Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.63 KB, 60 trang )

Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY.....................................................3
1.1 Một số đặc điểm về Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn..........................3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty..............................3
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh...................................................................4
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty..................................................4
1.1.3.1. Chức năng.................................................................................5
1.1.3.2. Nhiệm vụ:.................................................................................5
1.1.4. Phương thức bán hàng:....................................................................6
1.1.4.1. Phương thức bán hàng trực tiếp và gián tiếp:...........................6
1.1.4.2. Đối thủ cạnh tranh:...................................................................6
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của doanh nghiệp..............6
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty................................................6
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.........................................7
1.3. Tổ chức công tác kế toán của Công ty...................................................8
1.3.1. Bộ máy kế toán của Công ty...........................................................8
1.3.2. Chức năng của kế toán....................................................................8
1.3.3. Hình thức kế toán và trình tự ghi sổ kế toán...................................9
1.3.4. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp...............................11
1.3.5. Hệ thống chứng từ kế toán............................................................11
1.3.6. Hệ thống tài khoản kế toán............................................................11
1.3.7. Báo cáo tài chính...........................................................................12
1.4. Tình hình tài sản của Công ty...............................................................12
1.4.1. Tình hình nguồn vốn của Công ty (được thể hiện qua bảng 2).....15
1.4.2. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty (được thể hiện
qua bảng 3)..............................................................................................15


Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH NGUYÊN
THÁI SƠN..............................................................................18
2.1. Các phương thức bán hàng và thanh toán tại Công ty TNHH Nguyên
Thái Sơn......................................................................................................18
2.1.1. Phương thức bán hàng ..................................................................18
2.1.2 Tài khoản sử dụng..........................................................................20
2.1.3. Phương thức thanh toán.................................................................22
2.1.4. Chính sách bán hàng.....................................................................23
2.1.4.1. Chiết khấu thương mại...........................................................23
2.1.4.2. Giảm giá hàng bán..................................................................23
2.1.4.3 Hàng bán bị trả lại...................................................................24
2.1.4.4. Chính sách với lực lượng cán bộ bán hàng............................24
2.2. Thực trạng công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của
Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn...............................................................25
2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng..........................................................25
2.2.2. Kế toán hàng tồn kho....................................................................32
2.2.3. Giá vốn hàng tiêu thụ....................................................................34
2.2.3.1. Phương pháp thực tế đích danh:.............................................34
2.2.4. Quy trình ghi sổ doanh thu bán hàng............................................36
2.2.5. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (CPBH,

CPQLDN)................................................................................................42
2.2.5.1. Nội dung chi phí bán hàng.....................................................42
2.2.6. Chi phí quản lý doanh nghiệp.......................................................44
2.2.7. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính..........................................46
2.2.8. Hạch toán tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty...47
Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG Ở CÔNG TY TNHH
NGUYÊN THÁI SƠN.............................................................51
3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả ở
Công ty TNHH NGUYÊN THÁI SƠN.......................................................51
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu bán
hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn.........53
3.2.1. Công tác quản lý bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.........53
3.2.2. Công tác tổ chức kế toán...............................................................54
3.2.3. Nội dung kế toán...........................................................................54
3.2.4. Sổ sách chứng từ...........................................................................54
KẾT LUẬN.....................................................................................................55

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức


Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã khẳng định tầm
quan trọng của thương mại trong đời sống kinh tế xã hội. Với vai trò là cầu
nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thương mại đã làm cho quá trình lưu thông
hàng hoá được nhanh chóng và thuận tiện hơn, người mua có thể tìm thấy ở
doanh nghiệp kinh doanh thương mại nhiều loại hàng hoá mà mình cần.
Trước đây, trong cơ chế quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp thương mại hoạt
động theo chỉ tiêu sản xuất của nhà nước. Nhưng hiện nay, để đứng vững và
phát triển doanh nghiệp thương mại phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý,
nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ,
mẫu mã phong phú nhằm làm tốt cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng cũng như
góp phần thúc đẩy sản xuất.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì bán hàng là một khâu
quyết định trong mỗi chu kì kinh doanh vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành
công hay thất bại của chu kì đó. Giải quyết tốt khâu này tức là doanh nghiệp đã
đảm bảo cho các chu kì kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục. Quá
trình bán hàng là cơ sở để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, đó là mục tiêu
hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Để thực hiện được mục tiêu, mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt các thông
tin làm cơ sở đánh giá, phân tích, lựa chọn và ra quyết định đầu tư kinh doanh
như doanh thu, chi phí và kết quả..vv. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế,
kế toán đã theo dõi, phản ánh, ghi chép đầy đủ những thông tin đó và cung
cấp cho các doanh nghiệp, cụ thể là kế toán bán hàng và xác định kết quả bán

hàng. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kế toán doanh thu bán
hàng và xác định kết quả bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại nói chung
và công ty TNHH Nguyên Thái nói riêng, bằng kiến thức lý luận được trang
bị ở nhà trường và sự giúp đỡ tận tình của Giám đốc, kế toán Công ty TNHH
Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

1

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

Nguyên Thái Sơn và sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo – TS Nguyễn Thanh
Quý, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định
kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn”.
Nội dung của đề tài đề cập đến những vấn đề thực tế tại Công ty và
những đánh giá, kiến nghị về công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác
định kết quả của công ty, nội dung được trình bày cụ thể như sau:
Chương I: Tổng quan về công ty TNHH Nguyên Thái Sơn
Chương II: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
ở Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và
xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn.
Với kiến thức tích luỹ còn hạn chế, phạm vi đề tài rộng và thời gian
thực tế chưa có nhiều nên trong bài khó tránh khỏi những thiếu sót, em kính
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo, giúp đỡ của cô giáo – TS Nguyễn Thanh
Quý, Giám đốc, kế toán Công ty để báo cáo chuyên đề của em được hoàn

thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

2

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Một số đặc điểm về Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên đơn vị: Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn
Địa chỉ: Số 5 tổ 9 cụm 2 Ngõ 93 Hoàng Văn Thái – Thanh Xuân – Hà
Nội.
Mã số thuế: 0101423724
Số tài khoản: 1500415002046 tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam –
PGD Chợ Hôm.
Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Thân Hoa
Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn được thành lập ngày 31 tháng 10
năm 2003 với số đăng ký kinh doanh 0102010403 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư
Thành Phố Hà Nội cấp giấy phép, với số vốn điều lệ kinh doanh ban đầu là
1.500.000.000 VNĐ.
Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng sở trường và truyền

thống như: Thép không gỉ Inox; Buôn bán các loại Tấm, ống, cuộn, phụ kiện,
đồng, nhôm, sắt, thép…các loại, phục vụ cho các khu công nghiệp sản xuất, các
công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và quốc phòng lớn như khu công
trình của Viện Đại học Mỏ ở Thanh Xuân, dự án cải tạo Tổng cục Hậu cần ở Bắc
Ninh, vv… đã khẳng định uy tín và thương hiệu của Công ty chúng tôi.
Nhìn vào quá trình hoạt động và công tác của công ty từ ngày thành lập
cho đến nay, từ một số vốn điều lệ ít ỏi ban đầu 1,5 tỷ chia đều cho ba người
đồng sáng lập, hiện nay số vốn điều lệ của Công ty chúng tôi đã tăng lên 5 tỷ
VNĐ (tăng hơn 1,5 lần ).Sau một thời gian hoạt động công ty đã mở một chi
nhánh tại miền Nam với mong muốn tìm kiếm những khách hàng tiềm năng
cả trong nước và ngoài nước.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

3

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

Trong phương hướng phát triển hiện nay, công ty vẫn đang từng bước
hoàn thiện bộ máy - cơ cấu tổ chức sao cho có hiệu quả nhất. Giữ vững chữ
tín, khẳng định thương hiệu, từng bước hoàn thiện là nhiệm vụ trọng tâm
hàng đầu của công ty trong thời gian tới.
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh
a. Buôn bán các thành phẩm Tấm, ống, cuộn, phụ kiện Inox..(van, tê, kép,
cút, Bu lông, mặt bích, zăcco hàn và zen,…)
b. Gia công các Máng, Tăng Inox, các thùng bia, nồi hơi..…

c. Bán các loại Que hàn, dây hàn Inox; các loại dây, cây đặc..
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Từ khi bắt đầu có ý tưởng hình thành công ty, nhà quản lý đã vạch ra
tương lai của công ty là:
- Định hướng sản phẩm kinh doanh, tìm hiểu thị trường Inox như thế
nào?
- Khách hàng của công ty là ai?
- Chiến lược của Công ty là gì? Để thỏa mãn thị trường mục tiêu, hình
thức kinh doanh chủ yếu nào của Công ty đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng?
- Công ty có các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực ra sao?
- Công tác đối nội, đối ngoại, sự quan tâm của công ty đối với đời sống
người lao động.
- Định hướng cho các thành viên có tư tưởng coi trọng công việc của
công ty như công việc của mình. Công ty cố gắng tạo điều kiện thuận
lợi để mọi thành viên phát huy hết năng lực sáng tạo của mình. Doanh
số, lợi nhuận, thu nhập của nhân viên trong qúa trình hinh doanh, khẳng
định vị trí của doanh nghiệp mình trên thị trường. Công ty đã xác định
các nhóm khách hàng mục tiêu trong tương lai và đề ra vấn đề thỏa
mãm nhu cầu của khách hàng.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

4

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân


1.1.3.1. Chức năng
Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tìa chính
và vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cùng với sự hỗ trợ đắc
lực của các phòng ban như phòng kế toán, bộ phận quản lý trực tiếp chỉ đạo
cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Theo nguyên tắc “ Kinh doanh là
đáp ứng đủ và đúng với nhu cầu của người tiêu dùng, luôn luôn lấy chữ tín
làm đầu. Khách hàng là trung tâm và luôn phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để
thoả mãn nhu cầu của khách hàng và khách hàng luôn được coi trọng.” Công
ty không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, tăng sự cạnh tranh
trên thị trường.
Hiện nay, đời sống của đại đa số người dân ngày càng được cải thiện nên
nhu cầu đòi hỏi người tiêu dùng ngày càng cao và nhiều doanh nghiệp thương
mại cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Vì vậy Công ty luôn phải thay đổi hình
thức kinh doanh, tìm kiếm nguồn khách hàng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của
mình nhanh hơn, giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Kết quả cho thấy công ty đã đi đúng hướng kinh doanh và đã có lãi, bổ
sung vốn kinh doanh của Công ty, tăng tích lũy quỹ, đời sống của cán bộ công
nhân viên ngày càng được cải thiện.
Bên cạnh những thuận lợi Công ty còn gặp nhiều những khó khăn:
+ Nền kinh tế thị trường đang phát triển ngày càng mạnh mẽ nên các đối
thủ cạnh tranh của Công ty cũng rất đa dạng và phức tạp. Đây là khó khăn cơ
bản mà tất cả các Công ty khác nói chung và Công ty TNHH Nguyên Thái
Sơn nói riêng bắt buộc phải tham gia cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
+ Cơ chế của nền kinh tế thị trường chưa hoàn thiện nên cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động của công ty.
1.1.3.2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức tốt công tác mua, bán hàng hóa tại cửa hàng của công ty.

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức


5

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

- Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng hóa cho các cơ sở sản xuất
kinh doanh, các đơn vị khác và các cá nhân trong nước.
- Tổ chức tốt công tác bảo quản hàng hóa, đảm bảo lưu thông hàng hóa
thường xuyên, liên tục và ổn định trên thị trường.
- Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư
mở rộng kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước qua việc nộp ngân
sách hàng năm.
- Tuân thủ chính sách quản lý kinh tế Nhà nước.
1.1.4. Phương thức bán hàng:
1.1.4.1. Phương thức bán hàng trực tiếp và gián tiếp:
- Phương thức bán hàng trực tiếp: Bán bẻ trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Phương thức bán hàng gián tiếp: Bằng cách ký gửi cho các Công ty
thương mại khác.
1.1.4.2. Đối thủ cạnh tranh:
Là các công ty thương mại khác, có cùng kinh doanh các sản phẩm Tấm,
cuộn, Phụ kiện Inox…
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty.
Bất kể một doang nghiệp nào dù có quy mô rộng hay hẹp thì công tác
quản lý là rất quan trọng. Nhưng vấn đề mấu chốt đặt ra là làm sao để tiết

kiệm chi phí và kinh doanh có hiệu quả. Các doanh nghiệp tư nhân rất chú
trọng đến vấn đề này. Vì vậy họ đã áp dụng cơ cấu quản lý gọn nhẹ, không
cồng kềnh, chồng chéo, giảm bớt được những bộ phận phòng ban không cần
thiết như các doanh nghiệp nhà nước.

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

6

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn
Sơ đồ 1:

GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
KẾ
TOÁN

BỘ

PHẬN
KHO
HÀNG

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: Là người có trách nhiệm điều hành hoạt động chung của cả
Công ty, là chủ tài khỏan và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi hoạt
động của Công ty.
- Phòng kế toán - tài vụ: Nhiệm vụ của phòng kế toán là làm báo cáo tài
chính hàng năm cho Công ty, lập kế hoạch tài chính, kế toán về nguyên vật
liệu, quản lý tài sản, thống kê tổng hợp, quản lý khâu tiêu thụ, thanh toán
lương cho cán bộ công nhân viên, quản lý các quỹ…
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn
khách hàng lớn cho Công ty, góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển của Công
ty. Xây dựng, hoạch định cho kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Công ty.
- Bộ phận kho hàng: Có trách nhiệm xuất, nhập và bảo quản hàng hóa
trong kho và ở cửa hàng.

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

7

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

1.3. Tổ chức công tác kế toán của Công ty

Do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và khối lượng nghiệp vụ kế
toán của Công ty nên các nhà quản lý đã lựa chọn bộ máy kế toán theo mô
hình tập trung thống nhất để đảm bỏa sự chỉ đạo tập trung đối với công tác kế
toán và cung cấp thông tin một cách kịp thời. Thuận lợi cho việc phân công
chuyên môn hóa công tác kế toán. Vì áp dụng hình thức này nên mối quan hệ
phụ thuộc bộ phận kế toán trở nên đơn giản.
1.3.1. Bộ máy kế toán của Công ty
Sơ đồ 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH
NGUYÊN THÁI SƠN
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Trưởng phòng kế toán )

Kế toán
tổng hợp

Kế toán,
vật tư,
hàng hóa

Kế toán
thanh
toán tiền
lương và
bảo hiểm

Thủ quỹ

1.3.2. Chức năng của kế toán
- Kế toán trưởng: Là người giúp Giám đốc điều hành công việc chung
của phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các thông tin kế toán

hiện đang áp dụng tại Công ty. Kế toán trưởng có chức năng tổ chức mọi hoạt
động kế toán cảu Công ty thuộc phạm vi và quyển hạn của mình, thu thập mọi
tài liệu liên quan đến các tài liệu công tác kế toán để lập các báo cáo tài chính
hàng năm, hàng quý.

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

8

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ giúp việc cho kế toán trưởng chỉ huy việc
thực hiện kế hoạch, hạch toán và tổng hợp số liệu do kế toán chi tiết cung cấp.
- Kế toán vật tư, hàng hóa: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của hàng
hóa vật tư trong kho một cách chính xác, kịp thời. Hàng ngày kế toán phải ghi
chép số liệu các chứng từ liên quan lên bảng biểu sổ chi tiết lập chứng từ sổ
sách để có thể cung cấp kịp thời các thông tin cho nhà quản lý khi cần thiết.
- Kế toán thanh toán tiền lương và bảo hiểm: Chịu trách nhiệm viết phiếu
thu chi tiền hàng ngày và theo dõi các khoản công nợ của Công ty, thực hiện
thanh toán các khoản công nợ đó. Đồng thời thực hiện công tác thanh toán
tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Thủ quỹ: Thực hiện công tác quản lý vốn bằng tiền của Công ty, phản
ánh tình hình tăng, giảm quỹ tiền mặt,….
1.3.3. Hình thức kế toán và trình tự ghi sổ kế toán.
Niên độ kế toán của Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn bắt đầu từ ngày

01/01/Năm, kết thúc ngày 31/12/Năm.
Hiện nay bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán
tập trung và tiến hành công tác kế toán theo hình thức ghi sổ nhật ký chung.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho mà công ty áp dụng là phương pháp kê
khai thường xuyên, trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho được tính theo phương
pháp giá hạch toán và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Công ty áp dụng hình thức nhật ký chung có các loại sổ kế toán sau:


Sổ nhật ký chuyên dùng



Các sổ chi tiết



Các bảng phân bổ



Sổ nhật ký chung



Sổ cái tài khoản

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

9


Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tiến hành ghi vào sổ chi
tiết (ghi hàng ngày) từng tài khoản, những nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào
liên quan đến các khoản thu, chi của Công ty thì kế toán ghi vào nhật ký
chuyên dùng.
Cuối tháng, căn cứ vào sổ nhật ký chuyên dùng và sổ chi tiết các tài
khoản kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung (ghi một lần vào cuối tháng), số
liệu ghi trên sổ nhật ký chung là căn cứ để ghi sổ cái các tài khoản tương ứng.
Sau đó, dựa trên số liệu các sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh.
SƠ ĐỒ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại Công
ty TNHH NGUYÊN THÁI SƠN
Chứng từ kế toán

Nhật ký chung

Sổ cái

Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
Bảng tổng hợp chi
tiết

Bảng cân đối số

phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

10

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
1.3.4. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Kỳ kế toán: Là kỳ kế toán của công ty được áp dụng theo tháng.
Phương páp hạch toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty được
hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá vốn nguyên vật liệu
xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp tính thuế giá
trị gia tăng: Công ty TNHH Nguyên Thái Sơn áp dụng theo phương pháp nộp
thuế GTGT theo phương pháp khâu trừ thuế, tỷ lệ thuế suất là 5%.
Tỷ giá sử dụng hạch toán ngoại tệ: Sử dụng tỷ giá hối đoái của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam là chủ yếu.

1.3.5. Hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những giấy tờ, là vật mang thông tin phản ánh
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm công cụ ghi sổ kế
toán. Hệ thống chứng từ bao gồm: Chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn.
Hiện nay chứng từ mà công ty đang áp dụng là tuân theo mẫu quy định
trong quyết định số 15/2006-QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính với hình thức Nhật ký chung.
Các chứng từ do công ty lập: Hệ thống bảng kê, Bảng cân đối, Bảng tổng
hợp, Bảng phân bổ, BẢng báo cáo…
Hàng nagỳ căn cứ vào cức chứng từ kế toán để làm căn cứ ghi sổ, kế toán
lập chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ và ghi vào sổ Cái.
Cuối tháng, khóa sổ tính ra các số tiền của nghiệp vụ kinh tế. Căn cứ vào
Sổ Cái để lập BẢng cân đối kế toán phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp với số liệu ghi trên sổ Cái và bảng tổng hợp chi
tiết, dùng để lập Báo cáo tài chính.
1.3.6. Hệ thống tài khoản kế toán
Để hạch toán các nghiệp vụ kế toán bán hàng, công ty đã sử dụng
các tài khoản:
- TK 156: Hàng hóa, phản ánh lượng hàng nhập - xuất - tồn trong kỳ.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

11

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân


- TK 632: Giá vốn hàng bán, phản ánh lượng tiền vốn mua hàng của
Công ty.
- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, phản ánh doanh thu
chi tiết bán ra trong ngày của công ty.
- TK 531: Hàng bán bị trả lại.
- TK 532: Giảm giá hàng bán.
- TK 333: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
- TK 521: Chiết khấu thương mại.
Ngoài ra còn các tài khoản khác như:
-TK 111: Tiền mặt
-TK 112: Tiền gửi Ngân hàng
-TK 131: Phải thu của khách hàng.
1.3.7. Báo cáo tài chính
Vận dụng theo quyết định 167/2000/QĐ –BTC ngày 15/10/2000 của
Bộ trưởng BTC gồm:
Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính.
1.4. Tình hình tài sản của Công ty
Ở bảng tài sản ta thấy tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm tăng lên,
năm 2007 tài sản ngắn hạn tăng 22.831.422.081đ so với năm 2006, tương ứng
tăng 35%. Còn năm 2008 giảm 15.787.536.677 đ so với năm 2007, tương ứng
giảm 54%. Lý do:
- Tài sản năm 2008 giảm là do thị trường trong trên thế giới cũng như trong
nước đang thời kỳ suy thoái, vì vậy Công ty phải vay Ngân hàng nhiều và phải
thanh toán các khoản tiền lãi và các chi phí trong khi vay so với năm 2007.
- Tài sản cố định năm 2006 là chưa có gì nhưng đến năm 2007 tài sản cố
định đã tăng lên thành 825.124.990đ vì Công ty đã chủ trương đầu tư cho các
khoản phục vụ hàng nhập và hàng xuất, cho việc bán hàng được thuận lợi.


Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

12

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

Nhưng đến năm 2008 tình hình tài sản cố định có giảm đi một chút so với
năm 2007 nhưng không đáng kể.

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

13

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

BẢNG 1. TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM QUA
CHỈ TIEU
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

I.Tiền và các khoản tương đương tiền
1. Tiền gửi Ngân hàng
III. Các khoản phải thu
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế GTGT được khấu trừ
2. Thuế và các khoản phải thu NN
3. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I.Tài sản cố định
1. Nguyên giá
2. Giá trị hao mòn lũy kế
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

6.050.576.300
224.074.542
1.239.709
(164.632.867)


13.076.461.704
2.295.899.378

5.920.516.320
5.920.516.320

28.863.998.381
320.832.024
866.735.292
697.992.712
174.242.580
(5.500.000)
26.676.195.812
26.676.195.812

69.378.614
6.050.576.300

1.000.225.253
1.000.225.253
825.124.990
825.124.990
861.000.000
(35.875.010)
29.689.113.371

33.332.994

6.934.594.412
6.934.594.412

3.812.634.920
3.812.634.920

19.338.174
13.994.820
782.074.990
782.074.990
861.000.000
(78.925.010)
13.858.563.694

CHÊNH LỆCH
2007/2006
2008/2007
22.831.422.081
96.757.482
(1.239.709)
866.735.292
533.359.845
174.242.580
(5.500.000)
20.755.679.492
20.755.679.492

(15.787.536.677)
1.975.067.354

1.000.225.253
930.846.639


(966.892.259)
(1.000.225.253)
19.338.174
13.994.820
(43.050.000)
(43.050.000)
(43.050.000)
(15.830.549.677)

825.124.990
825.124.990
861.000.000
(35.875.010)
23.938.537.071

6.067.859.120
6.236.601.700
(174.242.580)
(5.500.000)
(22.863.560.892)
(22.863.560.892)

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

Lớp:14
KT1 K38



Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

BẢNG 2. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
CHỈ TIÊU
A. NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp NN
5. Phải trả công nhân viên
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác
II. Nợ dài hạn
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
II. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

NĂM 2006

NĂM 2007

NĂM 2008

-


24.505.977.087
24.505.977.087
2.525.333.968
21.847.695.470
165.204.917
(32.257.268)

8.089.252.918
8.089.252.918
2.350.000.000
5.571.554.296

940.569.104
(21.248.403)
5.500.000
5.000.000.000
5.000.000.000
125.755.599
6.050.576.300

162.198.622

CHÊNH LỆCH
2007/2006
2008/2007
24.505.977.087
(16.416.724.169)
24.505.977.087
(16.416.724.169)

2.525.333.968
(175.333.968)
20.907.126.366
(16.276.141.174)
165.204.917
(165.204.917)
(53.505.671)
129.941.354

5.500.000

(5.500.000)

5.500.000

5.183.136.284
5.183.136.284
5.000.000.000
183.136.284

5.769.283.776
5.769.283.776
5.000.000.000
769.283.776

183.136.284
183.136.284
5.000.000.000
57.380.685


586.147.492
586.147.492
586.147.492

29.689.113.371

13.858.536.594

23.638.537.071

(15.830.576.777)

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

Lớp:15
KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

1.4.1. Tình hình nguồn vốn của Công ty (được thể hiện qua bảng 2)
Qua bảng Nguồn vốn của Công ty ta thấy nguồn vốn của Công ty trong 3
năm có biến động. Năm 2007 nguồn vốn của Công ty đạt 29.689.113.371đ
tăng 23.638.537.071đ so với năm 2006 tương ứng tăng 39% và tăng 53% so
với năm 2008,vì: Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là 5.000.000.000đ chiếm
tỷ trọng không nhỏ trong các năm và do nợ phải trả của Công ty là quá lớn do

đó tài chính của Công ty không được ổn định và không đáp ứng nhu cầu kinh
doanh ngày càng cao của doanh nghiệp.
1.4.2. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty (được thể hiện
qua bảng 3)
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh
doanh và một hoạt động khác của doanh nghiệp. Sau một thời kỳ nhất định
được biểu hiện bằng tiền lãi hay lỗ. Việc xác định kết quả hoạt động kinh
doanh là cơ sở để đánh giá hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, và phần nghĩa vụ thực tế
của doanh nghiệp phải thực hiện với Nhà nước. Xác nhận đúng đắn kết quả
hoạt động kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động tốt
trong kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo, để biết rõ hơn về hoạt động kinh doanh
của Công ty, ta phải đi phân tích kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm,
từ năm 2006 đến năm 2008. Dựa trên bảng 3 - Bảng kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty:
-Doanh thu của Công ty năm 2007 đạt 33.281.380.314đ so với năm 2006
tăng 10.942.700.251đ tương ứng tăng 14,9%. Còn năm 2008 đạt
94.349.917.497đ tăng 61.068.537.183đ so với năm 2007 tương ứng tăng
28,3%.
-Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2007 là 79.709.113đ tăng
9.189.576đ tương ứng là 11,4%. Trong khi đấy năm 2008 đạt 777.018.458đ so

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

16

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập


Trường ĐH kinh tế quốc dân

với năm 2007 là 697.309.345đ – tăng 97,4%, Từ năm 2007 tổng lợi nhuận kế
tóan trước thuế tăng nhanh gần 100% so với các năm trước.
-Lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng 561.014.199đ tức là tăng 108% so với
năm 2007 tăng gấp 10 lần, so với năm 2006 chỉ đạt 50.774.067đ.
Trong năm 2006 và năm 2007 kết quả SXKD của Công ty thấp so với
năm 2008 vì Công ty không hoạt động về tài chính nên lợi nhuận không cao.
Năm 2008 kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao
nhất là do tình hình tài chính ổn định, hàng hóa của Công ty bán được nhiều,
giảm được các chi phí không cần thiết tuy nền kinh tế trên thế giới bị khủng
hoảng, chứng tỏ Công ty vẫn giữ vững được thị trường trong nước.

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

17

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

BẢNG 3 - KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CHỈ TIÊU

Năm 2006


Năm 2007

Năm 2008

2007/2006

So sánh
Tỷ lệ

2008/2007

Tỷ lệ

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung

22.338.680.063
22.338.680.063

33.281.380.314
33.281.380.314

94.349.917.497
94.349.917.497

10.942.700.251
10.942.700.251

(%)

14,9%
14,9%

61.068.537.183
61.068.537.183

cấp dịch vụ (10=01-02)
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

21.622.062.182
716.617.911

32.105.031.166
1.176.349.148

91.918.432.933
2.431.484.564

10.482.968.984
459.731.237

14,8%
-

59.813.401.767
1.255.135.416

28,6%
20,6%


dịch vụ (20=10-11)
6. Doanh thu hoạt động TC
7. Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

1.015.000
120.865.125
85.365.421
351.424.731
364.303.163
70.223.937

1.501.536
180.152.444
107.958.544
550.451.289
646.393.974
79.709.113

8.054.942
310.217.885
205.986.753
845.369.741
983.989.127
93.018.458


201.536
113.152.444
20.369.110
199.208.558
337.595.153
9.485.176

100%
100%
100%
13,5%
15,2%
11,4%

19.553.406
1.197.065.441
98.028.544
294.918.452
(619.685.964)
697.309.345

39,9%
115,7%
80%
21%
0,37%
97,4

(30= 20+21-22-24)
11. Thu nhập khác

12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40=31-32)
14. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN

295.600
295.600
70.519.537

79.709.113

81.877.042
81.877.042
858.895.500

(295.600)
(295.600)
9.189.576

-

81.877.042

11,5%

81.877.042
779.186.387

100%
100%
107,7%


(50=40+30)
15. Thuế TNDN phải nộp
16. Lợi nhuận sau thuế

19.745.470
50.774.067

22.318.552
57.390.561

240.490.740
618.404.760

2.573.082
6.616.494

11,3%
11,5%

218.172.188
561.014.199

107,7%
108%

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức


Lớp:18
KT1 K38

(%)
28,3%
28,3%


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH NGUYÊN THÁI SƠN
2.1. Các phương thức bán hàng và thanh toán tại Công ty TNHH Nguyên
Thái Sơn
2.1.1. Phương thức bán hàng .
Bán hàng (hay tiêu thụ hàng hoá) là giai đoạn cuối cùng của giai đoạn tuần
hoàn vốn trong doanh nghiệp, là quá trình thực hiện mặt giá trị của hàng hoá.
Trong mối quan hệ này, doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hoá cho người mua
và người mua phải chuyển giao cho doanh nghiệp số tiền mua hàng tương ứng
với giá trị của hàng hoá đó, số tiền này được gọi là doanh thu bán hàng. Quá trình
bán hàng được coi là hoàn thành khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Gửi hàng cho người mua
- Người mua đã trả tiền thanh toán hay chấp nhận thanh toán
Tức là nghiệp vụ bán hàng chỉ xảy ra khi giao xong hàng, nhận được tiền
hoặc giấy chấp nhận thanh toán của người mua, hai việc này có thể diễn ra đồng
thời cùng một lúc hoặc không đồng thời tuỳ theo phương thức bán hàng của
doanh nghiệp. Có thể nói công tác bán hàng là cực kì quan trọng đối với doanh

nghiệp, thể hiện ở nội dung sau:
Việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp còn ảnh hưởng tới nhiều đối tượng
khác nhau. Chẳng hạn, nếu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp này là nguyên
vật liệu của nhiều doanh nghiệp khác thì việc đảm bảo tiêu thụ của mình sẽ tạo
đIều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả hơn, đảm bảo cùng
tồn tại và phát triển trong sự ràng buộc của hệ thống phân công lao động xã hội.
Tổ chức công tác bán hàng có ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng mối quan tâm
không chỉ dừng lại ở đây mà là kết quả của việc tổ chức thực hiện đó. Đây cũng

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

19

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

là qui luật tất yếu trong sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều muốn biết
mình đang và sẽ thu được gì sau hàng loạt các hành vi tác nghiệp. Bán hàng là
giai đoạn cuối cùng của luân chuyển hàng hoá. Hàng bán ra chủ yếu là trả tiền
sau, cũng có trường hợp trả tiền trước tiền hàng do vậy hầu hết các nghiệp vụ bán
hàng đều hạch toán qua TK 131. Khách hàng có thể chia làm 2 loại khách hàng
thường xuyên và khách hàng không thường xuyên
Khách hàng thường xuyên là những khách hàng có hợp đồng mua bán lớn
với công ty và chủ yếu có thanh toán chậm. Đối với từng đơn đặt hàng hai bên
tiến hành thoả thuận với nhau các điều kiện về số lượng, chất lượng, thời gian,
địa chỉ giao hàng, phương thức thanh toán… và ghi sổ trong hợp đồng kinh tế.

Doanh thu đem lại từ khách hàng chính chiếm 75%- 100% còn lại là khách hàng
không thường xuyên.
Phương thức này có ưu điểm : tiêu thụ được một khối lượng hàng lớn, thu
hồi vốn nhanh.
Chứng từ kế toán sử dụng
Chứng từ kế toán là một phương thức kiểm tra và giám đốc các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh của doanh nghiệp. Khi phát sinh các nghiệp vụ bán hàng, kế
toán phải lập, thu thập đầy đủ các chứng từ phù hợp theo đúng nội dung, qui định
của nhà nước nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán.
Trong doanh nghiệp thương mại thường sử dụng các chứng từ sau:
- Hoá đơn thuế GTGT (mẫu 01 GTKT – 3LL). Hóa đơn GTGT là hóa đơn
thể hiện tiền hàng cộng thuế tương ứng từng mặt hàng theo mẫu của Chi cục thuế
cung cấp.
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (mẫu 02- BH)
- Phiếu xuất kho (mẫu 02 - VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03 - VT)
- Phiếu thanh toán

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

20

Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

- Chứng từ thuế

- Giấy báo có của ngân hàng
- Các tài liệu và chứng từ thanh toán khác
Ngoài ra nếu các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương xuất
nhập khẩu hàng hoá, các chứng từ còn gồm:
- Hoá đơn thương mại
- Vận đơn đường biển, đường không
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Giấy chứng nhận phẩm cấp
- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng
- Giấy chứng nhận kiểm định
- Tờ khai hải quan
- Bảng kê chi tiết hàng xuất nhập khẩu
Đối với chứng từ, kế toán thống nhất bắt buộc phải được lập kịp thời, đầy
đủ theo đúng qui định về biểu mẫu, nội dung và phương pháp lập. Người lập phải
chịu trach nhiệm về tính pháp lý, hợp pháp của các chứng từ về các nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh. Một chứng từ kế toán phải được tổ chức luân chuyển
theo trình tự và thời gian hợp lý
2.1.2 Tài khoản sử dụng
Kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở doanh nghiệp
Nguyên Thái Sơn thường sử dụng những tài khoản sau: TK156,TK511,
TK131,TK331,TK133,TK632, và TK911
- TK 156: Hàng hoá
Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động về trị giá vốn thực tế
của hàng hoá trong kho ở các doanh nghiệp
- Tài khoản 156 có 2 tài khoản cấp 2:
+ TK1561: Trị giá mua hàng hoá

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

21


Lớp: KT1 K38


Chuyên đề thực tập

Trường ĐH kinh tế quốc dân

+TK1562 : Chi phí mua hàng hoá
- TK131 : Phải thu của khách hàng
Tài khoản này phản ánh các khoản phát sinh trong quá trình bán sản phẩm,
vật tư mà khách hàng chưa thanh toán.
TàI khoản này theo dõi chi tiết cho từng đối tượng.
- TK511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Tài khoản này phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp trong một kì kinh doanh
TK 511 không có số dư cuối kỳ và có 4 tài khoản cấp 2:
+TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
+TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm
+TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
+TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
- TK331: Phải trả cho người bán
-TK 632: Giá vốn hàng bán
Tài khoản này phản ánh trị giá vốn hàng hoá thành phẩm dịch vụ (đã thanh
toán hoặc được chấp nhận thanh toán)
-TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Đây là số thuế doanh nghiệp đã nộp cho Nhà nước khi mua vật tư, sản phẩm,
dịch vụ, TSCĐ để khi Doanh nghiệp bán sản phẩm hàng hóa thông qua người
bán sẽ được khấu trừ.
TK133 có số dư bên Nợ và có 2 tài khoản cấp 2:

+ TK1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa vật tư
+ TK1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
- TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản này dùng để phản ánh, xác định kết quả kinh doanh và các hoạt
động khác của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định

Sinh viên thực tập: Nguyễn Tiến Đức

22

Lớp: KT1 K38


×