Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Bàn về chiều sâu của thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.57 KB, 1 trang )

Bàn về chiều sâu của thương hiệu
Qua rồi cái thời văn hoá bị coi là những rào cản vô hình, một thứ xa xỉ phẩm của kiểu kinh doanh eo sèo
chụp giật. Mà ngược lại, trong thời đại công nghệ thông tin và nền kinh tế hội nhập, văn hoá trở thành một
đòi hỏi mang tính xúc tác chính cho sự phát triển.
Điều đó không nên hiểu là những biểu hiện mang tính bề mặt của sản phẩm hay những ứng xử hơn thua
trong cạnh tranh kinh doanh, mà là quá trình phát triển từ nội tại thương hiệu!
Bởi chỉ qua hành trình ấy thì thương hiệu mới thực sự đến được và có sức sống trong lòng người tiêu dùng.
Có khi, với khách hàng, chuyện nhớ đến một thương hiệu không nằm ở chỗ họ nắm quy mô tổ chức và
phương tiện kỹ thuật cũng như sản lượng, doanh thu xuất khẩu của công ty. Nhưng điều chinh phục họ có
khi lại là sức thu hút mang tính rung cảm của một kiểu logo qua một cách tiếp thị gần gũi phù hợp với tập
quán đời sống và tác động đến cảm tình bằng những mẫu quảng cáo hay câu slogan đầy tính nghệ thuật.
Hành trình xây dựng thương hiệu là hành trình của sáng tạo. Bởi chỉ có trong tinh thần sáng tạo, với khả
năng phóng chiếu của ý tưởng và sức rung động của cảm xúc thì nhà kinh doanh mới thực sự chinh phục
được người tiêu dùng một cách có nghệ thuật và đẳng cấp.
Sức sống của thương hiệu được trang bị bằng chiều sâu văn hoá bên trong nó. Có thể sự bắt đầu của một
thương hiệu là câu chuyện đầy tính thực dụng. Khái niệm văn hoá nhiều khi đến sau, và dần dần lớn lên
trong ý thức nhà kinh doanh. Nhưng trong quá trình không ngừng phát triển chất lượng sản phẩm cộng với
sự thích ứng với những vùng thị trường khác nhau, những yếu tố văn hoá được tích góp, hình thành ngẫu
nhiên qua những tác động mang tính thời đại để củng cố sức sống cho thương hiệu. Câu chuyện về cái chết
của Dệt Long An có lẽ còn gây trong chúng ta sự rúng động cùng với một sự tiếc nuối bâng khuâng khó
hiểu. Nếu xét trên quy luật thị trường, thì đó là sự phủ định dành cho một cơ chế, hình thái kinh tế không
còn thích nghi. Nhưng khi các nhà kinh tế loay hoay tìm lời giải cho vấn đề quy luật, cơ chế to tát thì có
những người đi tìm câu giải đáp cho sự "tiếc nuối bâng khuâng" thì mới hay rằng, sức sống của cái thương
hiệu Dệt Long An là ở chỗ: nó đã sống với dân mình từ thời khó khăn bao cấp, xếp hàng nhận xấp vải tám
cho đến cái thời người ta tiện tặn để mua được xấp lụa, katê cao cấp của Dệt Long An thì mới thấy hết sự
gắn bó mang tính tập quán lịch sử của nó đối với dân mình. Và đến đây, câu kết luận "thương hiệu Dệt
Long An không chết" của những nhà kinh tế đã có chìa khoá chính...
Một trong những biểu hiện khẳng định tầm quan trọng của văn hoá đối với sức sống thương hiệu là gần
đây, những nhà kinh doanh chăm chút đến văn hoá quảng bá từ câu slogan, khúc nhạc quảng cáo cho đến
những hình ảnh tác động vào người xem những cảm xúc gần gũi, có khi đầy tính truyền thống. Câu "Biti's
nâng niu bàn chân Việt" phải đi trên nền phông của những đoạn phim mô tả bước chân bối rơm từ thời Lạc


Hồng, chồng mờ qua những biến cố chiến tranh giữ nước, mở cõi, chinh phục thiên nhiên cho đến bước
chân mang sức bật thời đại mới. Đó là văn hoá và một nghệ thuật chinh phục vào tâm thức công chúng con
dân Việt.
Trang bị cho thương hiệu một sức sống văn hoá tức là trang bị một bản sắc và sức bật nội tại để có khả
năng thích nghi được với sự thay đổi trong những hoàn cảnh kinh doanh khác nhau.

×