Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN Ở KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.62 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN Ở KHU
CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 2

ĐINH ĐỨC HẠNH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận tiểu luận “THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG
CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN Ở KHU CÔNG NGHIỆP SÓNG THẦN 2” do ĐINH
ĐỨC HẠNH, sinh viên khóa 32, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày ______________

TRẦN ĐÌNH LÝ
Giáo viên hướng dẫn
(Chữ ký)

__________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, họ tên)



__________________
Ngày

tháng

năm 2010

Tháng

Năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, họ tên)

____________________
Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Trước hết con xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ,
những người đã tạo cho con hình hài và nuôi dưỡng dạy dỗ con nên người. Con vô
cùng biết ơn mẹ đã khó nhọc nuôi con, luôn hi sinh và tạo mọi điều kiện cho con được
ăn học khôn lớn thành người. Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người bên cạnh
em, đã động viên giúp đỡ em rất nhiều trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông

Lâm TP.HCM, những người đã dạy và cung cấp cho em nhiều kiến thức để em có thể
tự tin bước vào môi trường làm việc, đặc biệt em rất cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình
của GVHD Trần Đình Lý, nhờ sự hướng dẫn chỉ bảo và những lời khuyên, những lời
động viên của thầy mà em mới hoàn thành tốt đề tài này.
Em xin cảm ơn những người bạn lớp quản trị 32 đã giúp đỡ em trong suốt 4
năm học đại học. Xin cảm ơn anh Huỳnh Thạnh người đã giúp đỡ em rất nhiều trong
thời gian thực tập.
Và còn có những người bạn đã hết lòng giúp em thu thập thông tin nghiên cứu
thị trường. Mình xin cảm ơn các bạn.
Cuối cùng, Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người !


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐINH ĐỨC HẠNH. Tháng 07 năm 2010. “Thực Trạng Đời Sống Của Người Công
Nhân Ở KCN Sóng Thần 2”.
ĐINH ĐỨC HẠNH. July 2010. “Currentsituation Lives Of Workers In Song Than
Industrial Park 2”
Bình Dương là một tỉnh đi đầu về đầu tư và phát triển các khu công nghiệp
(KCN) tập trung. Hoạt động KCN đã góp phần tăng GDP và đời sống người dân Bình
Dương được cải thiện. Lao động phổ thông và công nhân từ các tỉnh đổ về Bình
Dương, tạo áp lực nhà ở, đời sống văn hóa, vật chất tinh thần của công nhân bị ảnh
hưởng, vấn đề hội nhập của người lao động nhập cư với cộng đồng địa phương còn
nhiều trở ngại, chất lượng nơi ở của công nhân còn kém… Điều này tác động không
nhỏ đến hiệu quả sản xuất của các công ty/nhà máy/KCN và ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế-văn hóa-xã hội của tỉnh và toàn quốc.
Với kết quả nghiên cứu, chúng ta sẽ biết được thực trạng đời sống của người
công nhân ở KCN ST 2 hiện nay như thế nào. Những khó khăn về đời sống vật chất và
tinh thần mà người công nhân đang phải đối mặt là gì. Trên cơ sở đó em xin đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người công nhân.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2


1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.4 Giới hạn của đề tài

2

1.5 Cấu trúc tiểu luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2 Tổng quan về khu công nghiệp Sóng Thần 2

6

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13
13


3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Các khái niệm

13

3.1.2 Phương pháp đánh giá nhập cư

18

3.1.3 Nhà ở cho công nhân, người lao động.

19

3.1.4 Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động

17

3.1.5 Đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân.

25

3.1.6 Sự cần thiết của việc nâng cao mức sống cho người công nhân

26
26

3.2 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

28


4.1 Đặc điểm của người công nhân làm việc ở KCN ST 2

28

4.2 Hiện trạng nơi ở hiện tại của công nhân KCN ST2

32

4.3 Tình hình cung cấp nhà ở cho công nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương:

33

4.4 Việc làm và các đãi ngộ cho công nhân

35

v


4.5 Thực trạng đời sống công nhân ở KCN ST 2

37

4.5.1 Thu nhập

37

4.5.2 Chi tiêu


39

4.5.3 Thời gian vui chơi giải trí của người lao động

40

4.6 Ý kiến người lao động về chế độ làm việc và các đãi ngộ

41

4.7 Những mong muốn của người công nhân

43

4.7.1 Lương cơ bản

43

4.7.2 Thời gian làm việc

43

4.7.3 Các khoản phụ cấp.

44

4.8 Một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người công nhân
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

47

50

5.1 Kết luận

50

5.2 Kiến nghị

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BD

Bình Dương

CN

Công nhân

ĐTTH


Điều tra tổng hợp

JETRO

Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KTX

Ký túc xá

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh các tỉnh

ST2

Sóng thần 2


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Giới Tính và Độ Tuổi Công Nhân Điều Tra

29

Bảng 4.2. Tình Trạng Gia Đình CN Điều Tra

29

Bảng 4.3. Lý Do Làm Việc tại Bình Dương

30

Bảng 4.4. Trình Độ Học Vấn và Chuyên Môn của CN Điều Tra

30

Bảng 4.5. Số Năm Kinh Nghiệm Làm Việc

31

Bảng 4.6. Tình Trạng Cư Ngụ của CN Điều Tra

31

Bảng 4.7. Hình Thức Làm Việc


35

Bảng 4.8. Thời Gian Làm Việc (giờ/ngày) của CN Điều Tra.

35

Bảng 4.9. Thời Gian Tăng Ca/ Tuần

36

Hình 4.3. Biểu Đồ Xếp Hạng Lương Cơ Bản của Công Nhân của Jetro.

37

Bảng 4.10. Mức Thu Nhập Trung Bình/Tháng của CN Điều Tra.

37

Bảng 4.11. Chi Tiêu Trung Bình Tháng/CN

39

Bảng 4.12. Thời Gian Đọc Sách, Báo/Ngày

40

Bảng 4.13. Thời Gian Chơi Thể Thao/Ngày.

40


Bảng 4.14. Thời Gian Thưởng Thức Văn Nghệ/Ngày.

41

Bảng 4.15. Mức Độ Hài Lòng của CN về Mức Lương

41

Bảng 4.16. Mức Độ Hài Lòng về Giờ Giấc Làm Việc

42

Bảng 4.17. Mức Độ Hài Lòng về Công Việc

42

Bảng 4.18. Mức Độ Hài Lòng về Môi Trường Làm Việc

42

Bảng 4.19. Mức Độ Hài Lòng về Phúc Lợi Xã Hội (Bảo Hiểm …)

43

Bảng 4.20. Mức Lương Cơ Bản/ Tháng Mong Muốn

43

Bảng 4.22. Thời Gian Tăng Ca/ Tuần Mong Muốn


43

Bảng 4.23. Chế Độ Làm Việc

44

Bảng 4.24. Mức Phụ Cấp Chức Vụ/CN Điều Tra

44

Bảng 4.25. Mức Phụ Cấp Trách Nhiệm/ CN Điều Tra

45

Bảng 4.26. Phụ Cấp Độc Hại

45

Bảng 4.27. Phụ Cấp Bữa Ăn/CN

46

Bảng 4.28. Phụ Cấp Chuyên Cần

46

Bảng 4.29. Phụ Cấp Nhà Ở

47

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Tốp 10 Tỉnh, Thành Phố Có PCI Cao Nhất Từ Năm 2006 – 2009

7

Hình 2.2. Đường vào KCN Sóng Thần

9

Hình 2.3. Vị Trí Khu Công Nghiệp Sóng Thần 2

10

Hình 4.1. Biểu Đồ Quê Quán của Công Nhân Điều Tra

28

Hình 4.2 Một Khu Nhà Trọ của CN ở ST2

32

Hình 4.3. Biểu Đồ Xếp Hạng Lương Cơ Bản của Công Nhân của Jetro.

37

ix



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra.

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những điều kiện tiên quyết nhằm
giúp Việt Nam theo kịp nhịp độ phát triển chung của các quốc gia trong khu vực, tạo
tiền đề vững chắc để bước vào giai đoạn toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng trong
những năm gần đây. Để thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì
sự hình thành và phát triển các KCN, khu chế xuất là điều tất yếu.
Thực tế cho thấy KCN là nơi tiếp nhận những khoa học công nghệ tiên tiến,
cách thức quản lý hiện đại của các nhà đầu tư quốc tế và là nơi đào tạo đội ngũ công
nhân lành nghề, có tính chất kỷ luật tốt. Hơn thế nữa, đó cũng là nơi tạo ra những sản
phẩm đạt chất lượng cao, giá thành vừa phải đủ để cạnh tranh với những sản phẩm
tương tự nhập khẩu …
Sự phát triển của KCN góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong
những năm gần đây tiêu biểu như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà
Nẵng …
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Bình Dương là một trong những
tỉnh thành đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn đầu tư
cũng như sự phát triển của các KCN tập trung. Sự phát triển nhanh chóng của các
KCN như KCN Sóng Thần, Việt Nam - Singapore, Mỹ Phước, Nam Tân Uyên … đã
góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh Bình Dương, giải quyết việc làm cho một lượng lớn

cho lao động trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên phần lớn lao động là dân nhập cư, có tuổi
đời trẻ từ nơi khác đến và do sự bất cân xứng trong quy hoạch KCN, khu chế xuất với
nhà ở, nhà trẻ, y tế, giáo dục, nơi vui chơi giải trí, an ninh, trật tự … sau giờ làm việc
cho người công nhân là một vấn đề đang được cộng đồng xã hội hết sức quan tâm.


Vấn đề đời sống nhà ở của người công nhân tại các KCN đang là vấn đề thu hút
sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Nó là lĩnh vực đòi hỏi sớm có những quốc sách
mang tầm chiến lược.
Để tìm hiểu đời sống của người công nhân hiện nay như thế nào em đã chọn đề
tài: “Thực trạng đời sống của người công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần 2”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng về đời sống vật chất và tinh thần của công nhân ở khu công
nghiệp Sóng Thần 2, và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người
công nhân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.
- Phân tích nguyên nhân và nhân tố tác động đến đời sống của công nhân.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho công nhân.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: người công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần 2.
- Phạm vi thời gian: thời gian thực hiện từ 23/03 – 20/07/2010.
1.4 Giới hạn của đề tài
Do kiến thức thực tế còn yếu kém, cũng như thời gian điều tra, kinh phí hạn chế
cho nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số mặt chủ yếu của đời sống người công
nhân.
1.5 Cấu trúc tiểu luận
Đề tài gồm có 5 chương.
- Chương 1. Mở đầu.

Chương này trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, giới hạn của đề tài nghiên cứu và cấu trúc tiểu luận.
- Chương 2. Tổng quan
Phần này trình bày tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan, tổng quan về
khu công nghiệp Sóng Thần 2.
- Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

2


Trong chương này trình bày những khái niệm có liên quan và giới thiệu một số
phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
- Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tiến hành phân tích xử lý dữ liệu thu thập được nhằm phản ánh tình trạng đời
sống của người công nhân.Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao đời
sống cho người công nhân.
- Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung cho toàn bộ tiểu luận và đưa ra một số kiến nghị đối với các đối
tượng có liên quan.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan
- Nghiên cứu về phát triển cơ sở hạ tầng định cư cho công nhân và người lao
động KCN ở một số quốc gia đang phát triển:
Nghiên cứu của Li Tana về di cư của dân cư nông thôn ra thành thị ở các khu

vực ven đô thành phố Hà Nội và các vấn đề đặt ra đối với đô thị, những tác động đến
đời sống vật chất – tinh thần của người nhập cư [10] . Khảo sát của Tana trên 200 đối
tượng di cư về thành phố Hà Nội để tìm việc làm hầu hết có nguồn gốc từ thôn quê
(84%) ở các tỉnh nông nghiệp lân cận, nhà đông nhân khẩu, chủ yếu trồng lúa và diện
tích đất nông nghiệp rất thấp và nhất là trình độ học vấn không cao (55% đi học từ 5 –
7 năm). Điều kiện sinh sống chủ yếu của tầng lớp cư dân di cư tự do là các nhà trọ
(48% thuê nhà). Tana (1996) đã dẫn nghiên cứu về chuyển dịch lao động ở
Basangwkok-Thái Lan cho thấy: lao động về thành thị tìm việc ở các KCN hầu hết có
độ tuổi dưới 25 chiếm tỉ lệ khá cao (62%). Ở Indonesia và Philippines cũng có số liệu
cao tương tự (56,5 và 84,6%, giai đoạn 1982-1983).
Nghiên cứu về nhu cầu của công nhân Việt Nam, tổ chức Global Alliance for
Workers and Communities phối hợp với CESAIS nêu lên một số nguyện vọng và nhu
cầu của công nhân như sau:
¾ Nguyện vọng liên quan đến công việc: chi phí đi lại, đào tạo thêm kỹ năng
làm việc, tay nghề, giao tiếp.
¾ Nguyện vọng hòa nhập vào cộng đồng: tham gia các hoạt động xã hội, văn
hóa, giúp đỡ dân cư địa phương cải thiện môi trường, giúp đỡ người nghèo, dạy học
cho trẻ em nghèo ở các lớp tình thương [9].
- Di cư và vấn đề cải thiện đời sống cư dân nông thôn:
Một số công trình nghiên cứu cho rằng di cư là cách để có thể giảm nghèo theo


thời vụ. Nhiều lao động vùng nông thôn thất nghiệp, có rất nhiều thời gian nông nhàn,
có thể về thành thị làm việc một thời gian nhằm tăng thêm thu nhập, đến mùa vụ họ lại
quay về nông thôn để làm nghề nông. Đây là hiện tượng “ly hương, bất ly nông” xảy
ra ở một số quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Viện Nghiên Cứu Chính Sách Lương Thực Quốc Tế (IFPRI, 2005) [11] cho
biết hằng năm có hàng triệu người ở các nước có thu nhập thấp bỏ xứ ở vùng quê để
tìm cơ hội thay đổi cuộc đời. Các nghiên cứu gần đây ở Bangladesh, Philippines và
Việt Nam cho thấy nguyên nhân chính của di cư và vai trò của di cư trong chiến lược

giảm nghèo đói. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách cho chính phủ và nhà làm chính
sách về vấn đề di cư và chuyển dịch lao động vì di cư không phải là vấn đề đe dọa mà
trái lại nó có thể tạo ra cơ hội cho tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội.
Di cư là phần cơ bản của phương kế kiếm sống và sự biến đổi ở nông thôn, chứ
không đơn giản là thoát khỏi nông thôn. Từ lâu các cá nhân và ngay cả nhiều gia đình
đã coi việc di cư là phương kế để thay đổi cuộc sống. Nghiên cứu về vấn đề này ở
Mindanao (Phillippines) cho thấy tỉ lệ lớn con em nông dân vẫn ở lại nông thôn (62%
nam và 44% nữ ở lại nhà cha mẹ họ hay nơi quê gốc), một số di chuyển về những
vùng nông thôn khác (14% nam, 17% nữ). Cùng lúc đó, 46% không di cư về thành
phố và đô thị lớn, 54% di cư đến các đô thị lớn trong vùng hay ở các vùng khác trong
nước Philippines.
- Hình thức di cư, đóng góp cho phát triển nông thôn:
Di cư theo mùa hay di cư tạm thời có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người
di cư hơn là hình thức di cư và định cư thường trú. Ở Việt Nam và Bangladesh cũng
như một số nước có mức thu nhập thấp, cư dân nông thôn di cư từ vùng có thời gian
nông nhàn sang các vùng lân cận để tìm việc làm các nghề phi nông nghiệp. Với cách
thức này, đa dạng hóa thu nhập và cải thiện phần thu nhập mất đi do thất mùa. Đường
xá và phương tiện di chuyển tốt hơn khuyến khích di cư nhiều hơn, giảm di cư và định
cư thường trú vì rút ngắn thời gian di chuyển đến khu vực thành thị. Nghiên cứu ở
đồng bằng Sông Hồng cho thấy phát triển cơ sở hạ tầng làm cho vấn đề di cư tìm việc
làm có nhiều thuận lợi hơn, các KCN ở Hải Phòng và Hà Nội thu hút một lượng lao
động từ các vùng nông thôn ven đô. Cơ sở hạ tầng về hệ thống ngân hàng cũng sẽ tạo

5


thuận lợi cho việc chuyển và gửi tiền về nhà của người lao động ở xa quê, giảm các chi
phí trung gian không đáng có.
Navamukunda, National Unnion of Plantation Workers, Malaysia [12]: Di cư
từ nông thôn ra thành thị phát triển nhanh chóng sau khi có can thiệp của chính phủ và

phát triển công nghiệp ở Malaysia. Nhiều vùng trở thành trung tâm cho di cư từ nông
thôn như KCN Klang Valley, Pasir Gudang, Penang. Chiến lược chính phủ nhằm phân
bổ công nghiệp đến các vùng nông thôn ở Penisuar Malaysia, Sabah and Sarawark
giúp người di cư nội địa đến các KCN tập trung dễ dàng. Phát triển các KCN, nhất là
vùng phía đông duyên hải Kelantan, Teranganu và Penang trong ba thập niên qua đã
giúp ngành chế tạo phát triển nhất là ngành công nghệ hóa dầu và công nghiệp nặng.
Chất lượng cuộc sống thấp ở vùng nông nghiệp truyền thống như “lực đẩy” công nhân
di cư khỏi vùng họ đang sống để đến vùng có cơ hội tốt hơn như là “lực hút” nhằm cải
thiện cuộc sống.
Priya Deshingkar, 2006 [13]: di dân nội địa có tiềm năng giảm nghèo rất lớn.
Hội nghị Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ (Millennium Development GoalsMDGs): di cư nội địa góp phần tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển hơn
là di dân quốc tế. Điều này do bốn yếu tố: (i) từ những khoản tiền tiết kiệm nhỏ tích
lũy lại thành khoản tiền lớn được gửi về những vùng nghèo, cho gia đình nghèo (
nhiều hơn là những phần tiền gửi về từ di dân quốc tế vì số người di dân định cư nước
ngoài ít hơn), (ii) Di dân nội địa tăng nhanh hơn di dân quốc tế, (iii) Di dân nội địa liên
quan nhiều đến người nghèo, (iv) Hướng tới sự tăng trưởng nhiều lĩnh vực bao gồm
nông nghiệp, chế tạo, xây dựng, kinh tế vùng ven biển và dịch vụ.
2.2 Tổng quan về khu công nghiệp Sóng Thần 2
Sau 35 năm giải phóng, đặc biệt là sau 12 năm kể từ ngày được tách ra từ tỉnh
Sông Bé, diện mạo Bình Dương hôm nay đã hoàn toàn thay đổi. Nhờ chính sách “trải
thảm đỏ” chào đón các nhà đầu tư, từ một tỉnh thuần nông, Bình Dương đã trở thành
một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhất và năng động nhất
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong bảng xếp hạng “chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh” (PCI) từ năm 2006 – 2009, Bình Dương luôn đứng ở vị trí số 1 hoặc số
2.

6


Hình 2.1. Tốp 10 Tỉnh, Thành Phố Có PCI Cao Nhất Từ Năm 2006 – 2009.

Vị trí
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Năm 2006
Bình Dương
Đà Nẵng
Bình Định
Vĩnh Long
Đồng Nai
Lào Cai
TP HCM
Vĩnh Phúc
An Giang
Cần Thơ

Năm 2007
Bình Dương
Đà Nẵng
Vĩnh Long
Bình Định
Lào Cai

An Giang
Vĩnh Phúc
Bà Rịa - Vũng
Tàu
Đồng Tháp
TP HCM

Năm 2008
Đà Nẵng
Bình Dương
Vĩnh Phúc
Vĩnh Long
Đồng Tháp
Long An
Bến Tre
Lào Cai
An Giang
Thừa Thiên Huế

Năm 2009
Đà Nẵng
Bình Dương
Lào Cai
Đồng Tháp
Vĩnh Long
Vĩnh Phúc
Bình Định
Bà Rịa - Vũng
Tàu
Tiền Giang

Bắc Ninh

Nguồn: Internet & tính toán tổng hợp
Hiện nay, dân số Bình Dương có trên 1,497 triệu người (có đến 50% dân số là
lao động nhập cư) với GDP bình quân ước đạt 21,5 triệu đồng/người. Để giữ vững tốc
độ tăng trưởng, Bình Dương luôn đặt mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội, trọng
tâm là các KCN.
Hiện Bình Dương đã rất thành công và nổi tiếng với mô hình KCN tập trung
với 26 KCN đã được thành lập (tổng diện tích 8.979ha), trong đó 24 khu đã đi vào
hoạt động với 1.042 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt
7 tỷ 151 triệu USD (chiếm 55% tổng vốn đầu tư FDI toàn tỉnh).
Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, năm 2009, giá trị sản
xuất công nghiệp đạt 87.727 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp trong nước đạt hơn
27.900 tỷ đồng, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 59.810 tỷ đồng.
Riêng từ đầu năm 2010 đến ngày 15/3, toàn tỉnh đã thu hút gần 312,800 triệu
USD, trong đó có 21 dự án đầu tư mới với tổng vốn gần 156,830 triệu USD và 32 dự
án điều chỉnh với với tổng vốn tăng hơn 155,960 triệu USD, nâng tổng dự án đầu tư
nước ngoài toàn tỉnh lên 1.922 dự án, tổng vốn đầu tư 13 tỷ USD.
Dự án lớn mà Bình Dương đang tập trung đầu tư và phát triển là khu liên hợp
công nghiệp, dịch vụ, đô thị Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 với tổng diện tích 4.196ha, nằm tại
trung tâm tỉnh, thuận lợi về mặt giao thông, gần sân bay, cảng biển và các dịch vụ
7


khác. Tỉnh đang kêu gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia vào dự án
này.
Từ năm 2006, tỉnh Bình Dương đã có chính sách chọn lọc các dự án đầu tư.
Cụ thể, tỉnh không nhận những dự án gây ô nhiễm môi trường, chỉ chọn những dự án
đầu tư có công nghệ tốt để tạo ra nguồn nhân lực tốt.
Tỉnh đang "trải thảm đỏ" mời gọi những dự án đầu tư vào ngành công nghệ cao,

tập trung hơn vào việc thu hút các dự án đầu tư lớn với công nghệ hiện đại, sạch từ Mỹ
và châu Âu nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và ít ảnh hưởng đến môi
trường, tạo sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, như lĩnh vực dịch vụ, tài chính,
ngân hàng, viễn thông, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Bình Dương đang đầu tư mạnh vào các KCN mới có hệ thống hạ tầng đồng bộ
để có thể thu hút các dự án công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực, mục tiêu là 60%
số công nhân làm việc tại tỉnh được đào tạo vào năm 2010.
Đồng thời, tỉnh thành lập các trường dạy nghề và hợp tác với nước ngoài để đào
tạo nguồn nhân lực tại chỗ có tay nghề cao, cụ thể như Trường Đại học Quốc tế Miền
Đông, Trường Cao Đẳng Việt Nam-Singapore...
Với chính sách phát triển kinh tế hiệu quả, trong những năm qua, nền kinh tế-xã
hội của tỉnh Bình Dương liên tục phát triển mạnh mẽ.
Năm 2009, dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
thế giới, nhưng nhìn chung, các ngành sản xuất, kinh doanh của tỉnh Bình Dương vẫn
tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định so với các địa phương
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, thu ngân sách khoảng 12.770 tỷ
đồng, đứng vị trí số 2 trong bảng xếp hạng kinh tế cấp tỉnh.
Trong giai đoạn Việt Nam đang thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước, việc xây dựng và phát triển KCN Sóng Thần 2 do Công ty Cổ Phần
Phát Triển KCN Sóng Thần (tên mới Công ty Cổ Phần Đại Nam) làm chủ đầu tư đã
đóng góp một phần quan trọng đáng kể vào công cuộc chung, đồng thời cũng phù hợp
với định hướng chung là xây dựng các KCN tập trung nhằm thu hút các nguồn vốn đầu
tư trong và ngoài nước nhằm phục vụ các mục tiêu kinh tế phát triển đất nước.

8


Hình 2.2. Đường vào KCN Sóng Thần

Nguồn: Internet


9


Hình 2.3. Vị Trí Khu Công Nghiệp Sóng Thần 2

Nguồn: Internet
KCN Sóng Thần 2 là một KCN hỗn hợp được thành lập vào tháng 10/1996, tại
xã Tân Đông Hiệp và thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương với diện tích: 319
ha. Được phê duyệt tại các quyết định:
- Quyết định số: 796/TTg ngày 28/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt dự án đầu tư.
- Quyết định số: 951/TTg ngày 20/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc
cho thuê đất.
- Quyết định số: 16/BXD/KTQH ngày 11/01/1997 của Bộ Xây dựng phê
duyệt qui hoạch chi tiết KCN.
10


KCN ST 2 được đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 450.000 triệu đồng; tổng diện
tích là 319 ha; trong đó diện tích được phép cho thuê lại là 2.076.100 m2 (diện tích đã
cho thuê: 1.445.266 m2, đạt tỷ lệ: 70%).
Địa điểm KCN nằm cách:


Trung tâm kinh tế - văn hóa: cách TP. Hồ Chí Minh 15 km, TP. Biên Hòa

20 km,Vũng Tàu 110 km.



Điểm dân cư: cách Thủ Đức 3 km,Thị trấn Lái Thiêu 4 km, Thị trấn Dĩ An 2

km.
Giá cho thuê đất: 37,5 USD/m2/45 năm
Cơ sở hạ tầng: Trạm cấp điện 110/22 kv: 40 MVA x 2. Nhà máy nước Tân Ba
cung cấp 50.000 m3/ngày (giai đoạn I). Hệ thống đường bê tông nhựa nóng có tải trọng
30 tấn. Nhà máy xử lý nước thải với công suất 12.000 m3/ngày. Bưu cục Sóng Thần:
1.200 số. Mặt bằng được san lắp bảo đảm thoát nước và xây dựng. Bệnh viện có 200
giường. Khu dân cư đô thị có diện tích 77 ha với 10.000 dân. Kho Tân cảng (cảng khô)
có diện tích 50 ha. Diện tích giao thông là 204.736,98 m2. Bao gồm hệ thống đường bê
tông nhựa và vỉa hè hoàn chỉnh. Hệ thống điện trung thế và chiếu sáng. Đã xây dựng
hoàn chỉnh hệ thống thoát nước mưa và thoát nước bẩn. Đã đưa vào sử dụng nhà máy
xử lý nước thải công suất 4000m3/ngày đêm .
Lĩnh vực đầu tư: Sản xuất sản phẩm nhựa, đồ chơi, mỹ phẩm, các sản phẩm bao
bì đóng gói. Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử, máy móc, thiết bị vận
chuyển. May mặc, giày dép, sản phẩm da, lông thú, len, dụng cụ thể thao. Chế biến
thực phẩm, hàng gia dụng, các sản phẩm gỗ, mây tre lá. Các ngành công nghiệp chế
biến khác.
Đầu mối giao thông, bến cảng: cách Sân bay Tân Sơn Nhất 12 km; Tân Cảng
9,5 km; Cảng Sài Gòn 14 km; Ga Sóng Thần 0,5 km.
Kết quả :
Bắt đầu đi vào hoạt kinh doanh từ năm 1996, KCN Sóng Thần 2 đã chứng tỏ là
KCN hấp dẫn các nhà đầu tư. Tính đến cuối năm 2006 có tổng số 95 doanh nghiệp
trong nước và ngoài nước đang hoạt động trong KCN với tổng diện tích đất thuê là
2.031.903,9 m2 / 2.076.100m2, chiếm 97,8% diện tích đất cho thuê.
Đánh giá của nhà đầu tư :
11


Theo ông Cheng Wen Chin, Tổng Giám Đốc công ty TNHH Uni-President :

“Từ những năm 1994 -1997, tập đoàn Uni-President đã đi đến nhiều khu vực, vùng
kinh tế trọng điểm của Việt Nam để khảo sát các KCN. Sau cùng công ty UniPresident đã chọn KCN Sóng Thần II (tỉnh Bình Dương) là điểm đầu tư lý tưởng do
nhiều nguyên nhân như : Sóng Thần II mang tính an toàn của một KCN, gần Tp. Hồ
Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là nằm gần quốc lộ 13, xa
lộ Đại Hàn, và đường xe lửa Nam – Bắc rất dễ dàng cho việc thông thương hàng hóa.
Với sự nỗ lực không ngừng, đến tháng 2-1999, công ty được cấp giấy phép đầu tư với
hình thức 100% vốn nước ngoài, hoạt động 50 năm…” (nguồn: ViệtNamNet ngày
07/09/2005).

12


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Các khái niệm
a. Di cư
Di cư là việc thay đổi nơi cư trú của một người hay một nhóm người. Có nhiều
cách phân loại di cư khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là phân loại di cư theo không
gian và tính tổ chức. Phân loại theo không gian có hai hình thức đặc trưng là di cư
quốc tế và di cư nội địa (trong nước). Đề tài này chỉ xoay quanh vấn đề di cư nội địa:
là sự thay đổi nơi cư trú của cư dân trong nội bộ của một quốc gia, cụ thể là từ khu vực
nông thôn vào thành thị. Phân loại theo thời gian có thể gồm có 3 loại chính: di cư tạm
thời, di cư lâu dài và di cư suốt đời. Di cư tạm thời là những người di cư trong thời
gian ngắn ( dưới 5 năm để đi học, đi làm việc rồi trở về quê cũ), di cư lâu dài là sự di
chuyển trong thời gian dài (trên 5 năm) của cư dân, di cư suốt đời là những người di
cư được xác định nơi sinh khác với nơi sống và không trở về nơi cũ (nơi họ sinh ra).
Phân loại theo tính tổ chức được chia ra làm hai loại: di cư tự do bất hợp pháp và di cư
tự do hợp pháp. Di cư tự do hợp pháp là người di cư tự do tôn trọng luật pháp. Mục

tiêu chủ yếu của họ là tìm việc làm, tìm điều kiện nâng cao mức sống. Họ di cư từ nơi
này sang nơi khác được sự chấp thuận của các cấp có thẩm quyền của nơi đi và nơi
đến. Di cư bất hợp pháp là những người di cư bất chấp pháp luật của nơi đi và nơi đến.
Nhập cư tự do là một hiện tượng có tác động nhiều mặt: xã hội, kinh tế, môi
trường, … do đó nó trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế, xã hội học và
nhà quản lý. Từ kết quả nghiên cứu sẽ đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với tình
hình thực tế.
b. Người lao động
Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết


hợp đồng lao động (Bộ luật lao động Việt Nam, chương1, điều 6). Độ tuổi lao động
đối với nam là từ 15-60 tuổi, đối với nữ là từ 15-55 tuổi.
Người lao động nhập cư được định nghĩa trong nghiên cứu này là những lao
động tạm trú ngắn hạn (KT4) hoặc dài hạn (KT3).
c. Thu nhập
Thu nhập/tháng của người lao động trong nghiên cứu này là tổng số tiền mà
người lao động thu được trong một tháng từ công ty mà họ làm việc bao gồm các
khoản: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng, các loại phúc lợi và thù lao làm việc
ngoài giờ.
d. Tiền lương
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) “ tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập,
bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định
bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật,
pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một
hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay
sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm” (Dung, 2003).
Ở Việt Nam hiện nay có sự khác biệt giữa các yếu tố trong tổng thu nhập của
người lao động từ công việc bao gồm tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi.
Theo quan điểm cải cách 1993 “tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua

thỏa thuận giữa người sử dụng và người lao động phù hợp với cung cầu sức lao động
trong nền kinh tế thị trường”. “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận
trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả
công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu
do Nhà nước quy định” ( Bộ luật lao động, chương 6, điều 55). Ngoài ra các chế độ
phụ cấp, tiền thưởng nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khac có thể được thỏa
thuận trong hợp đồng, thỏa ước tập thể hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp
(Bộ luật lao động, chương 6, điều 63).
e. Tiền lương tối thiểu
Tiền lương tối thiểu là một định chế quan trọng bậc nhất của pháp luật lao động
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động nhất là trong nền kinh tế thị trường
và trong điều kiện sức cung về lao động lớn hơn cầu. Tiền lương tối thiểu phải đảm
14


bảo tối thiểu về sinh học và xã hội. Mức lương tối thiểu được ấn định là bắt buộc đối
với người sử dụng lao động. Theo ILO, những yếu tố cần thiết để xác định mức lương
tối thiểu phải bao gồm những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, có chú ý tới
các mức lương trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an toàn xã hội và mức
lương so sánh của các nhóm xã hội khác nhau, những nhân tố kinh tế, kể cả những đòi
hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và
duy trì một mức sử dụng lao động cao (San, 1996).
Ở Việt Nam “mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho
người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù
đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất lao động mở rộng và được
dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác” (Bộ luật lao động,
chương 6, điều 56).
Ngày 8/1/2010, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đã công bố hai Nghị định
của Chính phủ về điều chỉnh mức lương tối thiểu: Nghị định 97/2009/NĐ-CP, quy
định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động (LĐ) làm việc ở công ty, doanh

nghiệp (DN), hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức
khác của Việt Nam (gọi chung là DN trong nước) và Nghị định 98/2009/NĐ-CP, quy
định mức lương tối thiểu vùng đối với LĐ Việt Nam làm việc cho DN có vốn đầu tư
nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại
Việt Nam (FDI).Theo đó, mức lương tối thiểu sẽ chia thành bốn vùng.
* Vùng I: các quận thuộc TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.
* Vùng II: các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm,
Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây thuộc
TP Hà Nội; các huyện thuộc TP.HCM; các quận, huyện thuộc TP Đà Nẵng, các quận
thuộc TP Cần Thơ; các quận, huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão thuộc TP Hải
Phòng; TP Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các
huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã
Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình
Dương; TP Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu.

15


×