Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch 1 (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.81 KB, 113 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu cùng Quý thầy cô
tại Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội - Khoa Sau Đại học, Khoa Tài chính
Ngân hàng, Viện Phát triển Nguồn Nhân lực Việt Nam – Nhật Bản đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian học để tơi có nền tảng
kiến thức thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hiền đã tận tình
hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tơi trong suốt thời gian hoàn
thiện luận văn này. Xin chúc Cơ và gia đình ln mạnh khỏe, vạn sự như ý.
Cuối cùng, tơi xin bảy tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình và những đồng
nghiệp thân thiết tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Trụ sở chính và Chi nhánh Sở Giao dịch 1 đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi
trong thời gian học tập và hồn thiện luận văn tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp của Quý thầy cơ, bạn bè để luận văn
để luận văn được hồn thiện.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 06 năm 2018
Tác giả

Phạm Thế Anh


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng “Hồn thiện cơng
tác thẩm định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch 1”


là công trình nghiên cứu của riêng tơi được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Nguyễn Thị Hiền.
Luận văn là kết quả nghiên cứu độc lập, những nội dung được trình bày trong
luận văn là hồn tồn trung thực. Ngồi những tài liệu tham khảo được trích dẫn, tơi
cam đoan mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố
hoặc sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào.
Hà Nội, tháng 06 năm 2018
Tác giả

Phạm Thế Anh


3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

i

LỜI CAM ĐOAN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

vi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

vii

LỜI MỞ ĐẦU

ix

1. Tính cấp thiết của đề tài

ix

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

x

3. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài

x

4. Đối tượng nghiên cứu

x


5. Phương pháp nghiên cứu

x

6. Cấu trúc luận văn

xi

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CẤP
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN
1
1.1. Tình hình nghiên cứu

1

1.2. Khái qt về hoạt động cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành
Điện
2
1.3. Công tác thẩm định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện
10
1.4. Nội dung cơng tác thẩm định cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ngành
Điện
11
1.5. Quy trình thẩm định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện
tại các Ngân hàng hiện nay
28
1.6. Các tiêu chí đánh giá sự hồn thiện của cơng tác thẩm định cấp tín
dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện
29
1.7. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hồn thiện của cơng tác thẩm định cấp

tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện
32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH CẤP TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1
36


4

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch 1
36
2.2. Thực trạng công tác thẩm định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp
ngành Điện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch 1
42
2.3. Đánh giá sự hồn thiện trong cơng tác thẩm định cấp tín dụng đối với
các Doanh nghiệp ngành Điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch 1.
70
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠNG
TÁC THẨM ĐỊNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH ĐIỆN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1
79
3.1. Định hướng cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện tại Chi
nhánh Sở Giao dịch 1 trong thời gian tới
79

3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định cấp tín dụng đối
với các doanh nghiệp ngành điện tại BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 1
81
3.3. Kiến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

92
98
100


5

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Tỷ lệ các chất gây ơ nhiễm khơng khí từ nhiệt điện than

23

Bảng 2.1 : Thông tin khái quát về BIDV

36

Bảng 2.2: Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV SGD1

38

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV SGD1 năm 2017

39


Bảng 2.4: Số dư tín dụng tại BIDV SGD1 năm 2017

40

Bảng 2.5: Chi tiết thu phí dịch vụ

41

Bảng 2.6: Phân Tích SWOT EVN

51

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của EVN đến Quý 2/2017

52

Bảng 2.8: Doanh thu của EVN giai đoạn 2012 – 2016

53

Bảng 2.9: Các hệ số tài chính chủ yếu của EVN

53

Bảng 2.10: Hồ sơ pháp lý của dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1

55

Bảng 2.11: Tổng mức đầu tư của Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1


58

Bảng 2.12: So sánh suất đầu tư của Dự án với của một số Dự án Nhiệt điện

59

Bảng 2.13: Tính tốn hiệu quả Dự án Quảng Trạch 1

59

Bảng 2.14: Cơ cấu kỳ hạn cho vay ngành điện BIDV năm 2017

66

Bảng 2.15: Tổng hịa lợi ích ngành Điện so với một số ngành tại BIDV năm 2017

68

Bảng 2.16: Tóm tắt các dự án mà BIDV SGD1 đã thực hiện

69

Bảng 2.17: So sánh một số yếu tố kinh tế của các nguồn năng lượng điện

72

Bảng 3.1: Dư nợ cho vay nhiệt điện và ngành sản xuất, phân phối điện và khí đốt

80



6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Chú Giải

BIDV

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV SGD1

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
– Chi nhánh Sở Giao dịch 1

DV

Dịch vụ

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam


HĐTDCS

Hội đồng tín dụng cơ sở

HĐTDTƯ

Hội đồng tín dụng Trung Ương

HĐV

Huy Động Vốn

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Petrolimex

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

PTGĐ

Phó Tổng Giám đốc

PVN

Tập đồn Dầu khí Việt Nam

QLKH


Quản lý Khách hàng

QLRR

Quản lý rủi ro

QLRRTD

Quản lý rủi ro tín dụng

TD

Tín dụng

TGĐ

Tổng Giám đốc

TKV

Tập đoàn Than – Khoảng sản Việt Nam

TSC

Trụ sở chính


7

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế là vơ cùng cấp thiết,
đi kèm với đó là nhu cầu vốn đầu tư cho ngành Điện ngày càng lớn, dịng vốn tín
dụng của Ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, vận
hành các dự án Điện. Để đảm bảo kịp thời thực hiện chức năng trung chuyển vốn
cho nền kinh tế, đồng thời vẫn đảm bảo kinh doanh hiệu quả, an toàn trong hoạt
động cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện, việc thẩm định cấp tín
dụng đối với các doanh nghiệp ngành này phải thực sự hiệu quả, chất lượng. Do
vậy, việc hồn thiện cơng tác thẩm định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp
ngành Điện đóng vai trị quan trọng trong hoạt động thẩm định tín dụng nói riêng và
trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng nói chung.
Nhận thức được điều này, luận văn đã xác định được đề tài nêu trên làm mục
tiêu nghiên cứu và đã hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:
Một là, đưa ra cơ sở lý luận về hoạt động cấp tín dụng và thẩm định cấp tín
dụng đối với các Doanh nghiệp ngành Điện, Cơng tác thẩm định cấp tín dụng đối
với các doanh nghiệp ngành Điện; Các tiêu chí đánh giá sự hồn thiện của cơng tác
thẩm định cấp tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng tới sự hoàn thiện đó. Các tiêu chí
đánh giá gồm: Khn khổ pháp lý, Quy trình thẩm định, Tiến độ thực hiện thẩm
định, Khả năng dự báo rủi ro và Kết quả hoạt động cấp tín dụng. Các nhân tố ảnh
hưởng gồm: Vấn đề thông tin và xử lý thông tin, Trang thiết bị cơng nghệ, Quy
trình và Phương pháp thẩm định, Trình độ của cán bộ thẩm định và Tổ chức, điều
hành hoạt động thẩm định.
Hai là, luận văn đã nêu ra được khái quát về thực trạng công tác thẩm định cấp
tín dụng các doanh nghiệp ngành Điện tại BIDV và BIDV SGD1, từ đó đánh giá
những mặt mà ngân hàng đã làm được trong thời gian qua, đồng thời thấy được
những tồn tại trong q trình thẩm định cấp tín dụng các doanh nghiệp ngành Điện,
tìm ra nguyên nhân cho những tồn tại đó.
Bà là, dựa trên thực trạng chất lượng cơng tác thẩm định cấp tín dụng các
doanh nghiệp ngành Điện, những tồn tại, nguyên nhân đã nêu, luận văn đã xác định



8

định hướng cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện tại BIDV SGD1, từ
đó đưa ra một số giải pháp để hồn thiện cơng tác thẩm định cấp tín dụng các doanh
nghiệp ngành Điện tại BIDV SGD1, cùng với một số kiến nghị khác.


9

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Điện là một trong những ngành quan trọng cơ bản, cung cấp đầu vào
cho sản xuất và tiêu dùng toàn xã hội. Chính vì vậy, sản lượng sản xuất và tiêu thụ
điện năng thường được xem là chỉ bảo quan trọng đánh giá quy mô, cơ cấu, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Bởi tính cấp thiết của việc đảm bảo đáp ứng
nhu cầu điện năng cho nền kinh tế, việc đầu tư xây dựng các dự án Điện từ khâu
Sản xuất, Truyền Tải, Phân phối điện năng luôn được Nhà nước ưu tiên hàng đầu và
tập trung các nguồn lực để phát triển. Tuy vậy, với nguồn Ngân sách eo hẹp, cộng
với đặc thù các dự án điện thường có thời gian đầu tư xây dựng và vận hành dài,
việc huy động nguồn vốn cho dự án luôn là vấn đề đau đầu đối với nhà quản lý.
Trong cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho các dự án điện, vốn tín dụng ngân hàng có tầm
quan trọng đặc biệt.
Trong bối cảnh hiện nay, khi nhu cầu vốn tín dụng đầu tư cho ngành Điện
đang ngày càng gia tăng, các Ngân hàng Thương mại, bao gồm cả BIDV, đang
đứng trước những áp lực to lớn trong quan hệ đối với nhóm Khách hàng tiềm năng
này: một mặt, vừa đảm bảo khai thác tối đa các lợi ích từ việc cung cấp các sản
phẩm Ngân hàng, đặc biệt là sản phẩm tín dụng; mặt khác vẫn phải đảm bảo được
an tồn và có khả năng dự báo, phịng ngừa được những rủi ro trong q trình cấp
tín dụng tài trợ vốn cho các dự án Điện.Mặc dù quy mô cấp tín dụng là rất lớn, rủi
ro tiềm ẩn cao, nhưng hiện tại hiệu quả của hoạt động thẩm định cấp tín dụng, trong

đó có các doanh nghiệp ngành Điệntại BIDV lại đang tồn tại nhiều hạn chế.Điều
này được thể hiện qua những con số khổng lồ về nợ xấu của hệ thống, đặc biệt là
Ngân hàng BIDV mà suốt những năm qua chưa xử lý được “cục máu đông của nền
kinh tế” này. Trước thực tế trên, việc hoàn thiện cơng tác thẩm định cấp tín dụng
đối với các Doanh nghiệp, nhất là các Doanh nghiệp thuộc ngành Điện đã trở thành
một nhu cầu vơ cùng cấp thiết, có tính thời sự đối với các Ngân hàng Thương mại
nói chung và BIDV nói riêng.


10

Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hồn thiện cơng tác
thẩm định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch
1” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Về ý nghĩa khoa học của đề tài: Đề tài bổ sung những đặc trưng của hoạt
động thẩm định cấp tín dụng đối với các Doanh nghiệp ngành Điện, từ đó đề xuất
một số kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định cấp tín dụng tại BIDV Chi
nhánh Sở Giao dịch 1
Về ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Đề tài kỳ vọng đóng góp hồn thiện cho cơng
tác thẩm định cấp tín dụng đối với các Doanh nghiệp thuộc ngành Điện tại BIDV
Chi nhánh Sở Giao dịch 1.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý thuyết về công tác thẩm định cấp tín dụng đối
với các Doanh nghiệp ngành Điện, thực trạng thẩm định cấp tín dụng đối với các
Doanh nghiệp ngành Điện tại BIDV và BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 1, từ đó đề
xuất một số ý kiến nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định cấp tín dụng cho các doanh
nghiệp thuộc ngành Điện tại Ngân hàng.
3. Phạmvi nghiên cứu của Đề tài
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013-2017, trọng tâm là giai đoạn 2015 – 2017.

- Không gian nghiên cứu: Tại BIDV và BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch 1.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung xem xét về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động
thẩm định cấp tín dụng đối với các Doanh nghiệp ngành Điện tại BIDV SGD1, từ
đó đưa ra kiến nghị hồn thiện cơng tác thẩm định cấp tín dụng cho các doanh
nghiệp ngành Điện cho BIDV và BIDV SGD1.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích, so sánh


11

và đối chiếu số liệu qua các thời kỳ nhằm đưa ra các kiến nghị để hồn thiện cơng
tác thẩm định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện tại BIDV SGD1.
6. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 03 chương, cụ thể:
Chương I. Cơ sở lý luận về cơng tác thẩm định cấp tín dụng đối với các doanh
nghiệp ngành Điện.
Chương II. Thực trạng công tác thẩm định cấp tín dụng đối với các doanh
nghiệp ngành Điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam–Chi nhánh
Sở Giao dịch 1.
Chương III. Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định cấp tín dụng
đối với các doanh nghiệp ngành Điện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch 1.


12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CẤP TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN

1.1. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới đã có nhiều những nghiên cứu của các nhà khoa học về công tác
thẩm định cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp dưới nhiều khía cạnh khác nhau từ
khái niệm, vai trị, nội dung, quy trình, những nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt
động thẩm định cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp. Có thể kể đến những nghiên
cứu của tác giá Milind Sathye và James Bartle (2017) về Các nguyên lý cơ bản về
cho vay, Phân tích rủi ro tín dụng, Cho vay Doanh nghiệp, Đo lường rủi ro,…tại
cuốn “Credit Analysis and Lending Management”.Trong khi đó, cuốn “Corporate
Credit Ananlysis” của tác giả Brian Coyle (2000) lại đi sâu nghiên cứu về phân tích
tồn diện doanh nghiệp trên các mặt: Đặc điểm mơi trường kinh doanh, đặc trưng
trong hoạt động của Doanh nghiệp, Dịng tiền, lợi nhuận, Thế mạnh về kinh doanh,
Tài chính và thanh khoản. Mặc dù các nghiên cứu cũng đề cập rất nhiều đến các
khía cạnh về thẩm định tài chính doanh nghiệp và các nhân tố liên quan nhưng chỉ
tập trung nghiên cứu ở các nước phát triển, rất ít có những nghiên cứu tại thị trường
Việt Nam.
Cơng tác thẩm định cấp tín dụng cũng đã được đề cập đến rất nhiều trong các
nghiên cứu trong nước. Có thể kể đến như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Thị
Bích Vượng trong bài báo “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại” về Quản lý chất lượng thẩm
định dự án, Nghiêm Văn Bảy trong bài báo “Thẩm định tài chính trong hoạt động
cho vay của ngân hàng thương mại” đề cập đến vấn đề thẩm định tài chính dự án,
hay bài báo “Thẩm định dự án trong ngân hàng thương mại: Kinh nghiệm từ
Techcombank” của tác giả Lê Minh về các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác thẩm
định cấp tín dụng và tình hình nợ xấu của Techcombank. Tuy nhiên hầu hết các
cơng trình nghiên cứu trên chỉ mới đề cập đến thẩm định tín dụng nói chung, phân
tích, tìm kiếm các đặc điểm chung thuần túy về mặt lý thuyết về hiệu quả thẩm định


13


cấp tín dụng chứ chưa phân tích cụ thể việc thẩm định cấp tín dụng đối với một
ngành nghề đặc trưng hay một đơn vị kinh doanh nào của ngân hàng.
1.2. Khái quát về hoạt động cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện
1.2.1. Khái niệm hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp
1.2.1.1

Khái niệm và vai trị của tín dụng ngân hàng.

Theo Tơ Ngọc Hưng (2014, tr. 10-11): “…Bản chất của tín dụng ngân hàng:
- Tín dụng phải dựa trên cơ sở tin tưởng giữa bên cho vay và bên đi vay. Chỉ
khi nào người cho vay thực sự tin tưởng vào sự sẵn lòng và khả năng trả nợ của
người đi vay, khi đó quan hệ tín dụng mới được thiết lập. Đây chính là điều kiện
tiên quyết hình thành quan hệ tín dụng. Mặt khác, người vay cũng tin vào hiệu quả
của việc sử dụng đồng vốn đi vay của mình;
- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng tài sản của Ngân hàng cho
người đi vay trong một thời gian nhất định với cam kết hoàn trả cả gốc và lãi;
- Sau một thời gian như đã thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người
cho vay một lượng giá trị gồm cả gốc và lãi. Phần chênh lệch này là giá trị của việc
sử dụng quyền sử dụng vốn của người khác. Do vậy, nó phải đủ lớn để đem lại sự
hấp dẫn cho người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn;
- Hoạt động tín dụng ln chứa đựng những rủi ro. Đó là sự mất cân xứng về
thơng tin của khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Rủi ro đó ngồi những
ngun nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng và khách hàng, cịn có những
nguyên nhân khách quan như: sự biến động của thị trường, chu kỳ kinh tế, sự thay
đổi của chính sách, những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, địch họa…..”
Với những đặc điểm trên, Tô Ngọc Hưng (2014, tr. 11) đã rút ra kết luận về
vai trị của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân:
- Góp phần giải quyết mâu thuân cơ bản giữa nhà đầu tư và nhà tiết kiệm;
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;
- Thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế quốc tế.



14

1.2.1.2

Đặc điểm của hoạt động cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp

Với bản chất cốt lõi của Ngân hàng thương mại là huy động vốn nhàn rỗi từ
dân cư để cho vay nền kinh tế mà đại diện là Doanh nghiệp, hoạt động cấp tín dụng
đối với Doanh nghiệp là hoạt động quan trọng nhất trong cơ cấu kinh doanh của
Ngân hàng. Mặc dù theo các mơ hình Ngân hàng hiện đại đang khuyến khích đa
dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng, tuy nhiên thực tiễn cho thấy để Ngân hàng có
thể tăng cường bán chéo sản phẩm phi tín dụng thì hoạt động cấp tín dụng cho
Doanh nghiệp vẫn đóng vai trị quyết định, là nền tảng để phát triển đa dạng danh
mục sản phẩm Ngân hàng.
Tùy thuộc vào mục đích quản trị của Ngân hàng, hoạt động cấp tín dụng đối
với Doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu chí: kỳ hạn, sản phẩm, loại hình
kinh doanh,…. trong đó, việc phân loại theo kỳ hạn được các Ngân hàng áp dụng
thường xuyên nhất. Ứng với mỗi loại hình cấp tín dụng ngắn hạn hay trung dài hạn
mà hoạt động cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau.
Theo Tô Ngọc Hưng (2014, tr 357-358), các đặc điểm của hoạt động cấp tín
dụng đối với Doanh nghiệp trong ngắn hạn bao gồm:
- Vốn tín dụng gắn liền với quá trình luân chuyển vốn của Khách hàng
- Thời gian thu hồi vốn nhanh
- Hình thức cho vay rất phong phú
- Là nghiệp vụ tín dụng chủ yếu của Ngân hàng Thương mại.
Cũng theo Tô Ngọc Hưng (2014, tr. 425), khác với cấp tín dụng doanh
nghiệp trong ngắn hạn, trong trung dài hạn, việc cấp tín dụng có những nét đặc
trưng nổi bật sau:

-

Thời gian hồn vốn chậm

-

Lãi suất cao

-

Giá trị khoản vay lớn
Như vậy, với sự khác biệt giữa tín dụng Doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn


15

và đặc trưng của ngành Điện, hoạt động cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp ngành
Điện tại Ngân hàng thương mại sẽ mang những nét đặc trưng của việc cấp tín dụng
trong trung dài hạn đối với Doanh nghiệp.
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ngành Điện
1.2.2.1. Đặc điểm chung của các dự án Điện:
-

Tổng vốn đầu tư của các dự án Điện lớn. Các dự án điện đều phải đầu tư cơ

sở vật chất lớn và hiện đại, do đó nguồn vốn đầu tư rất lớn, hiện nay nhà máy điện
chủ yếu là do các Tập đoàn Nhà nước lớn đầu tư như EVN, PVN, TKV. Theo số
liệu thống kê để sản xuất được 1 MW điện, ứng với sản lượng điện 4,2 triệu
kWh/năm, nhà đầu tư phải bỏ ra từ 20-23 tỉ VND, thậm chí ở những địa bàn có địa
hình phức tạp thì suất đầu tư 1MW có thể lên tới 25 tỉ VND, nên ngành này chỉ

dành cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính vững vàng;
-

Thời gian đầu tư kéo dài dẫn tới thời gian thu hồi vốn cũng kéo theo tương

ứng. Các dự án Điện thường có thời gian đầu tư kéo dài nhiều năm chẳng hạn dự án
Nhiệt điện ng Bí mở rộng 1 (2001-2009), Nhiệt điện ng Bí mở rộng 2 (20062013), Thủy điện Hồ Bốn (2006-2010), Thủy điện Đakmi II (2014-2019), Thủy
điện Ngòi Phát (2004-2014)... Sỡ dĩ có sự kéo dài về thời gian này là do xây dựng
nhà máy Thủy điện bao gồm rất nhiều hạng mục cơng trình như Hồ chứa nước, Đập
chính, Đập phụ, Tràn xả lũ, Đập tràn, Cống lấy nước, Kênh dẫn nước vào hồ, Cửa
lấy nước, Tuynel áp lực, Đường ống áp lực, nhà máy, đường dây tải điện; Nhà máy
Nhiệt điện thường phức tạp khi thi công hệ thống xử lý tro xỉ, chất thải ra mơi
trường,…. lại phải xây dựng trong điều kiện địa hình phức tạp. Trong khi đó địi hỏi
phải xây dựng các hạng mục hồn chỉnh đồng bộ thì mới có thể đưa vào vận hành
và sử dụng. Chính vì vậy thời gian đầu tư vào các dự án Điện kéo dài hơn so với
những dự án sản xuất khác;
-

Dự án Điện có tính phức tạp cao về mặt kỹ thuật, tính đồng bộ địi hỏi cao và

khối lượng thi cơng lớn. Do đặc thù ngành Điện, các dự án Điện thường gắn với
trình độ kỹ thuật cao hơn những dự án đầu tư phát triển thông thường. Hơn nữa,
công nghệ kỹ thuật trong các dự án phải đảm bảo sự đồng bộ với việc xây dựng hệ


16

thống truyền tải và phân phối điện năng. Không chỉ yêu cầu cao về mặt kỹ thuật,
xây dựng dự án Điện phải thực hiện một khối lượng thi công lớn cũng như cần tập
trung nhiều nhân lực và thiết bị, nguyên vật liệu trong khi tiến hành xây dựng;

-

Phải đảm bảo được đầu ra trước khi tiến hành xây dựng nhà máy điện. Hiện

nay ở nước ta ngành điện là ngành kinh tế độc quyền: chỉ duy nhất có Tập đoàn
Điện lực Việt Nam - EVN là người mua điện duy nhất và cũng là người bán điện
duy nhất đến người tiêu dùng. Cả các nhà cung cấp điện cũng như người sử dụng
điện khơng có sự lựa chọn nào khác ngoài việc bán và mua điện của EVN. Do đó
việc tiêu thụ sản phẩm của các dự án điện có đặc điểm khác với sản phẩm của
những dự án sản xuất khác đó là phải đảm bảo được đầu ra trước khi xây dựng dự
án, tức là đàm phán thành công phương án đấu nối với Công ty mua bán điện trực
thuộc EVN thì mới có thể hình thành Dự án xây dựng nhà máy. Phương án đấu nối
lưới điện bao gồm các nội dung: công suất, điện năng, thời điểm dự kiến mua bán
điện, điểm đấu nối, điểm đặt thiết bị đo đếm mua bán điện, cấp điện áp mua bán
điện, thể hiện phương án mua bán điện trên bản đồ, sơ đồ lưới điện khu vực.
Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam việc đàm phán về phương án đấu nối giữa
các chủ đầu tư dự án Điện với EVN chưa thực sự đạt hiệu quả. Có khơng ít những
dự án vẫn khởi công trong khi chưa đàm phán được phương án đấu nối. Nguyên
nhân của việc đàm phán không hiệu quả này chủ yếu là do EVN chưa làm đường
dây đến các nhà máy điện nhỏ để mua điện. Trong khi nếu như chủ đầu tư bỏ tiền ra
để đầu tư vào đường dây truyền tải thì chi phí đầu tư lại vượt trội lên mà đường dây
lại vẫn thuộc quyền sỡ hữu của EVN hoặc nếu như vậy thì phải thỏa thuận lại giá
mua điện thì chủ đầu tư mới có thể thu hồi vốn mà mình bỏ ra đầu tư;
-

Thị trường đầu ra tiềm năng: Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng

mạnh mẽ trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trên
7,5%, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội ngày càng gia tăng. Do đó,
nhu cầu điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt cũng ngày càng lớn.

Dự báo nhu cầu sử dụng điện năng từ nay cho đến năm 2020 tăng ngày càng nhanh
với tốc độ tăng trung bình hơn 16%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc
độ tăng trưởng sản xuất điện năng trong nước hiện tại. Dự báo nhu cầu trên đòi hỏi


17

ngành điện phải đẩy mạnh xây dựng thêm nhiều nhà máy Điện, nhiệt điện than,
nhiệt điện khí, điện nguyên tử đồng thời kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với các
nước trong khu vực để đáp ứng nhu cầu nội địa và tiến tới xuất khẩu điện năng.
Trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện năng cả nước tiếp
tục tăng trưởng nhanh hơn so với tốc độ phát triển của các nguồn phát điện;
-

Mức độ rủi ro của dự án Điện khá cao, diễn ra trên nhiều mặt: Thay đổi tổng

mức đầu tư, Chậm tiến độ, Điều kiện tự nhiên gặp nhiều khó khăn, Cơng nghệ
khơng tương thích, Biến động giá cả ngun vật liệu đầu vào lớn,…;
-

Dự án Điện tác động mạnh đến môi trường và kinh tế xã hội.
(BIDV, Phụ lục III - Quy định 6987/QĐ-KHDN về Cho vay Dự án Thủy điện,

2013, tr.3,4)
Hiện nay, trong cơ cấu ngành Điện tại Việt Nam cũng như trên thế giới, Thủy
điện và Nhiệt điện (than, khí) vẫn chiếm tỷ trọng đại đa số, các nguồn năng lượng
tái tạo như Phong điện hay Điện Mặt trời đã được triển khai thử nghiệm bước đầu,
tuy nhiên mức độ phổ biến chưa cao, chưa triển khai theo quy mô công nghiệp và
vẫn đang cần thời gian để hoàn thiện. Do vậy, trong phạm vi Luận văn này chỉ để
cập đến 2 hình thức sản xuất điện năng chính là Thủy điện và Nhiệt điện.

1.2.2.2. Các đặc điểm riêng của dự án Thủy điện:
-

Về khía cạnh Pháp lý:

Các dự án Thủy điện thường có quy mơ rất lớn, được đầu tư theo quy hoạch
và chịu sự quản lý của nhiều cấp có thẩm quyền. Trong q trình thẩm định cần lưu
ý đánh giá sự phù hợp của dự án với Chiến lược/Quy hoạch Phát triển Điện lực của
Quốc gia/Địa phương: Xem xét dự án đã có trong quy hoạch Quốc Gia (hiện nay là
Tổng sơ đồ VII và Tổng sơ đồ VII điều chỉnh) hoặc Quy hoạch Thủy điện nhỏ của
tỉnh nhưng phải có văn bản chấp thuận của Bộ Cơng thương. Đối với các dự án
chưa có trong quy hoạch phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch bổ
sung (theo Luật Điện lực và Quy định về Quản lý Đầu tư Xây dựng các dự án Điện
của Bộ Cơng thương). Ví dụ: Dự án Thủy điện Nhóm A phải có văn bản chấp thuận
của Thủ tướng Chính phủ.


18

-

Về cạnh kỹ thuật:

 Các dự án Thủy điện lớn thường tập trung tại khu vực miền núi phía Bắc và
trung du miền Trung do có hệ thống sơng ngịi dày đặc, thuận lợi cho vận hành
Thủy điện;
 Dự án Thủy Điện tạo ra nguồn điện từ năng lượng của nước. Do đó trong q
trình thẩm định cần đặc biệt chú trọng tới sự phù hợp của Công suất lắp máy trong
mùa mưa và mùa khô. Độ cao cột nước và lưu lượng dòng chảy là 2 yếu tố quyết
định tới cơng suất lắp máy, từ đó ảnh hưởng tới phương án bố trí máy móc thiết bị

cho dự án;
 Thiết bị của dự án thông thường gồm : Hệ thống thiết bị cơ khí Thủy cơng,
Hệ thống thiết bị cơ khí Thủy lực, Hệ thống thiết bị Điện, Hệ thống thiết bị vệ sinh
môi trường. Hiện nay, các thiết bị cơ khí thủy cơng đã được sản xuất trong nước,
chất lượng tốt, giá thành rẻ. Các Thiết bị cơ khí Thủy lực thường được nhập từ Nga,
các nước G7 (chất lượng tốt, giá rẻ) hoặc Trung Quốc, Ấn Độ (giá thành rẻ hơn và
thường được lựa chọn);
 Diện tích của dự án Thủy Điện thường rất lớn, làm ngập một vùng rộng, phải
di dời dân nhiều do luôn phải xây hồ chứa nước (có điều tiết hoặc khơng điều tiết)
là một hạng mục khơng thể thiếu. Ngồi ra các hạng mục khác như nhà máy, nhà
vận hành cũng yêu cầu diện tích xây dựng lớn;
 Điều kiện địa hình, địa chất tác động lớn tới điều kiện thi công, phương thức
vận chuyển máy móc thiết bị tới địa điểm xây dựng, độ ổn định và bền vững của
cơng trình.
-

Về khía cạnh tài chính :

 Chi phí di dời, Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng lớn là một trong
các yếu tố mà chủ đầu tư cũng như cán bộ thẩm định dự án Thủy Điện thường quan
tâm vì chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến tổng vốn đầu tư của dự án;
 Ít chịu ảnh hưởng từ biến động giá cả các yếu tố đầu vào mà chủ yếu nhờ
lượng nước hằng năm;


19

 Phương án đầu nối vào lưới điện quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
dự án. Trong quá trình thẩm định cần xem xét kỹ Thỏa thuận phương án đấu nối của
Chủ đầu tư, độ ổn định và tổn thất điện năng trên đường dây;

 Vấn đề sử dụng nguồn nước một cách hợp lý có vai trị quan trọng. Các dự
án Thủy điện trong cùng một hệ thống sông cần phải liên kết chặt chẽ với nhau
trong việc khai thác nguồn năng lượng từ nước bởi việc đầu tư xây dựng thêm dự án
Điện này có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của dự án Điện khác. Ngoài ra, xây
dựng các dự án Điện mà vẫn đảm bảo phát triển thuỷ lợi cũng là một vấn đề quan
trọng. Hệ thống thuỷ lợi cần duy trì sao cho vừa có đủ nước cho sản xuất nơng
nghiệp vừa có nước cho sinh hoạt của dân cư;
- Ảnh hưởng tới mơi trường: sạt lở, xói mịn do mất đất xây dựng; biến đổi
chất lượng đất, tác động tới khoảng sản, hệ sinh thái lòng hồ; biến đổi dòng chảy,
biến đổi chất lượng nước; bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung phát sinh trong quá trình
xây dựng và vận hành;
- Các vấn đề xã hội : ảnh hưởng của dân cư quanh vùng lân cận dự án, vấn đề
di dân, tái định canh, định cư, việc làm,…
(BIDV, Phụ lục III - Quy định 6987/QĐ-KHDN về Cho vay Dự án Thủy điện,
2013, tr.3,4)
1.2.2.3. Các đặc điểm riêng của dự án Nhiệt điện:
- Định hướng phát triển : Trong thời gian tới sẽ tập trung tại miền Trung và
miền Nam để gần các nguồn than nhập khẩu có chất lượng cao, các nguồn khí tự
nhiên,…giảm tối đa tổn thất điện năng và cung cấp kịp thời tại chỗ cho khu vực
năng động này.
- Về kỹ thuật : thông thường các dự án Nhiệt điện tại Việt Nam lựa chọn nhà
thầu EPC (Engineering, Procurement and Construction) chìa khóa trao tay, khi đó
nhà thầu có mức giá thấp nhất sẽ trúng thầu. Tuy nhiên, qua thực tế xảy ra tại Nhiệt
điện Hải Phòng, Nhiệt điện Quảng Ninh sử dụng nhà thầu Trung Quốc đã bị chậm
tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, giảm hiệu quả kinh tế cho dự án. Do đó trong quá


20

trình thẩm định cần xem xét kỹ năng lực triển khai dự án của cả Chủ đầu tư và Nhà

thầu, đặc biệt là Nhà thầu Trung Quốc thông qua tiến độ và chất lượng mà họ đã
từng tham gia thi công.
- Nguồn nguyên liệu đầu vào là các nguồn nguyên liệu sơ cấp khơng thể tái
tạo (than đá, khí tự nhiên) và trữ lượng đang dần cạn kiệt, do đó cần đánh giá kỹ
phương án cung cấp các yếu tố đầu vào tương ứng với vòng đời dự án và mức độ
biến động giá cả của các yếu tố đó.
- Các dự án Nhiệt điện sử dụng than, khí tự nhiên để tạo ra năng lượng nên
mức độ xả thải là rất lớn. Do đó việc đánh giá phương án xử lý chất thải rắn, xử lý
khói bụi, khí thải, nước thải là vơ cùng cần thiết.
(Vietinbank, Phụ đính 03: Lưu ý khi thẩm định dự án đầu tư Nhiệt điện - Quy
định 588/2015/QĐ-TGĐ-NHCT35 ban hành Quy trình cấp tín dụng khách hàng
Doanh nghiệp, 2015, tr. 2-4)
Như vậy: từ các đặc điểm của hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp và đặc
trưng của dự án Điện, có thể rút ra nhận xét hoạt động cấp tín dụng đối với Doanh
nghệp ngành Điện mang những nét đặc trưng sau:
- Chủ yếu tiến hành các dự án đầu tư, nguồn vốn tín dụng được cấp cho khách
hàng nhằm hỗ trợ cho họ trong việc mua sắm, tạo lập tài sản cố định.
- Quy mơ tín dụng thường lớn.
- Thời gian hồn vốn chậm.
- Nguồn trả tiền vay cho ngân hàng chủ yếu được lấy từ quỹ khấu hao và một
phần từ lợi nhuận của chính dự án mang lại. Vì thế, khách chỉ có thể hồn trả khoản
vay có quy mơ lớn thành nhiều lần khác nhau – thời hạn cho vay kéo dài trong
nhiều năm.
- Nguy cơ rủi ro cao lãi suất của cho vay thường lớn hơn lãi suất cho vay ngắn
hạn vì độ rủi ro cao hơn, thời gian thu hồi vốn lâu hơn.


21

1.3. Cơng tác thẩm định cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp ngành Điện

1.3.1.

Khái niệm thẩm định cấp tín dụng

Theo Tô Ngọc Hưng (2014, tr. 25-27): Trong thực tiễn tồn tại nhiều quan
điểm khác nhau đối với thẩm định cấp tín dụng (phân tích tín dụng).
Quan điểm của IBRD (Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế thuộc Ngân
hàng thế giới) thì thẩm định cấp tín dụng (phân tích tín dụng) là q trình xem xét
xem liệu tiền cho vay ra có được hồn trả lại khơng và liệu người vay có sẵn lịng
hay thiện chí trả nợ hay khơng.
Quan điểm của BIS (Ngân hàng thanh tốn Quốc tế) thì thẩm định cấp tín
dụng (phân tích tín dụng) là quá trình đánh giá nhằm đảm bảo sự hiểu biết thơng
suất về người vay, mục đích và cơ cấu khoản vay cũng như nguồn thanh toán cho
khoản vay.
Từ những quan điểm trên, Tô Ngọc Hưng đã kết luận công tác thẩm định cấp
tín dụng có những mục đích như sau:
- Hạn chế thông tin không cân xứng. Thông tin khơng chính xác, sai lệnh sẽ
khiến Ngân hàng đánh giá sai về khách hàng và dẫn tới đưa ra quyết định sai lầm
như lựa chọn khách hàng có tiềm ẩn rủi ro cao hoặc từ chối khách hàng có tiềm
năng, an tồn.
- Đánh giá chính xác mức độ rủi ro của Khách hàng. Phân tích đánh giá
khách hàng thơng qua phân tích, đánh giá báo cáo tài chính, ngành nghề kinh
doanh, uy tín khách hàng, phương án vay vốn giúp Ngân hàng hiểu khách hàng hơn,
biết được những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh điểm yếu của khách hàng, từ đó sẽ
đánh giá, lường tước được mức độ rủi ro của từng khoản vay. Trên cơ sở đó Ngân
hàng sẽ định giá được khoản tín dụng, xác định lãi suất cho vay, trích lập dự phịng
rủi ro và giám sát tín dụng sau này.
- Đánh giá chính xác nhu cầu vay vốn của Khách hàng. Đây là cơ sở để
Ngân hàng thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của Doanh nghiệp
như quy mô khoản vay, phương thức hoàn trả, kỳ hạn hoàn trả.



22

1.3.2. Vai trị của thẩm định cấp tín dụng đối với Ngân hàng
Q trình thẩm định tín dụng địi hỏi sự tổng hợp của tất cả các biến số tài
chính, kỹ thuật, thị trường…nhằm phân tích, tạo ra những bảng dự trù tài chính,
những chỉ tiêu tài chính phù hợp có ý nghĩa. Và những chỉ tiêu này sẽ là những
thước đo quan trọng hàng đầu giúp Ngân hàng thương mại đưa ra quyết định cuối
cùng: đồng ý/từ chối cấp tín dụng. Vai trị quan trọng của thẩm định tín dụng thể
hiện ở chỗ nó chính là căn cứ chính yếu nhất để Ngân hàng thương mại đưa ra quyết
định tài trợ của mình.
Trong thực tiễn, cơng tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng giúp cho:
- Ngân hàng có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư
vốn cũng như khả năng hoàn vốn của dự án, quan trọng hơn cả là xác định khả năng
trả nợ của chủ đầu tư;
- Ngân hàng có thể dự đốn được những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng tới
quá trình triển khai thực hiện dự án. Trên cơ sở này, phát hiện và bổ sung thêm các
biện pháp khắc phục hoặc hạn chế rủi ro, đảm bảo tính khả thi của dự án đồng thời
tham gia ý kiến với các cơ quan quản lý Nhà nước và chủ đầu tư để có quyết định
đầu tư đúng đắn;
- Ngân hàng có phương án hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất khi xác
định giá trị khoản vay, thời hạn, lãi suất, mức thu nợ và hình thức thu nợ hợp lý, tạo
điều kiện cho dự án hoạt động có hiệu quả;
- Ngân hàng tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích,
đúng đối tượng và tiết kiệm vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư dự án;
- Ngân hàng rút ra kinh nghiệm trong cho vay để thực hiện và phát triển có
chất lượng hơn. Xuất phát từ tính cần thiết, tính thực tế, tính hiệu quả của mình,
cơng tác thẩm định tín dụng đã và đang tiếp tục trở thành một bộ phận quan trọng
mang tính quyết định trong hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng.

1.4. Nội dung cơng tác thẩm định cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ngành Điện
1.4.1. Thẩm định về Khách hàng


23

 Thẩm định hồ sơ pháp lý
Thẩm định hồ sơ pháp lý là xem xét kỹ lại nhằm phát hiện xem khách hàng có
tư cách pháp nhân, có được phép thực hiện các giao dịch hợp pháp với Ngân hàng
hay khơng. Tùy vào từng loại hình kinh doanh mà Ngân hàng sẽ yêu cầu những hồ
sơ phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Pháp luật, và Khách hàng chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các thông tin và tài liệu gửi cho
Ngân hàng. Các hồ sơ thường được Ngân hàng yêu cầu Doanh nghiệp cung cấp để
vay vốn gồm:
-

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Mẫu dấu, chữ ký Doanh nghiệp;

-

Điều lệ, Quy chế hoạt động của Doanh nghiệp;

-

Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra

nước ngoài/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
-

Giấy chứng nhận phần vốn góp/cổ phần của từng thành viên;


-

Biên bản bầu thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch, văn bản bổ nhiệm Tổng

giám đốc, Giám đốc, Kế tốn trưởng;
-

Quy chế tài chính/ Văn bản (Quyết định/Nghị quyết) của Hội đồng thành

viên/Hội đồng quản trị/Đại hội đồng cổ đông về việc:
+

Phân cấp và giới hạn huy động vốn;

+

Phân cấp, giao thẩm quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của doanh

nghiệp để thế chấp, cầm cố tại Ngân hàng cho người đại diện doanh nghiệp vay vốn
ngân hàng và các hình thức tín dụng khác;
-

Quyết định/Văn bản ủy quyền thường xuyên/từng lần của Người đại diện

theo pháp luật của doanh nghiệp cho người đại diện ký kết các hợp đồng, thỏa thuận
văn kiện tín dụng với Ngân hàng, phù hợp với Quyết định/Nghị quyết nêu trên.
(BIDV, Phụ lục III - Quy định 6987/QĐ-KHDN về Cho vay Dự án Thủy điện,
2013, tr. 1,2)
 Thẩm định khả năng tài chính



24

Đối với mỗi Ngân hàng, để thẩm định khả năng tài chính của Khách hàng
cần dựa trên nhiều nguồn thơng tin, số liệu đáng tin cậy nhằm phản ảnh chính xác,
kịp thời bức tranh tài chính của Doanh nghiệp. Trong số đó, báo cáo tài chính là
một trong những cơng cụ được các Ngân hàng sử dụng thường xuyên, và là một
trong các hồ sơ bắt buộc phải bổ sung trước khi thực hiện thẩm định cấp tín dụng.
Dựa vào các báo cáo tài chính này cán bộ Ngân hàng sẽ tiến hành phân tích nhằm
đánh giá khả năng tài chính của khách hàng một cách trung thực, khách quan nhất.
Để thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, cán bộ Ngân hàng
thường thực hiện các bước:
- Xem xét tính hợp lệ và độ tin cậy của Báo cáo tài chính. Trên thực tế, vấn đề
“xào nấu” báo cáo tài chính hiện diễn ra rất phổ biến tại Việt Nam. Một doanh
nghiệp trước những đối tượng khác nhau hồn tồn có thể cơng bố các báo cáo tài
chính khác nhau nhằm một mục đích nào đó, do vậy, việc xem xét, thẩm định khả
năng tài chính của Doanh nghiệp cần xuất phát đầu tiên ở khâu thẩm định tính hợp
lệ và độ tin cậy của Báo cáo tài chính. Để làm tốt cơng việc này, cán bộ Ngân hàng
có thể thu thập các hố sơ liên quan đến nộp thuế, hoặc trao đổi với Kiểm toán viên
để có những nguồn thơng tin tốt nhất;
-

Nghiên cứu từ tổng thể đến chi tiết các số liệu của báo cáo tài chính, tập

trung vào những chỉ tiêu có tỷ trọng lớn, những chỉ tiêu có giá trị bất thường;
-

Sử dụng kiến thức về các khoản mục kế toán, xem xét kỹ sự liên kết giữa


Bảng Cân đối Kế toán –Kết quả Hoạt động Kinh doanh – Lưu chuyển tiền tệ; sử
dụng kỹ năng phân tích tài chính để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ hay những
bất hợp lý, từ đó nhận diện chính xác sức khỏe tài chính của Doanh nghiệp;
-

Nếu có những vấn đề chưa thể làm sang tỏ: mời khách hàng đến thảo luận,

phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ phát hiện được;
-

Viếng thăm doanh nghiệp để quan sát và kiểm tra chọn mẫu các tài liệu kế

toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập báo cáo tài chính.
Năng lực tài chính của khách hàng sẽ đảm bảo cho kế hoạch trả nợ và nó
được đánh giá qua những nhóm chỉ tiêu dưới đây:


25

 Tỷ số thanh toán – Liquidity Ratios
 Tỷ số thanh toán hiện hành – Current ratio

 Tỷ số thanh toán nhanh – Quick ratio

 Tỷ số hoạt động – Activity Ratios
 Số vòng quay các khoản phải thu– Accounts receivable turnover ratio

 Số vòng quay hàng tồn kho – Inventory turnover ratio

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định – Sales-to-Fixed assets ratio


 Hiệu suất sử dụng tài sản – Sales-to-total assets ratio:

 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần – Sales-to-equity ratio

 Tỷ số đòn bẩy tài chính - Financial leverage ratios
 Tỷ số nợ trên tài sản – Debt ratio

 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần – Debt-to-equity ratio

 Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần – Equity multiplier ratio


×