Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Báo cáo kiến tập tại Đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.93 KB, 38 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

BÁO CÁO KIẾN TẬP
Đơn vị kiến tập: Phòng Quốc tế - Ban Thời sự
Đài truyền hình Việt Nam
Thời gian kiến tập: Từ 12/03/2018 – 06/04/2018

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Hùng Thúy
Sinh viên thực hiện

: Trương Thị Thu Hằng

Mã sinh viên

: 35.22.009

Lớp

: Thông tin đối ngoại K35

Hà Nội, tháng 3 năm 2018

0


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM .....3
1. Chặng đường lịch sử và phát triển của Đài truyền hình Việt Nam........3


2. Vị trí và chức năng................................................................................7
3. Nhiệm vụ...............................................................................................7
4. Cơ cấu tổ chức của Đài truyền hình Việt Nam......................................9
5. Các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam................................12
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KIẾN TẬP TẠI PHÒNG QUỐC TẾ.....17
BAN THỜI SỰ - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM.............................17
1. Thời gian kiến tập................................................................................18
2. Nhật trình kiến tập...............................................................................18
3. Kết quả kiến tập...................................................................................25
CHƯƠNG III: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH THỰC
TẬP.............................................................................................................28
1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập.......................28
2. Những kỹ năng, kiến thức cần được bổ sung......................................29
3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân.............................................30
4. Yêu cầu đối với người làm công tác quan hệ quốc tế hiện nay ..........31
5. Một số kiến nghị, đề xuất....................................................................32
KẾT LUẬN................................................................................................33

1


MỞ ĐẦU
Kiến tập nghiệp vụ là một yêu cầu bắt buộc quá trình học tập tại các
trường đại học đối với mỗi sinh viên theo học ở bất kỳ chuyên ngành nào.
Đó là quãng thời gian giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết
và thực hành, đưa sinh viên tới gần hơn với thực tiễn công việc và đúc rút
ra những kinh nghiệm thực tế quý báu cho bản thân sau này.
Thực hiện Kế hoạch số 974 - KH/HVBCTT, ngày 02/03/2018 của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền về “Kế hoạch kiến tập” từ ngày 12/03/2018
đến 06/04/2018 tại các cơ quan làm công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế

tại các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương, các tổ chức xã hội và các
doanh nghiệp hoặc nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế, tại các cơ
sở nghiên cứu và đào tạo ở Trung ương và địa phương trong cả nước. Thực
hiện phương châm “học đi đôi với hành”, “gắn lý luận với thực tiễn” trong
công tác đào tạo cán bộ Thông tin đối ngoại, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền tổ chức cho sinh viên lớp Thông tin đối ngoại K35 đi kiến tập.
Theo kế hoạch kiến tập của nhà trường, tôi xin kiến tập tại Đài truyền
hình Việt Nam (ĐTHVN). Dưới sự phân công của phòng tổ chức – hành
chính, tôi được giới thiệu về phòng Quốc tế. Trải qua một tháng làm việc
tại Đài, tôi ghi nhận được một số điều về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt
động của Đài. Ngoài ra tôi còn học tập được một số kinh nghiệm cũng như
kĩ năng nghề nghiệp. Tôi đã tích luỹ được thêm nhiều kiến thức quý báu
cho bản thân về hoạt động của biên tập viên truyền hình đặc biệt là được cọ
xát với các công việc dịch tin và biên tập tin tức quốc tế trên cơ sở tiếp cận
với những kiến thức quan hệ quốc tế và xử lí thông tin đối ngoại chuyên
sâu, hiện đại trong lĩnh vực truyền hình. Đặc biệt, tại đây tôi có cơ hội vận
dụng khả năng ngoại ngữ. Bản thu hoạch này tôi đưa ra ý kiến cũng như
những bài học tôi ghi nhận được trong quá trình kiến tập vừa qua.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
1. Chặng đường lịch sử và phát triển của Đài truyền hình Việt Nam
1.1 Tên gọi
Đài Truyền hình Việt Nam (Tiếng Anh: Vietnam Television) gọi tắt là
VTV, là Đài truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tên viết tắt chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam là VTV, được
sử dụng từ năm 1990. Ba chữ cái in hoa VTV đè lên nhau được dùng làm

biểu tượng của Đài, lần lượt được thiết kế và thể hiện bằng ba màu đỏ, lục,
lam, tượng trưng cho ba màu cơ bản trên màn hình máy thu hình màu. VTV
là viết tắt tên gọi tiếng Anh của Đài Truyền hình Việt Nam là "Vietnam
Television".
1.2 Lịch sử hình thành
Từ giữa năm 1965, bên cạnh tăng cường lực lượng quân sự, đế quốc
Mỹ còn mở rộng phạm vi tuyên truyền, xây dựng đài truyền hình nhằm làm
công cụ tuyên truyền cho chính quyền tay sai Sài Gòn.
Sự cần thiết phải có một đài truyền hình quốc gia là mong muốn của
Đảng, Chính phủ và những người làm công tác quản lý báo chí, thông tin
tuyên truyền, cũng là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển báo chí cách
mạng Việt Nam. Chính vì lẽ đó, từ năm 1967, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt
Nam (TNVN) đã bắt đầu chuẩn bị cho công việc này.
Ngày 4/1/1968, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị ký Quyết định số
01/TTG-VP thành lập Xưởng phim Vô tuyến truyền hình do ông Nguyễn
Phan Ngọc làm Giám đốc. Xưởng phim đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao là sản xuất phim vô tuyến truyền hình (16mm) để gửi cho các Đài
truyền hình nước ngoài tuyên truyền về cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước
và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam; chuẩn bị cơ sở vật
chất, kỹ thuật cần thiết cho việc xây dựng một xưởng phim vô tuyến truyền
hình hoàn chỉnh và xây dựng ngành vô tuyến truyền hình phục vụ cho công

3


tác tuyên truyền ở trong nước sau này. Cuối tháng 9/1969 thành lập Tổ Vô
tuyến Truyền hình nằm trong phòng nghiên cứu kỹ thuật, có nhiệm vụ
nghiên cứu sâu về thiết bị lắp ráp các mạch tiến tới tự tạo thiết bị hoàn
chỉnh. Cũng từ đây có tổ Đảng đầu tiên mang tên Vô tuyến Truyền hình.
Ngày 07/9/1970, nhân kỷ niệm 25 năm Đài Tiếng nói Việt Nam và

đón thời cơ khi giải phóng miền Nam có thể tiếp quản Đài Truyền hình Sài
Gòn, từ một phòng thu của Đài Tiếng nói Việt Nam, tín hiệu truyền hình
đầu tiên đã được phát sóng, đánh dấu sự ra đời của ngành Truyền hình Việt
Nam. Truyền hình Việt Nam ra đời từ trong lòng Đài TNVN, hiển hiện
trong khuôn viên 58 Quán Sứ với cột ăng-ten cao 59m, với những camera
tự tạo, thô sơ mà hiệu quả. Từ đây, báo chí nước ta có thêm loại hình mới :
Báo hình, truyền tải thông tin kèm hình ảnh, tiếng động… với những ưu thế
đặc biệt mà cho đến lúc đó không loại hình báo chí nào có được.
Năm 1971, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban biên tập Vô tuyến
Truyền hình.
Ngày 16 tháng 4 năm 1972, Đài ngừng phát sóng và được sơ tán do
chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Đến năm 1973, Đài Truyền hình Việt
Nam phát sóng chương trình đầu tiên trên màn hình đen- trắng. Năm 1976,
chính thức tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam và chuyển tới địa điểm mới.
Ngày 19 tháng 8 năm 1980, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách
khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành "Đài Truyền hình Trung ương".
Ngày 30 tháng 4 năm 1987, Đài Truyền hình Trung ương đổi tên thành
"Đài Truyền hình Việt Nam" (VTV).
1.3 Quá trình phát triển
Ngày 30 tháng 4 năm 1987: Đài chính thức được đặt tên là Đài Truyền
hình Việt Nam và phát sóng kênh VTV1. Tháng 1 năm 1988, thành lập Cơ
quan thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 1 tháng 1 năm 1990: Bắt đầu phát sóng kênh VTV2.

4


Tháng 2 năm 1991: Bắt đầu phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài
địa phương chuyển tiếp và phủ sóng toàn quốc.
Ngày 30 tháng 4 năm 1995: Phát 3 kênh VTV1, VTV2 và VTV3, đến

ngày 31 tháng 3 năm 1996 thì VTV3 được tách thành kênh riêng.
Năm 1996: Phát song song 3 chương trình VTV1, VTV2, VTV3 trên
vệ tinh Thaicom
Năm 1998: VTV3 được phát sóng thành 1 kênh riêng qua vệ tinh.
Cũng trong năm này, VTV4 được phát sóng chính thức đến ngày 27 tháng
4 năm 2000 thì VTV4 được chính thức phủ sóng toàn thế giới qua vệ tinh
tại châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ.
Tháng 3 năm 2001: Chuẩn DVB-T được chính thức chọn làm chuẩn
phát sóng số mặt đất của VTV.
Ngày 1 tháng 1 năm 2002: Bắt đầu phát sóng kênh VTV5 phục vụ
đồng bào các dân tộc thiểu số bằng tiếng dân tộc.
Ngày 15 tháng 10 năm 2004: Mạng truyền hình số vệ tinh DTH được
chính thức khai trương cùng với mạng truyền hình cáp và MMDS.
Tháng 12 năm 2005: Dịch vụ Internet băng thông rộng được chính
thức khai trương trên mạng DTH và truyền hình cáp.
Từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 8 tháng 10 năm 2007, Đài phát sóng
thêm 1 kênh quảng bá quốc gia và 1 kênh khu vực trên hệ thống Truyền
hình cáp Việt Nam, bao gồm: VTV6 - Kênh truyền hình dành cho giới trẻ,
phủ sóng toàn quốc và VTV9 (phát sóng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các
tỉnh miền Đông Nam Bộ).
Năm 2009: VTV hợp tác với Canal+ (Pháp), ra mắt dịch vụ Truyền
hình vệ tinh K+ trên cơ sở nâng cấp dịch vụ truyền hình số vệ tinh DTH
của VTV
Ngày 31 tháng 3 năm 2013: Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng thử
nghiệm kênh VTV3 chuẩn tín hiệu HD.

5


Ngày 1 tháng 6 năm 2013: Kênh VTV3 HD được phát sóng chính

thức.
Ngày 7 tháng 9 năm 2013: Đài phát sóng kênh VTV6 chuẩn tín hiệu
HD.
Ngày 27 tháng 3 năm 2014: Đài phát sóng thử nghiệm kênh VTV1
chuẩn tín hiệu HD.
Ngày 31 tháng 3 năm 2014: Kênh VTV1 HD chính thức lên sóng.
Ngày 3 tháng 4 năm 2015: VTV chính thức cho ra mắt dịch vụ cập
nhật tin tức Alo!VTV.
Ngày 20 tháng 5 năm 2015: Phát sóng kênh VTV2 HD.
Ngày 24 tháng 6 năm 2015: Phát sóng kênh VTV4 HD.
Ngày 1 tháng 7 năm 2015: Phát sóng kênh VTV5 HD.
Ngày 28 tháng 8 năm 2015: Phát sóng kênh VTV9 HD.
Ngày 6 tháng 9 năm 2015: Ra mắt hạ tầng truyền hình trực tuyến
Internet VTVgo
Ngày 1 tháng 10 năm 2015: Phát sóng kênh VTV Đà Nẵng chuẩn tín
hiệu HD.
Vào lúc 11h30 ngày 20 tháng 11 năm 2015: Phát thử nghiệm kênh
VTV7 & VTV7 HD trên hạ tầng truyền hình số mặt đất DVB-T2
Vào lúc 00h00 ngày 1 tháng 1 năm 2016: Chính thức phát sóng kênh
truyền hình quốc gia khu vực Miền Trung và Tây Nguyên - VTV8 và
VTV8 HD, đồng thời nâng cấp kênh VTV9 thành kênh truyền hình quốc
gia khu vực Nam Bộ.
Vào lúc 05h30 cùng ngày: Phát sóng kênh truyền hình tiếng dân tộc
dành riêng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - VTV5 Tây Nam Bộ.
Vào lúc 06h00 cùng ngày: Phát sóng kênh Truyền hình giáo dục quốc
gia - VTV7 và VTV7 HD.

6



Ngày 1 tháng 7 năm 2016: Ra mắt VTVgo trên Set-box hệ điệu hành
Android.
Vào lúc 09h00 ngày 17 tháng 10 năm 2016: Phát sóng kênh truyền
hình tiếng dân tộc dành riêng cho khu vực Tây Nguyên - VTV5 Tây
Nguyên.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2017, Đài ngừng dịch vụ Alo!VTV.
Từ ngày 11 tháng 11 năm 2017: Đài phủ sóng 9 kênh gồm: VTV1,
VTV2, VTV3, VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV6, VTV7, VTV8, VTV9
tại châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ bằng Set-box VTVgo cùng với
VTV4 mà không cần dùng vệ tinh vào đúng vào ngày cuối cùng của APEC
Việt Nam 2017.
2. Vị trí và chức năng
Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia, là cơ quan
thuộc Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ phát sóng nhằm truyền tải thông tin,
tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và cung ứng các dịch vụ công; góp
phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân
Việt Nam ở trong nước và trên toàn thế giới bằng các chương trình truyền
hình.
Đài Truyền hình Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin
và Truyền thông về hoạt động báo chí và tần số phát sóng.
3. Nhiệm vụ
Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
_ Tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển của hệ thống
truyền hình Việt Nam.
_ Chủ trì, phối hợp với các đài truyền hình, đài phát thanh - truyền
hình địa phương về kế hoạch sản xuất các chương trình phát trên sóng
truyền hình quốc gia.

7



_ Quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình và thời
lượng phát sóng hàng ngày của Đài Truyền hình Việt Nam.
_ Quản lý trực tiếp hệ thống kỹ thuật chuyên dùng của Đài Truyền
hình Việt Nam để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng
các chương trình truyền hình quốc gia trong nước và ra nước ngoài.
_ Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy
định của pháp luật, tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc
chuyên môn, nghiệp vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.
_ Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tài chính
của Đài Truyền hình Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của
pháp luật liên quan, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
_ Thực hiện cơ chế tài chính, lao động, tiền lương như doanh nghiệp
nhà nước.
_ Hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của pháp luật. Quyết định
dùng vốn nhà nước do Đài Truyền hình Việt Nam quản lý để đầu tư, thành
lập doanh nghiệp sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
_ Đài Truyền hình Việt Nam là chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp
do Đài quyết định thành lập và chủ sở hữu phần vốn góp tại các doanh
nghiệp thuộc Đài theo quy định của pháp luật.
_ Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính
của Đài Truyền hình Việt Nam theo mục tiêu và nội dung chương trình cải
cách hành chính nhà nước đã được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt.
_ Hướng dẫn các đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình địa
phương về tên viết tắt bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng Anh, tên viết tắt bằng
tiếng Anh của các đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình địa phương
và về nghiệp vụ, kỹ thuật truyền hình.


8


_ Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành truyền
hình theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học,
ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ truyền hình.
_ Thực hiện hợp tác quốc tế với các đài truyền hình khu vực và thế
giới về truyền hình theo quy định của pháp luật.
_ Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, chỉ đạo thực hiện chế độ tiền
lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán
bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Đài Truyền
hình Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành. Giải quyết khiếu nại,
tố cáo theo thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu,
hách dịch, cửa quyền đối với các đơn vị trực thuộc.
_ Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các
cơ quan của Đảng, Nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Cơ cấu tổ chức của Đài truyền hình Việt Nam

Tổng Giám đốc ông Trần Bình Minh
Lãnh đạo
Đài

Các đơn vị

PTGĐ ông Nguyễn Thành Lương
PTGĐ ông Lâm Kiết Tường
PTGĐ ông Phạm Việt Tiến
PTGĐ bà Nguyễn Thị Thu Hiền

+ Ban Thư ký biên tập

giúp việc

+ Ban Tổ chức cán bộ

tổng giám

+ Ban Kiểm tra

9


+ Ban Hợp tác quốc tế
đốc

+ Ban Kế hoạch - Tài chính
+ Văn phòng
+ Ban Thời sự (VTV1)
+ Ban Khoa giáo (VTV2)
+ Ban Sản xuất các chương trình giải trí (VTV3)
+ Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4)
+ Ban Truyền hình Tiếng dân tộc (VTV5)
+ Ban Thanh thiếu niên (VTV6)
+ Ban Sản xuất các chương trình Thể thao
+ Ban Văn nghệ

Các đơn vị
sản xuất và
phát sóng


+ Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam (VFC)
+ Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự
+ Trung tâm Tư liệu
+ Trung tâm Mĩ thuật
+ Trung tâm Kĩ thuật sản xuất chương trình
+ Trung tâm Kĩ thuật truyền dẫn phát sóng
+ Trung tâm THVN tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trung tâm THVN tại thành phố Huế.
+ Trung tâm THVN tại thành phố Đà Nẵng.
+ Trung tâm THVN tại Phú Yên.
+ Trung tâm THVN tại thành phố Cần Thơ.

Các đơn vị

+ Ban biên tập truyền hình cáp (VTVPCD)
+ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật

sự nghiệp

truyền hình (VTV Brac)

khác

+ Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình
(VTVTC)
+ Trung tâm Tin học và Đo lường
+ Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình (TVAd)

10



+ Tạp chí Truyền hình VTV

+ Ban Quản lý đầu tư xây dựng Trung tâm Truyền hình
Việt Nam
+ Ban quản lí dự án mạng phát hình quốc gia
+ Ban xấy dựng cơ chế chính sách
Các đơn vị
do Đài
THVN thành
lập

+ Trường Cao đẳng truyền hình (CTV)
+ Trung tâm Đồ họa
+ Trung tâm Tin tức VTV24
+ Trung tâm Truyền hình Thời tiết và Cảnh báo thiên tai
(VTVWDB)
+ Báo điện tử VTV News
+ Trung tâm Sản xuất và Kinh doanh Nội dung số
(VTVdigital)
+ Trung tâm Sản xuất các chương trình Giáo dục (VTV7)
+ Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab)
+ Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV)

Các doanh
nghiệp

+ Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (K+)
+ Công ty TNHH Truyền hình - Viễn thông Việt Nam

(VTV Broadcom)
+ Công ty Smart Media
+ Công ty CP tháp THVN

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ, với quyết tâm của cả đội ngũ hơn 4000
cán bộ khắp các khu vực trên toàn quốc và trên thế giới, VTV đang quyết
tâm xây dựng hình ảnh một Đài Truyền hình Quốc gia năng động, hội nhập
trình độ với khu vực, thế giới và có vị thế vững chắc trên trường quốc tế.

11


Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phản ánh các sự kiện mọi lĩnh vực
trên thế giới, những năm gần đây Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục kiện
toàn hệ thống các cơ quan thường trú tại các nước thuộc nhiều châu lục.
Các Cơ quan Thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại nước ngoài do
Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập sau khi
được Thủ tướng Chính phủ cho phép. VTV đã thành lập các cơ quan
thường trú tại Hoa Kỳ (Washington D.C, New York & Los Angeles), Nga
(Moskva), Lào (Viêng Chăn), Campuchia (Phnôm Pênh), Bỉ (Brussel),
Nhật Bản (Tokyo), Trung Quốc (Bắc Kinh), Singapore, Anh Quốc (Luân
Đôn), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (Abu Dhabi) và ASEAN.
5. Các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam
5.1 Các kênh đã phát sóng
Ngày phát
Kênh

Nội dung

sóng chính

thức

VTV1

Kênh Thời sự – Chính trị – Tổng
hợp.

7/9/1970

Thời
lượng
24/24h (từ
15/6/2011)

Kênh Khoa học, Công nghệ và Xã
hội, nhằm vào đối tượng sinh viên,
học sinh và cải thiện giáo dục cộng
đồng. Nội dung chương trình tập
VTV2

trung vào các chủ đề khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội và thông tin
phát minh công nghệ, phát triển
các chương trình giáo dục từ xa
cho các cấp đại học và các ngành
nghề cụ thể.

12

1/1/1990


24/24h (từ
1/1/2012)


Kênh thể thao, giải trí và thông tin
kinh tế. Đây là kênh truyền hình
rất được ưa chuộng tại Việt Nam
với các thể loại chương trình
phong phú, chất lượng cao nhằm
phục vụ nhu cầu giải trí của khán
giả thuộc mọi lứa tuổi từ các giải
VTV3

bóng đá quốc tế cho những người
hâm mộ bóng đá tới các cuộc thi

31/3/1996

24/24h (từ
1/9/2006)

kiến thức cho tầng lớp sinh viên và
những người lớn tuổi hay các cuộc
thi về kỹ năng công việc gia đình
cho các bà nội trợ... Kênh chương
trình này đóng góp một phần lớn
vào việc tăng doanh thu quảng cáo
cho VTV.
Kênh truyền hình đối ngoại quốc

gia. Nội dung kênh này bao gồm
tin tức, sự kiện trong nước, các
VTV4

chương trình thiếu nhi, Việt nam Đất nước, Con người, các chương

1998

24/24h

10/2/2002

24/24h

trình du lịch, văn hóa. Kênh được
phát sóng bằng tiếng Việt và tiếng
Anh hoặc với phụ đề tiếng Anh.
VTV5

Kênh truyền hình tiếng dân tộc.
Kênh chương trình này được đánh
giá là cách hiệu quả nhất để kết nối
với những người dân này và đem

13


đến cho họ các thông tin về chính
sách của chính phủ, các sự kiện
đang diễn ra trên đất nước Việt

Nam. Bằng cách này, khoảng cách
phát triển giữa các vùng miền
trong đất nước đã được giảm bớt.
VTV5

(0h – 5h30

Tây

Kênh truyền hình tiếng dân tộc

Nam

khu vực Đồng bằng Sông Cửu

1/7/2016

Bộ HD Long.

Nguyên

(0h – 5h30
Kênh truyền hình tiếng dân tộc

15/10/2016

khu vực Tây Nguyên.

thanh, thiếu niên, gần gũi với giới


29/4/2007

trẻ hiện nay.
VTV7

tiếp sóng
VTV5
Quốc gia)

Kênh Thể thao – Giải trí dành cho
VTV6

VTV5
Quốc gia)

VTV5
Tây

tiếp sóng

Kênh truyền hình giáo dục quốc
gia.

1/1/2016

24/24h (từ
1/1/2013)

6h – 24h
5h – 24h


VTV8

Kênh truyền hình quốc gia khu vực

1/1/2016

Miền Trung và Tây Nguyên.
VTV9

Kênh truyền hình quốc gia khu vực
Nam Bộ. Chương trình được xây
dựng chủ yếu để phục vụ khán giả
Thành phố Hồ Chí Minh, Đông

14

(từ
5/4/2016)

8/10/2007

24/24h (từ
11/7/2013)


Nam Bộ và Bắc sông Hậu.

5.2 Các chương trình đặc biệt thường niên của VTV
5.2.1 Chương trình Gặp gỡ VTV

"Gặp gỡ VTV" là chương trình ca nhạc - talkshow đặc biệt để nhìn lại
những dấu ấn của VTV năm vừa qua và chào đón năm mới. Chương trình
phát sóng vào tối ngày 31/12 hàng năm đến sau giao thừa của năm mới, từ
năm 2013 đến 2015.
5.2.2 Chương trình VTV New Year Concert
"VTV New Year Concert" là chương trình đại hội ca vũ nhạc do Đài
Truyền hình Việt Nam sản xuất và được phát sóng vào đêm ngày mùng 1
Tết Dương lịch hàng năm từ năm 2011.
Chương trình mang đến cho khán giả truyền hình món quà đầu năm
mới ngập tràn sắc màu của tình yêu và âm nhạc.
5.2.3 Chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân
"Gặp nhau cuối năm" (còn được gọi là Táo Quân) là chương trình hài
kịch sân khấu đặc biệt, được phát sóng vào lúc 20h ngày Tất niên âm lịch
hàng năm trên tất cả các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.
5.2.4 Chương trình Tết nghĩa là hi vọng
Sau thành công của “Tết nghĩa là hy vọng” năm 2016, từ dịp Tết Đinh
Dậu 2017, khán giả VTV đã được thưởng thức chương trình đầy ý nghĩa
này sau chương trình Gặp nhau cuối năm vào đêm giao thừa.
5.2.5 Chương trình Đón Tết cùng VTV
"Đón Tết cùng VTV" là chương trình chào năm mới (Âm lịch) đặc
biệt do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức vào mỗi dịp Giao thừa Âm lịch
hàng năm. Từ năm 2017, chương trình đã được phát vào ngày Mùng 1 Tết
Nguyên đán trên kênh VTV3.
5.2.6 Chương trình Ấn tượng VTV (VTV Awards)

15


Ấn tượng VTV là giải thưởng truyền hình thường niên của Đài Truyền
hình Việt Nam nhằm vinh danh các sản phầm truyền hình, gương mặt MC,

biên tập viên, bộ phim truyền hình ấn tượng, thu hút lượng lớn khán giả của
VTV trong suốt một năm.
5.2.7 VTV Đặc biệt
VTV Đặc biệt (VTV Special) là dự án sản xuất các chương trình đặc
biệt của Đài THVN, được sắp xếp vào khung giờ vàng trên VTV1 với tần
suất mỗi tháng một số, bắt đầu từ tháng 1/2015. Mỗi chương trình là một
phim tài liệu nói về một vấn đề từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,...
Chương trình đã và đang nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Một số
chương trình đã gây được ấn tượng mạnh như Hành trình của sự sống và
cái chết, Ký sự Syria,...

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KIẾN TẬP TẠI PHÒNG QUỐC TẾ
BAN THỜI SỰ - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Ban thời sự (vtv1) của Đài truyền hình Việt Nam làm nhiệm vụ thời sự
tổng hợp trong nước và quốc tế. Đồng thời có nhiệm vụ chính trị quan

16


trọng được Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao, giữ vai trò chủ đạo trong
công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận, có uy tín và ảnh
hưởng lớn đối với hệ thống báo chí và truyền hình tại Việt Nam. Ban thời
sự chịu trách nhiệm biên tập nội dung các chương trình thời sự, chính luận
với hàng loạt các bản tin, chuyên mục cập nhật nhằm truyền tải thông tin
nhanh nhạy, chính xác và tin cậy đến nhân dân, đồng thời khẳng định vai
trò chủ đạo trong công tác tuyên truyền, định hướng dư luận.
Cơ cấu ban thời sự:


Lãnh đạo ban




Phòng tổ chức hành chính



Phòng kế hoạch tài chính



Phòng chính trị



Phòng thư kí biên tập



Phòng các vấn đề thời sự



Phòng chào buổi sáng



Phòng quốc tế




Phòng văn hóa



Phòng quay phim, đạo diễn



Phòng xã hội



Thể hiện phát sóng



Tổ tư liệu

Phòng Quốc tế (thuộc Ban thời sự) với chức năng nhiệm vụ là phụ
trách công tác đối ngoại, tổ chức sản xuất các bản tin thời sự quốc tế đối
nội, các chuyên đề, chuyên mục được khai thác qua vệ tinh; trao đổi và
phối hợp sản xuất chương trình với nước ngoài, làm chương trình về người
nước ngoài đã đặt nền tảng cho việc mở rộng quan hệ, trao đổi và hợp tác
sản xuất chương trình với các đài nước ngoài.

17


1. Thời gian kiến tập

- Từ ngày 12/03/2018 đến ngày 06/04/2018.
Lịch làm việc cụ thể tại cơ quan thực tập: Làm việc tại Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam vào các ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
- Buổi sáng: 8h00 - 11h30
- Buổi chiều: 14h00 - 17h00
- Các ngày còn lại tự nghiên cứu ở nhà.
2. Nhật trình kiến tập
Tuần Thời gian
1

Ngày 1
Thứ hai
(12/3)
Ngày 2
Thứ ba
(13/3)

Hoạt động

Đánh giá

_ Tới Đài THVN làm thủ tục kiến tập
_ Gửi giấy giới thiệu
_ Tham quan Đài THVN
_ Chờ hoàn tất thủ tục, sắp xếp, phân
công phòng, ban kiến tập
_ Tìm hiểu tổng quan về Đài truyền hình

Ngày 3

Việt Nam

_ Nhận thông báo đến kiến tập

Thứ tư

_ Làm quen với các cán bộ tại phòng, ban các quy

(14/3)

_ Tìm hiểu tổng quan phòng, ban và các định nơi
quy định làm việc.
_ Tìm hiểu công việc của phòng đặc biệt
là công việc liên quan đến chuyên ngành
thông tin đối ngoại

18

Nắm được

làm việc


_ Làm quen với các nghiệp vụ tại văn Hiểu thêm
Ngày 4
Thứ năm
(15/3)

phòng.

về các


_ Nắm được công việc chính của biên tập công việc
viên: thảo luận đề tài với phóng viên và cụ thể tại
nhà sản xuất, viết tin và lên kịch bản phòng.
chương trình, dẫn tin.
_ Quan sát các biên tập viên tìm tin, viết Học hỏi
tin, điều phối bản tin phù hợp với thời thêm kiến

Ngày 5

lượng và hoàn thiện một bản tin

Thứ sáu

_ Biên tập viên cũng phải làm việc với biên tập

(16/3)

thức về

phóng viên để thu thập tin tức hiện trường viên
gửi về quá đó biên tập tin dựa trên những truyền
thông tin mới
hình
_ Tham khảo và đọc các kịch bản chương Hiểu nội

2
Ngày 6
Thứ hai
(19/3)


trình thời sự quốc tế đã được lên sóng để dung,
nắm bắt cách viết tin

format của

_ Trình tự sắp xếp các bản tin trong kịch từng
bản chương trình, làm nổi bật tiêu điểm chương

Ngày 7

chính của từng chương trình
trình
_ Học hỏi kĩ năng biên tập bản tin, cách Bước đầu

Thứ ba

diễn đạt ý, cách hành văn, kĩ năng viết nắm bắt

(20/3)

kịch bản truyền hình.

cách viết

_ Trong mỗi bản tin, chia ra phần biên tập tin truyền
viên dẫn và phần đọc off
_ Nắm vững các bước thực hiện bản tin:
thu thập tin tức, soạn thảo văn bản, biên
tập, kiểm tra chéo, kiểm duyệt và phát
sóng.


19

hình


_ Học hỏi cách tìm tin và dịch tin dựa trên Nắm các
nguồn là các trang báo điện tử của các nguồn để

Ngày 8
Thứ tư
(21/3)

thông tấn quốc tế:

tìm kiếm

Associated Press (AP)

thông tin

Agence France-Presse (AFP)
Reuter
British Broadcasting Corporation (BBC)
United Press International (UPI)
_ Phân loại các tin tức quốc tế theo từng
lĩnh vực và tính thời sự
_ Học hỏi cách lên kịch bản bản tin, sắp

Ngày 9

Thứ năm
(22/3)

xếp từng phân cảnh trong kịch bản: tiếng
băng, lời dẫn của biên tập viên, off
headlines, teaser, cụm tin, phỏng vấn,
hình cắt, phóng sự kèm thời lượng cho
mỗi nội dung trên
_ Luyện kĩ năng dịch tin tức quốc tế

Quen dần

Tìm kiếm tin (vấn đề thời sự, tin mới lạ, với kĩ
độc đáo) qua các trang thông tấn xã lớn năng viết
Ngày 10 trên thế giới
Thứ sáu
(23/3)

tin quốc tế

Dịch tin và nắm những thông tin chính
yếu, quan trọng
Biên tập thành một bản tin ngắn thông
thường từ 60-100 chữ thời lượng khoảng
20-30 giây khi đọc trên truyền hình

20


Ngày 11 _ Trau dồi kinh nghiệm, học viết tin theo

Thứ hai

cấu trúc tam giác ngược: từ chi tiết quan

(26/3)

trọng nhất đến chi tiết quan trọng, chi tiết
ít quan trọng, rồi chi tiết hỗ trợ và cuối
cùng là chi tiết bổ sung
_ Học hỏi kĩ năng rút tít cho mỗi bản tin:
ngắn gọn, đầy đủ thông tin cần thiết, cụ
thể, dễ hiểu, nêu bật chủ đề và hấp dẫn
với khán giả

21


Ngày 12 _ Dịch tin tức quốc tế, biên tập thành bản
Thứ ba

tin ngắn: “Cháy trung tâm thương mại ở

(27/3)

Nga số người thiệt mạng tăng lên 64
người” - Reuter. Edit No2076
Số người thiệt mạng trong vụ cháy trung

3


tâm thương mại ở Nga hiện đã lên đến 64
người, hơn 40 người bị thương và 11
người vẫn còn mất tích. Vụ cháy xảy ra
vào ngày 25/3 tại một trung tâm thương
mại ở thành phố Kemerovo, Siberi, Nga.
Nguyên nhân gây ra thảm kịch này hiện
vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo
thông tin của Bộ Tình trạng khẩn cấp
Nga, đám cháy bùng phát từ tầng trên
cùng của tòa nhà 4 tầng này, nơi có một
số phòng chiếu phim và khu vui chơi trẻ
em. Đám cháy lan rộng diện tích gần
1.500 m2 và mái nhà bị sập trên diện tích
khoảng 500m2.
Cơ quan chức năng Nga đã khởi tố vụ án
hình sự liên quan tới vụ cháy, thiết lập
đường dây nóng và điều động đội ngũ bác
sĩ tâm lý hỗ trợ nạn nhân sống sót cùng
thân nhân các nạn nhân.
Ngày 13 _ Thăm quan phòng tổng khống chế.

Học hỏi

Thứ tư

_ Quan sát, theo dõi biên tập viên ghi cách dẫn

(28/3)

hình trực tiếp chương trình “Thế giới kết tin thời sự

nối” để học hỏi kinh nghiệm, kĩ năng biên
tập ngôn ngữ hình ảnh, kĩ năng nói.

22


_ Tham quan và làm quen với kỹ xảo hình Học hỏi
Ngày 14 ảnh nâng cao, 3D compositing trong thêm kỹ
Thứ năm truyền hình đặc biệt là kỹ năng sử dụng sảo truyền
(29/3)

phần mềm kỹ xảo After Effects để xử lý hình
hình ảnh hậu kỳ đẹp, hiệu quả.
_ Làm quen với kỹ năng dựng đồ họa
motion graphics - để hỗ trợ thêm trong

Ngày 15
Thứ sáu
(30/3)

việc làm các sản phẩm truyền hình có tính
đổi mới và hiện đại hơn cùng các kỹ năng
sử dụng phần mềm dựng hình phi tuyến
khác
_ Kỹ năng sử dụng phần mềm ghi âm cho
lời off

23



_ Học hỏi kĩ năng phỏng vấn truyền hình Nắm rõ
(nguyên tắc, cách làm mới, cách thức đặt những kĩ
câu hỏi phỏng vấn truyền hình, cách quay năng
phỏng vấn, khoảng cách trong phỏng vấn, phỏng vấn
vị trí ngồi khi phỏng vấn, lựa chọn nhân quan trọng
vật …) thông qua quan sát trực tiếp
chương trình “Toàn cảnh thế giới” và
tham khảo kịch bản chương trình. Để đặt
Ngày 16
Thứ hai
(2/4)

câu hỏi hay khi phỏng vấn cần có:
+ Chủ đề câu hỏi phỏng vấn rõ ràng, đáp
ứng được yêu cầu thông tin.
+ Chọn vấn đề hấp dẫn, giải quyết được
nội dung cần thông tin qua truyền hình.
+ Đặt câu hỏi gãy gọn, rõ ràng và đầy đủ
thông tin để hỏi người được phỏng vấn.
+ Kết cấu câu hỏi phỏng vấn chặt chẽ, các
câu hỏi và câu trả lời phải phát triển theo
một logic nhất định, gắn kết với nhau.
+ Câu hỏi có lượng thông tin tốt, phóng

4

viên dùng các chi tiết báo chí để hỏi.
Ngày 17 _ Trau dồi kinh nghiệm dịch tin tức quốc
Thứ ba
(3/4)


tế
_ Tham khảo và học tập từ format của các
chương trình thời sự quốc tế: “thế giới kết
nối”, “thế giới góc nhìn”, “cửa sổ
ASEAN”, “toàn cảnh thế giới”, “vấn đề
hôm nay”

24


×