Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý đầu tư áp dụng cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nghiên cứu, xây dựng quy trình quản lý đầu tư áp
dụng cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên

: Nguyễn Ngọc Khánh

Người hướng dẫn

: TS. Hà Công Anh Bảo

Hà Nội-2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Các số liệu trong luận văn được sử dụng
trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát
triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
Tác giả


Nguyễn Ngọc Khánh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Sau đại học và
Khoa Quản trị kinh doanh đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho học viên trong quá trình
học tập bậc cao học tại nhà trường.
Người viết luận văn xin trân trọng cảm ơn TS. Hà Công Anh Bảo, người hướng
dẫn khoa học đã tận tâm và nhiệt tình hướng dẫn tác giả hoàn thiện luận văn thạc sĩ
này.
Cuối cùng, tác giả cảm ơn gia đình, bạn bè tại trường Đại học Ngoại Thương,
các đồng nghiệp tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã hết sức giúp đỡ, tạo điều
kiện, phối hợp cung cấp tài liệu, thông tin cho tác giả trong suốt quá trình viết đề tài
luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng từ việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu trong và
ngoài nước, song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả
mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ..........................................................................ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ ...............................................................................................................................6
1.1. Quản lý đầu tư...................................................................................................6

1.2. Dự án đầu tư......................................................................................................6
1.2.1. Khái niệm ...................................................................................................6
1.2.2. Đặc điểm các dự án đầu tư ........................................................................7
1.2.3. Yêu cầu đối với dự án đầu tư......................................................................8
1.2.4. Phân loại dự án đầu tư ...............................................................................9
1.3. Quản lý dự án đầu tư.......................................................................................10
1.3.1. Khái niệm .................................................................................................10
1.3.2. Mục tiêu của quản trị dự án đầu tư ..........................................................12
1.3.3. Đặc điểm quản lý dự án đầu tư ................................................................12
1.3.4. Chức năng của quản lý dự án đầu tư .......................................................13
1.3.5. Tác dụng của quản lý dự án đầu tư ..........................................................14
1.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư .......................................................................14
1.4.1. Quản lý dự án theo lĩnh vực .....................................................................14
1.4.2. Quản lý dự án theo chu kỳ dự án..............................................................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA
TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE .....................................................21


2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Viễn thông MobiFone..............................21
2.1.1. Thông tin chung ........................................................................................21
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển...........................................................21
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................................21
2.1.4. Cơ cấu tổ chức..........................................................................................22
2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................23
2.2. Quy trình quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty Viễn thông MobiFone .....25
2.2.1. Xây dựng chủ trương, kế hoạch đầu tư ....................................................25
2.2.2. Chuẩn bị đầu tư ........................................................................................30
2.2.3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu.....................................................................36
2.2.4. Thực hiện dự án đầu tư ............................................................................36
2.2.5. Nghiệm thu ...............................................................................................43

2.2.6. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư ........................................46
2.2.7. Giám sát và đánh giá đầu tư ....................................................................46
2.3. Tình hình thực hiện công tác đầu tư ...............................................................51
2.4. Những mặt hạn chế của quy trình quản lý đầu tư hiện tại ..............................64
2.4.1. Thẩm quyền phê duyệt dự án, xác định chủ đầu tư ..................................64
2.4.2. Xây dựng chủ trương, kế hoạch đầu tư ....................................................65
2.4.3. Chuẩn bị đầu tư ........................................................................................65
2.4.4. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án.................................................66
2.4.5. Nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng ..............................................66
2.4.6. Giám sát, đánh giá đầu tư ........................................................................67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ CỦA TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE ............................68
3.1. Phương hướng phát triển của Tổng công ty Viễn thông MobiFone ...............68
3.1.1. Định hướng và kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018-2020 ......68
3.1.2. Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2018-2020 .....................................................69


3.2. Một số đề xuất sửa đổi quy trình quản lý đầu tư ............................................71
3.2.1. Các nội dung cập nhật, bổ sung vào quy trình.........................................71
3.2.2. Đề xuất cải tiến, hoàn thiện quy trình ......................................................82
KẾT LUẬN ...............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................98


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

34
35
36
37

Từ viết tắt
BBNT
BCKT
BCKTKT
BCQT
BĐT
BMT
Bộ TTTT
CNTT
CO
CQ
DA
DAC
DT
ĐVSD
ĐT
FAC

HĐTV
HMCT
HSDT
HSĐX
HSMQT
HSMST
HSMT

HSYC
HTMĐTQG
Ban KHCL
KHĐT
KHLCNT
KSĐC
KT
NTSB
NTHT
NTCV
NTHM
NTBG
PAC

Viết đầy đủ
: Biên bản nghiệm thu
: Báo cáo kiểm toán
: Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật
: Báo cáo quyết toán
: Báo Đấu thầu
: Bên mời thầu
: Bộ Thông tin và truyền thông
: Công nghệ thông tin
: Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (đối với thiết bị)
: Giấy chứng nhận chất lượng (đối với thiết bị)
: Dự án đầu tư
: Biên bản nghiệm thu giao hàng (đối với thiết bị)
: Dự toán
: Đưa vào sử dụng
: Đầu tư

: Biên bản nghiệm thu cuối cùng (đối với thiết bị)
: Hợp đồng
: Hội đồng thành viên
: Hạng mục công trình
: Hồ sơ dự thầu
: Hồ sơ đề xuất
: Hồ sơ mời thầu quốc tế
: Hồ sơ mời sơ tuyển
: Hồ sơ mời thầu
: Hồ sơ yêu cầu
: Hệ thống mạng lựa chọn nhà thầu quốc gia.
: Ban Kế hoạch - Chiến lược
: Kế hoạch đầu tư
: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
: Khảo sát địa chất
: Kế Toán
: Nghiệm thu sơ bộ
: Nghiệm thu hoàn thành
: Nghiệm thu công việc
: Nghiệm thu hạng mục
: Nghiệm thu bàn giao
: Biên bản nghiệm thu sơ bộ (đối với thiết bị)


38
39
40
41
42
43

44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56

PTML
QLDA
QT
TGĐ
TGSD
TC
TK
TKBVTC
TKDT
TKKT
TKTC-DT
TS
TSCĐ
Ban ĐT
Ban KT
Ban TC

Ban PTML
Ban QLDAKT
KHLCNT

: Phát triển mạng lưới
: Quản lý dự án
: Quyết toán các dự án hoàn thành.
: Tổng giám đốc
: Thời gian sử dụng
: Tài chính
: Thiết kế
: Thiết kế bản vẽ thi công
: Thiết kế dự toán
: Thiết kế kỹ thuật
: Thiết kế thi công- Dự toán
: Tài sản
: Tài sản cố định
: Ban Đầu tư
: Ban Kế toán
: Ban Tài chính
: Ban Phát triển mạng lưới
: Ban Quản lý dự án kiến trúc
: Kế hoạch lựa chọn nhà thầu


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Hình 1.1: Chu kỳ của dự án đầu tư .............................................................................6
Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án.............................................................................12

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý thời gian tiến độ ..........................................................16

Sơ đồ 1.2: Quy trình quản lý chi phí .........................................................................17
Sơ đồ 1.3: Quy trình quản lý chất lượng ...................................................................18
Sơ đồ 1.4: Tổ chức của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone ..................................23
Sơ đồ 1.5: Quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư .......................................................26
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ triển khai nghiệm thu đối với các thiết bị là hệ thống ...................88
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ triển khai nghiệm thu đối với các thiết bị lẻ ..................................90

Bảng 2.1: So sánh kết quả thực hiện công tác đầu tư qua các năm ..........................52
Bảng 2.2: Tỷ lệ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đầu tư hàng năm ...........................53
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện công tác đầu tư 10 tháng đầu năm 2017 .....................55
Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2018-2020 ..............................................68
Bảng 3.2: Kế hoạch đầu tư thiết bị 3G/4G của MobiFone .......................................69
Bảng 3.3: Kế hoạch đầu tư toàn Tổng công ty giai đoạn 2018-2020 .......................70


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận chung về dự án đầu tư và quản lý đầu
tư. Tìm hiểu, phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư tại Tổng Công ty Viễn
thông MobiFone. Tập trung phân tích các hạn chế, các vướng mắc trong quá trình
triển khai theo quy trình quản lý đầu tư hiện tại, các nội dung chưa được cập nhật bổ
sung theo các quy định, văn bản hướng dẫn mới được Nhà nước ban hành gần đây.
Thông qua việc phân tích thực trạng áp dụng quy trình quản lý đầu tư tại Tổng
Công ty Viễn thông MobiFone kết hợp với cơ sở lý luận chung, các quy định, văn
bản hướng dẫn mới được Nhà nước ban hành để đề xuất các nội dung cần cải tiến,
sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư, làm cơ sở để ban hành
quy trình quản lý đầu tư chính thức áp dụng cho toàn Tổng công ty Viễn thông
MobiFone.
Luận văn được kết cấu làm 3 chương trình bày các vấn đề nhằm đạt mục tiêu
nghiên cứu của luận văn:
Chương 1: Tổng quan về quản lý đầu tư.

Chương này cung cấp các lý luận chung về quản lý đầu tư và quản lý dự án
đầu tư và các vấn đề liên quan, bao gồm cả các cơ sở lý thuyết để xây dựng quy trình
quản lý đầu tư.
Chương 2: Thực trạng áp dụng quy trình quản lý đầu tư của Tổng công ty Viễn
thông MobiFone.
Chương này tìm hiểu và giới thiệu thông tin chung của Tổng công ty viễn
thông MobiFone và quy trình quản lý đầu tư đang áp dụng tạm thời của Tổng công
ty. Khảo sát tình hình thực tế của Tổng công ty Viễn thông MobiFone về việc thực
hiện công tác đầu tư, đồng thời phân tích các điểm hạn chế, vướng mắc trong quá
trình triển khai công tác đầu tư theo quy trình hiện tại (ban hành tạm thời).
Chương 3: Một số đề xuất sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý đầu tư của Tổng
công ty Viễn thông MobiFone.
Chương này tìm hiểu phương hướng phát triển của Tổng công ty Viễn thông
MobiFone, định hướng kế hoạch của Tổng công ty. Cùng với các phân tích trong
Chương 2, Chương 3 của luận văn đưa ra một số đề xuất sửa đổi bổ sung quy trình


quản lý đầu tư hiện tại, bao gồm các đề xuất về cập nhật bổ sung quy định mới và các
đề xuất để cải tiến, hoàn thiện quy trình cho phù hợp với tình hình mới, làm cơ sở ban
hành quy trình chính thức áp dụng cho toàn Tổng công ty.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngành viễn thông giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì
là ngành đáp ứng nhu cầu cần thiết về trao đổi, thu nhận thông tin và là nhân tố đặc
biệt quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác quản lý đầu tư viễn thông ngày càng trở nên cấp thiết, đảm bảo tuân

thủ các quy định của pháp luật đồng thời thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển của
doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan để đem
lại hiệu quả kinh tế. Do đó, việc hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư là một vấn đề
cấp thiết.
Tổng công ty viễn thông MobiFone được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công
ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin di động theo quyết định số
1798/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông ngày 01/12/2014.
Sau đó, Bộ Thông tin truyền thông đã ban hành các quyết định số 663/BTTTTTCCB ngày 13/03/2015 về việc phê duyệt mô hình tổ chức của Tổng công ty Viễn
thông MobiFone, số 1524/QĐ-BTTTT ngày 14/9/2015 về việc ban hành điều lệ tổ
chức và hoạt động của Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.
Về công tác đầu tư, ngày 05/11/2015 Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã
ban hành Quy trình đầu tư (Ban hành tạm thời) kèm theo Quyết định số 2189/QĐMOBIFONE-HĐTV. Tuy nhiên, tại thời điểm đó cơ cấu của Tổng công ty chưa thực
sự hoàn thiện, việc phân cấp ủy quyền cho các đơn vị chưa có nên trách nhiệm của
các đơn vị trong đầu tư còn chưa rõ ràng để triển khai thực hiện và còn một số bất
cập của thủ tục hành chính chưa được quy định rõ ràng trong công tác trình, thẩm
định, phê duyệt dự án, một số quy định, văn bản hướng dẫn mới của Nhà nước chưa
được cập nhật.
Trước tình hình trên, đòi hòi phải nghiên cứu bổ sung, cải tiến và cập nhật các
quy định mới để xây dựng một quy trình đầu tư chính thức áp dụng thống nhất trên
toàn Tổng Công ty. Quy trình đầu tư sẽ đảm bảo mọi người làm công tác đầu tư trong
Tổng Công ty đều có thể hiểu và vận dụng một cách thống nhất các trình tự, thủ tục
đầu tư. Qua đó vừa đảm bảo hoạt động đầu tư của Tổng Công ty phù hợp các quy


2

định hiện hành của pháp luật vừa đáp ứng tiến độ thực hiện khối lượng dự án đầu tư
được giao, kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo chất lượng và hiệu quả đầu
tư.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu, xây dựng quy trình

quản lý đầu tư áp dụng cho Tổng công ty Viễn thông MobiFone” để nghiên cứu với
mục tiêu nghiên cứu cải tiến quy trình đầu tư (đã ban hành tạm thời) nhằm đảm bảo
công tác đầu tư tuân thủ các quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất
lượng và hiệu quả đầu tư để xây dựng quy trình đầu tư chính thức, áp dụng cho Tổng
công ty Viễn thông MobiFone.
2. Tình hình nghiên cứu
Quy trình quản lý đầu tư không phải là nghiên cứu mới, để đảm bảo việc quản
lý các dự án đầu tư theo các quy định pháp luật của Nhà nước về đầu tư thì bất cứ
doanh nghiệp nào cũng phải xây dựng quy trình quản lý đầu tư của doanh nghiệp
mình cho phù hợp với loại dự án, quy mô và nguồn vốn để quy định nội dung, trình
tự, trách nhiệm của các đơn vị tham gia trong quá trình đầu tư kể từ khi chuẩn bị dự
án đến giai đoạn nghiệm thu, bàn giao.
Các tài liệu nghiên cứu về quản lý dự án và quản lý đầu tư đã có khá nhiều, một
số tác phẩm tiêu biểu như:
- Đỗ Trọng Hoài, Giáo trình quản trị dự án đầu tư, Trường đại học Đà Lạt, 2002:
giáo trình có các nội dung về các khái niệm căn bản về dự án đầu tư và quản trị dự án
đầu tư, đồng thời các vấn đề trực tiếp liên quan đến dự án đầu tư cũng được phân tích
để từ đó đưa ra cách tổ chức quản lý và thẩm định dự án đầu tư.
- GS.TSKH. Nguyễn Văn Đáng, Quản lý dự án, NXB Đồng Nai, 2005: Ngoài
việc đề cập các văn bản pháp quy liên quan tới quản lý dự án, tác giả còn thông tin
tới người đọc các nội dung tổng quát cũng như phân tích các bước cụ thể trong quy
trình quản lý dự án đầu tư.
- Từ Quang Phương, Giáo trình quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động – Xã hội,
2005: đưa tới cho độc giả cái nhìn tổng quan về dự án đầu tư và giới thiệu được
phương pháp lập, tổ chức, triển khai và quản lý dự án đầu tư.


3

- Bùi Xuân Phong, Quản trị dự án đầu tư, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn

thông, giáo trình là tài liệu chính thức sử dụng cho giảng dạy của Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông. Những kiến thức thiết thực về quản trị dự án đầu tư trong
ngành bưu chính viễn thông: lập dự án, thẩm định và quản trị dự án đầu tư bưu chính
viễn thông được cung cấp trong tác phẩm này.
Sau một thời gian áp dụng quy trình đầu tư ban hành tạm thời đến nay cần thiết
phải nghiên cứu phải xem xét, đánh giá, lấy ý kiến của các đơn vị về các vướng mắc,
khó khăn, các nội dung mà quy trình đầu tư tạm thời chưa quy định cụ thể để có đề
xuất, xây dựng quy trình đầu tư chính thức.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định chung về đầu tư, quản lý đầu tư, mục đích,
yêu cầu của quản lý đầu tư; Phân loại các dự án đầu tư; Trình tự đầu tư; Trách nhiệm
của các Bộ, ngành trong quản lý đầu tư; Quy trình đầu tư và trách nhiệm của đơn vị
tham gia từ bước xây dựng chủ trương đầu tư nghiệm thu, bàn giao và giám sát đánh
giá hiệu quả đầu tư.


Tình hình thực hiện công tác đầu tư của Tổng công ty, ứng dụng xây dựng quy

trình quản lý đầu tư chính thức của Tổng công ty: Nghiên cứu phân tích mô hình,
phân tích hiện trạng tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng tại Tổng Công ty;
Phân tích những ưu điểm, hạn chế của quy trình quản lý đầu tư hiện hành của Tổng
công ty;
Đề xuất những nội dung nhằm cải tiến quy trình đầu tư (đã ban hành tạm thời)
để đảm bảo mục tiêu đầu tư là tuân thủ các quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu
tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư; Ứng dụng nghiên cứu trong xây dựng quy
trình quản lý đầu tư chính thức của Tổng công ty;
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình đầu tư (đã ban hành tạm thời) của
Tổng Công ty Viễn thông MobiFone.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


4

- Phạm vi về nội dung: đề tài sẽ nghiên cứu các quy định hiện hành của nhà nước,
của Tổng công ty Viễn thông MobiFone đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn
nhà nước ngoài ngân sách (vốn tín dụng, vốn tái đầu tư của doanh nghiệp nhà nước)
- Phạm vi về thời gian: Thời điểm 2014-2015 cùng với việc thành lập Tổng công
ty Viễn thông MobiFone trên cơ sở Công ty Thông tin di động trước đây và các quy
định về tái cơ cấu với mô hình Tổng công ty mới thì cần thiết quy trình đầu tư phải
sửa lại toàn bộ cho phù hợp với mô hình của Tổng công ty nên Tổng công ty đã ban
hành Quy đầu tư kèm theo Quyết định số 2189/QĐ-MOBIFONE-HĐTV của Hội
đồng thành viên ngày 05/11/2015. Vì vậy phạm vi của đề tài từ 2014 cho đến nay.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu về qui trình triển khai MobiFone tại Việt
Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê, tổng hợp trong đó phân tích
Quy trình đầu tư đã ban hành tạm thời, tổng hợp các vướng mắc, khó khăn của các
đơn vị thực hiện công tác đầu tư, những đề xuất cần đính chính, điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp trong quá trình đầu tư để thực hiện đưa ra các nội dung đề xuất cải tiến
quy trình, áp dụng vào quy trình đầu tư ban hành chính thức.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê, tổng hợp trong đó nghiên cứu
các quy định mới của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư mà quy trình đã ban hành tạm
thời chưa quy định, tổng hợp, đề xuất điều chỉnh, bổ sung trình vào quy trình đầu tư
ban hành chính thức.
- Nguồn dữ liệu: Số liệu đầu tư của Tổng công ty; quy trình đầu tư đã ban hành
tạm thời, các quy định hiện hành của Nhà nước trong quá trình thực hiện đầu tư cần
cập nhật, bổ sung, các vướng mắc, khó khăn và đề xuất của đơn vị khi thực hiện quy
trình đầu tư.

6. Nội dung nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận và các phụ lục, kết cấu của luận văn được trình bày
theo 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lý đầu tư và quản lý dự án đầu tư.


5

Chương 2: Thực trạng áp dụng quy trình quản lý đầu tư của Tổng công ty Viễn
thông MobiFone.
Chương 3: Một số đề xuất sửa đổi. bổ sung quy trình quản lý đầu tư của Tổng
công ty Viễn thông MobiFone.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ
1.1. Quản lý đầu tư
Về mặt khái niệm, đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao
động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác để tiến hành các hoạt động
nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các hiệu quả nhất định. (Bùi Xuân Phong 2006,
trang 06).
Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp, công tác đầu tư chủ yếu được thực hiện
qua các dự án đầu tư. MobiFone cũng không là ngoại lệ, toàn bộ công tác đầu tư của
MobiFone đều được cụ thể hóa và thực hiện qua các dự án đầu tư, công tác quản lý
đầu tư cũng chính là công tác quản lý các dự án của MobiFone. Vì vậy, trong phạm
vi của đề tài này, luận văn sẽ đề cập và nghiên cứu tới các vấn đề về dự án đầu tư,
quy trình quản lý dự án đầu tư phục vụ cho công tác quản lý dự án đầu tư của Tổng
công ty Viễn thông MobiFone.

1.2. Dự án đầu tư
1.2.1. Khái niệm
Có rất nhiều cách định nghĩa về dự án:
Theo ISO 9000:2000, Dự án là một quá trình đơn giản nhất, gồm tập hợp các
hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến
hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các
ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực.
Theo Trịnh Quốc Thắng (2006) thì dự án là sự chi phí tiền và thời gian để
thực hiện một kế hoạch nhằm mục đích cho ra một sản phẩm duy nhất (vật chất, tinh
thần, dịch vụ)

Hình 1.1: Chu kỳ của dự án đầu tư
Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm
vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo


7

một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới. (Bùi Xuân Phong 2006, trang
10).
Như vậy, theo định nghĩa này, dự án là có tính cụ thể và mục tiêu xác định
chứkhông chỉ là một ý định phác thảo; dự án là tạo nên một thực thể mới chứ không
phải là một nghiên cứu trừu tượng.
Theo Luật Đầu tư 2014, Khoản 2 Điều 3 thì dự án đầu tư là tập hợp các đề
xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể,
trong khoảng thời gian xác định.
Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với
nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt các mục tiêu đã định, trong một thời gian nhất
định, bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể, bằng việc sử dụng các nguồn lực xác định.
1.2.2. Đặc điểm các dự án đầu tư

Từ những định nghĩa khác nhau có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của dự
án đầu tư như sau:
- Dự án có mục đích, kết quả xác định. Mỗi dự án bao gồm một tập hợp nhiều
nhiệm vụ cần được thực hiện để đạt được kết quả cụ thể. Tập hợp các kết quả cụ thể
đó tạo nên kết quả chung của dự án. Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần
được chia thành nhiều đơn vị khác nhau để quản lý và thực hiện nhưng phải thống
nhất với nhau đảm bảo các mục tiêu chung cơ bản về chất lượng, chi phí, thời gian.
- Dự án có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn. Nghĩa là
dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết
thúc. Nhóm quản trị sẽ giải tán khi dự án kết thúc.
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận
quản lý chức năng với quản lý dự án. Bất kỳ dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều
bên liên quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, cơ
quản quản lý nhà nước. Tuy nhiên, thành phần tham gia các dự án khác nhau là khác
nhau, tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư. Luôn có sự liên quan
và phối hợp giữa các bộ phận quản lý chức năng và bộ phận quản lý dự án để thực
hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận khác nhau là khác nhau. Vì


8

mục tiêu dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì mối quan hệ thường xuyên với các
bộ phận quản lý khác.
- Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ). Sản phẩm
và dịch vụ từ dự án đem lại là duy nhất. Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián
đoạn, kết quả của dự án có tính khác biệt cao chứ không phải là sản phẩm sản xuất
hàng loạt.
- Môi trường hoạt động phức tạp. Nguồn lực của một tổ chức là có giới hạn.
Do đó các dự án là phải chia sẻ cùng một nguồn lực đó. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau
và với các bộ phận chức năng khác về nhân lực, tiền vốn, thiết bị... Một số trường

hợp, các thành viên ban quản lý dự án lại có hai thủ trưởng trong cùng một thời gian
nên sẽ gặp khó khăn tronv việc ra quyết định khi hai lệnh mâu thuẫn nhau. Vì vậy,
môi trường quản lý dự án luôn tồn tại nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.
- Tính bất định và rủi ro cao. Để thực hiện hầu hết các dự án cần phải có nguồn
vốn, vật tư và lao động duy trì nhất định trong một khoảng thời gian nào đó. Mặt
khác, thời gian đầu tư và vận hành có thể kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển
thường có độ rủi ro cao.
1.2.3. Yêu cầu đối với dự án đầu tư
Để đảm bảo tính khả thi, một dự án đầu tư phải đáp ứng được các yêu cầu cơ
bản sau:
- Tính pháp lý: tất cả các đề xuất trong dự án phải tuân thủ luật pháp hiện hành
và các văn bản pháp quy dưới luật.
Các yếu tố sau đây trong dự án phải đảm bảo tính pháp lý: tư cách pháp nhân
của các bên, khả năng tài chính, các thông tin khác liên quan đến các các bên, các
hợp đồng liên quan, định giá tài sản góp vốn, đơn giá áp dụng, kỹ thuật - công nghệ,
môi trường làm việc, lao động, chi phí tiền lương,...
- Tính khoa học: yêu cầu người lập dự án phải có một quá trình nghiên cứu chi
tiết, kỹ càng và tính toán cẩn thận, chính xác các nội dung của dự án, đặc biệt là các
yếu tố về tài chính, thị trường, kỹ thuật - công nghệ. Trong đó, dữ liệu phải có đủ căn


9

cứ, nguồn cung cấp phải có giá trị pháp lý, các phương pháp phân tích, đánh giá phải
dựa trên cơ sở khoa học rõ ràng.
- Tính hợp lý: dự án đầu tư phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách
của đất nước, ngành, vùng kinh tế, các địa phương. Các phương án lựa chọn phải phù
hợp với truyền thống, phong tục tập quán của cư dân và phù hợp với các điều kiện cụ
thể của dự án. Nội dung, hình thức trình bày của dự án phải phù hợp với các hướng
dẫn và qui định của các cơ quan chức năng về đầu tư, đối với dự án đầu tư quốc tế

còn phải tuân theo những hiệp ước chung của quốc tế mà các bên liên quan có tham
gia.
- Tính thực tiễn: để đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án phải được
xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện thực tế và hoàn cảnh cụ thể liên
tới hoạt động đầu tư của dự án.
- Tính hiệu quả: trong dự án phải chứng minh được hiệu quả của dự án. Tránh
phóng đại hiệu quả của dự án. Ngoài ra, cần đánh giá mức độ rủi ro của dự án.
1.2.4. Phân loại dự án đầu tư
- Phân loại theo nguồn vốn:
+ Dự án đầu tư bằng vốn đến từ trong nước (vốn tín dụng, vốn cấp phát, các
hình thức huy động khác).
+ Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đến từ nước ngoài (nguồn viện trợ nước ngoài
ODA và nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI).
- Theo quy mô và tính chất: dự án trọng điểm quốc gia do Quốc hội xem xét
và quyết định về chủ trương đầu tư. Các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B,
C theo quy mô và tính chất. Trong lĩnh vực đầu tư thiết bị viễn thông:
+ Dự án đầu tư nhóm A: có mức vốn đầu tư lớn hơn 1000 tỷ VNĐ.
+ Dự án đầu tư nhóm B: có mức vốn đầu tư từ 80 tỷ đến 1000 tỷ VNĐ.
+ Dự án đầu tư nhóm C: có mức vốn đầu tư nhỏ hơn 80 tỷ VNĐ.


10

1.3. Quản lý dự án đầu tư
Quản lý dự án đầu tư hay còn gọi là quản trị dự án đầu tư có các thông tin cơ
bản được trình bày trong nội dung này.
1.3.1. Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị (quản lý) dự án đầu tư.
Quản trị dự án là việc thỏa mãu các yêu cầu dự án bằng cách áp dụng kiến
thức, kỹ năng, kỹ thuật và công cụ vào các hoạt động dự án.

Quản trị dự án là quá trình phối hợp tất cả các yếu tố cần được thực hiện (sử
dụng một số kỹ thuật quản lý dự án đặc biệt) để thúc đẩy các hoạt động của dự án
xuyên suốt chu kỳ hoạt động của nó để nhằm đạt được mục tiêu đã để ra.
Quản lý dự án là tiến trình quản lý và định hướng những hoạt động và nguồn
lực (thời gian, ngân sách, nhân tài vật lực) để hoàn thành một dự án theo một trình tự
có hiệu quả, đáp ứng những mục tiêu dự án và thỏa mãn nhu cầu của những người có
liên quan đến dự án.
Tóm lại, quản lý dự án là quá trình thực hiện các hoạt động hoạch định, tổ
chức, điều hành và kiểm tra của các chủ thể quản lý đến quá trình hình thành, triển
khai thực hiện và kết thúc dự án nhằm đạt được các mục tiêu của dự án trong một
môi trường hoạt động nhất định với không gian và thời gian xác định.
Như vậy quản trị dự án gồm bốn giai đoạn chủ yếu: lập kế hoạch, tổ chức, điều
hành và kiểm tra.
- Lập kế hoạch
Lập kế hoạch có nhiệm vụ là xác định được:
+ Các mục tiêu của dự án.
+ Tất cả các công việc cần thực hiện, thời gian hoàn thành từng công việc và
toàn bộ dự án.
+ Các nguồn lực cần thiết nhân lực, vật lực, tài chính để hoàn thành các công
việc của dự án.


11

+ Các nguồn hình thành vốn đầu tư của dự án.
+ Thời gian biểu để thực hiện công việc và cấp vốn cho các hoạt động.
- Tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện bao gồm các nội dung, công việc sau:
+ Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án.
+ Xác định trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của những đơn vị và cá nhân

trong dự án.
+ Lựa chọn, đào tạo và bố trí nhân sự vào bộ quản lý dự án.
+ Lựa chọn những đơn vị tham gia triển khai dự án: thông qua các hình thức
đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn, thiết kế, thi công, cung cấp máy móc thiết bị.
- Điều hành dự án
Điều hành dự án bao gồm các nội dung sau:
+ Phối hợp hoạt động của các bộ phận trong dự án
+ Khuyến khích, động viên những bộ phận và cá nhân tham gia dự án.
+ Thiết lập những mối quan hệ bên trong và bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình triển khai và vận hành hoạt động dự án.
+ Thu thập thông tin, đưa ra các quyết định để kịp thời giai quyết những vấn
đề phát sinh.
- Kiểm tra công tác thực hiện dự án
Kiểm tra nhằm xác định, đánh giá các sai sót để sửa chữa, ngăn ngừa những
hậu quả có thể xảy ra khi triển khai dự án. Nội dung của kiểm tra trong quản trị dự án
bao gồm:
+ Phát hiện các thiếu sót, sai lệch, xác định các vấn đề gây đình trệ trong quá
trình lập, thực hiện và vận hành dự án.
+ Đưa ra biện pháp và xử lý các sai lệch, sai sót, ách tắc đó.


12

Chức năng kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng, kể cả trong giai đoạn lập
dự án, giai đoạn thực hiện và gia đoạn vận hành dự án. Là cơ sở để có được các thông
tin cần thiết cho công tác điều hành dự án nhằm đảm bảo cho kết quả dự án đạt được
các mục tiêu đã đề ra.
Các giai đoạn của quá trình quản trị dự án hình thành một chu trình năng động
từ việc lập kế hoạch đến tổ chức, điều hành và kiểm tra, sau đó phản hồi cho việc tái
lập kế hoạch dự án theo sơ đồ sau:


Lập kế hoạch

Tổ chức

Kiểm tra

Điều hành

Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án
(Đỗ Trọng Hoài 2002, trang 18-19)
1.3.2. Mục tiêu của quản trị dự án đầu tư
Mục tiêu cơ bản của quản trị dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự
án theo đúng yêu cầu các về chất lượng và kỹ thuật, với ngân sách được duyệt và
trong tiến độ thời gian cho phép.
Ba yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau là: thời gian, chi phí và chất lượng
hoàn thành công việc. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các
dự án khác nhau, giữa các thời kỳ khác nhau đối với cùng một dự án. Có khi phải
đánh đổi, hi sinh một hoặc hai mục tiêu này để đạt kết quả tốt đối mục tiêu kia.
1.3.3. Đặc điểm quản lý dự án đầu tư
- Tổ chức dự án là một tổ chức tạm thời. Tổ chức quản lý dự án tồn tại trong
một thời gian hữu hạn. Trong thời gian tồn tại dự án, nhà quản lý dự án có thể hoạt


13

động độc lập với các phòng ban chức năng. Sau khi kết thúc dự án, cần phải tiến hành
phân công lại nhân lực, bố trí lại vật lực.
- Quan hệ giữa chuyên viên quản lý dự án với các phòng ban chức năng trong
tổ chức. Trách nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, mọi người từ các phòng chuyên môn

là của người đứng đầu dự án và những người tham gia quản lý dự án nhằm thực hiện
thắng lợi mục tiêu dự án. Tuy nhiên, giữa họ có thể nảy sinh mâu thuẫn về vấn đề
nhân lực, chi phí, thời gian và mức độ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
1.3.4. Chức năng của quản lý dự án đầu tư
- Chức năng ra quyết định
Quản lý dự án đầu tư là một quá trình ra quyết định có tính hệ thống. Các quyết
định đưa ra tại các thời điểm ban đầu có ảnh hưởng quan trọng đến giai đoạn thiết kế,
giai đoạn triển khai cũng như sự vận hành sau này.
- Chức năng kế hoạch
Chức năng kế hoạch đưa toàn bộ quá trình, hệ thống mục tiêu, và toàn bộ hoạt
động của dự án vào trong kế hoạch, dùng hệ thống kế hoạch ở trạng thái động để điều
hành, kiểm soát toàn bộ dự án. Sự điều hành hoạt động dự án là sự thực hiện theo
trình tự mục tiêu đã lập. Nhờ đó mà mọi công việc của dự án đều có thể dự kiến và
khống chế được.
- Chức năng tổ chức
Chức năng tổ chức có nghĩa là thông qua việc xây dựng một tổ chức dự án
dưới sự lãnh đạo của giám đốc dự án để đảm bảo thực hiện được dự án một cách hệ
thống.
- Chức năng điều hành
Quản lý dự án là sự phối hợp của rất nhiều các bộ phận có mối quan hệ mâu
thuẫn và phức tạp. Do đó, nếu xử lý không tốt các mối quan hệ này sẽ tạo ra những
trở ngại trong việc phối hợp hoạt động giữa các đơn vị, ảnh hưởng đến mục tiêu của
dự án. Vì vậy, phải thông qua chức năng điều hành của quản lý dự án để tiến hành
kết nối, khắc phục khó khăn, đảm bảo cho hệ thống sự trơn tru trong vận hành dự án.
- Chức năng khống chế


14

Chức năng khống chế đảm bảo cho việc thực hiện dự án đạt được mục tiêu

chính đã đề ra. Bởi vì, các dự án đầu tư đôi khi có thể rời xa mục tiêu ban đầu, phải
lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp để đảm bảo mục tiêu được thực hiện.
1.3.5. Tác dụng của quản lý dự án đầu tư
Quản trị dự án là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực, tính tập thể và
yêu cầu hợp tác, nhưng tác dụng của nó rất lớn. Tác dụng của quản trị dự án là nhằm
đảm bảo:
- Kết nối tất cả các hoạt động, công việc của dự án
- Tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án
với các đơn vị liên quan.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các cá nhân và phân rõ trách nhiệm của các thành
viên tham gia thực hiện dự án.
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những trở ngại, vướng mắc nảy sinh và điều
chỉnh kịp thời trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được.
- Tối ưu thời gian, chi phí thực hiện dự án.
- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn, tăng khả năng thu lợi cho
công ty.
1.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư
1.4.1. Quản lý dự án theo lĩnh vực
Theo Viện nghiên cứu quản trị dự án quốc tế, quản lý dự án bao gồm các nội
dung sau:
- Lập kế hoạch tổng quan: Lập kế hoạch dự án là quá trình tổ chức dự án theo
một trình tự khoa học, xác định mục tiêu và các phương pháp để đạt mục tiêu của dự
án, xác định những công việc cần làm, nguồn lực và thời gian làm những công việc
đó nhằm hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra của dự án.
- Quản lý phạm vi: Quản lý phạm vi dự án là quá trình xác định, giám sát việc
thực hiện mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực
hiện, các hoạt động nằm ngoài phạm vi của dự án.
- Quản lý thời gian, tiến độ: Quản lý thời gian và tiến độ dự án là quá trình
bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện các công việc



×