Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đề cương và đáp án môn kinh tế chính trị mac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.34 KB, 33 trang )

Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Đề cương và đáp án môn kinh tế chính trị Mac-Lenin
Tuesday, December 20, 2011

1.Trình bày đối tượng nghiên cứu môn kinh tế chính trị Mac-Lenin?vì sao phải sử
dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong nghiên cứu kinh tế chính trị?
Đối tượng nghiên cứu của KTCT.
Với tư cách là một môn khoa học độc lập - KTCT xuất hiện vào thời kỳ
hình thành phương thức sản xuất TBCN. Thuật ngữ KTCT được nhà kinh tế học
người Pháp Môngcrêchiêng nêu ra lần đầu tiên vào năm 1615.
- Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác - Lênin được xác định là: Nghiên
cứu QHSX trong mối quan hệ hữu cơ với lực lượng sản xuất, biện chứng và
kiến trúc thượng tầng.
KTCT không nghiên cứu QHSX một cách biệt lập mà nghiên cứu QHSX tồn
tại và vận động trong sự tương tác qua lại với LLSX và kiến trúc thượng tầng vì ba
bộ phận đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau, sự tác động qua lại giữa chúng làm
cho xã hội loài người phát triển qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
- KTCT nghiên cứu QHSX nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá
trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển
nhất định của xã hội loài người.
Phạm trù kinh tế là những khái niệm phản ánh bản chất những hiện tượng,
quá trình kinh tế.
Quy luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất thường xuyên
lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
- Các quy luật kinh tế có những tính chất sau:
Tính khách quan: Còng như các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế mang tính
khách quan, nó xuất hiện, tồn tại trong những điều kiện nhất định và mất đi khi những
điều kiện đó không còn. Nó tồn tại độc lập với ý thức con người. Người ta không thể
sáng tạo ra hay xoá bỏ quy luật kinh tế mà chỉ có thể phát hiện, nhận thức và vận dụng
quy luật kinh tế để phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình.


Tính xã hội: Quy luật kinh tế là quy luật xã hội, cho nên nó khác quy luật tự
nhiên ở chỗ nó chỉ phát huy tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người.


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Nếu nhận thức và vận dụng đúng quy luật kinh tế sẽ đem lại kết quả. Ngược lại sẽ
phải chịu tổn thất.
Tính lịch sử: Phần lớn các quy luật kinh tế có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những
điều kiện kinh tế nhất định. Dựa vào đó có thể phân ra 3 loại quy luật kinh tế:
Các quy luật kinh tế đặc thù chỉ tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất
định.Ví dụ quy luật giá trị thặng dư trong CNTB.
Các quy luật kinh tế chung tồn tại trong một số phương thức sản xuất nhất
định.Ví dụ quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa.
Các quy luật kinh tế tồn tại trong mọi phương thức sản xuất.Ví dụ quy luật
tăng năng suất lao động, quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Trong hệ thống quy luật kinh tế thống trị của phương thức sản xuất, có một
quy luật kinh tế đóng vai trò là quy luật kinh tế cơ bản. Quy luật này chỉ ra mục
đích của nền sản xuất và phương tiện, thủ đoạn để đạt mục đích đó.
*Trừu tượng hoá khoa học là phương pháp nghiên cứu quan trọng, phổ
biến của một số môn khoa học xã hội. Đối với KTCT nó là phương pháp mang tính
đặc thù. Bởi vì, các hiện tượng và quá trình kinh tế vô cùng phức tạp, phong phú,
quan hệ chằng chịt…Việc nghiên cứu chúng không thể tiến hành trong phòng thí
nghiệm, cũng như không thể dùng các thiết bị kỹ thuật như trong nghiên cứu khoa
học tự nhiên. Do vậy, sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học sẽ làm cho
việc nghiên cứu KTCT trở nên đơn giản hơn, nhanh đi đến kết quả hơn.
- Trừu tượng hoá khoa học là phương pháp gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu
những hiện tượng đơn nhất, ngẫu nhiên, tạm thời, hoặc tạm gác lại những nhân tố nào
đó để tách ra những cái điển hình, phổ biến, ổn định - từ đó tìm ra bản chất của các

hiện tượng, quá trình kinh tế, khái quát thành phạm trù và phát hiện ra quy luật phản
ánh bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế đó
2. Nêu những nội dung cơ bản của tái sản xuất xã hội?phân tích nội dung tái sản
xuất của cải vật chất?ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đó?
Nội dung chủ yếu của tái sản xuất xã hội.


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Quá trình tái sản xuất ở bất cứ xã hội nào bao giờ cũng bao gồm 4 nội dung
chủ yếu: Tái sản xuất ra CCVC; tái sản xuất ra SLĐ; tái sản xuất ra QHSX và tái
sản xuất ra môi trường sinh thái.
a. Tái sản xuất của cải vật chất ( CCVC).
- Vai trò của TSX ra CCVC:
CCVC (bao gồm TLSX và TLTD) sẽ bị tiêu dùng trong quá trình sản xuất và sinh
hoạt xã hội, do đó cần phải TSX ra chúng. TSX mở rộng CCVC là điều kiện tồn tại
và phát triển xã hội.
Trong TSX ra CCVC thì TSX ra TLSX có ý nghĩa quyết định đến TSX ra
TLTD, còn TSX ra TLTD lại có ý nghĩa quyết định để TSX ra SLĐ của con người LLSX hàng đầu của xã hội.
- Chỉ tiêu đánh giá kết quả của TSX:
Trước đây thường dùng chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội.
Tổng sản phẩm xã hội (TSPXH) là toàn bộ sản phẩm do lao động trong các
ngành sản xuất vật chất tạo ra trong thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Tổng sản phẩm xã hội được xem xét trên hai mặt:
Về hiện vật: gồm có TLSX và TLTD
Về giá trị gồm có: Giá trị TLSX đã tiêu dùng trong sản xuất (c) và giá trị
mới sáng tạo ra (v+m) gọi là thu nhập quốc dân.
Thu nhập quốc dân là bộ phận còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi
trừ đi giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu dùng trong quá trình sản xuất xã hội.
Thu nhập quốc dân cũng được biểu hiện ở hai mặt:

Về hiện vật gồm có: TLSX vàTLTD
Về mặt giá trị gồm có: Giá trị sản phẩm cần thiết ngang với tổng số tiền
công trả cho những người lao động trực tiếp sản xuất và giá trị của sản phẩm thặng
dư do lao động thặng dư tạo ra.
Hiện nay do các ngành sản xuất phi vật thể (dịch vụ) phát triển mạnh, tạo ra
nguồn thu nhập ngày càng lớn, do đó Liên hiệp quốc dùng hai chỉ tiêu để đánh giá
kết quả của tái sản xuất xã hội là: Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sảm phẩm
trong nước.


ễn thi kinh t chớnh tr Mỏc-Lờ nin ht mụn nm hc 2011-2012 lp DHY44B

Tng sn phm quc dõn GNP l tng giỏ tr tớnh bng tin ca nhng hng
hoỏ v dch v m mt nc sn xut ra t cỏc yu t sn xut ca mỡnh
trong mt thi gian nht nh thng l mt nm.
Tng sn phm trong nc GDP l tng giỏ tr tớnh bng tin ca ton b
nhng hng hoỏ v dch v m mt nc sn xut ra trờn lónh th ca mỡnh trong
mt thi gian nht nh thng l mt nm.
V mt c cu thỡ GNP v GDP ging nhau u l tng giỏ tr ca cỏc khu vc
sn xut vt th v phi vt th. Chỳng ch khỏc nhau ch GNP cú c phn giỏ tr
trong nc v phn giỏ tr u t nc ngoi em li cũn GDP ch tớnh phn giỏ
tr trong nc.
So sỏnh GNP v GDP ta cú:
GNP = GDP + thu nhp rũng t ti sn nc ngoi.
Thu
nhập
ròng từ
tài sản ở

=


Thu nhập của
ngời một nớc
làm việc ở nớc
ngoài chuyển

-

Thu nhập của
ngời nớc ngoài ở
nớc đó chuyển
ra khỏi nớc đó.

Quy mụ v tc tng trng ca ci vt cht ph thuc vo quy mụ v
hiu qu s dng cỏc ngun lc nh tng khi lng lao ng v tng nng sut
lao ng, trong ú tng nng sut lao ng l vụ hn.
- í ngha
nc ta hin nay, y mnh phỏt trin kinh t l nhim v trng tõm trong
ú coi vic thc hin tỏi sn xut m rng to ra ngy cng nhiu CCVC cú cht
lng cao, cú ngha quyt nh.
Vi u th v lao ng v l nc ang phỏt trin (i sau) cho nờn chỳng ta
va cú th s dng hp lý khi lng lao ng ca t nc v tranh th nhng
thnh tu k thut - cụng ngh tiờn tin nõng cao khụng ngng quy mụ, tc
tng trng GDP hng nm mt cỏch n nh mc cao.
3. Trỡnh by iu kin ra i,u th v hn ch ca sn xut hng húa?ý ngha
thc tin ca vn ú?
iu kin ra i v tn ti ca sn xut hng hoỏ


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B


- Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán. Đây là kiểu tổ chức sản xuất
trong đó sản phẩm làm ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người
trực tiếp sản xuất ra nó mà để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông
qua trao đổi mua bán.
- Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại dựa trên hai điều kiện sau:
Thứ nhất: Phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá sản xuất, phân chia lao
động xã hội vào các ngành các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Phân công lao động xã hội làm cho trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu. Vì khi
có phân công lao động xã hội thì mỗi người, mỗi đơn vị sản xuất chỉ sản xuất một
hay một số loại sản phẩm nhất định. Nhưng nhu cầu cuộc sống của họ đòi hỏi phải
có nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó những người sản xuất phải trao đổi sản
phẩm với nhau để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Mặt khác nhờ có phân công lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất làm
cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều nên trao đổi
sản phẩm ngày càng phổ biến.
Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, tiền để của sản xuất hàng hoá.
Phân công lao động ngày càng phát triển thì sản xuất và trao đổi hàng hoá càng mở
rộng và đa dạng hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ có phân công lao động xã hội thì chưa đủ. Để sản xuất
hàng hoá ra đời và tồn tại cần có điều kiện nữa.
Thứ hai: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Do có sự tách biệt tương đối về kinh tế cho nên mỗi người, mỗi đơn vị sản
xuất trở thành những chủ thể sản xuất độc lập. Họ tự quyết định quá trình sản xuất
và chi phối sản phẩm do mình làm ra.Vì vậy, người này muốn tiêu dùng sản phẩm
lao động của người kia phải thông qua trao đổi mua bán.
Trong lịch sử, sự tách biệt này do chế độ tư hữu về TLSX quy định vì ở đó
TLSX thuộc sở hữu của mỗi cá nhân, do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu
của họ. Người khác muốn tiêu dùng sản phẩm đó phải trao đổi sản phẩm dưới hình

thức hàng hoá.


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Trong điều kiện sản xuất lớn hiện đại (sản xuất TBCN và XHCN) Sự tách
biệt tương đối về kinh tế còn do các hình thức sở hữu khác nhau về TLSX (thể hiện
ở sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau) và sự tách rời giữa quyền sở hữu
và quyền sử dụng TLSX quy định.
Tóm lại:
Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về kinh tế là hai điều kiện cần
và đủ của sản xuất hàng hóa, thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất
hàng hoá.Vì thế sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử.
- Ưu thế và hạn chế của sản xuất hàng hoá.
So với sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hoá có những ưu thế sau:
Thứ nhất: Phát triển sản xuất hàng hóa sẽ phá vỡ tính chất tự cấp tự túc của nền
kinh tế tự nhiên, khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội và kỹ thuật của
từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như của từng vùng, từng địa phương và cả
quốc gia.
Thứ hai: Quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực hạn
hẹp của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị, địa phương, mà được mở rộng dựa trên nhu cầu và
nguồn lực của xã hội. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu
khoa học, công nghệ vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba: Dưới tác động của các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, buộc
người sản xuất phải luôn năng động, nhạy bén, tính toán để nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế…đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng
tốt hơn.
Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hoá, sự phát triển của sản xuất và giao lưu
kinh tế giữa các cá nhân, các vùng và các nước làm cho cả đời sống vật chất và
đời sống tinh thần cũng được nâng cao, phong phú hơn.

Tuy nhiên, sản xuất hàng hoá cũng có mặt trái (mặt tiêu cực) như: Phân hoá
giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá, tiềm ẩn khả năng khủng hoảng,
huỷ hoại môi trường sinh thái...
- Ý nghĩa thực tiễn:


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Việt Nam hiện nay các điều kiện của sản xuất hàng hóa vẫn tồn tại nên chủ
trương phát tiển nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường của ĐCSVN là hoàn toàn
đúng đắn.
Để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa cần phải thực hiện nhất quán
chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh phân công lao động xã
hội, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của nhà
nước nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của sản xuất hàng hóa, giữ
vững địng hướng XHCN nền kinh tế.
4. Trình bày hai thuộc tính của hàng hóa?ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đó?
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán.
Hàng hoá có thể ở dạng hữu hình: Máy móc, công cụ, lương thực, thực
phẩm... có thể ở dạng vô hình: dịch vụ các loại, vận tải, thương mại…Sản phẩm
là hàng hoá khi có đủ hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng hàng hoá .
- Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của hàng hoá để thoả mãn nhu
cầu nào đó của con người.
Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công
dụng (tính có ích) đó làm cho hàng hoá có giá trị sử dụng. Ví dụ công dụng của gạo là
nuôi sống con người, vậy giá trị sử dụng của gạo là ăn để nuôi sống người.
- Cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hoá là do các thuộc tính tự nhiên ( lý,
hóa, sinh ..) của thực thể hàng hoá đó quyết định. Do đó giá trị sử dụng là phạm trù

vĩnh viễn.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần trong quá trình phát triển
của khoa học, kỹ thuật và LLSX Ví dụ: Thạch cao ngày xưa chỉ dùng làm gốm sứ,
nặn tượng, khoa học kỹ thuật phát triển nó còn được sử dụng trong ngành y
(cố định xương) làm nguyên liệu sản xuất xi măng....Xã hội càng tiến bộ, LLSX
càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng càng nhiều, chủng loại càng phong phú
và chất lượng ngày càng cao.


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

- Giá trị sử dụng của hàng hoá là giá trị sử dụng cho xã hội, để đáp ứng nhu
cầu của xã hội thông qua trao đổi mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản xuất phải
quan tâm tới nhu cầu của xã hội, hàng hoá mới bán được.
Giá trị của hàng hoá.
Khác với giá trị sử dụng, giá trị của hàng hoá không tự bộc lộ ra mà được
biểu hiện ra thông qua giá trị trao đổi trong quan hệ mua bán. Vì vậy, muốn hiểu
được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ trao đổi lẫn nhau giữa
những giá trị sử dụng khác nhau..
Ví dụ: 1m vải đổi lấy 5kg thóc.
hay 1m vải =
5kg thóc.
Ví dụ trên cho thấy hai hàng hoá khác nhau có thể trao đổi được cho nhau
theo tỷ lệ nhất địng vì giữa chúng có một cơ sở chung ở chỗ chúng đều là sản phẩm
của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà các
hàng hoá được trao đổi với nhau.
Chẳng hạn: Người thợ dệt phải mất 2 giờ lao động để dệt ra 1m vải, và người
nông dân phải mất chi phí 2 giờ lao động sản xuất ra 5kg thóc. Khi họ trao đổi sản
phẩm với nhau chính là họ đổi 2 giờ lao động dệt vải lấy 2 giờ lao động sản xuất thóc.

Vì vậy, thực chất trao đổi hàng hoá chẳng qua là người ta trao đổi lao động của mình
ẩn dấu trong những hàng hoá đó. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hoá là cơ sở
chung của việc trao đổi và nó tạo thành giá trị của hàng hoá.
Vậy: giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá
kết tinh trong hàng hoá.
Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ là
hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị.
Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá với
nhau. Vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá.
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.
Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa
thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: Hai thuộc tính cùng đồng thời tồn tại trong một
hàng hoá. Thiếu một trong hai thuộc tính đó, vật phẩm sẽ không phải là hàng hoá.
Mặt mâu thuẫn giữa chúng thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất: Xét về giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất nhưng xét
về giá trị thì các hàng hoá lại đồng nhất về chất - đều là sự kết tinh của lao động.
Thứ hai: Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng khác nhau cả không gian và
thời gian. Giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông (mua - bán trên thị
trường), còn giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng. Vì vậy,
nếu giá trị hàng hoá không được thực hiện (hàng hoá không bán được) thì sẽ dẫn
đến khủng hoảng sản xuất "thừa".
Ý nghĩa thực tiễn:
Cần quan tâm hai thuộc tính H:phải tạo nhiều loại hàng hóa với số lượng lớn,chất
lượng cao,mẫu mã đẹp….
Nâng cao năng suất lao động xã hội để giảm chi phí hàng hóa..

Có các biện pháp chống tiêu cực trong sản xuất hàng hóa:chống hàng giả,kém chất
lượng,đầu cơ,tăng giá….
5. Nêu khái niệm thời gian lao động xã hội cần thiết?trình bày các yếu tố ảnh
hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa?
Thời gian lao động xã hội cần thiết
Chất của giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh
trong hàng hoá, còn lượng của giá trị hàng hoá được tính như thế nào?
- Lượng của giá trị hàng hoá được đo bằng lượng lao động xã hội tiêu hao
để sản xuất ra hàng hoá và được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Sở dĩ như vậy vì: Trong thực tế, nhiều người cùng sản xuất một loại hàng
hoá, nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau, nên thời gian lao động hao phí để sản
xuất ra hàng hoá đó của mỗi người cũng khác nhau - gọi là mức hao phí lao động
cá biệt. Tuy nhiên khi trao đổi hàng hoá trên thị trường thì người ta không căn cứ
vào mức hao phí lao động cá biệt mà căn cứ vào mức hao phí thời gian lao động xã
hội cần thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hoá nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

một trình độ trang thiết bị kỹ thuật trung bình, một trình độ thành thạo trung bình
và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.
Thực chất, thời gian lao động xã hội cần thiết chính là mức hao phí lao động xã hội
trung bình để sản xuất ra hàng hoá. Thông thường thời gian lao động xã hội cần
thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá nào
chiếm đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.
Ví dụ: Về thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động cần thiết
Thứ Thợ dệt vải
Tự


1

Số
lượng
hàng
hóa
(m)
10

Thời gian lao
động cá biệt
(giờ)

Tổng
t/glđ

biệt

Thời gian lao
động xã hội cần
thiết (giờ)

Nguyễn văn A
1
10
2,05
(đk tốt)
2
Nguyễn văn B

75
2
150
2,05
(đk TB)
3
Nguyễn văn C
15
3
45
2,05
(đk kém)
4
Tổng
100
205
Theo ví dụ trên, thời gian lao động xã hội cần thiết là 2,05 sát với thời gian lao
động cá biệt của thợ dệt B chiếm đại bộ phận sản lượng hàng hóa vải trên thị trường.
Trong nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu, thời gian lao động xă
hội cần thiết hình thành một cách tự phát dưới sự điều tiết của thị trường. Do đó,
nó là một đại lượng không cố định, khi nó thay đổi thì lượng giá trị của hàng hoá
cũng thay đổi.
Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá.
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh
hưởng đến số lượng giá trị của hàng hoá. Trong đó có 3 yếu tố cơ bản: Năng suất
lao động, cường độ lao động và tính phức tạp của lao động.
Năng suất lao động (NSLĐ).
NSLĐ là năng lực sản xuất của người lao động, được đo bằng số lượng sản
phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao động



Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

hao phí đế sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ nghịch với NSLĐ, nghĩa là khi NSLĐ
tăng thì giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống và ngược lại.
NSLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Trình độ tay nghề, mức độ phát triển và
ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, quản lý sản xuất... Muốn
tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố đó.
Cường độ lao động (CĐLĐ).
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến tổng giá trị sản phẩm.
CĐLĐ là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian.
Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
Khi tăng CĐLĐ thì số lượng sản phẩm tạo ra trong một đơn vị thời gian tăng
lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị một đơn vị sản
phẩm vẫn không thay đổi. Tăng CĐLĐ thực chất cũng tương tự kéo dài thời gian
lao động.
CĐLĐ phụ thuộc vào các yếu tố như: Trình độ tổ chức quản lý, quy mô và
hiệu suất của tư liệu sản xuất, nhưng trước hết nó phụ thuộc vào thể chất, tinh thần
của người lao động.
Tính phức tạp của lao động sản xuất hàng hoá.
Lao động cụ thể của những người sản xuất hàng hoá có sự khác nhau về
trình độ chuyên môn, mức độ thành thạo... nên có ảnh hưởng khác nhau đến số
lượng giá trị của hàng hoá. Theo đó có thể chia lao động thành lao động giản đơn
và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà người bình thường, không cần trải qua
đào tạo chuyên môn cũng thực hiện được.
Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi người lao động phải được đào tạo,
huấn luyện chuyên môn mới thực hiện được.
Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạo ra nhiều giá trị hơn lao động

giản đơn, nói cách khác lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn.
Trong quá trình trao đổi hàng hoá, mọi lao động phức tạp đều được quy về
lao động giản đơn trung bình theo một tỷ lệ nhất định và được hình thành tự phát
trên thị trường.


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Tóm lại: Chất giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng
hoá kết tinh trong hàng hóa. Lượng giá trị hàng hóa đo bằng thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. Quan hệ trao đổi hàng hoá là quan hệ trao
đổi lao động giữa những người sản xuất hàng hoá - quan hệ xã hội được che lấp
đằng sau quan hệ giữa các hàng hoá.
6. Nêu bản chất và chức năng của tiền tệ trong nền sản xuất hàng hóa?
Bản chất của tiền tệ.
Tiền tệ là loại hàng hoá đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng hóa đóng vai trò
làm vật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng hoá khác. Tiền tệ là sự thể hiện
chung của giá trị, đồng thời nó biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất
hàng hóa.
Khi tiền tệ ra đời, thế giới hàng hoá được phân ra làm hai cực: Một cực là tiền tệ
(vàng) cực kia là hàng hoá thông thường. Mọi hàng hoá muốn trao đổi với nhau
phải thông qua tiền tệ. Tiền tệ làm môi giới trực tiếp trong trao đổi để thoả mãn
nhu cầu của người có tiền.
Vàng có vai trò tiền tệ vì: Trước hết vàng cũng là loại hàng hoá có hai thuộc tính
như các hàng hoá thông thường khác: Giá trị sử dụng của vàng như làm đồ trang
sức và dùng trong các kỹ thuật, công nghệ cao...Giá trị của vàng cũng được đo
bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó. Mặt khác, do thuộc tính
tự nhiên, vàng có những ưu thế như: Thuần nhất, dễ chia nhỏ, ít hao mòn, dễ bảo
quản lại có giá trị cao (do phải chi phí khối lượng lao động lớn trong khai thác, sản
xuất)...Chính vì vậy vàng có một giá trị sử dụng xã hội đặc biệt là đóng vai trò làm

vật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng hoá khác - vai trò tiền tệ.
Như vậy, tiền tệ là một quan hệ xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa những người
sản xuất hàng hoá với nhau. Do đó tiền tệ là một phạm trù xã hội - lịch sử, gắn với
sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Chức năng của tiền tệ: Trong điều kiện kinh tế hàng hoá phát triển, tiền có 5
chức năng cơ bản.
a. Thước đo giá trị .


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Làm chức năng này, tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của hàng
hoá, chỉ rõ số lượng giá trị của từng hàng hóa. Để thực hiện chức năng này có thể
chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng không cần phải có tiền mặt.
Khi giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định thì
gọi là giá cả hàng hoá.
Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá cả, còn giá cả là hình thức biểu hiện
bằng tiền của giá trị. Trên thị trường có nhiều yếu tố tác động đến giá cả hàng hóa
như cung, cầu, cạnh tranh…nên giá cả hàng hóa thường lên xuống xoay quanh giá
trị hàng hóa, Nhưng trên toàn xã hội thì tổng giá cả hàng hóa vẫn bằng tổng giá trị
hàng hóa.
b. Phương tiện lưu thông.
- Tiền tệ làm môi giới trong trao đổi hàng hoá. Khi đó hàng hóa vận động
theo công thức: H -T - H. Đây là công thức lưu thông hàng hoá giản đơn.
Quá trình phát triển của tiền làm chức năng phương tiện lưu thông.
Lúc đầu tiên là tiền thật (vàng thoi, bạc nén), khi kinh tế hàng hoá phát triển
người ta thay vàng bạc bằng tiền đúc và hiện nay là tiền giấy.Tiền giấy chỉ là ký
hiệu giá trị do nhà nước phát hành và buộc xã hội phải công nhận, nó không có giá
trị thực. Số lượng phát hành tiền giấy vào lưu thông hàng hoá phải tuân theo quy
luật lưu thông tiền tệ.

c. Phương tiện cất trữ.
Làm phương tiện cất trữ, tiền tệ tạm thời rút ra khỏi lưu thông, đưa vào cất
trữ, khi cần mới đem ra lưu thông.
Tiền cất trữ phải là tiền có đủ giá trị như vàng, các kim loại quý...Tiền cất trữ
là lực lượng dự trữ cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá.
d.phương tiện thanh toán
Tiền được dung để chi trả sau khi công việc giao dịch,mua bán đã hoàn
thành,ví dụ:trả tiền mua hàng chịu,trả nợ,nộp thuế…
Trong thực hiện chức năng này,ngày càng xuất hiện nhiều hơn các hình thức
thanh toán mới không cần tiền mặt như:ký sổ,séc,chuyển khoản,thẻ điện tử…
e.Tiền tệ thế giới.


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Khi sản xuất trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi phạm vi quốc gia thì tiền tệ còn
thực hiện chức năng tiền tệ thế giới .
- Làm chức năng này, tiền tệ cũng có các chức năng: thước đo giá trị, phương
tiện lưu thông, phương tiện thanh toán và di chuyển của cải giữa các nước...
Thực hiện chức năng này, lúc đầu phải là tiền có đủ giá trị (vàng), sau đó còn có
thêm đồng tiền của các quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng được công nhận là phương
tiện thanh toán và mua bán quốc tế gọi là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
- Việc đổi tiền nước này ra đồng tiền nước khác được tiến hành theo một tỷ
giá nhất định gọi là tỷ giá hối đoái. Đó là giá cả đồng tiền của nước này được tính
bằng đồng tiền của nước khác.
7.Nêu nội dung và tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa?
phân tích tác động”điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa”?ý nghĩa thực tiễn
của việc nghiên cứu quy luật đó?
Nội dung của quy luật giá trị.
- Nội dung quy luật giá trị là: Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên

cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, mức hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa
phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Có như vậy họ mới có thể
tồn tại và phát triển được.
Trong lưu thông trao đổi hàng hoá phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. Hai
hàng hoá có lượng giá trị bằng nhau thì trao đổi được với nhau.
Trên thực tế sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện thông qua sự vận động lên
xuống của giá cả thị trường. Tuỳ từng thời gian, giá cả có thể lên xuống xoay quanh giá
trị. Đó là mệnh lệnh đối với mọi hàng vi sản xuất và trao đổi hàng hoá .
Tác động của quy luật giá trị.
Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật có 3 tác dụng sau:
Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Hai là: kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất tăng NSLĐ, hạ
giá thành sản phẩm.
Ba là: phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành giàu - nghèo.
Phân tích tác động”điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa”


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

+ Điều tiết sản xuất hàng hóa:
Điều tiết sản xuất hàng hóa nghĩa là quy luật giá trị tác động làm cho các yếu
tố sản xuất dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác, quy mô của các ngành sản
xuất thay đổi khi mở rộng khi thu hẹp. Các trường hợp điều tiết sản xuất:
Trường hợp thứ nhất: giá cả > giá trị.
Nếu một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị thì hàng hoá đó sẽ bán
chạy và có lãi cao, những người sản xuất sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất.
Những người sản xuất khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này. Kết
quả là tư liệu sản xuất và sức lao động của ngành ngày tăng lên, quy mô sản xuất
được mở rộng, ở ngành khác lại bị thu hẹp.

Trường hợp thứ hai: giá cả < giá trị.
Nếu một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, những người sản xuất sẽ
bị lỗ vốn. Họ sẽ thu hẹp quy mô sản xuất, chuyển bớt vốn sang sản xuất loại hàng
hoá khác. Kết quả là tư liệu sản xuất và sức lao động của ngành này bị giảm đi,
quy mô sản xuất bị thu hẹp, ở ngành khác lại được mở rộng .
Trường hợp thứ ba, giá cả = giá trị
Tức là hàng hóa bán với giá cả tương đương với giá trị, những người sản
xuất vẫn có thể tiếp tục sản xuất loại hàng hóa đó.
Như vậy, thông qua sự biến động của giá cả thị trường, quy luật giá trị tự
động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản
xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
+ Điều tiết lưu thông hàng hóa:
Quy luật giá trị điều tiết lưu thông hàng hóa thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng
hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. Do đó, có tác dụng khai thác
nguồn hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, làm cho quan hệ cung cầu hàng
hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Ý nghĩa:
Việt Nam hiện nay đang phát triển nền kinh tế thị trường, nên quy luật giá trị
hoạt động một cách khách quan và phát huy đầy đủ các tác dụng vốn có của nó.
Do đó, cùng với việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, nhà nước ta cần
phải có những chính sách, biện pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

cực của quy luật giá trị (nhất là vấn đề phân hoá giàu - nghèo) nhằm phát triển nền
kinh tế thị trường theo đúng định hướng XHCN.
8.Nêu nội dung và tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa?
phân tích tác động”kích thích cải tiến kĩ thuật,hợp lí hóa sản xuất,nâng cao
năng suất lao động xã hội,hạ giá thành sản phẩm”ý nghĩa thực tiễn của việc

nghiên cứu quy luật đó?
Nội dung của quy luật giá trị.
- Nội dung quy luật giá trị là: Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, mức hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa
phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Có như vậy họ mới có thể
tồn tại và phát triển được.
Trong lưu thông trao đổi hàng hoá phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. Hai
hàng hoá có lượng giá trị bằng nhau thì trao đổi được với nhau.
Trên thực tế sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện thông qua sự vận động lên
xuống của giá cả thị trường. Tuỳ từng thời gian, giá cả có thể lên xuống xoay quanh giá
trị. Đó là mệnh lệnh đối với mọi hàng vi sản xuất và trao đổi hàng hoá .
Phân tích: : kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất tăng NSLĐ,
hạ giá thành sản phẩm.
Do điều kiện sản xuất hàng hoá khác nhau, nên các hàng hoá có mức hao phí
lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hoá phải được trao
đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, người nào có mức hao phí
lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở vào thế có lợi, thu
lãi cao, ngược lại sẽ bị lỗ vốn. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hoá
đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, thực hành tiết kiệm...để tăng
NSLĐ, hạ thấp chi phí sản xuất hàng hóa.
Sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa ngày càng mạnh mẽ và
mang tính xã hội, dẫn đến kết quả kỹ thuật sản xuất của xã hội ngày càng phát
triển, NSLĐ xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội giảm xuống.
Ý nghĩa:


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Việt Nam hiện nay đang phát triển nền kinh tế thị trường, nên quy luật giá trị

hoạt động một cách khách quan và phát huy đầy đủ các tác dụng vốn có của nó.
Do đó, cùng với việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, nhà nước ta cần
phải có những chính sách, biện pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực của quy luật giá trị (nhất là vấn đề phân hoá giàu - nghèo) nhằm phát triển nền
kinh tế thị trường theo đúng định hướng XHCN.
9. Nêu nội dung và tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa?
phân tích tác động”phân hóa những người sản xuất thành giàu, nghèo”?ý
nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật đó?
Nội dung của quy luật giá trị.
- Nội dung quy luật giá trị là: Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên
cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, mức hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa
phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Có như vậy họ mới có thể
tồn tại và phát triển được.
Trong lưu thông trao đổi hàng hoá phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. Hai
hàng hoá có lượng giá trị bằng nhau thì trao đổi được với nhau.
Trên thực tế sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện thông qua sự vận động lên
xuống của giá cả thị trường. Tuỳ từng thời gian, giá cả có thể lên xuống xoay quanh giá
trị. Đó là mệnh lệnh đối với mọi hàng vi sản xuất và trao đổi hàng hoá .
Phân tích: phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành giàu - nghèo.
Các hàng hoá tuy có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị
trường đều phải trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Do đó, những
người sản xuất hàng hoá có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã
hội cần thiết sẽ có lãi cao, nhanh chóng giàu lên. Họ có thể mua thêm TLSX thuê
thêm lao động mở rộng quy mô sản xuất và trở thành ông chủ.
Ngược lại, những người sản xuất hàng hoá có hao phí lao động cá biệt cao
hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ lỗ vốn, thậm chí bị phá sản trở thành
nghèo khổ, phải bán sức lao động trở thành người làm thuê.



Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Như vậy, quy luật giá trị đã tự phát phân hoá những người sản xuất hàng hoá
nhỏ thành giàu, nghèo. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện
quan hệ sản xuất TBCN, cơ sở ra đời của CNTB.
Ý nghĩa:
Việt Nam hiện nay đang phát triển nền kinh tế thị trường, nên quy luật giá trị
hoạt động một cách khách quan và phát huy đầy đủ các tác dụng vốn có của nó.
Do đó, cùng với việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, nhà nước ta cần
phải có những chính sách, biện pháp để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu
cực của quy luật giá trị (nhất là vấn đề phân hoá giàu - nghèo) nhằm phát triển nền
kinh tế thị trường theo đúng định hướng XHCN.
10.Thị trường là gì?trình bày vai trò và chức năng của thị trường trong nền sản
xuất hàng hóa?ý nghĩa thực tiễn của vấn đề đó?
Thị trường.
- Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi mua bán hàng hoá
(chợ, cửa hàng, sở giao dịch) .
Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung - cầu,
giá cả, giá trị mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hoá tiêu thụ được xác định.
- Phân loại thị trường theo nhiều cách khác nhau:
+ Theo đối tượng mua bán có thị trường hàng hoá, dịch vụ như: Thị trường
lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường ngoại tệ…
+ Theo ý nghĩa, vai trò của đối tượng mua bán có thị trường tư liệu sản xuất,
thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường khoa học - công nghệ, thị trường
tư liệu tiêu dùng…
+ Theo tính chất và cơ chế vận hành có thị trường tự do, thị trường cạnh
tranh không hoàn hảo (thị trường độc quyền mang tính cạnh tranh và thị trường
cạnh tranh mang tính độc quyền) thị trường tự do có sự điều tiết của chính phủ, thị
trường độc quyền thuần tuý.
+ Theo quy mô và phạm vi của các quan hệ kinh tế có thị trường địa

phương, thị trường khu vực, thị trường trong nước, thị trường thế giới.
Chức năng của thị trường.
Thị trường có ba chức năng chủ yếu sau:


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Một là, thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã chi phí để
sản xuất ra nó thông qua đó, hàng hóa có bán được hay không và bán với giá như
thế nào.
Nếu hàng hoá bán được có nghĩa là xã hội đã thừa nhận công dụng của nó và
mức chi phí lao động để sản xuất ra nó phù hợp với mức hao phí lao động xã hội
cần thiết và giá trị của hàng hóa được thực hiện. Ngược lại nếu hàng hoá không
bán được, tức là xã hội không thừa nhận công dụng của hàng hóa hoặc chi phí sản
xuất ra nó cao hơn mức chi phí lao động trung bình của xã hội, không được xã hội
chấp nhận.
Hai là, cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng.
Thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng,
chủng loại, cơ cấu hàng hoá, giá cả, cung - cầu về các loại hàng hoá, những người
sản xuất sẽ kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất sao cho có hiệu quả nhất, những
người tiêu dùng có thể lựa chọn được những loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu và
khả năng thanh toán của mình.
Ba là, kích thích hay hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Trên cơ sở những thông tin thu được trên thị trường, người sản xuất và người tiêu
dùng buộc phải có những điều chỉnh cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường,
nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc bị hạn chế. Chẳng hạn, khi giá
cả một hàng hoá nào đó tăng lên thì người sản xuất sẽ mở rộng sản xuất, còn
người tiêu dùng lại hạn chế tiêu dùng
Ý nghĩa:Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa với chất lượng ngày càng cao,thúc đẩy ứng
dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để hạ giá thành sản phẩm...

Cần có các biện pháp,cơ chế thích hợp trong việc quản lý thị trường,quản lý hàng
hóa,đẩy mạnh trong phát triển và lưu thông hàng hóa...để phát triển kinh tế thị
trường nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
11.Trình bày điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa và hai thuộc tính của
hàng hóa sức lao động?việc phát hiện ra hàng hóa sức lao động có ý nghĩa như
thế nào?
Sức lao động trở thành hàng hoá khi có hai điều kiện sau:


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Thứ nhất: Người lao động phải được tự do về thân thể, nghĩa là có khả năng
chi phối được sức lao động của chính mình và do đó có quyền bán sức lao động
đó trong thời hạn nhất định.
Thứ hai: Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình lao
động và cũng không có của cải khác. Muốn sống, họ buộc phải bán sức lao động
cho người khác sử dụng.
Như vậy, sự chuyển hoá tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự ra đời của hàng hóa
sức lao động đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sản xuất hàng hoá. Giai đoạn
sản xuất hàng hoá TBCN với đặc trưng sức lao động trở thành hàng hoá.
. Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động.
Là hàng hoá, sức lao động cũng có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị của hàng hoá sức lao động.
+ Giá trị của hàng hoá sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.
Việc tái sản xuất ra sức lao động được thực hiện thông qua tiêu dùng tư liệu
sinh hoạt nên thực tế, giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu
sinh hoạt cần thiết để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ cùng
với những phí tổn đào tạo công nhân và việc học hành của con cái họ.
+ Giá trị của hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.

Yếu tố tinh thần nghĩa là ngoài nhu cầu vật chất, người lao động còn có nhu
có nhu cầu tinh thần như đọc sách báo, xem phim ảnh…
Yếu tố lịch sử tức là giá trị sức lao động cao hay thấp phụ thuộc vào hoàn
cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt
được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân …
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động.
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là công dụng của sức lao động
dùng để sử dụng vào quá trình lao động sản xuất cho nhà tư bản.
+ Khác với hàng hoá thông thường, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao
động có đặc điểm là: Khi sử dụng nó sẽ tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá
trị của bản thân nó. Phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động chính là giá trị


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

thặng dư. Đây chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của
tư bản đã trình bày trên.
Ý nghĩa:Phát hiện ra hàng hóa sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong
việc giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản: giá trị thặng dư vừa
sinh ra trong lưu thông, lại vừa không thể sinh ra trong lưu thông; vừa sinh ra ở
ngoài lưu thông, lại vừa không sinh ra ngoài lưu thông.
12.Nêu các khái niệm:giá trị thặng dư;tư bản;tư bản bất biến và tư bản khả
biến?ý nghĩa của việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả
biến?
+ Giá trị thặng dư là giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra ngoài
giá trị sức lao động của họ, là kết quả lao động không công của công nhân làm
thuê cho nhà tư bản. Ký hiệu là m.
+Tư bản là phần giá trị mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách
bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê.Tư bản là một quan hệ sản xuất phản
ánh mối quan hệ giữa tư sản và vô sản.

- Tư bản bất biến: Là bộ phận tư bản tồn tại dười hình thức TLSX trong quá
trình sản xuất, giá trị của chúng được lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và
chuyển vào sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng không thay đổi. Ký hiệu là c.
Tư bản bất biến bao gồm các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên,
nhiên, vật liệu, trong quá sản xuất được lao động cụ thể của công nhân chuyển vào
sản phẩm mới, lượng giá trị của chúng được bảo tồn nguyên vẹn và chuyển vào
sản phẩm mới.
- Tư bản khả biến: Là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động, có sự thay
đổi về lượng tăng lên do trong quá trình sản xuất, bằng lao động trừu tượng, công
nhân đã tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. phần giá trị
dôi ra đó chính là giá trị thặng dư. Ký hiệu là v.
- Ý nghĩa:
Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến càng vạch rõ
nguồn gốc của giá trị thặng dư là do lao động của công nhân làm thuê tạo ra. Còn
máy móc (TLSX) dù có vai trò rất quan trọng cũng không phải là nguồn gốc của
giá trị thặng dư.


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

13.Nêu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong CNTB?trình bày
phương pháp:”sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối”?ý nghĩa thực tiễn của nghiên
cứu các phương pháp sản xuất đó?
Ba phương pháp là: Giá trị thặng dư tuyệt đối,Giá trị thặng dư tương đối, Giá
trị thặng dư siêu ngạch
Giá trị thặng dư tuyệt đối.
- Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian
lao động vượt quá thời gian lao động cần thiết, trong khi năng suất lao động, giá
trị sức lao động và thời gian lao động cần thiết không đổi.
Theo ví dụ trên đây, giả sử kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa, trong khi

các yếu tố khác vẫn như cũ thì thời gian lao động thặng dư sẽ tăng từ 4 lên 6 giờ và
do đó giá trị thặng dư tăng từ 40.000 đồng lên 60.000đồng. 60.000đồng là giá trị
thặng dư tuyệt đối.



t/glg®ct
4giê
.

v = 40.000đ
Do đó:

t/g thÆng
t thÆng
d 4giê
d :5giê

m1=40.000đ
60.000đ
m' =

.

t/g kÐo
dµi 2giê
.

m2 =20.000đ


M = 60.000đ

x 100% = 150%

40.000đ
Nếu ngày lao động càng kéo dài thì thời gian lao động thặng dư càng tăng,
giá trị thặng dư tuyệt đối thì càng lớn.
- Hạn chế của phương pháp này là:
Ngày lao động không thể kéo dài quá mức vì công nhân còn phải ăn ngủ,
nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe; Mặt khác, công nhân luôn đấu tranh đòi rút ngắn
ngày lao động.
Vì ham muốn lợi nhuận cao, khi độ dài ngày lao động không thể kéo dài,
nhà tư bản tìm cách tăng cường độ lao động của công nhân. nhưng, tăng cường độ
lao động về thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động nó cũng bị
giới hạn bởi các yếu tố tâm sinh lý và sự đấu tranh của công nhân .


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của CNTB, nó được sử
dụng rộng rãi ở giai đoạn đầu của CNTB. Khi khoa học kỹ thuật phát triển, phong
trào đấu tranh đòi rút ngắn ngày lao động lên cao thì nhà tư bản chuyển dần sang
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
- Ý nghĩa.
Nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ta hiểu được những thủ
đoạn bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân làm thuê trong xã hội TBCN.
Ngày nay, các phương pháp đó vẫn được sử dụng trong các nước TBCN. Tuy nhiên
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối chiếm ưu thế hơn.
Đối với Việt Nam, nếu gạt bỏ tính chất TBCN thì các phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư nói trên có ý nghĩa quyết định việc tạo ra ngày càng nhiều của cải

vật chất cho xã hội, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện
mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .
14. Nêu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong CNTB?trình bày
phương pháp:”sản xuất giá trị thặng dư tương đối”?ý nghĩa thực tiễn của
nghiên cứu các phương pháp sản xuất đó?
Ba phương pháp là: Giá trị thặng dư tuyệt đối,Giá trị thặng dư tương đối, Giá trị
thặng dư siêu ngạch
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời
gian lao động cần thiết bằng cách tăng NSLĐ xã hội trong điều kiện độ dài ngày
lao động không đổi.
Theo ví dụ trên, Nếu thời gian lao động cần thiết giảm xuống còn 3 giờ, thì
thời gian lao động thặng dư tăng từ 4 giờ lên thành 5 giờ, khi đó giá trị thặng dư sẽ
tăng từ 40.000đ lên 50.000đ. 50.000đ là giá trị thặng dư tương đối.
t/gl®ct
3giê


1 giê


V = 30.000đ

+

t/gl®td
4giê



m2 =10.000đ +

50.000đ
Do đó: m' =
x 100/% = 167%
30.000đ

= 5 giờ


m1 = 40.000đ

= 50.000đ


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Muốn rút ngắn thời gian lao động cần thiết, nhà tư bản phải giảm giá trị các tư
liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho công nhân bằng cách tăng NSLĐ xã hội ở các
ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng cần thiết cho công nhân hoặc ở những ngành sản xuất
tư liệu sản xuất để trang bị cho những ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng đó.
Khi NSLĐ xã hội ở nhữnh ngành đó tăng lên sẽ làm cho giá trị những tư liệu
tiêu dùng cần thiết để tái sản xuất sức lao động của công nhân giảm xuống. Với
khối lượng tư liệu tiêu dùng như cũ, công nhân chỉ cần ít thời gian hơn để sản xuất,
nghĩa là thời gian lao động cần thiết giảm xuống. Khi đó, thời gian lao động thặng
dư tăng lên, khối lượng và tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng lên .
- Ý nghĩa.
Nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ta hiểu được những thủ
đoạn bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân làm thuê trong xã hội TBCN.
Ngày nay, các phương pháp đó vẫn được sử dụng trong các nước TBCN. Tuy nhiên
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối chiếm ưu thế hơn.
Đối với Việt Nam, nếu gạt bỏ tính chất TBCN thì các phương pháp sản xuất

giá trị thặng dư nói trên có ý nghĩa quyết định việc tạo ra ngày càng nhiều của cải
vật chất cho xã hội, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện
mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh .
15.Trình bày vị trí,nội dung và vai trò của quy luật giá trị thặng dư trong CNTB?Ý
nghĩa thực tiễn của vấn đề đó?
-Vị trí:
Trong nền sản xuất TBCN tồn tại hệ thống các quy luật kinh tế, trong đó
sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB vì:
Giá trị thặng dư là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ bản chất nhất của
CNTB đó là mối quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê .
Sản xuất ra giá trị thặng dư là mục đích duy nhất của nền sản xuất TBCN, là
nguồn gốc giàu có của giai cấp tư sản, là động lực chi phối mọi hoạt động của các
nhà tư bản và là cơ sở tồn tại và phát triển của CNTB.
- Nội dung của quy luậ giá trị thặng dư.
Sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản, trên cơ sở
tăngcường bóc lột lao động làm thuê.


Ôn thi kinh tế chính trị Mác-Lê nin hết môn năm học 2011-2012 lớp DHY44B

Nội dung quy luật giá trị thặng dư phản ánh mục đích và phương tiện để đạt
mục đích của nền sản xuất TBCN.
Mục đích của nền sản xuất TBCN là: Sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng
dư cho nhà tư bản.
Mục đích đó là khách quan do quan hệ sản xuất TBCN quy định, vì nhà tư
bản là người nắm giữ tư liệu sản xuất, công nhân chỉ là người làm thuê .
Vì mục đích giá trị thặng dư, nhà tư bản có thể sản xuất bất cứ hàng hóa nào
miễn là thu được nhiều giá trị thặng dư, kể cả những loại hàng hóa cần thiết đối với
xã hội, cũng như những loại hàng hóa hủy diệt sự tồn tại của xã hội .
Nhà tư bản có chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa cũng chỉ nhằm đạt

được nhiều giá trị thặng dư chứ không phải vì lợi ích của người tiêu dùng .
Phương tiện để đạt mục đích của nền sản xuất TBCN là: Tăng cường bóc lột
lao động làm thuê.
Sở dĩ như vậy vì công nhân làm thuê là người tạo ra giá trị thặng dư cho các
nhà tư bản. Đây là nguồn gốc duy nhất của giá trị thặng dư.
Để tăng cường bóc lột lao động làm thuê, nhà tư bản phải sử dụng các biện
pháp như: Phát triển của kỹ thuật, đổi mới công nghệ và quản lý sản xuất để tăng
NSLĐ, kết hợp với tăng cường độ lao động. Nghĩa là phải sử dụng các phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư.
- Vai trò của quy luật giá trị thặng dư.
Quy luật giá trị thặng dư ra đời, tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của
CNTB. Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của CNTB.
Nó tạo ra động lực cho sự vận động và phát triển của CNTB.
Quy luật giá trị thặng dư cũng tác động làm cho các mâu thuẫn vốn có của
CNTB, đặc biệt là mâu thuẫn kinh tế cơ bản của CNTB (mâu thuẫn LLSX với
QHSX) ngày càng gay gắt. Biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp
công nhân với giai cấp tư sản và nhiều mâu thuẫn xã hội khác. Sự vận động của
các mâu thuẫn đó sẽ quyết định xu hướng tất yếu: CNTB sẽ bị thay thế bởi xã hội
mới tiến bộ hơn - đó là xã hội XHCN.
- Ý nghĩa:


×