Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Báo cáo thực tập Luật sư môn Hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.34 KB, 19 trang )

MỤC LỤC


1.

1


NHẬT KÝ THỰC TẬP
THỜI
GIAN

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

- Nộp Giấy giới thiệu học viên
thực tập hè của Học viện Tư
pháp.
21/5/2018 - Trưởng văn phòng phổ biến
nội quy văn phòng và làm quen
với công việc tại văn phòng.
- Trao đổi kế hoạch thực tập
- Nghiên cứu các văn bản pháp
22/5/2018 luật theo yêu cầu của luật sư
đến
hướng dẫn.
25/5/2018 - Nghiên cứu các hồ sơ hình
sự của Văn phòng luật sư đã
thực hiện
28/5/2018 Nghiên cứu việc tiếp xúc với
đến
tòa án, thủ tục đăng ký bào


31/5/2018 chữa.
01/6/2018

04/6/2018
đến
08/6/2018

11/6/2018
đến

Đi cùng Luật sư lênTòa án
nhân dân thành phố Mỹ Tho,
tìm hiểu việc tiếp xúc với Tòa
án, đăng ký bào chữa.
- Tiếp thu kinh nghiệmkhi
được giải đáp thắc mắc với
luật sư các vấn đề thực tế
trong vụ án hình sự.
- Tìm hiểu các thủ tục đăng ký
Trợ giúp pháp lý với Trung
tâm Trợ giúp pháp lý nhà
nước.
- Nghiên cứu Án lệ về lĩnh
vực hình sự.
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án
Nguyễn Ren Ni phạm tội
“trộm cắp tài sản”.

ĐỊA ĐIỂM


Văn phòng Luật sư
Nguyễn Văn Thận.
Số 61/20 Đống Đa,
Phường 4, TP Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang

GHI
CHU
Ngày
đầu đi
thực tập

Văn phòng

Văn phòng

Tòa án nhân dân thành phố
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

- Văn phòng Luật sư
- Trung tâm trợ giúp pháp
lý nhà nước tỉnh Tiền
Giang

Văn phòng

2


15/6/2018


18/6/2018
đến
19/6/2018

20/6/2018

- Thực tập viết câu hỏi dự kiến
tại phiên tóa.
- Nghiên cứu viết luận cứ bào
chữa
- Nghiên cứu hồ sơ LSHS – 14 - Văn phòng Luật sư
- Hoàn thiện báo cáo thực tập - Tại nhà
- Tham khảo ý kiến truyền đạt
kinh nghiệm của luật sư.
- Nộp Báo cáo thực tập, sửa
chữa những thiếu sót
- Nhận kết quả đánh giá thực
- Văn phòng Luật sư
tập
- Kết thúc thực tập

PHẦN 1. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ
1.1 Địa điểm thực tập
- Văn phòng Luật sư Nguyễn Văn Thận
- Địa chỉ: 61/20 Đống Đa, Phường 4, TP Mỹ Tho, Tiền Giang
- Luật sư : Nguyễn Văn Thận
1.2 Thời gian thực tập
Từ ngày 21/5/2018 đến ngày 20/6/2018 (01 tháng)
1.3 Lĩnh vực thực tập

Thực tập bào chữa, bảo vệ trong vụ án hình sự trên cơ sở hồ sơ của Văn
phòng.
1.4 Báo cáo thực tập nội dung vụ án Nguyễn Ren Ni phạm tội “Trộm cắp
tài sản”
1.4.1 Tóm tắt nội dung vụ án
Lúc 18h, ngày 22/10/2017 Nguyễn Ren Ni mượn điện thoại di động của bà
Nguyễn Thị Đẹp (là mẹ ruột), sinh năm 1961 gọi cho anh Nguyễn Thanh Minh,
3


sinh năm 1972, cư ngụ ấp Bình Khương 2, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo,
tỉnh Tiền Giang để thuê xe ô tô tải, biển số 51C-351.52 chở các bao phân bò. Hai
bên thỏa thuận tiền công thuê xe chở mỗi bao là 3.500 đồng.
Lúc 02 giờ ngày 23/10/2017, anh Thanh Minh điều khiển xe 51C-351.52 đến
gần nhà đón Ni, cùng đi trên xe còn có phụ xe Võ Văn Phương Em, sinh năm 1976,
cư ngụ tại ấp Bình Khương 1, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gọa, tỉnh Tiền
Giang. Theo sự chỉ dẫn của Ni, từ 02 giờ 15 phút đến 03 giờ 30 phút, Ni đạ lấy tổng
công 201 bao phân (194 bao phân dê, 07 bao phân bò) ở 04 địa điểm khác nhau
trên địa bàn huyện Gò Công Tây, cụ thể:
Vụ thứ nhất: vào khoảng 02 giờ 15 phút cùng ngày, tại lề đường huyện lộ
13, nơi giáp phần đất trồng lúa của ông Trần Văn Tốt, sinh năm 1952, cư ngụ ấp
Bình Khánh, xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Tại đây, Ni đã lấy
23 bao phân (16 bao phân dê, 07 bao phân bò) của anh Đặng Văn Ngọc, sinh năm
1971, cư ngụ tại ấp Thạnh Thới, xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền
Giang.
Vụ thứ hai: Tại lề đường huyện lộ 13, trước phần đất của anh Đào Công
Dũng, sinh năm 1977, cư ngụ ấp Bình Khánh, xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây,
tỉnh Tiền Giang. Ni đã lấy 46 phân dê của anh Ngọc
Vụ thứ ba: Tại lề đường huyện lộ 13, trước phần đất của anh Trần VănTốt.
Tại đây, Ni đã tiếp tục lấy trộm 17 bao phân dê của anh Đặng Văn Ngọc

Vụ thứ tư: Tại lề đường quố lộ 50, trước nhà bà Lê Thị Tư, cư ngụ ấp Thạnh
Hưng, xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Tại đây, Ni đã lấy 115
bao phân dê của anh Nguyễn Công Minh, sinh năm 1975, cư ngụ ấp Thạnh Hưng,
xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Khi Ni vừa chất các bao phân
vừa lấy được lên xe thì bị người dân phát hiện, báo Công an lập Biên bản bắt người
phạm tội quả tang.
4


Ngoài ra, Ni khai nhận vào ngày 02/10/2017, Ni cũng thuê xe ô tô tải biển số
51C-351.52 , lấy trộm 149 bao phân bò ở 02 địa điểm khác, cụ thể:
Vụ thứ nhất: khoảng 02 giờ 15 phút cùng ngày, tại lề đường huyện lộ 13
thuộc địa bàn ấp Hòa Bình, xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây (trước nhà máy
xây xát lúa “Kim Phong” do ông Lê Văn Hải, sinh năm 1947, cư ngụ ấp Hòa
Thạnh, xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây làm chủ). Tại đây, Ni đã lấy trộm 128
bao phân bò của anh Huỳnh Văn Tất, sinh năm 1993, ngụ ấp Thạnh Thới, xã đồng
sơn. Huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, có giá trị 1.920.000 đồng.
Vụ thứ hai: Khoảng 02 giờ 30 phút, tại lề đường huyện lộ 13, trước nhà chị
Ông Kim Thúy, sinh năm 1984, cư ngụ ấp Hòa Thạnh, xã Đồng Thạnh, huyện Gò
Công Tây. Tại đây, Ni đã lấy trộm 21 bao phân bò của anh Đặng Văn Ngọc, sinh
năm 1971, cư ngụ ấp Thạnh Thới, xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền
Giang, có giá trị 3.15.000 đồng.
1.4.2 Dự kiến các câu hỏi tại phiên tòa




Hỏi bị cáo Nguyễn Ren Ri
- Bị cáo cho Hội đồng xét xử biết, bị cáo đang học lớp mấy? Trường nào?
Thành tích học tập trong những năm qua?

- Gia đình có tiền để mua sách vỡ cho bị cáo đi học không?
- Bị cáo có muốn tiếp tục đi học không?
- Gia đình bị cáo có đang thiếu nợ ai không? Vì sao bị cáo biết điều đó?
- Số tiền bán các bao phân bị cáo dùng để làm gì?
- Mong muốn của bị cáo hiện tại là gì?
Hỏi bị hại Nguyễn Công Minh
- Bị cáo Ri có hoàn trả cho anh các bao phân bị lấy trộm không?
- Anh có biết là bị cáo Ri đã hoàn trả tài sản cho các bị hại là Anh Ngọc và
anh Tất không? Vì sao anh biết?
- Anh có yêu cầu gì đối với bị cáo Ri hay không?
- Nguyện vọng của anh đối với bị cáo Ri như thế nào?

5


1.4.3 Bài bào chữa cho bị cáo Nguyễn Ren Ni bị truy tố về tội “Trộm cắp
tài sản”
Kính thưa Hội đồng xét xử;
Kính thưa đại diện Viện kiểm sát;
Thưa luật sư đồng nghiệp.
Tôi là Luật sư TT, thuộc Văn phòng Luật sư Nguyễn Văn Thận – Đoàn Luật
sư tỉnh Tiền Giang. Được sự chấp thuận của Hội đồng xét xử và yêu cầu của người
nhà bị cáo, tôi đến đây với tư cách là người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị cáo Nguyễn Ren Ni, bị truy tố về tội “Trộm cắp tài sản” theo Cáo trạng
số 01/QĐ-VKS ngày 15/01/2018 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Gò Công Tây.
Qua nghiên cứ hồ sơ vụ án và lời khai của các đương sự trong phiên tòa hôm
nay, tôi xin phát biểu quan điểm bào chữa cho bị cáo như sau:
Trước hết, tôi thống nhất với quan điểm xác định tội danh “Trộm cắp tài sản” của
đại diện Viện kiểm sát đối với bị cáo Nguyễn Ren Ni tại Khoản 1 Điều 138 theo Cáo
trạng số 01/2018 ngày 15/01/2018.

Tuy nhiên, Kính mong Hội đồng xét xử xem xét, bản thân bị cáo khi thực hiện
hành vi phạm tội còn đang trong độ tuổi vị thành niên, độ tuổi chưa nhận thức đẩy đủ
và đúng đắn hành vi ứng xử của mình. Một phần từ hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản
thân bị cáo đi học xa nhà, một phần thấy mẹ mình thường xuyên đau ốm, bệnh tật,
trong nhà lại đang mang nợ, bị cáo thực hiện hành vi phạm tội một cách non dại, thiếu
suy nghĩ, không lường trước được hậu quả xảy ra. Bị cáo nảy sinh hành vi trộm cắp
tài sản không xuất phát từ bản tính tham lam, ích kỷ cho riêng bản thân mình mà một
phần xuất phát từ hoàn cảnh thực tế khó khăn cũng như từ tình thương, muốn phụ
giúp cho mẹ mình. Tiền từ trộm phân bán được là 2.831.000đ, bị cáo đã đưa cho mẹ là
2.600.000đ. Hành động này tuy xét trên phương diện pháp lý là sai nhưng đứng trên
góc độ nhân văn chứng tỏ bị cáo còn là người biết nghĩ cho người khác, biết yêu
6


thương và còn có nhiều cơ hội để giáo dục, cải tạo, làm con người có ích cho gia đình
và xã hội.
Kính thưa HĐXX, Hình phạt không chỉ nhằm mục đích trừng trị người phạm tội
mà còn giáo dục, cải tạo, giúp họ trở thành người công dân có ích cho xã hội. Cảm ơn
vị đại diện Viện kiểm sát đã ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ tình phạt cho bị cáo tại các
điểm b, p, h Khoản 1 Điều 46 và Điều 69 BLHS. Bị cáo là người có nhân thân tốt,
chưa có tiền án tiền sự, phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, bản
thân bị cáo đã nhận thức được lỗi lầm, tự nguyện bồi thường thiệt hại. Trong quá trình
điều tra và ngay tại phiên tòa hôm nay, bị cáo luôn thành khẩn khai báo, ăn năn hối
cải, xin lỗi gia đình bị hại đã cho thấy thái độ tích cực, thiện chí của bị cáo và xem xét
dưới góc độ nhân thân, bị cáo còn có thể giáo dục, cải tạo tốt.
Bên cạnh đó, đề nghị HĐXX xem xét tình tiết quy định tại điểm g Khoản 1
Điều 46 bị cáo “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn”. Xét
trên hoàn cảnh góc độ phạm tội của bị cáo trong trường hợp tổng số giá trị là hơn 2
triệu, thì thiệt hại gây ra không lớn và bản thân 3 bị hại đã có đơn xin miễn trách
nhiệm hình sự cho bị cáo. Do đó, đề nghị HĐXX xem xét ghi nhận tình tiết giảm nhẹ

tại điểm g Khoản 1 Điều 46, Khoản 2 Điều 46; đề nghị áp dụng Điều 47 áp dụng
hình phạt nhẹ hơn đối với bị cáo.
Thưa HĐXX, bị cáo phạm tội khi đang còn trong độ tuổi vị thành niên, hiện đang
theo học tại 12A1 trường THPT Bình Phục Nhứt. Trong quá trình đi tìm xin giảm nhẹ
hình phạt cho bị cáo, bản thân tôi đã động viên gia đình bị cáo làm đơn xin giấy xác
nhận đang còn đi học trường THPT Bình Phục Nhứt huyện Chợ Gạo để có căn cứ xin
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo nhưng bị cáo đã nói với tôi là bị cáo không
dám xin. Lý do là bị cáo sợ nhà trường biết được bị cáo đang bị CQĐT khởi tố hình
sự, sợ nhà trường sẽ đuổi học, không được tiếp tục đến trường nên tuy rất muốn xin
xác nhận để có thể giảm nhẹ hình phạt nhưng bị cáo không dám làm vì có thể rằng cơ
hội để bị cáo tiếp tục đến trường không còn nữa, vì trước mắt chuẩn bị bước vào kỳ
7


thi cuối cấp vô cùng quan trọng, bước ngoặt của cuộc đời. Thưa HĐXX, Trên nguyên
tắc nhân đạo và tinh thần của điều luật áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội chủ yếu là giáo dục cải tạo, đề nghị HĐXX áp dụng Khoản 3 Điều 29 BLHS 2015
sđ 2017 tuyên miễn trách nhiệm hình sự đối với bị cáo, cho bị cáo thêm một cơ hội
làm lại cuộc đời, sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, để làm công dân có ích cho
xã hội.
Xin trân trọng cảm ơn HĐXX và đại diện VKS đã lắng nghe./.

8


1.4.4 Tổng kết kinh nghiệm
- Nắm vững nội dung vụ việc của bị can, bị cáo, bị hại… qua trao đổi ban
đầu để có định hướng nghiên cứu, bảo vệ hợp lý nhất cho khách hàng. Từ đó yêu
cầu cung cấp các thông tin cần thiết góp phần tìm ra sự thật vụ án để chuẩn bị
phương án bào chữa, bảo vệ.

- Trong vụ án trên, chuyên sâu nghiên cứu các chính sách pháp luật cho
người chưa thành niên, quan điểm của Đảng, nhà nước ta đối với họ vận dụng để
tìm tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo. Ngoài ra, trang bị cho bản thân kiến thức pháp
luật sâu rộng, nắm vững phương pháp tra cứu văn bản pháp luật chính xác để có
thể đưa ra định hướng bào chữa xác đáng nhất. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp,
chuyên gia có kinh nghiệm, nhưng phải nghiên cứu lại thông tin đó vận dụng phù
hợp với khách hàng của mình.
- Khi thu thập chứng cứ, phải xác định tất cả các mối quan hệ của khách
hàng có liên quan đến vụ án. Từ đó phân tích, chọn lọc các chứng cứ có lợi, có thể
phân tích, lập luận tính logic của sự việc nhằm tạo ưu thế cho thân chủ.
- Nắm vững quy trình tố tụng, các hoạt động điều tra nhằm có biện pháp
phản ứng kịp thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho thân chủ. Liên hệ thường
xuyên với cơ quan tiến hành tố tụng, để có thể giám sát tình hình đảm bảo quyền
lợi hợp pháp tốt nhất cho thân chủ.
- Sự thống nhất giữa luật sư và thân chủ trên tất cả các vấn đề là rất quan
trọng trong giải quyết vụ án hình sự.
- Nếu là luật sư bên bị can, bị cáo cần liên hệ bên bị hại để có biện pháp cần
thiết giảm thiệt hại vật chất, tinh thần, từ đó tìm yếu tố đồng thuận với bị hại, tình
tiết giảm nhẹ cho thân chủ, chứng cứ có lợi mới.

9


PHẦN 2. HỒ SƠ TÌNH HUỐNG HỌC VIỆN
(Hồ sơ Hình sư 14: Nguyễn Văn Lượngphạm tội “cố ý gây thương tích”)
2.1 Tóm tắt nội dung vụ án
Chiều ngày 20/10/2011, Nguyễn Văn Lượng được bà Nguyễn Thị Chiểu nhờ
chở xe máy đến TAND huyện Đại Từ để nộp một số giấy tờ liên quan đến việc
tranh chấp đất đai giữa Bà Chiểu và ông Phạm Huy Luật. Một lúc sau Ông Luật
cũng có mặt tại TAND huyện Đại Từ, giữa các bên có xảy ra cãi vã, tiếp đến là

việc xô xát giữa Ông Luật và anh Nguyễn Văn Lượng. Kết quả anh Nguyễn Văn
Lượng bị thương tật 14% (trong đó 4% là thương tật vĩnh viễn, 10% là thương tật
tạm thời); Ông Luật bị thương tật tạm thời 21% (theo Bản Giám định pháp y của
Hội đồng giám định pháp y tỉnh Thái Nguyên).
VKSNHD huyện Đại Từ đã ra Cáo trạng truy tố Nguyễn Văn Lượng về tội:
Cố ý gây thương tích theo Khoản 2 Điều 104 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung
năm 2009 (sau đây gọi tắt là: “BLHS”).
- Đối tượng được bào chữa: Bị cáo Nguyễn Văn Lượng.
- Định hướng bào chữa: Yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung.
2.2 Dự kiến các câu hỏi tại phiên tòa


Hỏi bị hại Phạm Huy Luật.
- Nguyên nhân làm ông bị thương ở đầu?
- Vào chiều ngày 20/10/2011, ông đến TAND huyện Đại Từ để làm gì?
- Ông nộp cụ thể là những giấy tờ gì, nộp cho ai?
- Tại sao ông lại có thái độ bốc đồng đối bị cáo và bà Chiểu tại phòng làm

việc của Thẩm phán Liên?
- Yêu cầu Ông Luật lý giải tại về sự trình bày khác nhau giữa Đơn đề nghị cơ
quan công an giải quyết được lập vào ngày 24/10/2011 với Bản tường trình đánh
nhau ngày 10/02/2011 và các Biên bản ghi lời khai của ông tại cơ quan điều tra?
- Tại Đơn đề nghị ngày 24/10/2011, ông trình bày rằng: Ông bị bị cáo dùng
roi điện chọc vào người, không hề đề cập đến vết thương ở đầu lúc hai người xô
10


xát; nhưng tại Bản tường trình được lập ngày 10/02/2011,ông lại trình bày rằng
mình bị bị cáo dùng roi điện dí vào người, vụt vào đầu, vụt vào người liên tục, ông
bị vỡ đầu và rách cằm.Tại sao lại có sự khác nhau này?

- Tại Biên bản ghi lời khai ngày 09/02/2015, ông lại khai rằng: “ngay lập tức
Lượng có lấy 1 đoạn côn sắt từ trong túi ra vụt tôi 1 phát vào đầu, tôi ôm đầu thì
Lượng vụt tiếp thì thấy có một dây điện vướng vào tay tôi theo phản xạ tôi có túm
lấy dây điện giật lại thì Lượng đang cầm ở tay đã chọc vào mặt tôi”.Biên bản ghi
lời khai này được lập trước một ngày ông làm Bản tường trình việc đánh nhau
(10/02/2012), tại sao lại có sự khác nhau về công cụ gây thương tích là roi điện –
côn sắt?
- Tại Biên bản ghi lời khai ngày 17/8/2012, ông khai nhận rằng: “Lượng thò
tay vào trong cặp đang cầm ở tay lấy ra một đoạn gậy màu đen dài khoảng 3040cm và Lượng vụt gậy liên tục vào đầu tôi, tôi giơ tay trái ra đỡ và lao vào người
Lượng thì có một đoạn dây điện đen mắc từ gậy của Lượng vào trong cặp vƣớng
vào tay tôi. Tôi giật dây thì đoạn gập chọc ngược lại vào mặt Lượng và Lượng đạp
tôi bật ngược ra đằng sau”.
Trong lời khai tại Biên bản này, ông dường như nhớ rất rõ chi tiết của “đoạn
gậy” mà theo ông đó là công cụ bị cáo sử dụng để gây thương tích mặc dù sự việc
đã xảy ra từ tháng 10/2011, tình hình lúc đó là hai bên đang xảy ra xô xát, đánh
nhau. Ông lí giải gì về điều này?
- Tại sao trong những văn bản được ghi nhận trước đó, ông không trình bày
cụ thể về “đoạn gậy” nói trên?


Hỏi bị cáo Nguyễn Văn Lượng.
- Nguyên nhân hình thành những vết thương trên người bị cáo?
- Bị cáo có hành động đánh Ông Luật trước không?
- Bị cáo có bị Ông Luật ném cát vào mặt không? Vị trí lúc đó?
- Sự việc xảy ra tại chiếu nghỉ cầu thang lầu 1 có những ai chứng kiến?
11


- Ông Luật có dùng bình cứu hỏa để đánh bị cáo không?
- Bị cáo có nhớ rõ vị trí nhà vệ sinh ở tầng 2 Khu A TAND huyện Đại Từ

không?


Hỏi người làm chứng bà Nguyễn Thị Lập.
- Vị trí bà đứng lúc chứng kiến sự việc đánh nhau giữa bị cáo và Ông Luật?

Cách khoảng bao nhiêu mét?
- Tại Biên bản làm việc được ghi nhận tại Bút lục số 22 bà trình bày rằng:
“Tôi đang lau rửa nhà vệ sinh, tôi nhìn thấy anh Luật đi ra trƣớc, đi theo sau là
bà Chiểu và anh thanh niên. Anh Luật quay lại dùng một vật gì đó ném anh
thanh niên đi cùng bà Chiểu, hai người giằng co nhau,…”. Bà có ý kiến gì về
nội dung do chính mình trình bày không?
- Bà cho biết ai là người đã túm áo và lao vào người bị cáo Lượng trước?
- Bà cho biết vị trí đặt các bình cứu hỏa ở khu vực cầu thang tầng 1?
- Bà có biết diễn biến sự việc xảy ra tại chiếu nghỉ cầu thang tầng 1 không?
- Bà cho biết vị trí các bình cứu hỏa sau khi xảy ra xô xát giữa bị cáo với
Ông Luật tại chiếu nghỉ cầu thang lầu 1?
- Tại Bút lục số 106 bà có khai nhận rằng: “Khoảng cách từ chỗ tôi (Lập)
đứng đến vị trí Lượng và Luật đánh nhau chỉ khoảng 2 -3m . Tôi đứng ở trước
cửa nhà vệ sinh tầng 1 còn Lượng đánh Luật ở khu vực sân toà án ở ngay trước
cửa nhà vệ sinh”. Vậy tại sao bà có thể khẳng định chắc chắn rằng không có
việc Ông Luật dùng bình cứu hỏa tấn công bị cáo?
- Bà cho biết bị cáo đeo chiếc cặp ở một bên người hay đeo trên vai?



Hỏi người làm chứng bà Nguyễn Thị Thanh Loan.

12



- Bà có thể mô tả đôi nét về chiếc cặp mà bị cáo đeo vào thời điểm xảy ra vụ
việc.
- Bà cho biết là bị cáo đeo chiếc cặp ở một bên người hay đeo trên vai?
- Bà có tận mắt chứng kiến bị cáo vào nhà vệ sinh trên tầng 2 dãy nhà A để
giấu cây gậy dùng để tấn công Ông Luật?


Hỏi người làm chứng ông Lương Đức Long.

- Vị trí ông đứng quan sát sự việc xảy ra giữa Ông Luật và bị cáo tại sân dãy
nhà A như thế nào?
- Ông cho biết Ông Luật dùng tay nào để tự vệ khi bị bị cáo tấn công?
- Sự việc xảy ra khá lâu, thời điểm lúc đó hai bên đang xảy ra xô xát, ông lại
đứng tại vị trí cách đó 5m (từ trên cao nhìn xuống), vậy tại sao ông có thể nhớ rõ bị
cáo đã dùng tay bên nào để cầm gậy tấn công Ông Luật (tại Bút lục số 113)?
- Ông có tận mắt chứng kiến bị cáo vào nhà vệ sinh trên tầng 2 dãy nhà A để
giấu cây gậy dùng để tấn công Ông Luật?
- Giả sử một người phạm tôi đang muốn giấu hung khí gây án, vậy người đó
nên chọn vị trí giấu như thế nào?
2.3 Bài bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Lượng
Kính thưa Hội đồng xét xử;
Kính thưa vị đại diện Việm kiểm sát;
Thưa các vị luật sư đồng nghiệp.
Tôi tên Phạm Nguyễn TT, thuộc Văn phòng luật sư Nguyễn Văn Thận, Đoàn
luật sư tỉnh Tiền Giang. Theo yêu cầu của bị cáo Nguyễn Văn Lượng và được sự
chấp thuận của Hội đồng xét xử nên tôi tham gia phiên tòa ngày hôm nay với tư
cách là luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Lượng bị Viện kiểm sát nhân dân
truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo Khoản 2 Điều 104 BLHS.
13



Trước hết, tôi xin trình bày ngắn gọn diễn biến vụ án như sau:
Chiều ngày 20/10/2011, Nguyễn Văn Lượng (tức bị cáo) được Bà Chiểu nhờ
chở xe máy đến TAND huyện Đại Từ để nộp một số giấy tờ liên quan đến việc
tranh chấp đất đai giữa Bà Chiểu và Ông Luật. Một lúc sau Ông Luật cũng có mặt
tại TAND huyện Đại Từ, giữa các bên có xảy ra cãi vã, tiếp đến là việc xô xát giữa
Ông Luật và anh Nguyễn Văn Lượng. Kết quả anh Nguyễn Văn Lượng bị thương
tật 14% (trong đó 4% là thương tật vĩnh viễn, 10% là thương tật tạm thời); Ông
Luật bị thương tật tạm thời 21% (theo Bản Giám định pháp y của Hội đồng giám
định pháp y tỉnh Thái Nguyên).
Kính thưa Hội đồng xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ và qua lời khai của các
đương sự tại phiên tòa ngày hôm nay, tôi xin trình bày quan điểm bào chữa của
mình đối với bị cáo Nguyễn Văn Lượng.
Thứ nhất, sự mâu thuẫn trong việc trình bày lời khai của Ông Luật tại các
văn bản đề nghị công an huyện Đại Từ giải quyết được lập vào ngày 24/10/2011
(04 ngày sau khi xảy ra vụ việc), Bản tường trình về việc đánh nhau ngày
10/02/2012, Biên bản ghi lời khai ngày 09/02/2012, 26/4/2013, 17/8/2012. Cụ thể:
- Tại Đơn đề nghị ngày 24/10/2011, Ông Luật trình bày rằng: Ông bị bị cáo
dùng roi điện chọc vào người, không hề đề cập đến vết thương ở đầu lúc hai người
xô xát; nhưng tại Bản tường trình được lập ngày 10/02/2011, ông lại trình bày rằng
mình bị bị cáo dùng roi điện dí vào người, vụt vào đầu, vụt vào người liên tục, ông
bị vỡ đầu và rách cằm.
- Tại Biên bản ghi lời khai ngày 09/02/2015, Ông Luật lại khai rằng: “ngay
lập tức Lượng có lấy 1 đoạn côn sắt từ trong túi ra vụt tôi 1 phát vào đầu, tôi ôm
đầu thì Lượng vụt tiếp thì thấy có một dây điện vướng vào tay tôi theo phản xạ tôi
có túm lấy dây điện giật lại thì Lượng đang cầm ở tay đã chọc vào mặt tôi”.

14



Biên bản ghi lời khai này được lập trước một ngày ông làm Bản tường trình
việc đánh nhau (10/0/2/2012), nhưng lại sự khác nhau về công cụ gây thương tích
là roi điện – côn sắt. Đây là hai công cụ khác hẳn nhau về hình dáng, màu sắc cũng
như công dụng. Côn sắt tại sao lại có dây điện để tay ông bị vướng vào. Đây là lời
khai hoàn toàn vô lý, khác hẳn với Đơn đề nghị giải quyết ban đầu của ông (được
lập vào ngày 24/10/2011).
- Tại Biên bản ghi lời khai ngày 26/4/2012, Ông Luật khai rằng: “Lượng liền
thò tay vào trong cặp đang cầm ở tay lấy ra một đoạn gậy vụt vào đầu tôi, theo
phản xạ tôi chống lại bằng cách giơ tay trái ra đỡ thì tay tôi lại mắc vào dây điện từ
túi và tay Lượng, tôi đã giật cái dây đó và tôi lao vào Lượng”.
Chiếc cặp mà Lượng “cầm ở tay” theo như lời khai của ông thì được cơ quan
điều tra xác nhận là cặp chuyên để đựng máy tính xách tay, khối lượng sẽ khá nặng
nếu cầm bằng một tay. Như vậy, nếu Lượng một tay cầm cặp đựng máy tính xách
tay bên trong, một tay dùng “đoạn gậy” vụt vào đầu Ông Luật thì khi bị Ông Luật
kéo giật lại thì ắt hẳn sẽ bị mất thăng bằng, vậy sao có thể liền lúc đó bị cáo vụt tiếp
vào đầu và đạp vào người Ông Luật được.
Ngoài ra, tại Biên bản ghi lời khai này Ông Luật lại khai nhận công cụ để bị
cáo gây thương tích cho ông lại là “một đoạn gậy” khác hoàn toàn so với công cụ
ông đã trình bày trong những văn bản đã được đề cập ở trên là: côn sắt, roi điện.
- Tại Biên bản ghi lời khai ngày 17/8/2012, Ông Luật khai nhận rằng:
“Lượng thò tay vào trong cặp đang cầm ở tay lấy ra một đoạn gậy màu đen dài
khoảng 30- 40cm và Lượng vụt gậy liên tục vào đầu tôi, tôi giơ tay trái ra đỡ và lao
vào người Lượng thì có một đoạn dây điện đen mắc từ gậy của Lượng vào trong
cặp vướng vào tay tôi. Tôi giật dây thì đoạn gập chọc ngược lại vào mặt Lượng và
Lượng đạp tôi bật ngược ra đằng sau”.

15



Trong lời khai tại Biên bản này, Ông Luật dường như nhớ rất rõ chi tiết của
“đoạn gậy” mà theo ông đó là công cụ bị cáo sử dụng để gây thương tích mặc dù sự
việc đã xảy ra từ tháng 10/2011, tình hình lúc đó là hai bên đang xảy ra xô xát,
đánh nhau.
Cơ quan điều tra đã không tiến hành xác minh những điểm mâu thuẫn nêu trên
mà chỉ đi tập trung khai thác hành vi dùng gậy tấn công Ông Luật của bị cáo là
không đầy đủ, thiếu căn cứ. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự
2003 quy định không lấy lời khai của bị can bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.
Thứ hai, về vật chứng là “đoạn gậy” được tìm thấy tại nhà vệ sinh tầng 2
dãy nhà A TAND huyện Đại Từ, chi tiết như sau:
- Theo Biên bản làm việc về việc thu giữ vật chứng có ghi nhận:
“Sáng ngày 21/10/2011 nhân viên của Tòa án nhân dân Đại Từ phát hiện tại
cửa sổ phòng vệ sinh trên tầng 2 có một dụng cụ bằng kim loại màu đen, phần thân
to nhất (cán cầm) có bọc một lớp mút màu đen, bên trong có hai đoạn kim loại thò
ra thụt vào phần thân dài khoảng 33cm, tổng chiều dài cả ba đoạn khi kéo hết ra là
56cm, đoạn đầu bé nhất đã bị cong, phần cuối nơi tay cầm có dây đeo.
Phần tay cầm lớp bọc bằng mút xốp đã bị rách và không thể giữ để xác định
dấu vân tay, do một đầu đã bị cong vênh nên không thể thu gọn cả ba đoạn vào
trong được.
Vị trí để dụng cụ trên là ô thoáng cửa sổ của phòng vệ sinh tầng 2, tòa nhà
phía ngoài giáp QL 37. Vị trí chiều cao từ mặt đất đến cửa sổ (ô thoáng) nơi để
dụng cụ trên khoảng 2m4”.
Biên bản ghi nhận nơi được tìm thấy vật chứng nói trên là ô thoáng nhà vệ
sinh tầng 2, theo ảnh chụp thì ô thoáng không có vật nào che chắn, vậy liệu nếu bị
cáo muốn giấu “đoạn gậy” dùng để gây thương tích cho Ông Luật thì không thể
chọn nơi dễ dàng bị nhìn thấy như vậy? Ngoài ra, không có người làm chứng nào
16


thấy bị cáo đi vào nhà vệ sinh tầng 2. Công an huyện Đại Từ cũng đã xác nhận

không thể xác định được dấu vân tay trên “đoạn gậy” – vật chứng thu được vào
ngày 21/10/2011.
Từ những chi tiết trên, có có sở để khẳng định “đoạn gậy” nêu trên không
thỏa mãn tính chất của vật chứng theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003 (sau đây gọi tắt là “BLTTHS”): Vật chứng là vật có giá trị chứng mình
tội phạm và người phạm tội.
Vì vậy, cơ quan điều tra sử dụng chi tiết này nhằm quy kết trách nhiệm hình
sự cho bị cáo theo Khoản 2 Điều 104 là không phù hợp, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.
Thứ ba, việc cơ quan điều tra xác định Ông Luận hành động trong lúc tinh
thần đang bị kích động mạnh gây ra thương tích cho bị cáo (14%), tuy nhiên chưa
đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo Điều 105 BLHS là chưa phù hợp. Bởi lẽ:
- Sự việc diễn ra tại khu vực chiếu nghỉ cầu thang lầu 1 dãy nhà A ngoài Ông
Luật và bị cáo, thì chỉ Bà Chiểu và chị Hạnh – con gái của Bà Chiểu chứng kiến. Bị
cáo, Bà Chiểu và chị Hạnh đều thừa nhận Ông Luật có hành vi dùng bình cứu hỏa
đánh bị cáo, tuy nhiên Ông Luật không thừa nhận điều này. Cơ quan điều tra đã
không xác minh chi tiết này mà chỉ căn cứ vào lời khai của Ông Luật và bà Nguyễn
Thị Lập để xác định không có hành vi này xảy ra trên thực tế là vi phạm Điều 67,
68 BLTTHS.
Ngoài ra, hành vi ném cát vào mặt bị cáo của Ông Luật cũng được phủ nhận
căn cứ vào lời khai của những người làm chứng là không phù hợp. Bản thân bà
Nguyễn Thị Lập cũng đã xác nhận rằng Ông Luật có ném một vật gì đó về phía bị
cáo (tại Bút lục số 22), tại Bút lục số 104 còn ghi nhận lời khai của bà Nguyễn Thị
Lập như sau: “Sau khi sự việc đánh nhau kết thúc thì tôi có thấy ngay chỗ nền sân,
bậc lên xuống hành lang gần nhà vệ sinh chỗ Luật và Lượng giằng co lúc đầu có
17


một ít đất cát rơi vãi ở đó. Tôi nghĩ trong đầu có thể ít đát cát rơi vãi đó là của ông
Luật cầm ở tay bị rơi vãi khi đánh nhau với Lượng. Tôi phát hiện ra một ít đất cát

rơi vãi đó vào buổi sáng hôm sau (tức ngày 21/10/2011) khi đang làm nhiệm vụ
quét dọn tại toà án…”. Bà Lập cũng khai thống nhất rằng khi xuống trước sân của
dãy nhà A, Ông Luật có lao vào túm lấy người Lượng và hai bên bắt đầu xảy ra xô
xát (tại Bút lục số 103). Nếu như lúc đó, bị cáo đeo cặp đựng máy tính trên vai thì
không thể rút “đoạn gậy” ra dễ dàng để tấn công Ông Luật được.
Cơ quan điều tra cần làm sáng tỏ những điểm bất hợp lý nêu trên để xác định
Ông Luật đã có hành vi tấn công bị cáo trước, sau đó hai bên tiếp tục xảy ra xô xát.
Do đó, có hay không việc Ông Luật đánh bị cáo là do bị kích động mạnh từ hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của bị cáo? Cơ quan điều tra đã không tiến hành xác
minh yếu tố này, dẫn đến hệ quả bỏ lọt tội phạm, không truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
Qua những phân tích trên, từ lời khai có mâu thuẫn của bị hại về hung khí
đến vị trí gây thương tích của bị cáo Lượng cho bị hại Luật; việc thu thập hung khí
không đủ yếu tố để coi là vật chứng trong vụ án; cơ quan điều tra và Viện kiểm sát
đã bỏ qua lời khai của các nhân chứng là bà Chiểu và chị Hạnh, bỏ qua yếu tố lỗi
của bị hại để kết tội bị cáo Nguyễn Văn Lượng phạm tội cố ý gây thương tích là
hoàn toàn không có cơ sở.
Do đó, tôi đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ theo Điểm a, Điểm c Khoản 1
Điều 179 BLTTHS, Khoản 1 Điều 1, Điểm c, g Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch
số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 hướng dẫn thi hành
quy định của BLTTHS về trả hồ sơ điều tra bổ sung yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ
sung nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo.
Tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự công minh của pháp luật và sự đánh giá
khách quan các tình tiết trong vụ án của Hội đồng xét xử để đưa ra phán quyết công
bằng, đúng người, đúng tội đúng pháp luật.
18


Xin chân thành cảm ơn Hội đồng xét xử đã lắng nghe./.


HỒ SƠ
NGUYỄN REN RI PHẠM TỘI “TRỘM CẮP TÀI SẢN”

19



×