Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.32 KB, 23 trang )

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM
GẦN ĐÂY
I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TRONG 4 NĂM ( 2002-
2005 ) .
1. Thực trạng chung về sản xuất của Công ty
Trong 4 năm qua nhìn chung tình sản xuất của Công ty diễn ra tương đối
tốt, Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất đề ra, các đơn hàng đều được
thực hiện đúng thời hạn, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Tuy
nhiên, có một số mẫu bao bì được khách hàng mang đến đặt Công ty sản xuất
nhưng Công ty không thể sản xuất được, lí do, vì trình độ tay nghề của công
nhân và máy móc thiết bị không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Trong các loại bao bì được Công ty sản xuất, thì bao bì dùng cho gạch
men chiếm tỷ trọng lớn nhất. Thị trường gạch men nói riêng và thị trường vật
liệu xây dựng nói chung có đặc điểm là rất sôi động vào cuối năm. Chỉ từ tháng
6, tháng 7 âm lịch trở đi lượng gạch men mới được tiêu thụ mạnh, còn những
tháng đầu năm lượng tiêu thụ ít hơn. Từ ảnh hưởng của yếu tố thị trường, mà
trong đó ảnh hưởng trực tiếp là thị trường gạch men nên việc điều độ sản xuất
của Công ty gặp nhiều khó khăn. Có những lúc đơn hàng đến liên tục khiến bộ
phận sản xuất phải tiến hành sản xuất 3 ca nhưng ngược lại có những khi công
ty phải sản xuất cầm chừng vì không có đơn đặt hàng.
Công ty thường không đặt ra trước các chỉ tiêu về kế hoạch sản xuất trong
năm mà chủ yếu là khi nào có đơn đặt hàng, thì khi đó, công ty mới lên kế
hoạch, điều này cho thấy rằng, bộ phận sản xuất luôn ở trong tình trạng bị động.
Các công tác chuẩn bị nguyên vật liệu, thiết kế bản in, điều chỉnh dây chuyền
được thực hiện, khi giám đốc nhận được đơn hàng và giao lại nhiệm vụ sản xuất
cho từng phân xưởng.
TỔ NGHIỀN
BỘ PHẬN PHÙ TRỢ CỦA PX SX GIẤY KRAFT
PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT GIẤY KRAFT
TỔ XEO


Hiện nay, năng lực sản xuất của Công ty vẫn đang dư thừa, Công ty đang
sử dụng khoảng 70% năng lực sản xuất của mình, Số lượng sản phẩm sản xuất
trung bình mỗi tháng từ 2 triệu đến 2,5 triệu sản phẩm, sản lượng sản phẩm tăng
lên hàng năm.
Năng suất lao động trong toàn công ty được đánh giá là chưa cao, bởi vì
phần lớn lao động trong Công ty có trình độ tay nghề thấp .
2 . Thực trạng về cơ cấu sản xuất của công ty
Công ty có 2 phân xưởng sản xuất chính : gồm Phân xưởng sản xuất bao
bì Carton và Phân xưởng sản xuất giấy Kraft .
SƠ ĐỒ 2A : CƠ CẤU PHÂN XƯỞNG GIẤY KRAFT
* Phân xưởng sản xuất giấy Kraft :
Quản đốc phân xưởng là người có quyền cao nhất trong phân xưởng,
quản đốc chịu trách nhiệm quản lý công nhân thuộc phân xưởng, điều độ sản
xuất, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm sản xuất ra.
Phân xưởng sản xuất giấy Kraft gồm có 2 tổ sản xuất chính :
+ Tổ nghiền : có nhiệm vụ vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào cho đến
khâu hoàn tất bột thương phẩm .
PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON
TỔ TẠO SÓNG
TỔ IN
TỔ TẠO HÌNH TỔ HOÀN THIỆN
BỘ PHẬN PHÙ TRỢ CỦA PX SX BAO BÌ CARTON
+ Tổ Xeo giấy : tiếp tục công đoạn của tổ nghiền đó là biến bột thương
phẩm thành thành phẩm .
Ngoài ra còn có bộ phận phù trợ phụ trách nồi hơi đáp ứng đủ hơi cho
dây chuyền sản xuất.
Để đạt được hiệu quả kinh tế và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của dây
chuyền thì mỗi lần dây chuyền, hoạt động sẽ được vận hành 24h /24h . Do vậy
mỗi tổ sản xuất được chia thành nhiều ca khác nhau , thông thường từ 3 đến 4
ca / ngày.Tại mỗi ca sản xuất, đều có tổ trưởng, ca trưởng phụ trách.

SƠ ĐỒ 2B . CƠ CẤU PHÂN XƯỞNG BAO BÌ CARTON
* Phân xưởng sản xuất bao bì Carton :
Phân xưởng gồm có 4 tổ sản xuất chính :
+ Tổ tạo sóng ( làm lớp giấy sóng giữa của bao bì Carton )
+ Tổ tạo hình ( cắt theo kích cỡ qui định )
+ Tổ in
+ Tổ hoàn thiện ( dán bao bì )
Bộ phận phục vụ sản xuất trực tiếp gồm : bộ phận phụ trách nồi hơi, bộ
phận khắc bản in .
Sản phẩm bao bì Carton có nhiều kích cỡ khác nhau, do vậy, việc bố trí
sản xuất cũng được thay đổi tuy thuộc vào mặt hàng. Thông thường, phân
xưởng Carton sản xuất chia làm 2 ca / ngày , mỗi ca 8 tiếng bao gồm cả giờ
nghỉ. Mỗi khi Công ty chuyển đổi mẫu bao bì thì phân xưởng sẽ ngừng sản xuất
từ 3 đến 5 ngày để tạo bản in, điều chỉnh thiết bị . Do vậy, việc điều độ sản xuất
hợp lý có vai trò đặc biệt quan trọng, và trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về
quản đốc phân xưởng .
* Hệ thống kho chứa nguyên vật liệu, kho chứa thành phẩm và đường giao
thông nội bộ Công ty được bố trí hợp lý, thuận tiện và an toàn . Do lượng hàng
tồn kho của Công ty thường không nhiều nên hệ thống kho trong công ty được
tổ chức khá đơn giản. Các mặt hàng Công ty sản xuất có đặc tính rất dễ bắt lửa
nên vấn đề được quan tâm đảm bảo an toàn cho nguyên vật liệu và thành phẩm,
Công ty đã trang bị đầy đủ bình chữa cháy tại các nhà kho của Công ty.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG 4 NĂM (2001-
2005) TRONG VIỆC BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Tài sản của Công ty
Tình hình tài sản của công ty trong 4 năm gần đây được tổng hợp qua
bảng số liệu sau :
BIỂU 1 : CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
( Nguồn thông tin : Trích BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN )

Đơn vị tính : Nghìn đồng
STT Năm
Chỉ Tiêu 2002 2003 2004 2005
1
TSLĐ và đầu tư
ngắn hạn
2.008.856 6.593.268 9.314.630 12.265.142
2
Tiền mặt 720.343 887.156 3.338.410 4.025.912
3
Hàng tồn kho 519.274 523.184 1.371.861 937.584
4
TSCĐ và đầu tư dài
hạn
4.886.260 9.012.777 14.124.249 16.961487
5
Tổng tài sản
6.895.116 15.606.045 23.438.879 29.226.629
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy, Tài sản lưu động của công ty tăng lên
qua từng năm ( Năm 2002 Tổng TSLĐ và đầu tư dài hạn là 2.008,856 triệu
đồng ; năm 2003 : 6.593,268 triệu đồng ; năm 2004 : 9.314,630 triệu đồng ; năm
2005 : 12.265, 142 triệu đồng ). Tài sản lưu động của công ty tăng lên là do
nguồn tiền mặt và các khoản phải thu tăng. Lượng hàng tồn kho của công ty
chiếm tỷ trọng không lớn (khoảng trên dưới 10% so với tổng TSLĐ) chứng tỏ
rằng hoạt động cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và hoạt động tiêu thụ của
công ty được tổ chức khá tốt.
Tổng Tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong công ty năm 2002 là
4.886,260 triệu đồng ; năm 2003: 9.012,777triệu đồng ; năm 2004: 14.124,249
triệu đồng ; năm 2005: 29.226,629 triệu đồng.
Kết hợp với Biểu 3 ta có thể thấy rằng Tài sản lưu động và Tài sản cố

định của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ phải trả mà trong đó phần lớn
là các khoản nợ ngắn hạn. Dùng nợ ngắn hạn để đầu tư cho Tài sản cố định là
một điều không phù hợp với nguyên tắc tài trợ ( Nguồn ngắn hạn tài trợ cho
TSLĐ, nguồn dài hạn tài trợ cho TSCĐ ) , điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến
khả năng thanh toán của công ty .
b. Nguồn vốn của Công ty
Nguồn vốn của Công ty được huy động bằng vốn góp của các thành viên
và vốn vay nhân hàng.
- Năm 2002, Tổng nguồn vốn của công ty mới chỉ đạt 6.895,116 triệu đồng ,
trong đó nợ phải trả là 4.700,206 triệu đồng ( chiếm 68,1 % của tổng vốn ),
Nguồn vốn chủ sở hữu là 2.194,910 triệu đồng ( chiếm 31,9% của tổng vốn.
- Năm 2003, Tổng nguồn vốn của công ty là 15.606,045 triệu đồng, tăng
8.710,929 triệu đồng ( tương ứng tăng 126 % ) so với năm 2002. Trong đó Nợ
phải trả là 11.790,692 triệu đồng ( chiếm 75,6% của Tổng vốn ), Nguồn vốn chủ
sở hữu đạt 3.815,353 triệu đồng ( chiếm 24,4 % của Tổng vốn ) . Việc huy động
vốn đầu tư của công ty chủ yếu là từ các khoản vay ngắn hạn và dài hạn.
- Năm 2004 Tổng nguồn vốn của công ty là 23.438,879 triệu đồng , trong đó
Nợ phải trả là 19.560,380 triệu đồng (chiếm 83,4 % của Tổng vốn), Nguồn vốn
chủ sở hữu là 3.878,499 triệu đồng (chiếm 16,6 % của tổng vốn). Năm 2005
Tổng nguồn vốn của công ty đạt 29.226,629 triệu đồng , trong đó Nợ phải trả là
24.252,364 triệu đồng ( chiếm 82,9 % tổng vốn ), nguồn vốn chủ sở hữu là
4.974,265 triệu đồng ( chiếm 17,1 % tổng vốn ).
Có thể nhận xét rằng, năm 2004 và năm 2005 nguồn vốn của công ty
tăng lên rõ rệt, năm 2004 tổng vốn tăng 50% so với năm 2003, năm 2005 tổng
vốn tăng 24,6% so với năm 2004. Tổng vốn tăng chủ yếu là do nguồn vốn được
huy động từ các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn .
BIỂU 2 : PHÂN BỔ NGUỒN VỐN
Đơn vị tính : Nghìn đồng
STT Năm
Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005

1
Nợ phải trả
4.700.206 11.790.692 19.560.380 24.252.364
2 Nợ ngắn hạn 1.876.067 6.548.661 15.531.114 17.704.027
3 Nợ dài hạn 2.824.139 5.242.031 4.029.266 6.548.337
4
Nguồn vốn chủ sở hữu
2.194.910 3.815.353 3.878.499 4.974.265
5
Tổng nguồn vốn
6.895.116 15.606.045 23.438.879 29.226.629
( Nguồn thông tin :Trích BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN )
Trong 4 năm ( từ năm 2002 đến năm 2005 ), Nguồn vốn của công ty liên
tục tăng lên vì công ty đang trong giai đoạn phát triển, công ty cần huy động
vốn để đầu tư cho những dự án mới. Nhưng nguồn vốn huy động chủ yếu lại là
các khoản nợ, đặc biệt là Nợ ngắn hạn ( Năm 2005 : 17.704,027 triệu đồng,
chiếm 60,5 % ), điều này ảnh hưởng đến sự ổn định trong hoạt động kinh doanh
của công ty, Công ty sẽ chịu những khoản lãi vay lớn. Công ty cần phải có kế
hoạch trả lãi vay và trả nợ phù hợp để không làm ảnh hưởng xấu đến tình hình
tài chính .
* Thuyết minh về tài chính của Công ty :
- Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12
cùng năm.
- Hình thức kế toán áp dụng : chứng từ ghi sổ.
- Nguyên tắc xác định nguyên giá Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố
định vô hình : Theo hoá đơn gốc .
- Phương pháp khấu hao : Khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho :
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : Bình quân .
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Bình quân gia

quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
* Các loại trích quỹ trong Công ty :
+ Quỹ dự trữ bắt buộc được tính bằng 1% lợi nhuận ròng hàng năm
+ Quỹ khen thưởng được trích 0,5% lợi nhuận ròng hàng năm
+ Quỹ phúc lợi được trính bằng 0,2 % lợi nhuận ròng hàng năm
+ Quỹ phát triển sản xuất được trích bằng 1% lợi nhuận ròng hàng năm).
+ Phần lợi nhuận còn lại được Công ty sử dụng để đầu tư mới máy móc
thiết bị và xây dựng nhà xưởng.
( Nguồn thông tin : Điều lệ Công ty)
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TRONG 4
NĂM( 2002-2005).
1. Thị trường và thị phần của công ty.
- Xét trên khía cạnh địa lý thì hiện nay Công ty đang nắm giữ một thị
trường khá eo hẹp và gần như tập trung hoàn toàn trong tỉnh Vĩnh Phúc, thị
trường Vĩnh Phúc mang lại cho công ty trên 95% tổng doanh thu hàng năm. Các
khách hàng quan trọng của Công ty cũng tập trung trong tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo thông tin từ Sở thương mại tỉnh Vĩnh Phúc, thì trong tỉnh Vĩnh Phúc
hiện đang có 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì, nhưng
chỉ có duy nhất Công ty TNHH Bình Xuyên là sản xuất mặt hàng bao bì Carton,
các doanh nghiệp khác sản xuất kinh doanh bao bì PP, PE, bao bì sợi vải, bao bì
xi măng, vải địa kỹ thuật.
BẢNG 6 : DANH SÁCH DOANH NGHIỆP BAO BÌ TẠI TỈNH VĨNH PHÚC
STT TÊN DOANH NGHIỆP LOẠI BAO BÌ
1
Công ty TNHH Bình Xuyên Bao bì Carton
2
Công ty TNHH Công nghiệp
TS-ARI

Bao bì PP, PE, bao xi măng, các
loại vải nhựa; các loại vải địa kỹ
thuật; các loại bao container
3 Công ty TNHH ARIPACK Bao container và bao PP cao cấp
4
Công ty Nông sản thực phẩm và
Bao bì Vĩnh Phúc Bao bì PP
(Nguồn thông tin : website Sở Thương mại - Du lịch Vĩnh Phúc )
- Công ty TNHH Bình Xuyên đang có thuận lợi lớn, khi không có đối thủ
cạnh tranh trực tiếp tại thị trường tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng, ở các địa phương khác
cũng có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao bì Carton và giấy Kraft.
Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều khu công nghiệp phát triển, do vậy, có rất nhiều
doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tại Vĩnh Phúc có các doanh
nghiệp sản xuất trong các ngành bánh kẹo, lương thực thực phẩm chế biến, da
giầy, dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng v.v.. Tiềm năng thị
trường nơi đây là rất lớn, nhưng hiện nay, Công ty TNHH Bình Xuyên mới chỉ
chiếm lĩnh chủ yếu mảng bao bì cho các doanh nghiệp sản xuất gạch men. Do
Công ty đi sâu vào sản xuất bao bì đáp ứng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch
men, nên khi phải sản xuất các loại bao bì cho các loại sản phẩm khác thì, Công
ty thường gặp nhiều khó khăn, khả năng thích ứng của bộ phận sản xuất không
cao.
- Lượng bao bì mà Công ty tiêu thụ phụ thuộc rất lớn vào lượng gạch men
mà Tập đoàn Vĩnh Phúc tiêu thụ được trên thị trường, có thể thấy rằng doanh
nghiệp sẽ gặp rủi ro lớn trong trường hợp lượng gạch men tiêu thụ chậm, mà

×