Phát triển cảm xúc cho con trẻ
Nghệ thuật là phương cách tuyệt vời giúp bạn hỗ trợ sự phát
triển cảm xúc của con trẻ đặc biệt là khi bạn cùng trải nghiệm
hoạt động nghệ thuật với bé!
Một ngày nọ, Cecilia, một em bé ở tuổi mới tập đi
trong lớp Nghệ Thuật Gymboree, chỉ muốn vẽ
toàn bằng màu đen. Cô bé dùng cọ quẹt nhanh
vài nét to và tiếp tục vẽ như thế, tất nhiên bé cũng
dùng nhiều giấy vẽ hơn so với các bạn cùng lớp.
Sau giờ học, mẹ cô bé cho biết rằng sáng hôm đó
Cecilia rất bực mình về điều gì đó. Rất dễ nhận
thấy là Cecilia đang bày tỏ sự bực tức qua hoạt
động nghệ thuật của cô bé. Thực ra, đó chính là
điều mà Cecilia cần để xoa dịu những xúc cảm
của mình và tiếp tục ngày học tập của cô bé.
Bất chấp tuổi tác, tất cả chúng ta đều cần giải tỏa
cảm xúc của mình. Nhiều người lớn đọc sách hay viết
lách cho khuây khoả, và một số khác thì tập thể dục,
lái xe đi chơi hoặc nói chuyện với bạn bè. Trẻ nhỏ
khoảng 18 tháng tuổi bắt đầu thể hiện “những cảm
xúc tự phát” kể cả những cảm xúc phức tạp như lòng
tự hào, bối rối và xấu hổ. Nhưng trẻ nhỏ bị giới hạn
trong cách thức thể hiện cảm xúc, đặc biệt với những
cảm xúc phức tạp vì trẻ chưa thể diễn đạt bằng lời.
Biểu hiện xúc cảm của trẻ lúc này chủ yếu qua nét
mặt, điệu bộ và cử chỉ, như trường hợp của Cecilia,
là thông qua các bức vẽ.
Các trải nghiệm nghệ thuật rất quan trọng đối với sự
phát triển cảm xúc của trẻ em. Nghệ thuật không chỉ
là một phương tiện chuyển cảm tải xúc, trẻ nhỏ cũng
khám phá rằng những hành động của bé có tác động
như thế nào đối với môi trường xung quanh. Có thể
nói, nghệ thuật là phương cách tuyệt vời giúp bạn hỗ
trợ sự phát triển cảm xúc của con trẻ đặc biệt là khi
bạn cùng trải nghiệm hoạt động nghệ thuật với bé.
Hãy xem con có thể làm được gì này!
Có khả năng tác động đến môi trường xung quanh
bạn – và biết được điều đó – là một bước quan trọng
dẫn đến việc hình thành sự tự tin và tính tự lập ở trẻ
em. Chính điều này giúp hình thành lòng tự trọng lành
mạnh cho trẻ sau này trong suốt cuộc đời và khả
năng đưa ra những quyết định tốt hơn.
Giáo sư nghệ thuật Elliot Eisner ở trường Đại học
Stanford đã xác định những lợi ích mà trẻ có được từ
nghệ thuật. Trước tiên là khả năng nhận ra rằng
những hành động của mình sẽ dẫn đến những kết
quả. Theo ông, “Điều trước tiên mà trẻ nhỏ học được
là những điều mà chúng ta thường cho là hiển nhiên.
Trên thực tế, trẻ em thực sự có thể sáng tạo nên
những hình vẽ bằng các vật liệu nghệ thuật, và chính
quá trình sáng tạo ra những hình ảnh như thế có thể
hình thành nên các hình thức thoả mãn trong nội tâm
trẻ.”
Những trải nghiệm lặp đi lặp lại bằng những vật liệu
giống nhau sẽ giúp bé gặt hái được các kỹ năng mới.
Dùng một cây cọ để sơn theo một cách mới hay lăn
một quả bóng ra khỏi đất sét lần đầu tiên chỉ đạt
được qua sự trải nghiệm với những vật liệu nghệ
thuật đơn giản. Con bạn càng khám phá thoải mái với
những cây bút sáp, màu vẽ và đất sét, thì bé sẽ càng
phát triển năng lực bản thân hơn.
Điều quan trọng là bạn phải khen ngợi bé trong suốt
quá trình bé làm chứ không phải tác phẩm cuối cùng;
chẳng hạn như, “Mẹ thích cách con dùng màu vẽ!”
hoặc “Ba thích cái cách con đã vẽ hình này!” thay vì
“Con đã vẽ một hình rất đẹp!” Những lời động viên
này sẽ giúp hỗ trợ trẻ phát triển năng lực bản thân.
Điều quan trọng là bạn phải khen ngợi bé trong suốt quá trình