Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÀI 2 hàng hóa tiền tệ thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.37 KB, 15 trang )

BÀI 2: HÀNG HÓA, TIỀN TỆ, THỊ TRƯỜNG

A. Mức độ nhận biết
Câu 1 . Thông tin của thị trường giúp người mua
a. mua được những hành hóa mình cần.
b. điều chỉnh việc mua bán sao cho có lợi nhất.
c. biết được số lượng và chất lượng hàng hóa.
d. biết được giá cả hàng hóa trên thị trường.
Câu 2: Thị trường gồm các nhân tố cơ bản nào dưới đây?
a. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.
b. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
c. Người mua, tiền tệ, người bán, giá cả.
d. Người mua, hàng hóa, người bán, giá cả.
Câu 3 : Giá trị của hành hóa được quyết định bởi
a. sự khan hiếm của hàng hóa.
b. sự hao phí sức lao động của con người.
c. lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
d. công dụng của hàng hóa.
Câu 4: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
a. Giá trị, giá trị sử dụng.
b. Giá trị, giá trị trao đổi.
c. Giá trị trao đổi, giá trị sử dụng.
d. Giá trị sử dụng, giá trị thặng dư.
Câu 5: Trong sản xuất, mục đích mà người sản xuất hàng hóa hướng đến là gì?
a. Giá cả.
b. Lợi nhuận.
c. Công dụng của hàng hóa.
d. Số lượng hàng hóa.
Câu 6: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?
a. 1m vải = 5kg thóc.
b. 1m vải = 2 giờ.


c. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ.
d. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.
Câu 7: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?
a. Giá trị trao đổi.


b. Số lượng, chất lượng của hàng hóa.
c. Lao động xã hội của người sản xuất.
d. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Câu 8:Giá trị của hàng hóa là gì?
a. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.
b. Lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
c. Lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hóa.
d. Lao động của người sản xuất hàng hóa.
Câu 9: Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử?
a. Vì hàng hóa chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.
b. Vì hàng hóa xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển loài người.
c. Vì hàng hóa ra đời gắn liền với sự xuất hiện của con người trong lịch sử.
d. Vì hàng hóa ra đời là thước đo trình độ phát triển sản xuất và hoạt động
thương mại của lịch sử loài người.
Câu 10: Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là gì?
a. Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
b. Công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất.
c. Công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần.
d. Công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán.
Câu 11: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?
a. Phương tiện thanh toán.
b. Phương tiện mua bán.
c. Phương tiện giao dịch.
d. Phương tiện trao đổi.

Câu12 : Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?
a. Phương tiện thanh toán.
b. Phương tiện lưu thông.
c. Phương tiện cất trữ.
d. Thước đo giá trị.
Câu13: Hàng hóa là
a. sản phẩm của lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
b. sản phẩm để con người trao đổi mua bán, phục vụ cuộc sống.
c. sản phẩm của lao động, sản xuất với mục đích để trao đổi và mua bán trên thị
trường.


d. sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông
qua trao đổi, mua – bán.
Câu14: Giá trị của hàng hóa là
a. lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó.
b. lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
c. chi phí sản xuất cá nhân làm ra hàng hóa.
d. sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Câu 15: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi
a. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
b. tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại.
c. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
d. tiền dùng làm phương tiện lưu thông.
Câu 16: Tiền được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Khi đó tiền thực hiện
chức năng nào dưới đây?
a. Phương tiện lưu thông.
b. Phương tiện cất trữ.
c. Phương tiện thanh toán.
d. Thước đo giá trị.

Câu 17: Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là
a. giá trị của hàng hóa.
b. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
c. quan hệ vật chất giữa người bán và người mua.
d. lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa.
Câu 18: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?
a. Thước đo kinh tế.

b. Thước đo giá cả.

c. Thước đo thị trường.

d. Thước đo giá trị.

Câu 19: Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt?
a. Vì tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.
b. Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.
c. Vì tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả
các hàng hóa.
d. Vì tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.
Câu 20: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi nào?
a. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.


b. Khi tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng
hóa diễn ra thuận lợi.
c. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
d. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
Câu 21: Tháng 09 năm 2008 1 USD đổi được 16 700 VNĐ, điều này được gọi là gì?
a. Tỷ giá hối đoái.


b. Tỷ giá trao đổi.

c. Tỷ giá giao dịch.

d. Tỷ lệ trao đổi.

Câu 22: Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào?
a. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ.
b. Hàng hóa, người mua, người bán.
c. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
d. Người mua, người bán, tiền tệ.
Câu 23: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố
nào quyết định?
a. Người sản xuất.
b. Nhà nước.
c. Thị trường.
d. Người làm dịch vụ.
Câu 24: Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào?
a. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
b. Hàng hóa, người mua, người bán.
c. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, cung cầu, giá cả.
d. Người mua, người bán, cung cầu, giá cả.
Câu 25: Một trong những chức năng của thị trường là gì?
a. Kiểm tra hàng hóa.
b. Trao đổi hàng hóa.
c. Thực hiện.
d. Đánh giá.
Câu 26: Yếu tố nào dưới đây không phải là chức năng của thị
trường?

a. Thực hiện hay thừa nhận
b. Kích thích, điều tiết.
c. Thông tin.

d
.
T
r
u
y

n
t
i
n
.


Câu 27: Lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động
qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ là
a. Thị tứ.
b. Thị trấn.
c. Thị trường.
d. Phố thị.
Câu 28: Thị trường là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh
tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định
a. giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
b. số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
c. số lượng và mẫu mã hàng hóa, dịch vụ.
d. giá cả và nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Câu: Địa điểm nào không phải là thị trường trong các địa điểm dưới đây?
a. Chợ nổi An Giang.
b. Siêu thị Lan Chi.
c. Công Viên Lê Nin.
d. Trung tâm thương mại Vincom.
Câu 29: Đâu không phải là nhân tố cơ bản của thị trường trong các nhân tố
dưới đây?
a. Hàng hóa.
b. Tiền tệ
c. Người bán, người mua.
d. Người làm thuê.
Câu 30: Các quan hệ được hình thành trên thị trường là
a. Hàng hóa – tiền tệ.
b. Cung – cầu.
c. Khai trương – khuyến mãi.
d. Mua – bán.
Câu 31: Thông tin nào dưới đây không phải do thị trường cung cấp cho các
chủ thể tham gia thị trường
a. Quy mô cung – cầu.
b. Nguồn gốc hàng hóa.
c. Chất lượng hàng hóa.


d. Chiến lược kinh doanh của nhà sản xuất.
Câu 32: Các thông tin do thị trường cung cấp là căn cứ quan trọng giúp
cho người bán đưa ra các quyết định nhằm thu nhiều
a. sự chú ý của khách hàng.
b. lợi nhuận.
c. mối quan hệ thân thiện với khách hàng.
d. cộng tác viên bán hàng.

Câu 33: Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên nhu cầu của người tiêu
dùng về hàng hóa đó
a. tăng lên.
b. giảm đi.
c. bất di bất dịch.
d. hào hứng hơn.
Câu 34: Khi giá cả một hàng hóa nào đó tăng lên sẽ có tác động như thế
nào đến người sản xuất hàng hóa đó?
a. Thu hẹp sản xuất.
b. Chuyển sang sản xuất hàng hóa khác.
c. Sản xuất cầm chừng chờ giá cả bình ổn.
d. Mở rộng sản xuất hàng hóa.
Câu 35: Nền kinh tế nào dưới đây không có sự xuất hiện của thị trường?
a. Kinh tế tự cung tự cấp.
b. Kinh tế hàng hóa.
c. Kinh tế tri thức.
d. Kinh tế thời bao cấp.
Câu 36: Nội dung nào dưới đây không phản ánh bản chất của tiền tệ?
a. Là vật ngang giá chung cho các hàng hóa.
b. Là sự thể hiện chung của giá trị.
c. Biểu hiện mối qua hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
d. Là phương tiện thanh toán quốc tế.
Câu 37: Để một sản phẩm trở thành hàng hóa không phụ thuộc vào điều
kiện nào dưới đây?
a. Do lao động tạo ra.
b. Có công dụng nhất định để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.


c. Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua – bán.
d. Được mọi người săn lùng.

Câu 38: Bút có tác dụng để viết là nói đến thuộc tính nào của hàng hóa?
a. Giá trị sử dụng.
b. Giá trị trao đổi.
c. Giá trị.
d. Giá cả.
Câu 39: Yếu tố nào dưới đây không phải là yếu tố của thị trường?
a. Hàng hóa.
b. Tiền tệ.
c. Người bán – người mua.
d. Thông tin.
Câu 40: Các mối quan hệ cơ bản của thị trường bao gồm
a. Hàng hóa – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, giá cả hàng hóa.
b. Hàng hóa – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, quan hệ xã hội.
c. Hàng hóa – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, quan hệ quốc tế.
d. Hàng hóa – tiền tệ, mua – bán, cung – cầu, quan hệ cạnh tranh.
Câu 41: Nội dung nào sau đây không phải là chức năng của thị trường?
a. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
b. Thông tin về hàng hóa.
c. Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng.
d. Khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Câu42: Nội dung nào sau đây là chức năng cơ bản của thị trường?
a. Điều khiển tự động hóa dây chuyền sản xuất.
b. Thanh toán các khoản thu chi hàng ngày.
c. Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng.
d. Khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Câu 43: Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa của thị
trường được hiểu là
a. sản phẩm hàng hóa được người mua chấp nhận mua sử dụng.
b. cung cấp các thông tin về một sản phẩm hàng hóa nào đó.
c. hạn chế sự tiêu dùng của người mua.



d. điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác.
Câu 44: Chức năng thông tin của thị trường được hiểu là
a. sản phẩm hàng hóa được người mua chấp nhận mua sử dụng.
b. cung cấp các thông tin về một sản phẩm hàng hóa nào đó.
c. hạn chế sự tiêu dùng của người mua.
d. điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác.
Câu 45: Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng
của thị trường được hiểu là
a. sản phẩm hàng hóa được người mua chấp nhận mua sử dụng.
b. cung cấp các thông tin về một sản phẩm hàng hóa nào đó.
c. hạn chế sự tiêu dùng của người mua.
d. điều tiết các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác.
Câu 46: Công thức lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong trao đổi là:
a. T - H – T
b. T - H - T'
c. H - T – H
d. H – H - T
Câu 47: Tiền tệ ra đời do
a. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa.
b. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
c. Quá trình phát triển lâu dài của lưu thông hàng hóa.
d. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và phân phối hàng hóa.
Câu 48: Nội dung nào dưới đây không thể hiện giá cả là “mệnh lệnh” của
thị trường với mọi người sản xuất hàng hóa?
a. Giá cả tăng lên, người sản xuất sẽ sản xuất nhiều hàng hóa hơn.
b. Giá cả giảm xuống, người sản xuất sẽ hạn chế sản xuất hàng hóa.
c. Giá cả giảm xuống, người sản xuất tìm biện pháp phù hợp tiết kiệm các
chi phí sản xuất để tránh thua lỗ.

d. Giá cả tăng hay giảm không ảnh hưởng tới người sản xuất hàng hóa.
Câu 49: Nội dung nào dưới đây không thể hiện giá cả là “mệnh lệnh” của
thị trường với người tiêu dùng hàng hóa?
a. Giá cả tăng lên, người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua hàng hóa khác có
giá phù hợp túi tiền của mình.
b. Giá cả giảm xuống, người tiêu dùng sẽ tranh thủ mua hàng hóa đó nhiều
hơn.
c. Giá cả tăng lên, người tiêu dùng sẽ hạn chế mua hàng hóa đó.


d. Giá cả tăng hay giảm người tiêu dùng vẫn tiêu dùng hàng hóa đó như
bình thường.
Câu 50: Vào 15 giờ ngày 6/9/2018 giá xăng dầu sẽ tăng thêm 300 đồng/lít.
Đây là nội dung phản ánh thị trường đã thực hiện chức năng nào dưới
đây?
a. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
b. Thông tin về hàng hóa.
c. Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng.
d. Khai thác tài nguyên thiên nhiên.

B. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Địa điểm nào không phải là thị trường trong các địa điểm dưới đây?
a. Chợ nổi An Giang.
b. Siêu thị Lan Chi.
c. Công Viên Lê Nin.
d. Trung tâm thương mại Vincom.
Câu 2: Nếu hàng hóa không bán được sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người
sản xuất hàng hóa và quá trình sản xuất của xã hội?
a. Người mua sẽ được mua sản phẩm giá rẻ.
b. Người sản xuất sẽ chuyển sang kinh doanh hàng hóa khác.

c. Người sản xuất thua lỗ, phá sản, quá trình sản xuất ngưng trệ.
d. Người sản xuất sẽ tìm thị trường khác để tiêu thụ hàng hóa.
Câu3: Bác H trồng rau sạch để bán lấy tiền, rồi dùng tiền đó mua gạo ăn.
Ta nói, tiền của bác H đã thực hiện chức năng
a. Phương tiện lưu thông.
b. Phương tiện cất trữ.
c. Phương tiện thanh toán.
d. Thước đo giá trị.
Câu 4: Một chiếc áo may trong 2 giờ lao động là nói đến thuộc tính nào
dưới đây của hàng hóa?
a. Giá trị sử dụng.
b. Giá trị trao đổi.
c. Giá trị.
d. Giá cả.


Câu 5: Sự vật nào sau đây không phải là hàng hóa?
a. Gạo đem đi bán.
b. Khí oxi trong tự nhiên.
c. Sách, vở bút mực được bố mẹ mua tặng.
d. Bắt cá sông đem bán.
Câu 6: H được bố đưa đi mua 1 quả bóng đá. Quả bóng này có trị giá 200
nghìn đồng, khi đó tiền mua bóng thực hiện chức năng nào dưới đây?
a. Phương tiện lưu thông.
b. Phương tiện cất trữ.
c. Phương tiện thanh toán.
d. Thước đo giá trị.
Câu 7: Anh H bán đàn bò được 300 triệu đồng, do chưa có nhu cầu mua
hàng hóa khác anh H đem tiền gửi ngân hàng. Hàng tháng anh lấy số liền
lãi đó đem mua thực phẩm phục vụ sinh hoạt cho gia đình. Hỏi, số tiền gửi

ngân hàng của anh H đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
a. Phương tiện lưu thông.
b. Phương tiện cất trữ.
c. Phương tiện thanh toán.
d. Thước đo giá trị.
Câu 8: Anh H bán đàn bò được 300 triệu đồng, do chưa có nhu cầu mua
hàng hóa khác anh H đem tiền gửi ngân hàng. Hàng tháng anh lấy số liền
lãi đó đem mua thực phẩm phục vụ sinh hoạt cho gia đình. Hỏi, số tiền lãi
hàng tháng của anh H đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
a. Phương tiện lưu thông.
b. Phương tiện cất trữ.
c. Phương tiện thanh toán.
d. Thước đo giá trị.
Câu 9: Gia đình anh B tháng 8 năm 2017 sử dụng hết 150 KW điện, theo giá trị
tại thòi điểm đó, gia đình anh B phải thanh toán 275 nghìn đồng cho công ty
điện lực. Cuối tháng anh B đem tiền đến thanh toán cho công ty điện lực. Trong
trường hợp này, tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
a. Phương tiện lưu thông.
b. Phương tiện cất trữ.
c. Phương tiện thanh toán.


d. Thước đo giá trị
Câu 10: Sau khi ký hợp đồng thương mại với đối tác nước Ấn Độ để mua
vòng bi ARB. Hàng tháng, để thanh toán tiền hàng anh Công đã đổi tiền
Việt Nam đồng ra đôla Mỹ gửi trả đối tác qua ngân hàng công thương. Lúc
này tiền của anh Công đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
a. Phương tiện lưu thông.
b. Phương tiện cất trữ.
c. Phương tiện thanh toán.

d. Thước đo giá trị.
Câu 11: Anh A sản xuất được 1 tấn gạo đem ra chợ bán và được người mua
chấp nhận mua về sử dụng. Khi đó thị trường đã thực hiện chức năng nào
dưới đây?
a. Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng.
b. Thông tin về hàng hóa.
c. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
d. Hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 12: Cửa hàng bán đồ gia dụng có bày bán rất nhiều sản phẩm, trên
mỗi sản phẩm có ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ; những chỉ số cơ bản và giá của
hàng hóa. Khi đó thị trường đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
a. Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng.
b. Thông tin về hàng hóa.
c. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
d. Hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 13: Thấy quán phở Nhất Nhất của gia đình ngày càng đông khách, anh
M là chủ cửa hàng đã chủ động mở rộng cửa hàng, đồng thời mở thêm các
quán phở Nhất Nhất ở một số địa điểm khác. Như vậy, việc làm này đã chịu
tác động bởi chức năng nào dưới đây của thị trường?
a. Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng.
b. Thông tin về hàng hóa.
c. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
d. Hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 14: Vào đầu hè, thấy điều hòa và quạt hơi nước bán rất chạy và
thường xuyên khan hiếm hàng hóa. Công ty X đã mở rộng cơ sở sản xuất


để tạo nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Như vậy, việc
làm này đã chịu tác động bởi chức năng nào dưới đây của thị trường?
a. Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng.

b. Thông tin về hàng hóa.
c. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
d. Hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 15: Thấy quán cà phê của gia đình kinh doanh không hiệu quả, anh A
đã chuyển sang kinh doanh quán lẩu nướng Hàn Quốc. Việc chuyển đổi
này giúp việc kinh doanh của gia đình anh thuận lợi hơn. Như vậy, việc làm
này đã chịu tác động bởi chức năng nào dưới đây của thị trường?
a. Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng.
b. Thông tin về hàng hóa.
c. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
d. Hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 16 : Tại Hưng Yên mặt hàng nhãn lồng rất nhiều và có giá tương đối
rẻ. Các hộ gia đình ở đây thấy nhu cầu về hàng hóa này ở Hà Nội và các
tỉnh lân cận nhiều hơn và bán được giá cao hơn nên đã chuyển nhãn về đó
để bán. Như vậy, việc làm này đã chịu tác động bởi chức năng nào dưới đây
của thị trường?
a. Điều tiết, kích thích sản xuất và tiêu dùng.
b. Thông tin về hàng hóa.
c. Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
d. Hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Câu 17: Tiền tệ thực hiện chức năng môi giới trong ví dụ nào dưới đây?
a. Em mua 5 quyển vở có giá 30.000 đồng.
b. Nhà em trồng rau sạch, em bán rau lấy tiền mua đồ dùng học tập.
c. Em muốn mua xe đạp điện để đi học nên khi được tiền mừng tuổi em
không mua sắm gì mà đem đút lợn để góp lại mua xe cho minh.
d. Do có việc bận, bố mẹ nhờ em mang tiền sang bác trưởng thôn để đóng
thuế nông nghiệp năm 2018.
Câu 18: Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị trong ví dụ nào dưới đây?
a. Em mua 5 quyển vở có giá 30.000 đồng.
b. Nhà em trồng rau sạch, em bán rau lấy tiền mua đồ dùng học tập.



c. Em muốn mua xe đạp điện để đi học nên khi được tiền mừng tuổi em
không mua sắm gì mà đem đút lợn để góp lại mua xe cho minh.
d. Do có việc bận, bố mẹ nhờ em mang tiền sang bác trưởng thôn để đóng
thuế nông nghiệp năm 2018.
Câu 19 : Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ trong ví dụ nào
dưới đây?
a. Em mua 5 quyển vở có giá 30.000 đồng.
b. Nhà em trồng rau sạch, em bán rau lấy tiền mua đồ dùng học tập.
c. Em muốn mua xe đạp điện để đi học nên khi được tiền mừng tuổi em
không mua sắm gì mà đem đút lợn để góp lại mua xe cho minh.
d. Do có việc bận, bố mẹ nhờ em mang tiền sang bác trưởng thôn để đóng
thuế nông nghiệp năm 2018.
Câu 20: Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông trong ví dụ nào
dưới đây?
a. Em mua 5 quyển vở có giá 30.000 đồng.
b. Nhà em trồng rau sạch, em bán rau lấy tiền mua đồ dùng học tập.
c. Em muốn mua xe đạp điện để đi học nên khi được tiền mừng tuổi em
không mua sắm gì mà đem đút lợn để góp lại mua xe cho minh.
d. Do có việc bận, bố mẹ nhờ em mang tiền sang bác trưởng thôn để đóng
thuế nông nghiệp năm 2018.
Câu 21: Cơ sở căn bản của giá cả trên thị trường là
a.
b.
c.
d.

giá trị của hàng hóa.
giá trị sử dụng của hàng hóa.

thị hiếu, mốt thời trang.
quan hệ cung – cầu.

C. Mức độ vận dụng
Câu 1: Nhà Bác An chuyên sản xuất mặt hàng bánh đậu xanh rất có uy tín,
được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng gần đây việc sản xuất của
gia đình bác gặp chút khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm hơn trước. Chuẩn
bị là dịp tết trung thu, trên thị trường nhu cầu về bánh trung thu đảm bảo
chất lượng rất khan hiếm. Nếu là người thân của bác An, trong trường hợp
này em sẽ đề xuất với bác An điều gì để giúp việc kinh doanh của gia đình
tạm thời thoát khỏi khó khăn?
a. Ngừng sản xuất bánh đậu xanh đóng cửa hàng.


b. Chấp nhận bán bánh đậu xanh với giá rẻ hơn trước để thu hút khách.
c. Chuyển sang sản xuất mặt hàng bánh trung thu để đáp ứng nhu cầu của
thị trường.
d. Mời thầy cúng về cúng giải hạn thật lớn để khôi phục lại việc kinh doanh.
Câu 2: Gia đình em và các gia đình hàng xóm trồng được rất nhiều hoa
quả sạch. Việc tiêu thụ các loại hoa quả này tài chỗ rất chậm mà giá lại rẻ.
Để tìm đàu ra cho hàng hóa của gia đình, đảm bảo việc sản xuất không bị
thua lỗ em sẽ bàn với bố mẹ chọn giải pháp nào trong những giải pháp dưới
đây?
a. Bán thật rẻ để nhanh hết hàng không cần quan tâm giá trị của hàng hóa.
b. Tìm cách nói xấu, tung tin thất thiệt về hoa quả của các gia đình khác
nhằm hạ thấp giá trị hàng hóa của họ.
c. Thông qua mạng xã hội giới thiệu và đưa hoa quả của gia đình đi các thị
trường khác.
d. Không bán được thì đổ bỏ chứ nhất quyết không hạ giá thành sảm phẩm.
Câu 3: Nghe tin một số mặt hàng chuẩn bị sale với mức giá thấp nhất( giảm

50% so với giá niêm yết ban đầu). Là người tiêu dùng thông minh, đứng
trước thông tin này của thị trường em là người tiêu dùng thông thái sẽ
chọn cách xử sự nào dưới đây?
a. Cân nhắc và chọn mua những mặt hàng thiết yếu phù hợp nhu cầu của gia
đình và bản thân.
b. Không cần quan tâm đến giá trị sử dụng, tranh thủ giá rẻ, mua thật nhiều
để được lợi.
c. Thờ ơ, không quan tâm vì cho rằng hàng hạ giá là chất lượng tồi.
d. Gom hết tiềm, mua đủ mọi loại hàng hóa về để dùng dần
Câu 4: Trong buổi thảo luận nhóm về bài: Hàng hóa – tiền tệ - thị trường,
ba bạn Hoàng, Minh và Thành có tranh luận:
Hoàng cho rằng: Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.
Minh lại cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.
Thành thì cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình
lao động?
Theo em, ai nói đúng? Vì sao?


Câu 5: Là công dân chúng ta sẽ không lựa chọn việc làm nào trong các việc
làm dưới đây để góp phần phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay?
a. tăng cường dùng hàng trong nước để khuyến khích, hỗ trợ các doanh
nghiệp phát triển, tái đầu tư sản xuất.
b. mua bán lành mạnh, không buôn bán gian lận để tạo một thị trường đảm
bảo, có uy tín được người mua tin tưởng.
c. Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm làng nghề truyền thống ở địa phương
em với bạn bè trong nước và trên thế giới.
d.

Không đấu tranh tố giác các cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng

kém chất



×