị trường như Mỹ, Trung Quốc bị rút vốn mạnh. Các thị
trường mới nổi mặc dù vẫn thu hút vốn, nhưng quy mô giảm mạnh,
chỉ khoảng 100 triệu USD, thay vì hàng tỷ USD như trước.
Việt Nam là thị trường cận biên, cũng sẽ bị ảnh hưởng cả tâm lý và

dòng vốn. Theo dõi dòng vốn vào Việt Nam từ tháng 2 tới nay, NĐT
nước ngoài có xu hướng bán ròng. Các quỹ ETF rất nhạy với xu
hướng thế giới, đầu tháng 1, họ mua ròng 5,4 nghìn tỷ trên TTCK Việt
Nam. Tuy nhiên, từ đầu tháng 2 tới nay, các quỹ ETF rút khoảng 1
nghìn tỷ. Rõ ràng có sự liên thông giữa TTCK Việt Nam và dòng vốn
thế giới. Sự đảo chiều của dòng vốn này có thể đến từ 2 việc (1)
chiến tranh thương mại và (2) FED có khả năng nâng lãi suất nhanh
hơn dự kiến (4 lần so với dự kiến là 3). Và FED nâng lãi suất cũng là
hệ quả của chiến tranh thương mại. Bởi chiến tranh thương mại sẽ
dẫn đến lạm phát tăng và FED càng có lý do nâng lãi suất.
Tóm lại, vẫn là rủi ro toàn cầu tăng cao khi có chiến tranh thương
mại và ảnh hưởng tới dòng vốn vào Việt Nam. Chúng ta có thể sẽ lo
ngại với cổ phiếu của một số ngành như giày dép, đồ điện tử
Thị trường chứng khoán biến động bởi các quyết định hoặc dòng
tweet của Tổng thống Donald Trump: Những câu chuyện riêng của
Việt nam là xu hướng thoái vốn, cổ phần hóa DNNN, niêm yết các
doanh nghiệp lớn, gia tăng quy mô TTCK một cách nhanh chóng, câu
chuyện nâng hạng TTCK từ cận biên lên thị trường mới nổi. Một ví dụ
là kể từ đầu năm 2017 đến nay, hầu như doanh nghiệp lớn nào IPO
và/hoặc lên sàn đều có mức giá tăng mạnh, nhờ vậy các quỹ nước
ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp này đều có lãi. Với xu hướng
CPH, niêm yết còn mạnh mẽ hơn trong năm 2018, nhiều cơ hội đầu
tư tốt cho NĐTNN vẫn còn trước mắt.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có thêm một sản phẩm mới
là Hợp đồng tương lai VN30 và sắp tới đây là Quyền chọn. VN30
future là sản phẩm nhà đầu tư có thể kiếm lãi khi thị trường giảm.
Đây là sản phẩm duy nhất cho phép làm điều đó. Khi rủi ro toàn cầu
tăng lên, NĐT nghĩ ngay đến rủi ro giảm điểm. Do đó, khi có sản
phẩm VN30 future, NĐT vẫn có thể kiếm lãi được khi thị trường giảm,
và ngoài ra có thể phòng ngừa rủi ro danh mục tốt nhất khi thị

trường biến động. Còn với Covered Warrant (CW), sản phẩm này hiện
mới chỉ có một vài cổ phiếu được chấp thuận. Ban đầu, mới chỉ được
chấp thuận mua CW, chưa được bán. Do đó, NĐT cược rằng cổ phiếu
tăng sẽ được lợi. Còn với thị trường nhiều biến động phức tạp thì việc
sử dụng CW sẽ chứa đựng nhiều rủi ro do chưa được bán.


Các nhà đầu tư dù lo lắng về chiến tranh thương mại và chủ nghĩa
bảo hộ nhưng giá cổ phiếu và VNIndex vẫn tăng đều và có thể phá
đỉnh có do một vài cổ phiếu vốn hóa lớn tác động, thị trường gần
đây tăng chủ yếu nhờ Bluechips, trong khi các nhóm khác giảm,
hoặc không tăng. Hiện tại, chúng ta có khá nhiều cổ phiếu vốn hóa
lớn, khác với năm 2017 có rất ít cổ phiếu vốn hóa lớn và các cổ phiếu
vốn hóa lớn đã luân phiên tăng điểm kéo Index. Do đó, việc phá đỉnh
chỉ là yếu tố tâm lý.
Các cổ phiếu được niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng
khoán
CTG – Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam ( VIETINBANK,
HOSE: CTG) là một ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng
chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam,
hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên
ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ
VISA, MASTER quốc tế; là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng
công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.
BID - Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
(BIDV, HOSE: BID) đăng ký bán 89,400 cp BID nhằm mục đích tăng
vốn ngân sách. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 30/1 – 28/2/2018.
BSI – Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BSC, HOSE: BSI) là một trong những công ty chứng
khoán đầu tiên được thành lập và hoạt động tại Việt Nam , BSC đã

đạt được những vị thế nhất định trong ngành chứng khoán – tài chính
sau gần 18 năm hoạt động và phát triển. Về quy mô hoạt động, BSC
là một trong 10 công ty có vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất trên
thị trường hiện nay.
VIC- Tập đoàn VinGroup - CTCP ( VinGroup, HOSE: VIC) tiền thân là
Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi
những người Việt Nam trẻ tuổi. Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm
phát triển bền vững, Vingroup đã trở thành một trong những thương
hiệu số 1 Việt Nam về BĐS với hàng loạt các tổ hợp trung tâm
thương mại – văn phòng – căn hộ đẳng cấp ở Tp lớn.
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH HÌNH THỨC PHÁT HÀNH
CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV).

2.1 Các hình thức phát hành chứng khoán của BIDV
Chứng khoán BIDV sẽ phát hành hơn 14,6 triệu cổ phiếu. Đại hội
đồng cổ đông Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) đã thông


qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ bằng hình thức
lấy ý kiến bằng văn bản.
BSC sẽ phát hành 14.649.424 cổ phiếu, trong đó, công ty phát
hành 10.000.000 cổ phiếu ra công chúng thông qua đấu giá và phát
hành 4.649.434 cổ phiếu để tạm ứng cổ tức năm 2017. Sau đợt phát
hành, vốn điều lệ của BSC sẽ tăng lên mức trên 1.000 tỷ đồng. Đối
với phần chứng khoán phát hành để trả cổ tức, tỷ lệ phát hành dự
kiến là 5% vốn điều lệ, tương đương với 20 cổ phiếu sẽ nhận được 1
cổ phiếu phát hành thêm.
Số lượng cổ phiếu phát hành cho mỗi cổ đông hiện hữu sẽ được
làm tròn xuống hàng đơn vị, cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ bị hủy
bỏ. Đối với số cổ phiếu phát hành ra công chúng thông qua hình thức

đấu giá, tổng giá trị cổ phiếu phát hành dự kiến dựa trên mệnh giá là
100 tỷ đồng, mục đích phát hành nhằm bổ sung vốn kinh doanh của
Công ty. Đối tượng chào bán là các nhà đầu tư là tổ chức và cá nhân
trong và ngoài nước không thuộc các đối tượng bị cấm hoặc hạn chế
đầu tư mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam. Cổ phần chào
bán qua đấu giá không hạn chế chuyển nhượng, số cổ phần không
bán hết được Hội đồng quản trị chào bán cho các nhà đầu tư thì sẽ bị
hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ thời điểm hoàn
thành đợt phát hành. Giá đấu khởi điểm được xác định dựa trên căn
cứ tình hình thị trường, quyền lợi của cổ đông và giá trị sổ sách theo
báo cáo tài chính kiểm toán tại thời điểm gần nhất.
2.2 Phân tích hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng của
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 52/GCN-UBCK do Chủ tịch
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 29 tháng 07 năm 2015)
1.Tên tổ chức phát hành:Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
2.Địa chỉ trụ sở chính : Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
3.Điện thoại: (84.4) 22205544
4. Fax: (84.4) 22200399
5.Số cổ phiếu chào bán:
-Mã chứng khoán : BID
-Loại chứng khoán : Cổ phiếu phổ thông
-Mệnh giá : 10.000 đồng /cổ phiếu
-Ngày giao dịch không hưởng quyền: 14/08/2015
-Ngày đăng ký cuối cùng : 18/08/2015
- Số lượng đăng ký chào bán: 270.591.592 cổ phiếu
6. Khối lượng vốn cần huy động:2.705.915.920.000 đồng








7. Lý do và mục đích: Thực hiện quyền mua cổ phiếu cho cổ đông
hiện hữu
8. Tỷ lệ thực hiện : 8,595329% (01 cổ phiếu được hưởng 01 quyền,
100 quyền được mua 8,595329 cổ phiếu mới)
9. Giá bán ra công chúng : 10.000 đồng/cổ phần
10.Số lượng đăng ký mua tối thiểu:01 cổ phiếu
11.Thời hạn nhận đăng ký mua : Từ ngày 01/09/2015 đến ngày
21/09/2015
12. Địa điểm nhận đăng ký mua cổ phiếu và công bố Bản cáo bạch:
Đăng ký mua cổ phiếu
* Đối với cổ đông đã lưu ký:Làm thủ tục đăng ký mua và nộp tiền
mua cổ phần tại thành viên lưu ký nơi cổ đông mở tài khoản lưu ký.
* Đối với cổ đông chưa lưu ký: Làm thủ tục đăng ký mua và nộp tiền
mua cổ phần tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
Công bố Bản báo cáo tại:
* Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
* Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
13. Ngân hàng mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phần:
Tên ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Nội
Địa chỉ:10A Hai Bà Trưng,P.Tràng Tiền,Q.Hoàn Kiếm,Hà Nội
Tên chủ tài khoản: Ngân hang TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Số tài khoản:300000000268
Rủi ro khi thực hiện chào bán cổ phiểu ra công chúng đó
chính là Rủi ro pha loãng sau khi phát hành. Cụ thể:

Việc phát hành thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu sẽ xuất hiện
rủi ro pha loãng giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng
quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.
Ta có: Giá đóng cửa của cổ phiếu BIDV tại ngày trước ngày giao
dịch không hưởng quyền là ngày 13/8( = 20.218 đồng/cổ phiếu)),
giá tham chiếu của cổ phiếu BIDV tại ngày giao dịch không hưởng
quyền(14/8) sẽ được tính như sau:

 ( đồng/cổ phiếu )
Trong đó:

N là tổng số cổ phần đang lưu hành hiện tại: 3.148.123.744 cổ
phần

n là số cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu:
270.591.592 cổ phần

p là giá chào bán cho cổ đông hiện hữu 10.000 đồng/cổ phần


Như vậy theo lý thuyết thì giá cổ phiếu BID có rủi ro pha loãng giá
vào ngày 14/8 là 19.409 đồng/cổ phiếu nhưng thực tế giá trên thị
trường của BID ngày 14/8 lên đến 20.612 đồng/cổ phiếu điều này
cho thấy cổ phiếu BID không những không chịu tác động của hiệu
ứng pha loãng giá mà còn tăng giá càng thể hiện các nhà đầu tư đặt
niềm tin lớn vào cổ phiếu này.
2.3 Kết quả đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày 1/9-29/9, BIDV đã phân
phối 270,59 triệu cổ phiếu, chiếm 99,99% tổng số cổ phiếu được
phép phát hành. Với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng số tiền

BIDV thu từ việc bán cổ phiếu là 2.705,9 tỷ đồng.
Sau đợt chào bán này, tổng vốn chủ sở hữu của BIDV là 34.187 tỷ
đồng. Trong đó, về cơ cấu cổ đông, Ngân hàng Nhà nước đại diện
phần vốn Nhà nước nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu là 95,28%,
cổ đông nhỏ lẻ trong nước chiếm 3,02% và cổ đông nước ngoài nắm
giữ 1,7% vốn.
Toàn bộ số cổ phiếu lẻ (nếu có) phát sinh khi thực hiện quyền sẽ
được Hội đồng quản trị chào bán cho đối tượng khác theo cách thức
và điều kiện phù hợp nhưng không ưu đãi hơn các điều kiện chào
bán cho cổ đông hiện hữu.
CHƯƠNG 3 BÁO CÁO DANH MỤC ĐẦU TƯ TRONG VÒNG 30
NGÀY
3. Báo cáo danh mục đầu tư
* Trước khi ra quyết định mua chứng khoán:
Xem xét nền kinh tế toàn cầu và quốc gia, để cơ bản dự đoán xu thế vận hành của
thị trường, chúng tôi đã lựa chọn ngành ngân hàng để đầu tư cụ thể là ngân hàng
BIDV. Đây là một trong 4 ngân hàng có vốn hóa của Nhà nước. Theo báo cáo tài
chính đầu năm 2018, Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng nhìn chung tăng trưởng
mạnh mẽ trong năm nhờ hưởng lợi tích cực từ nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng tốt và
nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ. Dự báo trong năm 2018, lợi nhuận ngành Ngân hàng
vẫn tăng trưởng tích cực và là kênh đầu tư hấp dẫn.
* Ra quyết định mua, bán
Phân tích các ngân hàng và thị trường, biết được những khả năng những hạn chế
của các ngân hàng trong tương lai và thông tin tài chính của công ty đã phần nào giúp
chúng ta dự báo được xu thế giá cổ phiếu trong thời gian tới. Ngoài ra, việc phân tích
biểu đồ thông qua một số chỉ tiêu dự báo như: khối lượng giao dịch, xu hướng giá…


(được trình bày ở chương 4) kết hợp với thông tin thị trường sẽ giúp chúng ta nhiều
trong việc lựa chọn thời điểm mua bán chứng khoán. Dưới đây là đồ thị giá cổ phiếu

của BIDV từ ngày 7/3/2018 đến ngày 7/4/2018.

Hình 1: Đồ thị giá cổ phiếu BIDV

Như phân tích ở trên, nhóm đã quyết định đầu tư mã cổ phiếu BID.
Và kết quả giao dịch trong vòng 30 ngày như sau:
Ngày

Số dư ĐK

Mã CK

Phát sinh tăng/giảm
Chứng
khoán

Số dư CK

Tiền

07/03/2018

950,000 BID

10

(375,500)

574,500


07/03/2018

574,500 BID

10

(371,000)

203,500

15/03/2018

203,500 BID

-20

834,000

1,037,500

0

0

1,037,500

07/04/2018

1,037,500


* Sau khi bán chứng khoán:
Sau khi đã bán được chứng khoán chúng tôi quyết định sẽ tái đầu tư, nhưng không
phải ngay lúc mới bán. Bởi vì, sau một thời gian đầu tư thì cần phải phân tích lại thị


trường để tìm hiểu cơ hội đầu tư mới tốt hơn hay đầu tư vào cổ phiếu cũ, nhưng ở một
thời điểm khác tốt hơn.
Như vậy sau 30 ngày theo dõi thị trường và đầu tư chứng khoán.
Nhóm đã thu được lợi nhuận từ cổ phiếu của ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam BIDV, cụ thể với mức lợi nhuận là 37,500 đồng
tương ứng mức tỷ suất lợi nhuận là 3,61%.
Chương 4: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VỀ CỔ PHIẾU CỦA NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN (BID)
4.1 Phân tích chỉ báo SMA
Hình 2: Biểu đồ giá từ 3/2017 đến 5/2018 của cổ phiểu BIDV

Hình 3: Chỉ số SMA của của cổ phiếu BID


SMA (9): Đỏ SMA (20): Xanh lá
Đường SMA (còn gọi là đường MA) là một đường trung bình, là một công cụ trong
phân tích kỹ thuật chứng khoán. Đường SMA rất phổ biến và được nhiều người tin
dùng nên độ tin cậy rất cao. Đây là một công cụ mà bất cứ nhà phân tích kỹ thuật nào
cũng không nên bỏ qua
Hình 1 là biểu đồ giá của BID từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 để cho ta
thấy cái nhìn tồng quát của BID trong một năm qua.
Bây giờ, chúng ta sẽ đi vào cụ thể từ đầu năm 2018 đến nay và để nhận định xu hướng
biến động giá cổ phiểu BID trong thời gian tới ta sử dụng phương pháp “Trung bình
động giản đơn” SMA.
Biểu đồ trên nhóm xin lấy SMA(9) và SMA(20) để phân tích vì số ngày tính càng

nhỏ thì đường SMA càng bám sát đường giá thực tế phù hợp với mục đích đầu tư ngắn
hạn của nhóm, với mục tiêu là lợi ích tối đa trong thời gian ngắn.
Ở hình 2 khoanh tròn 1 cuối năm 2017 đầu năm 2018 là ngày SMA(9) vượt lên
SMA(20) đây là tín hiệu bán:
Đường Giá vượt xuống đường SMA(9)
Đường Giá vượt xuống đường SMA(20)
Đường SMA(9) vượt xuống SMA(20) (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng giảm
trong dài hạn)
Điểm khoanh tròn 2 là đầu năm 2018 ngày mà SMA(20) vượt lên SMA(9) đây là tín
hiệu thị mã cổ phiếu này khởi sắc trở lại đây là tín hiệu mua
Đường giá vượt lên đường SMA(9)
Đường giá vượt lên đường SMA(20)
Đường SMA(9) vượt lên SMA(20) ( tín hiệu dài hạn xác định xu hướng tăng trong
dài hạn)
Điểm khoanh tròn 3 là khoảng thời gian giữa tháng 4 năm 2018 cũng giống như
khoanh tròn 1 :
Đường Giá vượt xuống đường SMA(9)
Đường Giá vượt xuống đường SMA(20)
Đường SMA(9) vượt xuống SMA(20) (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng giảm
trong dài hạn)
=> Đây là tín hiệu bán vì thế nhóm đã tiến hành bán cổ phiếu trong giai đoạn này và
thu được kết quả tốt là đã có lãi và hoàn thành được mục tiêu đề ra. Theo tình hình
đường giá, đường SMA(9), đường SMA(20) thì nhận định xu hướng biến động giá cổ
phiếu trong thời gian tới còn tiếp tục giảm trong một khoản thời gian nữa và giá sẽ
tăng trở lại trong thời gian sớm sắp tới.
4.2 Phân tích chỉ số MACD
Hình 4: Chỉ số MACD của cổ phiểu BID


Những ngày 14 tháng 3, MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên kèm theo xu thế

MACD. Đây là tín hiệu cho thấy cổ phiếu BID có xu hướng tăng. Vào những ngày đầu
tháng 4 năm 2018 MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống kèm xu thế MACD. Đây là
tín hiệu cho thấy giá cổ phiếu BID có xu hướng giảm. Và những ngày gần
đây(14/5/2018) MACD có xu hướng cắt đường tín hiệu từ dưới lên => đây có thể là xu
hướng tăng giá trở lại của cổ phiếu này.
4.3 Phân tích chỉ số MFI
Chỉ Số đo dòng tiền MFI - money flow Index là chỉ báo kỹ thuật dùng để đo sức
mạnh của dòng tiền ra vào của một chứng khoán trong giai đoạn phân tích. Nói nôm
na là cổ phiếu (chứng khoán đó còn được ưu thích trong giai đoạn phân tích hay
không) . MFI liên quan chặt chẻ với RSI (relative strength index) nhưng RSI liên quan
đế với giá chứng khoán, còn MFI liên quan đến khối lượng (theo cách tính) .
MFI cũng chỉ ra sự phân kỳ giữa chỉ số và biến đổi về giá. Khi giá có xu hướng đi
lên cao và MFI có xu hướng đi xuống thấp (hoặc ngược lại), thì khả năng đảo chiều có
thể xảy ra. Do vậy, chúng ta nên bán khi MFI ở trên 80 điểm và mua khi MFI ở dưới
20 điểm hoặc bán khi MFI có tín hiệu đi xuông và mua khi MFI có dấu hiệu đi lên đối
với các nhà lướt sóng ngắn hạn.
Hình 5: Biểu đồ chỉ số MFI của cổ phiếu BID

4.4 Phân tích chỉ số RSI
Phân tích này càng chứng minh cho sự phân tích và nhận định đường SMA của
nhóm là cổ phiếu này sẽ trở lại trong thời gian sắp tới.
Hình 6: Biểu đồ chỉ số RSI của cổ phiếu BID


Nguyên tắc mở giao dịch : BUY khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành đáy
và sau đó quay lên cắt qua 30. Ngược lại, SELL khi đường RSI cắt lên trên 70, tạo
thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70. Đây là đồ thị chỉ số sức mạnh tương đối
của cổ phiểu BID, từ đồ thị thị trên cho thấy, có nhiều vùng mua quá ( màu xanh),
gần nhất là vào những ngày sau ngày 14 tháng 3 2018. Tại đây RSI ở trên 70 cho thấy
xu thế đảo chiều sẽ xảy ra. Chỉ số BID có xu hướng giảm. Có một vùng bán quá là vào

đầu tháng 4 năm 2018, RSI dưới 30. Điều này giúp chúng ta dự đoán chỉ số BID có xu
hướng tăng lại. Nhờ việc phân tích RSI đã giúp nhóm tiến hành bán cổ phiếu BID kịp
lúc và tái khẳng định phân tích dự đoán của nhóm là cổ phiếu BID sẽ tăng lại trong
thời gian tới.
Nhờ việc sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật MACD, RSI, MSI, SMA,…
đã giúp nhóm có những quyết định kịp thời trong việc mua bán cổ phiếu BID. Qua đó,
cho ta thấy được lợi ích của các phương pháp này trong đầu tư ngắn hạn. Bên cạnh đó,
nhóm đã dựa vào các kết quả khi phân tích kỹ thuật của các chỉ số và dựa vào cơ sở đó
để dự đoán cổ phiếu BID sẽ tăng trở lại trong thời gian tới.



×