Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

20 ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm thiên văn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.65 KB, 6 trang )

5/23/2014

20 ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm | Thiên văn Việt Nam - VACA

Trang chủ
Diễn đàn
Giới thiệu VACA
Liên hệ
Đăng kí
VACA
Trang chủ
Diễn đàn
Tin tức
Hoạt động
Bài viết, Ý kiến
Tiện ích
Giải trí
Kiến thức
Lịch sử thiên văn học
Trái Đất
Hệ Mặt Trời
Thiên cầu, các hiện tượng
Các chòm sao
Sao - Tinh vân
Thiên hà
Vũ trụ học
Dụng cụ thiên văn
Thiên văn Phương Đông
Chủ đề khác
Câu hỏi thường gặp
Tìm kiếm



GO

Hiện có 41 khách Trực tuyến
Bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản đã đăng kí hoặc qua Facebook bằng cách click vào biểu tượng phía dưới
Powered by LoginRadius

Tên đăng nhập

/>
1/6


5/23/2014

20 ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm | Thiên văn Việt Nam - VACA

Mật khẩu

Lưu thông tin
Đăng nhập

Bạn quên mật khẩu?
Bạn quên tên đăng nhập?
Đăng kí
Facebook
Thiên văn Việt
Nam - VACA
Thích
5.559 người thích Thiên văn Việt

Nam - VACA.

Home Sao - Tinh vân 20 ngôi sao sáng nhất bầu
- ☼ trời
- Sựđêm
Co Lại Của Vết Đỏ Lớn Trên Sao Mộc - ☼ - Ra Mắt Cuốn "Mật Mã

20 ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm
Viết bởi Đặng Vũ Tuấn Sơn |

|

|

Hàng đêm khi quan sát bầu trời, bạn có thể nhìn thấy hàng nghìn ngôi sao. Không
phải sao nào cũng giống nhau mà mỗi sao lại có độ sáng khác nhau và chính điều đó
góp phần quan trọng giúp chúng ta phân biệt được chúng. Dưới đây là danh sách 20
ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm mà bạn có thể quan sát

/>
2/6


5/23/2014

20 ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm | Thiên văn Việt Nam - VACA

1 - Sirius: Sao Alpha Canis Majoris, ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Canis Major và cũng là ngôi sao sáng
nhất trên thiên cầu. Ngôi sao có cấp sao -1,46, là một cặp sao kép có chu kì chuyển động quanh nhau là 50
năm. Ngôi sao nằm cách Trái Đất 8,7 năm ánh sáng. Tên của nó theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là sự thiêu đốt, để

chỉ độ sáng đặc biệt của nó. Sau này Sirius còn được gọi là ngôi sao con chó (Dog Star), trong tiếng Việt thường
gọi là sao Thiên Lang.
2 -Canopus: Sao Alpha Carinae - sao sáng nhất trong chòm sao Carina và là ngôi sao sáng thứ hai trên thiên
cầu. Canopus là một sao siêu khổng lồ có cấp sao -0,7 và cách Trái Đất 313 năm ánh sáng. Theo thần thoại Hy
Lạp, Canopus là người cầm đầu đạo quân của vua Menelaos.
3 - Rigil Kentarus: Sao Alpha Centauri - sao sáng nhất của chòm sao Centaurus và là ngôi sao gần Mặt Trời
nhất, cách Mặt Trời 4,36 năm ánh sáng. Đây là một cặp sao kép có chu kì 80 năm và tổng cấp sao là -0,27.
Một sao mờ của hệ sao này có cấp sao 11, sao Proxima Centauri là sao gần Mặt Trời nhất với khoảng cách
4,24 năm ánh sáng (tiếng Việt thường gọi là Cận tinh). Trong tiếng A rập, Rigil Kentarus có nghĩa là cái chân của
nhân mã.
4 - Arcturus: Sao sáng nhất trong chòm sao Bootes, hay còn gọi là sao Alpha Bootis. Arcturus là ngôi sao sáng
thứ tư trên thiên cầu, cách Trái Đất 37 năm ánh sáng với cấp sao biểu kiến -0,04. Theo tiếng Hi Lạp, Arcturus
có nghĩa là người theo dõi gấu, chỉ việc sao Arcturus chuyển động biểu kiến hàng năm trên thiên cầu xung quanh
chòm sao Ursa Major (do chòm sao này nằm gần thiên cực Bắc).
5 - Vega: Sao Alpha Lyrae, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Lyra và là ngôi sao sáng thứ năm trên thiên cầu.
Vega cách Trái Đất 25 năm ánh sáng, cấp sao 0,03. Trong tiếng Việt, ngôi sao này thường được gọi là sao
Chức Nữ. Nó cùng với hai sao là Deneb và Altair (sao Ngưu Lang) tạo thành 3 đỉnh của tam giác mùa hạ.
6 - Capella: Sao sáng nhất của chòm sao Auriga, tên khoa học Alpha Aurigae. Ngôi sao phát ra ánh sáng màu
đỏ, cấp sao 0,1, là một trong những ngôi sao sáng nhất trên thiên cầu. Khoảng cách của nó đến Trái Đất là 42
năm ánh sáng. Theo tiếng Latin, Capella có nghĩa là con dê cái nhỏ.
7 - Rigel: Sao sáng nhất trong chòm sao Orion, tên khoa học Beta Orionis. Rigel có cấp sao 0,1 - sáng hơn sao
Betelgeuse là sao Alpha của chòm sao này. Rigel là một sao siêu khổng lồ cách Trái Đất 775 năm ánh sáng.
Rigel theo tiếng A rập có nghĩa là cái chân của người khổng lồ.
8 - Procyon: Sao Alpha Canis Minoris, sao sáng nhất của chòm sao Canis Minor. Đây là ngôi sao sáng thứ năm
trên thiên cầu với cấp sao 0,38 và cách Trái Đất 11,25 năm ánh sáng. Thực tế đây là một cặp sao kép chuyển
động quanh nhau theo chu kì 41 năm. Theo tiếng Hi Lạp, Procyon có nghĩa là phía trước của con chó, do khi
mọc lên, Procyon luôn mọc trước sao Sirius (sao Thiên Lang/the Dog Star).
9 - Achernar: Sao sáng nhất trong chòm sao Eridanus, hay còn gọi theo tên khoa học là Alpha Eridani. Achenar
có cấp sao 0,5, cách Trái Đất 144 năm ánh sáng. Theo tiếng A rập, Achenar có nghĩa là tận cùng của dòng
sông. Trên thiên cầu, ngôi sao có vị trí nằm ở đầu phía Nam của chòm sao.

10 - Agena: Còn thường được gọi là Hadar, ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao Centaurus, tên khoa học là
Beta Centauri. Hadar là một sao khổng lồ có cấp sao 0,6 và khoảng cách đến Trái Đất là 335 năm ánh sáng.
11 - Altair: Sao Alpha Aquilae - ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Aquila. Ngôi sao có cấp sao 0,8 và cách
Trái Đất 17 năm ánh sáng. Theo tiếng A rập, Altair có nghĩa là con đại bàng đang bay. Altair theo tiếng Việt còn
/>
3/6


5/23/2014

20 ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm | Thiên văn Việt Nam - VACA

hay gọi là sao Ngưu Lang, nó cùng với sao Deneb và Vega (Chức Nữ) tạo thành 3 đỉnh tam giác rất sáng gọi là
tam giác mùa hạ.
12 - Betelgeuse: Sao Alpha Orionis - ngôi sao sáng thứ hai của chòm sao Orion. Đây là một sao siêu khổng lồ
đỏ có đường kính lớn gấp 1000 lần Mặt Trời và là một trong các sao có kích thước lớn nhất đã được biết đến.
Cấp sao của Betelgeuse dao động từ 0,4 đến 0,9 theo chu kì 5 năm, khoảng cách từ ngôi sao này đến Trái Đất
là 425 năm ánh sáng.
13 - Aldebaran: Sao sáng nhất trong chòm sao Taurus, còn gọi là sao Alpha Tauri. Theo tiếng A rập,
Aldebaran có nghĩa là "người theo dõi". Mặc dù khi quan sát bằng mắt thường, Aldebaran được thấy nằm trong
quần sao Hyades nhưng trên thực tế nó không phải một thành viên của quần sao này mà là một sao riêng biệt
cách Trái Đất 65 năm ánh sáng. Cấp sao của ngôi sao này là 0,9.
14 - Acrux: Sao sáng nhất của chòm sao Crux, hay còn gọi theo tên khoa học là Alpha Crucis. Ngôi sao này có
cấp sao biểu kiến khi nhìn bằng mắt thường là 0,9. Tuy nhiên quan sát qua các kính thiên văn cho thấy đây là một
cặp sao đôi với hai sao có cấp sao là 1,4 và 1,9 cách Trái Đất 320 năm ánh sáng.
15 - Spica: Sao sáng nhất của chòm sao Virgo, sao Alpha Virginis, cách Trái Đất 260 năm ánh sáng. Spica có
khối lượng gấp 11 lần Mặt Trời, cấp sao 1,0 và biến quang 0,1 cấp sao theo chu kì 4.014 ngày.
16 - Antares: Ngôi sao sáng nhất của chòm sao Scorpius, tên khoa học là Alpha Scorpii. Đây là một sao siêu
khổng lồ có chu kì biến quang 5 năm, cấp sao thay đổi từ 0,9 đến 1,1. Ngôi sao được bao quanh bởi một tinh
vân do khí từ nó liên tục tuôn ra ngoài không gian, khoảng cách từ nó đến Trái Đất là 600 năm ánh sáng.

17 - Pollux: Sao sáng nhất của chòm sao Gemini, tên khoa học Beta Geminorum. Ngôi sao cách Trái Đất 34
năm ánh sáng, có cấp sao 1,1. Pollux cùng với Castor là hai ngôi sao tạo thành đầu của hai anh em trong chòm
sao Gemini.
18 - Fomalhaut: Sao Alpha Piscis Austrini - ngôi sao sáng nhất của chòm sao Piscis Austrinus. Trong tiếng A
rập, Fomalhaut có nghĩa là miệng cá. Cấp sao 1,2, cách Trái Đất 25 năm ánh sáng. Quan sát ở dải sóng hồng
ngoại cho thấy ngôi sao được bao quanh bởi một vòng bụi lớn có đường kính khoảng 370 đơn vị thiên văn, rất
có thể là nơi các hành tinh hình thành.
19 - Deneb: Sao sáng nhất của chòm sao Cygnus, tên khoa học là Alpha Cygni. Đây là một sao siêu khổng lồ
có cấp sao 1,3 và cách Trái Đất 2.600 năm ánh sáng. Deneb nằm ở vị trí đuôi con thiên nga Cygnus, theo tiếng
A rập, Deneb có nghĩa là cái đuôi. Deneb cùng với hai ngôi sao khác là Altair (Ngưu Lang) và Vega (Chức Nữ)
tạo thành 3 đỉnh của một tam giác rất sáng trên bầu trời mùa hè, gọi là tam giác mùa hạ.
20 - Mimosa: Sao Beta Crucis, ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Crux. Nó là một sao khổng lồ có cấp sao
1,3 và cách Trái Đất 350 năm ánh sáng. Mimosa là một sao biến quang thay đổi 0,1 cấp sao theo chu kì 6 giờ.
Nguyễn Hoài Nam & Đặng Vũ Tuấn Sơn
(Đề nghị ghi rõ nguồn www.thienvanvietnam.org khi copy bài viết này)

/>
4/6


5/23/2014

20 ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm | Thiên văn Việt Nam - VACA

Like

Share

138


Tw eet

4

0

Share

20 comments
20 comments

Add a comment...
Also post on Facebook

Posting as Seven Truong (Not you?)

Comment

Tiên Hớn Hở
làm thế nào để nhận biết các ngôi sao nhỉ
Reply · Like · Follow Post · March 13 at 9:21am
Loc Pham Phuoc
tui mệt cái anh điện biên hồ này quá nhỉ ,làm như là người ta hk pk z,xàm xàm
Reply · Like · Follow Post · February 3 at 11:21am
Điện Biên Hồ ·

Follow · ĐH Vinh

Số lượng sao trong vũ trụ còn nhiều hơn số hạt cát trên Trái đất.
Reply · Like ·

Điện Biên Hồ ·

2 · Follow Post · November 15, 2013 at 7:37pm
Follow · ĐH Vinh

Với vận tốc máy bay Booing hiện đại khoảng 900km/h, để bay hết một vòng quanh sao Alpha Orionis,
chúng ta phải mất 1100 năm. Mặt trời chúng ta như một hòn bi đặt cạnh núi Himalaya.
Reply · Like · Follow Post · November 15, 2013 at 7:32pm
Guitarr Tran ·

Follow · Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM · 119 subscribers

Ngôi sao thì có hình cũng là 1 chấm thôi sao các bạn nhận biết được. Các bạn nhận biết bằng phần
mềm stellarium ấy.
Reply · Like ·

1 · Follow Post · August 8, 2013 at 12:03am

Goal Nguyễn
Sirius phải sao kim không?
Reply · Like · Follow Post · October 26, 2013 at 5:40pm
Điện Biên Hồ ·

Follow · ĐH Vinh

Sao Kim chi la mot hanh tinh cua He mat troi ma thoi. No sang thu hai tren bau troi, sau mat
trang. Ban co the quan sat vao buoi hoang hon ve phia tay.
Reply · Like · November 15, 2013 at 7:36pm
View 11 more
Facebook social plugin


Related news items:
Sự co lại của vết đỏ lớn trên Sao Mộc
Cái nhìn mới về sự hình thành các cụm sao
/>
5/6


5/23/2014

20 ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm | Thiên văn Việt Nam - VACA

Gặp gỡ các bạn nhỏ trường Etonhouse
Camelopardalids, sẽ có "bão sao băng"?
Thiên hà trẻ làm ngạc nhiên các nhà thiên văn
Newer news items:
Lỗ đen, lỗ trắng và lỗ sâu
Older news items:
Bảng danh mục tinh vân của Charles Messier
Tinh vân
Sao - Cấu tạo và tiến hóa

Đọc nhiều gần đây
Mưa sao băng Lyrids cuối tháng 4
Quan sát lỗ đen nuốt chửng mây khí
Kỉ niệm 12 năm thành lập VACA
Supernova quét sạch mọi thứ xung quanh nó
El Gordo - gã khổng lồ lớn hơn từng biết
Camelopardalids, sẽ có "bão sao băng"?


Bài đọc nhiều nhất
Các hành tinh của Mặt Trời
Giới thiệu các chòm sao Hoàng Đạo
Danh sách 88 chòm sao trong thiên văn học
20 ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm
Không có tận thế vào năm 2012
Hình thành và tiến hóa của sự sống trên Trái Đất

Xin vui lòng ghi rõ tên tác giả và nguồn trích dẫn www.thienvanvietnam.org khi bạn sử dụng bất cứ bài
viết nào từ website này!
Designed by Dang Vu Tuan Son.

/>
6/6



×