Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của chủ cơ sở sản xuất nấm tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.25 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

LƯƠNG VĂN THIỆU
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHỦ CƠ SỞ SẢN XUẤT NẤM
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Phát triển nông thôn
: Kinh tế & PTNT
: 2013 - 2017

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

LƯƠNG VĂN THIỆU


TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CHỦ CƠ SỞ SẢN XUẤT NẤM
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài

: Chính quy
: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành
Lớp

: Phát triển nông thôn
: K45 - PTNT NO2

Khoa
: Kinh tế & PTNT
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Giang
: Chủ cơ sở Phạm Bá Duy
Cán bộ cơ sở

Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn "Tìm chức năng, nhiệm vụ
của cơ sở sản xuất nấm tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên" tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày
tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Phòng Đào tạo
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo, những người đã
trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn cô
giáo, Ths Nguyễn Thị Giang, đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn UBND Xã Quyết Thắng, chủ cơ sở sản xuất
nấm và các thành viên trong cơ sở tại xóm 10, xã Quyết Thằng đã giúp đỡ, cung cấp
thông tin, số liệu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, và đề tài mang tính mới, luận văn của
tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được
sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Lương Văn Thiệu


ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .................................................. 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.2.1. Về chuyên môn..................................................................................... 2
1.2.2. Về thái độ ............................................................................................. 2
1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc ...................................................... 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................ 3
1.3.1. Nội dung thực tập ................................................................................. 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 3
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................ 6
1.4.1. Thời gian thực tập................................................................................. 6
1.4.2. Địa điểm thực tập ................................................................................. 6
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 7
2.1. Về cơ sở lý luận....................................................................................... 7
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................ 7
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cơ sở sản xuất ....... 9
2.1.3. Đặc điểm của chủ cơ sở sản xuất ........................................................ 12
2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ......................... 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới ................................. 14
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Việt Nam .................................. 15
Phần 3: KẾT QUẢ THỨC TẬP ................................................................ 20
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu................... 20


iii


3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 20
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 22
3.1.3. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở sản xuất nấm ................. 26
3.1.4. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở sản xuất nấm anh Phạm Bá Duy . 27
3.1.5. Những khó khăn và thuận lợi của cơ sở sản xuất anh Phạm Bá Duy ... 28
3.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 29
3.2.1. Mô tả, tóm tắt những công việc đã làm tại cơ sở ................................. 29
3.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất Phạm Bá Duy ... 49
3.3.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở Phạm Bá Duy ...................... 49
3.3.2. Tìm hiểu thị trường tiêu thụ nấm ăn và bịch thành phẩm nấm tại cơ sở
sản xuất nấm Phạm Bá Duy.......................................................................... 58
3.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .................................................. 59
3.3.4. Đề xuất giải pháp ................................................................................ 60
Phần 4: KẾT LUẬN ................................................................................... 61
4.1. Kết luận ................................................................................................. 61
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63
I. Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................... 63
II. Website .................................................................................................... 63


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ trộn mùn cưa và bột dinh dưỡng .......................................... 34
Bảng 3.2. Doanh thu của cơ sở năm 2016..................................................... 50
Bảng 3.3. Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của cơ sở ............................. 51
Bảng 3.4. Chi phí đầu tư ban đầu của cơ sở sản xuất .................................... 53
Bảng 3.5. Chi phí hàng năm của cơ sở sản xuất Phạm Bá Duy ..................... 54

Bảng 3.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................................. 56
Bảng 3.7. Thị trường tiêu thụ nấm của cơ sở sản xuất ông Phạm Bá Duy.... 58


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

CSSX

: Cơ sở sản xuất

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐVT

: Đơn vị tính

GO

: Giá trị sản xuất

HQKT

: Hiệu quả kinh tế


IC

: Chi phí trung gian

NĐ-CP

: Nghị định- Chính phủ



: Lao động

STT

: Số thứ tự

TSCĐ

: Tài sản cố định

TT

: Thông tư

TP

: Thành Phố

UBND


: Ủy ban nhân dân

VA

: Giá trị gia tăng


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Nông nghiệp (NN) nước ta là một ngành rất quan trọng đối với nền kinh
tế và đời sống của đa số người dân. Hiện nay ngành NN tạo ra gần 20% GDP
cho cả nước, với 50% lao động đang hoạt động trong lĩnh vực NN. Vì vậy
ngành NN được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển của quốc gia.
đề ngành NN phát triển bền vững và tạo ra những bước tiến bộ trong quá trình
sản xuất, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý cần có rất nhiều tố chất, năng lực về
mọi mặt để điều hành một ngành NN ngày càng phát triển và hiện đại hóa
trong thị trường mở hiện nay. Vấn đề năng lực quản lý các cơ sở doanh nghiệp
nhận được sự quan tâm đặc biết của nhà nước và một số nước trên thế giới đặc
biệt ở các quốc gia có điều kiện phát triển và điểm xuất phát giống Việt Nam
như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc các nước đặc biệt chú trọng
cho đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, coi đó là giải pháp cơ bản nhất để
xây dựng nền công vụ có hiệu quả. Hiện nay các nước phát triển luôn coi năng
lực cán bộ là hàng đầu trong việc tuyển chọn và đào thải, đồng thời không
ngừng nâng cao và đạo tạo lại đội ngũ cán bộ. Các địa phương Việt Nam ngành
NN vẫn là ngành quan trọng nhất và có số lượng lao động hoạt động trong lĩnh
vực NN đông nhất. Vì vậy năng lực cán bộ quản lý NN là vấn đề cần phải bàn

hiện nay. Thực tế Việt Nam đã có nhiều chính sách để nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ như: Hàng năm tổ chức các buổi tập huấn, khóa đào tạo ngắn hạn
cho đội ngũ cán bộ trong đó có cán bộ quản lý cơ sở sản xuất ở tất cả các doanh
nghiệp. Tuy nhiên hiện nay chưa có một nghiên cứu hệ thống rõ ràng về nâng
cao năng lực cán bộ quản lý một cách hệ thống.
Việc nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của chủ cơ sở sản xuất nhằm
phát huy mọi tiềm năng về trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn và nhiệt


2

huyết nghề nghiệp của người quản lý để phát triển NN, nông thôn ở nói chung
và ở cơ sở sản xuất nói chung nói riêng là việc làm cần thiết. Xuất phát từ
thực tế trên tôi nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của chủ
cơ sở sản xuất nấm tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.”
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chuyên môn
- Làm sáng tỏ các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của chủ
cơ sở sản xuất nấm.
- Nắm được quá trình hình thành và phát triển cơ sở sản xuất nấm của
anh Phạm Bá Duy.
- Những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình làm việc ở cơ sở sản
xuất nấm tại trường đại học nông lâm Thái Nguyên và những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng đó.
- Tham gia làm một số công việc liên quan đến việc làm nấm tại cơ sở
sản xuất nấm.
- Đánh giá lại hiệu quả kinh doanh của cơ sở sản xuất nấm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cơ sở sản xuất nấm trên địa
bàn xã Quyết Thắng.
1.2.2. Về thái độ

- Tạo mối quan hệ hài hòa với chủ cơ sở sản và các thành viên trong cơ
sở đó.
- Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của cơ sở sản xuất.
- Hoàn thành các công việc được giao mỗi ngày.
- Chủ động trong mỗi công việc, hỗ trợ và trợ giúp chủ cơ sở sản xuất
trong quá trình sản xuất tại cơ sở sản xuất nấm.
1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
- Tác phong nhanh nhẹn trong mọi công việc, giao tiếp tốt, sống hòa
đồng, thân thiện với mọi người tại cơ sở thực tập.


3

- Chịu được áp lực cao trong mọi công việc, có thể tự lập sau khi ra trường.
- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác.
*Kỹ năng làm việc
- Học được cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập, nghiên cứu,
làm việc một cách khoa học.
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong tập thể.
- Rèn luyện các kỹ năng, thực hành các công việc sản xuất nấm
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội xã quyết thắng.
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của cơ sở sản xuất nấm.
- Tìm hiểu chức năng và nhiệm vụ của chủ cơ sở sản xuất nấm tại
Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đánh giá lại hiệu quả kinh doanh của cơ sở sản xuất nấm.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cơ sở sản xuất nấm của anh
Phạm Bá Duy trên địa bàn xã Quyết Thắng

1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
*Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: là phương pháp thu thập các
thông tin, số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp vấn đề nghiên cứu
của đề tài đã được công bố chính thức tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã các báo cáo tổng kết liên quan
đến cơ sở sản xuất nấm và qua internet.
*Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Số liệu sơ cấp được thu thấp trực tiếp từ cơ sở sản xuất nấm thông qua
phỏng vấn trực tiếp tại cơ sở sản xuất nấm. Để thu thập được số liệu sơ cấp,


4

tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp của chủ cơ sở sản xuất nấm
+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất của cơ sở sản xuất như dọn dẹp, chăm sóc nấm, hái nấm, đóng
gói, thực hiện các khâu sơ chế đóng bịch, trộn bột dinh dưỡng trước khi đóng
bịch, đánh giá lại lợi nhuận của cơ sở sản nấm.
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát trực tiếp tham gia các
hoạt động sản xuất của cơ sở, nhằm hiểu biết tổng quát, đồng thời đánh giá độ
tin cậy của các số liệu mà chủ cơ sở sản xuất đã cung cấp.
+ Phương pháp thảo luận: cùng với chủ cơ sở sản xuất thảo về một số vấn
đề khó khi gặp phải, thị trường đầu ra, điều kiện khí hậu, lao động, vốn xây dựng
xưởng sản xuất, các chính sách hỗ trợ xây dựng phát triển xưởng, từ đó cùng đề
xuất ra một số giải pháp để khắc phục những mặt tồn tại của cơ sở sản xuất nấm,
xây dựng kế hoạch, phương hướng sản xuất trong năm tiếp theo.
1.3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Tiến hành xử lý số liệu khi đã thu thập số liệu đầy đủ, kiểm tra rà soát
hóa lại thông tin, từ đó loại bỏ các thông tin thiếu chính xác chọn lọc để có
được các số liệu có độ chính xác cao hơn tiến hành đánh giá cơ sở.
Tất cả các số liệu đã phân tích được tổng hợp từ các khâu sản xuất nhỏ
nhất đến khi hoàn thành sản phẩm (nguyên liệu, vật liệu, chi phí đầu tư trang
thiết bị, chi lợi nhuận, chi phí hàng năm, vốn…). Hoạch toán lại các khoản chi
tiêu của cơ sở sản xuất, xác định lãi, lỗ, từ đó đề xuất một số giải pháp phát
triển cơ sở trong năm tới.
* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
+ Giá trị sản xuất (GO) là của sản phẩm sản xuất ra (bao gồm phần
giá trị để lại và giá trị bán đi trong một chu kỳ sản xuất) được tính bằng số
lượng sản phẩm nhân với đơn giá của một sản phẩm. được tính theo công


5

thức sau:
GO = ∑QixPi
Trong đó:
GO: là giá trị sản xuất
Qi: là sản lượng của sản phẩm thứ i
Pi: là giá trị sản phẩm của hàng hóa thứ i
+ Chi phí trung gian(IC) chi phí trung gian là bao gồm các khoản chi
phí mua nguyên vật liệu, chi tiêu của cơ sở, mua giống, xây dựng, các loại chi
phí dịch vụ,…
Chi phí trung gia được tính như sau:
IC = ∑Cij
Trong đó:
IC: là chi phí trung gian
Cij: là chi phí thứ i của sản phẩm thứ j.

+ Giá trị gia tăng (VA) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các
ngành sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này được thực hiện theo công thức sau:
VA = GO - IC
Trong đó:
VA: là giá trị gia tăng
GO: là giá trị sản xuất
IC: là chi phí trung gian
*Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
+ GO/IC
+ VA/IC
+ VA/LĐ
+ GO/LĐ
* Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp


6

đường thẳng:
+ Khâu hao TSCĐ: là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá
trình sản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất
hàng năm và được xác định theo công thức.
Mức trích khấu hao hằng năm =
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
- Thời gian: từ ngày 20/01/2017 đến ngày 30/05/2017
1.4.2. Địa điểm thực tập
- Địa điểm: cơ sở sản xuất nấm của anh Phạm Bá Duy tại Trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên



7

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Các khái niệm
*Khái niệm cơ sở sản xuất
Cơ sở sản xuất là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông
nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất chế biến, và tiêu thụ nông, lâm, thủy
sản.[9]
*Khái niệm cơ sở sản xuất trồng nấm.
Cơ sở sản xuất trồng nấm là một nền sản xuất kinh tế trong nông
nghiệp với nông sản hàng hóa, là sản phẩm của ngành trồng trọt và nuôi
trồng, là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức hoạt động kinh
doanh nông nghiệp.
Cơ sở sản xuất nuôi trồng nấm cũng là sản phẩm của thời kỳ CNHHĐH, quá trình hình thành và phát triển sản phẩm nông nghiệp gắn liền với
công nghiệp hóa từ thấp đến cao, từ lĩnh vực nhỏ lẻ đến các tổ chức sản xuất
lớn, có năng lực sản xuất và đáp ứng nhu cầu trên thị trường quốc nội và phù
hợp với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay.
*Khái niệm cơ sở sản xuất nấm
Cơ sở sản xuất nấm là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông
nghiệp (bao gồm cả nông lâm - ngư - nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền
sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến
hành với qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng


8


phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt
động tự chủ để sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với yêu cầu đạt
ra của cơ chế thị trường.[10]
* Cơ sở kinh doanh nông nghiệp
Là đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trong nông nghiệp, bao gồm một
tập thể những người lao động, có sự phân công và hợp tác lao động để khai
thác và sử dụng một cách có hiệu quả của các yếu tố, các điều kiện sản xuất
nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hóa và thực hiện dịch vụ theo
yêu cầu xã hội.
* Hộ sản xuất:
Hộ sản xuất xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, nhà nước giao đất
quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên
một số lĩnh vực nhất định do nhà nước quy định.[13]
2.1.1.2. Tổ chức lao động và quá trình lao động của cơ sở sản xuất nấm
Trong các CSSX, có hình thức tổ chức lao động hộ gia đình từ làm tất
cả các khâu lao động và sắp xếp lao động ở bên ngoài,.. Do đó, chủ cơ sở sản
xuất nấm phải lựa chọn hình thức tổ chức lao động thích hợp, tức là lựa chọn
hình thức phân công và hợp tác lao động hợp lý khi tiến hành các hoạt động
sản xuất cụ thể.
Để lựa chọn các hình thức tổ chức lao động hợp lý chủ CSSX cần dựa
vào các căn cứ sau:
+ Phương hướng và quy mô sản xuất của cơ sở sản xuất
Các CSSX có phương hướng và quy mô sản xuất khác nhau thì việc lựa
chọn tổ chúc lao động thì sẽ khác nhau. Nếu cơ sở sản xuất quy mô nhỏ thì có
thể tổ chức sản xuất theo quy mô nhỏ.
+ Trình độ, quy mô trang bị máy móc, thiết bị, công cụ lao động.
Đây là căn cú quan trọng trong việc lựa chọn hình thức tổ chức lao



9

động trong cơ sở sản xuất. Nếu cơ sở sản xuất trang bị máy móc thiết bị cao,
quy mô trang bị lớn thì sẽ lựa chọn các hình thức đội, tổ dịch vụ, nhà máy hay
xưởng chế biến các sản phẩm. Nếu trang bị máy móc thiết bị thấp, quy mô
trang bị nhỏ thì tổ chức được các hoạt động do cá nhân lao động đảm nhiệm.
+ Trình độ, năng lực tổ chức quản lý
Trình độ và năng lực quản lý của chủ cơ sở sản xuất cao sẽ cho phép
lựa chọn các hình thức tổ chức lao động có quy mô lớn. Nếu trình độ và năng
lực tổ chức quản lý thấp thì lựa chọn hình thức tổ chức lao động có quy mô
vừa và nhỏ như nhóm, cá nhân, và hộ gia đình.
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cơ sở sản xuất
2.1.2.1. Nhóm những yếu tố đến từ bên ngoài
- Chính sách về tín dụng
Để khuyến khích và tạo điều kiện hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển
kinh tế trang trại, nhất là ở những vùng đất trống đồi núi trọc, bãi bồi, đầm
phá ven biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian tối đa
theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP, ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ
về việc Quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa
đổi) số 03/1998/QH10.
Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hộ gia đình và
cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập cao thuộc đối tượng nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp. Giao Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ
sửa đổi, bổ sung Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 1998 của
Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp theo
hướng quy định đối tượng nộp thuế là những hộ làm kinh tế trang trại đã sản
xuất kinh doanh ổn định, có giá trị hàng hóa và lãi lớn, giảm thấp nhất mức
thuế suất, nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, được nhân dân
đồng tình và có khả năng thực hiện.



10

Các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật
về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản
xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa
có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Chính sách đất đai
Qua nghiên cứu tác giả thấy rằng, chính sách đất đai mà cụ thể là quy
định về hạn mức sử dụng đất và thời gian sử dụng đất là một nhân tố quan
trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của trang trại, nhưng nó không hẳn là
một yếu tốt bất di, bất dịch, không phải trang trại nào cũng phải có quy mô
lớn thì mới thành công. Điều quan trọng ở đây là trình độ quản lý của các chủ
trang trại phải phù hợp với quy mô trang trại.
Hiện nay Chính phủ đã có những quyết sách đổi mới và thuận lợi nhiều
cho phát triển kinh tế trang trại như chính sách giao đất, giao rừng, dồn điền,
đổi thửa, điều này tạo đà cho sự phát triển kinh tế trang trại một cách vững
chắc và lâu dài. Bên cạnh đó nền kinh tế nông nghiệp nước ta trước đây quá
nghèo nàn lạc hậu; chính vì vậy mà việc cải tạo lại những bờ vùng bờ thửa
sau khi dồn điền đổi thửa là vô cùng khó khăn và tốn kém, gây không ít trở
ngại cho các chủ trang trại về vấn đề vốn và lao động.
Đất đai là yếu tố sản xuất, không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nông
nghiệp mà còn quan trọng đối với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai là
yếu tố cố định, lại bị giới hạn bởi qui mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn,
lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Do
vậy, để hình thành trang trại cần có quỹ đất cần thiết để phát triển trang trại. Để
làm được điều này, Nhà nước phải đưa ra được những chính sách về đất đai
phù hợp để chủ trang trại yên tâm sản xuất trên thửa đất được giao.
- Chính sách lao động
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ trang trại mở



11

rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông
thôn, ưu tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất
nông nghiệp, hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ trang trại được thuê lao động
không hạn chế về số lượng trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người
lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Chủ trang trại phải trang bị
đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại nghề cho người lao động và có trách
nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai nạn, ốm đau trong thời gian làm
việc theo hợp đồng lao động.
Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ trang
trại được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói
giảm nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ thu hút lao động ở các vùng
đông dân cư đến phát triển sản xuất.
Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm
trong trang trại bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Phải nêu lên các vấn đề: Sản phẩm, đặc điểm sản phẩm nông nghiệp khi
tiêu thụ như (tươi sống, khó khăn cho việc bảo quản, sản phẩm nông nghiệp
mang tính thời vụ và có đặc điểm là cung muộn - không thể đáp ứng một cách
ngay lập tức, vì đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống, nó
cần phải có thời gian sinh trưởng, phát triển sau đó mới đến bước thu hoạch,
do vậy, dù giá nông sản rất cao, các nông trại phải mất hàng tháng, thậm chí
hàng năm mới có được sản phẩm.
Đối tượng khách hàng là ai? Khách hàng mua nông sản cũng được phân
chia theo nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, những khách hàng là những
công dân của những nước có thu nhập cao, thường họ có yêu cầu khắt khe về
chất lượng sản phẩm và những tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên họ thường sẵn

sàng trả giá cao khi mua nông sản. Với những nhóm khách hàng có thu nhập


12

thấp, thường thì họ có yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hoá cũng thấp, giá cả cũng
khó chấp nhận ở mức cao. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm khách
hàng từng khu vực châu lục, cũng có những đặc điểm yêu cầu về sản phẩm có
khi cũng khác nhau. Một đặc điểm chú ý nữa với khách hàng là nên quan tâm
đến yếu tố văn hoá và đặc điểm tôn giáo mà khách hàng đang tuân thủ
2.1.2.2. Nhóm những yếu tố bên trong của chủ cơ sở sản xuất
- Con người - chủ cơ sở sản xuất
+ Trình độ học vấn:
Chủ cơ sở sản xuất là người lãnh đạo cơ sở, đứng đầu trong cơ sở sản
xuất nên phải có kiến thức về chuyên môn và trình độ quản lý nhất định.
Bên cạnh đó, chủ cơ sở sản xuất còn là người có trách nhiệm với quá
trình sản xuất của mình, phải hiểu được quá trình sản xuất nông nghiệp là quá
trình sản xuất có liên quan đến quá trình sinh học.
+ Thông minh, nhạy bén, sáng tạo:
Ngoài trình độ học vấn, chủ cơ sở sản xuất còn phải có tố chất thông
minh bẩm sinh, có thể học và áp dụng có sáng tạo những công nghệ, kỹ thuật
tiên tiến.
- Cơ sở sản xuất có 1 cấp quản lý
Thực tế cho thấy các chủ CSSX thành công hiện nay đều trực tiếp quản
lý, điều hành CSSX của mình, chỉ thuê lao động kỹ thuật và những công nhân
bình thường khác, nhưng con số lao động được thuê là rất ít. Đây là ưu thế, vì
hiện nay các trang CSSX hầu như có quy mô không lớn, chủ CSSX có thể
kiểm soát quá trình phát triển các loại nấm, khi có biến động giá cả thì ảnh
hưởng cũng không lớn vì có thể lấy công làm lời.
2.1.3. Đặc điểm của chủ cơ sở sản xuất

Chủ quản lý cơ sở sản xuất là người trưởng thành về thế chất và trưởng
thành về mặt xã hội, chủ quản lý cơ sở là tự làm chủ được các hành vi, thái độ


13

của mình và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là một công
dân, một người quản lý. Chủ quản lý cơ sở sản xuất trưởng thành ở mặt xã hội
còn biểu hiện ở giá trị sản phẩm lao động của họ được xã hội công nhận và
bằng sức lao động của mình, họ đã nuôi sống được bản thân. Hơn nữa, sự
trưởng thành về mặt xã hội còn thể hiện ở cuộc sống riêng tư của của họ, họ là
những người có đầy đủ kiến thức về quản lý và đủ điều kiện hành vi trước
pháp luật.
Họ là những người đã có vị thế xã hội, chủ quản lý cơ sở sản nấm là
người hiểu biết rộng rãi về kiến thức kinh doanh các kỹ thuật liên quan dến
công việc xây dựng và phát triển xưởng nấm. Chủ quản lý cơ sở sản xuất là
người có nhiều kinh nghiệm sống, được tích lũy theo lĩnh vực mà họ hoạt động.
Bởi chủ quản lý cơ sở sản xuất nấm họ được đào tạo ở trình độ nhất định.
2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
Hiệp hội nấm Linh Chi Việt là đơn vị chuyên sản xuất nấm ăn và nấm
dược liệu có trụ sở tại Tổ 10- Xã Quyết Thắng- TP Thái Nguyên. được thành
lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 17A80016820
Cấp ngày 31/7/2009 đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 04/8/2014 do UBND
thành phố Thái Nguyên cấp.
Quyết định số 439/ QĐ- TT ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “Danh mục sản phẩm quốc gia” thuộc chương
trình phát triển sản phẩm quốc gia’’ thực hiện từ năm 2012 đến năm
2020.Trong đó có sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu.
Quyết định số 2441/ QĐ/TT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “ Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia

đến năm 2020’’
Quyết định số 2690/ QĐ/BNN-KHCN ngày 12 tháng 11 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc phê duyệt Đề án khung phát


14

triển “sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu’’
Nghị định Số: 85/1999/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 1999 sửa đổi bổ
sung một số điều của bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và
bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn đình
lâu dài
Nghị định Số: 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới
Ngày nay, đã phát hiện trên 2.000 loài nấm, trong đó có khoảng 80 loài
có thể ăn được và nuôi trồng thành công như nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm
rơm, nấm mộc nhĩ, nấm kim châm, nấm đùi gà…, và nấm sử dụng trong lĩnh
vực dược liệu như nấm linh chi, nấm phục linh, nấm vân chi, nấm đầu khỉ….
Có trên 100 quốc gia/ vùng lãnh thổ trồng nấm, sản lượng nấm thế giới đạt
khoảng 25 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 7% - 10%/ năm. Các
nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới (số liệu năm 1994) là: Trung Quốc
2.850.000 tấn (trong đó Đài Loan 71.800 tấn), chiếm 53,79% tổng sản lượng
nấm thế giới, Hoa Kỳ 393.400 tấn (7,61%), Nhật Bản 360.100 tấn (7,34%),
Pháp 185.000 tấn, Indonesia 118.800 tấn, Hàn Quốc 92.000 tấn, Hà Lan
88.500 tấn, Ý 71.000 tấn, Canada 46.000 tấn, Anh 28.500 tấn. (Công Phiên,
2012) Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến và công
nghiệp hoá nghề nấm nên đã đạt mức tăng trưởng gấp hàng trăm lần trong

vòng 10 năm qua. Nhật Bản đạt gần 1 triệu tấn nấm hương/ năm. Hàn Quốc
nổi tiếng với nấm linh chi, mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm triệu USD.
Trung Quốc có nhiều Viện, Trung tâm nghiên cứu nấm lớn, là đầu tàu để phát
triển nghề trồng nấm mỗi năm đem lại hàng tỷ USD từ xuất khẩu. Năm 2008


15

tổng giá trị sản xuất nấm ở Hàn Quốc đạt gần 8 tỷ USD, chiếm 3% tổng giá trị
ngành nông nghiệp. Trong đó, nấm ngân nhĩ chiếm 27,8%, đùi gà 23,3%, nấm
sò 20,2%, nấm hương 19,3%, nấm mỡ 5,4%... Hàn Quốc hiện là nước đang
nhập khẩu nguyên liệu (mùn cưa, rơm rạ) từ Việt Nam, Trung Quốc để trồng
nấm, đồng thời xuất khẩu nấm sang 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam (Hiệp
hội nấm ăn Hàn Quốc, 2010). Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế
giới. Năm 1995, sản lượng là 3 triệu tấn, chiếm 60% tổng sản lượng thế giới,
riêng tỉnh Phúc Kiến 0,8 triệu tấn, chiếm 26,7% cả nước, 6,4% toàn thế giới.
Năm 2008 Trung Quốc đã sản xuất được 18 triệu tấn nấm tươi các loại. Năm
2009 riêng tỉnh Phúc Kiến sản xuất gần 2 triệu tấn đạt giá trị trên 8,6 tỷ Nhân
dân tệ thu hút trên 3 triệu lao động trồng nấm chuyên nghiệp. Năm 2010
Trung Quốc sản xuất được 20,2 triệu tấn, tương đương mức giá trị khoảng
300 tỉ NDT (Tổng cục thống kê Trung Quốc, 2011). Thị trường tiêu thụ nấm
ăn lớn nhất hiện nay là Đức (300 triệu USD), Hoa Kỳ (200 triệu USD), Pháp
(140 triệu USD), Nhật Bản (100 triệu USD)... Mức tiêu thụ nấm bình quân
theo đầu người của Châu Âu, Mỹ, Nhật, Đức khoảng 4,0 - 6,0 kg/năm; dự
kiến tăng trung bình 3,5%/năm. Tại thị trường châu Âu nấm mỡ chiếm
khoảng 80 - 95%, mộc nhĩ khoảng 10% thị phần. Những năm trước của thế kỷ
20, Mỹ chiếm khoảng 50% thị trường nấm mỡ của thế giới. (Công Phiên,
2012) Theo ITC, năm 2010 thế giới nhập khẩu 1,26 triệu tấn, giá trị 3,3 tỷ
USD. Trong đó nấm tươi 572 nghìn tấn, giá trị 1,52 tỷ USD; nấm chế biến ăn
liền 504 nghìn 3 tấn, giá trị gần 1 tỷ USD, nấm khô 60,6 nghìn tấn, giá trị gần

740 triệu USD. Từ năm 2006 đến 2010 tốc độ tăng trưởng thị trường xuất
nhập khẩu nấm khoảng 10%/năm.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Việt Nam
Nước ta sản xuất khoảng 16 loại nấm, các tỉnh phía Nam chủ yếu trồng
nấm rơm, nấm mộc nhĩ; các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng nấm hương, nấm sò,


16

nấm linh chi... Sản lượng nấm hàng năm nước ta khoảng 250.000 tấn, kim
ngạch xuất khẩu 25 - 30 triệu USD (không tính xuất khẩu tiểu ngạch), trong
đó: nấm mộc nhĩ 120.000 tấn, nấm rơm 64.500 tấn, nấm sò 60.000 tấn, nấm
mỡ 5.000 tấn, nấm linh chi 300 tấn, các loại nấm khác như nấm vân chi, nấm
đầu khỉ, nấm kim châm, nấm ngọc châm khoảng 700 tấn. (Nguyễn Như Hiến
& Phạm Văn Dư, 2013) Các vùng sản xuất nấm: + Nấm rơm được trồng chủ
yếu ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng
Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Nai...) chiếm 90% sản
lượng cả nước. + Nấm mộc nhĩ được trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông
Nam bộ (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước...), chiếm khoảng 70% sản lượng
cả nước. + Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía
Bắc, sản lượng khoảng 3.000 tấn/năm. + Nấm làm dược liệu (linh chi, vân
chi, đầu khỉ...) mới được phát triển, trồng ở một số tỉnh/thành phố (Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Đồng Nai,...), sản lượng
khoảng 300 tấn/năm. + Một số loại nấm khác như nấm trân châu, nấm kim
châm, nấm đùi gà, nấm chân dài, nấm ngọc châm... đang nghiên cứu và trồng
thử nghiệm thành công tại một số cơ sở, sản lượng khoảng 100 tấn/ năm. Tình
hình tiêu thụ trong nước: Nhu cầu tiêu thụ nấm (nấm tươi, nấm khô) trong
nước tăng nhanh trong những năm gần đây, giá nấm luôn đứng ở mức cao,
nấm hương 70.000 - 80.000 đồng/kg, nấm rơm, nấm mỡ 50.000 - 60.000
đồng/ kg, nấm tai mèo 60.000 - 70.000 đồng/ kg. Tình hình xuất khẩu: Nấm

xuất khẩu dưới nhiều dạng như nấm muối, nấm hộp, nấm khô của các loại
nấm mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm; kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 60
triệu USD, tăng lên 90 triệu USD (năm 2011). Giá nấm rơm muối xuất khẩu
tháng 1/ 2009 là 1.299 USD/ tấn, tăng lên 1.790 USD/ tấn (tháng 11/ 2009),
hiện nay khoảng 2.000 USD/tấn; nhiều công ty xuất khẩu nấm có uy tín ở các
tỉnh phía Nam là West Food Cần Thơ, Vegetexco Hồ Chí Minh, Vegehagi,
NutriWorld Đồng Nai. (Minh Huệ, 2012)


17

2.2.2.1. Tình hình sản xuất nấm ở tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay, trồng và sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ phân
tán. Phương thức sản xuất chưa thực sự chuyên nghiệp. Một vài mô hình trình
diễn ở huyện Đại Từ, Phú Lương, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên
và huyện Đồng Hỷ. Bước đầu, khẳng định cây nấm có sức sống, phát triển tốt
ở Thái Nguyên, nguồn lao động dư thừa ở nông thôn phục vụ sản xuất nấm
rất dồi dào, chi phí ban đầu thấp, lợi nhuận thu từ trồng và tiêu thụ nấm rất
cao. Giá thành 1 kg nấm ăn thành phẩm trên tại trường khá cao dao động từ
30-70 nghìn đồng tuỳ loại. Giá thành không ổn định cũng là một yếu tố ảnh
hưởng tới người tiêu dùng và người sản xuất nấm. Thực tế vẫn còn nhiều khó
khăn cần được giải quyết.
Vấn đề đặt ra là cơ chế nào cho trồng và phát triển nấm lâu dài trên địa
bàn tỉnh là đề tài sẽ được bàn luận tại hội nghị của Ban chỉ đạo triển khai kế
hoạch sản xuất của tỉnh năm 2010. Hội nông dân tỉnh là chủ nhân chịu trách
nhiệm xây dựng phương án tổ chức sản xuất và tiêu thụ nấm tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2010-2015. Theo như phương án này thì một số khó khăn
trên sẽ được tháo gỡ nhờ cơ chế chính sách hỗ trợ vốn, khoa học công nghệ,
mặt bằng và định hướng tiêu thụ đúng đắn của tỉnh cho những doanh nghiệp
sản xuất nấm chuyên nghiệp, có đủ năng lực tài chính, chiến lược đầu tư sản

xuất bền vững. Người nông dân bản địa sẽ được học nghề trồng và sản xuất
nấm thương phẩm, giải quyết việc làm có thu nhập khá từ nghề nấm; nâng cao
hiệu quả tuyên truyền về nấm trên phương tiện thông tin đại chúng để người
dân biết hiệu quả, giá trị và cách sử dụng nấm được khao học, tránh thiệt thòi
cho người tiêu dùng đang phải chịu mức giá cắt cổ khi mua nấm trên thị
trường hiện nay.
2.2.2.2. Kinh nghiệm sản xuất nấm tại xã Yên Phong (Yên Mô - Ninh Bình)
Nhiều người không khỏi khâm phục ý chí và nghị lực của một thanh


18

niên vươn lên làm kinh tế giỏi với mô hình trồng nấm cho thu nhập gần 1 tỷ
đồng/năm. Sau nhiều năm gắn bó với nghề trồng nấm anh Nguyễn Trung
Kiên, xã Yên Phong (Yên Mô - Ninh Bình) xây dựng lán trại trên 1 nghìn m2
để trồng nấm nhưng cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại như; Kinh nghiệm
chưa có, vốn ít, việc áp dụng KHKT vào trồng nấm chưa được bài bản.
Trong một lần tình cờ vào thăm mô hình trồng nấm của một người bạn
tại Đồng Nai, anh Nguyễn Trung Kiên nhận thấy mình thực sự yêu thích loại
cây này và tin tưởng có thể sẽ làm giàu được. anh quyết định mở rộng nông
trại để vương lên làm giàu, đến nay trang trại nấm của anh Nguyễn Trung
Kiên có quy mô là 3000m2, anh được Huyện đoàn Yên Mô và Phòng Nông
nghiệp nông thôn huyện cử cán bộ kỹ thuật nông nghiệp về tập huấn kiến
thức, kỹ thuật trồng nấm. mỗi năm anh đầu tư trồng khoảng 4 vạn bịch nấm
sò, 7 vạn bịch mục nhĩ, 2 vạn bịch nấm linh chi, thu về vài tấn mục nhĩ khô,
vài tạ nấm linh chi khô và gần chục tấn nấm sò tươi. Với giá bán ngoài thị
trường hiện nay là 110 - 120 nghìn đồng/kg mục nhĩ, 500 - 600 nghìn đồng/kg
nấm linh chi và 25 - 30 nghìn đồng/kg nấm sò tươi, mỗi năm, nông trại cho
thu nhập gần 1 tỷ đồng, trừ các loại chi phí cho lãi vài trăm triệu đồng. [7]
Do hiệu quả kinh tế cao đầu ra ổn định anh kiên tiếp tục cải tiến sửa

chữa đầu tư thêm vốn mở rộng trang trại, xây dựng nồi hơi trị giá gần 200
triệu đồng để hấp thanh trùng các túi nguyên liệu. Hiện nông trại đang tạo
việc làm thường xuyên cho 20 lao động với thu nhập bình quân từ 2,5 - 3 triệu
đồng/người/tháng. [7]
2.2.2.3. Bài học kinh nghiệm
Với cơ sở sản xuất nấm của anh Phạm Bá Duy thì việc thăm gia vào
hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, do cơ sở sản xuất vừa
mới được thành lập không lâu nên chủ cơ sở sản xuất phải học hỏi thêm nhiều
kiến thức, kỹ năng trong hoạt động sản xuất.


×