Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.1 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
****

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
CUỐI KHÓA
Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam
sau khi gia nhập WTO

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện:

Phan Duy Hùng

Lớp chuyên ngành:

Kinh tế quốc tế 49A

Mã sinh viên:

CQ491238

Số điện thoại sinh viên: 01685364159

Hà Nội, tháng 05 năm 2011


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Lời cam đoan


Chuyên đề thực tập với đề tài: “Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt
Nam sau khi gia nhập WTO” do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng.
Tác giả xin cam đoan những nội dung được viết trong chuyên đề thực tập
là của tác giả viết ra và tổng hợp lại, không sao chép từ bất kỳ luận văn hay
tài liệu nào. Nếu sai tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu kỷ luật của
Khoa và nhà trường.
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Phan Duy Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

2


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Lời cảm ơn
Để hoàn thành được chuyên đề thực tập này, trước tiên tác giả xin được
gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe đến PGS.TS Nguyễn Thường
Lạng, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện chuyên đề thực tập này.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tập thể
cán bộ nhân viên Cục XTTM – Bộ Công Thương và đặc biệt là Trung tâm hỗ
trợ xuất khẩu đã tạo điều kiện cho tác giả thực tập và hoàn thành tốt những
công việc được giao ở Cục qua đó tác giả có thể nắm bắt được các vấn đề
thực tiễn về chuyên môn để phục vụ cho chuyên đề thực tập này.

Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Phan Duy Hùng

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

3


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Mục lục
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên............................................................................................6
Chương 1: Giới thiệu cơ sở thực tập và kinh nghiệm quốc tế trong xúc tiến xuất khẩu
hàng nông sản.......................................................................................................9
Chương 2: Thực trạng xúc tiến xuất khẩu nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO
...............................................................................................................................26
Chương 3: Triển vọng và giải pháp xúc tiến xuất khẩu nông sản Việt Nam đến năm
2015......................................................................................................................54
Kết luận

63

Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................................................65
6.Baomoi.com, Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản xấp xỉ 14 tỷ USD,
...............................................................................................................................65
Nguồn: năm 2009..........................................65

Phụ lục

68

Danh mục các chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ

STT

Chữ viết tắt

1

AJC

Asean Japan Centre

2

AKC

Asean Korea Centre

Trung tâm ASEAN - Hàn Quốc

3

ASEAN

The Association of Southeast


Hiệp hội các quốc gia

Asian Nations

Đông Nam Á

4

BCT

Bộ Công Thương

6

BTC

Bộ Tài Chính

5

BTM

Bộ Thương Mại

7

CBI

8


CIF

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Trung tâm XTTM - đầu tư – du lịch
ASEAN - Nhật Bản

Hợp tác với cơ quan xúc tiến

Cost, Insurance and Freight

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

NK Hà Lan
Chi phí, bảo hiểm và
cước vận chuyển

4


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO
9

DN

Doanh nghiệp


10

DNXK

Doanh nghiệp xuất khẩu

11

EIU

Economist Intelligence Unit

Bộ phận thông tin kinh tế

12

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

13

EXIMBANK

Export and Import Bank

Ngân hàng xuất nhập khẩu


14

FAO

Food and Agriculture Organization

15

FLEGT

16

Tổ chức Nông lương

Forest Law Enforcement,

liên hợp quốc
Tăng cường Luật pháp, Quản lý

Governance and Trade

và Thương mại Lâm sản

FOB

Free on Board

Giao hàng trên tàu


17

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

18

HCTL

19

Internet

Internet

20

IUU

Illegal, Unreported and Unregulated

21

JETRO

Japan External Trade Organization


22

LACEY

LACEY

23

Made in
China

Hội chợ triển lãm
Mạng thông tin quốc tế
Luật phải chứng minh được
nguồn gốc thủy hải sản
Tổ chức Xúc tiến Thương mại
Nhật Bản
Luật ngăn chặn khai thác gỗ
bất hợp pháp

Made in China

Sản xuất ở Trung Quốc

Marketing

Tiếp thị

24


Marketing

25

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

26

NK

Nhập khẩu

27

QĐ – TTg

Quyết định thủ tướng phê duyệt

28

The Economist

29

TMCN VN

Thương mại công nghiệp Việt Nam


30

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

31

TT

Thông tư

32

TTLT

Thông tư liên tịch

33

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ

34

VIETRADE


VIETNAM TRADE PROMOTION

Cục xúc tiến thương mại

The Economist

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

Tạp chí doanh nhân kinh tế

5


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO
AGENCY

Việt Nam

35

VSATTTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

36

Website


Website

Trang thông tin

37

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

38

WWF

World Wide Fund For Nature

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

39

XK

Xuất khẩu

40

XTTM


Xúc tiến thương mại

41

XTTMQG

Xúc tiến thương mại quốc gia

42

XTXK

Xúc tiến xuất khẩu

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

6


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Danh mục bảng
STT
1

Bảng
Bảng 2.1

2


Bảng 2.2

3

Bảng 3.1

4

Bảng 3.2

5

Bảng 3.3

Tên bảng
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam 2010
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của
Việt Nam sang các thị trường chính năm 2010
Điều tra về khả năng thâm nhập thị trường hàng hóa của Việt
Nam
Điều tra về năng lực tiếp thị xuất khẩu của DN Việt Nam
Quy ước và tính toán dự báo một số chỉ tiêu, đơn vị tương ứng
mẫu

Trang
44
45
57
57

58

Danh mục đồ thị
STT
1

Đồ thị
Đồ thị 2.1

Tên đồ thị
Kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2006 – 2010
10 địa phương chi ngân sách nhiều nhất cho XTTM năm

2

Đồ thị 2.2

3

Đồ thị 3.1

4

Đồ thị 3.2

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 2006 – 2015

59

5


Đồ thị 3.3

Kinh phí hỗ trợ cho xúc tiến mặt hàng nông sản

59

2010
Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế hàng đầu 2010 và dự báo
2011

Trang
33
53
55

Danh mục biểu đồ
STT
1
2

Biểu đồ
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2

3

Biểu đồ 2.3

4


Biểu đồ 2.4

Tên biểu đồ
Số lượng đề án XTTM phân theo các cơ quan, tổ chức, hiệp hội năm 2010
Tỷ trọng nguồn ngân sách XTTM năm 2010
Các hoạt động XTTM tăng ngân sách năm 2010 so với năm
2009
Các hoạt động XTTM giảm chi năm 2010 so với năm 2009

Trang
37
39
41
41

Danh mục hình
STT
1
2

Hình
Hình 1.1
Hình 2.1

Tên hình
Cơ cấu tổ chức của VIETRADE
Khái quát hóa công tác khảo sát nghiên cứu thị trường xuất khẩu

Trang

13
35

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của chuyên đề

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

7


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Nông nghiệp Việt Nam là một trong những ngành chiến lược của nền kinh tế
Việt Nam. Đặc biệt, sau Đổi Mới 1986, Việt Nam đã giải phóng sức sản xuất,
mở cửa với thế giới, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng.
Nếu như trước đây, nền nông nghiệp của Việt Nam rất yếu kém với nền sản xuất
lạc hậu và nông sản rất hạn chế cả về số lượng và số lượng, thì hiện nay, với
nhiều chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, nền nông nghiệp nước ta đã
có những bước tiến vượt bậc, đáng ghi nhận. Trong đó, xuất khẩu nông sản đóng
vai trò rất quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Việt
Nam gia nhập WTO là một cột mốc quan trọng. Hàng hóa nông sản xuất khẩu
của Việt Nam đã và đang tạo được chỗ đứng cũng như thương hiệu trên thị
trường quốc tế. Một trong những nhân tố đóng góp đáng kể phải kể đến đó chính
là hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Bên cạnh những thành công đó, hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản của
Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định. Các chương trình xúc tiến xuất
khẩu nông sản của Việt Nam đang gặp vướng mắc trở ngại một số mặt như:

nguồn nhân lực, thông tin khảo sát thị trường, nguồn kinh phí, cơ sở hạ tầng….
Việc quảng bá, tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại của Việt Nam cũng đang
gặp khó khăn từ những yêu cầu khắt khe của cạnh tranh quốc tế hiện nay. Các
hoạt động hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng, các tổ chức xúc tiến thương mại
bước đầu đã có được những kết quả thành công rất đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn
chưa đáp ứng được đầy đủ kỳ vọng từ phía doanh nghiệp. Ngoài ra còn phải kể
đến những hạn chế, khó khăn về mặt kiến thức chung về hoạt động thương mại
quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam, cũng như phải đối mặt với sự cạnh tranh từ
nhiều nước có thế mạnh xuất khẩu nông sản khác như Trung Quốc, Thái Lan….
những điều này đặt ra thách thức xúc tiến nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chuyên đề là tìm hiểu và đánh giá tình hình xúc tiến xuất
khẩu hàng nông sản của Việt Nam, đồng thời xem xét và phân tích các thực
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

8


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

trạng, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay, sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: chuyên đề nghiên cứu những vấn đề về xúc tiến xuất khẩu
nông sản của Việt Nam.
3.2. Phạm vi: chủ yếu tập trung vào giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập
vào WTO năm 2007, trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu nông sản.
4. Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, quy
nạp các thông tin thu thập được qua tài liệu chuyên ngành, sách báo, tạp chí,
tham khảo tư vấn từ chuyên gia và mạng Internet.
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài lời mở đầu; danh mục hình, bảng, biểu đồ, đồ thị; kết luận; danh
mục tài liệu tham khảo và chú thích, chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1 giới thiệu về cơ sở thực tập và kinh nghiệm quốc tế trong xúc
tiến xuất khẩu hàng nông sản.
Chương 2 nghiên cứu thực trạng xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của
Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
Chương 3 bàn về triển vọng và các giải pháp cho xúc tiến xuất khẩu nông
sản giai đoạn 2010 – 2015.

Chương 1: Giới thiệu cơ sở thực tập và kinh nghiệm quốc tế
trong xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản
1.1. Giới thiệu về Cục Xúc tiến thương mại

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

9


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Cục Xúc tiến Thương mại là cơ quan của Chính Phủ do Thủ tướng ký
quyết định thành lập theo quyết định 78/2000/QĐ-TTg ngày 06/07/2000 với
chức năng quản lý Nhà nước về XTTM, theo đó:
- Cục XTTM tham gia xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm pháp

luật về XTTM, trình cấp có thẩm quyền duyệt, cũng như kiểm tra việc thực
hiện các quy định trên sau khi được duyệt.
- Bên cạnh đó, còn thực hiện các hoạt động nghiên cứu về thị trường trong
nước và ngoài nước nhằm mục đích cung cấp thông tin thương mại nhằm hỗ
trợ DN, cũng như tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệp trong
XTTM.
- Cục XTTM có nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn các Sở Thương mại (nay
là sở Công Thương) về quản lý Nhà nước và nghiệp vụ, các hoạt động
XTTM.
- Ngoài ra, còn tham gia chỉ đạo các đại diện thương mại ở nước ngoài
tiến hành công tác XTTM nói chung.
Theo quy định, Cục XTTM được giao thêm một số nhiệm vụ quan trọng,
bao gồm:
- Có trách nhiệm quản lý nguồn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho
hoạt động XTTM.
- Tham gia công tác chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý Nhà nước đối
với hoạt động XTTM.
- Tham gia xây dựng, thực hiện và quản lý Chương trình thương hiệu,
Chương trình truyền hình công thương quốc gia phục vụ XTTM cũng như hỗ
trợ các DN Việt Nam xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu.
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

10


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1.1.1. Văn bản pháp lý cơ sở thành lập của VIETTRADE

Cục XTTM được thành lập theo quyết định của thủ tướng Chính phủ số
78/2000/QĐ-TTg ngày 06/07/2000 nhằm mục đích giúp Bộ trưởng BCT thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về XTTM.
Quyết định cũng đã nêu rõ, biên chế của Cục XTTM là do Bộ trưởng BTM
quyết định sau khi thoả thuận với Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ
Chính phủ và Bộ trưởng BTC theo tiêu chí là tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả, nhưng
vẫn đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh hoạt động XTTM trong giai đoạn mới hiện nay.
Về kinh phí hoạt động của Cục XTTM, là do Ngân sách nhà nước cấp và
được tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của BTM.
1.1.2. Văn bản pháp lý quy định về quyền hạn
Trên cơ sở Nghị định số 189/2007/NĐ- CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BCT và Quyết
định số 78/2000/QĐ-TTg ngày 06/07/2000 của Thủ tướng Chính phủ về
thành lập Cục XTTM thuộc BTM (nay là BCT); đã quy định rõ:
Cục XTTM là tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc BCT, có chức năng
là quản lý Nhà nước về XTTM, có tài khoản tại Kho bạc nhà nước, có con
dấu để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cũng theo văn bản, Cục XTTM có những nhiệm vụ quyền hạn chính là:
- Tham gia xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt các chiến lược, chính
sách, chương trình…. thuộc phạm vi XTTM.
- Có quyền ban hành các văn bản thuộc chuyên ngành XTTM và quản lý
Nhà nước về XTTM nói chung.

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

11



Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

- Thực hiện công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, các chương trình, dự
án, đề án về XTTM.
- Đảm nhiệm công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động và các vấn
đề liên quan đến XTTM.
- Được giao quyền chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quản lý Nhà nước đối
với hoạt động XTTM, và về các hoạt động XTTM.
- Nghiên cứu thị trường phục vụ hoạch định chính sách XTTMQG.
- Xây dựng, thực hiện và quản lý chương trình thương hiệu quốc gia,
chương trình truyền hình công thương quốc gia phục vụ XTTM cũng như hỗ
trợ các DN Việt Nam xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu.
- Tiến hành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, về chuyên môn nghiệp vụ cũng
như tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
hoạt động XTTM.
- Có trách nhiệm quản lý nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho
hoạt động XTTM.
- Cuối cùng, xây dựng và quản lý để thực hiện các hoạt động XTTM.

1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của VIETRADE

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

12


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO


Theo Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/ 2007 của Chính phủ, cơ
cấu tổ chức của VIETRADE bao gồm : bộ máy lãnh đạo do Cục trưởng đứng
đầu, dưới đó phân ra làm hai nhánh chính là bộ máy giúp việc Cục trưởng và
các tổ chức sự nghiệp có thu. Trong từng phân nhánh, có các văn phòng, các
phòng chuyên môn, các ban và các trung tâm ( hình minh họa dưới đây):
Bộ máy lãnh đạo:
1 Cục trưởng
4 Phó Cục trưởng

Bộ máy giúp việc Cục trưởng:

Các tổ chức sự nghiệp có thu:

a) Văn phòng Cục XTTM;

a) Ban Truyền hình công thương;

b) Phòng Kế hoạch - Tài chính;

b) Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu;

c ) Phòng Quản lý xúc tiến thương mại;

c) Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển công
thương;

d) Phòng Nghiên cứu phát triển thị trường;
e) Phòng Chính sách phát triển xuất khẩu;


d) Các Trung tâm giới thiệu sản phẩm của
Việt Nam ở nước ngoài.

f) Phòng Thông tin - Đối ngoại;
g) Phòng Công nghệ thông tin và Thương mại
điện tử;
h) Văn phòng Đại diện Cục Xúc tiến thương
mại tại TPHCM;
k) Văn phòng Đại diện Cục Xúc tiến thương
mại tại Thành phố Đà Nẵng.

Hình 1.1 : Cơ cấu tổ chức của VIETRADE
Nguồn: vietrade.gov.vn

1.2. Kinh nghiệm quốc tế trong xúc tiến xuất khẩu nông sản
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

13


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
a. Về những mặt tích cực
Một trong những khâu then chốt quyết định sự tăng trưởng XK hàng hóa
Trung Quốc chính là việc thực hiện và duy trì một chiến lược phát triển,
XTXK đúng đắn. Điều này thể hiện trước hết ở sự chú trọng hoạt động

XTXK.
Định hướng và thông tin thị trường:
Trung Quốc rất coi trọng việc đa dạng hóa thị trường XK, không tập trung
đầu tư cho thị trường riêng biệt nào. Những cải cách định hướng thị trường đó
góp phần làm cho hệ thống ngoại thương của Trung Quốc ngày càng có tính
trung lập cao hơn, tạo điều kiện khuyến khích hoạt động XK.
Từ năm 2002 trở đi, Trung Quốc tiếp tục áp dụng các chính sách nói trên đi
đôi với điều chỉnh linh hoạt phù hợp với thông lệ quốc tế như miễn, giảm, hoàn
thuế, đồng thời áp dụng các chính sách, công cụ thúc đẩy XK: cung cấp tín
dụng DNXK, cho vay ưu đãi theo hiệp định cấp chính phủ, bảo hiểm và bảo
lãnh tín dụng XK. Việc cung cấp tín dụng XK do Ngân hàng xuất nhập khẩu
Trung Quốc đảm nhiệm. Có thể nói các chính sách hỗ trợ trên rất có hiệu quả
trong việc thúc đẩy XK, tạo điều kiện để Trung Quốc tiếp cận vững chắc những
thị trường XK chủ yếu, đồng thời thâm nhập được những thị trường XK mới
tiềm năng với nguồn thông tin được cung cấp bởi cơ quan XTTM chuyên trách.
Hàng XK nói chung, cũng như hàng nông sản XK nói riêng, được Trung
Quốc phân loại và định hướng từng loại thị trường rất khôn khéo, thâm nhập
vào rất mau lẹ và thuận tiện. Từ đó, họ tiến hành xây dựng và thực hiện các
hoạt động xúc tiến rất linh hoạt, chuyên biệt cho từng trường hợp.
Trung Quốc rất chú trọng đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực, tham gia các
khối liên kết tiểu vực và ký hiệp định thương mại song phương với nhiều

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

14


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO


nước. Điều này cũng rất thuận lợi cho hoạt động xúc tiến cả về yếu tố không
gian lẫn thời gian.
Quảng cáo, marketing:
Chiến dịch quảng cáo của Trung Quốc về hàng nông sản được thực hiện
rất rầm rộ, với quy mô và mật độ lớn, phủ rộng trên nhiều phương tiện truyền
thông, công nghệ thông tin. Thương hiệu Made in China là một trong những
thương hiệu phổ biến nhất trên thế giới.
Các hội chợ triển lãm và khuyến mãi:
Các hội chợ thương mại, triển lãm của Trung Quốc là sự kiện mang tính
quốc tế toàn cầu, đã đem lại nhiều động lực thúc đẩy XK nông sản. Cùng phối
hợp với đó là rất nhiều các ủy ban thương vụ nước ngoài của Trung Quốc, rất
nhanh nhẹn nắm bắt thông tin thị trường ở nước ngoài.
Trong các hội chợ thương mại hàng nông sản Trung Quốc, các DN Trung
Quốc áp dụng rất nhiều hình thức khuyến mại cho sản phẩm của họ: giá rẻ,
dùng thử hàng mẫu miễn phí, mua nhiều ưu đãi giá, tặng quà, giảm giá, tặng
phiếu mua hàng, phiếu dự thi trúng thưởng, tổ chức chương trình khách hàng
thường xuyên. Ngoài ra , các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí của
Trung Quốc cũng là một thế mạnh thương hiệu độc đáo, qua đó truyền tải
thông điệp cũng như hỗ trợ xúc tiến cho XK nói chung, và các mặt hàng nông
sản nói riêng.
b. Về hạn chế
Rõ ràng, hoạt động xúc tiến của Trung Quốc, trong nhiều trường hợp còn
có nhiều điểm tiêu cực, thiếu công bằng và minh bạch, chưa phù hợp với
nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng của thương mại quốc tế. Ví dụ như hoạt
động quảng cáo, có rất nhiều trường hợp, DN Trung Quốc lợi dụng các
thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, qua đó lợi dụng thực hiện quảng cáo cho sản
phẩm của họ để kiếm lợi, hàng giả và kém chất lượng là một trong những
hình ảnh xấu về hàng hóa Trung Quốc. Hình thức này diễn ra ngày càng phức
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

15


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

tạp, nhất là trong thời đại ứng dụng công nghệ thông tin và Internet như hiện
nay và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng, cũng như đánh vào
tâm lý giá rẻ được lợi. Điều này đặc biệt diễn ra khá nghiêm trọng với thị
trường châu Á, với nhu cầu tiêu thụ đang tăng rất cao nhưng về thu nhập bình
quân đầu người lại ở mức trung bình hoặc dưới mức đó.
Hàng nông sản Trung Quốc tràn ngập thế giới, đó là điều đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, với nhiều thông tin xấu về chất lượng VSATTP, nó ảnh hưởng
nhiều đến quá trình XTXK hàng nông sản của Trung Quốc, bắt nguồn từ việc
muốn giảm chi phí hàng nông sản, kéo theo vấn đề chất lượng thực sự của sản
phẩm không tương xứng với những gì được quảng cáo, giới thiệu.
Hoạt động xúc tiến của Trung Quốc cũng chưa được thực hiện hoàn thiện,
mất cân đối ở chỗ trước khi bán sản phẩm thì tổ chức khá thành công và
chuyên nghiệp, nhưng sau khi tiêu thụ được sản phẩm thì dịch vụ hậu khách
hàng cũng như vấn đề chất lượng còn gây nhiều tranh cãi. Rất nhiều vụ kiện
thương mại hàng nông sản Trung Quốc liên quan đến vấn đề chất lượng và
VSATTP đã xảy ra. Điều này có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động XK
cũng như gây khó khăn cho hoạt động XTXK của Trung Quốc, nhất là trong
thời đại cạnh tranh thương mại gay gắt như hiện nay.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
a. Về những mặt tích cực
Tiêu biểu nhất trong lĩnh vực XTTM của Nhật Bản phải kể đến là JETRO,
được thành lập năm 1958 với các hoạt động hỗ trợ XK như: thứ nhất là điều

tra, theo dõi những thay đổi về chính sách thuế quan, thị hiếu tiêu dùng và
tình hình cạnh tranh của các nước trên thị trường sở tại, sau đó báo cáo về
nước để phục vụ cho công tác hoạch định chính sách song phương và các DN
có nhu cầu tìm hiểu. Hai là, tổ chức xây dựng các phòng giới thiệu sản phẩm,
triển lãm hàng của Nhật Bản ở nước ngoài ...Ba là, thăm dò và tìm kiến những
bạn hàng tương lai của Nhật Bản để giới thiệu với các đối tác trong nước.
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

16


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Hội chợ xúc tiến của Nhật Bản:
Được đánh giá là hội chợ tầm quốc tế, hàng hóa nông sản của Nhật Bản
được quảng bá rất chuyên nghiệp với sự tham gia đồng thuận của các bên:
DNXK, cơ quan XTTM, các cơ quan khác.
Hoạt động hỗ trợ liên quan đến tổ chức hội chợ, thuê gian hàng và chi phí,
cũng như sự giúp đỡ tương trợ lẫn nhau giữa các DNXK Nhật Bản và các cơ
quan XTTM được thực hiện tốt.
Bên cạnh các biện pháp nghiệp vụ truyền thống của hoạt động XTTM tại
hội chợ, Nhật Bản còn rất sáng tạo trong việc tìm ra những hướng đi mới cho
hoạt động XK. Ví dụ như việc Nhật Bản sử dụng các giá trị văn hóa truyền
thống của họ vào trong các hoạt động xúc tiến của hội chợ một cách rất thành
công, tạo được thị hiếu và ấn tượng tốt về hàng nông sản của Nhật Bản, một
điển hình là văn hóa ẩm thực của Nhật Bản.
Các biện pháp hỗ trợ về tín dụng và tư vấn XK cho DNXK:
Chính phủ Nhật Bản thành lập ngân hàng XK, nay là EXIMBANK để hỗ

trợ tín dụng cho cho những dự án XK có kim ngạch lớn...Hàng năm, hội nghị
tham vấn cấp cao bàn về XK (gồm đại diện của chính phủ và giới kinh doanh,
giới học giả...) được tổ chức bàn về mục tiêu XK cho năm tới và thảo luận các
biện pháp hỗ trợ DNXK cụ thể.
Nhật Bản còn áp dụng biện pháp khuyến khích XK bằng cách đưa ra các
tiêu chuẩn công nhận các DN có nhiều cống hiến cho XK. Hàng năm kiểm
điểm, đánh giá kết quả XK để biểu dương, tặng thưởng bằng biện pháp cấp tín
dụng với lãi suất thấp và miễn giảm thuế đặc biệt cho các DN này.
Nhật Bản tăng cường viện trợ kinh tế cho Đông Nam Á và là nước viện trợ
chính cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan vượt xa cả Mỹ. Viện
trợ của Nhật Bản đã tạo thuận lợi cho việc XK của Nhật Bản và thúc đẩy
mạnh việc buôn bán của Nhật Bản với khu vực này, cũng như nhiều khu vực

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

17


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

khác trên thế giới, đây là những hoạt động nằm trong khuôn khổ XTXK của
Nhật Bản.
Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực:
Nhật Bản có một hệ thống chương trình đào tạo XTTM rất bài bản, theo
đúng tiêu chuẩn quốc tế. Các DNXK cũng như các cơ quan XTTM chuyên
trách của Nhật Bản đa số đều hiểu và nắm rõ những kiến thức kinh nghiệm về
XTTM thu thập được, từ đó áp dụng hiệu quả vào thực tế.
Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh đi liền với xúc tiến xuất khẩu:

Nhật Bản có một chính sách kiểm tra chất lượng hàng XK rất khắt khe
nhằm không cho hàng kém phẩm chất lọt ra thị trường bên ngoài để giữ uy
tín. Chính việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng XK cũng như những cam
kết của Nhật Bản đã làm cho những nhà NK tin tưởng vào hàng của Nhật và
góp phần thúc đẩy việc tăng XK của nước này.
Công tác và chương trình khách hàng được thực hiện nghiêm túc, trách
nhiệm, trước, trong và sau khi bán hàng XK với nhiều ưu đãi về giá cả và giao
dịch lâu dài.
b. Về hạn chế
Nền kinh tế Nhật trong hai thập kỷ gần đây chững lại, thậm chí có dấu hiệu
đi xuống, hoạt động thương mại xúc tiến cũng theo đó, tuy vẫn duy trì, nhưng
chưa có nhiều sáng kiến hay đột biến mới như trước đây. Việc đồng Yên liên
tục tăng giá, đặc biệt là so với đồng USD cũng là một điều không có lợi cho
XK của Nhật Bản, vì khi đó giá hàng hóa XK của hàng hóa Nhật Bản sẽ trở
nên đắt tương đối, do bắt nguồn một phần từ chi phí cho quảng bá, xúc tiến và
dịch vụ ban đầu tăng.
Nhật đang mắc phải sự cạnh tranh của nhiều quốc gia ở nhiều lĩnh vực
hàng nông sản của họ, đó là Trung Quốc, Hàn Quốc. Rõ ràng, hàng nông sản
của Nhật đắt và chất lượng hơn, nhưng chính điều đó có thể khiến họ bị mất
thị trường ở các nước nghèo, hoặc trong các bối cảnh khủng hoảng, lạm phát
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

18


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

và giá dầu leo thang càng làm cho chi phí sản xuất tăng cao như hiện nay, đi

kèm với đó là cắt giảm nhu cầu chi tiêu. Chi phí phục vụ cho xúc tiến, quảng
bá, đặc biệt ở những nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản vốn đã cao,
nay lại tăng thêm.
Hoạt động xúc tiến, như con dao hai lưỡi, nó có thể đem lại cho hàng XK
những mối lợi nhuận lớn, quảng bá sản phẩm và đưa đến với công chúng,
nhưng cùng với đó là nguy cơ bị lợi dụng thương hiệu và bị làm giả, chịu thiệt
hại vô cùng to lớn. Hàng hóa XK của Nhật cũng là một trong những hàng hóa
bị làm giả nhiều nhất trên thế giới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh
thu và lợi nhuận, mà nguy hiểm hơn còn ảnh hưởng đến uy tín trên thương
trường quốc tế.
Ngoài ra hoạt động XTTM của Nhật Bản tuy vẫn duy trì hiệu quả ở các thị
trường truyền thống, thì ở những thị trường mới tiềm năng, lại chưa thấy được
sự đột phá đáng kể nào, về khoản này Nhật Bản đã bị Trung Quốc vượt mặt.
1.2.1.3. Thái Lan
a. Về những thành tựu:
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống, với 60% tham gia
vào lao động trong nông nghiệp cả nước. Nền nông nghiệp Thái Lan và cả bộ
máy thương mại vận hành theo đó vẫn luôn qua giữ vai trò quan trọng, góp
phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản XK trên
quốc tế.
Tập trung phát triển các ngành, mặt hàng mũi nhọn:
Cụ thể, Thái lan đã tập trung phát triển lĩnh vực như sản xuất và XK hàng
nông sản( gạo, hoa quả), thủy hải sản phục vụ XK, Công nghiệp chế biến
nông sản cho XK.
Tiêu biểu là ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan, đã và
đang phát triển rất mạnh. Chính phủ Thái Lan khuyến khích và XT đầu tư, thu
hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng

Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

19


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

trong nước để phát triển ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua
việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh.
Tái cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu và nâng cao chất lượng:
Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội thời kỳ 2000 - 2005 là kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ
Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của
12 mặt hàng nông sản chính, trong đó có tập trung vào các các mặt hàng: gạo,
hoa quả, hải sản. Những lĩnh vực này được ngày càng được tập trung thực
hiện, đi đôi với đó là sự trợ giúp hoàn thiện của ngành Công nghiệp chế biến
được đầu tư mạnh của Thái Lan, đã tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ cho hàng
nông sản Thái Lan.
Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng:
Chính phủ Thái Lan thường xuyên tổ chức thực hiện và trợ giúp cho các
chương trình quảng bá VSATTP. Ví dụ như chương trình “Năm an toàn thực
phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là
khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất
lượng vệ sinh thực phẩm để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Bên cạnh
đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng
VSATTP. Và đặc biệt là, những hoạt động, công tác tổ chức thực hiện này
được đầu tư quảng bá rộng rãi trên nhiều phương diện: truyền thông, công
nghệ thông tin, quảng cáo văn hóa, du lịch…..Do đó, ngày nay, thực phẩm
chế biến của Thái Lan đã thành công ở các thị trường khó tính như: Hoa Kỳ,
Nhật Bản và EU.

Các hoạt động trợ giúp tích cực từ Chính phủ Thái Lan:
Bên cạnh ký FTA với các nước, Chính phủ Thái Lan còn là người đại diện
thương lượng với Chính phủ các nước để tiếp cận các thị trường XK này,
nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tận dụng lợi thế cũng như đạt được lợi thế
cạnh tranh trong XK hàng nông sản.
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

20


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Vấn đề quyền lợi, trợ giúp cho người nông dân, các DNXK cũng được
Chính phủ Thái Lan nghiêm túc thực hiện và đảm bảo. Có thể kể ra:
• Tăng cường vai trò các cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng
cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên
môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo
hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp;
giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo đảm rủi ro cho nông dân.
• Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức
cạnh tranh với hình thức như: Tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông
nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị;
• Về xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây
dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông
nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác
trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng
khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn

với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng
khắp cả nước
Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà
máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn
đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; XT Công nghiệp chế biến thực
phẩm và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tổ chức hệ thống cơ quan chuyên trách XTTM hợp lý, có tính liên kết:
Việc XT và phát triển thị trường nông sản XK của Thái Lan do nhiều cơ
quan nắm giữ đảm nhiệm, có thể kể ra như:

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

21


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

• Cục XT nông nghiệp và Cục Hợp tác xã thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp
tác xã, giúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạt động
sản xuất chế biến thực phẩm nông sản;
• Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã giúp đỡ nông dân
từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản;
• Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp XT
tiêu chuẩn hoá và hệ thống chất lượng;
• Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia XT việc áp dụng
khoa học và công nghệ cho chế biến;
• Bộ Đầu tư XT đầu tư vào vùng nông thôn.
Công tác hội chợ và xúc tiến được thực hiện tốt:

Nhờ được quảng bá rộng rãi qua các lần hội chợ, liên hoan và trên các
phương tiện truyền thông đại chúng, hàng nông sản Thái Lan ngày một thành
công trên nhiều thị trường truyền thống lẫn tiềm năng. Người nông dân Thái
Lan và cả những người thực hiện công tác XTXK nói chung đều rất nhiệt tình
và khá chuyên nghiệp trong công tác tiếp thị, quảng bá cho hình ảnh sản phẩm
của mình. Mô hình hội chợ XTXK nông sản của Thái Lan thường gắn liền với
các sự kiện lễ hội truyền thống, được tổ chức tại những thành phố du lịch thu
hút đông đảo khách thập thương, nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài, có
thể kể ra như Bangkok, Pattaya…. Đất nước Thái Lan gắn liền với hình ảnh
đất nước của nụ cười, của thân thiện.
Mô hình nông nghiệp bền vững, là bàn đạp tích cực cho XTXK:
Thái Lan còn tính toán phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách
khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên
bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải
quyết tốt những mâu thuẫn về tư tưởng trong nông dân có liên quan đến việc sử
dụng tài nguyên lâm sản, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất
canh tác. Điều này rõ ràng về lâu dài có lợi cho nền nông nghiệp của Thái Lan.
b. Về hạn chế

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

22


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Việc ký kết tham gia các hiệp định tự do song phương, là phù hợp với xu
thế chung của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

trong cạnh tranh và bị chiếm lĩnh thị trường. Việc Thái Lan ký kết nhiều FTA
với các nước, đặc biệt là Trung Quốc, lại gây nhiều khó khăn trong vấn đề cạnh
tranh như hiện nay. Hàng nông sản Thái Lan kém về cạnh tranh giá cả hơn so
với hàng nông sản của Trung Quốc. Với việc mở cửa thị trường và tự do cạnh
tranh như hiện nay, Thái Lan đang có phần yếu thế với hàng Trung Quốc, ở mặt
số lượng và giá cả, chứ không phải mặt chất lượng.
Hàng nông sản Thái Lan cũng nhiều trường hợp bị giả mạo, dán nhãn mác,
và một lần nữa, lại là từ phía Trung Quốc. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín
của hàng nông sản Thái Lan. Thủ đoạn giả mạo ngày càng tinh vi hơn, gian lận
ở nhiều lĩnh vực, nhiều mặt khác nhau: như thương hiệu, chất lượng, giấy tờ
chứng nhận, nguồn gốc xuất xứ, xuất khẩu trung gian. Đến nay, vẫn là những
vấn đề diễn biến còn phức tạp.
Tình hình hậu Khủng hoảng tài chính thế giới và Khủng hoảng kinh tế chính trị cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động XT, trong đó công tác gây dựng
lại hình ảnh thương hiệu cho hàng nông sản Thái Lan đang đứng trước nhiều
khó khăn.
Bên cạnh các vấn đề tiêu chuẩn chất lượng khắt khe từ các thị trường khó
tính như Mỹ, EU và Nhật Bản mà Thái Lan đang phải cố gắng điều chỉnh đáp
ứng, còn phải vướng phải cạnh tranh khu vực quyết liệt từ phía Trung Quốc,
Việt Nam và một số nước ASEAN, Nam Á và Trung Á khác.

1.2.2. Bài học cho Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

23


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO


Thứ nhất là tìm hiểu thông tin thị trường, một trong những điều mà tất cả
các DN dù ít dù nhiều đều thiếu. Các tổ chức XTTM không chỉ cung cấp cho
các DN về nhu cầu của thị trường mà còn giúp họ tìm hiểu một loạt các mặt
khác như: thị hiếu, tập tính tiêu dùng, văn hóa, xã hội, luật pháp. Bởi vậy, hoạt
động khảo sát nghiên cứu thị trường cần phải được hoàn thiện hơn, đúng theo
các nguyên tắc và yêu cầu của thương mại quốc tế.
Tiếp đó là vấn đề nâng cao nguồn lực phục vụ XTXK. Đây là một yếu tố
hết sức quan trọng trong việc xây dựng chiến lược XTTM. Các tổ chức
XTTM nói chung, thông qua việc đẩy mạnh thành lập các trung tâm đào tạo
kỹ năng thị trường cho các DN, đồng thời thường xuyên tiến hành tổ chức các
hội thảo, các khóa học với kinh nghiệm học được từ các doanh nhân thành đạt
đến từ các tổng công ty, tập đoàn lớn, các chuyên gia nước ngoài, đều là
những biện pháp cần thiết cho đào tạo nhân lực. Nguồn lực ở đây còn bao
gồm cả về cơ sở hạ tầng, cơ sở về tài chính… cũng cần được chú trọng hơn.
Thứ ba là vấn đề tổ chức và nghiệp vụ XTTM. Với việc tham gia các cuộc
triển lãm quốc tế, hội chợ về các mặt hàng nông sản, DNXK có thể tiếp cận,
giao lưu và học hỏi được từ các DN nước bạn, đồng thời quảng bá cho hàng
hóa cũng như thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. Bên cạnh đó, thực hiện
tốt các chương trình khuyến mãi, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương
hiệu, các dịch vụ khách hàng thường xuyên và hậu bán hàng. Ngoài ra, còn
phải thường xuyên tổ chức cho đoàn các chuyên gia, DN trong nước đi tham
quan, tham gia triển lãm tại nước ngoài, nhằm giao lưu trao đổi học hỏi kinh
nghiệm cũng như thực hiện công tác khảo sát nghiên cứu thị trường.
Kế đến là vấn đề chất lượng cũng như phát triển sản phẩm. Trong thời kỳ
cạnh tranh mạnh mẽ như hiện này, giá thành là một yếu tố quan trọng nhưng
không phải là quyết định, mà phải là chất lượng cũng như là các hướng đi mới
trong việc phát triển sản phẩm. Đây là một xu thế khách quan mà DNXK phải
tuân theo và theo đuổi trong cạnh tranh toàn cầu hiện nay.
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng

Lớp: Kinh tế quốc tế 49A

24


Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Thứ năm, nhằm đảm bảo vấn đề thông tin, xử lý cũng như phân tích thông tin
được kịp thời và ra quyết định hiệu quả, các tổ chức XTTM còn phải phát triển
mạng lưới văn phòng thương mại đại diện ở nước ngoài, nhằm mục đích thường
xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu, sự biến động của thị trường để cung cấp cho
các DN trong nước một cách kịp thời.
Cuối cùng, XK nông sản Việt Nam cần tìm cách mở ra những thị trường
mới, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống như
Mỹ, EU, Nhật Bản. Nhiều thị trường tiềm năng như thị trường châu Phi,
Trung Đông, châu Đại Dương và ngay cả thị trường châu Á, đều được đánh
giá là sẽ phục hồi rất nhanh, sau bối cảnh hậu Khủng Hoảng. Các DN Việt
Nam cũng cần chú ý rằng trong năm 2011 sẽ có thêm rất nhiều rào cản và
những quy định mới của các thị trường. Bài học từ quy định IUU của EU, vụ
đưa cá tra vào danh sách đỏ của WWF và vụ kiện cá tra, tôm ở Mỹ là điển
hình. Các DN cũng không thể không tính đến một số biện pháp mang tính
chất bảo hộ, thậm chí cố tình đưa ra những thông tin xấu tại một số thị trường
và đối thủ cạnh tranh, như trong việc XK cá tra, cá basa thời gian cuối năm
2010 đầu 2011 qua. Đây đều là những điểm đáng lưu ý, cần phải được quan
tâm không chỉ từ phía DNXK mà còn từ Chính phủ, cơ quan và tổ chức
chuyên trách vấn đề thương mại quốc tế, trong đó có Cục XTTM.

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Sinh viên thực hiện: Phan Duy Hùng
Lớp: Kinh tế quốc tế 49A


25


×