Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tap chi thiên văn quan sát bầu troi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 12 trang )

2

KÍNH THIÊN VĂN THIÊN HÀ
CÁC PHA MẶT TRĂNG
CHÒM SAO GẤU LỚN
QUAN SÁT BẦU TRỜI THÁNG 4

4-2014


2

Bản quyền: ĐẶNG THẾ PHÚC (HAAC)


TIN TỨC

Kính Thiên Văn Thiên Hà

C

ách đây hơn 400 năm, Galileo đã
dùng chiếc kính thiên văn đầu tiên
hướng về bầu trời, và chỉ trong vài
đêm, ông đã nghiên cứu và phát hiện ra
những vùng trời “thiên đường” chưa từng
thấy, nhiều hơn bất cứ nhà khoa học và triết
học gia nào trước ông.
Kể từ đó, các nhà thiên văn luôn có sự
thôi thúc để tạo ra những chiếc kính thiên
văn lớn hơn. Ở thế kỷ 21 này, sức mạnh của


quang học đã và đang phát triển một cách
thần kỳ. Những chiếc kính thiên văn được
đặt trên các ngọn núi cao nhất, trải rộng
trên khắp sa mạc, thung lũng hay thậm chí
bay ở ngoài không gian. Những “gã quái vật”
tân tiến này cung cấp cho chúng ta một cái
nhìn rõ nét về các ngôi sao, thiên hà cách
hàng tỉ năm ánh sáng - xa hơn bất cứ những
gì Galileo đã thấy. Từng bước đột phá trong
việc mở rộng kích thước kính thiên văn đã
mang đến cho chúng ta những hiểu biết mới
và sâu sắc hơn về vũ trụ bí ẩn.

Những điều đó đã khiến chúng ta đang tự
hỏi rằng kính thiên văn có thể to đến mức
nào? Liệu có thể tin được không nếu câu trả
lời là nó có thể to hơn cả một thiên hà?!
Trong một cuộc họp của Hội thiên văn học
Mỹ (AAS: American Astronomical Society)
diễn ra tháng 1 năm 2014, các nhà nghiên
cứu đã công bố một vùng trời bao la có thể
nhìn qua một thấu kính rộng hơn 500,000
năm ánh sáng!
Các “thấu kính” này thật sự là một cụm
thiên hà khổng lồ - Abell 2744. Theo Thuyết
tương đối rộng của Einstein, khối lượng của
các cụm làm cong cấu trúc không gian xung
quanh nó. Ánh sáng của ngôi sao đi ngang
qua sẽ bị bẻ cong và khuếch đại giống như
một thấu kính bình thường, ngoại trừ việc

này xảy ra trên quy mô rộng lớn hơn.
Gần đây, kính thiên văn không gian Hubble, cùng với kính thiên văn không gian
Spitzer và đài quan sát tia X Chandra đã tìm

kiếm các vật thể ngoài vũ trụ thông qua các
thấu kính hấp dẫn này - một phần của dự án
“Frontier Fields” (tạm dịch: “Các vùng không
biên giới”)
Ông Matt Mountain - Viện khoa học kính
thiên văn không gian tại Baltimor, Maryland
nói: “Frontier Fields là một thử nghiệm để
khám phá những tỉ năm đầu tiên của lịch
sử vũ trụ “. Câu hỏi được đặt ra là: “Như vậy,
chúng ta có thể sử dụng chất lượng hình
ảnh chi tiết của Hubble và Thuyết tương đối
rộng của Einstein để tìm kiếm các thiên hà
đầu tiên hay không?”
Khả năng sẽ là “Có”.
Tại cuộc họp AAS, một nhóm nghiên cứu
quốc tế dẫn đầu bởi các nhà thiên văn học
từ Viện de Astrofísica de Canarias và Đại
học La Laguna đã thảo luận các dữ liệu có
được từ việc quan sát cụm Abell 2744 thông
qua kính Hubble và Spitzer. Trong những kết
quả đó, họ phát hiện ra một trong những
thiên hà xa xôi nhất chưa từng thấy - một hệ
thống các ngôi sao nhỏ hơn 30 lần - nhưng
hoạt động mạnh mẽ gấp 10 lần dải Ngân
hà của chúng ta. Những ngôi sao mới hình
thành bùng nổ rực lửa mang đến cho các

nhà thiên văn học cái nhìn hiếm có về một
thiên hà được sinh ra không lâu sau vụ nổ
Big Bang.
Một cách tổng quát, nhờ được phóng đại
lên tới 10-20 lần, sự phơi sáng của kính Hubble thông qua Abell 2744 đã phát hiện ra gần
3.000 thiên hà rất xa xôi. Nếu không có sự
khuếch đại của thấu kính hấp dẫn ấy, gần
như tất cả những thiên hà kia sẽ trở nên vô
hình.
Abell 2744 chỉ là bước đi đầu tiên. Dự án
“Frontier Fields” đang nhắm đến 6 cụm
thiên hà đóng vai trò như các thấu kính
hấp dẫn. Kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo
thành một loạt các kính thiên văn vĩ đại có
khả năng mở ra các vùng trời “thiên đường”
chưa từng được nhìn thấy trước đây.

Nguôn: phys.org



Nguồn: EARTHSKY

3


Tuy chu kỳ Mặt Trăng là

Một chu kỳ Mặt Trăng kéo dài:


29.5

một quá trình chuyển động tiếp diễn, song
có 8 pha chính để chúng ta nhận diện

1
2

8

7

3

TRÁI ĐẤT

4

6

NHẬT THỰC (1)
Xảy ra khi tầm nhìn từ Trái

ngày

Đất đến Mặt Trời bị Mặt Trăng

NGUYỆT THỰC (5)

che lấp. Hiện tượng này chỉ


Xảy ra khi Mặt Trăng đi vào
bóng hình chóp của Trái Đất,

592344d

xuất hiện trong pha
Trăng mới.

đối diện với Mặt Trời. Lúc đó,
Mặt Trời, Trái Đất và Mặt

Tuy quỹ đạo Mặt Trăng quay

Trăng hoàn toàn thẳng hàng

quanh Trái Đất lệch khoảng 5

hoặc gần thẳng hàng nhất,

độ so với mặt phẳng quỹ đạo

trong đó Trái Đất nằm giữa.

Trái Đất – Mặt Trời, nhưng đôi
lúc chúng thẳng hàng và khi

Nguyệt Thực thường chỉ diễn

đó, Nhật Thực diễn ra.


ra vào những khi Trăng tròn.

CÁC PHA MẶT TRĂNG
MẶT TRỜI

1

2

(Sóc)

(Trăng Lưỡi Liềm)

Bán Nguyệt
đầu tháng

NEW MOON

WAXING CRESCENT

FIRST QUARTER

Trăng Mới

Trăng Non

3

4


Trăng Khuyết
đầu tháng
WAXING GIBBOUS

5

6

7

8

(Vọng / Trăng Rằm)

Trăng Khuyết
cuối tháng

FULL MOON

WANING GIBBIOUS

THIRD QUARTER

WANING CRESCENT

Trăng Tròn

Bán Nguyệt
cuối tháng


Vì toàn phần bề mặt

Thuật ngữ “Quarter”

“Trăng xanh” là hiện

Chúng ta chia thời gian

được chiếu sáng của

không nói đến kích

tượng Trăng Tròn xảy

của một chu kỳ Trăng

Mặt Trăng không hướng

thước phần được chiếu

ra 2 lần trong cùng 1

thành 4 phần. Tại thời

về Trái Đất, nên chúng

sáng của Mặt Trăng,

chu kỳ Trăng


điểm này, Mặt Trăng đã

ta không thể thấy được

nhưng để chỉ quãng

hoàn tất ¾ quỹ đạo

Mặt Trăng

đường ¼ trong một

quay quanh Trái Đất

Trăng
Lưỡi Liềm

chu kỳ Trăng

4

Dựa theo: Moon Phases - Sophia Del Plato

I

Bản quyền: Viễn Thiên


BẠN CÓ BIẾT


Vì sao Mặt Trời và Mặt Trăng trông lớn hơn khi ở chân trời?
Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy Mặt Trăng hoặc Mặt Trời có vẻ lớn hơn bình thường khi nó vừa mọc lên hoặc lặn xuống
ở phía chân trời. Càng gần chân trời thì chúng càng có vẻ to ra. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cho biết đây chỉ là hiện tượng
ảo giác - một trò lừa thú vị của bộ não. Mặt Trăng và Mặt Trời dù có ở vị trí nào trên bầu trời khi nhìn từ Trái Đất, chúng cũng đều
có kích thước như nhau.
Dưới đây là hai ví dụ cơ bản cung cấp cho các bạn một số lời giải thích khả thi được nhiều người công nhận:

1. Mặt Trăng trông lớn hơn khi gần chân trời bởi vì não bạn

2. Bạn thường có cảm giác rằng những đám mây cao hơn

trong vô thức tự so sánh kích cỡ của Mặt Trăng với cây cối,

mặt đất chỉ một vài dặm (1 dặm (mile) ~ 1,61km), song mây

núi non và những vật thể trên Trái Đất. Trái lại khi Mặt Trăng

ở chân trời có thể cách xa tới hàng chục dặm. Cùng một

ở trên đỉnh đầu, giữa không gian rộng lớn không có gì để so

đám mây, não sẽ suy ra rằng mây ở chân trời – do ở cách xa

sánh, vệ tinh tự nhiên của chúng ta có vẻ nhỏ lại.

hơn rất nhiều – sẽ phải lớn hơn mây trên đỉnh đầu.

Điều này tương tự như nghiên cứu nổi tiếng cùng tên của


Tương tự, não sẽ tự động “thay đổi” kích cỡ của Mặt Trăng ở

nhà tâm lý học Hermann Ebbinghaus - Ảo giác Ebbinghaus.

chân trời lớn hơn để chúng ta có cảm giác “đúng” hơn.

Bản quyền: VIỄN THIÊN

Hai vòng tròn cam có kích thước như nhau?

Bản quyền: VIỄN THIÊN

Cây bên phải lớn hơn cây bên trái?

THÍ NGHIỆM VUI
So sánh kích thước Mặt Trăng với một đồng xu hoặc ngón tay cái. Để chính xác, bạn hãy dơ thẳng tay về phía Mặt Trăng và
thử so sánh đồng xu hoặc ngón cái với Mặt Trăng ở gần chân trời và khi đã lên cao. Sau đó đối chiếu lại kết quả.
Hãy giang rộng chân, gập người lại và nhìn qua 2 chân của bạn. Ảo giác trên sẽ mất tác dụng vì não bạn đã tự “điều chỉnh”
trở lại.
Bạn vẫn chưa tin ư? Hãy chụp ảnh để đối chứng tại 2 thời điểm Mặt Trăng mới mọc và Mặt Trăng lên cao là cách tốt nhất để
nhận ra rằng hoàn toàn không có sự thay đổi kích thước nào.
Ghi chú: Bạn nên làm thí nghiệm này vào những ngày trăng tròn để có kết quả đúng và dễ dàng nhất.
Lưu ý: Tuyệt đối không nhìn trực tiếp Mặt Trời vì điều đó sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến mắt bạn!

5


BOOTES
Arcturus


URSA MINOR

Alkaid
Mizar
Alcor

Polaris

Megrez
Phecda

HƯỚNG BẮC
Merak

Dubhe

M82
M81

URSA MAJOR
LEO

Regulus
Capella

Castor

GEMINI

AURIGA


Chòm sao

GẤU LỚN
URSA MAJOR

6

Bản quyền: Viễn Thiên


Q UA N S Á T B Ầ U T R Ờ I
Chòm Gấu Lớn gồm 7 ngôi sao có hình dạng giống như một cái xoong. Đối với dân gian Việt Nam, chòm Gấu Lớn này trông giống như
một cái ghế đẩu nên thường hay gọi là Chòm sao Bắc Đẩu (cái ghế phương Bắc) - tên đầy đủ là Bắc Đẩu Thất Tinh. Gấu Lớn mọc từ
chập tối đầu mùa Hạ, xuất hiện suốt đêm trong tháng 4 và tháng 5.
Khoảng 21 giờ, ngày 20 tháng 4 hằng năm, chòm Gấu Lớn sẽ ở vị trí cao nhất trên bầu trời.

Sát bên sao Alcor ở đuôi của Gấu Lớn có một ngôi sao nhỏ rất mờ có tên Mizar . Xưa kia các phụ nữ da đỏ Châu Mỹ thường dùng ngôi
sao kép (sao đôi) này để kiểm tra thị lực trẻ em. Vì nếu có thể thấy cả hai sao, điều ấy chứng tỏ thị lực của chúng vẫn còn tốt.

Cũng như Chòm Thợ Săn (Orion), Chòm Gấu Lớn là “Chìa khóa vạn năng” mở đường tới các chòm sao quan trọng khác:
Chòm Mục Phu (Bootes): Vẽ một đường cong dài cặp theo hình dáng cán xoong hướng ra ngoài,
bạn sẽ gặp được ngôi sao Arcturus trong chòm Mục Phu.
Chòm Gấu Nhỏ (Ursa Minor): Kéo dài đường thân xoong ngoài cùng khoảng 5 lần (đoạn nối 2 sao Merak và Dubhe),
bạn sẽ tìm thấy sao Bắc Cực (Polaris) trong chòm Gấu Nhỏ.
Chòm Sư Tử (Leo): Kéo một đường thẳng từ cuối cán xoong (sao Megrez) đến đáy xoong (sao Phecda)
sẽ dẫn bạn đến sao Regulus trong chòm Sư Tử.
Chòm Song Tử (Gemini): Nối 2 ngôi sao Megrez và sao Merak và kẻ một vạch dài ra phía trước xoong,
đường đó sẽ chỉ tới sao Castor trong chòm Song Tử.
Chòm Ngự Phu (Auriga): Ở đầu cán xoong có 2 ngôi sao là Alkaid và Alcor. Bạn nối 2 sao này và vạch một đường kẻ dài ngang

phía trên miệng xoong, chúng ta sẽ tìm thấy ngôi sao Capella trong chòm Ngự Phu.

Nguôn: Wikipedia

Nguôn: Wikipedia

Với một ống nhòm loại tốt, bạn dễ dàng gặp được Thiên hà

Ngày 21 tháng 1 năm 2014 vừa qua, một vụ nổ siêu tân tinh

xoắn ốc mang tên Messier 81 (M81). Vì gần Trái Đất (cách

(supernova) vừa được ghi nhận xảy ra tại Thiên hà M82. Đó

khoảng 12 triệu năm ánh sáng) và có kích thước lớn cùng

là một trong những vụ nổ siêu tân tinh gần Trái Đất được

hoạt động ở nhân diễn ra cực kỳ mãnh liệt, M81 đã được

quan sát trong những thập kỷ gần đây. Hiệp hội thiên văn

nghiên cứu rộng rãi bởi các nhà thiên văn chuyên nghiệp.

quốc tế (IAU) đã đặt tên cho vụ nổ này là SN2014 J.

Ngoài ra, các nhà thiên văn học nghiệp dư thường chọn
M81 làm đối tượng đặc trưng để quan sát vì độ sáng tương
đối cao của nó.
7



Q UA N S Á T B Ầ U T R Ờ I

Chòm sao Sư Tử

Thiên hà M66, cách Trái Đất 36 triệu năm ánh sáng cùng các
Thiên hà M65 và NGC 3628 tạo nên nhóm Thiên hà nhỏ mang
tên Bộ ba Sư Tử (Leo triplet), được Charles Messier phát hiện
năm 1780.

Bản quyền: NGUYỄN VĂN DUY (HAAC)

Trong tháng này, chòm Sư Tử là một trong những chòm sao
Hoàng đạo đáng chú ý nhất sẽ chiếm vị trí trung tâm của bầu
trời, với hình dạng rất dễ nhận biết - một đường cong hình lưỡi
liềm (hay có thể là dấu hỏi), trông có vẻ như tượng nhân sư Ai

LEO

Cập (Sphinx).
Khá nhiều ngôi sao sáng ở chòm Sư Tử. Sáng nhất là ngôi sao
Regulus

NGC 3628

Bản quyền: VIỄN THIÊN

M65


M95

nổi tiếng Regulus, trong tiếng Latinh có nghĩa là hoàng tử hay
vị vua nhỏ, đánh dấu trái tim của chú Sư Tử. Aldebaran (Kim
Ngưu), Regulus (Sư Tử) cùng Antares (Bọ Cạp) và Fomalhaut
(Nam Ngư) là bốn ngôi sao vua (The four Royal stars) cai quản
bầu trời đêm trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. (Tất cả đều
là sao khổng lồ đỏ, dễ dàng nhận thấy trên bầu trời)

Chòm sao Sư Tử có nhiều Thiên hà xoắn ốc sáng, nổi bật nhất
là Thiên hà M95, chỉ riêng nhân của nó đã phát sáng như một
Thiên hà trẻ riêng biệt. Bạn có thể quan sát đốm sáng ngay
nhân của M95 qua một kính thiên văn lớn loại tốt

Nguôn: Wikipedia

8


Q UA N S Á T B Ầ U T R Ờ I

Chòm sao Rắn Biển
Rắn Biển là chòm sao có diện tích lớn nhất trên thiên cầu trong số 88 chòm
sao hiện đại. Ngôi sao sáng và đáng chú ý nhất chòm sao này là Alphard.
Đây là ngôi sao khổng lồ cam, với độ sáng biểu kiến 1.98 và cách chúng ta
177 năm ánh sáng. Chòm sao này chứa nhiều ngôi sao biến quang, nổi bật
nhất là R Hydrae, cách chúng ta 2000 năm ánh sáng.
Thiên hà M83, cách Trái Đất 15 triệu năm ánh sáng. M83 được đặt tên là
Chong Chóng Phương Nam (Northern Pinwheel) với 3 cánh tay xoắn ốc cuốn
rất chặt quanh tâm. Một ống nhòm thiên văn tốt sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn

về các xoắn ốc của nó. M83 còn là Thiên hà có tần số xuất hiện Vụ nổ siêu
Nguôn: Wikipedia

tân tinh nhiều nhất mà con người từng biết.

Alphard

M83

HYDRA
Bản quyền: VIỄN THIÊN

Ghi chú
Sao biến quang (Variable star): sao thay đổi ánh sáng qua thời gian bởi nhiều lý do. Từ việc bị các thiên thể khác che khuất cho tới tình
trạng thiếu ổn định bên trong các sao.
Sao đôi (Double star): là một hệ thống gồm hai ngôi sao chuyển động trên quỹ đạo của khối tâm hai ngôi sao. Đối với mỗi ngôi sao,
sao kia là "bạn đồng hành" của nó.
Vụ nổ siêu tân tinh (Supernova): là vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng chủ yếu gồm plasma bùng lên trong một thời gian ngắn,
cấp sao biểu kiến tăng lên đột ngột hàng tỉ lần, rồi giảm dần trong vài tuần hay vài tháng.
Thiên hà hình xoắn ốc (Spiral galaxy): loại thiên hà quan trọng thứ nhì, có đặc điểm phình tròn ở trung tâm và nhiều nhánh hình xoắn
ốc kéo dài từ chỗ phình đó.
Charles Messier: là một nhà thiên văn học người Pháp. Ông đã xuất bản một danh mục 110 thiên thể, như cụm sao và tinh vân, hiện
này vẫn gọi là các thiên thể Messier hoặc danh sách Messier.
NGC (New General Catalogue of Nebulae and Clusters of Stars): Danh mục chung mới về các tinh vân và cụm sao.

9


THẦN THOẠI HY LẠP


GẤU LỚN (Ursa Major)
Zeus - vị thần tối cao, mặc dù đã có Hera là vợ nhưng vẫn đem
lòng yêu tha thiết Callisto - tiên nữ theo nữ thần săn bắn Artemis.
Mối tình vụng trộm bị Hera phát hiện, bà đã biến Callisto xinh đẹp
thành con gấu cái xấu xí. Trớ trêu thay, người con trai Arcas
một hôm đi săn đã bắn nhầm vào con gấu mà chàng không
hay biết đó là mẹ mình. Thấy thế, Zeus đã biến Arcas
thành gấu nhỏ và đưa cả 2 mẹ con lên bầu trời thành
những chòm sao sáng.
Nguôn: Wikipedia

SƯ TỬ (Leo)
Trong thần thoại Hy Lạp, một trong mười hai chiến
công của Hercules là giết chết chết sư tử Nemea.
Nemea có lớp da mà không vũ khí nào có thể đâm
xuyên qua được. Hercules biết được điều đó,
chàng đã dùng hai tay không xé nát sư tử. Để
ghi nhớ chiến công lẫy lừng của Hercules, Zeus đã
đưa sư tử Nemea lên bầu trời.
Nguôn: Wikipedia

RẮN BIỂN (Hydra)
Rắn Biển là con quái vật có chín đầu sống ở dưới đáy
đầm lầy Lerne. Máu của nó cực độc, thậm chí có thể giết
chết được các vị thần. Khi bị chém đứt đầu, từ chỗ bị đứt
liền mọc ra hai đầu mới. Một trong mười hai chiến công của
Hercules là tiêu diệt con rắn này. Sau khi Hercules chiến thắng
và chặt đầu con quái vật, bạn chàng là Iolaus lấy đuốc đốt vào vết
chém khiến đầu nó không mọc lại được nữa.
Nguôn: Wikipedia


Bản quyền: VIỄN THIÊN

10


ĐIỀU THÚ VỊ

Bán kính xích đạo trong Hệ Mặt Trời

Thuỷ Tinh - Mercury
2.439,7km

Kim Tinh - Venus
6.051,8km

Trái Đất - Earth
6.371km

Hoả Tinh - Mars
3.389,5km

Mộc Tinh - Jupiter
69.911km

Thổ Tinh - Saturn
58.232km

Thiên Vương Tinh - Uranus
25.362km


Hải Vương Tinh - Neptune
24.622km

Mặt Trời - Sun
696.342km

Bản quyền: VIỄN THIÊN

11


SỐ ĐẶC BIỆT

Nguôn: STARARMY.COM



×