Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình V.A.C trên địa bàn xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.43 KB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------------------------

LƯỜNG VĂN DŨNG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MƠ HÌNH V.A.C TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ DUY PHIÊN, HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế và PTNT
: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------------------

LƯỜNG VĂN DŨNG


Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MƠ HÌNH V.A.C TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
DUY PHIÊN, HUYỆN TAM DƯƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chun ngành
Lớp

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu
: Kinh tế nơng nghiệp
: K45 - KTNN N04

Khoa
Khóa học

: Kinh tế và PTNT
: 2013 - 2017

Giảng viên HD

: TS. Đỗ Xuân Luận

Thái Nguyên, năm 2017


i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hồn thành được khóa luận
tốt nghiệp, ngồi sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm
giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngồi trường.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa
KT & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đỗ Xn Luận
đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Qua đây tôi cũng
xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí cán bộ UBND xã Duy Phiên, cùng nhân dân
trong xã đã giúp đỡ tơi nhiệt tình trong thời gian tơi thực tập tại địa phương.
Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời
gian có hạn, trình độ bản thân cịn hạn chế và bước đầu làm quen với cơng tác
nghiên cứu nên bản khóa luận này khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và bạn bè để bản khóa
luận của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 01 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

LƯỜNG VĂN DŨNG


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp của xã Duy Phiên

qua 3 năm ........................................................................................... 43
Bảng 4.2: Tình hình số đàn vật ni của xã Duy Phiên qua 3 năm ............... 44
Bảng 4.3: Tình hình thu nhập của nơng dân xã qua 3 năm............................ 46
Bảng 4.4: Tình hình cơ bản về lao động và nhân khẩu ở các hộ điều tra
năm 2017 ............................................................................................ 48
Bảng 4.5: Diện tích đất đai bình qn của các mơ hình năm 2017 ................ 50
Bảng 4.6: Nguồn vốn đầu tư cho các loại mơ hình VAC năm 2017 .............. 51
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra trên địa bàn xã ........... 52
Bảng 4.8: Doanh thu bình qn hộ trong mơ hình sản xuất VAC ................. 54
Bảng 4.9: Tổng chi phí đầu tư bình qn hộ cho mơ hình sản xuất VAC...... 56
Bảng 4.10: Thu nhập bình qn hộ sản xuất trong mơ hình VAC ................. 59
Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của các mô hình năm 2017 .............................. 60


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các thành phần V - A - C ............................................. 4
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống sản xuất kết hợp truyền thống ở Trung Quốc ................. 27
Hình 2.3: Sơ đồ hệ thống sản xuất kết hợp ở Thái Lan (mức độ thâm canh cao) .... 28
Hình 4.1: Đồ thị trình độ văn hóa của chủ hộ ......................................................... 49
Hình 4.2: Đồ thị cơ cấu chi phí đầu tư cho chuồng mơ hình VAC. ........................ 58


iv

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa

CNH

: Công nghiệp hóa

DT

: Diện tích

ĐVT

: Đơn vị tính

GO

: Giá trị sản xuất

HĐH

: Hiện đại hóa

HQ

: Hiệu quả

HQKT

: Hiệu quả kinh tế


IC

: Chi phí trung gian

LD

: Lao động

MI

: Thu nhập hỗn hợp

Pr

: Lợi nhuận

PTNT

: Phát triển nơng thơn

TC

: Tổng chi phí

TR

: Tổng doanh thu

UBND


: Ủy ban nhân dân

V

: Vốn

VA

: Giá trị gia tăng

VAC

: Vườn Ao Chuồng

VACR

: Vườn ao chuồng rừng


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Mơ hình sản xuất VAC ......................................................................... 4
2.1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 4
2.1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của mơ hình sản xuất VAC ................................... 6
2.1.1.3 Vai trị cuả mơ hình sản xuất VAC ..................................................... 8
2.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành cơng của mơ hình VAC ........... 12
2.1.2. Hiệu quả kinh tế của mơ hình sản xuất VAC ...................................... 16
2.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế .............................................................. 16
2.1.2.2. Nội dung, bản chất của hiệu quả kinh tế .......................................... 18
2.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế ................................................................ 20
2.1.2.4. Hiệu quả kinh tế của mơ hình sản xuất VAC ................................... 21
2.1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế của mô hình VAC ............... 23
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 26


vi

2.2.1. Tình hình phát triển mơ hình VAC ở trên thế giới .............................. 26
2.2.2. Tổng quan về quá trình xây dựng và phát triển mơ hình VAC ở
Việt Nam ...................................................................................................... 29
2.2.2.1. Q trình hình thành và phát triển mơ hình VAC............................. 29
2.2.2.2. Các chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế VAC .... 31
2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển VAC ở một số địa phương trong cả nước ... 32
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 36
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 36

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 36
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 36
3.2. Địa điểm thực tập và thời gian thực hiện ................................................. 36
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 36
Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã Duy Phiên, huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................. 36
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 37
3.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu. ........................................................................ 37
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu. ............................................................. 37
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu. ................................................................. 38
3.4.4. Phương pháp PRA .............................................................................. 38
Điều tra sơ bộ .................................................................................................. 38
3.5. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong đề tài nghiên cứu ....................................... 39
3.5.1. Các chỉ tiêu liên quan đến kết quả và hiệu quả ................................... 39
3.5.2. Chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả của mơ hình VAC ..................... 39
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 41
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. .................................................................. 41
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................... 41


vii

4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 41
4.1.1.2. Địa hình ........................................................................................... 41
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết .............................................................................. 42
4.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội .................................................... 42
4.1.2.1. Tình hình sản xuất nơng nghiệp và chăn ni .................................. 42
4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động ........................................................... 44
4.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng ................................................................... 45
4.1.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh ......................................................... 46

4.2. Thực trạng phát triển mơ hình VAC trên địa bàn xã ............................... 47
4.3. Hiệu quả kinh tế của mơ hình VAC ......................................................... 48
4.3.1. Thơng tin chung về các hộ điều tra ..................................................... 48
4.3.1.1. Thông tin lao động và nhân khẩu ..................................................... 48
4.3.1.2. Quy mô VAC tại các hộ................................................................... 50
4.3.1.3. Nguồn vốn của hộ ............................................................................ 50
4.3.1.4. Bố trí sản xuất trong các mơ hình VAC ........................................... 53
4.3.2. Hiệu quả kinh tế của các mơ hình VAC .............................................. 54
4.3.2.1. Doanh thu của các hộ điều tra từ mô hình VAC ............................... 54
4.3.2.2. Chi phí đầu tư của các mơ hình VAC .............................................. 55
4.3.2.3. Thu nhập từ sản xuất VAC tại các hộ điều tra .................................. 58
4.3.2.4. Hiệu quả kinh tế mơ hình VAC ....................................................... 60
4.3.3. Ảnh hưởng tích cực của các mơ hình VAC đến mơi trường, xã hội .... 62
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mơ hình VAC ........... 63
4.4.1. Thời tiết, khí hậu, dịch bệnh ............................................................... 63
4.4.2. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 63
4.4.3. Trình độ văn hóa của chủ hộ ............................................................... 63
4.4.4. Vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật của người sản xuất ................................ 64
4.4.5. Công tác thu hoạch và thị trường tiêu thụ sản phẩm ........................... 65


viii

4.5. Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
mơ hình VAC ................................................................................................... 65
4.5.1. Định hướng ........................................................................................ 65
4.5.2. Giải pháp ............................................................................................ 66
4.5.2.1. Giải pháp về huy động vốn .............................................................. 66
4.5.2.2. Tăng cường công tác khuyến nông và chuyển giao, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật ......................................................................................... 67

4.5.2.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ......................... 68
4.5.2.4. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................... 68
4.5.2.5. Giải pháp về bảo vệ mơi trường và phịng trừ dịch bệnh .................. 69
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 70
5.1. Kết luận .................................................................................................... 70
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 71
5.2.1. Đối với Nhà nước ............................................................................... 71
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương......................................................... 71
5.2.3. Đối với người dân............................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta có truyền thống làm vườn từ lâu đời. Mơ hình ao trước, vườn
sau dường như đã gắn bó với nơng thơn Việt Nam từ hàng nghìn năm trước.
Cùng với sự phát triển của đất nước và phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật
ni, mơ hình VAC do hội làm vườn Việt Nam khởi xướng và xây dựng đã có sự
thay đổi cả về lượng và chất. Các mơ hình làm VAC thường chỉ giới hạn trong
khn viên hộ gia đình, gia trại, sản xuất tự cấp tự túc, mang đậm nét kinh tế tiểu
nơng nhưng có vị trí rất quan trọng đối với đời sống nơng dân[18]. Những năm gần
đây, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng cùng với sự sáng tạo của nhân
dân, VAC càng ngày càng được phát triển hoàn thiện với rất nhiều hình thức phong
phú và đa dạng[4]. Bên cạnh đó tầm quan trọng và giá trị của VAC ngồi mang lại
lợi ích kinh tế, cải tạo mơi trường, tạo cơng ăn việc làm..., VAC cịn là nguồn cung
cấp thực phẩm sạch, tại chỗ, đa dạng cho bữa ăn hàng này như: rau, củ, quả, thịt,
trứng, sữa và thủy sản. [16]

VAC được hiểu như là một hệ thống canh tác trong đó có sự kết hợp chặt chẽ
giữa hoạt động làm vườn, nuôi cá, chăn nuôi gia súc và nuôi gia cầm. VAC là chữ
viết tắt đầu của ba thành phần: Vườn - Ao - Chuồng. Tất cả hợp thành một cơ cấu
sản xuất thâm canh cao nhằm tận dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên
là đất, nước và năng lượng mặt trời. VAC chính là một hệ sinh thái hoàn chỉnh,
thống nhất các khâu, các thành phần, chi phí đầu tư thấp phù hợp với đặc điểm hầu
hết ở các các vùng ngoại thành và nông thôn Việt Nam[18].
Xã Duy Phiên là xã thuần nông, không có nhiều nghề phụ, để nâng cao thu
nhập cho nhân dân, Đảng ủy, UBND cùng các ban, ngành, đoàn thể bàn bạc thống
nhất chủ trương tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh chăn nuôi;
đồng thời định hướng để lao động dư thừa trong xã tham gia các ngành nghề xây
dựng, lao động trong các doanh nghiệp.


2

Các mơ hình VAC trên địa bàn xã đã góp phần tích cực trong việc đẩy
nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, nơng thơn, tăng thu nhập, xố đói
giảm nghèo. Tuy nhiên, nhìn chung các mơ hình sản xuất VAC vẫn là nhỏ lẻ, phân
tán, năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao và đầu ra bấp bênh, ln xảy ra tình
trạng lúc thừa lúc thiếu, “được mùa mất giá”, sản phẩm làm ra không bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm. Theo kinh nghiệm truyền thống, làm VAC thường đổ phế
thải gia súc và người xuống ao hồ làm thức ăn cho cá, ao hồ bị ô nhiễm; ngay cả
rau, quả trên vườn, thịt gia súc, gia cầm cũng khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực
phẩm do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc khơng đúng lúc, đúng
cách[15]. Trước tình hình đó thì việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế mơ hình
sản xuất mơ hình VAC trên địa bàn xã Duy Phiên huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh
Phúc nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế là điều hết sức quan
trọng trong công cuộc xây dựng CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Để biết được
các mô hình sản xuất VAC trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế ra sao? Nó chịu

ảnh hưởng của những yếu tố nào? Xu hướng phát triển trong những năm tới như thế
nào? Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp hợp lý nhằm phát triển hơn nữa các mô hình.
Xuất phát từ thực tế đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế
mơ hình V.A.C trên địa bàn xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của một số
mơ hình VAC trên địa bàn xã Duy Phiên, đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của các mơ hình VAC của xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế mơ hình VAC.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mơ hình VAC tại xã Duy Phiên,
huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mơ hình VAC tại
xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.


3

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các mơ hình
VAC tại xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Quá trình thực hiện này sẽ nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và năng lực cũng
như rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.
Đây là cơ hội cho sinh viên thực hành khảo sát thực tế, áp dụng những kiến
thức lý thuyết vào thực tiễn và cũng là cơ hội gặp gỡ, học tập trao đổi kiến thức với
những người có kinh nghiệm và người dân địa phương.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo địa phương

đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân đồng thời nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân xã Duy Phiên,huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc. Đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho địa phương trong q
trình phát triển kinh tế hộ nơng dân trong thời gian tới.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Mô hình sản xuất VAC
2.1.1.1. Khái niệm
VAC là cụm từ viết tắt của 3 chữ cái đầu của 3 từ ‘vườn’, ‘ao’ và ‘chuồng’.
Trong khái niệm chung: ‘Vườn’ là yếu tố phản ánh các hoạt động trồng trọt trong
vườn, ‘Ao’ là chỉ các hoạt động nuôi cá trong ao và ‘Chuồng’ chỉ các hoạt động
chăn nuôi gia súc, gia cầm. [13]
VAC là một mơ hình thâm canh sinh học cao, trong đó các hoạt động trồng
trọt, ni trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm là các hoạt động chính. Các
hoạt động này có những mối quan hệ mật thiết và khăng khít nhau, tạo nên một một
Hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn
nước và năng lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp. [13]
Mơ hình VAC bao gồm 3 yếu tố: vườn, ao, chuồng, nhưng 3 yếu tố này gắn
bó với nhau chặt chẽ, khơng tách rời nhau, khơng biệt lập với nhau. Các mối quan
hệ qua lại giữa 3 yếu tố là những mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau
phát triển đảm bảo cho tồn bộ mơ hình VAC tồn tại, phát triển bền vững. Mối quan
hệ của các thành phần V; A; C mơ tả theo sơ đồ sau:

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các thành phần V - A - C



5

Các thành phần sản xuất trong hệ thống VAC là một sự tổng hợp các loại
hình sản xuất nơng nghiệp truyền thống, đó là trồng trọt, chăn ni và ni trồng
thủy sản.
- Vườn (V): Vườn bao gồm các hoạt động trồng trọt. Vườn của VAC có thể
trồng hỗn hợp các loại cây ăn quả khác nhau tùy vào điều kiện sinh thái từng vùng,
hoặc trồng hỗn hợp giữa cây ăn quả-cây rau, hỗn hợp giữa cây rau- cây gia vị, hỗn
hợp giữa các loại cây rau bởi vì nó có tác dụng đa dạng hóa sản phẩm vườn và rải
vụ thu hoạch của các sản phẩm đó[4]. V trở thành biểu tượng của hoạt động trồng
trọt, vì làm vườn khơng chỉ trong vườn nhà mà còn mở rộng trong rừng, trên nương
rẫy, ngồi đồng...[13]. Ở vùng đất trung du, nơng dân cịn trồng một số cây cơng
nghiệp như luồng, tre, các loại cây lấy gỗ,… Ở vùng đồi núi các hoạt động làm
vườn được mở rộng, theo kiểu đa tầng hình thành nơng lâm kết hợp. Vì vây, đã có
khái niệm VACR, trong đó R viết tắt cho từ “rừng”. Tuy có thêm yếu tố rừng,
nhưng thực chất ở đây là trồng cây rừng, cho nên nó cũng được bao gồm trong hoạt
động trồng trọt trên đất vườn. Việc thêm yếu tố R vào trong mơ hình VAC khơng
làm thay đổi bản chất của mơ hình VAC, nên để cho tiện việc trình bày các nội
dung, chúng tơi sử dụng mơ hình VAC làm tiêu biểu cho tất cả mọi hoạt động sản
xuất nông nghiệp được tiến hành trên vườn.
- Ao (A): Ao tiêu biểu cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình
ở diện tích mặt nước quanh nhà, trên sông, suối, trên những đầm, hồ lớn. Trong ao
có thể ni trồng nhiều thủy sản khác nhau: cá, tơm, cua, baba,... Trong mơ hình
VAC, ao khơng chỉ là nơi để ni các lồi thủy sản mà còn là nơi giữ nước, tạo độ
ẩm cần thiết cho vườn. Sản phẩm chính của ao là cá, mỗi ao cá trong mơ hình VAC
phải áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để thâm canh, khai thác theo chiều sâu, thực
hiện nuôi cá ở cả lớp cá ăn đáy sâu như chép, trôi, rô phi, diếc; cá ăn giữa và trên
mặt ao như trắm cỏ, mè trắng, mè hoa. Trên mặt ao có thể trồng rau muống, ni
vịt, trên giàn cao có giàn mướp, giàn bầu; quanh ao là bờ chuối vừa cho bóng mát

vừa cung cấp thức ăn xanh cho cá. Với sự đầu tư thâm canh tốt, mỗi gia đình có ao
trong mơ hình VAC có thể thu hàng chục tấn cá trên mỗi ha trong năm. Ao là nơi
lấy nước để tưới cho cây, để làm vệ sinh chuồng trại chăn ni. Ao có tác dụng to


6

lớn trong việc điều hịa khí hậu và tiểu khí hậu trong vườn, góp phần quan trong
trong việc giữ gìn hệ sinh thái. Ngược lại, các sản phẩm của cây xanh phế thải, thối
rữa là nguồn thức ăn cho cá và các sinh vật trong ao, hồ, sông, suối,...[3]
- Chuồng (C): Chuồng tiêu biểu cho các hoạt động chăn nuôi. Không chỉ
chăn nuôi những loại gia súc, gia cầm thông thường như trâu bò, lơn gà, ngan vịt
mà còn bao gồm cả việc chăn ni dê, ong, bị sữa...Trong hệ thống VAC chăn ni
gia súc cung cấp phân bón cho cây trồng, phân gà công nghiệp là nguồn thức ăn bổ
sung rẻ tiền cho ao cá, gà tìm kiếm mồi trong vườn,ăn sâu trong quả rụng, ong giúp
cây thụ phấn tăng tỷ lệ đậu quả [4].
2.1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của mơ hình sản xuất VAC
Mơ hình VAC phát triển lên từ hệ sinh thái vườn. Tuy vậy, mơ hình VAC
hiện nay hồn tồn khác với vườn nơng dân trước đây ở tính đồng bộ, sự cân bằng
sinh thái, hiệu quả kinh tế và tính bền vững.
- Mơ hình VAC là một hệ sinh thái nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở
vận dụng các quy luật khách quan tồn tại và hoạt động trong các hệ sinh thái tự
nhiên, vì vậy nó đảm bảo được tính cân bằng sinh thái và có tính bền vững cao. Mơ
hình VAC là hệ thống thống nhất có cấu trúc hợp lý, đảm bảo thực hiện các vòng
chu chuyển vật chất gần như khép kín, khơng tạo ra phế thải làm ơ nhiễm môi
trường. Các mối liên hệ trong hệ sinh thái VAC đảm bảo cho tồn bộ hệ thống hoạt
động hài hịa.[2]
- Mơ hình VAC là một trong những phương thức sử dụng tốt các loại tài
nguyên thiên và tài nguyên nông nghiệp[2]. Trước hết, VAC là cách sử dụng tài
nguyên đất hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao trên từng đơn vị diện tích, nó cũng là

phương thức canh tác phù hợp để tái tạo và sử dụng tốt các loại đất hoang hóa.
Đồng thời, nó cũng góp phần khơng ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất, làm giảm
đến mức thấp nhất các q trình rửa trơi, xói mịn đất. Mơ hình VAC góp phần to
lớn trong việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước, là cách thức để giữ nước mưa,
nâng cao hệ số sử dụng nước, tái sinh nguồn nước sạch. Mơ hình VAC là hình thái
nơng nghiệp sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất các dạng tài ngun khí tượng
như: ánh sáng, khơng khí, độ ẩm. Mơ hình VAC là hệ thống sử dụng năng lượng có


7

hiệu quả, tiết kiệm với hiệu suất cao. Mơ hình VAC cũng làm trong lành khơng khí,
điều hịa nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng có lợi cho đời sống. Hệ sinh thái VAC sử dụng
tốt và tạo điều kiện phát huy lợi thế của vị trí địa lý, khí hậu ở những vùng sinh thái
khác nhau.
- Mơ hình VAC tồn tại và phát triển trong tổng hòa các mối quan hệ sinh
thái- nhân văn, sinh thái - kinh tế, sinh thái - mơi trường.[2]
- Mơ hình VAC là kết quả vận dụng các quy luật tồn tại của đa dạng sinh
học, đồng thời góp phần gìn giữ đa dạng đó. Nó cho phép khai thác tốt các tầng
khơng gian để sản xuất[2].
- Cách kết hợp các hợp phần trong mô hình sản xuất VAC có mối quan hệ
qua lại, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau phát triển, các mối quan hệ này đảm bảo cho toàn
bộ hệ thống VAC tồn tại và phát triển bền vững.
+ Kết hợp vườn (V) với ao (A)
Hỗ trợ vốn khi bán cây trồng, hoa quả cho nuôi trồng thủy sản
Cung cấp thức ăn cho nuôi trồng thủy sản như: cỏ, lá và thân chuối,..
Cung cấp vật liệu cho đê kè ao,...
+ Kết hợp vườn (V) với chăn nuôi (C)
Hỗ trợ vốn khi bán cây trồng, hoa quả cho chăn nuôi: gia xúc, gia cầm
Cung cấp thức ăn cho vật nuôi như: rau, củ quả, thân chuối,...

Cung cấp vật liệu cho kiên cố hóa chuồng trại,...
+ Kết hợp ao (A) với vườn (V) `
Hỗ trợ vốn khi bán thủy sản cho mua phân bón, mua giống cây trồng, vật nuôi,..
Cung cấp nước tưới, bùn ao cho cây trồng,...
+ Kết hợp ao (A) với chuồng (C)
Hỗ trợ vốn khi bán thủy sản để mua thức ăn, con giống cho chăn nuôi gia
xúc, gia cầm,...
Cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
+ Kết hợp chuồng (C) với ao (A)
Hỗ trợ vốn khi bán vật nuôi để mua giống, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. Cung
cấp nguồn thức ăn cho tôm, cá (phân chuồng,....)


8

+ Kết hợp chuồng (C) với vườn (V)
Hỗ trợ vốn khi bán vật ni để mua giống, phân bón cho trồng trọt,...
Cung cấp phân chuồng cho cây trồng,...
+ Kết hợp chuồng (C) với hệ thống bioga
Hầm khí sinh học là giải pháp giúp khắc phục sự bất hợp lý trong quản lý
phế thải, sử dụng hợp lý phế phụ phẩm nơng nghiệp, để trả lại độ phì cho đất. Xử lý
an toàn chất thải động vật, tạo năng lượng tái sinh tạo nguồn chất đốt phục vụ sinh
hoạt, chống ô nhiễm mơi trường và góp phần giảm phát thải khí nhà kính gây biến
đổi khí hậu[15].
2.1.1.3. Vai trị cuả mơ hình sản xuất VAC
V.A.C là thành phần quan trọng trong kinh tế gia đình ở nơng thơn. Trong
gia đình nơng dân, đồng ruộng cung cấp lương thực, còn V.A.C cùng cấp đại bộ
phận thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và một phần thu nhập quan trọng cho chi
tiêu gia đình.
Hệ thống V.A.C đã khẳng định vai trị và tác dụng to lớn trong phát triển

nông nghiệp.
- Phát triển mô hình VAC là nền tảng cho an tồn lương thực, thực phẩm ở hộ
gia đình và an tồn lương thực quốc gia, góp phần tăng thu nhập cho hộ nơng dân.
Mơ hình VAC cung cấp ngay tại chỗ một nguồn thực phẩm đa dạng phong
phú, góp phần cải tiến cơ cấu bữa ăn, cải thiện dinh dưỡng và bảo đảm an tồn
lương thực, thực phẩm ở các hộ gia đình. Nhờ có làm VAC dinh dưỡng mà tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ em các vùng có VAC phát triển giảm đi đáng kể. Từ kết quả các
cuộc điều tra tại Cẩm Bình, Hải dương (1996) và Định Hóa, Thái Nguyên (2003) về
vai trò của VAC với dinh dưỡng, cho thấy khẩu phần ăn của gia đình được cải thiện
rõ rệt. Cụ thể như sau: Cá tăng 2,7 lần; Thịt các loại tăng 2,0 lần; Trứng (gà, vịt)
tăng 2,5 lần; Trái cây tăng 2,1 lần. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp cịi của nhóm trẻ
5-6 tuổi của nhóm hộ gia đình có VAC thấp hơn nhóm khơng canh tác VAC là 1,4
lần[16]. VAC là nơi dự trữ thực phẩm hỗ trợ cho gia đình khi mùa màng ngồi đồng
bị thất bát hoặc trong thời kỳ giáp vụ. Thực hành mơ hình VAC tạo ra cơ hội làm
việc trong một môi trường lành mạnh và tiếp cận với thực phẩm tươi sống và an


9

tồn, góp phần cải thiện điều kiện sức khỏe của con người. Phát triển kinh tế VAC
vừa tạo điều kiện để thực hiện an toàn lương thực ở hộ gia đình, vừa là bộ phận
quan trọng góp phần làm tăng thêm an tồn lương thực quốc gia.[13]
Mơ hình VAC làm tăng thu nhập gia đình, cải thiện đời sống của đơng đảo
nhân dân và góp phần đáng kể vào việc xóa đói giảm nghèo. Nhiều hộ gia đình làm
VAC đã trở nên khá giả, giàu có, thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm.Theo
thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác ở nước
ta tăng từ 54,6 triệu đồng/ha (trồng trọt), 103,8 triệu đồng/ha (nuôi trồng thủy sản)
năm 2010 lên 82,5 triệu đồng/ha và 183,8 triệu đồng/ha vào năm 2015. Ở nhiều
vùng thuần nông, thu nhập từ làm VAC đã trở thành nguồn thu nhập chính, chiếm
60-70% thu nhập hàng năm của hộ gia đình và thu nhập gấp từ 3-5 lần so với trồng

lúa 2 vụ/ năm trong cùng một diện tích. Ở các xã thuộc vùng núi phía Bắc (Thái
Nguyên) thu nhập từ sản xuất VAC cao gấp 2 lần so với thu nhập từ trồng
lúa[14][16] .Trên các vùng của cả nước, kinh tế VAC đang là nhân tố làm tăng thu
nhập, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn, làm tăng sức mua, tạo ra môi
trường và tiền đề để tích lũy, góp phần vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp và nơng thơn.
- Phát triển mơ hình VAC góp phần hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp
mới và thúc đẩy sự ra đời, phát triển của nền nơng nghiệp hàng hóa.
Phát triển VAC góp phần đẩy mạnh thâm canh và đa dạng hóa nơng nghiệp,
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế VAC thực sự
là một bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta. Bộ phận này phát
triển rất đa dạng, thích ứng với điều kiện, đặc điểm của từng vùng, bao gồm nhiều
loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây thực phẩm, hoa, cây cảnh, nhiều loại gia súc
gia cầm thủy sản.
Với sự phát triển như vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang trên đà chuyển
đổi từ cơ cấu độc canh cây lúa sang cơ cấu đa canh, đa chủng loại sản phẩm. Ở
những vùng kinh tế VAC phát triển, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp mới được hình
thành đã làm cho hoạt động kinh tế nông thôn chuyển từ trạng thái tự cấp, tự túc
sang sản xuất hàng hóa. Đồng thời với sự phát triển mơ hình VAC, ngành kinh tế


10

dịch vụ, chế biến nông thủy trong nông nghiệp nông thơn cũng ra đời và phát triển,
thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thực tiễn lịch sử phát triển nông nghiệp đã khẳng định, bộ phận sản xuất sản
phẩm hàng hóa đầu tiên chính là từ kinh tế VAC. Hầu hết các sản phẩm được mua
bán ở chợ nông thôn là các sản phẩm của VAC. Kinh tế VAC tạo thế và lực để phát
triển nơng nghiệp ngồi đồng ruộng thành nơng nghiệp hàng hóa. Phát triển sản
xuất VAC tạo ra khả năng mở rộng thị trường, chủ động “kéo thị trường về với

nông nghiệp, nông thôn”. Mô hình VAC hàng hóa được chuyển dịch ra đồng ruộng
tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp hàng hóa. Người nơng dân thay
đổi tư duy kinh tế, thay đổi tập quán canh tác và cây trồng để sản xuất hàng hóa
trong nơng nghiệp cũng nhờ vào kinh tế VAC. Như vậy, mơ hình kinh tế VAC đã
có tác động quan trọng đến nhận thức và hành động trong việc thúc đẩy sự ra đời và
phát triển của nền nơng nghiệp hàng hóa.
- Phát triển mơ hình VAC góp phần xây dựng, củng cố phát triển nông thôn
mới và giải phóng tiềm năng kinh tế trong nơng nghiệp nơng thơn
Phát triển VAC góp phần tạo cơng ăn việc làm, thu hút nhiều lao động, giảm thất
nghiệp trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, hạn chế lao động ở nông thơn ra
thành phố kiếm việc làm. Kinh tế VAC có khả năng thu hút mọi đối tượng lao động,
từ người già, trẻ em, phụ nữ đến những người nghỉ hưu. Làm VAC có thể tận dụng
được thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập và cải thiện đời sống.
Phát triển VAC góp phần xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn, đem lại cuộc
sống ổn định cho mỗi gia đình. Kinh tế VAC góp phần xây dựng bộ mặt nơng thơn
mới. Hệ sinh thái VAC khơng chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn tạo cảnh quan
mới cho nơng thôn. Phát triển VAC đặt ra những nhu cầu mới cho mỗi hộ và cho cả
cộng đồng như: Giao thông, điện, thông tin liên lạc… làm cho đời sống và sinh hoạt
ở nơng thơn thay đổi tồn diện.
Phát triển kinh tế VAC có tác dụng kích thích mọi người làm giàu chính
đáng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, xây dựng lối sống và nếp sống mới cho
người nông dân. Hệ sinh thái VAC tạo ra cảnh quan, môi trường xanh sạch, đẹp ở
nông thôn. Phát triển kinh tế VAC đã tạo ra phương thức sử dụng đất có hiệu quả,


11

khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lao động, huy động và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn. Như vậy, phát triển hệ sinh thái VAC sẽ giải phóng tiềm năng to lớn
trong nông thôn, làm xuất hiện một diện mạo nông thôn mới- một nông thôn sôi

động, mang tính nhân văn và gắn kết con người với thiên nhiên.
- Phát triển mơ hình VAC góp phần bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái và
phát triển một nền nông nghiệp bền vững
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bảo, chất thải công nghiệp
ngày càng nhiều, dân số tăng nhanh, rừng bị tàn phá nghiêm trọng… bảo vệ mơi
trường đã thành vấn đề tồn cầu. Vì vậy phát triển kinh tế phải kết hợp với bảo vệ
mơi trường đã trở thành một tiêu chuẩn có tính nguyên tắc trong các hoạt động kinh
tế như hiện nay.
Phát triển mơ hình VAC sẽ triệt để nguồn năng lượng mặt trời, sử dụng triệt
để các chất thải chăn ni. Mơ hình VAC góp phần cải tạo đất đai, chống xói mịn,
giữ nước, hạn chế gió bão, lũ lụt gây tác hại và góp phần cải tạo điều kiện khí hậu.
Phát triển VAC góp phần bảo đảm sự cân bằng sinh thái, phát triển đa dạng các
giống cây trồng, vật ni. Như vậy, phát triển VAC góp phần xây dựng một nền
nông nghiệp sinh thái, một nền nông nghiệp sạch và tiến tới một nền nông nghiệp
bền vững.
- Phát triển mơ hình VAC có ý nghĩa về mặt xã hội và an ninh quốc phòng
Phát triển VAC ở địa phương, ở từng nông hộ, ở trường học, doanh trại qn đội là
mơ hình tốt để giáo dục hướng nghiệp. Đó là nơi nâng cao kiến thức và tay nghề
cho các lao động của nông thôn, họ biết làm kinh tế VAC góp phần phát triển kinh
tế địa phương. Mơ hình VAC cịn là nơi tun truyền, phổ biến những kiến thức về
kỹ thuật làm vườn và chăn nuôi cho nơng dân. Phát triển kinh tế VAC có tác dụng
hạn chế các tệ nạn xã hội, tạo việc làm tăng thu nhập và góp phần xóa đói giảm
nghèo ở nơng thơn và miền núi trung du.
Tóm lại, sản xuất theo mơ hình VAC có một vai trị to lớn và đã được thực
tiễn khẳng định. Mơ hình kinh tế VAC ở nước ta vừa mang tính truyền thống vừa
mang tính hiện đại. Khó có lĩnh vực nào mà hoạt động vừa thiết thực vừa cụ thể mà


12


lại có ý nghĩa rộng lớn và bao quát như mơ hình VAC. “Làm kinh tế VAC khơng
chỉ có ý nghĩa thuần túy về kinh tế, mà cịn có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc”.
2.1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành cơng của mơ hình VAC
2.1.1.4.1. Những yếu tố tự nhiên
- Thời tiết, khí hậu
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phân bố và tính đa dạng của cây
trồng vật ni và thiết kế kiểu mơ hình như thế nào cho phù hợp với thời tiết khí
hậu như nhiệt độ, hướng gió, kiểu vườn và các cây trồng vật ni chính. Nếu thời
tiết khí hậu mưa thuận gió hịa sẽ thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển, năng
suất cao và ngược lại.[2]
Thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng đến khấu hao tài sản cố định. Điều kiện
thời tiết khí hậu nắng lắm mưa nhiều thì khấu hao sẽ lớn hơn vùng có điều kiện
thuận lợi.
- Dịch bệnh, sâu bệnh
Dịch bệnh sâu bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của mơ hình
VAC. Sâu bệnh, dịch bệnh làm hại cây trồng, vật nuôi làm ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng sản phẩm.
- Giống cây, con
Trong thành phần vườn có nhiều loại giống cây trồng khác nhau. Như các
loại cây ăn quả như hồng xiêm, bưởi, cam, chanh thường cho hiệu quả kinh tế cao
hơn là các loại cây như khế, ổi, mít, táo…
Trong thành phần ao thì nếu ni các loại thủy sản quý hiếm như ba ba,
ếch, lươn, cá quả… thì giá thành cao hơn rất nhiều lần so với ni các loại cá
thơng thường.
Chăn ni thì nếu đầu tư vào những giống lợn hướng nạc, vịt siêu đẻ,… cũng
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn những giống thông thường khác.
2.1.1.4.2. Những yếu tố kỹ thuật
kỹ thuật làm VAC rất quan trọng. kỹ thuật làm VAC như kỹ thuật xây dựng
mơ hình, kỹ thuật chọn giống cây trồng vật nuôi.



13

Quy hoạch thiết kế mơ hình cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế của mô hình. Đặc điểm của vùng đồng bằng là địa hình bằng phẳng nên
việc thiết kế hệ thống vườn đơn giản và ít tốn cơng. Một mơ hình có đủ các thành
phần VAC là mơ hình lý tưởng nhất. Việc đào ao có tác dụng ni cá, đồng thời lấy
đất đắp cho vườn cao hơn để có thể trồng các loại cây ăn quả có giá trị hàng hóa cao
hay trồng các loại rau có chất lượng và giá trị trên thị trường.
Việc trồng cây gì, ni con gì là rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Chọn những giống cây trồng, vật ni có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều
kiện kinh tế của gia đình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đặc biệt trong thời đại cơng nghệ như hiện nay thì việc áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất là vô cùng quan trọng. Vì thế yếu tố kỹ thuật cũng
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng và chất lượng của cây trồng vật ni từ
đó ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm.
Nhìn chung khi thiết kế mơ hình cần chú ý những vấn đề sau:
- Hệ thống VAC cần phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng
- Vị trí các thành phần trong hệ thống cần phải hỗ trợ nhau, đảm bảo sự hài
hòa tương tác với nhau có lợi nhất.
- Mỗi thành phần trong hệ thống đảm bảo thực hiện nhiều chức năng.
- Đa canh và đa dạng hóa sản phẩm vườn.
- Đảm bảo sự bền vững của hệ thống và bảo vệ môi trường.
Một yếu tố kỹ thuật cũng rất quan trọng đó là việc phối hợp và sử dụng đầu
vào và sản phẩm phụ trung gian cho các hoạt động sản xuất. Làm VAC điều quan
trọng đó là phải biết phối hợp các yếu tố đầu vào như thế nào sao cho sản phẩm của
thành phần này là một phần của đầu vào cho thành phần khác. Như trong vườn xung
quanh ao nên trồng chuối để lấy thân chuối làm thức ăn cho lợn, lá chuối làm thức
ăn cho cá, mỗi năm khi vét bùn cho ao thì bùn đắp cho vườn, phân từ chuồng làm
thức ăn cho cá. Trong ao nên nuôi nhiều loại cá khác nhau để tận dụng các tầng mặt

nước khác nhau để cá hấp thụ hết thức ăn…


14

2.1.1.4.3. Những yếu tố kinh tế xã hội
- Nguồn vốn đầu tư
Vốn là yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất.Nó là yếu tố cơ bản trong q
trình sản xuất. Khơng có vốn thì khơng thể tiến hành sản xuất được: cung ứng đầu
vào, thanh tốn chi phí cho các hoạt động dịch vụ.Đồng thời, vốn còn giúp cho q
trình lưu thơng hàng hóa; thực hiện các hoạt động giao dịch Marketing, quảng
cáo,... [5]. Một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là nhiều hộ gia đình nguồn vốn tự có
khơng đủ phải đi vay nên phải chịu một phần chi phí lãi suất vốn vay. Bên cạnh đó
cũng có nhiều hộ sử dụng vốn đầu tư sai mục đích, đầu tư khơng hiệu quả hay chỉ
đầu tư một phần vốn vay cịn phần cịn lại thì sử dụng vào mục đích khác.
Chi phí là tập hợp tất cả các chi phí về nguồn lực, đầu vào cho sản xuất như
giống, thức ăn, vốn, lao động, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất mơ hình VAC.
Các yếu tố chi phí này chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể là:
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí cho cây, con giống như giá mua cây, con
giống, chất lượng cây, con giống, điều kiện tự nhiên của vùng thu mua, thời gian
thời điểm thu mua, các loại giống, hình thức vận chuyển…
Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao tài sản cố định như giá thành cơng nghệ
áp dụng, thời gian sử dụng.
Chi phí lao động phục vụ sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như sức lao
động, trình độ lao động…
- Trình độ văn hóa của người lao động
Trình độ văn hóa của người lao động quyết định đến cách thức sản xuất của
mơ hình như thế nào, đầu tư ra sao và đầu tư bao nhiêu. Thường thì trình độ cao thì
đầu tư sẽ mang lại hiệu quả cao hơn do họ dễ dàng tiếp cận khoa học kỹ thuật mới
và áp dụng vào sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng
Giao thông được ví như huyết mạch của nền kinh tế. Ở nơi nào giao thơng
thuận tiện thì kinh tế dễ dàng phát triển. Giao thơng đi lại thuận lợi thì sản phẩm của
mơ hình dễ đưa ra thi trường do đó dễ tiêu thụ hơn. Bên cạnh đó hệ thống thủy lợi,


15

điện, thơng tin liên lạc, truyền thanh, truyền hình cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế của các mơ hình VAC.
Hệ thống thủy lợi giúp cung cấp nước vào mùa khơ, thốt nước vào mùa
mưa. Nếu hệ thống thủy lợi khơng tốt sẽ dẫn đến tình trạng ngập nước vào mùa mưa
tràn ao hồ cá dễ dàng theo dòng nước đi mất, vườn thì bị ngập úng ảnh hưởng đến
năng suất cây trồng, vật nuôi. Ngược lại vào mùa khô thiếu nước là nguyên nhân
làm cá chết, thiếu lượng nước cung cấp cho vườn và rửa chuồng.
Điện cần thiết cho hoạt động bơm nước để luôn chủ động nguồn nước tưới
tiêu, đặc biệt là để vệ sinh chuồng trại và thắp sáng cho chăn nuôi gà, vịt siêu đẻ vào
ban đêm hay vào những mùa lạnh thắp sáng điện để làm ấm chuồng trại.
Thông tin liên lạc truyền thanh, truyền hình cung cấp các kiến thức quan
trọng như kỹ thuật xây dựng mơ hình, cách làm kinh tế VAC có hiệu quả..., nâng
cao trình độ văn hóa, kỹ thuật cho người nông dân.
- Hoạt động chuyển giao khoa học, kỹ thuật
Vai trị của khuyến nơng là cầu nối của người nơng dân và nhà khoa học. Vai
trị của khuyến nơng rất quan trọng đó là chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến
với bà con nông dân. Nếu khuyến nông làm tốt vai trị của mình thì sẽ giúp các hộ
VAC áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó nâng cao hiệu quả
kinh tế của mơ hình.
- Giá đầu vào, đầu ra
Giá đầu vào là yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất. Giá các loại giống, vật
tư như phân đạm, lân, ka li..., các loại thức ăn, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật...

càng cao thì chi phí càng lớn điều này làm giảm hiệu quả kinh tế của hộ.
Ngược lại thì giá đầu ra càng lớn thì doanh thu càng cao vì vậy hiệu quả kinh
tế đạt được cũng lớn hơn.
- Công tác thu hoạch và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Công tác thu hoạch sản phẩm tương đối quan trọng vì nó quyết định đến chất
lượng và giá cả sản phẩm. Trong thu hoạch nếu điều chỉnh được thời gian thu hoạch
thì sản phẩm sẽ khơng bị mất giá. Thời điểm thu hoạch vào lúc giá sản phẩm cao thì


×