Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Liên minh châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 9 trang )

Liên minh châu Âu
1
Liên minh châu Âu
Khẩu hiệu
Thống nhất trong đa dạng (United in diversity)[1] [2] [3]
Bài hát ca ngợi
Ode to Joy[2]  (orchestral)
Trung tâm chính trị Brussels
Luxembourg
Strasbourg
Ngôn ngữ chính thức
Tên dân tộc
Người châu Âu[4]
Members
Người đứng đầu
- Ủy ban José Manuel Barroso
- Hội đồng bộ trưởng Tây Ban Nha
- Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy
- Quốc hội Jerzy Buzek
Thành lập
- Hiệp ước Paris 23 tháng 7, 1952
- Hiệp ước Rome 1 tháng 1, 1958
- Hiệp ước
Maastricht
1 tháng 11, 1993
- Hiệp ước Lisbon 1 tháng 12, 2009
Diện tích
Liên minh châu Âu
2
- Tổng số 4,324,782 km²
1,669,807 mi²


- Nước (%) 3.08
Dân số
- Ước lượng 2010
501,259,840[5]
- Mật độ 115.9 /km² 
300.2 /sq mi
GDP (PPP) Ước tính 2008 (IMF)
- Tổng số $15.247 trillion
- Theo đầu người $30,513
GDP (danh nghĩa) Ước tính 2008 (IMF)
- Tổng số $18.394 trillion
- Theo đầu người $36,812
Gini? (2009) 30.7 (EU25)[6]
 (High)
HDI (2007) 0.937 (High)
Đơn vị tiền tệ
Múi giờ (UTC+0 to +2)
- Mùa hè (DST)
(UTC+1 to +3[7] )
Tên miền Internet
.eu[8]
Trang web
europa.eu [9]
Mã số điện thoại [[+Xem]]
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế
chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên[10] chủ yếu thuộc châu Âu. EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào
ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC).[11] Với hơn 500 triệu dân,[12] EU chiếm 30% (18,4 tỉ
đô la Mỹ năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương đương của
thế giới.[13]
EU đã phát triển một thị trường chung bằng một hệ thống luật tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên

nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của người dân, hàng hóa, dịch vụ và vốn.[14] EU duy trì các chính sách chung về
thương mại,[15] nông nghiệp, ngư nghiệp[16] và phát triển địa phương.[17] 16 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền
chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro. EU đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có
đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên hiệp quốc. EU đã thông qua luật tư
pháp và nội vụ, bao gồm bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 nước EU và 3 nước ngoài EU.[18]
Là một tổ chức quốc tế, EU hoạt động thông qua một hệ thống siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp.[19] [20] [21]
Trong những lĩnh vực nào đó, quyết định tạo ra thông qua thỏa thuận giữa các nước thành viên, trong khi ở những
lĩnh vực khác, những cơ quan siêu quốc gia độc lập chịu trách nhiệm thực hiện mà không cần có một sự nhất trí giữa
các nước thành viên. Những cơ quan quan trọng của EU bao gồm Ủy ban châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu,
Hội đồng châu Âu, Tòa án Tư pháp châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Nghị viện châu Âu được bầu năm
năm một lần bởi công dân các nước thành viên, theo đó quyền công dân của Liên minh châu Âu được đảm bảo.
EU có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu thành lập từ sáu nước năm 1951 và Hiệp ước Rome thành lập
năm 1957 từ những nước này. Từ đó, EU lớn mạnh về số lượng thông qua việc mở rộng và về sức mạnh thông qua
Liên minh châu Âu
3
việc bổ sung những lĩnh vực chính sách vào thẩm quyền của EU.
Thành viên
Các thành viên và ứng viên Liên minh châu Âu giai đoạn 2004-2007 (ISO 3166)
Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt
đầu từ Đệ nhị Thế chiến. Có thể nói
rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến
tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự
hội nhập châu Âu. Bộ trưởng Ngoại
giao Pháp Robert Schuman là người đã
nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên
trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày
9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày
này là ngày mà hiện nay được coi là
ngày sinh nhật của EU và được kỉ niệm
hàng năm là "Ngày Châu Âu". Ban

đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành
viên là: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg,
Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên
thành gồm 9 quốc gia thành viên. Năm
1981, tăng lên thành 10. Năm 1986,
tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên
thành 15. Năm 2004, tăng lên thành
25. Năm 2007 tăng lên thành 27.
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập.
• 1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
• 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh
• 1981: Hy Lạp
• 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
• 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
• Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp
• Ngày 1/1/2007: Romania, Bungary
Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) [22] ; với tổng GDP là 11.6 nghìn
tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh
châu Âu.
Vẫn còn Croatia(có thể được kết nạp vào năm 2011), Thổ Nhĩ Kỳ(có thể kết nạp vào năm 2013), Albania, Bosnia,
Macedonia, Montenegro, Serbia chưa gia nhập Liên minh châu Âu.
Liên minh châu Âu
4
Quá trình thành lập
Hiệp ước Paris
Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).,,
Hiệp ước Roma
Hiệp ước Roma (1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) và thành lập
Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).
Hội đồng châu Âu

Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng châu Âu.
Thị trường chung châu Âu
Năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu"
Hiệp ước Maastricht
Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký ngày 7 tháng 12 năm 1991 tại Maastricht Hà
Lan , nhằm mục đích:
• Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng
trung ương độc lập,
• Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới
có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp.
Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu và dẫn đến việc thành lập Cộng đồng
châu Âu.
Liên minh chính trị
• Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành
viên.
• Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà
họ đang cư trú.
• Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để
vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.
• Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
• Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu...
• Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực.
Liên minh châu Âu
5
Liên minh kinh tế và tiền tệ
Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7 năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ
châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập) là:
• Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất;
• Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;

• Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển
đổi (ERM);
• Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước
có lãi suất thấp nhất.
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu
vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha;
các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỉ giá hối đoái cao hơn đồng đô
la Mỹ.
Hiệp ước Amsterdam
Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2 tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam) đã có
một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như:
1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử;
2. Tư pháp và đối nội;
3. Chính sách xã hội và việc làm;
4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung.
Hiệp ước Schengen
Ngày 19 tháng 6 năm 1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước
Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
ký ngày 25 tháng 6 năm 1991. Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp
ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của
1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14 trong 25 nước thành viên EU
đã tham gia khu vực Schengen (ngoại trừ cả Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×