Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Giả sử là CEO của công ty Circle K muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Phân tích và đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.75 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------

BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: Giả sử là CEO của công ty Circle K muốn xâm nhập vào thị trường
Việt Nam. Phân tích và đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam.

Giáo viên hướng dẫn

: Ths. Nguyễn Thị Vân

Nhóm

:2

Mã LHP

: 1763SMGM2211

Hà Nội, 2017


Lời mở đầu
Xã hội ngày càng phát triển đi kèm với nó giao thương, hợp tác có lợi , các doanh
nghiệp giờ đây không chỉ kinh doanh trong nước mà còn có mục tiêu hướng đến
nhiều thị trường nước ngoài khác. Tham gia vào các hoạt động kinh doanh trên
thị trường quốc tế sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, mở ra nhiều cơ hội
phát triển đồng thời thu được lợi nhuận cao hơn. Để đạt được điều này thì việc
đánh giá tính hấp dẫn của 1 thị trường là rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến sự
thành công hay thất bại của doanh nghiệp, cho doanh nghiệp biết mình có những


cơ hội và thách thức gì để từ đó có những chiến lược cụ thể . Để tìm hiểu rõ hơn về
sức hút thị trường Việt Nam đối với các thương hiệu ngành bán lẻ , nhóm 2 quyết
định chọn đề tài: “Giả sử là CEO của cty Circle K muốn xâm nhâp vào thị trường
VN. Phân tích và đánh giá tính hấp dẫn của cty đó ở Việt Nam”.


I.

Thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam trước khi Circle K vào VN

Sau khi gia nhập WTO , thị trường bán lẻ Việt Nam liên tục phát triển theo hướng
không ngừng gia tăng về quy mô cũng như chất lượng của hệ thống phân phối bán
lẻ , gia tăng số lượng các điểm bán lẻ, gia tăng tỷ trọng các hình thức bán lẻ hiện
đại bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị,cửa hàng tiện lợi… , giảm tỷ trọng
các hình thức kinh doanh bán lẻ truyền thống bao gồm chợ và các cửa hàng bán lẻ
quy mô hộ gia đình.
Một loạt các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối đã có mặt và hoạt động
mạnh mẽ tại Việt Nam: Metro, Big C, Parkson, Welcome, Zen Plaza, Diamond
Plaza,… Trong đó, Metro đã có 8 trung tâm ở TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ. Big C cũng góp mặt tại TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai. Trong 10
năm có mặt tại Việt Nam, Tập đoàn Casino đã khai thác hiệu quả 7 đại siêu thị
mang thương hiệu Big C tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phòng và
Đà Nẵng. Parkson cũng đã mở rộng 5 trung tâm thương mại tại TP.HCM, Hà Nội
và Hải Phòng. Riêng thương hiệu Welcome thuộc Tập đoàn Dairy Farm thì cũng đã
liên kết với Công ty Đông Hưng để mở 3 siêu thị từ năm 2006
Không kém các thương hiệu nước ngoài, các thương hiệu trong nước như:
Co.opMart, Citimart, Maximark, Vinatex, Fivimart, Citimart, BD Mart,
HaproMart, Satra, Fahasa,… đều tăng tốc đầu tư hạ tầng thương mại để tăng số
lượng điểm kinh doanh . Các doanh nghiệp Việt Nam đều sở hữu lợi thế hơn các
doanh nghiệp nước ngoài khi am hiểu thị trường nội địa, đặc tính, thói quen mua

sắm của người tiêu dùng, hiểu rõ luật pháp, chính sách của Việt Nam. Bên cạnh đó
với sự xuất hiện của những nhà phân phối nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam có
khả năng tiếp cận công nghệ mới, phương thức mới trong phân phối và quản lý
phân phối, học hỏi kinh nghiệm, hợp tác trong phân phối của các doanh nghiệp
nước ngoài.


Mặt khác, kênh bán lẻ tại Việt Nam vẫn có cơ sở phát triển khi người tiêu dùng
Việt Nam vẫn rất tự tin trong chi tiêu ngay cả trong tình hình lạm phát và khủng
hoảng trầm trọng về tài chính trên thế giới. Theo điều tra của TNS- một đơn vị
nghiên cứu thị trường, so với năm 2006, mức chi tiêu của người có thu nhập trung
bình chỉ tăng 14,3%, người có thu nhập thấp giảm 17,2% thì người có thu nhập cao
tăng 46,5%. Một điều đáng chú ý nữa là, có tới 70% người Việt Nam có lứa tuổi
dưới 40 nên nhu cầu chi tiêu sẽ lớn. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc giới trẻ Việt
Nam chiếm số đông và nghiêng về xu hướng chọn kênh siêu thị, trung tâm thương
mại để sử dụng ngày càng nhiều. Ngay trong giai đoạn 2005-2008, sự có mặt của
các thương hiệu siêu thị trong và ngoài nước cũng đã khiến 50% số gia đình ở
thành thị mua sắm qua siêu thị mỗi tháng. Số tiền chi tiêu ở kênh siêu thị cũng
ngày càng nhiều hơn, số lần đến siêu thị cũng ngày càng thường xuyên hơn. Do đó,
năm hay tám siêu thị, trung tâm thương mại chưa phải là con số dừng lại của các
tập đoàn bán lẻ nước ngoài có mặt tại Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ. Bởi
TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng,… luôn là những thị trường được chọn
khai thác trước tiên khi các thương hiệu bán lẻ mạnh từ nước ngoài muốn bước
chân vào Việt Nam.Năm 2008,Việt Nam nổi lên là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất
toàn cầu . Xét về quy mô, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn nhỏ so với các nước khối
ASEAN, nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh.
Phần lớn các kết quả điều tra đều cho thấy, trong những năm trước 2008,các kênh
siêu thị, trung tâm thương mại luôn là phân khúc thị trường mà doanh nghiệp trong
nước phải tăng tốc phát triển, cạnh tranh lẫn nhau về địa điểm, thời điểm để thêm
cơ hội trước khi thị trường mở rộng cửa. Tuy vậy, không hẳn doanh nghiệp sản

xuất nào cũng chọn kênh siêu thị, trung tâm thương mại để mở rộng thị trường.Tuy
siêu thị, trung tâm thương mại là kênh bán lẻ hiện đại với nhiều ưu thế về số lượng,
chủng loại hàng hóa và giá cả cạnh tranh,… nhưng không vì vậy mà người tiêu
dùng bỏ qua những cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi quy mô nhỏ. Do đó,
những cửa hàng tiện lợi như “Shop and Go”, V-mart, “a-1 mart”, G7mart, cửa hàng
Co.op,… vẫn thu hút những đối tượng khách hàng rất riêng. Và đây cũng là phân
khúc thị trường khá hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài thời điểm bấy giờ.
II.

Giới thiệu khái quát về Circle K

II.1. Giới thiệu chung về Circle K
Bắt đầu từ năm 1951 tại bang Texas, Mỹ, tới nay, Circle K đã trở thành một
trong những thương hiệu cửa hàng tiện lợi uy tín rộng khắp, nổi tiếng trên toàn


thế giới vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời với
hơn 11,000 cửa hàng, bao gồm:
Hơn 9,500 cửa hàng do công ty điều hành hoạt động tại Mỹ, Canada, Na Uy,
Đan Mạch, Ai-len & Đông Âu; và
Hơn 1,600 cửa hàng Circle K nhượng quyền hoạt động tại 12 nước khác nhau
trên thế giới, gồm: Hồng Kông- Macau, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Các
Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Mexico, Honduras, đảo Guam, Malaysia,
Philippines, Ai Cập và Costa Rica.
Ở Việt Nam: Circle K rất tự hào là chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế đầu tiên tại
Việt Nam. Cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam khai trương vào ngày 25/12/2008.
Circle K mở cửa 24 giờ một ngày và 365 ngày một năm với nhiều mặt hàng
chính hãng, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, cùng nhiều dịch vụ tiện ích như
thanh toán hóa đơn, thẻ cào điện thoại…
Hệ thống Circle K hiện nay gồm hơn 170 cửa hàng tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình

Dương và Hà Nội.
II.2. Sự hình thành và phát triển
• Năm 1951: Fed Harvey thành lập tại EL Paso, Texas, Hoa Kỳ, và đặt tên
là KAY’s.
• Năm 1975: có 1000 cửa hàng tại US.
• Năm 1979: Circle K đã xâm nhập thị trường quốc tế với việc thiết lập
một loạt các cửa hàng Circle tại Nhật Bản. Sự phát triển của công ty vẫn
không ngừng phát triển và đến năm 1984, doanh số đã tăng lên 1 tỷ.
• Qua thời gian phát triển được đổi tên thành Circle K và trở thành một
thương hiệu nổi tiếng cho đến nay.
• Trước năm 2003: phát triển hơn 2100 cửa hàng tại 25 bang của Hoa Kỳ.
• Năm 2003: Alementation Couche- Tard(ACT),chuỗi cửa hàng tiện dụng
lớn nhất Canada, mua lại Circle K.
• Sau thương vụ 2003, ACT điều hành/ nhượng quyền hơn 8000 cửa
hàng( trong đó 6500 dưới thương hiệu Circle K)
• Ngày nay: có thể thấy Circle K hiện diện ở Atlantic Canada, Hoa Kỳ,
Mexico, Nhật Bản, Macau, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonexia và Việt
Nam.


2.3. Quy mô và phạm vi hoạt động:
Ngày 19/06/2008, chuỗi của hàng tiện lợi của Hoa Kỳ hoạt động 24/24 – Circle K
– đã chính thức đến Việt Nam với của hàng đầu tiên được khai trương vào tháng 12
năm 2008 tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, với mô hình kinh doanh nhượng quyền
thương hiệu từ đại diện Công ty Vòng Tròn Đỏ tại Việt Nam. Circle K Việt Nam
gia nhập vào thị trường tuy chỉ trong một thời gian ngắn nhưng đã là một địa chỉ
khá quen thuộc của người tiêu dùng. Không chỉ là tiện ích khi mua hàng, ngoài
việc đa dạng hóa, cửa hàng còn chú trọng việc thực hiện tốt phong cách phục vụ
của nhân viên đối với khách hàng.
Tính đến nay, Circle K đã phát triển hơn 250 cửa hàng tập trung theo từng khu vực

tại Việt Nam. Cửa hàng của Circle K là cửa hàng hiện đại, có chức năng bán lẻ,
kinh doanh tổng hợp và chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú,
đa dạng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh,
trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở hiện đại, văn minh, tổ chức kinh doanh dưới hình
thức những của hàng quy mô, có các phương tiện phục vụ văn minh, thuận tiện
nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách hàng. Đây được xem là hình thức kinh
doanh khá mới do các thương nhân đầu tư vào quản lý, được Nhà nước cấp giấy
phép kinh doanh.
* Đặc điểm hoạt động kinh doanh:
- Các mặt hàng kinh doanh của Công ty:
Hệ thống chuỗi của hàng tiện lợi Circle K là nơi hàng ngày cung ứng các mặt hàng
thiết yếu cho người tiêu dùng. Có hơn 1000 sản phẩm trong các cửa hàng của
Circle K bao gồm hàng trong nước và hàng nhập khẩu.
Tạp hóa: bột ngũ cốc, cà phê, trà, sữa, thức ăn cho trẻ em, mứt, bơ, đồ ăn nhanh,
gia vị, gạo,…
Nước uống không chứa cồn: nước khoáng, nức ép trái cây, nước ngọt,…
Nước uống chứa cồn: các loại bia, rượu nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nước
Các dịch vụ tại quầy: phone card, sim card, IDD card
Các loại mặt hàng khác: văn phòng phẩm, đồ gia dụng, dụng cụ bếp, phim, pin,
thuốc lá, bao cao su, đồ chơi,…
* Khách hàng và giá cả:


Tuy Công ty Vòng Tròn Đỏ - Circle K nhắm đến đối tượng khách hàng là khách
hàng du lịch, khách nước ngoài,… nhưng giá cả mà công ty đưa ra thị trường là giá
mà khách hàng có thể chấp nhận được, cũng có thể bằng với các cửa hàng tạp hóa
nhỏ, lẻ. Giá cả ở Circle K là giá cả cạnh tranh vì thế khi khách hàng đến với Circle
K khách hàng có thể vừa tận hưởng được sự tiện lợi, không khí mát mẻ đồng thời
tận hưởng được mức giá hấp dẫn, khác nhau của từng sản phẩm.
* Quy trình bán hàng:

Khách hàng mua hàng -> Nhân viên của hàng scan mã vạch trên hệ thống -> Xuất
hiện số tiền và số lượng tiền trên màn hình -> Khách hàng kiểm tra và thanh toán
-> In hóa đơn trả khách hàng.

III.

Tính hấp dẫn của thị trường ngành bán lẻ VN khi Circle K xâm
nhập vào VN.

3.1.Thị trường
3.1.1. Nhóm yếu tố kinh tế:
- GDP: Mức độ tăng trưởng kinh tế GDP trung bình trong giai đoạn từ năm 20032008 trung bình đạt 7,6 % , mức tăng trưởng cao nhất năm 2007 với 8,84 %.
Nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống còn 6,15 % do chịu ảnh hưởng từ sự bất ổn
kinh tế vĩ mô và khủng hoảng kinh tế thế giới.


Nguồn : TCTK
-Và trong giai đoạn 2003-2008 tỷ trọng ngành trong cơ cấu GDP cũng có sự thay
đổi là tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP đang có xu hướng giảm và tỷ
trọng ngành công nghiệp – dịch vụ trong cơ cấu GDP đang có xu hướng tăng
nhưng không đáng kể . Nhưng điều đó cũng là một phần cơ hội để Việt nam tiếp
cận , duy trì tốc độ kinh tế phát triển cao , thu hút đầu tư nước ngoài.

- GDP/ đầu người :


Sau giai đoạn khủng hoảng năm 2008 thì Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng cường
ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát lên hàng đầu và đạt tốc độ tăng trưởng cao
hơn 2008-2009 . Cụ thể GDP bình quân trên đầu người đạt khoảng 1024 USD,
tăng tới 189 USD so với năm 2007.

Tuy gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế nhưng nhìn mức thu nhập bình quân đầu
người tăng trưởng đều qua các năm vì thế Việt Nam được đánh giá là thị trường
tiềm năng với sức mua lớn .
-Tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ đầu tư : Có thể thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm của Việt nam liên tục
có sự biến động thậm chí là có dấu hiệu giảm xuống trong khi đó tỷ lệ đầu tư
dường như có sự ổn định và có sự khởi sắc từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) hay đầu tư tư nhân đang ngày càng mở rộng và chú trọng nhiều hơn.
=> Có thể nói rằng với những yếu tố kinh tế , thu nhập bình quân đầu người ổn
định và không ngừng tăng trưởng phần nào quyết định đén mức chi tiêu cho các
mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ với sức mua lớn hơn. Vì vậy mà việc các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường nước ta được đánh giá là rất triển vọng.
3.1.2. Nhóm yếu tố nhân khẩu học:
- Dân số : Theo thống kê dân số thế giới tính đến giai đoạn này dân số Việt Nam có
khoảng 86 triệu người chiếm khoảng 1,24% tổng dân số thế giới và đứng thứ 14
trong các quốc gia đông dân nhất thế giới. Độ tuổi trung bình của người dân là
30,4, mật độ dân số trung bình là 298 người/km2.


- Tăng trưởng dân số :quy mô tăng trưởng dân số ở mức định và đều qua các năm
do tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng tăng từ 1,47% năm 2003
đến 1,52% năm 2008.
- Phân bố độ tuổi :Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung có kết
cấu dân số trẻ chiếm khoảng 40% tổng dân số tập trung từ độ tuổi từ trên 15-60
tuổi.
=> Quy mô dân số càng lớn thì báo hiệu một quy mô thị trường càng lớn hơn hết
bất kỳ doanh nghiệp cũng bị hấp dẫn bởi thị trường có quy mô dân số lớn như vậy.
Với lợi thế là dân số đông và trẻ đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường hấp
dẫn không chỉ đầu tư mà còn tiêu thụ các mặt hàng sản phẩm tiêu dùng theo hướng
đổi mới hiện đại. Và khi nền kinh tế càng hội nhập, phát triển , xã hội phát triển thì
chuẩn hành vi tiêu dùng của không chỉ giới trẻ mà hầu hết người dân Việt Nam

cũng dần thay đổi , mức sống nâng cao và cải thiện nên thị trường Việt Nam có thể
coi là rất tiềm năng để Circle K đầu tư và phát triển thị trường.
3.1.3. Nhóm yếu tố xã hội học:
- Tỷ lệ đô thị hóa : Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, Việt Nam đang đô thị
hóa nhanh chóng , không gian và dân số ở các đô thị tăng nhanh, các thành phố lớn
trở nên đông đúc hơn, cảnh quan đô thị đang được mở rộng nhưng vẫn còn chật
chội. Với tốc độ đô thị hóa nhanh (khoảng 30% dân cư sống ở thành thị) và việc
quy mô mật độ hộ gia đình Việt Nam ngày càng nhỏ dần thì nhu cầu về tiêu dùng
tăng lên dẫn đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, bách hóa cũng tăng lên dần thay thế
cho các chợ truyền thống. Hơn nữa mong muốn và lựa chọn “tiện lợi” trong mọi
vấn đề đã và đang trở thành lối sống của người dân Việt Nam.
- Phân bố kinh tế-xã hội : Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, áp dụng các khoa học kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất để tăng năng suất đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh việc phát triển kinh tế thì việc phát triển theo
hướng hiện đại, hội nhập xu thế cũng rất được chú trọng. Điều đó được thể hiện ở
trình độ dân trí, guồng quay công việc của con người bận rộn hơn, nhịp sống nhanh
hơn đặc biệt ở thành thị và các thành phố lớn và tính thuận tiện, tiện lợi được ưu
tiên nhiều hơn,mức sống được nâng cao cải thiện rõ rệt , con người ngày càng phụ
thuộc vào mạng xã hội Internet nhiều hơn. Đó cũng thể xem là một điều kiện tiên
quyết thúc đẩy việc đầu tư kênh mua sắm hiện đại các cửa hàng tiện lợi vào thị
trường bán lẻ Việt Nam.
3.1.4. Nhóm yếu tố chính trị - luật pháp.
- Trong giai đoạn này nước ta có chính sách ổn định chính trị , kinh tế cũng như
khuyến khích đầu tư như miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư trong thời


kỳ khủng hoảng kinh tế khó khăn . Và do bất cân xứng về các chính sách và vai trò
điều tiết của cơ quan điều hành nhà nước đối với doanh nghiệp trong và ngoài
nước : những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài được nhiều ưu tiên trong chính sách
chẳng hạn như ưu tiên về vị trí , ưu đãi về thuế và khả năng chịu lỗ.

- Nhà nước có những chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư vào thị trường
trong nước nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng tạo điều cho doanh
nghiệp kinh doanh tại thị trường nước ta. Nó giúp cho thị trường bán lẻ trong nước
được tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, hiện đại hơn.
- Cấu trúc hạ tầng: ngày càng phát triển với một loạt các công nghệ thông tin, khoa
học, cơ sở hạ tầng, thiết bị tiên tiến , hiện đại ra đời giúp tiếp cận với các thị
trường, thị hiếu tiêu dùng trên thế giới dễ dàng hơn, quy chuẩn hơn.
* Đánh giá chung về quy mô thị trường:
Với sự vực dậy bứt phá mạnh mẽ nền kinh tế đặc biệt trong năm 2008 nhờ sự tăng
trưởng của xuất khẩu tiếp tục kéo nhập siêu giảm đã làm nền kinh tế vĩ mô ổn định
khống chế được lạm phát , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động nguồn
vốn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh . Nhờ đó mà thị trường bán lẻ Việt
nam giai đoạn này phát triển với mức tăng trưởng ổn định thường xuyên đạt 25%.
Và AT Kearney đã đánh giá Việt Nam là một trong ba thị trường bán lẻ tiềm năng
nhất thế giới.
.
3.2. Cạnh tranh
Cuộc đua cạnh tranh giành thị phần của các hệ thống bán lẻ tại thị trường Việt nam
có xu hướng ngày càng gay gắt với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp trong và
ngoài nước . Đây cũng chính là động lực giúp các doanh nghiệp cố gắng và phát
triển bền bỉ để hoàn thiện hơn. Chúng ta có thể đánh giá sựu cạnh tranh của ngành
bán lẻ tại Việt nam dựa vào những khía cạnh dưới đây:
3.2.1. Áp lực cạnh tranh từ phía khách hàng
Theo xu thế hiện đại hơn thì người tiêu dùng Việt Nam cũng đang bắt nhịp dần ,
1/3 số hộ gia đình đã chọn mua hàng tại các siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi , để
giải quyết nhu cầu mua sắm nhanh những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên,
với sự gia nhập của nhiều đơn vị bán lẻ vào thị trường Việt nam, cùng hàng loạt
các chi nhánh, cửa hàng của họ được đặt ở nhiều vị trí khác nhau, khách hàng sẽ có
khá nhiều lựa chọn khi muốn mua hàng.



Do đó để thuyết phục khách hàng lựa chọn mình, Circle K đã có nhiều sự thay đổi,
cải tiến không ngừng về cả dịch vụ, cũng như sự đa dạng, chất lượng sản phẩm ,
tạo nên một nền tảng bền vững cho những năm kế tiếp.
3.2.2. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh trong ngành
Sự tăng trưởng nhanh của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng của Việt Nam trong những năm qua cho thấy tiêu dùng trong nước luôn là
động lực quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Mặt khác, tốc độ
tăng tiêu dùng cao chính là yếu tố quan trọng đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam
đầy tiềm năng. Theo như nghiên cứu của tập đoàn tư vấn AT Kearney của Mỹ về
chỉ số xếp hạng thị trường bán lẻ của 30 quốc gia đang phát triển thì Việt Nam nổi
lên là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu năm 2008. Xét về quy mô, thị trường
bán lẻ vẫn còn nhỏ so với các nước trong khu vực các khối Asean, nhưng có tốc
độ tăng trưởng nhanh và ổn định, hứa hẹn một thị trường hấp dẫn trong những năm
tiếp theo.
Bên cạnh những nhân tố đã hoạt động tại Việt Nam lâu năm như Family Mart (8
năm), Shop&Go (11 năm),, Ministop (5 năm) thì những nhân tố mới nổi cũng là
những đối thủ đáng gờm mà CircleK cần chú trọng. Điển hình là trường hợp của
Vinmart+, dù mới gia nhập thị trường nhưng đã vươn lên trở thành chuỗi cửa hàng
tiện ích lớn nhất Việt Nam với gần 1.000 cửa hàng. Theo như danh sách cấp phép
về an toàn thực phẩm trên Cổng thông tin về của Sở Công Thương TPHCM thì đến
thời điểm này tại thị trường Sài Gòn số lượng cửa hàng Circle K của Công ty
TNHH Vòng Tròn Đỏ hiện là 150 cửa hàng, số lượng cửa hàng Family Mart của
Công ty TNHH Cửa hàng Tiện lợi Gia đình Việt Nam vào khoảng 70 cửa hàng và
chuỗi B’s Mart thuộc Công ty TNHH B’s Mart có 98 cửa hàng, chuỗi Shop & Go
của Công ty Cổ phần Cửa Hiệu và Sức Sống có 111 cửa hàng...
CÙng với sự xâm nhập của các tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam thì những
doanh nghiệp trong nước cũng đang không ngừng cố gắng để dành lại thị phần về
tay mình với sự đa dạng về mặt hàng,cùng chất lượng dịch vụ được nâng cấp đáng
kể . Vì vậy sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt.

 Do đó, để tồn tại và phát triển, Circle K đã nhanh chóng khai trương thêm
nhiều cửa hàng chỉ trong vòng thời gian ngắn để tăng mức độ nhận diện đối
với khách hàng đồng thời đáp ứng nhu cầu mua hàng của họ. Không chỉ vậy,
từ một cửa hàng chỉ bán sản phẩm tiêu dùng theo mô hình cửa hàng tiện lợi,


Circle K đã đầu tư các dịch vụ từ thực phẩm thức ăn nhanh (theo mô hình
chế biến tại chỗ, tuỳ theo khẩu vị và nhu cầu thực khách); hình thành các
nhãn hiệu nước uống riêng và cung cấp thêm các tiện ích như chỗ ngồi; Wifi
miễn phí… để đưa các cửa hàng Circle K vừa là nơi bán sản phẩm, hàng hóa
nhưng cũng là nơi trao đổi, gặp gỡ của giới trẻ theo mô hình tiện lợi và phục
vụ liên tục 24/24h.
3.2.3. Áp lực cạnh tranh từ gia nhập mới
Lực lượng này bao gồm các công ty hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng họ
có khả năng làm điều đó nếu họ muốn.Mối đe dọa lớn nhất đối với Circle K nằm ở
những tập đoàn lớn, với nguồn lực tài chính khổng lồ, muốn phân chia miếng bánh
béo bờ trong thị trường bán lẻ như Vingroup, Thế giới di động và thậm chí có thể
là FPT và cả Vinamilk.
VinGroup và Thế Giới Di Động đã nhập cuộc. Ngành nghề chính, đóng góp lớn
nhất cho doanh thu và lợi nhuận của VinGroup vẫn là bất động sản nhưng những
năm gần đây, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang mạnh tay chi tiền cho
bán lẻ, chấp nhận thua lỗ để chiếm thị trường.Trong một cuộc trả lời phỏng vấn
mới đây, lãnh đạo Vingroup cho biết, họ đang chiếm thị phần bán lẻ lớn nhất, có
tốc độ phát triển nhanh nhất với khoảng 1.000 siêu thị - cửa hàng tiện ích Vinmart
và Vinmart+ trên khắp cả nước. Vị lãnh đạo này cũng tự tin khẳng định, Vingroup
sẽ tạo lập một thương hiệu bán lẻ Việt đủ tầm vóc đối trọng với các doanh nghiệp
nước ngoài.Trong khi đó, đối với Thế Giới Di Động từ vị trí chuyên kinh doanh
điện thoại, điện máy ông Nguyễn Đức Tài đã nhảy sang mở chuỗi cửa hàng Bách
Hóa Xanh, bán kem đánh răng, dầu gội đầu, rau củ quả..., gây bất ngờ cho nhiều
người.

FPT cũng hoàn toàn có thể sẽ tham gia thị trường bán lẻ. Trong một cuộc trả lời
phỏng vấn mới đây, bà Nguyễn Bạch Điệp, Tổng giám đốc FPT Retail cho biết, thế
mạnh cốt lõi của FPT Retail là know-how mở chuỗi và quản trị chuỗi bán lẻ, vì vậy
FPT Retail sẽ nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư tiếp vào các chuỗi bán lẻ mới,
ngành nghề mới có tiềm năng.Dẫn chứng rõ ràng nhất là FPT vừa hợp tác với
Vinamilk để phân phối sữa tại các cửa hàng FPT Shop, dù việc bán điện thoại và
bán sữa hoàn toàn không có điểm chung nào.
=> Nhằm tăng khả năng cạnh tranh với những đối thủ này, Circle K cần liên tục áp
dụng quy trình công nghệ mới, cải tiếng chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa loại
hình sản phẩm và dịch vụ để phù hợp với người Việt hơn nhằm tạo ra đặc tính
riêng của sản phẩm và nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.


3.2.4. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán
của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung
cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của ngành. Sản phẩm đầu vào cho Circle K rất phong phú , được
cung ứng bởi nhiều thương hiệu có tiếng trên thị trường:
- Bia: từ những loại bia quen thuộc của Việt Nam như 333, Sài Gòn, … cho đến
các thương hiệu bia nước ngoài như Tiger, Heineken, Carlsberg..
- Rượu: các dòng rượu Pháp,Mỹ, Chi Lê với những thương hiệu nổi tiếng thế giới
như Johnny Walkers, Hennessy.. cho đến các loại rượu truyền thống như : So-ju
của Hàn Quốc, Vodka Smimoff hay rượu Vodka Hà Nội ..
- Nước giải khát: những thương hiệu quen thuộc như Lavie, Aquafina … đến dòng
cao cấp Evian, những lon nước ga mát lạnh nổi tiếng trên thế giới như Coca Cola,
Pepsi… Ngoài ra,còn có nước nha đam, nước gạo mang thương hiệu Woogfin từ
hàn QUốc hay các sản phẩm giúp bạn giảm mệt mỏi như L Redbull, Lipovitan,
7Up…
- Kem: Kem Wall’s, kem Biggare, kem New Zealand..

- Snack: Poca, O’star, Kettle chip…
Do có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh, trong khi sản phẩm lại có sự tương đồng và
được tiêu chuẩn hóa nên Circle K có lợi thế trong đàm phàn với những nhà cung
ứng về giá cả, chất lượng và những yêu cầu khác.
3.2.5. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm và dịch vụ thay thế
Một trở ngại của bán lẻ hiện đại tại Việt Nam là thói quen mua hàng hóa ở chợ
truyền thống hay các cửa hàng tạp hóa của người tiêu dùng tại thị trường này.
Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, người Việt vẫn chưa có thói quen mua
sắm đồ cho cả tuần, mà thay vào đó đi chợ vài lần trong tuần để mua đồ tươi sống.
Di chuyển gần, mua nhanh, thanh toán nhanh gọn vẫn là cách thức mua hàng được
ưa thích. Mua hàng mặc cả cũng là một thói quen mà người tiêu dùng, nhất là ở các
chợ vùng nông thôn, các siêu thị chưa thể thay đổi một sớm một chiều. Bên cạnh
đó, các cửa hàng tạp hoá ở nông thôn có lợi thế khi có thể bán chịu cho khách hàng
khá thoải mái. Điều này xảy ra vì ở chủ của những cửa hiệu này và khách hàng


thường là hàng xóm của nhau. Tính tiện lợi của hệ thống 1.3 triệu điểm bán lẻ
truyền thống là độ phủ rộng lớn, rất dễ để bắt gặp một cửa hàng tạp hoá trên
đường.
Tuy nhiên, những người trẻ tuổi đang dần có xu hướng chuyển đổi sang mua hàng
hóa ở các cửa hàng tiện lợi thay vì đi ra các cửa hàng tạp hóa hay chợ truyền thồng.
Vì ở các cửa hàng tiện lợi, hàng hóa đa dạng với nhiều mẫu mã và những thương
hiệu uy tín, đồng thời chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo hơn. Do đó, trong tương
lai không xa, các chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam sẽ phát triển hơn khi mà
người tiêu dùng đã hình thành được thói quen mua sắm của mình.
* Đánh giá về cạnh tranh : Ngành bán lẻ ở nước ta đang rất phát triển với sự xuất
hiện của nhiều doanh nghiệp mới, Vì vậy Circle K cần phải có chiến lược kinh
doanh phù hợp với việc quản lý một cách nghiêm túc để đạt được các mục tiêu đề
ra . Công ty cần phải phân tích và tìm hiểu rõ các yếu tố về cạnh tranh , đặc biệt là
khách hàng cũng như các đối thủ trong ngành để có chiến lược thích hợp giúp công

ty phát triển.
3.3. Nguồn lực
3.3.1. Nguồn lực tự nhiên:
Với vị trí vừa gắn liền với lục địa Á - Âu vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương
lại nằm trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế
quan trọng nên nước ta dễ dàng giao lưu, trao đổi hàng hoá với nhiều nước
trên thế giới. Cùng với vị trí đó, hệ thống cảng nước sâu ven biển là điều
kiện hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài.Nhờ vậy, chi phí vận chuyển giảm
đáng kể ; thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng nhanh,
kích thích đầu tư mở rộng sản xuất. Vì vậy, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước
ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
3.3.2.Nguồn nhân lực:
- Quy mô nguồn nhân lực: Theo số liệu năm 2008 thì Việt Nam có trên 44
triệu lao động trên tổng số 86 triệu dân và là một nước có nguồn lao động
dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.Về quy mô dân số,
Việt Nam là nước đứng thứ 2 trong khu vực và đứng thứ 13 trên thế giới.
Trong số 86 triệu dân thì chiếm tới 50% là số người nằm trong độ tuổi lao
động và nhóm tuổi từ 15 tới 34 tuổi chiếm hơn 45% tổng số lực lượng lao
động. Cũng theo số liệu này thì hàng năm có khoảng từ 1,5 đến 1,7 triệu


người nhập vào lực lượng lao động. Nhìn chung, cung lao động tại Việt
Nam rất dồi dào và lớn hơn cầu về lao động. Nguồn lao động dồi dào chính
là một trong những nguyên nhân nhiều doanh nghiệp nước ngoài quyết tâm
xâm nhập vào thị trường Việt Nam, trong đó có Circle K.
- Chất lượng nguồn nhân lực: Ở giai đoạn này, phần lớn lượng cung lao động
là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao và chất lượng
lao động không đồng đều giữa các vùng, miền. Cụ thể là gần 77% người
lao động trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo
thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp và chất lượng lao động ở khu vực

thành phố cao hơn so với ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên so với những
năm trước đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát
triển của các doanh nghiệp mới nói riêng, nhu cầu về nguồn nhân lực có
chất lượng cao của các ngành dịch vụ và công nghiệp đang ngày càng tăng
lên. Cùng với chính sách mở cửa, đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu, chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam cũng được cải thiện đáng
kể nhờ các chính sách cải cách không ngừng về giáo dục.
 Những năm trở lại đây, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các “đại gia”
ngành bán lẻ, trong đó có Circle K coi Việt Nam như một thị trường tiềm
năng, an toàn để đầu tư với nguồn nhân công lớn và chất lượng nhân công
đang ngày càng phát triển.
- Chi phí nhân công: Theo ông Chidu Narayanan, Chuyên gia kinh tế Châu Á,
ngân hàng Standard Chartered, nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước
ngoài chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư chính là chi phí nhân công của Việt
Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực hơn 19%.
“Chi phí nhân công cũng chiếm phần không nhỏ trong tổng chi phí hoạt
động của doanh nghiệp. Nếu chi phí này giảm cũng góp phần gia tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp”, ông Chidu nói.
3.3.2. Cơ sở hạ tầng và công nghiệp phụ trợ:
- Cơ sở hạ tầng
+ Hạ tầng giao thông: hệ thống giao thông của Việt Nam còn tồn tại nhiều
vấn đề như chất lượng đường xuống cấp hay có nhiều điểm nút với các khu đô
thị, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận chuyển của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, nhà nước đã có nhiều chính sách, chú trọng


đầu tư với nhiều dự án xây dựung cầu đường, cải thiện hệ thống giao thông ,
giúp quá trình vận chuyển nhanh và dễ dàng hơn. Cùng với đó, hệ thống cảng
biển, hàng không cũng được đầu tư cải tạo và nâng cấp không ngừng nhằm đáp
ứng nhu cầu vận chuyển của các doanh nghiệp.

+ Hạ tầng thông tin và truyền thông: Đây là nền tảng vững chắc cho mọi hoạt
động của bất cứ doanh nghiệp nào.Hệ thống thông tin tại Việt Nam đã được xây
dựng rộng khắp, phát triển với công nghệ tiên tiến, bao phủ rộng khắp cả nước, kết
nối với thông lượng lớn các nước trong khu vực và trên TG.
+ Hạ tầng khu công nghiệp: Phát triển khu công nghiệp tạo ra một hệ thống kết
cấu hạ tầng công nghiệp mới, hiện đại, có giá trị lâu dài. Tại các khu công nghiệp,
hệ thống CSHT kinh tế - kỹ thuật nói chung khá hoàn chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn
quốc tế nhất là đường sá, kho bãi, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc và các
cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng.
+ Hạ tầng thương mại: Hạ tầng xuất - nhập khẩu được đầu tư phát triển tại các
cảng cửa khẩu, các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị lớn. Hạ tầng bán
buôn hàng hoá phát triển mạnh loại hình chợ truyền thống, thường ở vị trí trung
tâm ở các đô thị. Hạ tầng bán lẻ tiếp tục phát triển trên các loại hình bán lẻ truyền
thống, chiếm tới 70 - 80% thị phần tổng mức bán lẻ trên thị trường cả nước. Đang
phát triển mạnh các hình thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa
hàng chuyên doanh, nhất là ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
 Nhờ có cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển, việc mở rông chuỗi
cửa hàng của Circle K diến ra nhanh chóng, hiện nay hệ thống Circle K có
hơn 250 cửa hàng ở Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu và Hà Nội.
- CN phụ trợ:
Trong những năm gần đây, cơ quan nhà nước đã có sự quan tâm đến lĩnh vực
này với những kế hoạch rõ ràng và cụ thể hơn. Đã có nhiều chính sách mới dành
riêng cho công nghiệp phụ trợ. Do đó với hệ thống công nghiệp phụ trợ đang có xu
hướng phát triển , Việt Nam sẽ là một thị trường đầu tư tiềm năng đối với các
doanh nghiệp nước ngoài.
*Đánh giá về nguồn lực: Với vị trí thuận lợi cùng cơ sở hạ tầng phát tiển, việc
vận chuyển hàng hóa sẽ nhanh và dễ dàng hơn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của
khách hàng. Bên cạnh đó, với nguồn nhân lực dồi dào và chi phí nhân công rẻ, Việt
Nam là một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bán lẻ nói chung và
Circle K nói riêng.



3.4.

Đánh giá khuyến khích đầu tư

Sau khi gia nhập vào WTO , Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh các chính sách
kinh tế, thủ tục theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp,
mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ
trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội
nhập. Điều này đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào
Việt Nam cũng như mạnh dạn hơn trong việc tăng vốn, mở rộng quy mô các dự án
đầu tư..
3.4.1.Về chính sách thuế và thu khác
a. Về thuế thu nhập DN (TNDN):
Trong từng giai đoạn phát triển, Luật Thuế TNDN đã góp phần tạo môi trường
pháp lý công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng, phù hợp với thông lệ quốc tế
nhằm nâng cao hiệu quả, khuyến khích và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước,
phát huy tốt vai trò định hướng thu hút đầu tư, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển sản xuất
kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở vững chắc cho nền kinh tế
phát triển bền vững.
Quốc hội Việt Nam nhiều lần điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNDN đã giúp
môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, mức thuế suất thuế TNDN từ 32% năm
1997 đã giảm xuống còn 28% năm 2003 và tiếp tục giảm còn 25% từ năm 2009.
Theo đó, chính sách thuế TNDN quy định tại Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11
và các văn bản hướng dẫn đã quy định áp dụng mức thuế suất thuế TNDN và mức
ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thống nhất cho tất cả các loại hình DN. Đồng thời sau
khi Luật thuế TNDN năm 2003 có hiệu lực thi hành thì các quy định về thuế

TNDN bổ sung và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đã được bãi bỏ, điều này
thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việc khuyến khích đầu tư kinh
doanh của các DN có vốn ĐTNN.
Tiếp đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và Chương
trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, ngày 13/6/2008 Quốc hội ban hành
Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 thay thế cho Luật Thuế TNDN số
09/2003/QH11.
Việc cải cách chính sách ưu đãi thuế tại Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các
văn bản hướng dẫn thực hiện từ 01/01/2009 đến nay đã tạo sự chuyển biến tích cực
trong phân bổ nguồn lực, thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực để khuyến khích
và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội


đặc biệt khó khăn và tập trung vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan
trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm hoặc lĩnh vực xã hội hoá.
Với các cải cách thuế có tính bước ngoặt nêu trên, giai đoạn từ năm 2004 - 2011
nguồn vốn ĐTNN đã tăng nhanh chóng với 9.500 dự án đầu tư, vốn đăng ký đạt
175 tỷ USD (gấp 3,2 lần giai đoạn 1988-2003), vốn thực hiện đạt 61,8 tỷ USD (gấp
2,3 lần giai đoạn 1988-2003) và đặc biệt từ năm 2007 số vốn ĐTNN thực hiện
hàng năm đều đạt xấp xỉ 10 tỷ USD.
b. Về thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ra đời đã tạo lập khuôn khổ
pháp lý trong việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần tạo nên một môi trường đầu tư chung và thuận
lợi cho cả các DN trong và ngoài nước.
Một trong các yếu tố góp phần vào việc gia tăng liên tục của khu vực công nghiệp
và xuất khẩu của các DN có vốn ĐTNN là chính sách ưu đãi được quy định trong
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật ĐTNN, và các văn bản hướng dẫn thi
hành cụ thể là:

- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và
khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu. Hàng hóa
xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn thuế xuất khẩu
và khi nhập khẩu trở lại được miễn thuế nhập khẩu trên phần trị giá của hàng hóa
xuất khẩu ra nước ngoài để gia công theo hợp đồng.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định đối với các dự án
đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư
và các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; địa bàn có
điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; đối với dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức ODA.
- Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với
nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất
của các dự án đầu tư và lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn có điều
kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
- Chính sách hoàn thuế nhập khẩu và không thu thuế xuất khẩu đối với các sản
phẩm xuất khẩu được xác định là sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu nhập khẩu....
Bên cạnh đó, việc thực hiện cắt giảm thuế quan hàng năm theo các cam kết trong
WTO và trong khu vực ASEAN đối với các nguyên liệu, vật tư trong nước chưa
sản xuất được đã tạo điều kiện giúp các DN có vốn ĐTNN nói riêng và DN nói
chung giảm chi phí đầu vào trong sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm trong nước so với hàng nhập khẩu.


3.4.2.Về chính sách tài chính đất đai
Chính sách tài chính đất đai đã được hoàn thiện phù hợp với xu thế hội nhập quốc
tế, về cơ bản đã đảm bảo công bằng giữa tổ chức trong nước và tổ chức nước
ngoài, cụ thể:
- Về hình thức sử dụng đất: DN nước ngoài được lựa chọn hình thức thuê đất thu
tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê.
- Về ưu đãi đầu tư: Các dự án đầu tư được hưởng mức ưu đãi giống nhau nếu dự

án đầu tư được thực hiện trên cùng địa bàn ưu đãi đầu tư hoặc có cùng lĩnh vực ưu
đãi đầu tư, cụ thể như sau:
+ Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với toàn bộ dự án: (i) trong thời gian
xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) Nếu dự án đầu tư
thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn.
+ Kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, được miễn: i) 3 năm đối với dự
án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, tại cơ sở sản xuất kinh doanh
mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi
trường. ii) 7 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn; iii) 11 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu
tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; iv) 15 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh
vực khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được
đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
3.4.3. Quy trình bảo hộ tại Việt Nam:
Việt Nam đã thực hiện quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu nhằm mục đích nâng
cao uy tín, chất lượng của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó
Khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài vào trong nước.

Các nhà đầu tư luôn lưu ý đến vấn đề bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp,
đặc biệt là bảo hộ thương hiệu hàng hoá - “Tài sản vô hình” quan trọng của họ,
nhất là đối với công ty đa quốc gia. Nếu một nước kêu gọi đầu tư có một hệ thống
pháp lý chặt chẽ, đầy đủ, minh bạch trong việc bảo hộ thương hiệu, sẽ góp phần
tạo môi trường đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư
hay chuyển giao công nghệ cho một quốc gia.



3.4.4.Cơ sở hạ tầng :
Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng là một trong những hoạt động
khuyến khích đầu tư và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương. Từ sau khi gia nhập
WTO, chúng ta nhận thấy rằng: Kết cấu hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện
cho các hoạt động ngoại thương thực hiện có hiệu quả. Ngược lại nó sẽ làm giảm
hiệu quả của các hoạt động ngoại thương.
Vì thế, hiện nay VN đã và đang nỗ lực hình thành mạng lưới hạ tầng liên kết và
hiện đại, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Đẩy
mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công
nghệ thông tin trong hoạt động thương mại.
* Đánh giá chung về khuyến khích đầu tư tại thị trường Việt Nam:
Có thể nói với các chính sách ưu đãi thuế, chính sách mới cùng với quy trình bảo
hộ được cải thiện đáng kể đã và đang củng cố lòng tin cho các doanh nghiệp trong
nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và thu hút vốn đầu tư nước ngoài và
công nghệ sản xuất hiện đại vào Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng
cũng đang dần được nhà nước đầu tư và chú trọng với nhiều dự án mang tính quy
mô lớn. Nhờ vậy, Việt Nam đang tiến những bước lớn đến mục tiêu trở thành một
môi trường đầu tư thống thoáng, hấp dẫn đối với những doanh nghiệp nước ngoài.
3.5. Đánh giá rủi ro quốc gia
3.5.1. Rủi ro kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế: Mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ổn định .
Điều này thể hiện qua chỉ số GDP tăng trưởng bình quân trên 7% / năm, trong khu
vực: đứng thứ ba về tốc độ tăng trưởng chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Riêng đối
với ngành bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có sự tăng trưởng ấn tượng. Mặc dù vậy, nhưng
nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế , quy mô nền kinh tế khá nhỏ , quy mô
GDP chiếm tỷ trọng thấp là 0,34 % so với tổng giá trị nền kinh tế thế giới.
- Lạm phát: Thách thức kinh tế lớn nhất Việt Nam phải đối đầu chính là lạm phát
gia tăng, đặc biệt trong năm 2008 lên tới 23%, cao nhất trong gần 20 năm. Bên
cạnh đó, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, dòng vốn nước ngoài giảm.
- Tỷ giá hối đoái: Việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của NHNN vẫn còn

mang nặng tính kế hoạch , chưa thực sự linh hoạt vì còn phải gánh nhiều mục tiêu
khác của chính phủ như khuyến khích sản xuất, kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó,
việc mua vào lượng ngoại tế quá lớn dẫn đến cung tiền tăng cao, trong điều kiện


các công cụ tác động vào thị trường tiền tệ còn yếu đã gây khó khăn cho NHNN
trong mục kiểm soát lạm phát.
3.5.2. Rủi ro chính trị
Được đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị an ninh ổn định trên thế giới và
trong khu vực, Việt Nam có lợi thế bước đầu trong thu hút vốn nước ngoài. Tuy
nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề nổi cộm gây ảnh hưởng lớn đến rủi ro chính
trị của Việt Nam như :
- Thủ tục hành chính: Dù trải qua chương trình tổng thể cải cách hành trình từ
2001-2010 nhưng cho đến nay, thủ tục hành chính vẫn phức tạp, phiền hà và
tệ quan lieu, tham nhũng chậm khắc phục làm xấu đi môi trường đầu tư ở
Việt Nam. Việc chậm trễ rườm ra trong thủ tục đầu tư thể hiện rõ ở giai đoạn
thẩm định cấp giấy phép đầu tư và giai đoạn quản lý sau khi dự án được cấp
giấy phép.
- Tình trạng đình công của người lao động : Kể từ khi Bộ luật Lao động có
hiệu lực thi hành (từ năm 1995 đến hết năm 2012) cả nước đã xảy ra 4.922
cuộc ngừng việc tập thể, đình công, trong đó doanh nghiệp nhà nước xảy ra
100 cuộc chiếm 2,03%, DN có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra 3.526 cuộc,
chiếm 71,64%; doanh nghiệp tư nhân xảy ra 1.296 cuộc, chiếm 26,33%.
Nguyên nhân chủ yếu của các cuộc đình công trong năm 2008-2012 vẫn là
người lao đông (NLĐ) yêu cầu trả tăng lương, tiền thưởng, phụ cấp, tăng
tiền ăn trưa, tăng các chế độ phúc lợi. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân
khác như DN yêu cầu NLĐ tăng ca liên tục, điều kiện lao động không đảm
bảo, chất lượng bữa ăn giữa ca kém, trốn đóng BHXH, BHYT cho NLĐ,
không ký hợp đồng lao động, sự quản lý hà khắc và đối xử thô bạo của của
các ông chủ…

3.5.3. Rủi ro hoạt động
- Cơ sở hạ tầng: Điện năng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong các trung tâm
công nghiệp chủ chốt. Chi phí cho điện năng và viễn thông rất đắt đỏ . Bên cạnh
đó, chất lượng đường xá không đồng đều , tình trạng ngập lụt trên nhiều tuyến
đường và vấn đề tắc đường tại nhiều điểm nút giao thông vẫn là vấn đề nhức
nhối mà Việt Nam chưa giải quyết được triệt để.


- Ngoài ra, tại Việt Nam người tiêu dùng có thói quen mua hàng hóa ở chợ
truyền thống hoặc cửa hàng tạp hóa và thường mua thức ăn cho 1-2 ngày, thay
vì nhiều ngày để đảm bảo độ tươi ngon . Ngoài ra, nếu so với giá cả thị trường
nói chung thì các sản phẩm ở Circle K không rẻ hơn, mà yếu tố giá cả lại là một
yếu tố quan trọng để khách hàng lựa chọn có mua sắm hay không.
- Nguồn nhân lực thiếu đào tạo: Nguồn nhất lực bất cứ ngành nghề nào cũng là
yếu tố quan trọng. Thị trường bán lẻ cũng trong tình trạng khan hiếm nguồn
nhân lực có đào tạo. Nhân lực thị trường bán lẻ Việt Nam nhìn chung còn chậm
tư duy trong môi trường bán lẻ hiện đại cũng như thiếu kỹ năng và sự chuyên
nghiệp.
3.5.4. Rủi ro cạnh tranh
Tham nhũng: Tham nhũng từng được mô tả là một “ căn bệnh ung thư”, nó phá
hoại đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia. Tham nhũng làm tăng chi phí của
hàng hóa dịch vụ, thúc đẩy khoản đầu tư không hiệu quả, góp phần hạ thấp các
chuẩn mực, thậm chí có thể làm tăng tình trạng nợ nần và bần cùng hóa của đật
nước.Việt Nam trong thời kỳ này phải đối mặt với thách thức lớn chính là vấn đề
tham nhũng , hối lộ xuất hiện đều đặn mỗi năm như ; PMU 18, Đồ Sơn- Hải
Phòng, Cosevco… Mặc dù chính phủ đã có những tuyên bố và biện pháp chống
tham nhũng nhưng thực sự chưa có hiệu quả và chỉ mang tính đối phó hơn là một
chiến lược cụ thể và chưa triệt để.



Kết luận
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, một
quốc gia, một doanh nghiệp không thể tồn tại một cách riêng rẽ, độc lâp mà cần
tích cực vươn ra thị trường thế giới. Tuy nhiên con đường vươn ra thị trường thê
giới không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng. Trước khi xâm nhập vào một thị
trường mới, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ , phân tích và đánh giá tính hấp
dẫn của các thị trường nhằm tìm ra được các thị trường tiềm năng hơn cả. Từ đó,
xây dựng kế hoạch , chiến lược hợp lý để khai thác tối đa lợi thế và hạn chế rủi ro
mà thị trường đó đem lại. Với sự phát triển ổn định về kinh tế, chính trị, văn hóa
cùng nguồn lao động dồi dào, thuê nhân công giá rẻ, với hàng loạt các chính sách
khuyến khích đầu tư về thuế, cơ sở hạ tầng , Việt Nam được đánh giá là một thị
trường đầy tiềm năng của các doanh nghiệp bán lẻ . Tuy nhiên, áp lực về cạnh
tranh là không hề nhỏ, do đó Circle K cũng như các doanh nghiệp bán lẻ khác cần
có những chiến lược hợp lý, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng để tồn tại và
phát triển lâu dài.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Biên Bản Họp Nhóm 2
( lần 1)
Thời gian : 10h ngày 26 tháng 9 năm 2017
Địa điểm : Sân thư viện ĐH Thương Mại
Số lượng thành viên : 8
Nội dung buổi họp :
- Nhóm trưởng phổ biến đề tài , các bạn đóng góp ý kiến xây dựng dàn bài
- Lập đề cương cho bài thảo luận
- Phân công nhiệm vụ công việc

Kết luận :

Các thành viên sẽ nhận nhiệm vụ sẽ hoàn thành và nộp bản Word sau 1 tuần kể từ
ngày họp.
Cuộc họp kết thúc lúc 11h cùng ngày.


×