Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN VĂN THÀNH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NGÀNH THÀNH PHỐ TRÀ VINH, TỈNH
TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

Chuyên ngành: Kinh tế phát triên
Mã số:

60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người cam đoan

NGUYỄN VĂN THÀNH



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 3
6. Nội dung đề tài......................................................................................4
7. Tổng quan các nghiên cứu....................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NGÀNH......................................................................................................9
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ...............................9
1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng về cơ cấu kinh tế........................... 9
1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế..............................................................10
1.1.3. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế.......................................................11
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHẢN ẢNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH......................................................................................... 12
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo các các ngành kinh tế chính...............14
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành...............................18
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH......................................................................................... 20
1.3.1. Tài nguyên thiên nhiên............................................................... 20
1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội..............................................................20
1.3.3. Khả năng về nguồn lực...............................................................21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ TRÀ VINH..................................................23
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHỐ TRÀ VINH VÀ CÁC NHÂN TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG
TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.....................................................23



2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Trà Vinh................................23
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Trà Vinh....................... 25
2.1.3. Khả năng về vốn của thành phố Trà Vinh...................................32
2.1.4. Khả năng về lao động của thành phố Trà Vinh...........................33
2.2. TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA
THÀNH PHỐ TRÀ VINH..............................................................................34
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo các ngành kinh tế chính......................34
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo nội bộ ngành......................................41
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ TRÀ VINH.................................... 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................56
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ TRÀ VINH..................................................57
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
57
3.1.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Trà Vinh 57
3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Trà Vinh..........58
3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ............63
3.2.1. Nhóm giải pháp để chuyển dịch cơ cấu theo ngành...................63
3.2.2. Nhóm giải pháp để chuyển dịch cơ cấu theo nội bộ các ngành
69
3.2.3. Nhóm giải pháp bảo đảm nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành........................................................................................ 76
KẾT LUẬN....................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................88
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CÁC KÝ HIỆU:
Cos α: Hệ số góc chuyển dịch
GDP/ng: Tổng sản phẩm tính trên đầu người
GNP: tổng sản phẩm quốc dân
GPD: Tổng sản phẩm quốc nội
ICOR: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
I: Tổng vốn đầu tư
L: Lao động
K: Vốn sản xuất
k: Mức tích luỹ vốn cho mỗi lao động
S: Tiết kiệm của nền kinh tế.
S i (t):Tỷ trọng ngành i trong GDP năm t
s: Tỷ lệ tiết kiệm
(T): Tiến bộ công nghệ
y: sản lượng bình quân trên mỗi lao động
α: Góc chuyển dịch
CÁC CHỮ VIẾT TẮT:
CDCC: Chuyển dịch cơ cấu
CDCCKT: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CCKT: Cơ cấu kinh tế
CN: Công nghiệp
CN-TTCN: Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
CN –XD: Công nghiệp, xây dựng
DV: Dịch vụ
KHKT: Khoa học kỹ thuật
NN: Nông nghiệp


NN, CN & DV: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
SX: Sản xuất

TM - DV: Thương mại và dịch vụ
TPTV: Thành phố Trà vinh
UBND: Ủy ban Nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên ảng

Trang

2.1

Hệ số góc CDCC ngành TPTV

35

2.2

Hệ số góc CDCC lao động TPTV

37

2.3

Hệ số góc CDCC vốn đầu tư TPTV

41


3.1

Dự báo kết quả CDCC kinh tế ngành đạt đến
năm 2020

60

3.2

Quy hoạch sử dụng đất thành phố Trà Vinh đến
năm 2020

63

3.3

Dự kiến bố trí sản xuất một số cây trồng chính
đến năm 2020

70

3.4

Các sản phẩm chính CN - TTCN đến năm 2020

72

3.5


Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
trên địa àn đến năm 2020

74


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1

Cơ cấu đóng góp vào GDP th o ngành của TPTV

35

2.2

Cơ cấu lao động KT ngành TPTV

37

2.3

Tốc độ phát triển các ngành inh tế TPTV


39

2.4

Cơ cấu vốn đầu tư th o ngành inh tế TPTV

40

2.5

Cơ cấu lao động nội bộ ngành NN

42

2.6

Cơ cấu đóng góp nội bộ ngành NN vào GDP

43

2.7

Cơ cấu vốn đầu tư nội bộ ngành NN

44

2.8

Cơ cấu lao động nội bộ ngành CN


45

2.9

Cơ cấu đóng góp nội bộ ngành CN vào GDP

46

2.10

Cơ cấu vốn đầu tư nội bộ ngành CN

48

2.11

Cơ cấu lao động nội bộ ngành TM&DV

49

2.12

Cơ cấu đóng góp nội bộ ngành vào GDP

50

2.13

Cơ cấu vốn đầu tư nội bộ ngành dịch vụ


51


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) một tất yếu khách quan trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên sự
chuyển đổi căn ản nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực: Phân công lại lao động xã
hội, chuyển dịch các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, gia tăng
năng lực sản xuất, tăng sản phẩm xã hội, góp phần thỏa mãn nhu cầu ngày
càng tốt hơn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực hác
nhau như: cơ cấu vùng, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu nhiều thành phần, cơ
cấu ngành; trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất.
Chuyển dịch cơ cấu ngành để phân bổ hợp lý tài nguyên, sắp xếp lại lao
động phù hợp các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược quan trọng. Văn iện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: " Phải
phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an
ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng, coi trọng chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên
hàng đầu, chú trọng phát triển chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức..." (VK ĐH
ĐB toàn quốc lần thứ XI, tr 98, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, H, 2011).
Đối với thành phố Trà Vinh (TPTV), tỉnh Trà Vinh chuyển dịch cơ cấu
ngành, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy lợi thế tương đối của thành phố,
giải quyết việc làm, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng sức cạnh tranh, gắn với
nhu cầu thị trường… có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội của thành phố.
Nằm trong địa bàn tỉnh Trà Vinh từ lâu, thành phố Trà Vinh đã giữ một

vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh.


2

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Trà Vinh đã có những chuyển
biến tích cực th o hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành th o hướng hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng
công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy, cho đến nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế (CCKT) của thành phố diễn ra còn chậm, chưa tương xứng với các nguồn
lực hiện có, các tiềm năng của địa phương chưa được khai thác hợp lý, điều
kiện kinh tế xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người
nghèo có khoảng cách ngày càng lớn, tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn cao.
Điều này được thể hiện không chỉ ở giá trị sản xuất, qui mô, tốc độ chuyển
dịch cơ cấu ngành nghề, trình độ trang bị kỹ thuật-công nghệ, chất lượng của
nguồn lao động... mà còn ở cả trình độ tổ chức quản lý sản xuất, công tác quy
hoạch, xây dựng chiến lược, tạo lập nguồn vốn vv... Những yếu kém trên
trong thực tế đã trở thành các lực cản làm chậm đáng ể quá trình tăng trưởng
và phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Chính vì vậy, khai thác nguồn lực,
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT th o hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội từ nay đến năm 2020 đã trở thành vấn đề kinh tế rất cần thiêt đối với
thành phố Trà Vinh.
Xuất phát từ thực tế đó, để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên, tôi
lựa chọn vấn đề: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà
Vinh, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2020", làm Luận văn Thạc sĩ Kinh tế;
chuyên ngành Kinh tế phát triển của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Từ thực trạng nền kinh tế thành phố Trà Vinh, cách thức nào để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế thành phố Trà Vinh thời kỳ 2010-2020.



3

3. Mục tiêu nghiên cứu
Xét một cách toàn diện, cơ cấu ngành là bộ phận rất quan trọng trong
cơ cấu kinh tế. Sự biến động của nó có ý nghĩa quyết định đến sự biến động
của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển là một
xu hướng tất yếu của các nền kinh tế, nhằm xác lập được một cơ cấu kinh tế
hợp lý hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế có hiệu quả hơn.
Do vậy, hi đi nghiên cứu đề tài này, luận văn sẽ đi trọng tâm phân tích,
đánh giá cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa
bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Trong đó:
Khái quát được lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
Đánh giá được thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố
Trà Vinh thời gian qua;
Đưa ra được các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành
phố Trà Vinh thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: cơ cấu kinh tế
Phạm vi nội dung: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Phạm vi không gian: Thành phố Trà Vinh
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích thống
ê, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khảo sát thực tế theo nhiều cách từ riêng rẽ tới
kết hợp với nhau.
Các phương pháp này được sử dụng để khảo cứu lý luận cơ cấu kinh tế
trong và ngoài nước để hình thành khung nội dung nghiên cứu. Khung nội
dung này cũng được bổ sung bằng việc xem xét thực tiễn chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh Trà Vinh và các địa phương khác.



4

Các phương pháp này còn được sử dụng để đánh giá tình hình cơ cấu
kinh tế thành phố Trà Vinh chỉ ra các vấn đề thành công, hạn chế cùng với các
nguyên nhân từ đó hình thành các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành
phố Trà Vinh.
Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin sau được sử dụng trong
nghiên cứu:
- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó.
- Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các áo cáo, tổng ết của các
Ban, Ngành trong thành phố Trà Vinh.
- Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Sách
viết, báo chí, Internet...
- Kết hợp các phương pháp tìm hiểu, trao đổi, thu thập số liệu để có dữ
liệu nghiên cứu và phân tích đầy đủ.
6. Nội dung đề tài
Chương 1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Chương
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của thành
phố Trà Vinh
Chương 3. Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của thành
phố Trà Vinh.
7. Tổng quan các nghiên cứu
Các nghiên cứu trong nước:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời
gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp
với sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại
trạng thái cũ. Chính điều này mà cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất
và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triển.



5

Cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như điều kiện tự
nhiên, nguồn nhân lực, vốn, công nghệ, thị trường và chính sách. Nền kinh tế
nước ta còn thiếu những ngành, lĩnh vực có khả năng huy động các nguồn lực
hác ngoài lao động vào quá trình sản xuất cũng như còn thiếu những ngành có
sức lan toả hoặc có sức lôi éo cũng như thiếu những ngành tạo tiền đề để phát
triển. Nhà nước và doanh nghiệp là hai chủ thể quan trọng nhất đối với việc
chuyển dịch CCKT. Chất lượng và sự sẵn sàng của hai chủ thể này có ý nghĩa
quyết định đối với sự thành bại của sự chuyển dịch CCKT. Phải có nhà nước
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong cả việc định hướng và điều hành phát
triển cũng như trong việc ban hành cơ chế chính sách và cả trong việc lãnh
đạo phát triển nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc chuẩn bị các điều
kiện phải là hâu trước tiên và khẩn trương triển hai, đồng thời phải có đội ngũ
doanh nghiệp làm ăn giỏi giang và có tầm toàn cầu ( Ngô Doản Vịnh (2010)).
Mặt khác, Nhà nước không nên tham gia trực tiếp vào việc lựa chọn ngành
hay sản phẩm mũi nhọn, mà phải là các doanh nghiệp thực hiện dựa trên sự hỗ
trợ của nhà nước. Ngành mũi nhọn này phải hội đủ các yếu tố và đúng xu
hướng (Trần Đình Thiên (2013)).
Nhưng cũng có cách phân loại các nhân tố theo khía cạnh đầu vào như
các nguồn tự nhiên, nhân lực, vốn. Hay khía cạnh đầu ra, chẳng hạn thị
trường, thói quen tiêu dùng và nhóm nhân tố về cơ chế. Nhưng dù phân chia
th o cách nào thì đều khẳng định cơ cấu kinh tế của mỗi nước hay mỗi địa
phương hình thành và thay đổi tùy theo sự thay đổi của các yếu tố này (Bùi
Quang Bình (2008)). Chúng ta có thể nhận thấy chuyển dịch CCKT gắn liền
với sự thay đổi của các yếu tố nguồn lực, trong đó só sự thay đổi nguồn nhân
lực cũng như vốn đầu tư. Phát triển mạnh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao bao gồm cải cách giáo dục, x m đây là



6

một ưu tiên hàng đầu trong đầu tư của Nhà nước và toàn xã hội (Lưu Bích Hồ
(2013)). Vốn đầu tư và cơ cấu của nó quyết định tới nâng cao trình độ công
nghệ của nền kinh tế thông qua trang bị thêm trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật
và qui trình sản xuất mới (Bùi Quang Bình (2010)).
Cơ cấu lao động gắn liền với cơ cấu kinh tế. Cơ cấu lao động là tổng
thể các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao
động xã hội và được biểu hiện thông qua những tỉ lệ nhất định. Việc xác định
cơ cấu lao động hợp lý sẽ góp phần đáng ể trong việc nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động và góp phần phát triển kinh tế xã hội ( Mai Thế Hởn (2002)),
(Võ Xuân Tiến (2003)).
Việc chuyển dịch CCKT gắn liền với việc xác định xu hướng chuyển
dịch cơ cấu tiêu dùng của thị trường để phù hợp và đ m lại hiệu quả cao. Vì
vậy, phải có sự định hướng cho sự chuyển dịch CCKT. Chuyển dịch CCKT
phải đ m lại hiệu quả kinh tế xã hội, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động
th o định hướng phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động cũng có thể x m xét và điều chỉnh một số mối quan hệ cụ thể trong nội
bộ các ngành nhằm hoàn thiện cơ cấu kinh tế cho phù hợp với các điều kiện
đã thay đổi. Quan điểm này dựa trên mối quan hệ của lao động và phát triển
kinh tế. Trong mối quan hệ này, một mặt lao động đóng vai trò là một yếu tố
sản xuất cơ ản, một nguồn lực mà xã hội phải sử dụng để phát triển kinh tế. Vì
vậy, việc huy động sử dụng nó bao nhiêu,
ở đâu, vào lúc nào sẽ do bản thân nhu cầu phát triển kinh tế quyết định. Mặt
khác, bản thân lao động đã là một yếu tố năng động và cách mạng, vai trò
cách mạng này thể hiện ở việc nó có thể tạo ra tác động tích cực để cải tạo các
yếu tố sản xuất khác, tạo ra cơ hội lớn hơn cho sản xuất phát triển
để từ đó mà thu hút, sử dụng lao động có hiệu quả hơn. Đó là quan điểm của

Mai Thế Hởn, Võ Xuân Tiến (2003) , Bùi Quang Bình (2008).


7

Các nghiên cứu ngoài nước:
Phát triển kinh tế xã hội là chủ trương lớn của tất cả các quốc gia trên
thế giới. Tuy nhiên, đạt được kết quả này đó là việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế có hiệu quả đi liền với việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế thế giới mà nay ta vẫn có thể áp
dụng vào thực tiễn ở Việt Nam.
- Mô hình David Ricardo (1772 – 1823) với luận điểm cơ ản là đất đai
sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế.
Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn, do đó người sản xuất phải mở rộng diện
tích đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm
dẫn đến chi phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hoá nông
phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư ản công nghiệp
giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích luỹ để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng.
Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của
cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế. Chính ông cũng đã chỉ ra rằng lao động nông nghiệp dư thừa cần phải
được giải quyết bằng cách chuyển dịch khỏi nông nghiệp và tăng năng suất
lao động nông nghiệp, đó là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Lewis (1954) lại cho rằng, muốn phát triển kinh tế thì phải dựa vào sự
phát triển công nghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua thu
hút lao động dư thừa trong nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất lao
động nông nghiệp. Các nhà kinh tế học thuộc trường phái Tân cổ điển dựa vào
mô hình 2 khu vực của L wis trên cơ sở khẳng định năng suất biên trong nông
nghiệp dưới ảnh hưởng tiến bộ kỹ thuật sẽ lớn hơn, hông vì thế khi thực hiện
phát triển công nghiệp thông qua thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp và

vì vậy phải đầu tư chỉ ra được phương hướng chuyển


8

dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp. Tuy nhiên, muốn
chuyển dịch thì phải đầu tư cho cả nông nghiệp và công nghiệp để tăng năng
suất, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội (Harry.T.Oshima).
Từ các mô hình này cho thấy sự dịch chuyển cơ cấu lao động trong nội
bộ ngành nông nghiệp và dịch chuyển lao động sang các khu vực phi công
nghiệp là cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Mô hình Kaldor cho rằng, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự phát
triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ.
- Mô hình Sung Sang Park cho rằng nguồn gốc tăng trưởng là tăng
cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người.
- Mô hình Tân cổ điển cho rằng, nguồn gốc của tăng trưởng phụ
thuộc vào hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L).
- Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình thuyết minh về cơ chế
tăng trưởng kinh tế do Robert Solow và Trevor Swan xây dựng rồi được các
học giả kinh tế khác bổ sung. Solow đã nhận giải Nobel về kinh tế năm
1987 nhờ cống hiến này. Mô hình này còn gọi là mô hình tăng trưởng Tân cổ
điển vì một số giả thiết của mô hình dựa theo lý luận của kinh tế học Tân cổ
điển. Mô hình này còn có cách gọi hác, đó là mô hình tăng trưởng ngoại sinh,
bởi vì không liên quan đến các nhân tố bên trong, rốt cục tăng trưởng của một
nền kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững. Chỉ các
yếu tố ên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi
được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Qua đó, nhấn mạnh
yếu tố lao động và đảm bảo những tỷ lệ cần thiết giữa lao động và vốn, công
nghệ mới đảm bảo tăng trưởng nghĩa là chỉ ra các điều kiện cho chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.

Từ các mô hình này, chỉ ra điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động phải
đảm bảo các điều kiện nguồn lực kèm theo mới có hiệu quả.


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ
1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể các mối quan hệ tương tác giữa
các bộ phận kinh tế trong tổng nguồn kinh tế xã hội và được biểu hiện thông
qua những tỷ lệ nhất định. Thực chất, cơ cấu kinh tế là một đại lượng kinh tế
phản ánh số lượng các bộ phận hợp thành của nền kinh tế và mối quan hệ
tương tác về tỷ lệ giữa các bộ phận ấy trong tổng thể kinh tế xã hội. Vì vậy,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình nhằm làm thay đổi cấu trúc và
mối quan hệ về kinh tế theo những mục tiêu nhất định. Thực chất, đó chính là
quá trình phân phối và bố trí các nguồn lực theo những quy luật, những xu
hướng tiến bộ... nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các nguồn lực thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
Cơ cấu kinh tế là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động xã
hội. Như C.Mác đã hẳng định “Phân công lao động với tư cách là toàn ộ các
loại hình thức hoạt động sản xuất đặc thù, là cái trạng thái chung của lao động
xã hội, xét về mặt vật chất của nó với tư cách là lao động sáng tạo ra giá trị sử
dụng”.
Cơ cấu kinh tế có tầm quan trọng lớn trong phát triển kinh tế khi nó bảo
đảm một tỷ lệ phân bổ nguồn lực vào các bộ phận của nền kinh tế qua đó tạo
ra mức sản lượng nhất định và quyết định tỷ lệ phân phối kết quả thích hợp
cho các tác nhân trong nền kinh tế. Thông qua các phân bổ và phân phối nó

bảo đảm cho nền kinh tế phát triển như thế nào. Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi
dưới tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan và do đó thay đổi
các tỷ lệ phân bổ và phân phối trong nền kinh tế. Kết quả


10

là nền kinh tế sẽ thay đổi mức độ phát triển. Cơ cấu kinh tế hợp lý bảo đảm
cho tăng trưởng có tính chất bền vững hơn và hiệu quả hơn.
1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế
Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ giữa
các bộ phận hợp thành nền kinh tế: các lĩnh vực (sản xuất, phân phối, trao đổi,
tiêu dùng), các ngành kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
vận tải, y tế, giáo dục...), các thành phần kinh tế xã hội (kinh tế Nhà nước, tư
nhân, cá thể tiểu chủ, nước ngoài,...), các vùng kinh tế. Phân tích quá trình
phân công lao động xã hội, C.Mác nhấn mạnh: “Cơ cấu kinh tế của xã hội là
toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất
định của các lực lượng sản xuất vật chất”. “Do tổ chức quá trình lao động và
phát triển kỹ thuật một cách mạnh mẽ làm đảo lộn toàn bộ cơ cấu kinh tế xã
hội”. Mác còn phân tích cơ cấu kinh tế ở cả hai mặt chất lượng và số lượng,
“cơ cấu là một sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những
quá trình sản xuất xã hội”. Một cách khái quát, có thể hiểu cơ cấu kinh tế là
mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành một tổng thể kinh tế, các bộ phận
này có những mối liên hệ hữu cơ, những tác động qua lại cả về số lượng và
chất lượng, các quan hệ tỷ lệ được hình thành trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, chúng luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.
Không chỉ có các nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển mới có sự điều
chỉnh cơ cấu kinh tế. Ngày nay, chính các nền kinh tế công nghiệp phát triển
cũng phải thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tiếp tục phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quá trình phát triển của các bộ phận kinh tế, dẫn
đến sự tăng trưởng khác nhau giữa chúng, và làm thay đổi mối quan hệ tương

quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Sự thay đổi này là kết quả
của quá trình:


11

Xuất hiện thêm những yếu tố kinh tế mới hay mất đi một số yếu tố kinh
tế đã có, tức là có sự thay đổi về số lượng các bộ phận của nền kinh tế.
Tăng trưởng với nhịp độ khác nhau giữa các bộ phận trong nền kinh tế
đã dẫn tới thay đổi cơ cấu. Trong trường hợp này sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế
là kết quả của sự phát triển hông đồng đều giữa các bộ phận sau mỗi giai
đoạn.
Thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận. Sự thay
đổi này biểu hiện bắng số lượng các yếu tố kinh tế có liên quan và mức độ tác
động qua lại giữa chúng. Và khi một yếu tố cấu thành nền kinh tế ra đời hay
phát triển, do có mối quan hệ với các yếu tố khác còn lại, nó có thế tác động
thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của các yếu tố có liên quan với nó.
Sự tăng trưởng của các bộ phận dẫn đến thay đổi cơ cấu trong mỗi nền
kinh tế.
Dưới các góc độ

hác nhau, cơ cấu kinh tế được phân thành nhiều

loại:
- Xét dưới góc độ phân công lao động sản xuất - Cơ cấu ngành
- Xét dưới góc độ hoạt động kinh tế theo quan hệ sở hữu – Cơ cấu
thành phần kinh tế
- Xét dưới góc độ hoạt động kinh tế xã hội theo lãnh thổ - cơ cấu
vùng
- Dưới góc độ tiêu dùng : cơ cấu tiêu dùng hay tổng cầu

1.1.3. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế có những đặc điểm nhất định:
- Cơ cấu kinh tế luôn vận động và thay đổi: do có nhiều nhân tố (1)
hách quan như iến động nhu cầu nền kinh tế, tài nguyên thiên nhiên,


12

nguồn lực thay đổi…(2) chủ quan con người khi áp dụng chính sách chuyển
dịch cơ cấu kinh tế;
- Cơ cấu kinh tế gắn liền với tình hình kinh tế xã hội của mội quốc gia
hay vùng lãnh thổ hay có tính đặc thù: mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ
có những đặc điểm riêng của mình về tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát
triển kinh tế xã hội và lịch sử phát triển riêng.
- Cơ cấu kinh tế thay đổi theo những tính quy luật nhất định; cơ cấu
ngành dịch chuyển thay đổi khác với cơ cấu vùng kinh tế …
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHẢN ẢNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH
Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu có nhiều nhưng tóm lại có thể hiểu: Chuyển
dịch cơ cấu là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian từ trạng thái và
trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với
sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhưng hông lặp lại trạng
thái cũ. Chính điều này mà cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất và là
cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triển.
Quá trình phát triển, hoạt động kinh tế của các ngành, các vùng và các
thành phần kinh tế, tiêu dùng xã hội không phải bao giờ cũng đồng đều và
nhịp nhàng với nhau, vì trong quá trình ấy có nhiều yếu tố tác động đến xu
hướng phát triển của mỗi ngành. Ngoài ra, cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi theo
từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu kinh tế không cố định.
Đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ nội

bộ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sự xuất hiện hoặc biến mất
của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh
tế hông đồng đều. Đây hông phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự biến
đổi cả về chất và lượng trong nội bộ cơ cấu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phải dựa trên cơ sở một cơ cấu kinh tế hiện có,


13

do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa
phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ
thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế về thực chất là sự điều chỉnh cơ cấu trên các mặt biểu hiện của từng cơ cấu
theo phân loại hoặc trong từng lĩnh vực của nội bộ từng loại cơ cấu đó nhằm
hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế - xã hội
đã xác định cho từng thời kỳ phát triển. Cho dù có sự biến đổi trong nội bộ cơ
cấu kinh tế, song nếu cơ cấu kinh tế vẫn còn thích ứng, chưa gây ra những trở
ngại lớn cho sự phát triển của từng bộ phận và cả tổng thể thì chưa đòi hỏi
phải xác định lại cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường diễn ra
khi có những thay đổi lớn về điều kiện phát triển, có những khả năng và giải
pháp mới làm thay đổi phương thức khai thác các điều kiện hiện tại, trong
quan hệ phát triển giữa các bộ phận của cơ cấu kinh tế có những trở ngại dẫn
đến hạn chế lẫn nhau, làm ảnh hưởng đến phát triển chung.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như
điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực (Lê Khoa 2003), thị trường, thói quen tiêu
dùng và nhóm nhân tố về cơ chế chính sách (Bùi Tất Thắng 2006). Trong quá
trình phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế (đặc biệt là cơ cấu ngành) luôn chuyển
dịch theo một xu hướng nào đó qua đó thay đổi trình độ phát triển kinh tế.
Quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia có 5 giai đoạn: xã hội truyền
thống, chuận bị cất cánh, cất cánh, trưởng thành và tiêu dùng cao, mỗi giai

đoạn đó có một cơ cấu kinh tế đặc trưng (Walter W. Rostow1960). Nhưng tính
quy luật được quan tâm và sử dụng để đánh giá nhiều nhất trong chuyển dịch
cơ cấu kinh tế đó là chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp (Hollis
Chenery 1974).


14

Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì dạng cơ cấu
ngành được xem là quan trọng nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì
nó phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân
công lao động chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất. Trạng thái cơ cấu ngành
là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành là một quá trình diễn ra liên tục và
gắn liền với sự phát triển kinh tế. Ngược lại, nhịp độ phát triển, tính chất bền
vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ
cấu ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các
lợi thế tương đối của nền kinh tế.
1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo các các ngành kinh tế chính
Các ngành kinh tế chính theo cách phân ngành của Tổng cục Thống kê
Việt Nam bao gồm 3 ngành: nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Trong các nước phát triển, những thay đổi về việc làm và mức sống của
nhân dân đã làm cho nhu cầu thay đổi, những sản phẩm vật chất mới tiên tiến,
chi tiêu trong từng gia đình phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng
nhanh, đòi hỏi thị trường phải phát triển một số ngành nghề tạo ra những sản
phẩm để đáp ứng những nhu cầu cơ ản thiết yếu đó. Hơn thế, sự tác động của
khoa học công nghệ đã làm cho năng suất lao động trong những ngành sản
xuất vật chất tăng nhanh, giải phóng được một lực lượng lớn sức lao động để
chuyển sang ngành thứ ba, thời gian lao động được rút ngắn tăng thời gian
nhàn rỗi, tăng các nhu cầu khác về giáo dục đào tạo và đời sống văn hóa, nhu

cầu đó đòi hỏi các ngành kinh tế dịch vụ văn hóa, xã hội phải ngày càng phát
triển.
Mặc dù có nhiều thay đổi trong quan niệm về phát triển và tăng trưởng
nhưng chỉ tiêu trên vẫn được coi trọng và làm thước đo cho sự phát


15

triển về kinh tế. Một xu hướng mang tính qui luật là cùng với sự phát triển của
kinh tế, cũng diễn ra một quá trình thay đổi về CCKT tức là một sự thay đổi
tương đối về vai trò mức đóng góp, tốc độ phát triển của từng thành phần,
từng yếu tố riêng cấu thành nên toàn bộ nền kinh tế. Một trong những CCKT
được quan tâm và nghiên cứu nhiều trong mối liên hệ với quá trình tăng
trưởng và phát triển là cơ cấu ngành. Cơ cấu đó về phần mình lại được thể
hiện trong các ngành kinh tế chính. Mối quan hệ giữa vấn đề chuyển đổi cơ
cấu xét theo khía cạnh này với sự phát triển chung của nền kinh tế là có ý
nghĩa hết sức quan trọng bởi vì gắn với nó là cả một động thái về phân bổ các
nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia hay một địa phương trong những thời
điểm nhất định vào những lĩnh vực hoạt động sản xuất riêng. Điều này có thể
giúp chúng ta phân tích, nhận biết được tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn
lực, từ đó có thể rút ra những kết luận tương ứng về khả năng phát triển bền
vững của nền kinh tế.
Ngay từ cuối thế kỷ 19, một quy luật tiêu dùng thực nghiệm đã được
Ernst Eng l đề xướng. Quy luật này phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và
phân phối thu nhập cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Mở rộng nghiên cứu
họ phát hiện ra rằng, trong qua trình gia tăng thu nhập, tỷ lê chi tiêu cho hàng
hóa thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu
hướng gia tăng nhưng với mức độ nhỏ hơn mức tăng thu nhập, còn tỷ lệ chi
tiêu cho hàng hóa dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng, độ dốc của đuờng Eng
l đối với hàng hóa này ngày càng cao.

Năm 1935, trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật”, A. Fish r đã
phân tích: Theo xu thế phát triển khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp dễ
thực hiện thay thế lao động nhất, do đó tỷ lệ lực lượng lao động nông nghiệp
có xu hướng giảm dần trong cơ cấu ngành kinh tế. Trong hi đó ngành công
nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế lao động hơn


16

nông nghiệp do tính chất phức tạp hơn của việc sử dụng công nghệ mới.
Ngành dịch vụ được coi là khó có khả năng thay thế lao động nhất do đặc
điểm kinh tế kỹ thuật của việc tạo ra. Những kết luận của A. Fish r đã gợi ra
những nội dung khá rõ nét khi nghiên cứu về xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế trong qua trình phát triển.
Từ những cơ sở lý thuyết nêu trên có thể rút ra nội dung chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế chung là chuyển dịch th o hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Muốn chuyển một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế
công nghiệp đều phải trải qua các ước: chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang
kinh tế công - nông nghiệp để từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát
triển.
Ngoài các quy luật tiêu dùng của Angel và năng suất tăng lên của A.
Fisher nêu trên thì các mô hình chuyển dịch cơ cấu có thể rút ra nội dung
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như sau:
Nếu xét theo yếu tố đầu ra thì tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp
giảm dần và tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Sự thay đổi này
phải bảo đảm cho quy mô sản lượng của nền kinh tế tăng lên hông ngừng và
duy trì trong dài hạn. Ngoài ra chuyển dịch cơ cấu còn được xem xét thông
qua tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Nếu xét theo yếu tổ đầu vào thì tỷ trọng lao động trong nông nghiệp
giảm dần và tỷ trọng lao động trong công nghiệp xây dựng và dịch vụ dịch vụ

tăng lên. Trong quá trình này lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp
sang khu vực công nghiệp và dịch vụ như mô hình Arthus L wis (1954) và mô
hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển và đây cũng là quá trình nông
nghiệp tạo ra tích lũy cho công nghiệp.
Sự thay đổi tỷ lệ - chuyển dịch cơ cấu trong GDP của các ngành như
nội dung trên vừa là kết quả vừa là điều kiện cho sự thay đổi tỷ lệ phân bổ


17

các nhân tố sản xuất cơ ản như lao động và vốn cho các ngành kinh tế. Các lý
thuyết về cơ cấu kinh tế đã chỉ ra những tính quy luật chung cho những thay
đổi trong điều chỉnh phân bổ nguồn lực cho các ngành như quy luật năng suất
tăng lên của A Fisher hay quy luật tiêu dùng thực nghiệm do Ernst Eng l đề
xướng.
Sự chuyển dịch cơ cấu các yếu tố nguồn lực là sự thay đổi tỷ lệ phân bổ
các nhân tố vốn, lao động và các nhân tố khác nhau vào các ngành trong nền
kinh tế. Quá trình phân công lao động dưới tác động của tiến bộ kỹ thuật,
công nghệ, nhu cầu thị trường … lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang
công nghiệp và dịch vụ. Trong đó dịch vụ là ngành thu hút nhiều lao động
nhất do tính chất công việc trong ngành này khó có thể sử dụng máy móc thay
thế là nguyên nhân chính.
Các lý thuyết kinh tế học đã chứng minh tính chất thay thế hay bổ sung
lẫn nhau giữa vốn và lao động. Ngoài ra quan hệ giữa hai nhân tố này còn phụ
thuộc vào giá cả của chúng và do đó tùy th o điều kiện thực tế các nguồn lực
này của các địa phương mà hình thành và thay đổi các tỷ lệ phân bổ này.
Nhưng phổ biến nhất vẫn là quy luật lao động trong nông nghiệp giảm, tỷ lệ
vốn cho công nghiệp và dịch vụ cao hơn.
Quá trình phân bổ và thay đổi tỷ lệ các yếu tố nguồn lực có thể diễn ra
theo hai xu hướng (1) tự phát và (2) tự giác. Xu hướng đầu theo sự điều tiết

của chính cơ chế bàn tay vô hình của thị trường. Xu hướng thứ hai chịu sự tác
động của cả thị trường và chính sách của chính phủ. Xu hướng thứ hai hiện
đang là xu hướng rõ nét hơn trong nhiều nền kinh tế vì những nhược điểm của
cơ chế thị trường với nền kinh tế trong thời gian qua.
Chất lượng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ được phản ánh thông
qua sự thay đổi của hệ số cosφ hoặc góc ϕ theo công thức do các chuyên gia
ngân hàng thế giới đề xuất.


×