Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG MIỀN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG
CÂY TRỒNG MIỀN NAM

ĐẶNG QUYẾT THẮNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY
TRỒNG MIỀN NAM” do Đặng Quyết Thắng, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Doanh
Nông Nghiệp đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________.

THẦY TRẦN HOÀI NAM
Giáo viên hướng dẫn

______________________

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



_________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng
con đến ngày hôm nay. Ba mẹ đã luôn bên cạnh con trong những lúc con vấp ngã,
động viên, giúp con có thêm nghị lực học tập và thực hiện ước mơ của mình. Em xin
cảm ơn người anh trai đã luôn cạnh em, quan tâm động viên em trong những lúc em
gặp khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã
trang bị cho em vốn kiến thức quí báu làm hành trang vững bước vào đời. Đặc biệt, em

xin tỏ lòng biết ơn đến quí thầy cô Khoa Kinh Tế, thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho em học tập và nghiên cứu trong suốt 4 năm đại học.
Chân thành cảm ơn thầy Trần Hoài Nam đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo em rất
nhiều, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Vô cùng biết ơn Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam, đặc biệt là các
anh chị phòng kinh doanh đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực tập tại Công ty.
Cuối cùng xin cảm ơn những anh chị khóa trước đã giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi rất
nhiều kinh nghiệm trong học tập, đặc biệt là anh Hoàng Hồng Quay lớp Kinh Tế Nông
Lâm khóa 30. Đồng cảm ơn những người bạn đã gắn bó, đồng hành cùng tôi trong suốt
4 năm học, các bạn đã luôn bên cạnh tôi, giúp đỡ, động viên tôi những lúc tôi gặp khó
khăn. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
Kính bút
Đặng Quyết Thắng


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG QUYẾT THẮNG. Tháng 07 năm 2010. “Nghiên Cứu Quá Trình Phát Triển
Thương Hiệu Tại Công Ty CỔ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam”.
ĐẶNG QUYẾT THẮNG. July 2010. “Research Process of Brand Development At
Southern Seed Joint Stock Company”
Có thể thấy rằng thương hiệu ngày càng trở nên hết sức quan trọng đặc biệt là
trong thời kỳ hội nhập hiện nay, thương hiệu đã trở thành sự quan tâm lớn không chỉ
đối với doanh nghiệp mà còn đối với người tiêu dùng và xã hội bởi những tác dụng
của thương hiệu mang lại. Nội dung của đề tài tập trung vào nghiên cứu quá trình phát
triển thương hiệu SSC và đề ra các giải pháp nhằm phát triển thương hiệu này trong
thời gian tới.Thông qua những tư liệu về vấn đề thương hiệu Việt Nam ngày nay có
thể đúc kết được những bài học kinh nghiệm quý giá không chỉ đối với Công ty Cổ
phần Giống cây trồng Miền Nam mà còn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài
ngành giống cây trồng.

Với kết quả nghiên cứu, chúng ta sẽ biết được quá trình phát triển thương hiệu
SSC cũng như đánh giá được phần nào về công tác quảng bá thương hiệu SSC trong
thời gian gần đây thông qua sự nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng.Từ đó thấy
được những thuận lợi, khó khăn và những điểm mạnh, điểm yếu để có thể đề ra chiến
lược phát triển thương hiệu trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó em cũng xin đề xuất
một vài giải pháp để quảng bá thương hiệu SSC trong thời gian tới.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.3.1. Thời gian nghiên cứu

2

1.3.2. Địa bàn nghiên cứu

2

1.4. Giới hạn của đề tài

2

1.5. Cấu trúc của luận văn


3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu về công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam

4

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

4

2.1.2. Tầm nhìn - Sứ mệnh - Hoài bão – Triết lý kinh doanh

5

2.1.3. Mô tả logo, biểu trưng của công ty và thương hiệu SSC

6

2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

6

2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Công Ty

7


2.2.Tình hình hoạt động SXKD của Công Ty qua 2 năm 2008 – 2009

12

2.2.1.Tình hình lao động

12

2.2.2. Tình hình nguồn vốn

14

2.2.3. Kết quả hoạt động SXKD

15

2.3. Thuận lợi và khó khăn của Công Ty khi tham gia thị trường
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Cơ sở lí luận

16
19
19

v


3.1.1.Nhận thức về thương hiệu

19


3.1.2.Tiến trình xây dựng thương hiệu của hàng hóa

25

3.1.3.Phân biệt hàng hóa, sản phẩm, thương hiệu

27

3.1.4.Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

28

3.1.5. Bản sắc thương hiệu

29

3.1.6.Định vị thương hiệu

30

3.1.7. Marketing

32

3.1.8. PR (Public relation)

33

3.2. Phương pháp nghiên cứu


34

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

34

3.2.2. Phương pháp phân tích

34

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng ngành giống cây trồng ở việt nam

36
36

4.1.1. Tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng

36

4.1.2. Các loại hình DN giống cây trồng

37

4.1.3. Nguồn cung ứng giống cho kinh doanh

39

4.1.4. Tình hình xuất nhập khẩu giống cây trồng


40

4.1.5. Vai trò và những thành tựu đạt được của ngành giống cây trồng việt
nam

41

4.2. Thực trạng cung cấp giống tại công ty SSC

43

4.3. Quá trình phát triển thương hiệu của công ty cổ phần giống cây trồng miền
nam

46
4.3.1. Kết quả phát triển thương hiệu trong thời gian qua

46

4.3.2. Các công cụ xây dựng và phát triển thương hiệu SSC

48

4.3.3. Định vị thượng hiệu Công ty theo giá trên thị trường

50

4.3.4. Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty


52

4.3.5. Định hướng của công ty cổ phần giống cây trồng miền nam trong
những năm tới

53

4.4. Kết quả cuộc khảo sát về sự nhận biết thương hiệu SSC và các đối thủ cạnh
tranh khác

54

4.5. Phân tích các yếu tố tác động đến việc xây dựng thương hiệu ssc

58

vi


4.6. Ưu điểm và nhược điểm trong quá trình phát triển thương hiệu SSC

61

4.7. Những giải pháp để phát triển thương hiệu SSC trong thời gian tới

63

4.7.1. Giải pháp phát triển thương hiệu

63


4.7.2. Một số giải pháp hỗ trợ đối với chiến lược Marketing - Mix

65

4.7.3. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực

69

4.7.4. Xây dựng thế kiềng 3 chân cho thương hiệu

69

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

72

5.1. Kết luận

72

5.2. Kiến nghị

72

5.2.1. Đối với công ty

72

5.2.2. Đối với nhà nước


73

5.2.3. Về phía người tiêu dùng và xã hội

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

PHỤ LỤC

75

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KHKT

Khoa Học Kỹ Thuật

DN

Doanh Nghiệp

SSC

Southern Seed Company – Công Ty Cổ Phần Giống Cây

Trồng Miền Nam

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

CN

Chi nhánh

BNN-PTNT

Bộ Nông Nghiệp- Phát Triển Nông Thôn

TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

APSA

Hiệp Hội Giống Cây Trồng Châu Á – Thái Bình Dương

IRRI

Viện Lúa Quốc Tế

AVRDC

Viện Nghiên Cứu Rau Quả Châu Á


CIMMYT

Trung Tâm Nghiên Cứu Bắp – Mì Quốc Tế

BVIQ

Bureau Veritas International Quality - Tổ Chức Quản Lý
Chất Lượng của Anh

CBCNV

Cán Bộ Công Nhân Viên

CBNV

Cán Bộ Nhân Viên

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

GCT

Giống cây trồng

TT


Trung tâm

KH-ĐT

Kế Hoạch- Đầu Tư

TC-KT

Tài Chính – Kế Toán

HC-NS

Hành Chính Nhân Sự

QLCL

Quản lý chất lượng

CBBQ

Chế biến bảo quản

BVTV

Bảo vệ thực vật

XNK

Xuất Nhập Khẩu


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2008 - 2009

13

Bảng 2.2. Tình Hình Nguồn Vốn Của Công Ty 2 Năm 2008-2009

15

Bảng 2.3. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Từ Năm 2003 - 2009

15

Bảng 2.4. Kết Quả Hoạt Động SXKD Của Công ty Năm 2009 So Với Năm 2008

16

Bảng 3.1. Phân Biệt Nhãn Hiệu và Thương Hiệu

28

Bảng 4.1. Sản Xuất và Cung ứng Giống Cây Trồng Phân Theo Nhóm Cây

36

Bảng 4.2. Các Loại Sản Phẩm Của Công Ty


44

Bảng 4.3. Cơ Cấu Doanh Thu của Công Ty Năm 2009

45

Bảng 4.4. Sản Lượng Hạt Giống Các Loại Sản Xuất Năm 2009

46

Bảng 4.5. Doanh Thu Và Lợi Nhuận Sau Thuế của Công Ty Từ Năm 2003-2009

48

Bảng 4.6. Chi Phí Hoạt Động Quảng Bá Thương Hiệu Năm 2008-2009

49

Bảng 4.7. Một số Hội Chợ Công Ty Đã Tham Gia

50

Bảng 4.8. Số Lượng Đại Lý của Công Ty Theo Từng Vùng Thị Trường

53

Bảng 4.9. Kết Quả Cuộc Khảo Sát Về Sự Nhận Biết Thương Hiệu

54


Bảng 4.10. Phương Tiện Truyền Thông Người Tiêu Dùng Tiếp Cận

55

Bảng 4.11. Mức Độ Nhận Biết Hình Ảnh Logo của SSC

55

Bảng 4.12. Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Khi Sử Dụng Sản Phẩm Của SSC

56

Bảng 4.13. Nhận Xét Về Mẫu Mã, Bao Bì của SSC

57

Bảng 4.14. Thương Hiệu Ưa Thích Nhất

57

Bảng 4.15. Ma Trận Đánh Giá Yếu Tố Bên Trong và Bên Ngoài

60

Bảng 4.16. Tỷ Lệ Chi Phí Quảng Bá Thương Hiệu của Công Ty

63

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Logo của Công Ty

6

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức Công ty

7

Hình 2.3 Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Thu Thuần Và Lợi Nhuận Sau Thuế của Công Ty
Từ Năm 2003-2009

15

Hình 3.1. Phân Biệt Hàng Hóa, Sản Phẩm, Thương Hiệu

27

Hình 3.2. Truyền Thông Tĩnh

29

Hình 3.3. Truyền Thông Động

30

Hình 3.4. Sơ Dồ Các Chiến Lược Dịnh Vị Thương Hiệu


31

Hình 3.5. Sơ Đồ 3 Mức Độ Cấu Thành Sản Phẩm

32

Hình 4.1. Cơ Cấu Doanh Thu của Công Ty Năm 2009

45

Hình 4.2. Các Thành Tích Đạt Được của Công Ty Cp Giống Cây Trồng Miền Nam 47
Hình 4.3. Sơ Đồ Định Vị Thương Hiệu SSC Theo Giá

51

Hình 4.4. Sơ Đồ Kênh Phân Phối của Công Ty

52

Hình 4.5. Sơ Đồ Ma Trận Kết Hợp IFE và EFE

61

Hình 4.6. Sơ Đồ Nguyên Tắc AIDA

67

Hình 4.7. Sơ Đồ Thế Kiềng 3 Chân cho Thương Hiệu

70


x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Thăm Dò Nghiên Cứu Thị Trường
Phụ lục 2. Các Cơ Quan Nghiên Cứu Phát Triển Giống Cây Trồng ở Việt Nam
Phụ lục 3. Mạng Lưới Cung Ứng của SSC
Phụ lục 4. Hình Ảnh Gian Hàng Tham Gia Hội Chợ của Công Ty SSC

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hóa, Việt nam đã hội nhập với nền kinh tế
thế giới bằng việc tham gia các khu tự do thương mại như AFTA (Asean Free Trade
Area), BTA (Bilateral Trade Agreement), đã trở thành thành viên của tổ chức thương
mại thế giới WTO (World Trade Organization). Điều này đã mang lại cho Doanh
nghiệp trong nước nhiều cơ hội cũng như thách thức. Thách thức lớn nhất của các
Doanh nghiệp Việt Nam là sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty nước ngoài cũng như
trong nước. Để có thế tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt đó, đòi hỏi các
Doanh nghiệp phải tận dụng toàn bộ và phát huy hết sức mạnh của mình. Phát triển
thương hiệu cho Doanh nghiệp của mình chính là một trong những chiến lược giúp
Doanh nghiệp tồn tại trong xu thế kinh tế hóa toàn cầu.
Một thương hiệu mạnh trong lòng người tiêu dùng sẽ góp phần nâng cao uy tín,
đồng thời đó cũng là thế mạnh riêng của mỗi Doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh gay
gắt trên thị trường. Ngoài ra thương hiệu cũng là những gì mà Doanh nghiệp muốn xây

dựng và nuôi dưỡng để cung cấp cho khách hàng. Vì vậy Doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển thì cần có những định hướng chiến lược để phát triển và quảng bá thương
hiệu một cách rõ ràng.
Việt nam đang trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đát nước nhưng
nông nghiệp vẫn là ngành giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước nhà .
Chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngày càng được cải thiện nâng cao chính vì vậy
việc phát triển thương hiệu cho các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp cần phải
được chú trọng hơn nữa . Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam từ lâu đã có uy
tín rất lớn đối với người nông dân trong việc cung cấp các loại giống cây trồng có
năng suất cao chất lượng tốt . Mặc dù vậy trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập công ty


củng phải chịu không ít những khó khăn đặc biệt trong việc phát triển thương hiệu để
tạo dựng một vị thế vững chắc, tạo niềm tin cho bà con nông dân .
Hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu đối với doanh
nghiệp, đồng thời với sự giúp đỡ từ công ty cổ phần giống cây trồng miền nam và sự
đông ý của của thầy Trần Hoài Nam tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu quá trình
phát triển thương hiệu tại Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam ” nhằm
nghiên cứu quá trình phát triển thương hiệu và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao
hơn nữa vị thế của công ty trong lòng khách hàng cũng như trên thị trường hiện nay
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu quá trình phát triển thương hiệu SSC của Công ty Cổ phần Giống
cây trông Miền Nam
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thương hiệu
SSC
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển thương hiệu công ty SSC trong thời
gian tới
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Thời gian nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện từ ngày 04/04/2010 đến ngày 07/07/2010

1.3.2. Địa bàn nghiên cứu
Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam 282 – Lê Văn Sỹ - Phường 1Quận Tân Bình – TP. HCM
Đồng thời tiến hành nghiên cứu, thăm dò sự nhận biết của người tiêu dùng tại
một số tỉnh như Đồng Nai, Bình Phước, Đăklăk, Tiền Giang và thăm dò về vấn đề phát
triển thương hiệu trong giai đoạn hiện nay từ nhân viên Công ty.
1.4. Giới hạn của đề tài
Với kiến thức thực tế còn hạn chế cũng như thời lượng thực tập bị giới hạn nên
đề tài chỉ giới hạn ở thị trường một số tỉnh nêu trên, tập trung thu hút và làm nhiều
người biết đến SSC là chủ yếu. Luận văn tin chắc khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong
sự cảm thông và đóng góp ý kiến từ quý Thầy Cô, quý Công Ty, anh chị và các bạn
sinh viên.
2


1.5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có 5 chương :
Chương 1 : Mở đầu
Nêu lên lí do chọn đề tài, lí do chọn Công ty.
Chương 2 : Tổng quan
giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam.
Chương 3 : Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu sơ lược về thương hiệu, các công cụ xây dựng thương hiệu và phương
pháp nghiên cứu đề tài.
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nghiên cứu sự phất triển thương hiệu SSC, định hướng của công ty trong thời
gian tới. Từ những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong quá
trình xây dựng thương hiệu thực hiện việc đánh giá để đưa ra chiến lược phù hợp đồng
thời đưa ra một số giải pháp để phát triển thương hiệu SSC.
Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam.
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị

Đưa ra các đề xuất về chính sách của Nhà nước và của công ty để giữ vững
thương hiệu Giống cây trồng của Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Giống Cây Trồng Miền Nam là doanh nghiệp chuyên SXKD
nhập khẩu hạt Giống cây trồng và vật tư nông nghiệp chuyên ngành, thử nghiệm các
hạt giống cây trồng trên phạm vi cả nước.
Năm 1976 Cty được thành lập với tên gọi “Công ty Giống Cây Trồng Phía
Nam”.Năm 1989 công ty tách khỏi Giống Cây Trồng Trung Ương để thành lập công
ty “ Công ty Giống Cây Trồng Trung Ương II”.Ngày 08/01/1993 “ Công ty Giống Cây
Trồng Miền Nam được thành lập theo quyết định thành lập DN nhà nước số 43/BNN
do Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp phát Triển Nông Thôn Nguyễn Công Tạn ký.Công ty
được Bộ Nông Nghiệp Và Phát triển Nông Thôn xác nhận và cho phép áp dụng điêù lệ
“Quản Lí Doanh Nghiệp Nhà Nước “ ngày 04/11/1992 như sau:
9 Tên DN: “ Công ty Giống Cây Trồng Miền Nam”
9 Tên giao dịch quốc tế: “Southern Seed Company”
9 Tên viết tắt: “SSC”
9 Tháng 06/2002 công ty được cấp giấy phép cổ phần hóa và đổi tên thành “
Công ty CP Giống Cây Trồng Miền Nam”
9 Tên giao dịch quốc tế: “Southern Seed Joint Stock Company”
9 Tên viết tắt: “SSC”
9 Trụ sở chính của công ty đặt tại 282 Lê Văn Sỹ -Quận Tân Bình-tp HCM



9 Chi nhánh của công ty đặt tại 14 ngõ 489 Nguyễn Văn Cừ-Quận Long Biên-Hà
Nội
Ngành nghề hoạt động chính:
- Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu giống cây trồng
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nông sản và vật tư nông nghiệp
-Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các loại máy móc thiết bị chế biến
hạt giống và nông sản các loại.
- Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
- Với định hướng chiến lược gắn liền công tác nghiên cứu –sản xuất với kinh
doanh nên sản phẩm của công ty luôn đạt được chất lượng và được người tiêu dùng tín
nhiệm.Cty luôn là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các giống cây
như: lúa, ngô, rau, ớt….có chất lượng cao.Hiện nay cty là thành viên chính thức của
Hiệp Hội Giống Cây Trồng Châu Á Thái Bình Dương (APSA). Trong 3 năm 1996,
1997, 2003 sản phẩm về giống của công ty đã đạt giải thưởng Bông Lúa Vàng tại hội
chợ nông nghiệp quốc tế Cần Thơ. Ngày 09/11/2001 chủ tịch nước kí quyết định trao
tặng “ Huân Chương Lao Động Hạng Nhất” cho cty.
- Công ty thường xuyên hợp tác quốc tế với các tổ chức như: Viện Lúa Quốc
Tế (IRRI), Viện Nghiên Cứu Rau Quả Châu Á( AVRDC), Trung tâm nghiên cứu BắpMỳ quốc tế(CIMMYT)….
- Ngày 26/04/2003 cty được tổ chức BVIQ cấp chứng nhận ISO 9001:2000
2.1.2. Tầm nhìn - Sứ mệnh - Hoài bão – Triết lý kinh doanh
* Tầm nhìn: trở thành một trong ba công ty giống dẫn đầu tại Việt Nam
* Sứ mệnh: chọn tạo , sản xuất , cung ứng hạt giống tốt , cùng nhà nông làm giàu
* Hoài bão: Vươn tới trình độ công nghệ hạt giống của thế giới để phát triển
nhanh và bền vững
* Triết lý kinh doanh:
1. Đặt lợi ích nhà nông làm nền tảng cho sự phát triển
2. Tối đa hóa giá trị dài hạn của công ty
3. Tạo môi trường làm việc để cán bộ nhân viên phát triển và có thu nhập
tương xứng


5


4. lấy mức độ chuyên nghiệp và hiệu quả công việc làm tiêu chí đánh giá lãnh
đạo và cán bộ nhân viên
5. Có trách nhiệm và chia sẽ thành công với cộng đồng
2.1.3. Mô tả logo, biểu trưng của công ty và thương hiệu SSC
Hình 2.1. Logo của Công Ty
Logo được ghép từ hai chữ S và một chữ C tạo thành
hình giống như một mầm cây vươn thẳng lên cao với sức
sống mãnh mẽ của hạt mầm tốt . Bên cạnh là tên của công
ty được viết bằng tiếng anh thể hiện sự hội nhập phát triển .
Bên dưới tên của công ty là một gạch ngang tượng trưng
cho mặt đất, nơi sinh sôi phát triển của hạt mầm đồng thời
thể hiện sự vững mạnh của công ty. Tất cả các chi tiết của
logo đều được thể hiện bằng gang màu xanh đó chính là màu của sự sống sự phát triển
màu xanh của bạt ngàn đồng lúa , nương khoai hướng tới một mùa vụ bội thu.
- ‘‘Southern seed company’’ có nghĩa là Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam
- Ý nghĩa của logo là “Mầm xanh”
- Slogan “ Tốt Giống Bội Thu ” khẳng định vai trò quan trọng của giống với mùa
màng thể hiện quan điểm của công ty cùng bà con làm giàu và phát triển
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a) Chức năng
- Công ty đã xác định mô hình tổ chức hoạt động phải hội tụ đủ 3 chức năng
chính là Nghiên cứu-Sản xuất-Kinh doanh thì hoạt động của Công ty mới đạt được
hiệu quả cao. Sự phát triển của Công ty mới bền vững và mới có thể cạnh tranh được
trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế . Cụ thể là:
9 Nghiên cứu, SXKD, xuất nhập khẩu giống cây trồng các loại.
9 SXKD xuất nhập khẩu nông sản , vật tư nông nghiệp.

9 Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị chế biến
giống và nông sản.
9 Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.

6


b) Nhiệm vụ
9 Tổ chức, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và cung cấp những sản phẩm mới, năng
suất cao.
9 Bồi dưỡng, đào tạo CBCNV.
9 Tổ chức hệ thống phân phối lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Thực hiện các chức năng đối ngoại, đối
nội.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của Công Ty
a) Tình hình tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty

7


8
Phòng QLCL
Phòng sản xuất
CBBQ
Xưởng cơ khí

Trạm GCT Cai Lậy

Trạm GCT Củ Chi


Phòng HC-NS

Phòng TC-KT

Phòng KH-ĐT

Trạm GCT Tây
Nguyên

CN Hà Nội

Phòng kinh doanh

Phó tổng giám
đốc nghiên cứu

Trại GCT Cờ Đỏ

VPĐD Cambodia

NM Chế biến GCT
Hà Nội

Các Công ty con

Trại GCT Lâm Hà

TT Nghiên cứu GCT
Miền Nam


Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát

Hội đồng quản tr

Tổng giám đốc

Phó tổng giám
đốc sản xuất

Nguồn: Phòng kinh doanh


b) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
™ Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn
đề quan trọng của Cty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Đại hội đồng cổ
đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong
việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành
sản xuất kinh doanh của Công ty.
™ Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty. Trừ những
vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng Quản trị định hướng các
chính sách tồn tại và phát triển thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết
hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
™ Ban kiểm soát
Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi
hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.

™ Ban Giám đốc
Tổng Giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện
theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định các
vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, trực tiếp phụ trách các lĩnh
vực sau:
- Tổ chức Nhân sự Hành chính.
- Nghiên cứu Phát triển.
- Chỉ đạo hoạt động kinh doanh, bao gồm cả Chi nhánh HN.
- Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
- Giúp việc cho Tổng Giám đốc có 3 Phó Tổng Giám đốc và các Trưởng/Phó
phòng, các Giám đốc Trạm, Trại, Chi nhánh.
Phó tổng Giám đốc Sản xuất: phụ trách các lĩnh vực:
- Công tác sản xuất tại Công ty và các Trạm, Trại.
- Chế biến Bảo quản.
- Kiểm tra, kiểm nghiệm hạt giống.
9


- Đại diện Lãnh đạo trong triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc nghiên cứu: phụ trách các lĩnh vực:
- Công tác quản lý nghiên cứu phát triển các loại giống mới.
- Ứng dụng tin học trong quản lý.
Phó tổng Giám đốc phụ trách quản lý các Trạm, Trại.
™ Các phòng ban
Phòng Nhân sự - Hành chính:
- Quản trị nguồn nhân lực; Công tác định mức lao động; tiền lương và các chế
độ, chính sách cho người lao động.
- Quản trị Hành chính văn phòng; Công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ;
Giao tế.

- Xây dựng cơ bản.
Phòng Tài chính Kế toán:
- Lập kế hoạch tài chính: Tiền mặt, vốn vay, vốn lưu động.
- Quản lý các khoản phải thu, chi.
- Các chính sách tín dụng trả chậm.
- Các khoản đầu tư.
- Giao dịch ngân hàng.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn.
- Quản lý hệ thống luân chuyển chứng từ, lưu trữ các báo cáo tài chính.
- Theo dõi cơ cấu vốn của Công ty.
Phòng Kinh doanh:
- Tổ chức nghiên cứu và khảo sát thị trường hạt giống và vật tư nông nghiệp.
- Tổ chức và quản lý hệ thống phân phối sản phẩm.
- Công tác tiếp thị, quảng cáo, trình diễn, hội thảo.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, hóa chất,
nhãn hàng hóa, bao bì.
- Xúc tiến bán hàng.
Phòng Sản xuất:
- Quản lý, sử dụng khai thác phương tiện vật tư máy móc được giao.
10


- Xây dựng quy trình sản xuất, quy trình kỹ thuật, quy trình khoán.
- Thống kê và xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trong trồng trọt.
- Chuyển giao kỹ thuật sản xuất hạt giống và tổ chức sản xuất.
Phòng nghiên cứu phát triển:
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu sản phẩm (ngắn hạn và dài hạn).
- Hoạch định chiến lược, phân tích và dự báo hiệu quả hoạt động nghiên cứu.
- Tổ chức mạng lưới nghiên cứu, thí nghiệm cho các đơn vị Trạm, Trại.
- Công tác thu thập và bảo vệ nguồn gen, nguồn vật liệu phục vụ cho hoạt động

nghiên cứu của Công ty.
- Hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước về công tác nghiên cứu sản xuất
hạt giống.
- Ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác nghiên cứu của Công ty.
Phòng Chế biến Bảo quản:
- Công tác sấy, chế biến, đóng gói và bảo quản hạt giống.
- Xuất nhập hàng hóa, tổng hợp số liệu xuất nhập và báo cáo.
- Công tác vật tư sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, công cụ,…
- Quản lý, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật về sấy, chê biến bảo quản hạt giống để
nâng cao chất lượng hạt giống và giảm chi phí sản xuất.
- Hướng dẫn các Trạm, Trại, Chi nhánh về công tác sấy, chế biến và bảo quản
hạt giống.
Phòng Thử nghiệm Nông nghiệp:
- Công tác kiểm định, kiểm nghiệm
- Kiểm tra chất lượng hạt giống, xác nhận chất lượng đã được kiểm nghiệm.
- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Tổng hợp, đánh giá, phân tích công tác kiểm nghiệm.
- Tham gia, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức thực hiện công
tác kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm giống cây trồng.
Xưởng cơ khí:
- Thiết kế, lắp đặt, chế tạo máy móc, các loại thiết bị cơ khí nông nghiệp ngành
giống cây trồng phục vụ cho nhu cầu nội bộ và kinh doanh.
- Tổ chức và quản lý, nghiên cứu và khảo sát thiết bị cơ khí nông nghiệp.
11


- Hướng dẫn các quy trình, quy phạm trong việc chế tạo, lắp đặt sản phẩm, đảm
bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện.
- Hướng dẫn đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, các biện pháp phòng tránh
và an toàn trong lao động.

Các trạm, trại:
-Công tác sản xuất hàng năm. Tổ chức sản xuất các loại giống cây trồng trên cơ
sở các giống đã được thí nghiệm chọn lọc, lai tạo.
- Thống kê và dự báo thời tiết, khí hậu thích hợp với các yêu cầu sản xuất giống
tại điạ bàn.
- Theo dõi và cập nhật các phát sinh về kế hoạch sản xuất/nghiên cứu, khắc
phục những khó khăn bất cập và bổ sung kế hoạch kịp thời.
- Đảm bảo về sự chu toàn, tính đúng đắn, hiệu quả đối với công việc, tài sản và
các nguồn lực được giao. Hạch toán sổ sách và thực hiện kế toán quản trị tại đơn vị.
- Phối hợp với các phòng chức năng, tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc các
định mức về vật tư, lao động, sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả.
- Tiếp nhận và thực hiện đúng các quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật sản
xuất giống khi được các phòng chức năng hướng dẫn và thực hiện hỗ trợ công việc.
Chi nhánh Hà Nội:
- Tổ chức kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại hạt giống cây trồng, khai thác và
phát triển thị trường, tổ chức quảng cáo, tiếp thị, thực hiện chính sách bán hàng hạt
giống và vật tư nông nghiệp, các thiết bị, sản phẩm cơ khí.
- Tổ chức hội thảo, trình diễn các loại giống mới có năng suất cao, chất lượng
tốt. Thực hiện việc hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cho nông dân.
- Khai thác, sử dụng nguồn vốn được giao, kinh doanh có hiệu quả theo đúng
định hướng phát triển của Công ty.
- Phối hợp với các phòng chức năng, Trạm, Trại để thực hiện kế hoạch SXKD.
2.2.Tình hình hoạt động SXKD của Công Ty qua 2 năm 2008 – 2009
2.2.1.Tình hình lao động
Lao động là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Một Công ty làm ăn có hiệu quả hay
không một phần nhờ vào trình độ quản lí, khả năng làm việc của tất cả cán bộ, nhân
12



viên cũng như đội ngũ công nhân của công ty. Sau đây là tình hình sử dụng lao động
của SSC trong 2 năm 2008 – 2009:
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2008 - 2009
Năm 2008
Chỉ tiêu

Số
lượng
(người)

ănăm 2009

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng
(người)

Chênh lệch
Tỷ lệ
(%)

±Δ

%

1. Phân theo giới tính
Lao động nam


246

72,78

259

72,55

13

5,28

Lao động nữ

92

27,22

98

27,45

6

6,52

Lao động trực tiếp

236


69,82

247

69,19

11

4,66

Lao động gián tiếp

102

30,18

110

30,81

8

7,84

Trên đại học

10

2,96


11

3,08

1

10,00

Đại học

158

46,75

169

47,34

11

6,96

Cao đẳng + Trung, sơ cấp

101

29,88

58


16,25

-43

-42,57

Công nhân nghề + LĐPT

69

20,41

119

33,33

50

72,46

TỔNG SỐ

338

100,00

357

100,00


19

5,62

2. Tính chất lao động

3. Trình độ lao động

Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự
Ta có thể thấy số lượng lao động trong năm 2009 là 357 người, tăng 19 người
so với năm 2008, tức tăng 5,62% so với năm 2008. Xét về giới tính thì lao động nữ
tăng 6 người (6,52%), lao động nam tăng 13 người (5,28%), xét về tính chất thì lao
động gián tiếp tăng 8 người (7,84%). Sự gia tăng về lao động này là do nhu cầu sản
xuất và kinh doanh của Công ty đòi hỏi phải tuyển thêm nhân sự để đáp ứng cho việc
mở rộng sản xuất và kinh doanh của Công ty.
Phần lớn nhân viên của Công ty đều có trình độ kỹ sư trở lên, số cán bộ trên đại
học năm 2008 là 10 người, năm 2009 là 11 người, tăng thêm 1 người (10,00%) so với
năm 2008. Nhân viên có trình độ đại học năm 2009 cũng tăng 11 người so với năm
2008. Đáng chú ý là số lượng công nhân nghề và lao động phổ thông của Công ty năm
13


2009 tăng rất cao so với năm 2008, tăng 50 người, tức tăng 72,46% so với năm 2008.
Con số này cũng dễ hiểu, do nhu cầu mở rộng thị trường và đẩy mạnh sản xuất nên
Công ty đã tuyển thêm lao động phổ thông để phục vụ cho việc sản xuất hạt giống và
gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, số nhân viên có
trình độ cao đẳng, trung, sơ cấp lại giảm 43 người, tức giảm 42,57% so với năm 2008.
Nguyên nhân của việc giảm nhân sự này không phải là do Công ty cắt giảm nhân sự,
mà là các nhân viên có trình độ Cao đẳng, trung, sơ cấp đã theo học các lớp đào tạo
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, và một số đã đạt trình độ đại học, còn một số nghỉ

việc do đến tuổi hưu trí.
Nhìn chung, tình hình sử dụng lao động của Công ty năm 2009 tăng hơn so với
năm 2008. Điều này khá hợp lý trong giai đoạn hiện nay, vì việc kinh doanh và sản
xuất của Công ty trong những năm gần đây không ngừng gia tăng và vẫn đang có
chiều hướng gia tăng thêm nữa. Hầu hết nhân viên của Công ty đều được tạo điều kiện
thuận lợi để học tập, nghiên cứu nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, để đáp
ứng nhu cầu phát triển của Công ty. Công ty SSC luôn bảo đảm thực hiện đầy đủ các
chính sách, chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật, duy trì các hoạt
động đoàn thể. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện tốt các chính sách liên quan đến người
lao động như: Bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm xã hội, khám sức khỏe định kỳ,
duy trì trợ cấp nghỉ việc cho các cán bộ hưu trí, nâng lương, bù giá vào lương, xét
thưởng thi đua 6 tháng 1 lần, tham quan du lịch, CBNV được tham gia các chương
trình đào tạo trong và ngoài nước, …
2.2.2. Tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn cũng là một trong những yếu tố quan trọng để Công ty duy trì hoạt
động nghiên cứu SXKD của mình. Sự biến động về vốn của SSC qua hai năm 20082009 được thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây:

14


×