Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN HỒNG KÔNG VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

NGUYỄN QUỲNH ANH

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN HỒNG KÔNG VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên: Nguyễn Quỳnh Anh
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN BÌNH DƢƠNG


Hà Nội - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu điều kiện niêm yết trên thị trường
chứng khoán Hồng Kông và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt
Nam” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, đƣợc đƣa ra dựa trên cơ sở tìm
hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại thực tế tại thị trƣờng chứng khoán Hồng
Kông. Các số liệu là trung thực và chƣa đƣợc công bố tại các công trình nghiên cứu
có nội dung tƣơng đồng nào khác.
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Quỳnh Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trƣớc hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Ngoại
thƣơng, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trƣờng cùng tập thể các thầy cô
giáo, những ngƣời đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trƣờng.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS.

Nguyễn Bình Dƣơng, ngƣời đã trƣợc tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện đề tài.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi thu thập
thông tin và tổng hợp số liệu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận nghiên cứu này.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn đƣợc hoàn thiện
không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến
của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Quỳnh Anh


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................................... viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ................................................................ x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ................................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ........................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 4
6. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA MỘT DOANH NGHIỆP ............................. 6
1.1. Chứng khoán và các khái niệm có liên quan .............................................. 6
1.1.1. Chứng khoán .......................................................................................... 6
1.1.2. Cổ phiếu .................................................................................................. 7
1.1.3. Thị trường chứng khoán ........................................................................ 9
1.1.4. Sở giao dịch chứng khoán .................................................................... 16
1.2. Những nội dung cơ bản về điều kiện niêm yết của một doanh nghiệp
trên thị trƣờng chứng khoán ............................................................................. 17
1.2.1. Khái niệm niêm yết chứng khoán ........................................................ 17
1.2.2. Phân loại niêm yết ................................................................................ 18
1.2.3. Ưu điểm và hạn chế của việc niêm yết................................................. 20
1.3 Điều kiện niêm yết chứng khoán của một công ty .................................... 21


iv

1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến điều kiện niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán nƣớc ngoài ............................................................................................... 26
1.4.1. Các quy định trực tiếp về khung pháp lý cho hoạt động niêm yết ở thị
trường nước ngoài .......................................................................................... 26
1.4.2. Quy định quản lý ngoại hối .................................................................. 29
1.4.3 Quy mô của doanh nghiệp..................................................................... 29
2.1. Điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khóan Hồng Kông (HKEX)31
2.1.1. Khái quát tình hình thị trường chứng khoán Hồng Kông ................. 31
2.1.2. Niêm yết trên Main Board .................................................................... 33

2.1.3. Niêm yết trên sàn giao dịch chính GEM ............................................. 39
2.2. Trƣờng hợp của Tencent Holdings niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Hồng Kông .............................................................................................. 43
2.2.1. Giới thiệu về Tencent ............................................................................ 43
2.2.2. Thương vụ niêm yết của Tencent tại Hồng Kông ............................... 46
2.2.3. Bài học kinh nghiệm của Tencent sau khi niêm yết tại Hồng Kông.. 51
2.3. Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam niêm yết tại Hồng Kông ................ 52
2.4 Khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi niêm yết ra nƣớc ngoài ...... 56
2.4.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................... 56
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................ 57
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NIÊM YẾT TẠI
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHÓAN HỒNG KÔNG ............................................. 59
3.1. Quan điểm của chính phủ về hoạt động niêm yết ra nƣớc ngoài ........... 59
3.2. Một số giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam có thể niêm yết trên thị
trƣờng nƣớc ngoài .............................................................................................. 60
3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý đối với việc niêm yết chứng khoán ra nước
ngoài ................................................................................................................ 60
3.2.2. Thay đổi về chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính ........................... 64
3.2.3. Lựa chọn các nhà tư vấn, bảo lãnh có uy tín trên thế giới ................. 64
3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị tại doanh nghiệp .................. 66
3.2.5 Cải thiện hệ thống kế toán tại Doanh nghiệp ...................................... 71


v

3.2.6 Tập trung vào những ngành nghề mà các DN có thế mạnh ............... 72
3.2.7 Đánh giá đúng tổng thể tình hình hoạt động của Doanh nghiệp và
chọn đúng thời điểm niêm yết ........................................................................ 73
3.2.8 Cung cấp đầy đủ tình hình hoạt động cho Nhà đầu tư ....................... 73
3.2.9 Lựa chọn nhà tư vấn và bảo lãnh hoặc các công ty luật có uy tín ở

Hồng Kông ...................................................................................................... 74
3.2.10 Cân nhắc lựa chọn hình thức niêm yết gián tiếp .............................. 75
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 79


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

CK

Chứng khoán

CP

Cố phiếu

DN

Doanh nghiệp

DNVN

Doanh nghiệp Việt Nam


GDR

Global Depository Receipt

Chứng chỉ lƣu ký toàn cầu

GEM

Growth Enterprise Market

Thị trƣờng doanh nghiệp tăng
trƣởng

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐV

Huy động vốn

HKEX

Hongkong stock exchange

IPO

Initial Public Offering


Chứng khoán Hồng Kông

NĐT

Nhà đầu tƣ

NĐTNN

Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
National Association of Securities

NASDAQ

Dealers

Automated

Quotation

System
NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NYCP

Niêm yết cổ phiếu

SGDCK


Sở giao dịch chứng khoán

HKEX

Hong Kong Stock Exchange

HĐQT

Hội đồng quản trị

TCPH

Tổ chức phát hành


vii

TCTD

Tổ chức tín dụng

TNNN

Trách nhiệm hữu hạn

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

UBCK


Ủy ban chứng khoán

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc

US GAAP

Quy tắc kế toán chung của Hoa Kỳ
Tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc

IFRS
VAS

tế
Vietnam Accouting Standard

Chuẩn mực kế toán Việt Nam


viii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1: Điều kiện niêm yết trên Main Board ....................................................... 36
Bảng 2.2: Lệ phí niêm yết tại Main Board ............................................................... 38
Bảng 2.3: Tiêu chí niêm yết trên GEM .................................................................... 41
Bảng 2.4: Lệ phí niêm yết trên GEM ....................................................................... 43
Bảng 2.5: Báo cáo tài chính Tencent trƣớc niêm yết ............................................... 48

Bảng 2.6: So sánh sự khác biệt điều kiện niêm yết chứng khoán trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam và thị trƣờng chứng khóan Hồng Kông…………………..54


ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông ..................... 33
Sơ đồ 2.2: Quy trình niêm yết tại Main Board .................................................... 33
Hình 2.1: Giá cổ phiếu Tencent ngày 9/3/2018 .................................................... 46
Hình 2.2: Đồ thị giao dịch cổ phiếu VMEPH 2008 - 2018 ................................. 56


x

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Hồng Kông là một trong những trung tâm tài chính lớn của khu vực có khả
năng vốn hóa cao, môi trƣờng tài chính kinh doanh ổn định, minh bạch và thân
thiện đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Hơn thế nữa so với các điều kiện niêm
yết của các sàn khác trên thế giới thì Hồng Kông là sở giao dịch có yêu cầu niêm
yết chứng khoán ít khắt khe hơn nhƣ: lợi nhuận trƣớc thuế, giá trị vốn hóa, việc
quản trị doanh nghiệp, các chi phí niêm yết và thời gian niêm yết. Kể từ năm 2008
đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận biết thuận lợi này và quan tâm đến
việc niêm yết tại HKEX. Tuy nhiên cho tới nay, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam
niêm yết cổ phiếu tại thị trƣờng Hồng Kông.
Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
Hồng Kông, so sánh sự khác biệt về điều kiện niêm yết tại hai sở của Việt Nam.
Phân tích kinh nghiệm trƣờng hợp của Tencent Holdings là doanh nghiệp nƣớc

ngoài niêm yết tại Hồng Kông và nghiên cứu thƣơng vụ niêm yết tại HKEX của
Công ty Chế tạo và Chế biến xuất khẩu (VMEPH) để rút ra những bài học kinh
nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam.
Từ đó, tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị đối với tầm vĩ mô và vi mô để giải
quyết khó khăn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp Việt Nam tìm đƣợc một kênh
huy động vốn mới hấp dẫn, cũng là một kênh quảng bá hình ảnh và thƣơng hiệu
Việt ra thị trƣờng quốc tế. Cụ thể là:
Về giải pháp vĩ mô, nhƣ hoàn thiện hành lang pháp lý nhƣ: hoàn thiện các
văn bản hƣớng dẫn liên quan đến tỷ lệ sở hữu ngoại, dần hoàn thiện và sửa đổi
chuẩn mực kế toán, ngân hàng nhà nƣớc có hƣớng dẫn cụ thể về việc mua bán và
mở tài khỏan ngoại tệ để thanh toán cổ tức cho nhà đầu tƣ. Ngoài ra doanh nghiệp
còn cần tìm hiểu hệ thống thuế của nƣớc sở tại để tính toán cổ tức và chi phí thuế
phải trả. Về tỷ lệ sở hữu ngoại cần có văn bản hƣớng dẫn tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài
tại mỗi ngành nghề là bao nhiêu, những ngành nghê nào nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có


xi

thể nắm 100% vốn. Về chuẩn mực kế toán Bộ Tài chính cần cân nhắc để định
hƣớng chuẩn mực kế toán tại doanh nghiệp tƣơng đồng với chuẩn mực kế toán Việt
Nam để phù hợp với xu thế phát triển của thị trƣờng.
Về giải pháp vi mô, để doanh nghiệp Việt Nam thu hút đƣợc dòng vốn ngoại
ngày càng nhiều thì việc đầu tiên phải nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị. Một
công ty muốn phát triển luôn cần sự lãnh đạo sáng suốt của đội ngũ lãnh đạo. Tuy
nhiên rất khó để xác định năng lực quản trị của cấp lãnh đạo. Vì vậy doanh nghiệp
cần nâng cao nhận thức về quản trị công ty, đồng thời phải có thang đo đánh giá
năng lực của nhà quản trị. Từ đó để nhà quản trị gắn mục tiêu quản trị với mục tiêu
phát triển bền vững. Ngoài ra doanh nghiệp cần ban hành các quy chế quản lý nội
bộ để hạn chế rủi ro, nâng cao tính minh bạch cho doanh nghiệp. Hội đồng quản trị
cũng nên có ít nhất 3 thành viên hội đồng quản trị độc lập để đảm bảo sự dân chủ

Một doanh nghiệp quản lý bài bản, công khai, minh bạch càng nhận đƣợc sự tín
nhiệm của nhà đầu tƣ. Về công tác quản trị tài chính, bên cạnh chuẩn mực kế toán
Việt Nam, doanh nghiệp cần chủ động thay đổi hệ thống chuẩn mực kế toán để phù
hợp với quy định của HKEX.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc vay vốn từ các ngân hàng
nội địa đã trở nên khá quen thuộc với các doanh nghiệp, tận dụng các công cụ tài
chính nhƣ phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi.
Tuy thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện nay có chiều hƣớng tăng trƣởng tuy
nhiên vẫn chƣa phục hồi, hơn nữa nhu cầu vốn của các doanh nghiệp ngày càng
tăng cao. Trƣớc bối cảnh này, việc thông qua thị trƣờng chứng khoán nƣớc ngoài
để huy động vốn là rất cần thiết và đặc biệt quan trọng để giúp khơi thông nguồn
vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua
đó, khả năng huy động vốn nhanh và chi phí hợp lý, đáp ứng nhu cầu của doanh
nghiệp Việt Nam. Huy động vốn nƣớc ngoài đƣợc cho là cần thiết để đa dạng hóa
nguồn vốn, giảm sức ép lên hệ thống ngân hàng, chia sẻ và phân tán rủi ro. Ngoài ra
còn giúp cổ phiếu của các doanh nghiệp tăng tính thanh khoản. Và quan trọng
hơn là nâng cao uy tín và hình ảnh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng quốc tế.
Trong số các thị trƣờng vốn mà doanh nghiệp Việt Nam hiện đang hƣớng
đến nhƣ Mỹ, Anh, Singapore và Hồng Kông, thì thị trƣờng chứng khoán tại Hồng
Kông là một trong những thị trƣờng mà các doanh nghiệp lựa chọn và hƣớng tới.
Điều này xuất phát từ thực tế rằng, Hồng Kông là một trong những trung tâm tài
chính lớn của khu vực có khả năng vốn hóa cao, môi trƣờng tài chính kinh doanh
ổn định, minh bạch và thân thiện đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Hơn thế nữa
so với các điều kiện niêm yết của các sàn khác trên thế giới thì Hồng Kông là sở

giao dịch có yêu cầu niêm yết chứng khoán ít khắt khe hơn nhƣ: lợi nhuận trƣớc
thuế, giá trị vốn hóa, việc quản trị doanh nghiệp, các chi phí niêm yết và thời
gian niêm yết. Nhìn từ bình diện hợp tác kinh tế, Hồng Kông và Việt Nam có mối
quan hệ thƣơng mại - đầu tƣ rất chặt chẽ và không ngừng gia tăng trong suốt hai
thập kỷ qua. Bên cạnh đó, Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông cũng luôn thể
hiện mong muốn thu hút các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký niêm yết và tạo các
điều kiện thuận lợi khi xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết của doanh nghiệp Việt Nam.


2

Kể từ năm 2008 đến nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận biết thuận lợi này
và quan tâm đến việc niêm yết tại HKEX.
Tuy nhiên cho tới nay, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam niêm yết cổ phiếu tại
thị trƣờng chứng khoán nƣớc ngoài nói chung và thị trƣờng Hồng Kông nói riêng.
Hiện nay mới chỉ có một số ít các doanh nghiệp nhƣ Hoàng Anh Gia Lai, Vincom
đã thành công trong việc niêm yết trái phiếu quốc tế. Vì những lý do nêu trên, tác
giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán
Hồng Kông và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam” để nghiên
cứu điều kiện, chi phí niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, qua đó
tìm hiểu những khó khăn vƣớng mắc của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp Việt
Nam có thêm một kênh huy động vốn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Hiện nay có những đề tài nghiên cứu về thủ tục niêm yết trong nƣớc và lựa
chọn thị trƣờng niêm yết tại nƣớc ngoài nhƣ:
Tạ Thanh Bình (2004) đã đƣa ra phân tích về Khung pháp lý về hoạt động
niêm yết cửa sau – kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam. Đề tài nghiên cứu
khoa học của Vụ phát triển thị trƣờng Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc đã giới thiệu
và phân tích hoạt động niêm yết cửa sau. Đây là hình thức các doanh nghiệp trên thị
trƣờng chứng khoán các nƣớc, đặc biệt là thị trƣờng mới nổi áp dụng để lách thủ tục

niêm yết. Đề tài cũng phân tích ƣu điểm và những rủi ro tiềm ẩn nhiều xung đột với
công ty thâu tóm và cổ đông của công ty này. Ngoài ra đề tài cũng nghiên cứu điển
hình khung pháp lý của hoạt động niêm yết cửa sau tại một số nƣớc nhƣ Mỹ,
Canada, Thụy Sĩ, Hồng Kông và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tuy nhiên đề
tài chƣa đề cập đến hoạt động niêm yết trực tiếp, trong đó có hoạt động niêm yết
nƣớc ngoài và ở Hồng Kông.
Hà Thị Mỹ Lƣơng (2007) đã phân tích thực trạng và giải pháp Niêm yết
chứng khóan trên thị trƣờng chứng khóan Việt Nam tuy nhiên chỉ dừng lại trong
phạm vi phân tích tại thị trƣờng Việt Nam.


3

Nguyễn Thị Tám (2010) nghiên cứu về các thị trƣờng niêm yết chứng khoán
ra nƣớc ngòai cho các doanh nghiệp Việt Nam nhƣng phân tích còn khá rộng và
dàn trải và không trọng tâm nghiên cứu về thị trƣờng chứng khoán Hồng Kông.
Các công trình nghiên cứu phía trên chƣa có đề tài nghiên cứu chuyên sâu về
thị trƣờng niêm yết Hồng Kồng và điều kiện niêm yết tại Hồng Kông. Đặc biệt
trong phạm vi tìm hiểu, tôi chƣa tìm thấy đề tài nghiên cứu chuyên sâu về điều kiện
niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hồng Kông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp
Việt Nam niêm yết tại thị trƣờng Hồng Kông.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận về điều kiện niêm yết chứng
khoán tại thị trƣờng chứng khoán nƣớc ngoài. Tìm hiểu về điều kiện niêm yết tại sở
giao dịch chứng khoán Hồng Kông, phân tích thực trạng của doanh nghiệp Việt
Nam khi chuẩn bị niêm yết trên sàn Hồng Kông qua đó tìm ra những yếu tố ảnh
hƣởng đến việc niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông. Trên cở sở những lý
luận và thực trạng đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam niêm yết
thành công trên Sở giao chứng khoán Hồng Kông.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Điều kiện niêm yết tạ Sở giao dịch
chứng khóan Hong Kong, quy định có liên quan đến việc đƣa chứng khoán Việt
Nam ra niêm yết nƣớc ngoài, trƣờng hợp của Tencent Holdings là doanh nghiệp
nƣớc ngoài niêm yết tại Hồng Kông và nghiên cứu thƣơng vụ niêm yết tại HKEX
của Công ty Chế tạo và Chế biến xuất khẩu (VMEPH).
Phạm vi nghiên cứu : phát hành cổ phiếu huy động vốn tại Main board và GEM
thuộc Sở giao dịch chứng khóan Hồng Kông.
Về nội dung: Trên thế giới có nhiều sàn chứng khoán và mỗi sàn có những
quy định và điều kiện khác nhau nhƣng trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ


4

nghiên cứu điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch chứng khóan Hồng Kông. Phân tích
kinh nghiệm trƣờng hợp của Tencent Holdings là doanh nghiệp nƣớc ngoài niêm
yết tại Hồng Kông và nghiên cứu thƣơng vụ niêm yết tại HKEX của Công ty chế
tạo và chế biến xuất khẩu (VMEPH) để rút ra những bài học kinh nghiệm cho
doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam có thể
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khóan Hồng Kông.
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu thực tiễn làm cơ sở cho việc nghiên cứu
là giai đoạn từ 2003-2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong bài luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ:
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Phƣơng pháp Thống kê mô tả
Luận văn còn sử dụng thông tin, số liệu, tham khảo các luật, quy định từ sở
giao dịch chứng khoán Hồng Kông, thông tin trên báo cáo thƣờng niên của các công
ty, kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông, các tạp chí, công
trình nghiên cứu, và các trang web khác.

6. Kết cấu luận văn
Để đạt đƣợc mục tiêu luận văn đề ra ngoài phần mở đầu, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng nhƣ
sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán
của một doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng
Kông.


5

Chương 3: Giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam niêm yết tại thị trường
chứng khoán Hồng Kông.


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA MỘT DOANH NGHIỆP
1.1. Chứng khoán và các khái niệm có liên quan
1.1.1. Chứng khoán
Chứng khoán đƣợc hiểu là loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, cho phép
chủ sở hữu có quyền đƣợc hƣởng thu nhập từ tổ chức phát hành.
Theo điều, luật chứng khoán năm 2006: “Chứng khoán là bằng chứng xác
nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của
tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán
ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử”
Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền
mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tƣơng lai,

nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
Chứng khoán có một số đặc điểm sau:
Tính thanh khoản: tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi
chứng khoán thành tiền mặt. Khả năng chuyển đổi cao hay thấp phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, trong đó các vấn đề chủ yếu là thời điểm, mức phí cần thiết cho việc
chuyển đổi, mức độ rủi ro khi nắm giữ tài sản.
Tính rủi ro: Tính rủi ro tác động rất lớn tới giá trị của chứng khoán. Hai loại
rủi ro phổ biến là rủi ro hệ thống (hay còn gọi là rủi ro thị trƣờng) và rủi ro phi hệ
thống. Rủi ro hệ thống là các rủi ro chịu ảnh hƣởng của các điều kiện kinh tế chung
nhƣ: lạm phát, sự biến động của tỷ giá hối đoái, lãi suất. Rủi ro phi hệ thống là rủi
ro chỉ tác động đến tài sản hay một nhóm tài sản. Các rủi ro này sẽ tác động tới hầu
hết các loại tài sản, nhƣng tác động mạnh mẽ và rõ rệt nhất là với các sản phẩm tài
chính.
Tính sinh lời: Chứng khoán là một loại tài sản mà ngƣời nắm giữ chứng
khoán có thể nhận đƣợc một nguồn thu nhập cố định hoặc bất thƣờng tủy theo loại


7

chứng khoán sở hữu. Nguồn thu nhập cố định có thể đến từ cổ tức, lãi suất. Hay
nguồn thu đem đến một lợi nhuận rất lớn đến từ việc tăng giá chứng khoán trên thị
trƣờng.
1.1.2. Cổ phiếu
Cổ phiếu: là một chứng thƣ hay bút toán ghi sổ xác nhận trái quyền về vốn
(quyền hƣởng lợi – equity claim) đối với thu nhập và tài sản ròng của một công ty
cổ phần.
Nhƣ vậy có thể hiểu rằng, bản chất cổ phiếu là một công cụ góp vốn đƣợc
công ty cổ phần phát hành để huy động vốn cho công ty. Khi cần huy động vốn ,
công ty cổ phần sẽ chi số vốn cần huy động thành nhiều phần nhỏ khác nhau và bán
cho những ngƣời mua cổ phần này, đƣợc gọi là cổ đông.

Số vốn công ty huy động đƣợc từ việc phát hành cổ phiếu là vốn chủ sở hữu
của công ty. Vì vậy, cổ phiếu cũng có thể đƣợc coi là giấy xác nhận quyền sở hữu
của các cổ đông đối với cổ phần mà họ nắm giữ.
Dƣới các góc nhìn khác nhau, ngƣời ta phân chia cổ phiếu thành các loại
khác nhau:
(1) Dựa vào hình thức cổ phiếu, có thể chia thành cổ phiếu ghi danh và cổ
phiếu vô danh. Cổ phiếu ghi danh là cổ phiếu có ghi tên ngƣời sở hữu, khi chuyển
nhƣợng phải đăng ký với tổ chức phát hành, thủ tục chuyển nhƣợng phức tạp. Cổ
phiếu vô danh là cổ phiếu không ghi tên ngƣời sở hữu, đƣợc tự do chuyển nhƣợng
mà không cần thủ tục pháp lý.
(2) Dựa vào quyền lợi của ngƣời nắm giữ có thể chia thành: Cổ phiếu cổ
thông (cổ phiếu thƣờng) và cổ phiếu ữu đãi.
Cố phiếu phổ thông là: cổ phiếu có đầy đủ đặc trƣng của cổ phiếu nhƣ:
Không quy định trƣớc số cổ tức mà cổ đông sẽ nhận đƣợc. Giá trị cổ tức nhiều hay
ít tùy vào lợi nhuận của công ty và kế hoạch chi lợi nhuận của Hội đồng quản trị.
Trƣờng hợp công ty làm ăn thua lỗ thì cổ đông không đƣợc chia cổ tức mà còn bị


8

hao hụt về vốn góp. Ngƣời nắm giữ cổ phiếu phổ thông chỉ đƣợc chia lãi sau khi
công ty đã thanh toán lãi cho những chủ nợ và cổ phiếu ƣu đãi. Lợi nhuận công ty
thu đƣợc trƣớc tiên dùng để trả lãi tiền vay, tiếp theo là trả cổ tức cho cổ phiếu ƣu
đãi, cuối cùng còn bao nhiêu mới chia cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thƣờng.
Thời hạn cổ phiếu là vô hạn. Cổ đông nắm giữ, thông thƣờng là cổ đông lớn đƣợc
hƣởng quyền tham gia quản lý công ty cùng các quyền khác nhằm duy trì quyền
quản lý công ty, nhƣ: quyền bầu cử, quyền ứng cử vào Hội đồng quản trị, quyền ƣu
tiên mua trƣớc với giá ƣu đãi các cổ phiếu mới phát hành…Những cổ đông có nhiều
cổ phần hoặc uy tín có thể nắm quyền điều hành công ty. Còn nói chung đa số
những ngƣời đầu tƣ chỉ mua cổ phiếu thƣờng để hƣởng cổ tức hoặc bán đi khi cổ

phiếu lên giá nhắm hƣởng chênh lệch giá.
Cổ phiếu ưu đãi là: loại cổ phiếu cho phép ngƣời nắm giữ cổ phiếu đƣợc
hƣởng một số ƣu đãi hơn so với cổ đông nắm giữ cổ phiếu thƣờng, gồm: Đƣợc
hƣởng mức cổ tức riêng biệt có tính cố định hàng năm dù công ty làm ăn có lãi hay
không. Ngƣời nhắm giữ cổ phiếu này cũng đƣợc ƣu tiên chia cổ tức trƣớc cổ phiếu
thƣờng và đƣợc ƣu tiên chia tài sản còn lại của công ty khi thanh lý, giải quyết. Hạn
chế của cổ phiếu ƣu đãi so với cổ phiếu thƣờng là cổ đông nắm giữu cổ phiếu ƣu
đãi không đƣợc tham gia bầu cử, ứng cử vào hội động quản trị, tức là không có
quyền tham gia quản lý công ty. Khi lợi nhuận của công ty tăng lên thì cổ tức cổ
phiếu ƣu đãi không vì thế mà tăng lên theo. Vì cổ tức của cổ phiếu ƣu đãi không
tăng, nên giá cả của cổ phiếu ƣu đãi trên thị trƣờng cũng ít biến động, do vậy, cổ
phiếu ƣu đãi thƣờng kém hấp dẫn với các nhà đầu tƣ hơn so với cổ phiếu thƣờng. Vì
các nhà đầu tƣ vào cổ phiếu quan tâm nhiều hơn tới khả năng ăn chênh lệch giá khi
mua bán cổ phiếu. Những ngƣời đầu tƣ vào cổ phiếu ƣu đãi thƣờng là những ngƣời
muốn có thu nhập ổn định, đều đặn và không thích mạo hiểm.
Cổ phiếu có các đặc điểm chủ yếu sau:
(1)Thời hạn của cổ phiếu: Bằng cách mua cổ phiếu do công ty cổ phần phát
hành, các nhà đầu tƣ đã cung cấp vốn cho công ty hoạt động. Tuy nhiên các cổ đông
lại không đƣợc phép rút lại khoản vốn này trừ trƣờng hợp công ty ngừng hoạt động.


9

Vì vậy có thể coi thời hạn thanh toán vốn bằng thời gian hoạt động của công ty.
Trên thực tế, trừ trƣờng hợp phá sản hoặc kết quả kinh doanh quá tồi tệ, nói chung
thì các công ty sẽ vẫn duy trì hoạt động mãi mãi, có thể nói thời hạn của cổ phiếu là
vô hạn. Mặc dù cổ đông đƣợc phép chuyển nhƣợng cổ phần mà mình nắm giữ cho
ngƣời khác và bằng cách đó có thể rút lại khoản vốn mà mình đã đầu tƣ vào công ty
cổ phần.
(2) Giá trị của cổ phiếu: Giá trị của cổ phiếu đƣợc thể hiện trên những

phƣơng diện sau:
Mệnh giá (Face value): Là số tiền ghi trên bề mặt cổ phiếu. Mệnh giá của cổ
phiếu chỉ là giá trị danh nghĩa và chỉ có ý nghĩa lúc phát hành. Số tiền mà công ty
cổ phần thi đƣợc tính trên mỗi cổ phiếu sau khi phát hành không nhất thiết phải
bằng mệnh giá. Mệnh giá thƣờng đƣợc ghi bằng nội tệ và bằng bao nhiêu do luật
chứng khoán hoặc điều lệ công ty cổ phần quy định.
Giá trị ghi sổ (Book value): Là giá trị của mỗi cổ phần căn cứ vào giá trị tài
sản ròng của công ty trên bảng tổng kết tài sản.
Thị giá (Market value): Là giá cổ phiếu khi mua bán trên thị trƣờng.
1.1.3. Thị trường chứng khoán
Thị trƣờng chứng khoán là thị trƣờng mà ở đó ngƣời ta mua bán, chuyển
nhƣợng, trao đổi các giấy tờ có giá nhằm kiếm lợi nhuận. Hoạt động mua bán chứng
khoán đƣợc tiến hành ở hai thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp. Tại thị trƣờng
sơ cấp, ngƣời bán chứng khoán là tổ chức phát hành. Thị trƣờng thứ cấp là nơi mua
đi bán lại chứng khoán đƣợc phát hành ở thị trƣờng sơ cấp. Ngoài ra trong quá trình
phát triển và hoàn thiện thị trƣờng chứng khoán ở các nƣớc có nền sản xuất và lƣu
thông hàng hóa lâu đời nhƣ Mỹ, Anh, Pháp việc trao đổi chứng khoán còn thực hiện
dƣới hai hình thức thị trƣờng là: thị trƣờng chứng khoán có tổ chức và thị trƣờng
chứng khoán phi tổ chức. Hình thái điển hình của thị trƣờng chứng khoán có tổ
chức là sở giao dịch chứng khoán (stock exchange). Thị trƣờng chứng khoán đƣợc


10

xem là đặc trƣng cơ bản, là biểu tƣợng của nền kinh tế hiện đại. Ngƣời ta có thể đo
lƣờng và dự tính sự phát triển kinh tế qua diễn biến của thị trƣờng chứng khoán.
Thị trƣờng chứng khoán có đặc điểm là:
Thứ nhất, Thị trƣờng chứng khoán là hình thức tài chính trực tiếp, ngƣời cần vốn và
ngƣời cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trƣờng, không có trung gian tài chính
giữa họ.

Thứ hai, Thị trƣờng chứng khoán gần với thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo. Mọi nhà
đầu tƣ đều tự do tham gia vào thị trƣờng, không có sự áp đặt giá cả trên thị trƣờng
chứng khoán mà giá cả đƣợc hình thành trên quan hệ cung – cầu.
Thứ ba, Thị trƣờng chứng khoán là thị trƣờng liên tục bởi sau khi các chứng khoán
đƣợc phát hành trên thị trƣờng sơ cấp, ngƣời ta có thể mua đi bán lại nhiều lần trên
thị trƣờng thứ cấp.
Phân loại thị trƣờng chứng khoán:
Căn cứ vào đối tƣợng mua bán trên thị trƣờng có thể phân loại thị trƣờng
thành thị trƣờng cổ phiếu, thị trƣờng trái phiếu và thị trƣờng phái sinh.
Thị trường cổ phiếu (Stock market) là thị trƣờng phát hành cổ phiếu mới và
mua đi bán lại cổ phiếu, bao gồm cả cổ phiếu thƣờng và cổ phiếu ƣu đãi. Hoạt động
thị trƣờng bao gồm cả hai lĩnh vực đầu tƣ và kinh doanh chứng khoán.
Thị trường trái phiếu (Bond market) là thị trƣờng phát hành và mua đi bán
lại các loại trái phiếu nhƣ: trái phiếu kì hạn, trái phiếu kho bạc, công trái, trái phiếu
công ty,… Thị trƣờng trái phiếu đƣợc chia làm hai loại cơ bản tƣơng ứng với hai
loại trái phiếu: thị trƣờng trái phiếu chính phủ và thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp.
Thị trường phái sinh (Derivative market) là nơi các chứng khoán phái sinh
đƣợc mua và bán lại, bao gồm các hợp đồng kỳ hạn, tƣơng lai, quyền chọn, hoán
đổi. Dự trên các tài sản cơ sở khác nhau sẽ có các sản phẩm phái sinh khác nhau


11

nhƣ: chỉ số chứng khoán, kim loại, dầu, gạo,…Thị trƣờng phái sinh cung cấp các
công cụ phòng vệ, cũng là cơ hội đầu cơ cho các nhà đầu tƣ.
Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn có thể phân chia thành thị trƣờng
chứng khoán sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp. Thị trƣờng sơ cấp là thị trƣờng mua đi
bán lại các chứng khoán mới phát hành để huy động hoặc tăng vốn cho doanh
nghiệp hoặc chính phủ phát hành trái phiếu để huy động vốn từ các đối tƣợng trong
nền kinh tế. Đây đƣợc coi là thị trƣờng phát hành. Thị trƣờng thứ cấp là nơi mua đi

bán lại các loại chứng khoán cũ hay đã phát hành. Trung tâm của thị trƣờng chứng
khoán thứ cấp là Sở giao dịch chứng khoán.
Căn cứ vào kì hạn giao dịch có thể chia thành thị trƣờng giao ngay, thị
trƣờng giao dịch kỳ hạn và thị trƣờng tƣơng lai.
Thị trường giao ngay là: thị trƣờng mà việc mua bán chứng khoán đƣợc tiến
hành theo giá thỏa thuận khi ký hợp đồng, nhƣng việc thanh toán và giao nhận đƣợc
tiến hành sau ngày ký hợp đồng một đến hai ngày theo cơ chế thanh toán và quy
định.
Thị trường giao dịch kỳ hạn: là thị trƣờng mua bán giao dịch chứng khoán
theo thỏa thuận, nhƣng thời hạn thanh toán xác định theo quy định của hợp đồng
mua bán, thông thƣờng là 30 ngày, 60 ngày.
Thị trường giao dịch tương lai tƣơng tự nhƣ thị trƣờng giao dịch kỳ hạn,
nhƣng khác là các hợp đồng mua bán đƣợc tiêu chuẩn hóa nội dung và điều kiện
thực hiện. Thực chất hợp đồng này mang tính đầu cơ khá cao. Vì vậy ngƣời ta
thƣờng thiết lập một cơ chế ký quỹ đảm bằng tiền đặt cọc để bắt buộc các bên phải
thực hiện hợp đồng.
Các chủ thể tham gia thị trƣờng chứng khoán: Các tổ chức và cá nhân tham
gia thị trƣờng chứng khoán có thể chia thành 3 nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tƣ
và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.


12

Nhà phát hành: Nhà phát hành là các tổ chức thƣc hiện huy động vốn thông
qua thị trƣờng chứng khoán. Nhà phát hành là ngƣời cung cấp các chứng khoán –
hàng hóa của thị trƣờng chứng khoán.
Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành trái phiếu Chính phủ
và trái phiếu địa phƣơng.
Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính nhƣ trái phiếu,

chứng chỉ thụ hƣởng… phục vụ cho hoạt động của họ.
Nhà đầu tư: Nhà đầu tƣ là những ngƣời thực sự mua và bán chứng khoán
trên thị trƣờng chứng khoán. Nhà đầu tƣ có thể đƣợc chia thành hai loại: nhà đầu tƣ
cá nhân và nhà đầu tƣ có tổ chức. Nhà đầu tƣ cá nhân là những ngƣời có vốn nhàn
rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trƣờng chứng khoán với mục địch tìm kiếm
lợi nhuận. Tuy nhiên trong đầu tƣ thì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, lợi nhuận
càng cao thì rủi ro càng lớn và ngƣợc lại. Chính vì vậy các nhà đầu tƣ cá nhân luôn
phải lựa chọn các hình thức đầu tƣ phù hợp với khả năng cũng nhƣ mức độ chấp
nhận rủi ro của mình. Nhà đầu tƣ có tổ chức, hay còn gọi là các định chế đầu tƣ,
thƣờng xuyên mua bán chứng khoán với số lƣợng lớn trên thị trƣờng. Các tổ chức
này thƣờng có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để
nghiên cứu thị trƣờng và đƣa ra các quyết định đầu tƣ. Một số nhà đầu tƣ chuyên
nghiệp chính trên thị trƣờng chứng khoán là các công ty đầu tƣ, công ty bảo hiểm,,
các quỹ lƣơng hƣu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tƣ thông qua các tổ chức
đầu tƣ có ƣu điểm nổi bật là có thể đa dạng hóa danh mục đầu tƣ và các quyết định
đầu tƣ đƣợc thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
Các công ty tài chính: Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tƣ là các
công ty tài chính. Các công ty tài chính đƣợc phép kinh doanh chứng khoán, có thể
sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tƣ vào chứng khoán nhằm mục đích thu lợi.


×