Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Quản lý đầu tư vào khu kinh tế dung quất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƢƠNG THÀNH ĐÔNG

QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ
DUNG QUẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRƢƠNG THÀNH ĐÔNG

QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ
DUNG QUẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Quang Bình

Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các


số liệu, kết luận nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình khoa học này.
Đà Nẵng, ngày …. tháng ….. năm 2018
Tác giả luận văn

Trƣơng Thành Đông


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 5
6. Tổng quan tài liệu và tình hình nghiên cứu .......................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TẠI KHU
KINH TẾ ........................................................................................................ 10
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHU KINH TẾ ................................... 10
1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................... 10
1.1.2. Vai trò của khu kinh tế đối với nền kinh tế................................... 10
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH
TẾ .................................................................................................................... 14
1.2.1. Khái niệm về quản lý đầu tư vào KKT ......................................... 14
1.2.2. Mục tiêu của quản lý đầu tư vào KKT .......................................... 15
1.2.3. Đặc điểm của KKT ảnh hưởng tới công tác quản lý đầu tư ......... 16
1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀO KHU KINH TẾ ...................... 16
1.3.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển khu kinh tế
......................................................................................................................... 16
1.3.2. Bộ máy và nhân sự quản lý đầu tư vào khu kinh tế ...................... 17

1.3.3. Ban hành chính sách và tổ chức thực hiện chính sách đầu tư vào
khu kinh tế ....................................................................................................... 19
1.3.4. Khiếu nại, tố cáo, kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm
trong hoạt động đầu tư vào KKT .................................................................... 24


1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẦU
TƯ VÀO KHU KINH TẾ ............................................................................... 25
1.4.1. Cơ chế, chính sách quản đầu tư vào khu kinh tế .......................... 25
1.4.2. Trình độ năng lực của chính quyền địa phương ........................... 26
1.4.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương..................... 29
Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TRÊN ĐỊA BÀN
KHU KINH TẾ DUNG QUẦT .................................................................... 32
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ KKT DUNG QUẤT ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ ........................................ 32
2.1.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ngãi ...................................................... 32
2.1.2. Vị trí địa lý, đặc điểm và định hướng chiến lược của KKT Dung
Quất ................................................................................................................. 33
2.1.3. Vai trò của KKT Dung Quất đối với sự phát triển của tỉnh Quảng
Ngãi ................................................................................................................. 35
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN
KKT DUNG QUẤT ........................................................................................ 36
2.2.1. Thực trạng về công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch
phát triển KKT Dung Quất .............................................................................. 36
2.2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy và nhân lực của BQL quản lý đầu tư
vào KKT Dung Quất ....................................................................................... 44
2.2.3. Thực trạng về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đầu tư
vào KKT Dung Quất ....................................................................................... 46
2.2.4. Thực trạng giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo, kiểm tra, thanh

tra, giám sát và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu
tư vào KKT Dung Quất ................................................................................... 68
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................... 70


2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 70
2.3.2. Những tồn tại hạn chế ................................................................... 71
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ...................................... 73
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 74
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƢ TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH
QUẢNG NGÃI .............................................................................................. 75
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KKT DUNG QUẤT... 75
3.1.1. Định hướng phát triển các khu kinh tế ven biển của Đảng, Chính
phủ ................................................................................................................... 75
3.1.2. Định hướng phát triển KKT Dung Quất ....................................... 75
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
TRÊN ĐỊA BÀN KKT DUNG QUẤT ........................................................... 76
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện về công tác quản lý và thực hiện
quy hoạch, kế hoạch phát triển KKT Dung Quất............................................ 76
3.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy BQL ................... 79
3.2.3. Nhóm giải pháp về hoàn thiện việc xây dựng, ban hành và tổ chức
thực hiện một số chính sách, thủ tục đầu tư vào KKT Dung Quất ................. 81
3.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát,
xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư vào KKT
Dung Quất ....................................................................................................... 98
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOT

Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

BT

Xây dựng - Chuyển giao

BTO
CNH-HĐH
ĐTM

Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Báo cáo đánh giá tác động môi trường

FDI
GCNĐKĐT
GPMB
KCN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Giải phóng mặt bằng
Khu công nghiệp


KCNC

Khu công nghệ cao

KCX

Khu chế xuất

KKT

Khu kinh tế

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KTĐC

Khu tái định cư

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PPP


Đầu tư theo hình thức đối tác công tư

QLNN
TĐC
TN&MT

Quản lý nhà nước
Tái định cư
Tài nguyên và môi trường

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

XTĐT

Xúc tiến đầu tư


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu


Tên bảng

Trang

2.1.

So sánh mức độ ủy quyền của các tỉnh cho BQL KKT

44

2.2.

Trích Đánh giá về chính sách hỗ trợ của Tỉnh

49

bảng

Trích Danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào tỉnh Quảng
2.3.

Ngãi giai đoạn 2017-2020 (KKT Dung Quất) kèm

51

theo.
2.4.

2.5.
2.6.

2.7.

2.8.

2.9.

Số lượng các chuyến công tác trong xúc tiến đầu tư từ
2013-2017
Tổng hợp dự án đăng ký đầu tư và thực hiện vào KKT
Dung Quất còn hiệu lực qua các năm
Tổng hợp dự án thu hồi qua các năm
So sánh đơn giá bồi thường, hỗ trợ đất của 03 KKT:
mở Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội
Bảng thời gian quy định trung bình thực hiện công tác
bồi thường GPMB trên địa bàn KKT Dung Quất
Bảng tổng hợp Khu tái định cư trên địa bàn KKT
Dung Quất

51

53
55
59

60

61

Kết quả đào tạo sinh viên tại 02 Trường cao đẳng
2.10.


nghề Dung Quất và Trung tâm Hàn kỹ thuật cao Dung

63

Quất trong 05 năm gần đây
2.11.

Trích đánh giá về TTHC đầu tư vào KKT Dung Quất

67

2.12.

Tổng hợp số đơn khiếu nại, khiếu kiện

68

2.13.

Bảng tổng hợp số lần thanh tra, kiểm tra và xử lý xi
phạm

70


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Hình


Tên hình

Trang

2.1.

Bản đồ quy hoạch tổng thể KKT Dung Quất

38

2.2.

Tổng hợp vốn đăng ký và thực hiện

54


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách để phát triển
kinh tế đất nước; trong đó, chính sách hình thành và phát triển các Khu công
nghiệp, Khu kinh tế, Khu chế xuất, Khu phi thuế quan... để tạo điều kiện thuận
lợi trong thu hút vốn đầu tư làm động lực phát triển kinh tế đất nước đã được
tập trung thực hiện. Cùng với chính sách đó, KKT Dung Quất, tỉnh Quảng
Ngãi (tiền thân là KCN Dung Quất) được Chính phủ thành lập tại Quyết định
số 207/QĐ-TTg ngày 11/4/1996, được quy hoạch là khu kinh tế tổng hợp, đa
ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc dầu - hoá dầu hoá chất, các ngành công nghiệp có quy mô lớn, là trung tâm kinh tế, hạt nhân
tăng trưởng của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển Khu kinh tế (KKT) Dung Quất đã đạt
được nhiều kết quả tích cực, cùng với KKT mở Chu Lai, KKT Dung Quất
được Chính phủ đánh giá là một trong những KKT thành công nhất cả nước và
được chọn 01 trong 5 nhóm KKT để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân
sách nhà nước trong giai đoạn tiếp theo.
Đến nay, kết cấu hạ tầng trong KKT Dung Quất cơ bản đáp ứng yêu
cầu của nhà đầu tư; tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng trên 11 tỷ USD, trong đó
tỷ lệ vốn triển khai đầu tư khoảng 49% vốn đăng ký; giải quyết việc làm cho
trên 15.000 lao động; thu ngân sách hàng năm khoảng 17.000 tỷ đồng, góp
phần quan trọng đưa tỉnh Quảng Ngãi từ một tỉnh có nguồn thu ngân sách
thấp từ năm 2005 trở về trước trở thành một trong 10 tỉnh có nguồn thu lớn
của cả nước.
Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm
năng phát triển của KKT Dung Quất, đặc biệt là hiệu quả đạt được trong công
tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư. Hàng năm đã có rất nhiều nhà đầu tư trong và
ngoài nước đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư, nhưng số lượng nhà đầu
tư quyết định đăng ký đầu tư tại KKT Dung Quất chiếm một tỷ lệ nhỏ


2

(khoảng 20%). Trong đó, tỷ lệ số lượng dự án triển khai chậm tiến độ so với
kế hoạch ban đầu chiếm một tỷ lệ khá lớn (80% - 90%), thậm chí nhiều dự án
phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do việc chậm tiến độ triển khai
đầu tư (khoảng 36% so với số lượng dự án đăng ký đầu tư).
Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư đang đầu tư tại KKT Dung Quất
(tại các hội nghị đối thoại doanh nghiệp), thì một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến vấn đề trên là thời gian triển khai, xử lý các thủ tục hành
chính liên quan đến đầu tư kéo dài, do phải qua nhiều khâu, nhiều cấp nhiều
cơ quan để giải quyết, làm cho nhà đầu tư mất nhiều thời gian, chi phí để thực

hiện, thậm chí lỡ cơ hội đầu tư trong thời điểm quan trọng. Điều này đã làm
ảnh hưởng rất lớn đến quyết tâm đầu tư, làm ăn lâu dài tại KKT Dung Quất,
nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của KKT Dung Quất. Vì vậy, cần
phải có giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý, hỗ trợ nhà đầu tư trong quá
trình triển khai các thủ tục đầu tư để nhà đầu tư sớm triển khai thực hiện dự
án và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà
đầu tư làm ăn lâu dài tại KKT Dung Quất, góp phần quan trọng vào việc phát
triển KKT Dung Quất trở thành hạt nhân tăng trưởng của tỉnh Quảng Ngãi
trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Quản lý đầu tư vào
Khu kinh tế Dung Quất”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Luận văn tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận, thực trạng và đề
xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý đầu tư vào KKT
Dung Quất.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận về công tác quản lý đầu tư các nguồn vốn ngoài
ngân sách để làm khung cơ sở lý luận cho công tác nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư tại KKT Dung


3

Quất. Từ đó chỉ ra những mặt đạt được, chưa đạt được và những nguyên nhân
của những hạn chế.
- Nghiên cứu, đề xuất phương hướng và các giải pháp góp phần hoàn
thiện công tác quản lý đầu tư vào KKT Dung Quất.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà
nước về đầu tư như: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách
quản lý nhà nước tại KKT; tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
và chính sách quản lý nhà nước tại KKT; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám
sát hoạt động đầu tư tại KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất các
giải pháp liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư của chính quyền
địa phương cấp tỉnh. Trong đó, tập trung nghiên cứu về thực hiện chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch về đầu tư phát triển KKT Dung Quất; cơ chế chính sách
có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý đầu tư; các thủ tục hành chính
trong công tác quản lý quy hoạch, xúc tiến, hỗ trợ giải quyết các thủ tục đầu
tư, đất đai, bồi thường, GPMB, môi trường nguồn nhân lực… nhằm tạo môi
trường đầu tư thông thoáng, ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu
hút đầu tư vào KKT Dung Quất.
Về không gian: Quá trình quản lý đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc
triển khai dự án; vai trò của chính quyền địa phương trong việc quản lý đầu tư
cũng như triên khai các cơ chế chính sách hiện hành liên quan trực tiếp đến
công tác quản lý đầu tư trên địa bàn KKT Dung Quất.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu việc quản lý nhà nước về đầu tư trên địa
bàn KKT Dung Quất từ năm 1996 đến nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý đầu tư vào KKT Dung Quất trong thời gian đến.


4

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng: Xuất phát từ phương pháp duy vật
biện chứng, luận văn nghiên cứu vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động

quản lý đầu tư. Từ đó tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào nền kinh tế;
đặc biệt là trong các khu kinh tế.
- Phương pháp logic - lịch sử: Luận văn sử dụng phương pháp logic lịch sử trong nghiên cứu trên địa bàn KKT Dung Quất. Trên cơ sở đó, làm rõ
vai trò của chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ngãi đối với việc quản lý đầu
tư trên địa bàn KKT Dung Quất.
- Phương pháp trừu tượng hoá khoa học: Vận dụng phương pháp trừu
tượng hoá khoa học trong luận văn này là tìm hiểu cái bản chất, yếu tố liên
quan đến việc quản lý, thu hút, phát triển vốn đầu tư vào các KKT, vai trò của
vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế địa phương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu
lý thuyết được sử dụng trong luận văn này với mục đích làm rõ những vấn đề
lý luận của đề tài, xây dựng cơ sở lý luận vững chắc làm nền tảng, định hướng
để giải quyết những vấn đề thực tiễn của đề tài.
4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Phương pháp phân loại, sao chụp tài liệu dùng để thu thập các tài liệu
có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý thông tin:
+ Phương pháp phân tích thống kê, được sử dụng để nghiên cứu, phân
tích các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Quảng Ngãi.
Phương pháp này cũng được dùng để đánh giá về tình hình đầu tư và phát
triển KKT Dung Quất, trong đó tập trung phân tích các tiêu chí cơ bản và nêu
rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế của việc quản lý nhà nước trên


5

địa bàn KKT Dung Quất trong trong thời gian qua.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp, được sử dụng để nghiên cứu nhằm

mục đích đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn mới trong việc quản lý
nhà nước về đầu tư trên địa bàn KKT Dung Quất.
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để tìm những nét
tương đồng, sự khác biệt trong chính sách của một số tỉnh lân cận. Từ đó đề
xuất các giải pháp, kiến nghị.
5. Bố cục đề tài
Đề tài luận văn gồm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư tại khu kinh tế.
Chương 2. Thực trạng quản lý đầu tư trên địa bàn KKT Dung Quất,
tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư vào
KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
6. Tổng quan tài liệu và tình hình nghiên cứu
6.1. Tài liệu nghiên cứu
- Giáo trình “Kinh tế Phát triển” của PGS.TS Bùi Quang Bình (2012),
NXB Thông tin và truyền thông [3].
Nghiên cứu các kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận xung quanh các lý
thuyết tăng trưởng kinh tế, nguồn lực phát triển kinh tế, mô hình cũng như
chính sách phát triển kinh tế của quốc gia hay của từng địa phương; chỉ ra
cách thức phân bổ nguồn lực, cách thức sử dụng và phát triển các nguồn lực
hợp lý để tăng trưởng kinh tế một cách bền vững; cách thức xóa đói giảm
nghèo, giải quyết an sinh xã hội, giáo dục y tế.
Trong đó, tác giả đã nêu lý luận, đặc điểm, vai trò nguồn lực của từng
lĩnh vực trong việc phát triển kinh tế. Từ đó, nêu lên cách thức, phương pháp
sử dụng các nguồn lực trong từng lĩnh vực này để phát triển kinh tế đất nước
hay từng địa phương. Trên cơ sở đó, đưa ra các chính sách phát triển đặc
trưng của từng lĩnh vực nhằm tạo động lực phát triển kinh tế. Đặc biệt quan


6


tâm đến chính sách phát triển công nghiệp với phát triển kinh tế đất nước, đây
là những lĩnh vực sẽ được Luận văn đi sâu nghiên cứu làm cơ sở cho lý luận
và phương pháp nghiên cứu.
- Sách “Quản lý nhà nước về kinh tế” của GS.TS Phan Huy Đường
(2015), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [12].
Nghiên cứu những vấn đề về lý luận chung về quản lý nhà nước về
kinh tế; trong đó, nêu rõ sự cần thiết và tính khách quan trong quản lý nhà
nước về kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang trong giai
đoạn hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên càng
thấy rõ được tầm quan trọng, vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế đối với
quá trình điều hành kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế trong từng
giai đoạn nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Tác giả đã
đề cập đến những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam; nêu rõ được quy luật kinh tế và cơ chế quản lý
kinh tế, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và các nguyên tắc quản lý nhà
nước về kinh tế; xác định được đối tượng, nội dung quản lý nhà nước về kinh
tế để từ đó biết được Nhà nước cần tập trung quản lý những gì, mức độ quản
lý đến đâu để đảm bảo cho hệ thống nền kinh tế có điều kiện phát triển ổn
định và bền vững.
Đồnh phát triển kinh tế đất
nước, an ninh quốc phòng, cụ thể:
(1). Hiện nay, KKT Dung Quất đã được Thủ tướng Chính phủ phê
quyệt quy hoạch chung tại Quyết định số 124/QĐ-TTg; theo đó, toàn bộ diện
tích đất trong KKT Dung Quất đã được quy hoạch để chuyển sang đất công
nghiệp, dịch vụ, du lịch, đô thị. Do đó, đề xuất tiết giảm thủ tục thu hồi đất
trong KKT Dung Quất được quy định tại khoản 1, điều 58 của Luật đất đai
2014 và khoản 2 Điều 68, Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đó là:
Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng vào mục đích khác thì phải được Thủ tướng Chính phủ hoặc Nghị

quyết của HĐND cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích thì mới được thực hiện
thu hồi và chuyển mục đích. Điều này đã gây mất nhiều thời gian trong giải
quyết thủ tục thu hồi đất (Thực tế thời gian trung bình để thực hiện thủ tục
này phải mất ít nhất từ 04 đến 06 tháng).
Thực tế, kể từ khi Luật Đất đai 2014 có hiệu lực đến nay chưa có
trường hợp nào tại KKT Dung Quất cơ quan cấp có thẩm quyền không thống
nhất hoặc yêu cầu phải rà soát, kiểm tra lại hồ sơ thủ tục này. Điều này chứng
tỏ quy định này áp dụng đối với KKT Dung Quất nói riêng và các KKT trên
cả nước nói chung là không phù hợp với thực tế để phục vụ cho công tác quản
lý nhà nước.
(2). Trong quá trình triển khai các thủ tục đầu tư thì, nhà đầu tư là


92

người quyết định thời điểm, vị trí, địa điểm, quy mô dự án gắn với diện tích
sử dụng đất (miễn là phù hợp với quy hoạch) để thực hiện dự án, nên cơ quan
quản lý đầu tư khó đoán định để xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm
của KKT Dung Quất cho phù hợp với quy định (ngoại trừ các dự án được
thực hiện từ vốn ngân sách nên được xây dựng kế hoạch từ trước). Do đó,
thủ tục dự án phải nằm trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm do tỉnh phê
duyệt theo quy định tại Điều 9, Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày
02/6/2014, trước khi thực hiện thủ tục thu hồi đất (để bồi thường, hỗ trợ,
TĐC, GPMB), gây rất mất nhiều thời gian để bổ sung kế hoạch sử dụng đất
hàng năm (ít nhất phải mất 01 tháng) nhưng thực tế thủ tục này không phục
vụ cho công tác quản lý đất đai trong KKT Dung Quất, vì trong KKT Dung
Quất đã được quy hoạch và người dân trong KKT đã được xác định sẵn sàng
để thu hồi đất.; vì vậy, đề xuất tiết giảm thủ tục này.
d2. Công tác bồi thường, GPMB.
Để thực hiện công tác bồi thường, GPMB trên đại bàn KKT Dung Quất

cần tập trung một số giải pháp sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực bồi thường,
hỗ trợ, TĐC và GPMB đây là một trong những khâu trọng yếu quyết định cơ
bản đến thành công; nhằm làm cho người dân thấu hiểu tầm quan trọng trong
việc phát triển chung, cũng như các qui định cụ thể về quyền lợi hợp pháp của
người bị thu hồi đất; đồng thời, các địa phương cần quán triệt và tổ chức học
tập sâu rộng nhằm giúp đội ngũ cán bộ cơ sở nắm chắc các qui định để phổ
biến cơ chế chính sách tới tận người dân.
- Tiếp tục tổ chức nghiên cứu để điều chỉnh bổ sung hoàn thiện cơ chế
chính sách vừa đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, vừa sát hợp với
thực tiễn tình hình của địa phương trong hành lang pháp lý cho phép trên cơ
sở kế thừa những chính sách ban hành trước đây còn phù hợp. Đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính trong công tác bồi thường; cắt giảm những thủ tục
không cần thiết và những thủ tục trái quy định, ban hành bộ thủ tục chuẩn để
áp dụng công khai, minh bạch


93

- Củng cố, ổn định và sắp xếp lại bộ máy thực hiện công tác bồi, thường,
GPMB; theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho cán bộ làm công tác bồi thường.
- Ổn định đời sống cho dân hậu tái định cư: Tập trung ưu tiên hỗ trợ
đào tạo, giải quyết công ăn việc làm cho người nhường đất cho dự án; trong
đó, cần có chính sách rõ ràng và cụ thể trong việc yêu cầu các doanh nghiệp
trên địa bàn ưu tuyển dụng người dân nhường đất sản xuất của mình cho dự
án đầu tư. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao quy trình công nghệ,
thực hiện khuyến nông, khuyến ngư cho nhân dân trong KKT Dung Quất
nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản.

- Cần sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của các cấp chính quyền trong quá
trình di chuyển dân. Đặc biệt là phải quan tâm ngay từ bước đầu để người dân
sớm ổn định cuộc sống.
d3. Công tác đầu tư xây dựng các KTĐC.
Đây là một trong những khâu làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ GPMB
trên địa bàn KKT Dung Quất, do đó cần phải có giải pháp cho công tác xây
dựng các KTĐC, như sau:
- Phải có chương trình vốn dài hạn cho việc xây dựng KTĐC trên địa
bàn KKT Dung Quất, với phương châm “KTĐC phải đi trước một bước“.
Đồng thời các KTĐC phải nằm trong hệ thống phát triển của chuỗi đô thị
hoặc theo mô hình khu dân cư nông thôn mới.
- Về quy mô đầu tư KTĐC: tránh dàn trãi, manh mún, đầu tư theo dự
án, việc đầu tư phải đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu, đi
kèm theo đó là đẩy mạnh phát triển các khu thương mại, dịch vụ để hộ dân có
cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thu nhập. (vì đặc thù KKT Dung Quất
hiện nay không còn quỹ đất nông nghiệp để bố trí tái định canh gắn liền với
tái định cư)
d4. Công tác đầu tư tạo quỹ đất sạch.
Trước việc khó khăn, phức tạp trong công tác thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, TĐC và GPMB trên địa bàn KKT Dung Quất thì cần phải có giải pháp
hữu hiệu để có quỹ đất đã được bồi thường, hỗ trợ, TĐC và GPMB ("đất


94

sạch") sẵn sàng để giao cho nhà đầu tư triển khai dự án. Vì vậy, cần phải tập
trung thực hiện một số giải pháp sau:
- Tỉnh phải tập trung nghiên cứu xây dựng Quy chế đầu tư tạo quỹ đất
sạch trên địa bàn KKT Dung Quất. Trong đó, nghiên cứu đề ra cơ chế đa dạng
trong việc huy động các nguồn vốn khác nhau (ngoài nguồn vốn ngân sách)

để thực hiện việc đầu tư tạo quỹ đất sạch, trong điều kiện ngân sách của tỉnh
và Trung ương còn hạn hẹp để phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC,
GPMB; tạo cơ chế quản lý và khai thác quỹ đất; cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư tiếp
cận đất đai.
- Tổ chức đánh giá, lựa chọn những vị trí, địa điểm có đủ điều kiện
thuận lợi cho việc triển khai dự án đầu tư (vị trí đẹp) để thực hiện đầu tư tạo
quỹ đất sạch, nhưng cũng phù hợp với điều kiện về tài chính của địa phương.
Vì đây là những vị trí khu vực chắc chắn sẽ có nhiều nhà đầu tư nghiên cứu
lựa chọn để thực hiện dự án, nên sớm thu hồi được nguồn vốn đầu tư ban đầu
do nhà đầu tư sẽ hoàn trả lại tiền bồi thường, hỗ trợ, TĐC và GPMB thông
qua việc thu tiền thuê đất, sử dụng đất. Từ đó, sẽ có điều kiện về vốn để tái
đầu tư ở những vị trí khác.
- Không thực hiện việc đầu tư tạo quỹ đất sạch tràn lang, vì thực hiện
việc này nhiều mà trong thời gian dài không có nhà đầu tư thì sẽ không hiệu
quả về tài chính và gây lãng phí đất đai, trong khi người dân đang cần đất để
sản xuất.
e. Hoàn thiện công tác đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực
Để thực hiện tốt công tác kết nối, hỗ trợ đào tạo, tuyển dụng lao động
nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn KKT
Dung Quất, cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp sau:
- Chính sách về hỗ trợ đào tạo lao động được quy định rất cụ thể trong
Quyết định số 36//2016/QĐ-UBND ngày 29/7/2016. Tuy nhiên, kết quả đem
lại cho đối tượng thụ hưởng rất khiêm tốn. Do đó, cần tổ chức rà soát, đánh
giá cụ thể trong từng nội dung của chính sách hỗ trợ đào tạo để điều chỉnh, bổ
sung, hoàn thiện; trong đó, có việc tổ chức hội thảo để lấy ý kiến của các
doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm đưa chính sách này được khả thi hơn trong


95


thực hiện.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về đầu
tư, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, chính quyền địa phương trong vấn đề tuyên
truyền, tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo. Theo hướng
tăng cường thực hành tại các nhà máy, xí nghiệp để sinh viên hiểu rõ công việc
sẽ làm trong tương lai, từ đó mới có ý thức và định hướng trong việc học tập.
Trong đó, vai trò của cầu nối của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư là rất
quan trọng để định hướng, phối hợp với bên quá trình triển khai thực hiện.
- Tổ chức kết nối giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp trên địa bàn,
đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, thiết bị, máy móc, công nghệ
hiện đại của các ngành, nghề đang hoạt động trên địa bàn để hình thành nên
các chương trình hợp tác mang tính chiến lược, lâu dài trong đào tạo. Trong
đó, các chương trình tào tạo, thiết bị thực hành phải được đặt lên hàng đầu và
tạo cơ chế đôi bên cùng có lợi đối với sản phẩm được đào tạo.
Thực hiện được điều này sẽ tạo ra những sinh viên sau khi ra trường có
chất lượng đáp ứng được yêu cầu ngay cho doanh nghiệp; sau khi tuyển dụng
các doanh nghiệp không cần phải tổ chức đào tạo lại thì mới có thể làm việc
được; đều này sẽ mất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Thực tế
trong thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn sau khi được tuyển
dụng từ các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp phải tổ chức đào
tạo lại từ nghiệp vụ chuyên môn, đến tác phong công nghiệp, ý thức nghề
nghiệp thì mới có thể sử dụng được.
- Quảng Ngãi là một trong những tỉnh duyên hải miền Trung và từ
trước đến nay có tỷ lệ người dân phải di cư đến các tỉnh thành lớn khác để
học tập, làm ăn, sinh sống. Đối với trước đây khi mà công ăn việc làm tại tỉnh
ít do số lượng nhà máy, công ty không nhiều; tuy nhiên, đến nay thì nhu cầu
tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn là rất cao, đặc biệt là
các loại hình doanh nghiệp (trong KCN VSIP Quảng Ngãi, Phân KCN Sài
Gòn Quảng Ngãi, KCN Tịnh Phong nằm trong KKT Dung Quất) đang hoạt



96

động trong các ngành nghề thâm dụng lao động cao như: May mặc, giày da,
chế biến gỗ,.. nhưng không tuyển dụng đủ được lao động, kể cả lao động phổ
thông với mức lương khởi điểm không thua kém gì so với các tỉnh trong miền
Nam. Đây có thể là vấn đề thông tin chưa đến kịp thời với người dân, đặc biệt
là những người đang làm ăn xa nhà.
Do đó, cơ quan quản lý đầu tư cần phải thường xuyên tổ chức tuyên
truyền cho người dân trong tỉnh biết, thông qua các kênh sau:
+ Thường xuyên tổ chức các chương trình hội chợ việc làm của tỉnh;
thông qua các buổi làm việc với chính quyền địa phương cấp xã trên toàn tỉnh
để thông tin về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp cho người dân biết.
Đặc biệt, trong các ngày nghỉ lễ trong năm.
+ Phối hợp với các trường trung học phổ thông cấp hai, ba trong toàn
tỉnh tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
trước khi nộp hồ sơ thi tuyển đại học, cao đẳng, nghề... để sinh viên biết thêm
nhiều thông tin về tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn và nhu cầu tuyển
dụng ở địa phương. Tác giả cho rằng đây là kênh rất quan trọng để học sinh
biết, nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, trong đó có
quyết định sẽ làm việc tại KKT Dung Quất sau khi ra trường.
+ Kết hợp với các tổ chức xã hội như: Hội người con quê hương Quảng
Ngãi, tổ chức Đoàn thanh niên của tỉnh, thành phố như: Tp. HCM, Đồng Nai,
Bình Dương,... để tổ chức các chương trình giao lưu với bà con quê hương
Quảng Ngãi. Thông qua đó, sẽ thông tin về tình hình đầu tư phát triển của
tỉnh Quảng Ngãi và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn
KKT Dung Quất.
f. Đẩy mạnh công tác cải cách TTHC liên quan đến công tác quản lý
đầu tư
Hiện nay, với đặc điểm chung là chính sách ưu đãi đầu tư của Chính

phủ cho các KKT ven biển trên cả nước là như nhau. Do đó, để tạo sự vượt
trội hơn so với các KKT khác trên cả nước nhằm tăng cường những ưu thế


97

trong thu hút đầu tư, thì chính quyền địa phương cấp tỉnh Quảng Ngãi cũng
như BQL phải nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư trong
quá trình triển khai thực hiện dự án. Trong đó, đẩy mạnh việc cải cách TTHC
là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng cần phải tập trung thực hiện
trong thời gian đến.
Thực tế cho thấy nơi nào mà chính quyền địa phương quyết tâm cải
cách TTHC đạt hiệu quả thì nơi đó sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư đến với
KKT Dung Quất. Vì vậy cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
- UBND tỉnh Quảng Ngãi phải đẩy mạnh việc phân cấp phân quyền cho
BQL để thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý đầu tư vào
KKT Dung Quất. Vì đây là cơ quan trực tiếp nhất thực hiện nhiệm vụ quản lý
đầu tư vào KKT Dung Quất, có điều kiện nắm bắt và giải quyết kịp thời nhất
những vấn đề liên quan đến dự án đầu tư cho nhà đầu tư. Đồng thời, đây cũng
là điều kiện tiên quyết để thực hiện có hiệu quả cơ chế hành chính "một cửa,
một cửa liên thông" tại BQL nhằm rút ngắn thời gian và chi phí cho nhà đầu tư;
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tại BQL nâng cao trách nhiệm cá nhân
của người đứng đầu về chất lượng và thời gian thực hiện, giải quyết các
TTHC và các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư; chấn chỉnh
tình trạng đùn đẩy, né tránh công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của BQL.
- BQL phải quyết tâm củng cố và hoàn thiện lại "Tổ một cửa" của BQL
theo hướng cường trách nhiệm cho Tổ; bố trí cán bộ, công chức có năng lực,
nghiệp vụ chuyên môn tốt, nắm vững quy trình thủ tục để trực tiếp tiếp nhận
và hướng dẫn, bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ đầy đủ cho nhà đầu tư và
chỉ một lần không để nhà đầu tư phải đi lại nhiều lần (không phải chờ phải

chuyển hồ sơ đến các phòng chức năng để xử lý); trường hợp cần thiết có văn
bản yêu cầu bổ sung chỉnh sửa thì chỉ yêu cầu 1 lần. Để thực hiện tốt cơ chế
“một cửa” này, thì Lãnh đạo BQL có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ
đạo, tổ chức thực hiện và duy trì mô hình này.
- Thường xuyên tổ chức rà soát TTHC để hoàn thiện bộ TTHC, theo


98

hướng tinh gọn, đơn giản và tiết giảm tối đa thời gian xử lý TTHC. Đồng
thời, kịp thời tổ chức niêm yết, công khai để người dân, nhà đầu tư biết cùng
phối hợp thực hiện.
- Xây dựng các chương trình hành động, giám sát việc thực hiện cải
cách TTHC trên các lĩnh vực cụ thể. Trong đó, thực hiện tốt công tác quán
triệt cán bộ, công chức về đạo đức công vụ, cải cách TTHC; chống quan liêu,
tham nhũng, sách nhiễu đảm bảo với tinh thần chính quyền phục vụ và hỗ trợ
doanh nghiệp.
- Thành lập, công khai và duy trì đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến
trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải
đáp cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.
3.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám
sát, xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tƣ vào
KKT Dung Quất
Để phát huy vai trò giải quyết khiếu nại tố cáo, tổ chức kiểm tra, thanh
tra, giám sát và kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt
động đầu tư tại KKT Dung Quất, cần xác định thống nhất nhận thức về vai
trò, nội dung của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, tổ chức kiểm tra, thanh
tra; theo đó, phải xây dựng quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, thanh
tra và xử lý các hoạt động đầu tư tại KKT Dung Quất.
Trong việc xây dựng quy chế phối hợp kiểm tra, thanh tra cần lưu ý một

số vấn đề:
- Quy chế này cần xác định đúng yêu cầu khách quan, trách nhiệm và
nghĩa vụ của các cơ quan chức năng liên quan, của các chủ đầu tư, doanh
nghiệp hoạt động trong KKT Dung Quất đối với công tác thanh tra, kiểm tra.
- Làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thanh tra. Đó là hệ
thống thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành. Như vậy, đối tượng thanh
tra ở đây là những vụ việc có dấu hiệu sai phạm phát sinh trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cả hoạt động của BQL.


99

- Làm rõ trách nhiệm, quyền hạn, của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham
gia công tác thanh tra, quy định các chế tài đối với các đối tượng vi phạm quy
chế theo quy định của pháp luật. Đồng thời, quan tâm đến chất lượng, năng
lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức thực hiện nhiệm
vụ thanh tra, kiểm tra, đây là vấn đề chính đem lại hiệu quả, hiệu lực trong
công tác thanh tra, kiểm tra, mới hạn chế được các mặt tiêu cực trong hoạt
động thanh tra, kiểm tra.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các đoàn thanh tra khi tiến hành
thanh tra, kiểm tra nhằm hạn chế tối đa việc kiểm tra, thanh tra chồng chéo
của các cơ quan chức năng gây mất thời gian cho doanh nghiệp.
Đề xuất tái thành lập bộ phận thanh tra thuộc BQL; đồng thời, tăng
cường chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của bộ phận này để thực thi nhiệm vụ
công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý các hoạt động đầu tư vào KKT
Dung Quất.
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Đối với bộ ngành và cơ quan Trung ƣơng
- Nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật
KKT, KCN, KCX nhằm tạo ra khung pháp lý cao hơn, phổ quát hơn. Theo

hướng phân cấp phân quyền mạnh hơn cho cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp
tại các KKT; có nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt hơn để mang tính cạnh tranh
cao so với các KKT trong khu vực và thế giới trong thu hút đầu tư; cũng như
quy định chính sách, thủ tục hành chính trên các lĩnh vực đầu tư, đất đai, môi
trường, bồi thường, GPMB... trong chuỗi quy trình đầu tư trong KKT được
đơn giản hiệu quả, phù hợp với đặc thù của KKT, tránh gây nên chồng chéo
giữa các văn bản Luật trên các lĩnh vực như hiện nay.
- Các bộ, ngành Trung ương đề xuất Chính phủ ưu tiên bố trí nguồn
vốn đầu tư phát triển trung, dài hạn và tiếp tục cho áp dụng cơ chế ngân sách
nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho KKT Dung Quất; thống nhất trình Chính
phủ phê duyệt đề án Hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn thu Nhà máy lọc dầu Dung


100

Quất để đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết an sinh xã hội của tỉnh cho giai
đoạn tiếp theo.
- Tiếp tục hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi trong công tác xúc tiến, kêu gọi đầu
tư vào KKT Dung Quất.


101

KẾT LUẬN
KKT Dung Quất là một trong những KKT ven biển thuộc tỉnh

Quảng

Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đến nay, KKT Dung
Quất đã đạt được những kết quả bước đầu đáng trân trọng, đã hình thành một

lực lượng sản xuất khá lớn, tạo ra giá trị sản lượng công nghiệp cao, nhất là
công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành công nghiệp nặng - ngành mũi nhọn
quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, làm thay đổi cơ bản cơ cấu
GRDP của tỉnh Quảng Ngãi, giải quyết việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho
tỉnh Quảng Ngãi, thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao tiềm lực khoa học và công
nghệ cho tỉnh Quảng Ngãi.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, những năm qua hoạt
động quản lý đầu tư tại KKT Dung Quất vẫn còn đứng trước không ít hạn
chế, tồn tại khó khăn vướng cần phải hoàn thiện; trong đó, công tác quản lý
quy hoạch, hiệu quả giải quyết, xử lý các thủ tục hành chính liên quan đến
đầu tư chưa cao, còn kéo dài, nhà đầu tư phải qua nhiều khâu, nhiều cấp mới
có thể giải quyết, làm mất nhiều thời gian và chi phí của nhà đầu tư với có thể
thực hiện, thậm chí làm lỡ cơ hội đầu tư trong thời điểm quan trọng. Những
tồn tại này là sự cần thiết phải hoàn thiện, để nâng cao hiệu quả quản lý đầu
tư vào KKT Dung Quất.
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về công tác quản lý đầu tư
vào KKT Dung Quất, luận văn đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng công
tác quản lý đầu tư từ khi hình thành đến nay, chỉ ra những thành quả đạt được,
tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. Dựa vào những phân tích đó và căn
cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển KKT Dung Quất, luận văn đề xuất
những quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý
đầu tư vào KKT Dung Quất.
Những giải pháp được đề xuất trong luận văn tập trung vào các nội dung
như: hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển KKT Dung
Quất; tổ chức bộ máy quản lý đầu tư; việc xây dựng, ban hành và tổ chức
thực hiện một số chính sách, thủ tục đầu tư vào KKT Dung Quất, trong đó,


×