Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Tiểu luận kết thúc học phần môn Phương pháp nghiên cứu khoa học về đề tài: NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.82 KB, 55 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Tiểu luận kết thúc học phần môn
Phương pháp nghiên cứu khoa học về đề tài:

NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN


1

TP.HCM – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của nhóm. Các
số liệu và tư liệu được dựa trên nguồn tin cậy và dựa trên thực tế tiến hành khảo
sát của chúng tôi. Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên
cứu của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 6 năm 2018
Nhóm tác giả Tiểu luận


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ CHÁY VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY..................................................................9
1.1 Khái quát chung về cháy...................................................................9
1.1.1 Khái niệm cháy...................................................................................9


1.1.2 Những yếu tố cần thiết cho sự cháy...................................................9
1.1.3 Những nguyên nhân thường gây cháy............................................11

1.2 Tổng quan về công tác PCCC.........................................................12
1.2.1 Phương pháp phòng cháy................................................................12
1.2.2 Phương pháp chữa cháy...................................................................13
1.2.3 Các chất chữa cháy và dụng cụ chữa cháy.....................................14

1.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức và kĩ năng PCCC 20
1.3.1 Đối với bản thân...............................................................................20
1.3.2 Đối với xã hội....................................................................................20

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SÀI GÒN21
2.1 Thực trạng về kiến thức PCCC......................................................21
2.1.1 Kết quả đã đạt được.........................................................................21
2.1.2 Những hạn chế..................................................................................21

2.2 Thực trạng về kĩ năng PCCC.........................................................21
2.2.1 Kết quả đã đạt được.........................................................................21
2.2.2 Những hạn chế..................................................................................22

2.3 Đánh giá............................................................................................22
2.3.1 Kiến thức PCCC của sinh viên trường Đại học Sài Gòn...............22



3
2.3.2 Kỹ năng PCCC của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.................22
2.3.3 Hiệu quả của việc tuyên truyền, giáo dục của nhà trường về công
tác PCCC cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn....................................23

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SÀI GÒN..........................................................................................24
3.1 Tuyên truyền, giáo dục sinh viên nâng cao nhận thức, trách
nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy......................................24
3.1.1 Nội dung tuyên truyền......................................................................24
3.1.2 Cách thức tuyên truyền....................................................................28

3.2 Tổ chức phổ cập kỹ năng PCCC cho sinh viên trường Đại học Sài
Gòn..........................................................................................................29
3.2.1 Nội dung phổ cập..............................................................................29
3.2.2 Cách thức phổ cập............................................................................35

3.3 Khen thưởng và xử phạt.................................................................35
3.3.1 Khen thưởng.....................................................................................35
3.3.2 Xử lý vi phạm....................................................................................35

KẾT LUẬN................................................................................................36
PHỤ LỤC...................................................................................................37


4

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Bình bột MFZ4....................................................................................14

Hình 1.2. Bình khí MT3......................................................................................16
Hình 1.3. Bình chữa cháy FOAM.......................................................................17


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Những năm gần đây ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, dẫn
đến tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Cũng vì thế mà nhiều khu đô thị mới, khu
dân cư hay thậm chí là nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh
nhanh chóng được hình thành và phát triển. Nguy cơ về cháy, nổ xảy ra cao hơn
bao giờ hết. Mặc dù đã có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền và sự nỗ lực
của các cấp, các ngành để chỉ đạo thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động,
phòng chống cháy nổ nhưng vẫn còn một số đơn vị, cá nhân còn chủ quan chưa
thực sự chú trọng công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ,
dẫn đến xảy ra các vụ cháy, nổ không được kiểm soát kịp thời gây hậu quả
nghiêm trọng. Tai nạn về cháy nổ nghiêm trọng nhất xảy ra trong thời gian gần
đây là vụ cháy chung cư cao cấp Carina Plaza, Quận 8, Sài Gòn, khiến 13 người
chết, 91 người bị thương.
Cháy nổ thuộc loại tai nạn hết sức nghiêm trọng vì cùng lúc có thể gây
thiệt hại lớn về tính mạng con người lẫn tài sản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
sự cố hỏa hoạn như chập điện, nổ các loại bình chứa khí, tai nạn giao thông,... mà
nguyên nhân chính là thiếu ý thức và kiến thức trong việc phòng cháy chữa cháy
của toàn dân. Việc đảm bảo các trang thiết bị, điều kiện nhân lực, vật lực về an
toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các công sở, cơ quan, đơn vị,
khu dân cư một số nơi chỉ làm chiếu lệ, qua loa, mang tính đối phó. Cùng với xu
thế thế giới, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tần và các thiết bị
khoa học kỹ thuật, việc phát triển và đầu tư vào công tác PCCC là cần thiết nhằm
đảm bảo an toàn cho thiết bị, công trình, cũng như con người, tránh nhiều trường

hợp đáng tiếc xảy ra cho cộng đồng và xã hội. Ở các đô thị lớn, đông dân cư thì
cháy nổ càng dễ trở thành thảm họa, việc phòng cháy vì thế cần phải trở thành
một nguyên tắc sống, ăn sâu bám rễ vào ý thức của từng người dân. Mỗi người
hãy tạo cho mình lượng kiến thức nhất định về công tác phòng cháy và chữa
cháy.


6
Thực tế, trường học là nơi tập trung số lượng lớn học sinh, sinh viên, giáo
viên, giảng viên, cán bộ nhân viên phục vụ để duy trì công việc học tập, giảng
dạy, với số lượng lớn tài sản như: Phòng tin học, thư viện, phòng thiết bị, ví
nghiệm… sẽ dễ gây ra những vụ cháy nổ nghiêm trọng.
Các trường học nói chung và trường Đại học Sài Gòn nói riêng, hầu hết
đều có cơ sở rộng rãi, số lượng cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên rất lớn và
với nhiều trang thiết bị, tài sản phục vụ cho việc học tập, giảng dạy. Đặc biệt
Trường Đại học Sài Gòn có đến 5 cơ sở bao gồm cả Trường Trung học Thực
hành Sài Gòn. Chính vì thế mà việc triển khai công tác PCCC là hết sức cấp
bách. Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức, kỹ năng về PCCC cho sinh
viên, giảng viên và cả cán bộ trường là hết sức cấp thiết, giúp sinh viên, giảng
viên, cán bộ trường nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác phòng ngừa,
nâng cao hiểu biết, kỹ năng xử lý các tình huống khi có cháy nổ xảy ra . Từ đó
nhóm tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao kiến thức và kĩ năng PCCC cho sinh
viên trường Đại học Sài Gòn” để làm bài tiểu luận tổng kết môn học Phương
pháp nghiên cứu khoa học.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Trong bối cảnh đất nước không ngừng xây dựng và phát triển thì công tác
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ càng chiếm giữ một vai trò quan
trọng. Trong 10 năm trở về đây, có nhiều nghiên cứu về đề tài PCCC với nhiều
nhóm đối tượng khác nhau và ở các phạm vị khác nhau; một số đề tài tiêu biểu

như:
Trong bối cảnh đất nước không ngừng xây dựng và phát triển thì công tác phòng
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ càng chiếm giữ một vai trò quan trọng.
Trong 10 năm trở về đây, có nhiều nghiên cứu về đề tài PCCC với nhiều nhóm
đối tượng khác nhau và ở các phạm vị khác nhau; một số đề tài tiêu biểu như:


7
- Lại Thị Hồng Chuyên (2014), Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất
lượng công tác thực tập phương án chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC
trong giai đoạn hiện nay", Trường Đại học PCCC.
- Vũ Bắc Cường (2014), Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng
kiểm định về PCCC”, Trường Đại học PCCC.
- Nguyễn Ngọc Quỳnh (2015), Luận văn Thạc sĩ “Phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao cảnh sát PCCC ở Việt Nam hiện nay”, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đào Anh Tuấn (2014), Luận văn Thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về PCCC và cứu nạn, cứu hộ tại các cơ sở tập trung đông người”,
Trường Đại học PCCC.
- Vũ Minh Tuyến (2012), Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng
công tác thực tập phương án chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC trong
giai đoạn hiện nay”, Trường Đại học PCCC.
Những công trình nghiên cứu trên hầu hết nghiên cứu những vấn đề về
công tác phòng cháy chữa cháy trên phạm vị rộng lớn như thành phố và các cơ sở
nói chung; những vấn đề mang tính tổng thể hoặc một số khía cạnh của công tác
PCCC. Đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu trực tiếp về công tác PCCC cụ
thể ở một môi trường đại học. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kết quả các công
trình nghiên cứu, các bài viết, đồng thời với thực tiễn, đề tài đã đưa ra những
phương án nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng PCCC cho sinh viên Đại học Sài
Gòn.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích:
Đề tài tập trung làm rõ về thực trạng nhận thức công tác PCCC trong sinh
viên trường Đại học Sài Gòn. Từ đó đề xuất các biện pháp để nâng cao kiến thức
và kĩ năng PCCC cho sinh viên, sẽ giúp cho từng cá nhân quan tâm công tác
PCCC và hiểu biết đầy đủ về những quy định pháp luật và những biện pháp cụ
thể liên quan đến PCCC, vận dụng chúng một cách đúng đắn, phù hợp và sáng


8
tạo vào hoàn cảnh cụ thể của từng khu vực ở các cơ sở của trường Đại học Sài
Gòn.
3.2 Nhiệm vụ:
Thứ nhất, quan trọng nhất là tăng cường sự cảnh giác, mối quan tâm của
sinh viên đối với công tác PCCC.
Thứ hai, giảm thiểu những thiệt hại về tài sản và tính mạng khi xảy ra
cháy nổ cũng như giảm thiểu cháy nổ.
Thứ ba, từ những hiểu biết của bản thân sinh viên dẫn đến việc lan truyển
cho toàn xã hội.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Kiến thức và kĩ năng PCCC của sinh viên
trường Đại học Sài Gòn
4.2 Khách thể nghiên cứu: sinh viên Trường đại học Sài Gòn (K17-K14)

5. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận văn đi sâu vào việc nghiên cứu cách thức để nâng cao
kiến thức và kĩ năng cũng như sự quan tâm của sinh viên trường đại học Sài Gòn
đối với công tác PCCC, tập trung chủ lực vào hình thức giáo dục, truyền đạt của

trường Đại học Sài Gòn và bản thân ý thức của sinh viên đại học Sài Gòn mà
không mang tính ép buộc hay gượng ép.
Về không gian: luận văn nghiên cứu tại Trường Đại học Sài Gòn
Về thời gian: Nghiên cứu cách thức nâng cao kiến thức và kĩ năng PCCC
cho sinh viên Đại học Sài Gòn giai đoạn hiện tại cũng như làm tiền đề cho tương
lai.

6. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu và thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng gồm:


9
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng khảo sát
trực tuyến.

7. Bố cục đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài này gồm 3
chương 8 tiết

CHƯƠNG 1:

KHÁI NIỆM VỀ CHÁY VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

1.1 Khái quát chung về cháy
1.1.1 Khái niệm cháy
Bản chất của quá trình cháy được các nhà khoa học đề cập nghiên cứu,

Lômônôxôp – nhà bác học Nga nổi tiếng là người đầu tiên chứng minh “Cháy là
sự hóa hợp giữa chất cháy với không khí”. Đến năm 1773, nhà bác học Pháp
Lavouriee khẳng định ró hơn “Cháy là sự hóa hợp giữa chất cháy với ôxy của
không khí”. Như vậy, vào cuối thế kỷ 18 con người đã chứng minh bằng khoa
học: Cháy là một phản ứng ôxy hóa.
Trên cơ sở này, qua thực tế bằng nhiều ví nghiệm công phu, đến nay bản
chất của sự cháy được định nghĩa chính xác như sau:
 “Cháy là một phàn ứng hóa học, có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng”
Từ định nghĩa trên rút ra: cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng là:
- Có phản ứng hóa học giữa chất cháy với ôxy
- Có tỏa nhiệt
- Có phát sáng
 Phân loại đám cháy: dựa trên loại vật liệu bị cháy:
1. Đám cháy lớp A: rắn bao gồm gỗ, giấy, vải, rác và vật liệu thông thường khác


10
2. Đám cháy lớp B: chất lỏng dễ cháy như xăng dầu, sơn,…
3. Đám cháy lớp C: các thiết bị điện và các đám cháy liên quan tới điện
4. Đám cháy lớp D: kim loại và hợp kim dễ cháy
5. Đám cháy lớp K: dành cho khu vực bếp núc (đối với dầu hay chất béo động
thực vật)
1.1.2 Những yếu tố cần thiết cho sự cháy
Để hình thành sự cháy phải có 3 yếu tố là:
- Chất cháy
- Nguồn nhiệt vích ứng
- Nguồn ôxy.
1.1.2.1 Chất cháy
Chất cháy rất đa dạng, có thể quy thành 3 loại sau đây:
- Chất cháy thể rắn như: gỗ, bông, vải, lúa, gạo, nhựa…

- Chất cháy ở thể lỏng: Xăng, dầu, benzen, axêtôn.
- Chất cháy ở thể khí: axêtylen (C2H2), Ôxitcacbon (CO), Mêtan (CH4).
1.1.2.2 Nguồn nhiệt
Trong thực tế sản xuất và đời sống, có nhiều loại nguồn nhiệt khác nhau
có thể gây cháy như:
- Nguồn nhiệt trực tiếp: ngọn lửa trần (bếp lửa, đèn thắp sáng, bật diêm,
đóm…)
- Nguồn nhiệt do ma sát sinh ra: ổ bị thiếu dầu mỡ, ma sát giữa sắt với
sắt…
- Nguồn nhiệt do phản ứng hóa học giữa các chất khi tác dụng với nhau
- Nguồn nhiệt do sét đánh
- Nguồn nhiệt do điện sinh ra như: chập mạch, quá tải tiếp xúc kém, hoặc
sử dụng các dụng cụ tiêu thụ điện đốt nóng.


11
1.1.2.3 Nguồn Ôxy (O2)
Ôxy là thành phần tham gia phản ứng cháy và duy trì sự cháy; Để duy trì
sự cháy cần có từ 14%-21% hàm lượng ôxy trong không khí. Nếu hàm lượng ôxy
thấp hơn thì đám cháy khó có thể phát triển được.
Trong thực tế, cá biệt một số loại chất cháy khi cháy cần rất ít thậm chí
không cần cung cấp ôxy từ môi trường bên ngoài, vì bản thân chất cháy đã chứa
đựng thành phần ôxy, dưới tác dụng của nhiệt, chất đó sinh ra ôxy để duy trì sự
cháy. Ví dụ: Clorat Kaly (KCLO3), Permanaganátkaly (KMnO4), Nitơrat amôn
(NH4NO3),…
Việc xác định yếu tố cần thiết cho sự cháy có ý nghĩa thực tiễn quan trọng
trong công tác phòng cháy, chữa cháy, giúp cho việc chọn phương án phòng cháy
hoặc chữa cháy vích hợp nhất. Bởi vì muốn ngăn ngừa nạn cháy hoặc dập tắt
đám cháy, chỉ cần loại trừ một trong 3 yếu tố trên.
1.1.3 Những nguyên nhân thường gây cháy

1.1.3.1 Cháy do con người gây ra
Cháy do sơ xuất: nguyên nhân này chủ yếu là do con người thiếu kiến
thức, hiểu biết về phòng cháy chữa cháy dẫn đến những sơ hở, thiếu sót như đun
nấu, hút thuốc ở những nơi có đều kiện dễ cháy, sử dụng xăng, dầu, điện không
đúng quy định, không đề phòng nạn cháy…
Vi phạm quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy. Nguyên nhân này là do
con người thiếu ý thức, chữa cháy dẫn đến làm bừa, làm ẩu, không chấp hành
quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy như đun nấu, hút thuốc ở những nơi cấm
lửa, hàn cắt trên cao, phát động máy không có người trông coi,…
Trẻ em nghịch lửa: nhiều vụ cháy do trẻ em chơi diêm, nghịch lửa, hút
thuốc vứt tàn vào những nơi có chất cháy.
Do đốt: nguyên nhân có 3 loại:
- Địch đốt phá hoại về kinh tế và gây tác động xấu về an ninh chính trị
- Bọn tham ô, trộm cắp phi tang


12
- Đốt do mâu thuẫn hận thù. Đây là một vấn đề cần được đặc biệt quan
tâm trong công tác điều tra vụ cháy.
1.1.3.2 Cháy do thiên tai
Trường hợp này thường xảy ra ở vùng đồi núi, cây cao, khu vực có nhiều
nhà tầng hoặc nơi có nhiều kim loại mà hệ thống thu lôi chống sét không đảm
bảo, nên bị sét đánh: gần đây xuất hiện vụ cháy, nổ máy bay do gặp đám mây
chứa tia lửa điện (vụ cháy máy bay ta bị nổ ở Thái Lan).
1.1.3.3 Sự tự cháy
Tự cháy là trường hợp ở một nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với
không khí và tự cháy hoặc chất cháy gặp một chất khác xảy ra phản ứng hóa học
có thể tự bốc cháy mà không cần sự cung cấp nhiệt từ bên ngoài.
Nguyên nhân tự cháy có các loại sau:
- Tự cháy khi chất đó gặp nước: Nari (Na), Kali (K), Natrihydrôsunphát

(thuốc nhuộm) như vụ cháy kho hóa chất Đức Giang.
- Tự cháy do quá trình tách nhiệt: thuốc lá, nguyên liệu cám, bột cá nhạt…
chất thành đống do quá trình sinh hỏa tách nhiệt: một số loại dầu thảo mộc như
dầu gai, dầu bóng…. Do quá trình ôxy hóa, nhiệt độ tăng lên dẫn nhiệt độ bắt
cháy vích ứng sẽ tự bốc cháy.
- Tự cháy do tác động của các hóa chất.

1.2 Tổng quan về công tác PCCC
1.2.1 Phương pháp phòng cháy
Loại trừ chất cháy:
- Những nơi cần thiết phải có nguồn nhiệt hoặc có thể phát sinh nguồn
nhiệt, cần loại trừ những chất cháy không cần thiết, nhất là những chất dễ cháy,
ví dụ: không để xăng dầu trong bếp đun nấu, không dùng giấy, vài làm chao đèn
hoặc phơi quần áo sát bóng điện.
- Hạn chế khối lượng chất cháy: cần có quy định cụ thể để hạn chế khối
lượng nguyên, nhiên vật liệu nhất là những chất dễ cháy, ở những nơi sản xuất


13
phải sử dụng đến xăng, dầu cần quy định số lượng đủ dùng trong một ca sản
xuất.
- Thay chất dễ cháy bằng những chất không cháy hoặc khó cháy hơn. Hiện
nay nước ta có nhiều nhà bếp, nhà ở, kho, phân xưởng sản xuất là bằng tre nứa
lợp lá, giấy dầu. Nếu thay thế các vật liệu đó bằng gạch, bê tông lợp ngói thì
những công trình đó ít gây cháy hơn.
- Bọc kín chất cháy: dùng các chất không cháy bọc kín các cấu kiện được
làm bằng vật liệu dễ cháy ở các công trình, ví dụ: dùng sơn chống cháy phủ lên
trần cót, gỗ ốp tường các nhà hát… hoặc bảo quản các chất lỏng, khí dễ cháy
bằng các bình kín, ví dụ: đựng xăng vào can sắt có nắp đậy kín.
- Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt: là phương pháp dùng các thiết bị để

che chắn, ngăn cách chất cháy với nguồn nhiệt. Khoảng cách an toàn ấy nhiều
hay ít phụ thuộc vào đặc tính dễ cháy của từng chất và cường độ bức xạ nhiệt của
nguồn nhiệt.
Tác động vào nguồn nhiệt:
- Triệt tiêu nguồn nhiệt: ở những nơi có chất dễ cháy hoặc nhiều chất dễ
cháy phải triệt tiêu những nguồn nhiệt không cần thiết. Ví dụ: không đun nấu, hút
thuốc trong các kho, phân xưởng sản xuất; không dùng lửa trần để soi rót xăng
khi trời tối.
- Giám sát nguồn nhiệt: ở những nơi có nhiều chất dễ cháy mà nhất thiết
phải sử dụng đến nguồn nhiệt phải có người trông coi kiểm tra thường xuyên, ở
các buồng sấy máy sinh nhiệt cần lắp đặt hệ thống theo dõi nhiệt độ để phát hiện
sự gia tăng nhiệt nguy hiểm.
- Cách ly nguồn nhiệt với chất cháy. Ví dụ: không để bếp dầu, bếp điện sat
vách dễ cháy.
Tác động vào nguồn ôxy: Phương pháp này khó thực hiện vì hàm
lượng ôxy luôn tồn tại trong không khí. Trong thực tế, để bảo vệ những máy
móc, thiết bị đặc biệt quy hiếm, người ta có thể dùng phương pháp kỹ thuật, bơm


14
một lượng khí trơ vào phòng đặt thiết bị đó làm giảm lượng ôxy, tạo nên môi
trường không cháy.
1.2.2 Phương pháp chữa cháy
Phương pháp làm lạnh: Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt độ
cao để hạ nhiệt độ của đám cháy thấp hơn nhiệt độ tự bắt cháy của chất đó. Ví
dụ: phun nước vào đám cháy chất rắn không chịu được.
Phương pháp làm ngạt: Thực chất phương pháp này là tạo nên một màng
ngăn, hạn chế ôxy tiếp xúc với chất cháy, triệt tiêu yếu tố của sự cháy.
Phương pháp cách ly: Chính phương pháp làm ngạt còn bao hàm ý nghĩa
cách ly, tức là cách ly ôxy với đám cháy (phản ứng cháy). Đồng thời phương

pháp này còn có ý nghĩa chống cháy lan tạo ra một sự ngăn cách giữa vùng cháy
với môi trường xung quanh chưa bị cháy.
Làm ngưng trệ phản ứng cháy: Đưa chất chữa cháy vào gốc lửa làm cho
phản ứng cháy chậm lại hoặc không thực hiện được. Ví dụ phun bọt chữa cháy
hoặc cát vào bề mặt của đám cháy, các chất dạng bột này bám chặt vào gốc lửa
vừa có tác dụng giảm nhiệt độ vừa hạn chế lượng ôxy cung cấp cho đám cháy.
1.2.3 Các chất chữa cháy và dụng cụ chữa cháy
1.2.3.1 Các chất chữa cháy
 Nước
- Nước là chất thường dùng để chữa cháy vì có sẵn trong thiên nhiên, sử dụng
đơn giản và chữa được nhiều đàm cháy.
- Dùng nước chữa cháy có hai tác dụng:
+ Nước có khả năng thu nhiệt lớn nên có tác dụng làm lạnh.
+ Nước bốc hơi (một lít nước thành 1720 lít hơi) nên tạo thành màng ngăn
ôxy với vật cháy có tác dụng làm ngạt.
- Chú ý: không dùng nước để chứa các đám cháy kỵ nước: không dùng nước
để chữa cháy xăng dầu, vì xăng dầu nhẹ hơn nước không hòa tan trong nước nên


15
gây cháy lan. Khi đám cháy có điện trước tiên phải ngắt điện mới chữa cháy
bằng nước.
- Để dùng nước chữa cháy cần có bể, phuy để chứa nước. Đối với những cơ
sở, kho tàng cần có ao hoặc bể lớn để trữ nước chữa cháy.
-  Áp dụng cho đám cháy: lớp A, không dùng cho lớp B và C
 Cát:
- Cũng như nước, cát dùng để chữa cháy rất phổ biến vì sử dụng đơn giản dễ
kiếm và có hiệu quả tốt đối với nhiều loại đám cháy. Tác dụng chữa cháy của cát
là làm ngạt và có khả năng làm ngừng trệ phản ứng cháy. Đối với chất lỏng cháy,
cát còn có tác dụng ngăn cháy lan, dùng cát đắp thành bờ.

- Để dùng cát chữa cháy cần chứa cát thành bể, hố trước các kho, bố trí sẵn
xẻng, xô, khi có cháy sử dụng được nhanh chóng.
 Bọt chữa cháy FOAM:
- Bọt chữa cháy là một mãng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy
không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Foam được tạo ra bởi 3
thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo
thành một dung dịch foam. Dung dịch này lại được trộn với không khí (hút
không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên
bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy.
-Vài Loại Bọt (thông dụng):
+ Foam AFFF là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn sương phủ trên mặt phẳng của
nhiên liệu có hydrocarbon.
+ Foam ARC (alcohol-resistant concentrate) là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn
nhấy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan.
 Khí nén chữa cháy:
- Khí FM-200, Novec 1230 (chất lỏng hóa hơi): hấp thụ mạnh nhiệt lượng
đám cháy, làm dập tắt đám cháy mà không làm giảm nồng độ Ôxy


16
- Stat-X: bẻ gãy chuỗi phản ứng hóa học
- Khí Nitro: làm giảm nồng độ Ôxy dưới 14% (nguy hiểm cho con người)
- CO2 là loại khí không cháy, nếu được nén vào bình chịu áp lực hóa lỏng và
khi phun ra ở dạng tuyết lạnh tới -79oC, dùng để chữa cháy có hai tác dụng: Làm
lạnh và làm ngạt.
- Dùng CO2 chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất là các đám cháy trong buồng
kín, trạm điện, động cơ bị cháy.

 Bột chữa cháy:
- Bột chữa cháy: là chất chữa cháy dạng bột, không cháy, có ký hiệu loại nào

thì chỉ định dập tắt đám cháy loại đó có hiệu quả( như bột ABC, BC, AB). Bên
trong bột chữa cháy thì có đến 80% là NaHCO3
-Bình bột chữa cháy có nguyên lý chữa cháy là “Làm loãng nồng độ Oxy và
hỗn hợp chất cháy” và nó hoạt động như sau:
+ Bột NaHCO3 trong chất chữa cháy sẽ tác dụng với nhiệt trong đám cháy để
sinh ra khí CO2 “làm ngạt” đám cháy. Khí CO2 sinh ra sẽ khiến cho vùng cháy
xung quanh nó không đủ Oxy để cung cấp duy trì sự cháy, dẫn tới việc đám cháy
tự tắt đi.
+ Vậy khí CO2 sinh ra từ phản ứng hóa học của muối NaHCO3 bị phân hủy
khi có tác dụng của nhiệt độ theo phương trình phản ứng sau:
NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O.
Vì NaHCO3 khi bị phân hủy bởi nhiệt sẽ tạo ra Na2CO3 nên khi sử dụng
bình chữa cháy dạng bột thì sau khi đã dập tắt được đám cháy sẽ để lại hóa chất
cặn từ bột chữa cháy (Na2CO3).
1.2.3.2 Dụng cụ chữa cháy
Các dụng cụ để đưa nước lên đám cháy:
- Đối với các đám cháy lớn phải dùng bơm chữa cháy: Thuận tiện nhất
cho mỗi cơ sở là dùng bơm cải tiến để chữa cháy. Bơm cấu tạo đơn giản khi sử


17
dụng cần 8 người khiêng bơm đến đám cháy, một người chỉ huy, một người cầm
lăng phun, 4 người bơm, 2 người đổ nước.
- Nếu được cung cấp nước đầy đủ, bơm cải tiến có thể đạt lưu lượng nước
150 lít/phút, tầm phun xa đến 15m. Hiện nay bơm cải tiến là dụng cụ chữa cháy
ban đầu rất hiệu quả được sử dụng ở các cơ sở sản xuất, kho tàng và khu vực tập
trung dân cư.
Các loại bình chữa cháy:
 Bình chữa cháy dạng bột:


Hình 1.1. Bình bột MFZ4

- Chất chữa cháy dạng bột khô (BC, ABC, AB) được đóng kín trong bình.
Tùy ký hiệu của từng loại bột chữa cháy mà sẽ có tác dụng chữa cháy khác nhau
với các loại đám cháy.
- Ví dụ: bột BC sẽ chữa các đám cháy loại B, C (đám cháy chất lỏng, khí),
bột AB sẽ chữa đám cháy chất rắn, lỏng…
- Bình Bột Chữa Cháy Được Phân Chia Làm 3 Loại, Dựa Trên Cách Thức
Sử Dụng:


18
+ Bình bột chữa cháy lưu động là các loại bình chữa cháy xách tay bao gồm
Bình MFZ1, MFZ2, MFZ4 hay MFZ8 là các mẫu bình rất phổ biến tại Việt Nam.
+ Bình bột chữa cháy cỡ lớn hay còn gọi là bình xe đẩy vì trọng lượng bình
rất nặng. Khoảng 60 Kg toàn bình. Với dung tích lớn, bình xe đẩy có thể dập tắt
các đám cháy to an toàn, hiệu quả.
+ Bình bột chữa cháy tự động, là dạng bình cầu, tự động kích hoạt van khi
nhiệt độ môi trường ngoài trên 70 độ C. Rất thích hợp cho các kho kín, rộng mà
các phương thức chữa cháy khó tiếp cận.
Ưu điểm:

Nhược điểm:

+ Bình phù hợp trong các trường hợp đám

+ Bình chữa cháy bằng bột có

cháy dầu mỏ và các chế phẩm sản phẩm như


thể dập tắt hiệu quả đám cháy

xăng, dầu hỏa, paraphin…

trên thiết bị điện tử tinh vi

+ Bột chữa cháy khó bị ẩm hay vón cục, thời

(nhạy-có độ chính xác cao),

gian bảo quản dài, an toàn.

nhưng hóa chất cặn từ chất

+ Bột chữa cháy không độc, an toàn với

chữa cháy có thể làm hư hại

người, gia súc và môi trường xung quanh.

nghiêm trọng thiết bị được bảo

+ Không nguy hiểm khi chẳng may tiếp xúc

vệ.

vào người.
+ Thời gian nạp lại bình nhanh và đơn giản.
+ Tổng trọng lượng bình nhẹ, cơ động.
+ Giá rẻ, chi phí tốt


+ Việc vệ sinh vất vả hơn sau
khi sử dụng.
+ Khả năng tái phát lại nếu
không đảm bảo đám cháy đã tắt
hẳn.

 Bình chữa cháy dạng khí


19

Hình 1.2. Bình khí MT3

Ưu điểm:

Nhược điểm:

+ Chữa cháy nhanh, gọn, không

+ Khối lượng tương đối nặng.

gây ô nhiễm môi trường

+ Có thể gây bỏng lạnh nếu phun trực tiếp

+ Sử dụng hiệu quả với hầu hết

vào cơ thể người.


các đám cháy thông thường hiện

+ Không chữa đám cháy trong căn phòng

nay, từ đám cháy loại A, B, C, E.

kín mà không có lối thoát an toàn.

 Bình chữa cháy dạng bọt FOAM:


20

Hình 1.3. Bình chữa cháy FOAM

Ưu điểm:

Nhược điểm:

+ Không độc hại, an toàn

+ Phải đảm bảo bọt phủ kín phạm vi đám cháy

đối với người và môi

mới có hiệu quả, do đó, lượng bọt sử dụng sẽ

trường xung quanh.

lớn.


+ Ngăn chặn sự tái phát

+ Giá thành không hề rẻ.

của đám cháy.

+ Sản phẩm không thông dụng tại thị trường Việt
Nam.

1.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức và kĩ năng
PCCC
1.3.1 Đối với bản thân
Trang bị được các kiến thức phòng cháy, chữa cháy giúp mỗi cá nhân: tự
nhận thức và chuẩn bị cho bản thân những phương pháp phòng cháy hiệu quả và
đầy đủ để giảm thiểu những nguy cơ gây cháy nổ; hiểu rõ hơn về các loại cháy và
biết cách chữa cháy sao cho phù hợp, ngăn ngừa các trường hợp cháy không để
dập được do chữa cháy sai cách gây thiệt hại nặng nề đến tài sản và tính mạng.


21
Trang bị được các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy giúp mỗi cá nhân: để
dàng thực hiện được các phương pháp phòng cháy; thành thạo xử lí các tình
huống xảy ra cháy nổ; biết sử dụng các thiết bị, dụng cụ chữa cháy đúng cách; có
kĩ năng sử dụng bình chữa cháy trong tình huống cấp bách; có khả năng thoát
hiểm an toàn khi xảy ra cháy nổ không thể chữa kịp thời được.
 Tóm lại, việc trang bị đầy đủ cho cá nhân những kiến thức, kĩ năng
PCCC là hoạt động thường xuyên liên tục và hết sức quan trọng.
1.3.2 Đối với xã hội
Vào rạng sáng ngày 23/3/2018, tại chung cư Carina Plaza thuộc địa bàn

quận 8, thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra một vụ cháy hết sức nghiêm trọng
khiến 13 người chết và 91 người bị thương trong đó có nhiều người cùng thuộc
một gia đình thiệt mạng. Đa số những người bị thiệt mạng là do ngạt khói. Đó
chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai lơ là về công tác PCCC cũng như là
kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy. Nếu mọi người có thêm kĩ năng xử lí tình
huống thoát hiểm khi cháy nổ thì có lẽ hậu quả sẽ không tồi tệ như vậy.
 Mỗi cá nhân trang bị cho bản thân kiến thức và kĩ năng PCCC không
những giúp cho chính bản thân mình mà còn giúp ích cho xã hội, cho những
người khác để không xảy ra những tai nạn cháy nổ gây thiệt hại nặng nề về tính
mạng con người như sự kiện vừa qua.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
2.1 Thực trạng về kiến thức PCCC
2.1.1 Kết quả đã đạt được
Hầu hết sinh viên trường đại học Sài Gòn đều nhận thức được rõ ràng sự
cần thiết của kiến thức PCCC, ý thức được tác hại khi có xảy ra cháy nổ.


22
Một số lượng sinh viên đã nắm bắt được các kiến thức về phòng cháy
chữa cháy cơ bản.
Có mối quan tâm đến các hoạt động PCCC thông qua các phương tiện
truyền thông, có ý thức tự tìm hiểu trao dồi kiến thức về PCCC.
2.1.2 Những hạn chế
Một số lượng sinh viên dường như không có các kiến thức cơ bản của

PCCC như phân loại đám cháy, các loại bình chữa cháy,…
Vẫn còn các tình trạng né tránh việc nâng cao kiến thức PCCC
Đa số không có những kiến thức chuyên sâu và đầy đủ về PCCC, chủ yếu
biết được từ sách báo thông tin trên mạng internet nhưng chưa nắm được sâu,
hiểu được rõ
Sự hiểu biết của các bạn sinh viên vẫn còn mơ hồ, vẫn chưa biết xử lý
đúng cách, nguyên nhân có lẽ do khối kiến thức dài dòng khó khăn khiến các bạn
không hứng thú để tìm hiểu

2.2 Thực trạng về kĩ năng PCCC
2.2.1 Kết quả đã đạt được
Đa phần sinh viên đều biết được các kỹ năng cơ bản để phòng cháy chữa
cháy như tránh để những vật dụng dễ nổ, dễ cháy gần với nhau, dùng nước dùng
cát để dập tắt đám cháy, báo cho cơ quan chức năng khi gặp đám cháy.
2.2.2 Những hạn chế
Tuy nhiên các bạn vẫn chưa xử lý đúng cách, Ví dụ như khi gặp phải xe bị
cháy thì các bạn dùng nước để dập tắt, xử lý như thế là sai, dạy làm ngọn lửa
bùng phát mạnh hơn. Việc để các bạn tiếp cận hơn với kỹ năng phòng cháy chữa
cháy vẫn chưa đạt hiệu quả cao, vì theo khảo sát, số người tham gia các buổi học
ngoại khóa về phòng cháy chữa cháy vẫn còn thấp, nguyên nhân có thể do các
bạn đi học, đi làm thêm, do ý thức chủ quan, không xem trọng công tác phòng
cháy chữa cháy, tầm quan trọng cũng như tác hại to lớn của nó.


23

2.3 Đánh giá
2.3.1 Kiến thức PCCC của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
Qua phân tích thực tế các vụ các cháy của ngành chức năng cho thấy,
ngoài những yếu tố khách quan thì nguyên nhân đầu tiên phải nói tới là do ý thức

của con người. Đa phần người dân, các hộ kinh doanh vẫn còn chủ quan, lơ là,
chưa quan tâm đúng mức tới việc phòng chống cháy nổ trong mỗi gia đình, cơ sở
sản xuất kinh doanh của mình, thiếu kiến thức phòng cháy chữa cháy. Điều đó,
đã dẫn đến những vụ hoả hoạn đáng tiếc. Vậy nên sinh viên trường Đại Học Sài
Gòn cần phải thường xuyên tiếp cận kiến thức về phòng cháy, chữa cháy để
phòng tránh, đem các kiến thức về phòng cháy chữa cháy in thành tài liệu và trở
thành môn học bắt buộc trong các buổi học ngoại khóa.
2.3.2 Kỹ năng PCCC của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
Kỹ năng phòng cháy chữa cháy cần được nâng cao, cần có những buổi
học tập huấn các bài huấn luyện ngoài trời về kỹ năng phòng cháy chữa cháy.
nhất là các biện pháp phòng cháy tại chỗ, hạn chế thấp nhất tình trạng bùng phát,
lây lan của vụ hỏa hoạn trước khi lực lượng phòng cháy, chữa cháy tiếp cận hiện
trường để xử lý, cần phải tạo hứng thú cho sinh viên như các cuộc thi về kỹ năng
chữa cháy.

2.3.3 Hiệu quả của việc tuyên truyền, giáo dục của nhà trường về công
tác PCCC cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn

Các bài khảo sát về đánh giá trên từ đó thấy được nhà trường có vai trò
rất quan trọng trong việc nâng cao kiến thức và kỹ năng về phòng cháy chữa
cháy của sinh viên trường đại học Sài Gòn. Nhà trường đã tổ chức các buổi
sinh hoạt về việc phòng cháy chữa cháy, các buổi tuyên truyền các hoạt động
tham gia vui chơi để tìm hiểu về phòng cháy chữa cháy cho toàn thể sinh viên
trường đại học Sài Gòn.
Kiến nghị


24
- Nhà trường cần thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, xây dựng các
điển hình tiên tiến về PCCC. Việc tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật,

kiến thức về PCCC cần được rút kinh nghiệm, chỉ ra những điểm mạnh, điểm tốt,
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại cơ sở, qua đó có
phương thức thực hiện hiệu quả cao hơn.
- Nâng cấp trang web chính thức của Nhà trường, tập trung xây dựng các
chuyên mục chuyên sâu về an toàn cháy; chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; xây dựng
lực lượng PCCC; phương tiện PCCC; xây dựng, thực tập phương án chữa cháy;
hướng dẫn các kỹ năng PCCC; quy định về thủ tục hành chính trong PCCC cùng
toàn bộ cơ sở dữ liệu pháp luật trong lĩnh vực PCCC, tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho mọi cán bộ, sinh viên có thể nghiên cứu, tìm hiểu, các vấn đề về PCCC và
hoạt động quản lý nhà nước của lực lượng Cảnh sát PCCC.

( Chi tiết tham khảo phần phụ lục: Kết quả khảo sát thực trạng kiến thức và kĩ
năng PCCC của sinh viên trường Đại học Sài Gòn)

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ KĨ

NĂNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
3.1 Tuyên truyền, giáo dục sinh viên nâng cao nhận thức, trách
nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy
3.1.1 Nội dung tuyên truyền
3.1.1.1 Hướng dẫn kiến thức PCCC phổ thông
Trường Đại học Sài Gòn là nơi tập trung số lượng lớn học sinh, sinh viên,
giáo viên, cán bộ, nhân viên phục vụ với một khối lượng lớn cơ sở vật chất kỹ


×