Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Xây dựng Tổ chức học tập tại Trường Trung học cơ sở Alpha Thực trạng và Giải pháp (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỌC TẬP TẠI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ALPHA:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

NGUYỄN THỊ HẢI DIỆU

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỌC TẬP TẠI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ALPHA:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hải Diệu
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thế Anh



Hà Nội - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đề tài “Xây dựng Tổ chức học tập tại Trường Trung học cơ sở
Alpha: Thực trạng và Giải pháp” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào
và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu. Các số liệu trong luận văn được sử dụng
trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát
triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Tác giả

Nguyễn Thị Hải Diệu


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................iv
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỌC TẬP ..............6
1.1. Tính thiết yếu của việc xây dựng Tổ chức học tập...............................................6
1.2. Định nghĩa Tổ chức học tập .................................................................................8

1.2.1. Các quan niệm về Tổ chức học tập ..............................................................8
1.2.2. Định nghĩa Tổ chức học tập .......................................................................10
1.2.3. Định nghĩa Trường học như một Tổ chức học tập ....................................11
1.3. Mô hình Tổ chức học tập hệ thống .....................................................................11
1.3.1. Hệ thống Tổ chức.......................................................................................12
1.3.2. Hệ thống Con người ...................................................................................13
1.3.3. Hệ thống Tri thức .......................................................................................14
1.3.4. Hệ thống Công nghệ ..................................................................................15
1.3.5. Hệ thống Học tập .......................................................................................16
1.4. Đặc điểm của Tổ chức học tập ...........................................................................17
1.4.1. Đặc điểm chung của các Tổ chức học tập .................................................17
1.4.2. Đặc điểm của Ngôi trường học tập ............................................................18
1.5. Xây dựng Tổ chức học tập..................................................................................20
1.5.1. Phân tích các yếu tố môi trường & đánh giá thực trạng ............................21
1.5.1.1. Phân tích các yếu tố môi trường ..........................................................21
1.5.1.2. Đánh giá thực trạng học tập của tổ chức .............................................22
1.5.2. Xây dựng các hệ thống của Tổ chức học tập .............................................23
1.5.2.1. Xây dựng Tổ chức ...............................................................................24
1.5.2.2. Phát triển thành viên học tập với tinh thần hợp tác .............................27
1.5.2.3. Quản trị tri thức ...................................................................................28
1.5.2.4. Ứng dụng công nghệ ...........................................................................30
1.5.2.5. Phát triển năng lực học tập ..................................................................31
1.5.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động .....................................................................34


iii

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG
THCS ALPHA ..........................................................................................................36
2.1. Tổng quan về Trường THCS Alpha ...................................................................36

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................36
2.1.2. Mô hình giáo dục THCS Alpha .................................................................36
2.1.3. Cơ cấu Trường học ....................................................................................38
2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động THCS Alpha ....................................43
2.3. Thực trạng xây dựng TCHT tại Trường THCS Alpha .......................................45
2.3.1. Thực trạng đặc điểm học tập tại THCS Alpha...........................................45
2.3.2. Môi trường học tập và làm việc .................................................................48
2.3.3. Vai trò và cam kết của lãnh đạo .................................................................51
2.3.4. Vai trò của giáo viên ..................................................................................52
2.3.5. Cộng đồng học tập .....................................................................................54
2.3.6. Quản trị tri thức ..........................................................................................56
2.3.7. Ứng dụng công nghệ ..................................................................................58
2.4. Hiệu quả trường học ...........................................................................................58
2.5. Nhận xét chung ...................................................................................................60
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỌC TẬP TẠI
TRƯỜNG THCS ALPHA ........................................................................................63
3.1. Định hướng phát triển Trường THCS Alpha......................................................63
3.2. Đề xuất giải pháp xây dựng Tổ chức học tập tại Trường THCS Alpha .............64
3.2.1. Nhóm giải pháp ngắn hạn ..........................................................................64
3.2.2. Nhóm giải pháp dài hạn .............................................................................66
3.2.2.1. Thiết lập cơ chế và quy trình xây dựng TCHT hệ thống ....................66
3.2.2.2.Thiết lập hệ thống tương tác trực tuyến của THCS Alpha ...................68
3.2.2.3. Chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình vận hành ..............69
3.2.3. Giải pháp khác ...........................................................................................69
3.3. Hạn chế của đề xuất và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 74
PHỤ LỤC .....................................................................................................................i


iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Danh mục hình vẽ
Hình 1.1: Mô phỏng Tổ chức học tập .......................................................................10
Hình 1.2: Mô hình Tổ chức học tập hệ thống ...........................................................12
Hình 1.3: Hệ thống Tổ chức ......................................................................................12
Hình 1.4: Hệ thống Con người ..................................................................................14
Hình 1.5: Hệ thống Tri thức ......................................................................................15
Hình 1.6: Hệ thống Công nghệ .................................................................................16
Hình 1.7: Hệ thống Học tập ......................................................................................16
Hình 1.8: Cộng đồng học tập ....................................................................................20
Hình 1.9: Quy trình xây dựng Tổ chức học tập ........................................................21
Hình 1.10: Mô hình PEST .........................................................................................22
Hình 2.1: Mô hình giáo dục trường THCS Alpha ....................................................37
Hình 2.2: THCS Alpha trong hệ sinh thái TTK ........................................................39
Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu trường THCS Alpha ............................................................40
Hình 2.4: Các giá trị tích cực tại THCS Alpha .........................................................49
Hình 2.5: Nhiệm vụ của Advisor ..............................................................................53
Hình 2.6: Ví dụ tương tác qua Email giữa phụ huynh và THCS Alpha ...................55
Hình 3.1: Mô hình Tổ chức học tập toàn diện đề xuất cho trường THCS Alpha .....67
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Kết quả tự đánh giá năng lực trường THCS Alpha ..............................47
Biểu đồ 2.2: Sự hài lòng của giáo viên THCS Alpha năm học 2017 – 2018 ...........59
Biểu đồ 2.3: Sự hài lòng của học sinh khối 9 năm học 2017 – 2018 ........................60
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Sự thay đổi của tổ chức ..............................................................................7
Bảng 2.1: Kết quả tự đánh giá năng lực học tập trường THCS Alpha .....................46


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

THCS

Trung học cơ sở

TCHT

Tổ chức học tập

NTHT

Ngôi trường học tập

KPIs

Key Performance Indicators
Các chỉ số đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc


vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổ chức học tập (TCHT) là một tập thể có mục tiêu và cơ cấu vận hành riêng
biệt, đóng vai trò quan trọng trong một xã hội không ngừng chuyển biến và coi trọng

giá trị của tri thức. Trong đó, năng lực học hỏi không ngừng của cá nhân và tập thể
là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất dẫn đến sự trường tồn của tổ chức. Xây dựng
TCHT là xu thế tất yếu cho thành công của bất kỳ ngành nghề nào trong thế kỷ 21,
bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Xây dựng TCHT bắt đầu từ việc phân tích các đặc
điểm môi trường, chú trọng tới các thay đổi, và đánh giá năng lực học tập hiện tại của
tổ chức. Dựa trên các phân tích đó, hệ thống con của TCHT được thiết lập và phát
triển, cụ thể bao gồm các hoạt động: xây dựng tổ chức, phát triển thành viên học tập
với tinh thần hợp tác, phát triển hệ thống quản trị tri thức, ứng dụng công nghệ và
cuối cùng là tăng cường các năng lực học tập. Quá trình xây dựng TCHT kết thúc tại
giai đoạn 3: đánh giá hiệu quả hoạt động. Trên thực tế, quá trình này là một chu trình
khép kín diễn ra liên tục. Các phân tích từ luận văn cho thấy Trường THCS Alpha đã
và đang triển khai xây dựng Trường học như một TCHT với triết lý giáo dục “Học
đam mê, sống tự chủ”. Trường đã đạt được những thành công ban đầu với môi trường
học tập và làm việc hài hòa, cởi mở, giàu năng lực học tập ở cấp độ cá nhân và đội
nhóm. Mô hình giáo dục kết nối 3 bên Học sinh – Gia đình – Nhà trường đạt được
những thành công đáng kể. Tuy nhiên, cách triển khai chưa được hệ thống và chủ yếu
tập trung vào giai đoạn 2 trong quy trình xây dựng TCHT. Thách thức từ sự biến đổi
ngày càng nhanh của môi trường ngoài và áp lực từ kế hoạch mở rộng cấp học (Tiểu
học và Trung học phổ thông) trong vòng 2 năm tới sẽ khiến Trường học khó thành
công nếu tương lai không có một giải pháp hệ thống toàn diện. Trong ngắn hạn,
Trường THCS Alpha cần giải quyết tạm thời các khó khăn trước mắt như: sự quá tải
của giáo viên, sự kết nối thiếu chặt chẽ và hệ thống giữa gia đình và nhà trường cũng
như các ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động quản trị tri thức chưa có nhiều
nổi bật. Đồng thời, Trường cần chuẩn bị nguồn lực và đóng gói các quy trình, quy
chuẩn nhằm ứng dụng cộng nghê thông tin mạnh mẽ hơn để hướng tới quản trị một
mô hình TCHT hệ thống trong dài hạn.
Từ khóa: Tổ chức học tập, Ngôi trường học tập, Xây dựng Tổ chức học tập


1


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, cùng với các quốc gia Đông

Nam Á khác, đang dần trở thành trung tâm sáng tạo, công nghệ của thế giới và dẫn
đầu cú hích bùng nổ kinh tế. Tất cả mọi ngành nghề đều đang chịu tác động của các
cuộc cách mạng công nghiệp, gần đây nhất là cách mạng công nghiệp 4.0. Giáo dục
Việt Nam cũng đang trải qua một giai đoạn cải cách toàn diện, đặc biệt khi tư nhân
hóa ngày càng gia tăng. Trong trào lưu chuyển biến không ngừng đó, năng lực học
hỏi để thích nghi cùng thời đại là yêu cầu bức thiết với tất cả các tổ chức trong lĩnh
vực giáo dục nói riêng và các doanh nghiệp của mọi ngành nghề nói chung. Một tổ
chức mang đặc điểm học tập thích nghi như thế, cơ bản, được gọi là một Tổ chức học
tập. Xây dựng và chuyển hóa các tổ chức thành Tổ chức học tập là tất yếu trong thế
kỷ 21.
Tại Việt Nam, TCHT là một khái niệm chưa nhận được nhiều quan tâm của giới
học thuật cũng như giới thực hành về quản trị tổ chức. Mặc dù vậy, một vài học giả
(như Dương Trọng Tấn1) đã bắt đầu nghiên cứu về đề tài này thông qua bản dịch của
cuốn sách “Nguyên lý thứ năm: Nghệ thuật và thực hành Tổ chức học tập” của Peter
Senge (1990). Mặc dù chưa hiểu rõ khái niệm Tổ chức học tập, một vài doanh nghiệp,
tổ chức đã và đang định hướng phát triển theo hướng học tập một cách sơ khai như
Tập đoàn FPT2 hay Trường THCS Alpha. Thực tế cho thấy, từ khi thành lập cho đến
nay, Trường THCS Alpha vẫn luôn xây dựng một văn hóa học hỏi xuyên suốt. Tuy
nhiên, liệu cách làm của Trường đã đảm bảo tính toàn diện và hệ thống đúng tinh
thần xây dựng một Tổ chức học tập? Và để hướng tới một mô hình TCHT hiệu quả,
Trường THCS Alpha nên có những giải pháp phát triển như thế nào?
Do đó, nghiên cứu “Xây dựng Tổ chức học tập tại Trường Trung học cơ sở
Alpha: Thực trạng và giải pháp” ra đời nhằm đánh giá thực trạng xây dựng Tổ chức


Ví dụ một bài viết của Dương Trọng Tấn về TCHT
/>2
Tập đoàn FPT chuyển hóa mình trở thành TCHT
/>1


2

học tập tại Trường THCS Alpha và đề xuất xây dựng một mô hình tích hợp toàn diện
và hiệu quả hơn.
2.

Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của luận văn là nghiên cứu việc xây dựng Tổ chức học tập

tại Trường THCS Alpha để từ đó đưa ra đề xuất giải pháp cho THCS Alpha nói riêng
và các trường học tư nhân Việt Nam trong thế kỉ 21 nói chung nhằm nâng cao hiệu
quả giáo dục, năng lực cạnh tranh và thu hút học sinh của Trường THCS Alpha.
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
 Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về Tổ chức học tập, xây dựng Tổ chức học
tập nói chung và Trường học như một Tổ chức học tập nói riêng.
 Tổng hợp, phân tích và đánh giá việc xây dựng Tổ chức học tập tại Trường
THCS Alpha, thực trạng năng lực học tập của Trường và một số hiệu quả
đạt được.
 Đề xuất giải pháp xây dựng mô hình Tổ chức học tập hoàn thiện hơn cho
Trường THCS Alpha nhằm đạt được hiệu quả giáo dục, năng lực cạnh tranh
và thu hút học sinh của Trường THCS Alpha.
3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Căn cứ trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn xác định đối tượng

nghiên cứu là: Quy trình xây dựng Tổ chức học tập tại Trường THCS Alpha.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm:
 Về mặt nội dung, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu tập trung vào quy
trình và các yếu tố xây dựng TCHT tại Trường THCS Alpha.
 Về thời gian, hoạt động nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 10/2017
đến tháng 3/2018.
 Về tầm nhìn của các đề xuất, kiến nghị, luận văn đưa ra những đề xuất và
kiến nghị tầm nhìn tới năm 2023.
4.

Tổng quan tình hình nghiên cứu


3

TCHT không còn là một khái niệm mới mẻ trên văn đàn học thuật thế giới. Bắt
đầu được phổ biến rộng rãi từ năm 1990 nhờ các công trình khoa học của Peter Senge,
TCHT là chủ đề quan trọng trong các nghiên cứu về phát triển và xây dựng tổ chức,
trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Năm 2016, OECD cho ra đời
một bài báo nghiên cứu mang tên What makes a school a learning organization? tóm
tắt lịch sử nghiên cứu về đề tài Trường học như một Tổ chức học tập. Bài báo đồng
thời mô tả đặc điểm hệ thống của một Ngôi trường học tập nói chung và tuy nhiên
nghiên cứu này không bao gồm nghiên cứu thực nghiệm để chứng thực mô hình. Ở
Việt Nam, nghiên cứu về TCHT còn khá mới mẻ và chưa có một nghiên cứu nào về
mô hình Trường học như một TCHT. Tài liệu học thuật duy nhất được phát hành rộng
rãi là tác phẩm “Nguyên lý thứ năm: Nghệ thuật và thực hành Tổ chức học tập” của
Peter Senge đã được dịch sang Tiếng Việt. Từ đó, ứng dụng các lý thuyết về Tổ chức

học tập của Peter Senge (1990), sách Building the Learning Organization của
Michael Marquardt (2002), công cụ đánh giá TCHT của David Garvin cùng cộng sự
đăng trên Harvard Business Review trong bài báo mang tên Is Yours a Learning
Organization (2008), công cụ đánh giá TCHT của Victoria Marsick và Karen
Watkins (2003) với tên gọi The Dimensions of the Learning Organization
Questionnaire và những phân tích của OECD (2016), tác giả phân tích việc xây dựng
TCHT tại Trường THCS Alpha. Đây là một ví dụ thực tiễn và sơ khai về phát triển
năng lực học tập cho tổ chức trong lĩnh vực giáo dục. Sau đó, luận văn này có thể làm
ví dụ cho các nghiên cứu chuyên sâu sau này.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Dữ

liệu được thu thập từ các nguồn thứ cấp như website và các nghiên cứu sẵn có; hoặc
sơ cấp như trực tiếp thu thập thông tin thông qua các cuộc phỏng vấn và thực hiện
khảo sát với Trường THCS Alpha. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tới THCS
Alpha 2 lần để phỏng vấn trực tiếp Ban lãnh đạo, Trưởng nhóm Marketing và 4 giáo
viên khối 9 (Tên riêng trong luận văn được viết tắt hoặc sửa đổi nhằm đảm bảo tính
khách quan của luận văn nghiên cứu). Thông tin cũng được thu thập qua các cuộc


4

trao đổi bằng email, facebook và điện thoại với các cán bộ giáo viên khác như Trưởng
bộ phận Nhân sự, giáo viên bộ môn mới gia nhập Trường.
Ngoài ra, có sáu bảng hỏi được thiết kế, trong đó 2 bảng dành cho Ban lãnh đạo,
2 bảng dành cho giáo viên khối 9, 1 bảng dành cho học sinh khối 9 và 1 bảng dành
cho phụ huynh học sinh khối 9. Xem phụ lục 1 – 6.
 1 bảng hỏi dành cho Ban lãnh đạo và 1 bảng hỏi dành cho giáo viên bao gồm

những câu hỏi mở.
 4 bảng hỏi còn lại bao gồm các mệnh đề, yêu cầu người được hỏi lựa chọn
các giá trị phù hợp từ 1 đến 6.
Tác giả thực hiện 2 chuyến tham quan, tìm hiểu và thu thập dữ liệu tại Trường
THCS Alpha. Các kết quả thu được được trình bày tại Chương 2.
6.

Những đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp mới sau:
 Hệ thống hóa một quy trình xây dựng Tổ chức học tập.
 Sử dụng kết quả điều tra được để phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng
Tổ chức học tập tại Trường THCS Alpha.
 Đưa ra một số đề xuất cho Trường học nhằm phát triển mô hình giáo dục
định hướng phát triển năng lực học tập, qua đó nâng cao hiệu quả giáo dục,
cải thiện năng lực cạnh tranh trong việc thu hút học sinh.

7.

Kết cấu của luận văn
Ngoài danh mục bảng, biểu đồ và hình, lời mở đầu và phụ lục, luận văn nghiên

cứu được chia thành ba chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng Tổ chức học tập
Chương 2: Thực trạng xây dựng Tổ chức học tập tại Trường THCS Alpha
Chương 3: Đề xuất giải pháp xây dựng Tổ chức học tập tại Trường THCS Alpha


5

Tác giả hi vọng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Quý Thầy/Cô và các

chuyên gia, các nhà khoa học để làm giàu cũng như hoàn thiện hiểu biết của tác giả
về đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!


6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỌC TẬP
1.1. Tính thiết yếu của việc xây dựng Tổ chức học tập
Reginald Revans (1907 – 2003)3, cha đẻ của Định luật Revans, nhận định: “Tốc
độ học tập bên trong tổ chức phải lớn hơn hoặc bằng những thay đổi diễn ra ở môi
trường ngoài, nếu không thì tổ chức không thể tồn tại”. Công thức sau tóm tắt lại
Định luật này:
L ≥ EC
Trong đó,

L (learning): năng lực học tập của tổ chức

EC (external environment change): sự thay đổi của môi trường bên ngoài
Thực vậy, Marquardt (2002) cho rằng, doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức xã hội
nào cần phải học cách thích nghi với 8 thay đổi quan trọng trong thế kỷ 21: (1) toàn
cầu hóa và nền kinh tế toàn cầu; (2) tiến bộ khoa học công nghệ; (3) chuyển biến
mạnh mẽ trong quan niệm về nghề nghiệp và vận hành doanh nghiệp (sự ra đời của
nhiều loại hình công việc từ việc bán thời gian, việc hợp đồng cho đến việc thời vụ,
thực tế của sự liên minh kết hợp cạnh tranh giữa các tổ chức, vai trò quan trọng của
làm việc nhóm); (4) sự gia tăng ảnh hưởng của khách hàng đối với chiến lược và hoạt
động của doanh nghiệp; (5) kiến thức và năng lực học tập dần được coi là tài sản
chính quan trọng nhất của tổ chức; (6) sự thay đổi trong vai trò và kỳ vọng của người
lao động; (7) sự đa dạng và tính di động của công việc; và (8) tình trạng bất ổn và
biến đổi bất ngờ của xã hội. Những thách thức đó vừa là sức ép, lại vừa là đòn bẩy

tạo ra sự thay đổi trong tổ chức (xem Bảng 1). Tổ chức không thể thay đổi nếu như
vẫn vận hành trên nền tảng kiến thức, kỹ năng đã có của ngày hôm qua. Tương tự,
Albert Einstein từng viết “Không một vấn đề nào có thể được giải quyết nếu vẫn cứ
tiếp tục sử dụng một lối tư duy cũ, chúng ta phải học để đoán biết một thế giới mới.”
Tốc độ các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra phần nào cho thấy một sự thật rằng
tri thức đang được sản sinh hàng ngày, hàng giờ với tốc độ ngày một nhanh hơn. Nếu
như khoảng cách giữa cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên và thứ hai là khoảng 100

3

Đọc thêm về Reginal Revans tại />

7

năm, thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra sau đó chỉ khoảng 70 năm,
vào những năm 1970. Khoảng 40 năm sau (năm 2013), cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đã được gọi tên trên báo chí Đức. Doanh nghiệp muốn sinh tồn, buộc phải
bắt kịp hoặc đón đầu các xu thế của thời đại. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt
giữa các doanh nghiệp cùng ngành, công ty nào sáng tạo, tiếp thu và chuyển giao tri
thức nhanh hơn, công ty đó có lợi thế cạnh tranh hơn (Garvin và cộng sự, 1993). Càng
ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực học tập là lợi thế cạnh tranh bền
vững duy nhất của tổ chức. Do vậy, xây dựng năng lực học tập của tổ chức mang tính
tất yếu đối với sự sống còn của doanh nghiệp trong dài hạn.
Bảng 1.1: Sự thay đổi của tổ chức
Đặc điểm

Tổ chức xưa

Tổ chức mới


Các công việc trọng tâm

Tay chân

Trí óc

Các mối quan hệ trong tổ chức

Phân theo cấp bậc

Đối tác

Số lượng cấp bậc

Nhiều

Ít

Cấu trúc tổ chức

Phân theo chức năng Phân theo nhóm dự án

Các ranh giới trong tổ chức

Cố định

Linh hoạt

Áp lực cạnh tranh


Sát nhập chiều dọc

Thuê ngoài và liên minh

Phong cách lãnh đạo

Chuyên quyền

Hợp tác

Văn hóa

Phục tùng

Cam kết & kết quả

Nhân sự

Đồng nhất

Đa dạng

Mục tiêu chiến lược

Hiệu quả

Sáng tạo

Nguồn: Marquardt, M. J. (2002). Building the learning organization. Palo Alto,
CA: Davies-Black Publishing.

Xét riêng trong lĩnh vực giáo dục, trường học còn có một lý do quan trọng hơn
phải phát triển năng lực học hỏi. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
hiệp quốc UNESCO, giáo dục nên là công cụ quyền lực giúp cho cả trẻ em lẫn người
lớn trở thành những thành viên tích cực trong tiến trình phát triển xã hội. Mục tiêu
của trường học là trang bị cho học sinh kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Tuy nhiên,
môi trường sống không bất biến. Schlechty (2009) nhấn mạnh ba thay đổi lớn ảnh


8

hưởng đến hoạt động dạy và học ở trường là sự sẵn có của học tập trực tuyến, sức
ảnh hưởng của bạn bè đồng trang lứa tới hành vi học sinh và các chương trình
marketing đang dần hướng đến đối tượng người trẻ. Học sinh phải có đủ năng lực,
phải được rèn luyện để xây dựng hệ giá trị đạo đức và niềm tin để đưa ra quyết định
của chính bản thân mình. Trường học phải là một môi trường học tập lành mạnh. Tri
thức và thông tin là trái tim của trường học. Tuy nhiên, việc đơn thuần dạy kiến thức
như cách chúng ta làm cách đây 200 năm sẽ tạo ra những đứa trẻ thất bại, thất bại
trước máy móc hiện đại. Chúng nên được dạy cả những kỹ năng mềm như cách tư
duy độc lập và làm việc nhóm (Jack Ma tại Diễn đàn kinh tế thế giới, 2018). Nếu
nguyện vọng của con người là cung cấp nền giáo dục tốt nhất có thể thì trường học
cần phải là trung tâm của sức sáng tạo, trí tưởng tượng và cam kết theo đuổi sự xuất
sắc bằng nỗ lực tập thể.
1.2. Định nghĩa Tổ chức học tập
1.2.1. Các quan niệm về Tổ chức học tập
Mặc dù đa số các nhà nghiên cứu và thực hành về tổ chức đều cho rằng xây
dựng TCHT là cần thiết trong thời đại của tri thức, công nghệ và sáng tạo, một khái
niệm thống nhất về TCHT vẫn chưa được công nhận.
Tổ chức là một tập hợp các cá nhân riêng lẻ tương tác lẫn nhau, cùng làm việc
hướng tới những mục tiêu chung và mối quan hệ làm việc của họ được xác định theo
cơ cấu nhất định. Khái niệm TCHT mang nội hàm hẹp hơn. Theo nhiều nhà nghiên

cứu, TCHT đã tồn tại cách đây vài thập kỷ, thậm chí 100 năm. TCHT không chỉ có
vị trí quan trọng trong các nghiên cứu về học thuyết quản trị đương đại mà còn được
áp dụng trong thực tiễn (Nakpodia, 2009; Gronhaug và Stone, 2012). Tuy nhiên, khái
niệm TCHT chỉ được phổ biến rộng rãi và nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới
học thuật từ những năm 1980 – 1990, qua bài báo của Peter Senge với tựa đề “The
Learning Organization” đăng trên tạp chí Sloan Management Review của Học viện
công nghệ Massachusets (Mỹ). Peter Senge mô tả TCHT trong cuốn Nguyên lý thứ
5: Nghệ thuật thực hành tổ chức học tập (1990), là “nơi mà con người liên tục mở
mang năng lực để tạo ra những kết quả họ thực sự mong muốn, nơi những hình thái


9

tư duy mới và bùng nổ được nuôi dưỡng, nơi khát vọng tập thể được tự do thiết lập,
và nơi con người không ngừng học tập để cùng nhau hiểu cái toàn thể” (trang 3).
Trong khi đó, giáo sư David Garvin của Trường Đại học Harvard không nhấn mạnh
yếu tố con người mà xem xét TCHT dưới góc nhìn quản trị tri thức. Cụ thể, “Tổ chức
học tập là một tổ chức có kỹ năng sáng tạo, thu thập, và chuyển đổi thông tin, và có
năng lực điều tiết hành vi của tổ chức tương thích những kiến thức và hiểu biết mới.”
(Garvin, 1993). Watkins và Marsick (2003) tập trung vào đặc điểm của quá trình học
tập và chuyển hóa tổ chức. Theo họ, “TCHT mang đặc trưng học tập không ngừng
nhằm liên tục cải tiến, và năng lực tự chuyển hóa chính nó.” Nếu như ba định nghĩa
trước mô tả TCHT qua các yếu tố bên trong thì Marquardt (2002) nhấn mạnh đến áp
lực của môi trường ngoài. Là một giáo sư về phát triển nguồn nhân lực toàn cầu tại
Đại học George Washington đồng thời là quản lý và điều hành kinh doanh dày dặn
kinh nghiệm, ông không đưa ra một định nghĩa cụ thể về TCHT mà mô tả những đặc
điểm mà mỗi tổ chức trong thế kỷ 21 cần có để “lãnh đạo toàn cầu” như: “bộ não
khủng, khả năng học tập nhanh chóng…, học nhanh hơn, thích nghi nhanh hơn với
những thay đổi từ môi trường…”. Ông ví TCHT như “giống loài thích nghi”, đặc biệt
cần thiết trong bối cảnh xã hội có những chuyển biến không ngừng do tác động của

toàn cầu hóa và những tiến bộ công nghệ. Cùng góc nhìn đó, Schelchty (2009) nhận
định TCHT là một “bộ phận được công nhận của xã hội” và Alavi và McCormick
(2004) nhấn mạnh yêu cầu “học tập không ngừng để thích nghi với thay đổi của môi
trường, dò tìm và sửa chữa lỗi, và nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ vào sức mạnh
tập thể”.
Cho dù cách tiếp cận và từ ngữ được sử dụng khác nhau, bản thân khái niệm
TCHT trong mỗi cách hiểu xoay quanh một đặc điểm quan trọng nhất của mô hình
tổ chức này: học, học nữa, học mãi. Khái niệm TCHT mang một nội hàm nhiều tầng
lớp, thể hiện ở mối liên hệ phụ thuộc giữa hành vi cá nhân, đội nhóm, và văn hóa và
thực hành ở cấp độ tổ chức. Kools và Stoll (OECD, 2016) đánh giá cao tầm quan
trọng của niềm tin, giá trị sống và chuẩn mực đạo đức của mỗi người trong tổ chức
đối với việc học tập suốt đời. Do đó, nhiều học giả thường xuyên phân tích tầm quan
trọng của việc tạo ra một “không khí học tập” (Rothwell, 2002), “văn hóa học hỏi”


10

(Gephart và cộng sự, 1996; Ortenblad, 2002) khi xây dựng một TCHT. Mục đích sau
cùng của bất kỳ chiến lược nào là đảm bảo hoàn thành mục tiêu của tổ chức trong bối
cảnh đổi thay không ngừng của xã hội.
1.2.2. Định nghĩa Tổ chức học tập
Dựa trên những phân tích và nghiên cứu, người viết đưa ra một định nghĩa cá
nhân như sau: Tổ chức học tập là một tập thể có mục tiêu và cơ cấu vận hành riêng
biệt, đóng vai trò quan trọng trong một xã hội không ngừng chuyển biến và coi trọng
giá trị của tri thức, trong đó, năng lực học hỏi không ngừng của cá nhân và tập thể
là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất dẫn đến sự trường tồn của tổ chức.

Cá nhân học tập 

Hình 1.1: Mô phỏng Tổ chức học tập

Theo đó, TCHT nên được nhìn nhận từ hai góc độ. Nhìn từ bên trong, TCHT là
một tập thể của những người có đam mê học hỏi mãnh liệt. Đam mê này được hiện
thực hóa thành năng lực học hỏi và phát triển. Dưới cơ cấu vận hành của tổ chức,
năng lực học tập được kết nối tạo thành sức mạnh tập thể, nhằm giúp tổ chức đón đầu
các cơ hội và giải quyết các thách thức của môi trường ngoài nhằm thực hiện mục


11

tiêu của tổ chức. Nhìn từ bên ngoài, TCHT là một bộ phận và là hệ quả tất yếu của
tiến trình phát triển xã hội. Trong tiến trình văn minh của nhân loại, bất kỳ những
thay đổi nào của xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa hay công nghệ…) đều có ảnh
hưởng đến quá trình vận hành của tổ chức. TCHT phản ứng lại bằng cách đón nhận,
thích nghi, và thậm chí là dự đoán để đón đầu xu thế. Định nghĩa này được sử dụng
trong phạm vi luận văn và liên kết với các nội dung trình bày bên dưới.
1.2.3. Định nghĩa Trường học như một Tổ chức học tập
Trường học là một loại hình tổ chức, nơi mà học sinh đến để học tập và tiếp thu
kiến thức dưới sự chỉ dạy của giáo viên. Trường học như một TCHT (hay Ngôi trường
học tập – NTHT) là một loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong đó tất cả các thành
viên trong tổ chức có thể học hỏi không ngừng kiến thức và kỹ năng mới để có năng
lực giải quyết những thay đổi và nhận ra những mục tiêu của hệ thống giáo dục quốc
gia (Hamzah và cộng sự, 2011). Trong NTHT, học sinh, giáo viên, các nhà lãnh đạo
và quản lý đều là người học (Retna và Tee, 2006). Mục tiêu chính của NTHT là cải
thiện việc học tập của học sinh và tạo mọi điều kiện nhằm thực hiện mục tiêu đó
(Wallace và cộng sự, 1997). NTHT là một cách tiếp cận lý tưởng, thúc đẩy năng lực
thích nghi và sự chủ động của trường học trước những kỳ vọng và điều kiện khác
nhau của xã hội, từ đặc điểm của học sinh cho đến vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, văn
hóa xã hội mỗi vùng miền, cho đến cơ chế chính sách giáo dục ở cấp độ địa phương
(Paletta, 2011). Trường học xây dựng các quy trình, chiến lược và cơ cấu phù hợp để
mỗi nhân viên trường học ở mọi cấp độ hợp tác, liên tục học tập và ứng dụng những

hiểu biết mới trong bối cảnh môi trường thay đổi mang tính chất toàn cầu và khó đoán
định (Silins và cộng sự, 2002, Schechter và Mowafag, 2012). Không chỉ gắn kết sự
tham gia của tất cả thành viên trong trường học, NTHT kêu gọi sự ủng hộ và nỗ lực
từ các gia đình, các nhà sư phạm, doanh nghiệp địa phương, nhà quản lý hay bất kỳ
ai dù trong hay ngoài trường học, nhằm phát triển tương lai giáo dục.
1.3. Mô hình Tổ chức học tập hệ thống
Dựa trên kinh nghiệm làm việc với 100 TCHT và kế thừa các nghiên cứu khoa
học trước đó, Marquardt (2002) đưa ra một mô hình tổng thể cho một TCHT bao gồm


12

năm hệ thống con: Tổ chức, Con người, Tri thức, Công nghệ và Học tập (Hình 1.2).
Năm hệ thống này không tồn tại độc lập mà có liên hệ chặt chẽ và bổ sung, hỗ trợ lẫn
nhau. Nếu một hệ thống chưa phát triển đầy đủ, cả TCHT đều sẽ chịu ảnh hưởng.
Trong đó, hệ thống Học tập là nòng cốt, có vai trò kết nối và chịu tác động bởi các hệ
thống khác.

Tổ chức

Công
nghệ

Học tập

Con
người

Tri thức


Hình 1.2: Mô hình Tổ chức học tập hệ thống
1.3.1. Tổ chức
Hệ thống tổ chức đặc trưng bởi 4 khía cạnh: tầm nhìn, văn hóa, chiến lược và
phong cách lãnh đạo/quản trị (hay cơ cấu tổ chức).
Tầm
nhìn


cấu tổ
chức

Tổ chức

Văn
hóa

Chiến
lược

Hình 1.3: Hệ thống Tổ chức


13

Tầm nhìn là trạng thái, hình ảnh, là những gì tổ chức muốn đạt được trong tương
lai. Tầm nhìn là sự hướng dẫn và nguồn cảm hứng cho tổ chức tập trung để đạt được
thành công trong 5 năm, 10 năm, hay xa hơn. Tầm nhìn được đặt ra từ khi tổ chức
mới được thành lập và không thay đổi. Trong mọi tổ chức, tầm nhìn phải được thống
nhất. Nhân sự có thể thay đổi nhưng tầm nhìn của một công ty thì bất biến. Đối với
tổ chức học tập, tầm nhìn đó không chỉ đơn thuần là tầm nhìn của ban lãnh đạo, của

người sáng lập. Đó còn là tầm nhìn của mỗi cá nhân.
Văn hóa tổ chức là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách
nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong một tổ chức cùng thống
nhất và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến nhận thức và hành động của từng thành
viên (Nguyễn Mạnh Quân, 2011). Theo Schein (1992), văn hóa tổ chức biểu hiện ra
bên ngoài được gọi là các thực thể hữu hình như kiến trúc, câu chuyện, ngôn ngữ giao
tiếp… Các chuẩn mực đạo đức, các niềm tin, giá trị, những giả định được ngầm hiểu
là tầng vô hình của tổ chức. Trong TCHT, học hỏi là một khía cạnh văn hóa thiết yếu
đối với thành công của doanh nghiệp. Tinh thần học hỏi được tích hợp trong mọi hoạt
động chức năng. Văn hóa học hỏi kết nối con người và thúc đẩy việc học bằng cách
khuyến khích các giá trị tiềm ẩn như làm việc nhóm, tự chủ, dân chủ, chia sẻ.
Chiến lược tổ chức là các kế hoạch hành động, phương pháp, chiến thuật và các
bước triển khai nhằm đạt được tầm nhìn, mục tiêu tổ chức. Các chiến lược của TCHT
tối ưu hóa các tri thức và năng lực thu được qua việc học trong mọi hoạt động vận
hành của tổ chức.
Cơ cấu doanh nghiệp thể hiện ở cách quản lý, lãnh đạo, phân tầng và phân chia
chức năng các phòng ban trong doanh nghiệp. TCHT ưu tiên cấu trúc phẳng, phong
cách lãnh đạo dân chủ và biên giới mở giữa các phòng ban chức năng nhằm tối đa
hóa hoạt động giao lưu, hợp tác, lưu chuyển thông tin, gia tăng trách nhiệm cho cấp
dưới.
1.3.2. Hệ thống Con người
Hệ thống con người trong TCHT bao gồm toàn bộ nhân sự bên trong và bên
ngoài tổ chức, bao gồm: lãnh đạo, quản lý, nhân viên, khách hàng, đối tác, nhà cung


14

cấp, đại lý… và cộng đồng xung quanh. Tất cả đều có vai trò quan trọng và phải được
tạo điều kiện học tập để cùng tạo nên một TCHT lành mạnh.
Lãnh

đạo &
Quản lý

Cộng
đồng

Nhân
viên
Con người

Đối tác

Khách
hàng

Hình 1.4: Hệ thống Con người
Bên cạnh là một người học, lãnh đạo và quản lý đóng vai trò của người hướng
dẫn cho các thành viên khác bên trong tổ chức và là tấm gương học hỏi. Họ cũng
đồng thời là những người tạo môi trường và mang lại cơ hội học hỏi cho các thành
viên khác trong cộng đồng học tập. Cán bộ, nhân viên là những cá nhân nòng cốt của
TCHT. Họ được trao quyền và được gửi gắm những kỳ vọng học tập, lập kế hoạch
phát triển năng lực tiềm tàng, họ dám thử thách, sẵn sàng hành động và luôn chủ động
giải quyết vấn đề. Khách hàng tham gia vào TCHT bằng cách nhận diện nhu cầu cá
nhân, được hướng dẫn, và thiết lập một sự kết nối với việc học của tổ chức. Các đối
tác và liên minh kinh doanh thu được lợi ích bằng cách chia sẻ tri thức và kỹ năng.
Các nhóm cộng đồng kinh tế, xã hội, giáo dục chia sẻ trong việc cung cấp và tiếp
nhận việc học.
1.3.3. Hệ thống Tri thức
Tri thức là trái tim của TCHT. Hệ thống tri thức quản trị các luồng thông tin và
hiểu biết thu thập được hay do chính tổ chức sáng tạo ra. Sáu giai đoạn của quản trị

tri thức là: Tiếp thu, Sáng tạo, Lưu trữ, Phân tích, Chuyển giao và Ứng dụng/Củng
cố. Các giai đoạn này diễn ra liên tục và tác động lẫn nhau. Sự phân luồng thông tin,


15

tri thức diễn ra qua nhiều kênh và ở các thời điểm khác nhau. Hệ thống quản trị tri
thức sẽ tinh lọc các tri thức này để phù hợp với hoạt động và mục tiêu của tổ chức.
Tiếp
nhận
Ứng
dụng
Củng cố

Sáng
tạo
Tri thức

Chuyển
giao

Lưu trữ
Phân
tích

Hình 1.5: Hệ thống Tri thức
Tiếp nhận là việc thu thập các thông tin, kiến thức, dư liệu sẵn có từ bên trong
và bên ngoài tổ chức. Sáng tạo diễn ra khi tri thức mới được sản sinh qua quá trình
hoạt động của tổ chức như nghiên cứu và phát triển, đổi mới hay là một sự kết hợp
mới của những hiểu biết sẵn có nhờ vào năng lực nhận thức bậc cao. Lưu trữ gắn với

việc mã hóa thông tin và giữ gìn tri thức giá trị để tiện cho việc sử dụng của bất kỳ
nhân viên nào ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Phân tích là việc sử dụng các kỹ thuật
khác nhau nhằm đánh giá thông tin, dữ liệu cũng như tái tạo, tinh lọc thông tin, tìm
lựa những tri thức quan trọng. Chuyển giao tri thức là việc lưu chuyển các dòng thông
tin giữa các cá nhân, phòng ban, bằng nhiều phương tiện offline, online, thiết bị điện
tử; bằng các phương thức truyền miệng, tập huấn,… dù có chủ đích hay không có chủ
đích. Ứng dụng và củng cố là việc sử dụng và đánh giá tri thức bởi các thành viên
của tổ chức.
1.3.4. Hệ thống Công nghệ
Hạ tầng công nghệ bao gồm các công cụ thông tin và mạng lưới kỹ thuật được
tích hợp nhằm hỗ trợ các hoạt động của tổ chức, đặc biệt trong việc trao đổi thông
tin, tri thức và học tập. Công nghệ hỗ trợ quản trị tri thức là hệ thống sử dụng máy
tính nhằm thu thập, mã hóa, lưu trữ và chuyển giao thông tin trong tổ chức và khắp


16

thế giới. Công nghệ hỗ trợ học tập bao gồm các công cụ nhằm tối đa hóa việc sử dụng
hình ảnh, âm thanh, các công cụ đa phương tiện trong đào tạo và học tập nhằm mục
đích truyền tải và phát triển kiến thức và kỹ năng.

Hỗ trợ
việc học

Công
nghệ

Quản trị
tri thức


Hình 1.6: Hệ thống Công nghệ
1.3.5. Hệ thống Học tập
Việc học tập diễn ra ở ba cấp độ: cá nhân, đội nhóm và tổ chức. Học tập cá nhân
thể hiện ở sự phát triển về nhận thức, kỹ năng và hiểu biết thông qua trải nghiệm,
quan sát và học tập độc lập của mỗi cá nhân. Ở cấp độ đội nhóm, đó là sự tăng lên về
năng lực và tri thức bên trong đội nhóm và do sự hợp tác giữa các cá nhân. Học tập
ở mức tổ chức diễn ra dưới dạng các bài học được đúc kết, các hoạt động cải tiến quy
trình và nghiệp vụ, hoặc việc tạo dựng và chuyển giao tri thức.

Học tập
cá nhân

Học tập
đội
nhóm

Học tập tổ
chức

Hình 1.7: Hệ thống Học tập


17

Hệ thống học tập đặc trưng bởi 5 năng lực học tập cốt lõi: tư duy hệ thống, phát
triển năng lực cá nhân, đối thoại và học tập đội nhóm, phát triển các mô hình tư duy,
và năng lực tự học. Bốn kỹ năng đầu là bốn trong năm nguyên lý thiết yếu để phát
triển TCHT của Peter Senge (1990). Tư duy hệ thống là quan điểm nhìn nhận thế giới
khách quan trong một thể thống nhất không thể tách rời, mà ở đó tất cả các đơn vị,
yếu tố cấu thành, các hiện tượng cơ bản sinh ra từ chúng đều có mối liên hệ, tác động

quan lại với nhau trong cái tổng thể (Ngô Trung Việt, 2006). Phát triển năng lực cá
nhân hay Hoàn thiện bản thân là năng lực mà mỗi cá nhân cần phải tự trau dồi. Phát
triển năng lực cá nhân yêu cầu sự cam kết của mỗi thành viên đối với việc học tập
suốt đời, thể hiện ở việc liên tục tìm tòi và mở rộng tầm nhìn cá nhân và hiểu biết
mới; nâng cao kỹ năng; tăng cường lòng kiên nhẫn và nhận ra được thực tại một cách
khách quan. Các mô hình tư duy là những giả định, quan niệm, hay thậm chí là những
hình ảnh đã ăn sâu trong suy nghĩ và ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận thế giới
và cách chúng ta hành xử. Tự học có nghĩa là mỗi cá nhân nhận thức được tầm quan
trọng của việc học cũng như luôn đam mê học hỏi. Tự học thể hiện ở việc hiểu phong
cách học tập của bản thân, tự đánh giá được năng lực hiện tại và xác định được nhu
cầu học tập và gắn kết được nhu cầu học tập của bản thân phù hợp với mục tiêu chung
của tổ chức. Đối thoại là một hình thái bậc cao trong giao tiếp giữa người với người
và một biểu hiện của năng lực hợp tác. Hoạt động này yêu cầu khả năng khám phá và
trao đổi vấn đề một tự nhiên và sáng tạo cũng như kỹ năng lắng nghe tập trung và xây
dựng quan điểm cá nhân về vấn đề đó. Người tham gia cần hiểu rõ hành động nào sẽ
thúc đẩy quá trình giao tiếp trong đội nhóm và hành động gây cản trở. Đối thoại tốt
sẽ kết nối mọi người và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình học tập ở cấp độ đội nhóm và tổ
chức.
1.4. Đặc điểm của Tổ chức học tập
1.4.1. Đặc điểm chung của các Tổ chức học tập
Dưới đây là bốn đặc điểm chung của các TCHT.
Đầu tiên, tinh thần đoàn kết và sự hợp tác. Mặc dù hoàn thiện bản thân hay học
tập cá nhân được coi là nền tảng khởi nguồn để phát triển TCHT, sự chia sẻ giữa các
cá nhân và sự thống nhất mới là đích đến sau cùng và là biểu hiển cao nhất về năng


×