Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Sáng tạo nhân vật anh hùng trần nguyên hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử sóng hận sông lô; người con trang sơn đông; người về chốn cũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN QUANG DUY

SÁNG TẠO NHÂN VẬT ANH HÙNG TRẦN NGUYÊN HÃN
QUA BA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ: SÓNG HẬN SÔNG LÔ;
NGƯỜI CON TRANG SƠN ĐÔNG; NGƯỜI VỀ CHỐN CŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN QUANG DUY

SÁNG TẠO NHÂN VẬT ANH HÙNG TRẦN NGUYÊN HÃN
QUA BA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ: SÓNG HẬN SÔNG LÔ;
NGƯỜI CON TRANG SƠN ĐÔNG; NGƯỜI VỀ CHỐN CŨ
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Duy

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn
Ngọc Thiện - người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi về tri thức, phương
pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô giáo Khoa Ngữ văn,
Khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người thân, đồng
nghiệp, bạn bè đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi
hoàn thành tốt khoá học này.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Duy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 10
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 11
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11
7. Dự kiến đóng góp ...................................................................................... 12
8. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 12
NỘI DUNG ....................................................................................................... 13
Chương 1: QUAN NIỆM VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ DIỆN
MẠO CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM .................................... 13
1.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử ............................................................ 13
1.2. Diện mạo của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ........................................... 18
1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử trong văn học trung đại..................................... 18
1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 ...................... 20
1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử từ năm 1945 đến 1985 ...................................... 23
1.2.4. Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ đổi mới (Từ năm 1986 đến nay) .......... 25
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 28

Chương 2: BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ SÁNG TẠO NHÂN
VẬT ANH HÙNG TRẦN NGUYÊN HÃN QUA BA TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ: SÓNG HẬN SÔNG LÔ; NGƯỜI CON TRANG SƠN ĐÔNG;
NGƯỜI VỀ CHỐN CŨ ..................................................................................... 30

iii


2.1. Hình ảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XV qua ba tiểu thuyết lịch sử:
Sóng hận sông Lô; Người con trang Sơn Đông; Người về chốn cũ.............. 30
2.2. Sáng tạo nhân vật anh hùng Trần Nguyễn Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử:
Sóng hận sông Lô; Người con trang Sơn Đông; Người về chốn cũ ................... 35
2.2.1. Người con trung hiếu, nặng lòng với quê hương, gia đình và
dòng tộc ..................................................................................................... 35
2.2.2. Người anh hùng với lý tưởng, khát vọng lớn lao ............................ 39
2.2.3. Người anh hùng mưu lược, tài trí trong chiến trận.......................... 44
2.2.4. Cái chết bi kịch của người anh hùng ............................................... 56
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 60
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ANH HÙNG
TRẦN NGUYÊN HÃN QUA BA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ: SÓNG
HẬN SÔNG LÔ; NGƯỜI CON TRANG SƠN ĐÔNG; NGƯỜI VỀ
CHỐN CŨ ......................................................................................................... 62
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình .......................... 62
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả tâm lý ................................. 64
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ ......................................... 69
3.3.1. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại .................................... 69
3.3.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm....................... 74
3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua giọng điệu ....................................... 78
3.4.1. Giọng điệu ngợi ca........................................................................... 78
3.4.2. Giọng điệu xót xa, thương cảm ....................................................... 84

Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 87
KẾT LUẬN....................................................................................................... 89
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN ..................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 93

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lịch sử là một đề tài lớn, nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ
thỏa sức sáng tạo. Viết về đề tài lịch sử là một truyền thống của nền văn học
Việt Nam và đến nay nó vẫn tồn tại một cách bền bỉ, thậm chí là bộ phận phát
triển mạnh mẽ của văn học Việt Nam đương đại. Đã có nhiều nhà văn dành
trọn tâm huyết và rất thành công khi tìm đến với đề tài lịch sử. Chúng ta có thể
kể đến Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Vũ
Ngọc Tiến, Hoàng Quốc Hải... Với đề tài lịch sử, các nhà tiểu thuyết đã dựng
lại cả một giai đoạn, một thời kỳ với những biến động xã hội, đồng thời đem
đến một cái nhìn, một tư tưởng và gửi gắm những suy tư, trăn trở về con người,
cuộc đời xưa và nay.
1.2. Trần Nguyên Hãn là nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, có công lớn
trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh dưới ngọn cờ khởi
nghĩa của Lê Lợi đầu thế kỷ XV. Nhưng cuộc đời của một vị tướng lừng danh
đã kết thúc một cách bi thảm với cái chết oan khuất. Những tài liệu chính sử
viết về Trần Nguyên Hãn không nhiều. Trong những năm gần đây, ba bộ tiểu
thuyết lịch sử viết về Trần Nguyễn Hãn đã ra đời và thu hút được sự chú ý của
bạn đọc. Đó là các tác phẩm Sóng hận sông Lô (Vũ Ngọc Tiến), Người con
trang Sơn Đông (Nguyễn Anh Đào), Người về chốn cũ (Xuân Mai). Cả ba tiểu
thuyết trên đã dựng lại cả giai đoạn lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XV- một trong

những giai đoạn lịch sử bi tráng và hào hùng của dân tộc. Đồng thời, qua những
tác phẩm đó, các nhà văn còn tập trung sáng tạo nhân vật lịch sử Trần Nguyên
Hãn để đem đến cho người đọc hình ảnh người anh hùng, người con đất Sơn
Đông “bằng xương bằng thịt” mà nhân dân ta tự hào và ngưỡng vọng.
1.3. Khi viết ba tiểu thuyết trên, các nhà văn Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn
Anh Đào, Xuân Mai đã sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu chính sử và các
truyền thuyết dân gian được lưu truyền ở địa phương. Các tác giả đã hư

1


cấu, sáng tạo nghệ thuật, qua đó tái dựng chân dung người anh hùng lịch sử
Trần Nguyên Hãn.
Vì vậy, để khẳng định thành công của các tác giả đối với những tiểu
thuyết lịch sử này, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Sáng tạo nhân vật
anh hùng Trần Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử: Sóng hận sông Lô;
Người con trang Sơn Đông; Người về chốn cũ”. Nghiên cứu vấn đề này sẽ
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về người anh hùng Trần Nguyên Hãn và một giai
đoạn lịch sử đầy biến động của dân tộc. Đồng thời, đó còn là một hướng đi cần
thiết trong việc nhìn nhận, khám phá tài năng nghệ thuật của các nhà văn,
khẳng định những đóng góp quan trọng của các tác giả đối với tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam thời kỳ đổi mới.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về nhân vật lịch sử Trần Nguyên Hãn
Trần Nguyên Hãn (1386 - 1429) xuất thân dòng dõi vua Trần Thái Tông,
là cháu nội của Chương Túc Quốc Thượng hầu, Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán
và là cháu 6 đời của Chiêu Minh đại vương, Tướng quốc Thái sư Trần Quang
Khải. Ông là người Sơn Đông (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) có học thức, giỏi binh
pháp. Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn sinh vào thời kỳ đất nước có nhiều biến
động ở cuối thế kỷ XIV. Nhà Trần suy yếu. Hồ Quý Ly rắp tâm chiếm đoạt

ngôi vua, đã thẳng tay giết hại tôn tộc nhà Trần. Năm 1406, giặc Minh dùng
chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”, sang xâm lược nước ta. Năm 1407, chúng bắt
được toàn bộ vua quan triều đình nhà Hồ đem về Trung Quốc. Từ đó, đất nước
ta chịu cảnh áp bức, bóc lột thậm tệ của giặc Minh.
Vào lúc này, Trần Nguyên Hãn (người con làng Quan Tử, trang Sơn
Đông, huyện Lập Thạch, phủ Tam Đới - nay là xã Sơn Đông, huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) đã trở thành lao động chính trong gia đình, vừa tiếp tục
học tập, vừa làm ruộng, ép dầu. Nhìn lũ giặc hoành hành khắp nơi trong vùng,
Trần Nguyên Hãn bầm gan tím ruột, nhưng cố nuốt hận, ra sức rèn luyện võ

2


nghệ, nghiền ngẫm binh thư, nuôi chí cứu nước giúp dân. Tháng 2 năm Canh
Dần (1410), ông bí mật chiêu tập thanh niên trai tráng trong vùng tổ chức luyện
quân, lập căn cứ tại rừng Thần, ao Tó, đầm Trạch (nay gọi là đầm Đa Mang)
thuộc hai xã Sơn Đông, Văn Quán để chờ thời cơ đánh giặc cứu nước. Cuối
năm Ất Mùi (1415), Trần Nguyên Hãn cùng với Nguyễn Trãi (anh em con cô
con cậu) trèo đèo, lội suối tìm đến Lam Sơn để theo Lê Lợi khởi nghĩa. Gần tết
năm Mậu Tuất (1418), Trần Nguyên Hãn đem 200 quân tinh nhuệ của nghĩa
quân Rừng Thần cùng hơn 100 ngựa chiến vào tụ nghĩa với nghĩa quân Lam
Sơn. Trần Nguyên Hãn đã dâng Lê Lợi thanh bảo kiếm của Tướng quốc Thái
sư Trần Quang Khải để tỏ một lòng một dạ phò Lê Lợi làm minh chủ chống
giặc cứu nước.
Tài năng, nhân cách, đức độ của Trần Nguyên Hãn được thể hiện rõ nét
trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Trong suốt những năm sát
cánh cùng Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn đã cùng với nghĩa quân Lam Sơn không
quản ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh làm nên những chiến thắng thần kỳ, bảo
vệ vững chắc giang sơn, Tổ quốc. Trần Nguyên Hãn luôn bất chấp nguy hiểm,
gian khổ để làm tròn trách nhiệm của một kẻ bề tôi trung quân báo quốc, được

Lê Lợi tin dùng, các tướng sĩ nể phục, kính trọng, tôn vinh. Năm 1428, kháng
chiến thành công, Lê Lợi lên ngôi, Trần Nguyên Hãn được gia phong “Tả
tướng quốc, Bình chương quân quốc trọng sự, Khu mật đại sứ”. Tuy nhiên, sau
khi đất nước được thanh bình, Lê Thái Tổ nghe theo lời xiểm nịnh của bọn gian
thần dẫn đến cái chết bi thảm của Trần Nguyên Hãn trên bến Đông Hồ. Nhưng
dù bị oan khuất, Trần Nguyên Hãn vẫn luôn tỏ rõ lòng trung thành của mình
với vua Lê và luôn nghĩ đến gia đình, dòng họ. Theo các tài liệu còn lưu giữ
được, vào ngày 26 tháng 2 năm Kỷ Dậu (tức 30-3-1429), vua Lê nghe theo lời
xiểm nịnh của bọn gian thần bèn sai 42 lực sĩ xá nhân đi bắt Trần Nguyên Hãn
về triều hỏi tội. Trước tình hình đó, gia nhân và lính hầu nhà Trần Nguyên Hãn
rất đông và nhiều người có võ nghệ, họ vô cùng tức tối và khuyên ông chống

3


lại lệnh vua, nhưng ông nói: “Việc lớn đã thành, nay vua muốn giết ta... Ta
không thể sống được với nhà vua, nhưng nếu ta ra mặt chống lại, nhà vua sẽ
viện cớ đó tàn sát giết hại hết con cháu họ Trần. Nay chỉ để mình ta và gia
quyến chịu chết là hơn!” [3, tr.42]. Trên đường về Thăng Long, khi thuyền vừa
cập bến Đông Hồ (thuộc dòng sông Lô), Trần Nguyên Hãn ngửa mặt lên trời
khấn rằng: “Tôi với Hoàng Thượng cùng mưu cứu nước cứu dân. Nay sự
nghiệp lớn đã thành, Hoàng Thượng nghe lời gièm pha mà hại tôi. Hoàng
Thiên có biết xin soi xét cho” rồi ông tự trầm mình [3, tr.41-42].
Theo tài liệu dòng họ Trần Nguyên Hãn, 26 năm sau, năm Diên Ninh thứ
2 (1455), vua Lê Nhân Tông xuống chiếu minh oan cho Trần Nguyên Hãn, trả
lại ruộng đất, của cải cho con cháu ông, ra lệnh phục chức, truy phong ông là
“Phúc Thần”, cho gọi con cháu ra làm quan nhưng không ai ra, đồng thời tôn
phong ông hiệu “Khai quốc Nguyên huân”. Đời nhà Mạc (1527-1593), ông
được truy phong là “Tả tướng quốc Trung liệt đại vương”. Đời nhà Nguyễn,
năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), triều đình ban sắc phong cho ông là “Tuấn hương

lương trực Tả tướng quốc Trần phủ quân chi thần”.
Hiện nay, những tài liệu chính sử viết về Trần Nguyên Hãn không nhiều.
Tư liệu để lại về danh nhân này là rất ít so với một con người, một cuộc đời và
một thời đại như vậy. Sách Đại Việt sử kí toàn thư có viết ngắn gọn về ông:
“Lê Hãn là cháu của tư đồ nhà Trần là Trần Nguyên Đán, có học thức, tinh binh
pháp, thì Thái Tổ yêu dùng, thường dự bàn mưu kín và theo đi đánh dẹp, đến
đâu là lập công ngay. Năm Mậu Thân thứ 1, bàn công, được gia hữu tướng
quốc, cho quốc tính, công lao danh vọng hơn người. Hãn nói riêng với người
thân rằng: “Vua có tướng như Việt Vương (Câu Tiễn). Không có thể cùng
hưởng yên vui được”, bèn xin về nghỉ. Vua cho. Hãn là con cháu nhà Trần, bị
vua ngại. Khi đã về Sơn Đông (ấp thuộc huyện Lập Thạch), ở làng mà dựng
nhà đóng thuyền, không tránh hình tích, có kẻ gièm là mưu phản. Vua tin, sai
lực sĩ đến bắt. Xuống thuyền đậu ở bến Sơn Đông, tự trầm chết” [32, tr.530].

4


Tài năng quân sự kiệt xuất cùng tấm lòng yêu nước thương dân của Trần
Nguyễn Hãn được các nhà nghiên cứu, bác học, sử học và quân sự đánh giá cao.
Nhà bác học Lê Quý Đôn trong Lê triều thông sử ở thế kỷ XVIII có viết:
“Ông Hãn luôn luôn nuôi chí cứu đời giúp dân” và “Ông Hãn là người tinh
binh pháp, hữu học thức” [Dẫn theo 3, tr.45].
Trong bài “Trần Nguyên Hãn, nhà chỉ huy sáng tạo”, Thượng tướng,
GS. Hoàng Minh Thảo đánh giá: “Trong tất cả những hoạt động quân sự của
mình, khi trực tiếp chỉ huy một đạo quân, khi đảm nhiệm một hướng, khi vận
động phục kích, khi công thành, khi đối đầu trực tiếp với lực lượng thiện chiến
nhất của giặc, khi lĩnh nhiệm vụ diệt phá hậu cần của chúng, Trần Nguyên Hãn
đều hoàn thành xuất sắc, xứng đáng là một vị tướng giỏi” [Dẫn theo 3, tr.46].
GS. Lê Văn Lan, trong bài “Về thời đại của Trần Nguyên Hãn” viết:
“Ông là người có một phẩm chất lớn mà một phần quan trọng trong việc làm

nên bản lĩnh, nhân cách của ông là: thức - hiểu. Trần Nguyên Hãn rất hiểu đời,
hiểu người và hiểu mình” [Dẫn theo 3, tr.47-48].
Tại cuộc hội thảo về thân thế, sự nghiệp của Trần Nguyên Hãn tại huyện
Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú năm 1988, GS. Văn Tạo, Viện trưởng Viện sử học
nói: “Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn là một vĩ nhân, một vị anh hùng dân
tộc, xứng đáng được nhân dân phụng thờ” [Dẫn theo 3, tr.48].
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm, dâng hương đền thờ Tả
tướng quốc Trần Nguyên Hãn ngày 19/3/1999 khẳng định: “Trần Nguyên Hãn
không chỉ là một vị tướng kiệt xuất trong chiến thắng chống quân Minh ở thế
kỷ XV mà ông còn là một Anh hùng dân tộc” [Dẫn theo 3, tr.48].
Trong bài tham luận “Cuộc đời và sự nghiệp của Đức Tổ Trần Nguyên
Hãn gắn liền với non sông, đất nước” năm 2017, ông Trần Quang Trung đã
khẳng định tài năng xuất chúng của Trần Nguyên Hãn: “Ngay từ nhỏ, Đức Tổ
tỏ ra là người thông minh, tài trí, xuất chúng và có chí lớn. Năm 16 tuổi đã đọc

5


hết Tứ thư ngũ kinh và sách Binh thư yếu lược, đây chính là nền tảng hình
thành nên tài thao lược quân sự của Người sau này... Trong số rất nhiều trận
đánh do Trần Nguyên Hãn chỉ huy khiến quân Minh phải kinh hồn, bạt vía, có
lẽ trận đánh thành Xương Giang và tiêu diệt 10 vạn quân viện binh của giặc
sang cứu thành Đông Quan đã đi vào lịch sử dân tộc như mốc son chói lọi trong
cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược - đội quân phương Bắc hùng
mạnh nhất trong thế kỷ XV” [54].
Tóm lại, Trần Nguyên Hãn là người “hữu học thức, tinh binh pháp”, một
tài năng quân sự lỗi lạc. Ông là anh hùng dân tộc và có công lớn trong sự
nghiệp bảo vệ giang sơn, Tổ quốc. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kỵ của bọn gian thần
mà dẫn đến cái chết bi thảm của ông trên bến Đông Hồ. Tuy nhiên, với lòng
trung quân ái quốc và chiến công lừng lẫy trong cuộc kháng chiến chống giặc

ngoại xâm, tên tuổi của ông vẫn luôn sống mãi trong lòng dân tộc.
2.2. Nghiên cứu về những tác phẩm văn học viết về Trần Nguyên Hãn
Ba tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông Lô, năm 2013 (Vũ Ngọc Tiến),
Người con trang Sơn Đông, năm 2013 (Nguyễn Anh Đào), Người về chốn cũ,
năm 2014 (Xuân Mai) là những tác phẩm mới được ra đời trong những năm
gần đây. Ngay từ khi xuất hiện, ba tiểu thuyết lịch sử đã trở thành đối tượng thu
hút và quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học.
Trong buổi tọa đàm ra mắt cuốn tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông Lô
(ngày 10/8/2013) của Vũ Ngọc Tiến, đã có nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê
bình đánh giá, nhận định về những nét đặc sắc và thành công của tác phẩm này.
Nhà văn Hoàng Quốc Hải, một cây bút tiểu thuyết lịch sử cho rằng Sóng
hận sông Lô là “cuốn sách kịp thời cảnh tỉnh những ai giả vờ, hoặc cố tình ngủ
quên trước hiểm họa đất nước. Đồng thời thổi một luồng sinh khí mới vào tinh
thần yêu nước có lúc bị xúc phạm” [Dẫn theo 41]. Nhà văn tâm đắc với những
thông điệp nổi và chìm trong tiểu thuyết này.

6


Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Hồng “cảm nhận tính kịch trong
tiểu thuyết, đặc biệt là với nhân vật Trần Nguyên Hãn” [Dẫn theo 41].
PGS.TS. La Khắc Hòa cho rằng “Vũ Ngọc Tiến đã dựng được cái khung
mới cho tiểu thuyết lịch sử ở ta. Vũ Ngọc Tiến không viết Lịch Sử như ngụ
ngôn, rút ra bài học; nhà văn đã kể “câu chuyện thú vị” về Lịch Sử để người
đọc nhận lấy thông điệp” [Dẫn theo 41].
Trong bài viết “Một cách viết mới về đề tài lịch sử” ở cuối tiểu thuyết
Sóng hận sông Lô, PGS.TS. Vũ Nho đã có nhận định về những thành công của
tác phẩm. Tác giả cho rằng Vũ Ngọc Tiến “không chỉ khắc họa được chân dung
Trần Nguyên Hãn, một người cương trực, dũng mãnh và cái chết oan khuất của
ông, mà còn dựng lên chân dung một loạt những nhân vật quan trọng tham gia

khởi nghĩa Lam Sơn và tham gia sáng lập nhà Hậu Lê... Tất nhiên, tác giả
không minh họa Lịch sử, nhưng tô đậm và làm rõ hơn những nhân vật lịch sử”
[Dẫn theo 52, tr.341]. Bên cạnh đó, PGS. TS. Vũ Nho còn đánh giá cao nét đặc
sắc trong Sóng hận sông Lô khi nhận thấy Vũ Ngọc Tiến đã lồng vào tác phẩm
những kiến thức về lịch sử, địa lý, triết học, tôn giáo. Cuối bài viết, PGS.TS.
Vũ Nho khẳng định đây là “một cuốn sách công phu, hấp dẫn. Điều quan trọng
nhất là tác giả đã suy nghĩ và tìm lời giải về các nhân vật lịch sử, làm phong phú,
rõ thêm những vấn đề của thời đó, mời gọi người đọc cùng tưởng tượng, suy
ngẫm về lịch sử, đặc biệt là về âm mưu thâm độc của giặc ngoại xâm phương Bắc
thời hậu chiến đối với nước ta” [Dẫn theo 52, tr.347].
Trong bài viết “Đọc Sóng hận sông Lô: Lê Lợi giết Trần Nguyên Hãn?”
(ngày 14/8/2013), nhà văn Đông La nhận định Vũ Ngọc Tiến viết Sóng hận
sông Lô theo cách viết của Tiểu thuyết giáo trình ở Mỹ. Vũ Ngọc Tiến đã bồi
đắp một cách tự nhiên cho người đọc nhiều tri thức về “tôn giáo, lịch sử, địa lí,
triết học quyện trong các tình tiết của cốt truyện” [30].
Nhà văn Phạm Thuận Thành trong bài “Mấy cảm nhận về Sóng hận sông
Lô của Vũ Ngọc Tiến” (ngày 14/8/2013) nói rằng khi đọc Sóng hận sông Lô,

7


ông đã “được khám phá cả một chương oai hùng của dân tộc: Cuộc kháng
chiến trường kì chống quân xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo” [46].
Tiểu thuyết dã sử Người con trang Sơn Đông của nhà văn Nguyễn Anh
Đào cũng được người đọc đón nhận và có những đánh giá bước đầu. Trong bài
tham luận “Cuộc đời và sự nghiệp của Đức Tổ Trần Nguyên Hãn gắn liền với
non sông, đất nước” (ngày 25-2-2017), ông Trần Quang Trung nhận định:
“Trong cuốn sách của Nguyễn Anh Đào nêu lên rất nhiều chi tiết phi lịch sử khi
cho rằng, sau khi Hồ Quý Ly cướp ngôi, âm mưu hãm hại tôn tộc nhà Trần, để
bảo toàn gia tộc, Trần Nguyên Đán đành phải hạ mình, gửi con trai mình là

Trần Nguyên Mộng cho Quý Ly như một thứ con tin rồi xin cầu hôn với con
gái riêng của Quý Ly để được phong chức Đông cung Phán thủ. Tác giả còn lý
giải, nhờ đó mà gia đình Trần Nguyên Đán vượt qua được hoạn nạn, giữ được
giống nòi kế thế mai sau. Cuốn sách cũng không đề cập đến việc chạy nạn lên
Sơn Đông của hai vợ chồng Trần Án - thân sinh Đức Tổ Trần Nguyên Hãn,
thậm chí còn viết nhầm lẫn họ của Tổ Mẫu là Đặng Thị Hoàn. Theo cách phân
tích diễn giải của tác giả thì hai vợ chồng cụ Trần Án lên Sơn Đông là để khai
hoang lập ấp, kiếm kế sinh nhai, chứ không phải đi lánh nạn. Tác giả còn hư
cấu một cách thái quá, không phù hợp với lịch sử, khi nói rằng hai vợ chồng
Trần Án lên Sơn Đông 3 năm chưa có con. Một buổi tối, bà Hoàn đi tắm sông,
được một tiên đồng giáng thế, sau đó mang thai, sinh ra Trần Nguyên Hãn.
Chưa hết, tác giả còn tự ghép mối quan hệ giữa Trần Nguyên Hãn với Nguyễn
Trãi là quan hệ chú cháu chứ không phải con cô, con cậu... Rõ ràng, với việc sử
dụng thủ pháp hư cấu chủ quan mang tính võ đoán của tác giả đã làm cho cuốn
tiểu thuyết lịch sử bị méo mó, không có giá trị thông tin, cũng như ý nghĩa về
mặt lịch sử” [54]. Như vậy, ông Trần Quang Trung cho rằng tác giả của tiểu
thuyết Người con trang Sơn Đông đã hư cấu quá nhiều, không đúng với sự thật
lịch sử. Mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật là vấn đề vẫn còn
nhiều tranh luận. Hư cấu là một yêu cầu tất yếu của nghệ thuật nhưng không

8


được đi ngược với chân lý lịch sử. Từ cuốn Về lợi ích và tác hại của chủ nghĩa
lịch sử (F. Nietzsche) đến cuốn Sự khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử (Karl
Popper) đã xuất hiện nhiều quan điểm làm cho không chỉ các nhà sử học, nhà
văn viết tiểu thuyết lịch sử, mà cả những người đọc tiểu thuyết lịch sử cũng
phải suy nghĩ. Karl Popper cho rằng lịch sử cần được viết lại, vì mỗi thế hệ mới
lại đặt ra trước nó những vấn đề mới, nghĩa là không có lịch sử như trong quá
khứ mà chỉ có những cách giải thích lịch sử khác nhau và không có cách giải

thích lịch sử nào là cuối cùng.
Về tiểu thuyết Người về chốn cũ của Xuân Mai, nhà văn Phạm Ngọc
Chiểu trong bài viết “Một nỗi đau truyền đời” (ngày 15/6/2014) đã có những
cảm nhận sâu sắc khi đọc tác phẩm. Với những tư liệu chính sử không nhiều và
một vài câu chuyện dã sử được lưu truyền trong dân gian nhưng Xuân Mai đã
xây dựng thành công nhân vật Trần Nguyên Hãn, “giới thiệu với người đọc cả
cuộc đời của nhân vật, với đầy đủ dung mạo, tính tình, mối quan hệ xã hội, rồi
những biến cố lịch sử nhân vật trải qua cách nay ngót sáu trăm năm” [6]. Nhân
vật chính của Người về chốn cũ là một nhân vật có thật trong lịch sử và được
nhà văn Xuân Mai “chăm chút tái hiện từ lúc sinh ra cho đến tận cuối đời...
Một Trần Nguyên Hãn hiện lên trước mắt người đọc khá sống động, từ lúc còn
là cậu bé con, đến lúc là trang nam nhi tuấn tú luôn ấp ủ thù nhà nợ nước, biết
yêu và lấy vợ, sinh con, cho đến khi là tướng võ nghệ cao cường, tinh thông
binh pháp, đánh đâu thắng đó. Những trận Trần Nguyên Hãn cùng Thượng
tướng Doãn Nỗ dẫn quân vào đánh chiếm hai xứ Tân Bình, Thuận Hoá, sau
đánh thành Xương Giang trên xứ Bắc chỉ vẻn vẹn trong có hai giờ lấy được
thành, cho đến những trận đánh viện binh của Liễu Thăng khi cùng Lê Sát, lúc
cùng Lê Lý… được ngòi bút Xuân Mai tái hiện thật sinh động” [6]. Trong
Người về chốn cũ, Xuân Mai còn “kết hợp đưa vào mạch truyện chính rất nhiều
truyện dân gian, những phong tục tập quán, những lễ hội, những trò chơi dân
gian... Có thể thấy nhà văn Xuân Mai có một vốn liếng văn học dân gian dày
dặn, phong phú và ông có ý thức dân gian hoá lịch sử nên đã chọn lọc, đưa vào
9


Người về chốn cũ những chuyện dân gian khá đắc địa, giúp cho tiểu thuyết có
không khí xã hội sinh động để nhân vật chính có đất sống và hoạt động như
thật, không bị khô cứng. Tôi rất ấn tượng với trang miêu tả về cái chết đầy bi
tráng của Trần Nguyên Hãn và đoàn người đi theo ông khi họ nhất loạt gác
chèo để thuyền lao xuống ghềnh Đông Hồ. Câu hỏi lớn của Trần Nguyên Hãn

khi ông ngửa mặt hỏi trời cao trước khi chết thật có sức lay động người đọc một thành công trong sáng tạo của Xuân Mai khi khép lại câu chuyện về bậc
danh tướng” [6]. Nhà văn Phạm Ngọc Chiểu đã có những đánh giá về thành
công của Xuân Mai, đặc biệt trong việc tái dựng một cách sống động nhân vật
anh hùng trong lịch sử dân tộc và đem đến cho tác phẩm một không gian lễ hội,
không gian văn hóa đậm đà bản sắc.
Chúng tôi nhận thấy các bài viết về ba tiểu thuyết lịch sử này còn chưa
nhiều và mới chỉ dừng lại ở những nhận định, đánh giá có tính chất khái quát.
Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về ba tiểu
thuyết lịch sử (Sóng hận sông Lô, Người con trang Sơn Đông, Người về chốn
cũ) và về nhân vật Trần Nguyên Hãn. Tuy nhiên, những ý kiến và nhận định về
ba tiểu thuyết trên là những gợi dẫn quan trọng để chúng tôi tiến hành khảo sát,
nghiên cứu và triển khai đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ sự sáng tạo của ba nhà
văn khi xây dựng nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn và nghệ thuật xây dựng
nhân vật qua ba tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông Lô (Vũ Ngọc Tiến), Người
con trang Sơn Đông (Nguyễn Anh Đào), Người về chốn cũ (Xuân Mai). Từ đó,
khẳng định vị trí và những đóng góp quan trọng của các tác giả trong đời sống
văn học Việt Nam hiện đại.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự sáng tạo của các nhà văn khi xây dựng
nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông
10


Lô (Vũ Ngọc Tiến), Người con trang Sơn Đông (Nguyễn Anh Đào) và Người về
chốn cũ (Xuân Mai). Trong những trường hợp cần thiết, chúng tôi liên hệ so sánh
với những tác phẩm cùng đề tài lịch sử để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát chủ yếu trong phạm vi ba cuốn tiểu thuyết lịch sử
Sóng hận sông Lô của nhà văn Vũ Ngọc Tiến (Nxb Hội Nhà văn, 2013), Người
con trang Sơn Đông của nhà văn Nguyễn Anh Đào (Nxb Phụ nữ, 2013) và
Người về chốn cũ của nhà văn Xuân Mai (Nxb Văn học, 2014).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, phát hiện những sáng tạo của các nhà văn khi xây dựng nhân
vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử Sóng hận sông Lô
(Vũ Ngọc Tiến), Người con trang Sơn Đông (Nguyễn Anh Đào) và Người về
chốn cũ (Xuân Mai).
Phân tích được những nét độc đáo của Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Anh Đào,
Xuân Mai trong nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua
ba tiểu thuyết lịch sử.
Chỉ ra những điểm giống và khác nhau của ba nhà văn khi xây dựng
nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn. Từ đó, thấy được nét riêng và phong
cách độc đáo của mỗi nhà văn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành luận văn, chúng tôi tích hợp đồng bộ một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi tìm hiểu phương pháp phân
tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu tài liệu có liên quan đến đề tài. Phân tích những dẫn
chứng cụ thể, tiêu biểu để làm rõ sự sáng tạo nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn
qua ba tiểu thuyết lịch sử. Phương pháp tổng hợp giúp chúng tôi có cái nhìn khái
quát về vấn đề nghiên cứu và khái quát lại nội dung chính ở các chương, mục.
- Phương pháp so sánh văn học: Đặt hình tượng nhân vật anh hùng Trần
Nguyên Hãn trong tiểu thuyết lịch sử của Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Anh Đào và
Xuân Mai trong cái nhìn tương quan để tìm ra những nét tương đồng, khác biệt.
11


- Phương pháp tiếp cận Thi pháp học: Phương pháp này giúp người
nghiên cứu giải quyết các yêu cầu của đề tài theo hướng đã được xác định bởi

đối tượng nghiên cứu: hình tượng nhân vật.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong quá trình nghiên cứu, chúng
tôi có liên hệ, sử dụng một cách đúng mực kiến thức của ngành lịch sử, văn hóa
học, triết học... nhằm giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu
được toàn diện, sâu sắc hơn.
7. Dự kiến đóng góp
Đây là công trình khoa học đầu tiên, kịp thời nghiên cứu về ba cuốn tiểu
thuyết lịch sử viết về Trần Nguyên Hãn trong văn học đương đại đã và đang thu
hút sự chú ý của người đọc. Từ công trình này, người viết muốn khẳng định vị
trí và những đóng góp của các nhà văn vào quá trình phát triển của tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử và diện mạo của tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam.
Chương 2: Bức tranh đời sống xã hội và sáng tạo nhân vật anh hùng Trần
Nguyên Hãn qua ba tiểu thuyết lịch sử: Sóng hận sông Lô; Người con trang
Sơn Đông; Người về chốn cũ.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng Trần Nguyên Hãn qua
ba tiểu thuyết lịch sử: Sóng hận sông Lô; Người con trang Sơn Đông; Người về
chốn cũ.

12


NỘI DUNG
Chương 1
QUAN NIỆM VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VÀ DIỆN MẠO
CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM

1.1. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử
Trong cuốn Tiểu thuyết hiện đại của hai giáo sư người Pháp Dorothy
Brevvster và Jonh Bureell, tiểu thuyết lịch sử được hiểu như sau: “Những
chuyện đó chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ, và chỉ vì nhân nhượng mà ta gọi
là tiểu thuyết lịch sử. Gọi theo tên hiệu này hay tên hiệu khác tùy thuộc vào
cách nhà phê bình định nghĩa, đọc và ưa thích (hay chán ghét) chúng. Vì khi
thích một cuốn truyện nào thì nhà phê bình thường muốn đưa nó vào một loại
văn học có danh” [7, tr.211]. Như vậy, với quan niệm này thì tiểu thuyết lịch sử
trước tiên là tiểu thuyết viết về thời quá khứ của một dân tộc, một quốc gia nào
đó và điều quan trọng nó phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của người phê
bình muốn xếp nó vào loại nào.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thể loại văn học lịch sử, tiểu thuyết lịch
sử được quan niệm như sau: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa
đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện
chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn
tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác
phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu
những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã
qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thật lịch sử
của thể loại này” [20, tr.302].
Còn Từ điển văn học, tiểu thuyết lịch sử được quan niệm: “Tác phẩm tự
sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Lịch sử trong ý nghĩa khái quát,
là quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Các khoa học xã hội (cũng được
gọi là các khoa học lịch sử) đều nghiên cứu quá khứ của loài người trong tính

13


cụ thể và đa dạng của nó. Tuy vậy, những tiêu điểm chú ý của các sử gia lẫn
các nhà văn quan tâm đến đề tài lịch sử, thường đều là sự hình thành, hưng

thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội của
cộng đồng quốc gia, trong quan hệ giữa các quốc gia như chiến tranh, cách
mạng..., cuộc sống và sự nghiệp của những nhân vật có ảnh hưởng đến tiến
trình lịch sử” [42, tr.1725].
Như vậy, tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm mang trọn đặc trưng của
tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung lịch sử làm đề tài và cảm hứng sáng tạo nghệ
thuật. Đối tượng của tiểu thuyết lịch sử là nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến
trình lịch sử. Đó có thể là một thời quá khứ xa xôi hay một thời kỳ lịch sử đặc
biệt. Tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi người viết vừa phải có kiến thức uyên bác, tỉ mỉ
của một nhà sử học, lại vừa phải có khả năng sáng tạo nghệ thuật.
Cho đến nay, có cả một hệ thống quan niệm về tiểu thuyết lịch sử. Trong
khuôn khổ của Luận văn, người viết xin được đưa ra quan điểm về tiểu thuyết
lịch sử của một số tác giả, nhà nghiên cứu và phê bình văn học sau:
Alexandre Dumas, nhà tiểu thuyết lịch sử người Pháp cho rằng: “Lịch sử
đối với tôi là gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi mà thôi”
[Dẫn theo 39, tr.31]. Quan điểm của Dumas rõ ràng đứng về phía hư cấu lịch
sử, xem những sự kiện, nhân vật lịch sử chỉ là phương tiện để nhà văn viết tiểu
thuyết và gửi gắm suy nghĩ, ý tưởng riêng của mình.
Lucacs, nhà mỹ học Mác xít lớn với nhiều công trình mỹ học, trong đó
có cuốn nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử khẳng định tiểu thuyết lịch sử phải có
nhiệm vụ nghệ thuật hóa lịch sử: “Nhiệm vụ của tiểu thuyết lịch sử là chứng
minh sự tồn tại của hoàn cảnh và nhân vật lịch sử bằng công cụ nghệ thuật”
[Dẫn theo 39, tr.31].
Trong Lời đầu sách cuốn tiểu thuyết Người về chốn cũ, nhà văn Xuân
Mai đã dẫn ý kiến của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khi bàn về tiểu thuyết lịch
sử. Theo Nguyễn Quang Thiều, các tác phẩm văn học về đề tài lịch sử cần phải

14



làm hiện lên chân lý và nhân cách của lịch sử: “Các nhà văn không phải là các
nhà sử học. Bởi vậy, sáng tạo văn học về đề tài lịch sử không phải là công việc
ghi chép các chi tiết hay tổng hợp những tư liệu về một sự kiện lịch sử, một giai
đoạn lịch sử hay một nhân vật lịch sử. Sáng tạo văn học về đề tài lịch sử là làm
hiện lên chân lý và nhân cách của sự kiện lịch sử ấy và của nhân vật làm ra lịch
sử ấy... Vì vậy, trực tiếp hay hay gián tiếp thì cái cốt yếu trong tác phẩm văn
học viết về lịch sử là dựng lên nhân cách và tinh thần sống của những con
người làm nên lịch sử bằng cái nhìn vừa mang tính khoa học, vừa đầy trí tưởng
tượng phong phú của mình” [Dẫn theo 37].
Nhà văn Hoàng Quốc Hải cho rằng, công việc của người viết tiểu thuyết
lịch sử “là tái hiện lịch sử như nó có. Nhưng không phải tái hiện tất cả những gì
mà lịch sử chứa đựng. Nghĩa là phải chọn lựa những con người tiêu biểu cho cả
hai mặt thiện và ác, những con người có tác dụng chi phối lịch sử. Các sự kiện
lịch sử cũng vậy thôi, phải chọn lấy những sự kiện gây ấn tượng mang dấu mốc
tiêu biểu cho từng chặng đường lịch sử” [19]. Mặc dù là nhà văn chuyên viết
khá sát sự thực lịch sử nhưng theo Hoàng Quốc Hải, tiểu thuyết lịch sử cần có
sự hư cấu: “Cho nên lịch sử đối với nhà văn chỉ là cái cớ... Do đó nhiệm vụ
của nhà văn viết về lịch sử là giải mã lịch sử chứ không lặp lại các thông
tin lịch sử... Sự hư cấu là một tất yếu nằm trong thuộc tính của mọi loại
hình tiểu thuyết... Lại hỏi: Biên độ hư cấu đến mức nào? Đáp: Không giới
hạn” [Dẫn theo 12, tr.260-262].
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những cuốn tiểu thuyết lịch sử
Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa lại quan niệm: “Tôi quan
niệm rằng tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà
là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại... Trong tiểu thuyết tất cả là
giả định để độc giả rộng quyền hư cấu tưởng tượng, độc giả là người tham dự
vào tiểu thuyết, tạo ra những góc nhìn còn ẩn khuất trong lịch sử” [28]. Như

15



vậy, lịch sử không phải là đích đến của nhà văn mà đó chỉ là cái cớ, là phương
tiện để nhà văn thể hiện cách đánh giá, nhìn nhận, suy ngẫm về nhân vật lịch sử
và sự kiện lịch sử.
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Trong quá trình sáng tác, các
nhà tiểu thuyết lịch sử vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử, vừa phải phát huy
cao độ vai trò của hư cấu, sáng tạo nghệ thuật” [11, tr.164]. Với quan niệm này,
tác giả nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật
trong tiểu thuyết lịch sử.
Trong tiểu luận đề dẫn Hội thảo về chủ đề “Lịch sử và văn hóa - Cái nhìn
nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh”, Nguyễn Đăng Điệp nhận định: “Khác
với truyền thống coi lịch sử là đại lịch sử (đã xong xuôi), lý thuyết hiện đại, hậu
hiện đại khẳng định lịch sử là quá trình chưa hoàn tất mà đang được cấu tạo lại
với sự xuất hiện của các tiểu lịch sử. Tại đấy, lịch sử được hình dung như
những mảnh vỡ... Có người khẳng định, nhà văn có quyền tưởng tượng đến vô
hạn và tác phẩm của họ thực chất là cách cấu tạo lịch sử theo quan điểm cá
nhân. Tại đó, có một thứ lịch sử khác (ngoại vi) so với lịch sử được thừa nhận
(trung tâm), và lịch sử, khi đã đi vào lãnh địa tiểu thuyết, phải được tổ chức
trên cơ sở hư cấu và nguyên tắc trò chơi vốn là một đặc trưng của nghệ
thuật” [12, tr.5-8]. Như vậy, theo quan điểm của tác giả, tiểu thuyết lịch sử cần
được sáng tạo theo quan điểm cá nhân, phát huy cao độ vai trò của yếu tố hư cấu.
Trong phần lời bạt kỷ yếu của chính Hội thảo trên, Trần Đình Sử cũng
nhận định ủng hộ cho tính hư cấu của văn học về đề tài lịch sử: “Trên thế giới
sự đổi thay của tiểu thuyết lịch sử gắn với quan niệm về lịch sử. Từ chủ nghĩa
cấu trúc đến hậu cấu trúc, từ hậu cấu trúc đến chủ nghĩa tân lịch sử người ta
nhận rõ lịch sử chỉ là sự trần thuật về lịch sử, tạo nên sự hoài nghi đối với tính
chân thực của văn bản lịch sử... Do đó, “sự thật lịch sử” là một khái niệm ẩn
dụ, mang tính chủ quan” [Dẫn theo 12, tr.467-469].

16



Tác giả Văn Giá trong bài “Tiểu thuyết lịch sử theo lối phác giản, đời
thường” đã căn cứ vào thái độ tiếp cận lịch sử của các tác giả viết tiểu thuyết
lịch sử và thấy có hai cách phổ biến: “Thứ nhất: ngợi ca, tôn vinh triều đại hoặc
nhân vật lịch sử; thứ hai, dựng lại một cách chân thực lịch sử với tất cả những
gì mà thông sử cho biết trong hầu hết những mặt tốt xấu vốn có... Ở cả hai cách
này có một điểm chung là đều lấy lịch sử thông sử làm hệ quy chiếu, từ đó nhìn
lịch sử theo một tâm thế nghiêm trang, thành kính, cách nhìn “sử thi”. Với cách
nhìn này, các nhà tiểu thuyết lịch sử lấy việc phục dựng nguyên trạng lịch sử làm
đích. Người đọc không chỉ được thỏa mãn trí tưởng tượng nghệ thuật sống động,
mà còn lĩnh hội được khá nhiều tri thức lịch sử của các thời đại đã qua” [14].
Trong bài viết “Sự thật lịch sử và hư cấu nghệ thuật”, Đỗ Ngọc Yên nhấn
mạnh người nghệ sĩ hoàn toàn có quyền tái hiện lịch sử theo cách riêng của
mình nhưng tuyệt nhiên không được phép bịa đặt ra lịch sử. Ông nói những
người sáng tác “vừa phải tôn trọng đến mức tối đa sự thật lịch sử, nhưng mặt
khác bằng cảm xúc, tài năng cá nhân, anh ta cần phải sáng tạo ra một lịch sử
khác, mà tôi gọi là lịch sử của văn học nghệ thuật. Nhưng như vậy không có
nghĩa anh ta chỉ là người sao chép lại nguyên si những sự kiện đã từng xảy ra
trong đời sống thực. Tôi rất tâm đắc với câu nói nổi tiếng của đại thi hào Nga
Macxim Goorki khi ông ta nói về vai trò của cảm xúc và tưởng tượng cá nhân
trong sáng tạo nghệ thuật một cách thật sự hóm hỉnh đại ý rằng: Nếu một bài
thơ viết về chiếc bánh mỳ mà không có gì khác chiếc bánh mỳ thì người ta sẽ
chọn chiếc bánh mỳ, chứ không ai chọn bài thơ cả” [56].
Trong buổi tọa đàm về cuốn tiểu thuyết lịch sử Kim thiếp vũ môn của tác
giả Thâm Giang Trần Gia Ninh, GS.TS. Trần Nho Thìn cũng thể hiện quan
niệm chung về tiểu thuyết lịch sử: "Lịch sử là tài sản chung của mọi người, nói
lịch sử là nói sự thật. Nhưng tiểu thuyết lại đòi hỏi phải hư cấu. Vậy hư cấu thế
nào thì vừa? Có lẽ nên hư cấu sao cho độc giả đã bắt đầu đọc là muốn đọc tới


17


cùng, khi ấy họ không còn câu nệ lắm với sự thật lịch sử" [Dẫn theo 22]. Tác
giả quan niệm tiểu thuyết lịch sử cần có sự kết hợp giữa sự thật lịch sử và hư
cấu nghệ thuật để tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với người đọc.
Như vậy, cho đến nay những ý kiến, quan niệm về tiểu thuyết lịch sử vẫn
còn nhiều tranh luận và chưa thống nhất. Tuy nhiên, mỗi quan niệm dù nhấn
mạnh vào các khía cạnh khác nhau của thể loại, chung quy vẫn đề cập đến yếu
tố lịch sử và yếu tố tiểu thuyết - hạt nhân cốt lõi trong tiểu thuyết lịch sử.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả Luận văn cũng xin đưa ra quan
điểm về tiểu thuyết lịch sử: Tiểu thuyết lịch sử trước hết phải là những tác
phẩm viết về đề tài lịch sử của quá khứ, với những gì đã diễn ra trong quá khứ,
được khuất lấp trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, nhiệm vụ của nhà
văn không phải là khôi phục lịch sử, tái tạo lịch sử cho người đọc. Nhiệm vụ đó
là của nhà Sử học. Nhà văn và người đọc, không nên mặc định, “đóng đinh”
trong cái gọi là “sự thật lịch sử”. Thực ra, viết tiểu thuyết lịch sử không phải là
kể lại lịch sử mà cần có sự hư cấu, sáng tạo của một tác phẩm nghệ thuật. Sự
hư cấu, sáng tạo đó tạo nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo và đặc sắc.
Nhà văn không phán xét, không mong muốn thay đổi lịch sử mà thể hiện cách
cắt nghĩa, lý giải vấn đề để rút ra những bài học nhân sinh sâu sắc. Qua những
tác phẩm đó, nhà văn đem đến cho người đọc một cái nhìn, một quan điểm, một
tư tưởng... về lịch sử.
1.2. Diện mạo của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử trong văn học trung đại
Văn học Việt Nam phát triển gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của lịch
sử. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời kỳ trung đại là một bộ phận không nhỏ
trong di sản văn học dân tộc. Trong thời kỳ văn học trung đại, xuất hiện các bộ
tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán như: Nam triều công nghiệp diễn chí
(Nguyễn Khoa Chiêm), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Hoàng

Việt long hưng chí (Ngô Giáp Đậu), Việt Lam tiểu sử (Lê Hoan)... Trong các bộ

18


tiểu thuyết lịch sử này, nhà văn đã trung thành tuyệt đối với các sự kiện lịch sử,
nhân vật lịch sử. Tác giả là một thư ký cần mẫn, ghi chép khá đầy đủ và chi tiết
những bước đi của lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ này rất gần với sử kí. Đọc
những tác phẩm này, người đọc có thể tìm thấy nhiều tư liệu lịch sử chính xác.
Nam triều công nghiệp diễn chí (truyện kể về công lao sự nghiệp của
Nam triều) là một tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán (có khoảng 8
tập) của Nguyễn Khoa Chiêm viết vào khoảng thế kỷ 18. Đây có thể coi “là tác
phẩm mở đầu cho thể loại thiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại...
Trên nền những sự kiện lịch sử thế kỷ 16 - 17, thân thế, hành trang, tính cách
của nhiều nhân vật lịch sử cũng hiện lên khá rõ” [42, tr.1033].
Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) là tác phẩm văn xuôi đầu
tiên có quy mô lớn (17 hồi) của một bộ sử thi. Tác phẩm đã hội tụ được tinh
hoa của văn xuôi tự sự trung đại và giữ một vị trí quan trọng trong dòng tiểu
thuyết lịch sử chương hồi ở Việt Nam.
Tác phẩm chủ yếu phản ánh cuộc tranh chấp quyền lực giữa các tập
đoàn phong kiến thời Lê mạt và phong trào Tây Sơn. Thời gian miêu tả tác
phẩm trong khoảng hơn 30 năm cuối thế kỷ 18, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa
(1767) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Đây chính là giai đoạn rất
nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam, cả cơ cấu xã hội phong kiến cùng
những hình thái ý thức, tư tưởng, đạo đức bị đảo lộn và lay chuyển tận gốc.
Thành công lớn nhất của tiểu thuyết này là xây dựng được những nhân
vật điển hình đa dạng, vừa khái quát, vừa sâu sắc. Tác phẩm đã xây dựng được
một thế giới nhân vật phong phú gồm vua chúa, văn thần, võ tướng, con buôn,
cung tần mĩ nữ, trí thức... Các nhân vật được khắc họa sinh động và có cá tính
rõ nét. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa mang giá trị văn học và xứng đáng

là đỉnh cao của văn xuôi tự sự trung đại.
Sau khi đạt đến đỉnh cao với Hoàng Lê nhất thống chí, tiểu thuyết
chương hồi rơi vào tình trạng bế tắc nhưng còn lại hai đại diện cuối cùng là
Hoàng Việt long hưng chí (Ngô Giáp Đậu) và Việt Lam tiểu sử (Lê Hoan).
19


×