ĐỀ BÀI: TẢ BÀ NGOẠI KÍNH YÊU
I.
MỞ BÀI:
Tuổi thơ em gắn với làng quê hiền hòa, lũy tre xanh, con đò đưa
khách qua sông. Nơi đó, có một người luôn mong mỏi, ngóng
trông em. Đó chính là bà ngoại của em. Xa quê đã lâu nhưng hình
ảnh người bà hiền từ, nhân hậu vẫn khắc sâu trong tâm trí em.
II.
Em đã lớn lên trong vòng tay êm ái với lời ru ngọt ngào của bà.
THÂN BÀI
a. Tả ngoại hình:
Bà ngoại của em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng bà vẫn
rất khỏe mạnh. Dáng người bà nhỏ nhắn, lưng hơi còng nhưng bà
đi lại vẫn nhanh nhẹn. Da ngoại không còn trắng trẻo như thời son
trẻ mà đã chuyển sang màu nâu nhạt, lấm tấm những chấm đồi
mồi. Thường ngày, ngoại chỉ mặc những bộ bà ba tối màu. Chỉ khi
đi lễ hội hay đám tiệc, bà mới ăn mặc đẹp hơn, chiếc áo dài nhung
đen, chống gậy trúc vàng trông ngoại đẹp như một bà tiên trong
truyện cổ tích. Hơn bảy mươi năm cuộc đời sương gió, đã để lại
trên máy tóc ngoại những sợi tóc bạc trắng như cước. Khuôn mặt
bà hiện lên vẻ khắc khổ với nhiều nếp nhăn, những nét chân chim
hằn sâu nơi hốc mắt. Ngoại em hiền lành, phúc hậu. Cái miệng
móm móm hay cười luôn xua tan những nỗi ưu buồn lo lắng trong
em. Vầng trán cao không biết bao nhiêu là nếp nhăn vì những lo
toan của cuộc đời. Mắt ngoại không còn giữ được ánh nhìn long
lanh. Hai con ngươi đục màu tro nhưng vẫn ánh lên nét tươi vui
ấm áp. Đôi mắt ấy đã luôn dõi theo em suốt những năm tháng
qua.
b.
Tả hoạt động:
Tuy đã già, nhưng bà rất siêng năng làm việc. Sáng nào bà cũng
dậy thật sớm, nấu nước pha trà cho ông ngoại, quét dọn nhà cửa.
Sau đó, ngoại lại quay sang chăm sóc vườn cây kiểng cùng với
ông ngoại.
Khi còn nhỏ, vì bố mẹ em bận công tác nên mẹ em đã gửi em cho
bà ngoại chăm sóc cho đến khi em được ba tuổi. Bà đã chăm sóc
cho em vô cùng chu đáo, yêu thương quan tâm em từ những thứ
nhỏ nhặt nhất, dạy em những điều hay lẽ phải. Bà không chỉ đỡ
đần con cháu mà còn giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. Ai làm việc
gì, bà cũng làm giúp nhất là phong trào quyên góp tiền cho đồng
bào bị lũ lụt.
Xa ngoại, em luôn nhớ đến những ngày tháng bên bà. Nhớ những
buổi chiều nô đùa thỏa thích cùng lũ bạn thân và xà vào lòng
ngoại, vuốt ve đôi bàn tay gầy guộc nổi rõ những đường gân. Em
cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mà bà ngoại đã giành
cho em. Mỗi tối nằm bên bà, được nghe bà kể biết bao câu
chuyện cổ tích. Bà hay kể cho em về câu chuyện chàng Thạch
Sanh dũng cảm giết đại bàng cứu công chúa Quỳnh Nga, hay cô
Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị, nàng Bạch Tuyết và bảy chú
lùn… Những câu chuyện của bà gắn liền với những kí ức tuổi thơ
của em. Giọng kể trầm trầm lúc thì thào đứt quãng mà sâu lắng,
đưa em vào giấc mơ tuyệt diệu của tuổi thơ. Bà luôn khuyên răn,
dạy dỗ em sống tốt. Những lúc em có lỗi, bị mẹ mắng, bà thường
nói: ”Nó còn nhỏ, chưa hiểu biết, cần phải dạy dỗ khuyên răn.”
Nghe lời bà dạy, em không bao giờ tái phạm lần thứ hai. Suốt đời
em luôn nhớ mãi những năm tháng được sống bên bà, được bà
yêu thương chìu chuộng. Mỗi ngày qua đi, nỗi nhớ về ngoại cứ
đong đầy trong em.
III.
KẾT BÀI: nêu cảm nghĩ của em
Giờ em đã đủ lớn để hiểu rằng tình thương của ngoại là kho tàng
quý giá mà em may mắn có được. Thương bà, em phải chăm
ngoan và cố gắng học thật giỏi để bà được vui lòng. Mỗi tờ giấy
khen cuối năm mang về là niềm vui, niềm an ủi lớn nhất mà em
giành tặng cho bà ngoại của em. Em mong bà sống thật lâu cùng
với em để em lại được về thăm bà mỗi độ hè sang.