Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THUỐC THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TNHH TM DV NAM GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX TRONG QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM THUỐC THỦY SẢN
CỦA CÔNG TY TNHH TM DV NAM GIANG

ĐOÀN THỊ MỸ NHANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHỊÊP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG MARKETING – MIX TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
THUỐC THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TNHH TM DV NAM GIANG” do Đoàn Thị
Mỹ Nhanh, sinh viên khóa 32, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày __________________

TS.THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Bốn năm Đại học trôi qua thật nhanh. Một khoảng thời gian đủ dài để tôi có
được những người bạn thân thiết, những thầy cô giáo tận tình cùng với những kiến
thức quý báu mà tôi học được trên giảng đường sinh viên. Tôi hiểu rằng tất cả vốn
kiến thức mà tôi có được còn rất ít ỏi. Đó chỉ là nền tảng cơ bản, là hành trang ban đầu
để tôi bước vào đời. Bản thân tôi còn phải học hỏi và trau dồi thêm rất nhiều.
Lời đầu tiên tôi xin tri ân cha mẹ người đã sinh ra tôi, nuôi dưỡng tôi khôn lớn
và trưởng thành như ngày hôm nay, luôn là chỗ dựa tinh thần cho tôi.
Với những gì tôi nhận được, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các
thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn
tới thầy Thái Anh Hòa người đã hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt thời gian tôi thực

hiện khóa luận này.
Cùng với khoảng thời gian 2 tháng ngắn ngủi thực tập tại phòng Thủy sản của
Công ty TNHH – TMDV Nam Giang tôi cũng đã tích lũy được cho mình một ít kiến
thức và kinh nghiệm thực tế. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chú Phạm Văn
Nga – Giám đốc Công ty TNHH TM DV Nam Giang, anh Nguyễn Thanh Sang, anh
Nguyễn Công Trưng, anh Cao Tuấn Kiệt, chị Huỳnh Ngọc Minh Châu phòng Thủy
sản và toàn bộ nhân viên Công ty. Đặc biệt là anh Nguyễn Công Tráng đã chỉ dẫn
cũng như tạo điều kiện cho tôi hoàn thanh tốt luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của khách hàng cũng như các đại lý của
Công ty tại khu vực tỉnh Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập số liệu và trao đổi những kinh nghiệm quý báu.
Lời cuối cùng cảm ơn những người bạn thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt bốn năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn.
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
Kính bút,

Đoàn Thị Mỹ Nhanh


NỘI DUNG TÓM TẮT
Đoàn Thị Mỹ Nhanh. Tháng 07 năm 2010. “Phân Tích Hoạt Động Marketing
– Mix Trong Quá Trình Phát Triển Sản Phẩm Thuốc Thủy Sản Của Công ty
TNHH TM DV Nam Giang”
Đoàn Thị Mỹ Nhanh. July 2010. “Analysing Marketing – Mix Activities In
The Proscessing Development Of Aquacultural Product Of Nam Giang Trading
& Service Co., LTD”
Khóa luận tìm hiểu về các hoạt động Marketing – mix trong quá trình phát triển
sản phẩm thuốc thủy sản tại Công ty TNHH TM DV Nam Giang, đánh giá những ưu
điểm, khuyết điểm trong từng hoạt động. Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến nhằm

hoàn thiện họat động Marketing – mix của Công ty.
Phương pháp thực hiện khóa luận là:
– Thu thập và xử lí số liệu từ sổ sách, chứng từ và báo cáo của Công ty qua 2
năm 2008 – 2009 (số liệu thứ cấp).
– Tham khảo tài liệu sách báo, tạp chí, internet, các luận văn tốt nghiệp của các
khóa trước.
– Điều tra thực tế khách hàng của Công ty.
Qua khóa luận tôi thấy Công ty Nam Giang đang có vị thế tốt trên thị trường
kinh doanh thuốc thủy sản dưới hình thức nhập khẩu và phân phối, các hoạt động
Marketing – mix tại Công ty là khá tốt và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên cũng còn
một số hạn chế trong các hoạt động này và khóa luận cũng đã trình bày một số hạn chế
đó. Khóa luận đi vào phân tích các chiến lược mà Công ty đã và đang sử dụng, đề ra
những giải pháp, định hướng mục tiêu kinh doanh đúng đắn nhằm hoàn thiện hơn công
tác Marketing, mở rộng thị trường chiếm ưu thế cạnh tranh.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC


xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1.Đặt vấn đề

1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

3


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH TM DV Nam Giang

5

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty

5

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

6

2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ

6

2.1.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động

7

2.1.5. Tình động hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc thủy sản của Công
ty trong 2 năm 2008 – 2009

9


2.1.6. Thuận lợi và khó khăn của Công ty trong thời gian qua

12

2.1.7. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới

13

2.2. Tổng quan về khu vực khảo sát

13

2.2.1. Bến Tre

13

2.2.2. Bạc Liêu

14

2.2.3. Sóc Trăng

14

2.2.4. Kiên Giang

15

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận


16
16

3.1.1. Khái niệm chung về Marketing
v

16


3.1.2. Marketing – mix

18

3.1.3. Các chiến lược Marketing

20

3.1.5. Ma trận SWOT

27

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Thực trạng hoạt động phát triển sản phẩm thuốc thủy sản của Công ty TNHH
TM DV Nam Giang

29


4.1.1. Thị trường sản phẩm thuốc thủy sản

29

4.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc thủy sản của Công
ty

30

4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing

31

4.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô

31

4.2.2. Phân tích môi trường vi mô

34

4.3. Phân tích chiến lược Marketing – mix

36

4.3.1.Chiến lược sản phẩm

36


4.3.2.Chiến lược giá

39

4.3.3.Chiến lược phân phối

41

4.3.4.Chiến lược chiêu thị cổ động

51

4.4. Đánh giá chiến lược Marketing – mix của Công ty

55

4.4.1. Chiến lược sản phẩm

55

4.4.2 Chiến lược giá

56

4.4.3 Chiến lược phân phối

56

4.4.4. Chiến lược chiêu thị cổ động


56

4.5. Phân tích ma trận SWOT

57

4.6. Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing – mix sản phẩm thuốc thủy
sản của Công ty

59

4.6.1. Phân tích thị trường và khách hàng

59

4.6.2. Hoàn thiện chiến lược Marketing – mix

60

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63

5.1. Kết luận

63

5.2. Kiến nghị

64


5.2.1. Đối với Công ty

64
vi


5.2.2. Đối với nhà nước

65

5.2.3. Đối với chính quyền địa phương

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TMDV

Thương mại dịch vụ

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp

SX

Sản xuất

KD

Kinh doanh


XNK

Xuất nhập khẩu

DTT

Doanh thu thuần

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

LNST

Lợi nhuận sau thuế

CP

Chi phí

CPQC

Chi phí quảng cáo

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

TTTH


Tính toán tổng hợp

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

TT

Thị trường

DNTT

Doanh nghiệp tư nhân

Cty

Công ty

PR

Quan hệ cộng đồng (Public Relation)

SWOT

Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa


KM

Khuyến mãi

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết Quả HĐSXKD qua Hai Năm 2008 – 2009

10

Bảng 2.2. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua Các Năm 2008, 2009

11

Bảng 4.1. Danh Sách Sản Phẩm Thuốc Thủy Sản của Công Ty

30

Bảng 4.2. Tình Hình Doanh Thu của Công Ty Năm 2007 – 2009

30

Bảng 4.3. Tình Hình Lợi Nhuận của Công Ty Từ Năm 2007 – 2009

31

Bảng 4.4. Các Sản Phẩm Công Ty Nhập Khẩu Đầu Năm 2010


37

Bảng 4.5. Vấn Đề Khách Hàng Quan Tâm Khi Mua Sản Phẩm của Công Ty Nam
Giang

38

Bảng 4.6. Thống Kê Đánh Giá của Khách Hàng Về Giá Cả Các Sản Phẩm Của Công
Ty

40

Bảng 4.7. Tỷ Trọng Các Kênh Phân Phối Đóng Góp Vào Doanh Thu

42

Bảng 4.8. Nhận Xét của Đại Lý Về Thời Gian Giao Nhận Hàng của Công Ty

43

Bảng 4.9. Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng của Khách Hàng Về Phương Thức Giao Nhận
Hàng

43

Bảng 4.10. Các Hình Thức Khách Hàng Thanh Toán Cho Các Đại Lý

45


Bảng 4.11. Tình Hình Hỗ Trợ của Công Ty Đối Với Khách Hàng

46

Bảng 4.12. Thống Kê Đại Lý Phân Phối và Farm Theo Khu Vực Năm 2009

49

Bảng 4.13. Doanh Thu Đóng Góp Theo Khu Vực

50

Bảng 4.14. Bảng Hiện Tổng Chi Phí Chiêu Thị và Tỷ Suất của DT/CP

51

Bảng 4.15. Chi Phí Quảng Cáo của Công Ty trong 2 Năm 2008 – 2009

52

Bảng 4.16. Kênh Thông Tin của Khách hàng

52

Bảng 4.17. Chi Phí Khuyến Mãi của Công Ty Trong 2 Năm 2008 – 2009

53

Bảng 4.18. Thống Kê Đánh Giá của Khách Hàng Đối Với Hình Thức Khuyến Mãi của
Công Ty So Với Các Công Ty Khác


54

Bảng 4.19. Bảng Ưu và Nhược Điểm Các Chiến Lược Chiêu Thị Cổ Động của Công
Ty

55

Bảng 4.20. Ma Trận SWOT

57

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Các Phòng Ban

7

Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Thủ Tục Nhận Hàng Tại Cảng

9

Hình 3.1. Mục Tiêu của Marketing

17

Hình 3.2. Chức Năng của Marketing: Phát Hiện và Thỏa Mãn Nhu Cầu của Khách
Hàng


18

Hình 3.4. Sơ Đồ Quá Trình Phát Triển Sản Phẩm Mới trong Marketing

21

Hình 3.5. Sơ Đồ Những Nhân Tố ảnh Hưởng Đến Quyết Định Giá của Doanh Nghiệp21
Hình 3.6. Sơ Đồ Kênh Phân Phối Điển Hình Đối Với Khách Hàng Tiêu Dùng

23

Hình 3.7. Ưu Nhược Điểm của Một Số Phương Tiện Quảng Cáo

25

Hình 4.1. Biểu Đồ Dân Số Việt Nam Qua Các Năm

33

Hình 4.2. Sơ Đồ Thể Hiện Quá Trình Phát Triển Sản Phẩm Mới của Công Ty

37

Hình 4.3. Sơ Đồ Cấu Trúc Kênh Phân Phối của Công Ty

41

Hình 4.4. Qui Trình Đặt Hàng và Giao Hàng trong Hoạt Động Phân Phối


47

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một Số Sản Phẩm Thuốc Thủy Sản của Công Ty
Phụ lục 2. Phiếu Điều Tra Khách Hàng
Phụ lục 3. Phiếu Thăm Dò Ý Kiến của Đại Lý Bán Các Sản Phẩm Thuốc Thủy Sản
của Công Ty TNHH TM DV Nam Giang

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam có hơn 1 triệu km đường bờ biển và 1,4 triệu hecta mặt nước nội địa
vì vậy nguồn cung thủy hải sản rất dồi dào và ổn định. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam
ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Mở rộng
diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng khai thác thủy sản xa bờ đã giúp
sản lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng trong những năm qua. Mức tăng
trưởng trung bình từ năm 2006 – 2008 là khoảng 11%. Đến hết tháng 11 năm 2009,
sản lượng thủy sản đã đạt hơn 4,4 triệu tấn. Kết thúc năm 2009, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản đạt 4,21 tỷ USD, đạt 93,27% kế hoạch năm, giảm 6,73% so với 2008. Trong
đó, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt khoảng 1,5 tỷ USD và cá tra, basa đạt khoảng 1,3 tỷ
USD. Kim ngạch của 2 nhóm sản phẩm này chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu
thủy sản Việt Nam. (Tổng cục thống kê).
Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), nhu cầu thủy hải sản

trên thế giới ở mức cao. Đối với các nước công nghiệp phát triển, thị trường xuất khẩu
chính của Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản là trên 30 kg/người/năm. Trong khi đó,
nhu cầu nội địa cũng đang tăng cao do đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Theo ước tính hiện nay là trên 20 kg/người/năm. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm thủy hải sản là rất tiềm năng. Đặc biệt bước sang năm 2010, khi cuộc khủng
hoảng kinh tế đã qua, đời sống người dân dần ổn định và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ
mặt hàng thủy hải sản trên thế giới cũng như nội địa sẽ tăng lên. Vì thế ngành nuôi
trồng và chế biến thủy sản đã và đang phát triển rất nhanh, thu hút nhiều doanh nghiệp
với nhiều thành phần kinh tế khác nhau như sản xuất, cung cấp các sản phẩm thức ăn
và thuốc thủy sản…đã tạo ra một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và quyết liệt.


Công ty TNHH TM DV Nam Giang tuy mới tham gia vào kinh doanh sản phẩm
thuốc thủy sản nhưng đã biết nắm bắt được đặc tính của thủy sản cũng như nắm bắt
được xu hướng hiện nay nông dân đang ngày càng hướng tới sử dụng chế phẩm sinh
học trong quá trình nuôi, nhằm tạo ra sản phẩm sạch (đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm không chứa các loại dư lượng thuốc kháng sinh, hóa chất).
Nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mang lại lợi nhuận cho khách hàng cao hơn,
Công ty đã tung ra các sản phẩm thuốc thủy sản chế phẩm sinh học như một biện pháp
cần thiết cho tất cả hệ thống ao nuôi nhằm quản lý khí độc, nâng cao tỷ lệ sống, tăng
chất lượng, màu sắc của tôm giúp bà con nuôi tôm ngày càng hiệu quả hơn.
Để có thể giành được vị thế tốt trong tâm trí khách hàng thì công cụ Marketing
– mix là một vũ khí chiến lược nòng cốt trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Tôi đã chon đề tài “Phân tích hoạt
động Marketing – mix trong quá trình phát triển sản phẩm thuốc thủy sản của Công ty
TNHH TM DV Nam Giang”.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động Marketing – mix về sản phẩm thuốc thủy sản của
Công ty Nam Giang.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
– Tìm hiểu hoạt động Marketing về sản phẩm thuốc thủy sản của Công ty.
– Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Marketing, đánh giá
hoạt động Marketing của Công ty.
– Tìm ra điểm yếu, điểm mạnh trong các hoạt động Marketing của Công ty.
– Đưa ra một số giải pháp Marketing tham khảo cho chiến lược phát triển sản
phẩm thuốc thủy sản của Công ty góp phần thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Phân tích hoạt động Marketing các sản phẩm thuốc thủy
sản của Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ NAM GIANG. Các số liệu chủ yếu của
Công ty qua các năm 2008 – 2009 và những tháng đầu năm 2010.

2


Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Thương Mại
Dịch Vụ NAM GIANG số 133/11 Hồ Văn Huê, P.9, Q. Phú Nhuận, TP.HCM và khảo
sát khách hàng tại 4 tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2010.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Nêu ra những lí do, tầm quan trọng của hoạt động Marketing trong Công ty
TNHH TM DV Nam Giang trong giai đoạn hiện nay, ngoài ra còn trình bày mục tiêu
của đề tài, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan về tình hình chung của Công ty
Giới thiệu về Công ty TNHH TM DV Nam Giang, tình hình hoạt động kinh
doanh của Công ty trong 3 năm (2007 – 2009).
Trình bày cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban Công ty, đánh giá
những thuận lợi khó khăn trong tình hình hiện tại và phương hướng hoạt động của
Công ty trong thời gian tới.

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Nêu ra những khái niệm Marketing, vai trò, mục tiêu của Marketing và hoạt
động phát triển sản phẩm trong Marketing và chiến lược Marketing – Mix, ma trận
đánh giá cụ thể là ma trận SWOT.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa vào việc thu thập, xử lý và đánh giá thông qua số liệu thứ cấp được
thu thập từ các phòng ban của Công ty, trong đó chủ yếu là phòng thủy sản và phòng
kinh doanh.
Thu thập số liệu sơ cấp qua phỏng vấn 40 đại lý và 80 khách hàng thông qua
các cuộc hội thảo gặp gỡ giữa Công ty và khách hàng tại 4 tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Kiên Giang.
Dùng phương pháp so sánh chênh lệch đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing
– mix đối với sản phẩm thuốc thủy sản của Công ty.
Chương 4: Kết quả và thảo luận

3


Tìm hiểu thực trạng hoạt động phát triển sản phẩm của Công ty. Phân tích, đánh
giá các chiến lược Marketing – Mix mà Công ty đang thực hiện, phân tích ma trận
SWOT để thấy được tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến
Công ty cũng như những thuận lợi và khó khăn của Công ty. Từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh để nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Kết luận: Tổng hợp từ các kết quả phân tích trên để đưa ra nhận xét tổng quát
về tình hình thực tế của Công ty. Công ty có những lợi thế gì cần phát huy và những
hạn chế cần khắc phục nhằm đạt mục tiêu mà Công ty đặt ra .
Kiến nghị: Đưa ra kiến nghị và một số giải pháp phù hợp với Công ty để Công

ty có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH TM DV Nam Giang
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NAM GIANG
Tên giao dịch quốc tế: NAM GIANG Trading & Service Co., LTD
Vốn điều lệ: 2.367.323.745 VNĐ
Ngày thành lập: 17/07/1996
Giám đốc: Phạm Văn Nga
Địa chỉ trụ sở chính: 133/11 Hồ Văn Huê, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.
HCM.
Logo:

Điện thoại : (84) (8) 38458579
Fax: 84) (8) 38476879
Website: www.namgiang.com.vn
Chi nhánh tại Hà Nội: Tổng kho Đức Giang, số 26 Ngõ 53 Đức Giang, Long
Biên, Hà Nội. Điện thoại: (84) (04) 38349886
Công ty TNHH TM DV NAM GIANG được thành lập theo quyết định
số1857/GPUB ra ngày 17/07/1996 do Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp
theo nghị định số 2312 HĐBT ngày 20/11/1990. Đến nay Công ty đã hoạt động được
14 năm.



Công ty TNHH TM DV Nam Giang là đơn vị hạch toán độc lập có con dấu
riêng, được mở tài khoản thu chi tại ngân hàng, là một pháp nhân kinh tế được nhà
nước bảo đảm.
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau như: Mua bán máy móc, nguyên
liệu, vật tư thiết bị, hóa chất. Sản xuất chất trợ ngành dệt. Mua bán các loại hương liệu
trong thực phẩm, mỹ phẩm. Nhập khẩu, đóng gói, và phân phối độc quyền các sản
phẩm thuốc thủy sản, phân bón và hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, thủy sản….
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ
a) Chức năng
– Công ty có chức năng nhập khẩu và phân phối các loại nguyên liệu, hương
liệu, trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm; phân phối độc quyền các sản phẩm thuốc thủy
sản, phân bón và hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, thủy sản…
– Luôn kiểm tra chất lượng sản phẩm đã nhập khẩu, tìm kiếm sản phẩm mới
ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
b) Nhiệm vụ
– Luôn phục vụ tốt khách hàng cả về số lượng và chất lượng.
– Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
– Thực hiện đúng các chế độ lao động theo quy định hiện hành nhằm bảo đảm
đời sống cho người lao động.
– Hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, tuân thủ các chính sách, chế
độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại của Nhà nước.

6


2.1.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động
a) Cơ cấu các phòng ban
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Các Phòng Ban
Giám đốc


Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

P. Đại
lý và
Môi
giới

P.
Hành
chính
tổng
hợp

P.
Thủy
sản

P. Kế
toán

P. Thí
nghiệm

P. Giao
nhận
hàng hóa
XNK


P.
Thương
mại tổng
hợp

P.
Nghiệp
vụ kinh
doanh

Nguồn: Phòng kinh doanh
b) Nhiệm vụ các phòng ban
¾ Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ hiệu quả sản xuất kinh doanh
trước hội đồng quản trị, đại diện pháp nhân ký kết các văn bản pháp lý, chịu trách
nhiệm về các hợp đồng kinh tế, có quyền quyết định toàn bộ kế hoạch chiến lược sản
xuất kinh doanh.
¾ Phó giám đốc: Hỗ trợ giám đốc có 2 phó giám đốc: Một phó giám đốc chịu
trách nhiệm quản lý trực tiếp về Đại lý tàu biển và Môi giới hàng hải; Một phó giám
đốc chịu trách nhiệm quản lý về giao nhận hàng hóa và kinh doanh tiếp thị.
¾ Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Chịu trách nhiệm về chiến lược sản phẩm,
chiến lược thị trường; Soạn thảo văn bản, các hợp đồng kinh tế giúp giám đốc ký kết
hợp đồng kinh doanh, xây dựng kế hoạch và chiến lược tiếp thị của Công ty; Tổ chức
dịch vụ khách hàng, quảng cáo, khuyến mãi, thống kê, tổng hợp báo cáo thực hiện kế
hoạch.

7


¾ Phòng thương mại tổng hợp: Tổ chức hệ thống các cửa hàng, kho bãi, trạm

mua bán các sản phẩm tinh bột, phụ liệu, hóa chất trong ngành thực phẩm, dệt, sơn,
thức ăn, thuốc cho ngành thủy hải sản trong phạm vi cả nước; Làm hợp đồng mua bán
với các khách hàng, thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa; Làm ủy thác xuất nhập khẩu
cho các Công ty; Tham gia hội chợ trong và ngoài nước.
¾ Phòng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu: Làm thủ tục thông quan hàng
hóa xuất nhập khẩu; Khai báo hải quan và giải quyết các vấn đề có liên quan để hàng
được thông quan; Kiểm đếm hàng rời và các dịch vụ cho xếp dỡ hàng hóa; Xử lý các
tình huống xảy ra cho hàng hóa để đảm bảo cho hàng hóa được giao đúng lúc, đúng
thời điểm
¾ Phòng kế toán: Thực hiện việc theo dõi thu – chi công nợ, quản lý sổ sách,
chứng từ; Thống kê phân tích đánh giá và nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tham
mưu cho giám đốc về công tác tài chính và kế hoạch kinh doanh của Công ty; Quản lý
và lưu trữ các loại hóa đơn mua bán hàng, phiếu chi, phiếu thu và theo dõi công tác
xuất nhập hàng hóa, tài sản của Công ty.
¾ Phòng hành chánh tổng hợp: Tổ chức bộ máy quản lý cán bộ, quản lý, xây
dựng kế hoạch tiền lương, quản lý hành chính và bảo vệ an toàn Công ty; Sắp xếp, bố
trí tuyển dụng lao động và theo dõi tình hình hoạt động và sử dụng lao động ở các
phòng ban; Lưu trữ hồ sơ, công văn và quản lý các hợp đồng ký kết, thực hiện.
¾ Phòng Đại lý và môi giới: Tổ chức làm các nghiệp vụ môi giới giữa người
vận chuyển và người thuê tàu, làm trung gian kết nối giữa chủ tàu và chủ hàng giúp họ
ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, xếp dỡ
hàng hóa, thực hiện các nghiệp vụ đại lý hãng tàu.
¾ Phòng Thủy sản: Nhiệm vụ xuyên suốt là làm công tác tiếp thị và tiêu thụ
sản phẩm thuốc thủy sản từ nghiên cứu thị trường, phối hợp với các phòng ban liên
quan xây dựng chiến lược giá trình lên Công ty, chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm
mà Công ty đã nhập khẩu. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm thông tin, quảng cáo các loại
sản phẩm, quản lý bán hàng và đại lý tiêu thụ ở từng khu vực mà Công ty đã phân
công.

8



¾ Phòng Thí nghiệm: Làm nhiệm vụ thử nghiệm chất lượng các loại hóa chất
phục vụ ngành dệt, nhuộm, in; Cố vấn kỹ thuật cho các hoạt động thết kế, đóng gói
bao bì sản phẩm.
2.1.5. Tình động hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc thủy sản của Công ty
trong 2 năm 2008 – 2009
a) Quy trình nhập khẩu
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Thủ Tục Nhận Hàng Tại Cảng
Giấy Báo Hàng Đến

Đăng Ký KTCLNN
Thực Vật, Thủy Sản

Nhận D/O

Mở
TKHQ

Giá, Thuế

Kết Quả Giám Định

Đ/C MANIFECT

HÀNG
CONT

HÀNG
KHO


Chuyển Hàng Ra
Khu Vực Nguy Hiểm

Chuyển Bãi Kiểm Hóa
Lấy Mẫu Giám Định

Đ/C
KHO

K/ Hóa

Lấy Mẫu KTCLNN

Giải Tỏa Hàng

Kết Quả KTCLNN

Ký Phúc Tập, Ký Giải Tỏa,
Lấy Tờ Khai, Lấy Hàng

Thanh Lý H/Q Cổng

Nguồn tin: Phòng xuất nhập khẩu
9


b) Thị trường mục tiêu của Công ty
Ðiều kiện nền đáy ao nuôi tôm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước ao
nuôi tôm như Oxy hoà tan, độ trong của nước, sự phát triển của tảo, sự tạo ra các khí

độc, sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh,... Ðáy ao tốt hay xấu phụ thuộc vào
chất đất và sự lắng tụ chất thải trong quá trình nuôi tôm mà đặc biệt là chất thải hữu
cơ. Đây chính là điều đang quan tâm của bà con nuôi trồng thủy sản. Nắm bắt được
nhu cầu của khách hàng Công ty TNHH TM DV Nam Giang đã hợp tác với các tập
đoàn thuốc thủy sản nước ngoài mang đến cho bà con NTTS, các trại, các Công ty
nuôi trồng và chế biến thủy sản những sản phẩm đã được kiểm tra chất lượng và khảo
sát thực tế tại Việt Nam. Thị trường mục tiêu là những vùng nuôi trồng thủy sản tiềm
năng, có quy mô lớn trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, miền Trung và các
khách hàng ở các khu vực lân cận khác.
c) Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 2008 – 2009
Bảng 2.1. Kết Quả HĐSXKD qua Hai Năm 2008 – 2009
Khoản mục

So sánh

2008

2009

1. Doanh thu thuần

8.102.039.000

8.330.879.000

2. Giá vốn hàng bán

3.334.337.858

2.639.377.000


3. Chi phí bán hàng

162.096.000

266.430.000

104.334.000

64,37

4. Chi phí quản lý DN

315.979.521

324.904.281

8.924.760

2,82

20.000.000

20.000.000

5. Chi phí khác

±∆

TL(%)


228.840.000

2,82

(694.960.858) (20,84)

6.Tổng chi phí

3.812.413.379

3.250.711.281

(561.702.098)

(15)

7. Lợi nhuận trước thuế

4.289.625.621

5.080.167.719

790.542.098

18,43

8. Thuế TNDN

2.025.509.750


2.082.719.750

57.210.000

2,82

9. Lợi nhuận sau thuế

2.264.115.871

2.997.447.969

733.332.098

32,39

10. Tỷ suất LNTT/CP (%)

112,52

156,28

0,45

0,4

11. Tỷ suất LNST/CP (%)

59,39


92,21

32,82

55,26

12. Tỷ suất LNTT/DT (%)

52,95

60,98

8,03

15,17

13. Tỷ suất LNST/DT (%)

27,95

35,98

8,03

28,73

14. Tỷ suất DTT/CP (%)

212,52


256,28

43,76

20,59

Nguồn tin: Phòng kế toán
10


Doanh thu thuần năm 2009 tăng 228.840.000 đồng chiếm 2,82% so với 2008.
Trong khi đó giá vốn hàng bán của Công ty giảm xuống 20,84% so với 2008 nguyên
nhân do lượng sản phẩm nhập khẩu giảm xuống, vấn đề này là do nhà cung ứng ép giá
gây khó khăn cho Công ty.
Lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 5.080.167.719 đồng tăng 790.542.098 đồng
so với năm 2008.
Tỷ suất doanh thu thuần/ chi phí năm 2008 là 212,52% tức 1 đồng chi phí bỏ ra
thì thu được 212,52 đồng doanh thu, còn năm 2009 thì 1 đồng chi phí bỏ ra thu đươc
256,28 đồng tăng 43,76 đồng so với năm 2008.
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua
cũng có sự tăng trưởng, mặc dù có sức ép từ nhà cung ứng nhưng Công ty đã từng
bước tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, đảm bảo tốt công tác tiêu thụ sản phẩm,
thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh có lợi nhuận.
d) Cơ cấu lao động
Bảng 2.2. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua Các Năm 2008, 2009
2008
Diễn giải

Số lượng

(người)

Tổng lao động

So sánh

2009

TL (%)

Số lượng

TL

(người)

(%)

±∆

TL
(%)

51

100

57

100


6

11,6

– Nam

44

86,7

47

82,6

3

6,2

– Nữ

7

13,3

10

17.54

3


42,6

– Trên đại học

6

11,6

8

14,3

2

33,3

– Cao đẳng, đại học

38

74,1

40

70,8

2

5,6


– Trung cấp, phổ

7

13,3

9

15,9

2

28,7

1. Theo giới tính

2. Theo trình độ

thông
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp
Công ty có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự, khuyến khích cán bộ
học tập, nâng cao trình độ. Hiện tại Công ty có 8 cán bộ có trình độ thạc sĩ chiếm
14,3%, tăng 2 người chiếm 33,33% so với năm 2008. Lực lượng đông đảo là những
11


người có trình độ cao đẳng, đại học với các chuyên ngành kỹ sư thủy sản, kỹ sư nông
nghiệp, cử nhân kinh tế…chiếm 70,8% năm 2009 tăng 5,6% so với năm 2008, hầu hết
các lực lượng này nắm những vị trí quan trọng, bộ phận lãnh đạo, điều hành Công ty.

Bộ phận còn lại thường là lực lượng lao động trực tiếp như giao hàng, quản lý kho bãi,
bảo vệ. Theo giới tính, năm 2009 Công ty có 47 nhân viên nam chiếm 82,6% trong khi
đó nữ chiếm 17,4%.
Tóm lại, trong năm 2009 tình hình lao động tăng lên với mục đích tăng nhanh về
sản lượng tiêu thụ, người tiêu dùng biết nhiều hơn, Công ty đã mở rộng thị trường của
mình ở nhiều nơi khác nhau thuộc khu vực thành phố và những vùng thuộc khu vực
Mekong Delta: Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Tiền Giang, Vĩnh
Long … ngoài ra còn có Vũng Tàu, Cà Mau, Đồng Nai và các tỉnh miền Trung.
2.1.6. Thuận lợi và khó khăn của Công ty trong thời gian qua
a) Thuận lợi
¾ Có mối quan hệ hợp tác rộng rãi với nhiều Công ty xuất nhập khẩu trong
nước và nước ngoài.
¾ Đội ngũ nhân viên còn khá trẻ, năng động, ham học hỏi và sẵn sàng chịu áp
lực cao trong công việc.
¾ Ngành thủy sản đã và đang phát triển khá ổn định, tạo điều kiện Công ty phát
triển các sản phẩm dùng cho thủy sản.
¾ Công ty đã dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nhiều lĩnh
vực khác nhau.
b) Khó khăn
¾ Đội ngũ nhân viên còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm.
¾ Nguồn nhân lực còn thiếu, chưa đủ phục vụ công việc kinh doanh của Công
ty.
¾ Đối thủ cạnh tranh còn khá nhiều.
¾ Giá ngoại tệ tăng gây khó khăn cho công tác thanh toán hàng nhập khẩu.
¾ Nguồn cung ứng chưa nhiều gây khó khăn cho việc tìm nguồn cung ứng
thay thế.

12



2.1.7. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới
ªThành lập phòng Marketing để tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội mới.
ªTập trung khai thác các thế mạnh hàng nhập khẩu vốn là lĩnh vực mà tính tới
thời điểm hiện nay, doanh nghiệp đã có một lượng khách hàng khá lớn và thường
xuyên.
ªĐẩy mạnh khai thác thêm các lĩnh vực khác như: Hàng xuất khẩu, đẩy mạnh
phát triển vận chuyển hàng hóa trong nước… góp phần đưa Công ty thành doanh
nghiệp phát triển toàn diện.
ªNâng cao trình độ chuyên môn và đa năng cho nhân viên.
ªTiếp tục duy trì các mối quan hệ hợp tác đối với các đối tác lâu năm và khách
hàng thân thiện.
2.2. Tổng quan về khu vực khảo sát
2.2.1. Bến Tre
* Vị trí địa lý: Tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn,
các nhánh sông lớn giống như nan quạt xòe rộng ra ở phía Đông. Diện tích tự nhiên
của tỉnh có 2.322 km²; Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và Nam giáp Vĩnh
Long và Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. Bốn con
sông lớn: Sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc và chia Bến Tre thành ba
phần: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê...
* Dân số: 1.354.589 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009).
* Khí hậu thủy văn: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27°C. Lượng
mưa trung bình hàng năm từ 1.250 mm đến 1.500 mm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô.
*Nguồn lợi thủy sản: Những con sông lớn và vùng biển Đông ở Bến Tre có
nhiều loại thủy sản như cá vược, cá dứa, cá bạc má, cá thiều, cá mối, cá
cơm, nghêu, cua biển và các loại tôm. Ruộng muối ở Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri
cũng là nguồn lợi khả quan.
Trong đó, Bình Đại là một trong ba huyện biển của tỉnh Bến Tre với tiềm năng
sẵn có do thiên nhiên ưu đãi về chiều dài bờ biển 27 km, hệ thống sông rạch chằng
chịt, hình thành môi trường sinh thái khá lý tưởng không chỉ cho việc phát triển nuôi

trồng thuỷ sản ở cả ba vùng mặn, lợ, ngọt; mà còn tạo điều kiện phát triển nghề đánh
13


bắt hải sản, mang lại nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào cung ứng cho tiêu thụ, chế
biến và xuất khẩu.
2.2.2. Bạc Liêu
* Vị trí địa lý: Bạc Liêu là tỉnh ở miền Tây Nam bộ thuộc Khu vực ĐBSCL
nằm phía Đông Bắc của bán đảo Cà Mau, có diện tích tự nhiên là 2.542 km2; Diện tích
vùng biển khoảng 40.000 km2; Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; Đông và
Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng; Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; Đông và Đông
Nam giáp biển Đông.
* Khí hậu thủy văn: Thuộc vùng đất nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình
hàng năm: 2.000 – 2.300 mm. Nhiệt độ trung bình 26oC, cao nhất 31,5oC, số giờ nắng
nóng trong năm 2.500 – 2.600 giờ. Độ ẩm trung bình: mùa khô 80%, mùa mưa 85%. Ít
chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới.
* Nguồn lợi thủy sản: Được khẳng định là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh
trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm tiếp theo. Bạc Liêu có tiềm năng rất lớn
về kinh tế thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản của tỉnh năm 2008 là 204.100 tấn, diện
tích NTTS năm 2008 là 125.167 ha; Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng là 130.600 tấn.
Trong đó: tôm là 65.750 tấn, cá là 64.850 tấn. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt là: 73.500
tấn, trong đó: tôm là 13.500 tấn, sản lượng cá là 60.000 tấn. Bạc Liêu có nhiều tiềm
năng để phát triển kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt hải sản, NTTS, công nghiệp chế
biến, dịch vụ tổng hợp, du lịch và giao thông, có ý nghĩa quan trọng tác động vào sự
nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. (Nguồn: ).
2.2.3. Sóc Trăng
* Vị trí địa lý: Sóc Trăng thuộc vùng ĐBSCL, giáp tỉnh Hậu Giang ở phía Bắc
và Tây Bắc, giáp Bạc Liêu ở phía Tây Nam, giáp Trà Vinh ở phía Đông Bắc và giáp
biển Đông ở phía Nam.
* Diện tích tự nhiên: 3.223,3 km2.

* Dân số: Toàn tỉnh có 1.272,2 nghìn người (số liệu năm 2005).
* Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng chia làm 2
mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm
sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 270C. Độ ẩm trung bình khoảng 83%.
Lượng mưa trung bình 1.840 mm, tổng số giờ nắng bình quân 2.372 giờ/năm.
14


×