Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.32 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HƯNG

ĐOÀN VĂN LỘC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HƯNG” do Đoàn
Văn Lộc, sinh viên khóa 32, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước
hội đồng vào ngày tháng

năm

.

ThS. LÊ VŨ
Người hướng dẫn

__________________
Ngày



tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_________________________

________________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

ii

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí

Minh và 3 tháng thực tập tại công ty TNHH Bảo Hưng, tôi nhận được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô cũng như Cô Chú, Anh Chị trong công ty. Để bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn đến:
• Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là
các thầy cô khoa Kinh Tế đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt
thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
• Thầy Lê vũ, khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
• Cô Đỗ Thị Bích Sâm Giám Đốc công ty TNHH Bảo Hưng, anh Nguyễn
Xuân Hạnh trưởng phòng kế toán và anh chị ở các phòng ban đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này.
• Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt
tinh thần, cũng như đã đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
ĐOÀN VĂN LỘC

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐOÀN VĂN LỘC. Tháng 6 năm 2010. “ Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất
Kinh Doanh Của Công Ty TNHH Bảo Hưng”.
DOAN VAN LOC. June 2010. “Analysis Of Business Activities At Bao
Hung Company Limited”.
Đề tài tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Bảo Hưng trong 2 năm 2008 – 2009. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là tìm hiểu về: kết
quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2008 – 2009, phân tích quá trình sản
xuất, tình hình lao động, tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ, thu mua và sử dụng

nguyên liệu, các chỉ số sinh lợi… để từ đó đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty
qua 2 năm, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi và khó khăn của công ty.
Qua đó, tôi đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh ở
bên trong cũng như tận dụng cơ hội và phòng ngừa đe dọa từ bên ngoài của công ty để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các biện pháp đề xuất trong đề tài là:
- Tìm kiếm thêm nguồn cung cấp nguyên vật liệu.
- Xây dựng bộ phận Marketing.

iv


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... iii
NỘI DUNG TÓM TẮT .......................................................................................................iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................................xi
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài : .............................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................. 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.5. Cấu trúc của luận văn: ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ................................................................................................. 5
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Bảo Hưng ......................................................... 5
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................... 5
2.1.2. Trụ sở công ty ..................................................................................................... 5

2.1.3. Sơ đồ công ty: ..................................................................................................... 5
2.2. Chức năng và nhiệm vụ công ty ................................................................................ 6
2.3. Bộ máy tổ chức của công ty....................................................................................... 6
2.4. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty ................................................ 7
2.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc .................................................................... 7
2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chánh ........................................ 8
2.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh ...................................................... 8
2.4.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán ............................................................ 8
v


2.4.5. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kỹ thuật ........................................................... 8
2.4.6. Chức năng, nhiệm vụ của quản đốc .................................................................... 8
2.5. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. ........................................................... 9
2.5.1. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam ............................. 9
2.5.2. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ thủ công mỹ nghệ ở tỉnh Bình Dương ................... 10
2.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ............................................ 11
2.6.1. Một số mặt hàng chủ lực của công ty ...................................................................................11
2.6.2. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty ......................................................... 12
2.6.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất ................................... 12
2.6.4. Tình hình thay đổi về lao động qua các năm của công ty............................................15
2.6.5. Tình hình biến động về doanh thu qua các năm ............................................... 15
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 17
3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 17
3.1.1. Nhận định về sản xuất kinh doanh .................................................................... 17
3.1.2. Mục đích yêu cầu của việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh .............. 17
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh............................... 18
3.1.4. Ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất................................................................... 20
3.1.5. Nhận định về tiêu thụ ........................................................................................ 21
3.1.6. Lợi nhuận .......................................................................................................... 22

3.1.7. Ảnh hưởng của tình hình tài chính .................................................................... 22
3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 23
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................... 23
3.2.2. Phương pháp phân tích:..................................................................................... 23
3.2.3. Phương pháp so sánh......................................................................................... 23
3.2.4. Phương pháp thay thế liên hoàn ........................................................................ 24
3.3. Một số chỉ tiêu phân tích ...................................................................................... 25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................ 27
4.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2008 – 2009 .............................. 27
4.2. Phân tích quá trình sản xuất ..................................................................................... 29
vi


4.2.1. Tổ chức quá trình sản xuất ................................................................................ 29
4.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................... 29
4.2.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty qua
2 năm 2008-2009........................................................................................................................................31
4.3. Phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất ............................................................. 32
4.3.1. Phân tích tinh hình bố trí và sử dụng lao động tại công ty ............................... 32
4.3.2. Phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ ................................................. 38
4.3.3. Phân tích tình hình thu mua và sử dụng nguyên vật liệu .................................. 41
4.4. Phân tích tình hình tiêu thụ ...................................................................................... 45
4.4.1. Phân tích khái quát về kết quả tiêu thụ ............................................................. 45
4.4.2. Phân tích thị trường tiêu thụ của công ty .......................................................... 46
4.4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ. .................................... 51
4.5. Phân tích lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. ............................................... 53
4.6. Phân tích tình hình tài chính .................................................................................... 55
4.6.1. Phân tích tình hình biến động vốn và nguồn vốn của công ty .......................... 55
4.6.2. Phân tích các chỉ số sinh lợi .............................................................................. 59
4.6.3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty. ...................................................... 61

4.7. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2 năm 2008 – 2009....... 66
4.7.1. Những thành tích đạt được ................................................................................ 66
4.7.2. Những khó khăn tồn đọng ................................................................................. 66
4.8. Phân tích ma trận SWOT của công ty ..................................................................... 67
4.8.1. Cấu trúc của ma trận SWOT ............................................................................. 67
4.8.2. Ma trận SWOT .................................................................................................. 68
4.9. Các biện pháp đề xuất thực hiện: ............................................................................. 69
4.9.1. Tìm kiếm thêm nguồn cung cấp nguyên vật liệu. ............................................. 70
4.9.2. Thành lập bộ phận Marketing ........................................................................... 70
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 75
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 75
5.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 76
vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSH:

Chủ sở hữu

DT:

Doanh thu

ĐTNH:

Đầu tư ngắn hạn

ĐTDH:


Đầu tư dài hạn

HĐKD:

Hoạt động kinh doanh

HĐTC:

Hoạt động tài chính

MMTB:

Máy móc thiết bị

NVL:

Nguyên vật liệu

NSLĐ:

Năng suất lao động

PNNN:

Phải nộp nhà nước

QLDN:

Quản lý doanh nghiệp


TSLĐ:

Tài sản lưu động

TSCĐ:

tài sản cố định

TNDN:

Thu nhập doanh nghiệp

XK:

Xuất khẩu.

CB_CNV:

Cán bộ công nhân viên

SD:

Sử dụng

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một Số Mặt Hàng Sản Xuất Chủ Lực Của Công Ty .................................... 11
Bảng 2.2. Tình Hình Trang Bị TSCĐ Năm 2009. ......................................................... 14

Bảng 4.1. Kết Quả SXKD Của Công Ty Qua 2 Năm 2008 – 2009 .............................. 27
Bảng 4.2. Hiệu quả hoạt động SXKD qua 2 năm 2008 – 2009..................................... 30
Bảng 4.3.Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Doanh Thu Của Công Ty Qua 2 Năm 20082009 ............................................................................................................................... 31
Bảng 4.4. Tình Hình Bố Trí Lao Động Tại Công Ty Qua 2 năm 2008 -2009 .............. 32
Bảng 4.5. Năng Suất Lao Động Tại Công Ty Qua 2 Năm 2008 – 2009 ....................... 35
Bảng 4.6. Phân Tích Ảnh Hưởng của Tổng Số Công Nhân Sản Xuất và Năng Suất Lao
Động Bình Quân đến Doanh Thu .................................................................................. 36
Bảng 4.7. Tình Hình Năng Suất Lao Động Và Tiền Lương Bình Quân ....................... 37
Bảng 4.8. Tình Hình Trang Bị TSCĐ............................................................................ 39
Bảng 4.9. Tình Hình Sử Dụng TSCĐ............................................................................ 40
Bảng 4.10. Tình Hình Thu Mua Một Số Nguyên Liệu Chính....................................... 42
Bảng 4.11.Tình Hình Nhập Xuất Tồn Kho Nguyên Liệu ............................................. 43
Bảng 4.12. Hiệu Quả Sử Dụng Nguyên Liệu ................................................................ 43
Bảng 4.13. Ảnh Hưởng Của Chi Phí Nguyên Liệu và Hiệu Suất Sử Dụng Nguyên Liệu
đến giá Trị Sản Lượng ................................................................................................... 44
Bảng 4.14. Tình Hình Nhập, Xuất, Tồn kho Thành Phẩm. .............................................. 45
Bảng 4.15. Phương Thức Kinh Doanh Xuất Khẩu của Công Ty .................................. 46
Bảng 4.16.Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu ................................................................... 47
Bảng 4.17. Lợi Nhuận Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Qua 2 năm 2008 – 2009 .... 54
Bảng 4.18. Phân Tích Tình Hình Sử Dụng Vốn và Nguồn Vốn ................................... 56
Bảng 4.19.Phân Tích Các Chỉ Số Sinh Lợi. .................................................................. 59
Bảng 4.20. Phân Tích các Chỉ Tiêu cấu Thành Tài Sản Lưu Động .............................. 61
Bảng 4.21. So Sánh TSLĐ và Nợ Ngắn Hạn Với Tổng Nguồn Vốn ............................ 62

ix


Bảng 4.22. Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Hiện Hành ............................................ 63
Bảng 4.23. Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Nhanh ................................................... 64
Bảng 4.24. Phân Tích Hàng Tồn Kho ........................................................................... 65

Bảng 4.25. Phân Tích Tình Hình Luân Chuyển hàng Tồn Kho ................................... 65

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Bảo Hưng ........................................................ 7
Hình 2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty. .................................................... 12
Hình 2.3. Tình Hình Biến Đổi về Lao động qua các năm ............................................. 15
Hình 2.4. Tình Hình Biến Động về Doanh Thu qua các năm ...................................... 16
Hình 4.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2008 ......................................................... 48
Hình 4.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2009 ......................................................... 48

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ luc1. Bảng cân đối kế toán năm 2008
Phụ luc2. Bảng cân đối kế toán năm 2009

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài :
Hiện nay, Việt Nam là một thành viên của WTO. Do đó, các doanh nghiệp trong
nước càng có nhiều cơ hội cũng như thử thách hơn trong kinh doanh. Các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển trong thị trường chung với các nước trên thế giới thì các doanh

nghiệp cần phải hoạt động hiệu quả, điều đó càng quan trọng hơn đối với một doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
Mặt khác, trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, cùng với việc mở cửa
quan hệ hợp tác kinh tế, kinh doanh với nước ngoài, vấn đề cạnh tranh giữa các công ty,
xí nghiệp là không thể tránh khỏi.
Một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế thị
trường, muốn hoạt động có hiệu quả thì ngoài đặc điểm của nghành và uy tín của doanh
nghiệp, đòi hỏi phải có sự quản lý đúng đắn và phù hợp.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra công ty phải tiến
hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong những năm qua để từ đó có
thể vạch ra những kế hoạch cho năm tiếp theo. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên
trong như : nguồn lao động, nguyên liệu, tài chính… Công ty phải quan tâm các điều kiện
tác động bên ngoài như thị trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh… Trên cơ sở đó, công ty có
thể dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa.
Trong bất kỳ điều kiện kinh doanh nào cũng tiềm ẩn những khả năng tiềm tàng
chưa phát hiện được, chỉ thông qua phân tích công ty mới có thể phát hiện được và khai
thác chúng đem lại hiệu quả cao hơn.

1


Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá được qui mô phát triển của
công ty và hệ thống quản lý, nguồn vốn tăng hay giảm và nguồn tiêu thụ ít hay nhiều…
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở để đề ra các quyết định kinh doanh.
Thực tế tại huyện Tân Uyên có rất nhiều công ty sản xuất hàng xuất khẩu, trong
đó, công ty TNHH Bảo Hưng là một công ty hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh đồ gỗ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, có kinh nghiệm trong kỹ thuật sản
xuất, có đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất lành nghề, có trách nhiệm
và gắn bó với công ty. Là một công ty non trẻ mới được thành lập với quy mô nhỏ, công
ty TNHH Bảo Hưng phải đương đầu với nhiều áp lực cạnh tranh trên thị trường. Công ty

phải tự tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, giữ vững thị trường hiện có và mở rộng
thị trường. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty không chỉ ảnh hưởng bởi các yếu tố
sản xuất như: vốn kinh doanh, nguyên liệu, lao động, máy móc thiết bị… mà chịu ảnh
hưởng đầu ra của sản phẩm tức thị trường tiêu thụ - đây cũng là khâu quan trọng. Điều
này cho thấy sản xuất và tiêu thụ có mối quan hệ mật thiết với nhau trong suốt quá trình
kinh doanh. Muốn sản xuất có hiệu quả thì công ty phải sử dụng tốt năng lực sản xuất của
mình, sử dụng tốt các yếu tố sản xuất, phải thường xuyên phân tích quá trình tiêu thụ sản
phẩm của công ty. Hiện tại và tương lai đang đặt ra cho công ty nhiều vấn đề cần giải
quyết: làm thế nào để tăng thị phần, giữ vững thị trường đang có, làm thế nào để tăng hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận.
Xuất phát từ thực tế đó, qua thời gian tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại
công ty và được sự phân công của khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
tại công ty TNHH Bảo Hưng ”.

1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bảo Hưng
nhằm đánh giá tình hình hoạt động của công ty.
Xác định được những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty dựa trên việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh

2


doanh, lao động, tài chính … sẽ xác định được những ưu và nhược điểm của quá trình
hoạt động của công ty
Đề xuất một số biện pháp khắc phục những mặt hạn chế, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, đề xuất chiến lược kinh doanh cho công ty trong những năm sắp tới.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Bảo

Hưng qua 2 năm 2008 – 2009 gồm các nội dung sau: Tình hình sản xuất kinh doanh: kết
quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các yếu tố của quá trình sản xuất; Tình
hình tiêu thụ: sản lượng tiêu thụ, thị trường tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình
tiêu thụ và tài chính của công ty.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty TNHH Bảo Hưng.
Thời gian nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh từ năm 2008 đến 2009
1.5. Cấu trúc của luận văn:
Gồm 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề.
Trình bày sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, mục đích và nội dung của phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan.
Giới thiệu khái quát về công ty như vị trí địa lý, quá trình hình thành và phát triển,
bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban và sơ lược về hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày các khái niệm cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh, các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phương pháp nhiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

3


Trình bày và phân tích cụ thể hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 2
năm 2008 – 2009. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất kinh doanh và
các biện pháp đề xuất thực hiện.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Nêu lên kết luận tổng quát về hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa ra kiến nghị

của bản thân.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Bảo Hưng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Bảo Hưng được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày
10/10/2004. Ngành nghề kinh doanh chính là chuyên sản xuất, thiết kế và kinh doanh đồ
mộc, đồ trang trí nội thất xuất khẩu. Sản phẩm của công ty không chỉ luôn luôn cải thiện
về chất lượng mà còn về thiết kế mẫu mã. Hiện tại công ty đang rất thành công tại các thị
trường như Mỹ, Úc, Hàn Quốc…
Phương châm hoạt động cuả công ty là” Uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh”.
Đến với công ty, quý khách hàng sẽ yên tâm về chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm.
2.1.2. Trụ sở công ty
Công ty TNHH Bảo Hưng được xây dựng và chính thức hoạt động tại khu phố
Khánh Long, thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Tên trong nước: CÔNG TY TNHH BẢO HƯNG
Tên giao dịch: BAO HUNG FURNITURE CO ., LTD
Mã số thuế: 3700562754
Điện thoại: (084-065) 625 771 – (084-065) 625 772 – (084-065) 625 773
Fax: (084-065) 625 699
Email:
Website:
2.1.3. Sơ đồ công ty:
- Phía trước là phòng bảo vệ
5



- Gồm 3 phân xưởng xây dụng hình chữ U
- Khu vực văn phòng nằm đối diện phòng bảo vệ
- Nhà kho nằm bên cạnh mỗi phân xưởng.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ công ty
Theo như giấy phép thành lập, công ty TNHH Bảo Hưng hoạt động về lĩnh vực sản
xuất, thiết kế và kinh doanh đồ gỗ, đồ trang trí nội thất và các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ.
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từ đó mang lại lợi nhuận như mong muốn,
thì bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào cũng phải đề ra cho mình những nhiệm vụ
cần thiết. Đối với công ty TNHH Bảo Hưng thì nhiệm vụ được đặt ra như sau:
• Góp phần đẩy mạnh nghành sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu.
• Vấn đề tiên quyết nhất và ảnh hưởng tới sự tồn tại của công ty chính là việc tạo
ra nhiều lợi nhuận, càng đạt được nhiều lợi nhuận càng tốt, nhưng phải trong
khuôn khổ pháp luật cho phép. Đây là ước muốn của tất cả các công ty khi hoạt
động kinh doanh. Chính vì vậy ban lãnh đạo của công ty đã xem đây là nhiệm
vụ hàng đầu của mình. Điều đó được thể hiện cụ thể thông qua việc tìm kiếm
được khách hàng và thị trường trong nước, đồng thời mở rộng quan hệ với
những nhà cung cấp hay đối tác ở các nước khác trên thế giới, sẵn sàng kí kết
các hợp đồng ngoại thương với các đối tác có thiện chí, uy tín. Ngoài ra ban
lãnh đạo của công ty cũng đang nghiên cứu các phương án khả quan khác góp
phần tăng lợi nhuận của công ty, đóng góp vào ngân sách nhà nước.
• Ngoài ra công ty còn có trách nhiệm trả lương cho công nhân đúng thời hạn,
tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo pháp luật về công đoàn và phải đảm
bảo quyền và lợi ích người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
• Một nhiện vụ nữa của công ty cũng không kém phần quan trọng khi muốn làm
ăn lâu dài đó là phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, kiểu
dáng sản phẩm luôn được đổi mới, phù hợp với nhu cầu thị trường.
2.3. Bộ máy tổ chức của công ty


6


Việc xây dựng bộ máy quản lý là một yêu cầu quan trọng giúp cho việc thực thi
các nghiệp vụ sản xuất có hiệu quả. Nếu bộ máy quản lý của công ty không được tổ chức
hợp lý dẫn đến việc điều hành hoạt động yếu kém thì công ty khó đạt hiệu quả kinh doanh
tốt. Ngược lại nếu có tổ chức hợp lý, phối hợp hoạt động nhịp nhàng đồng bộ thì hiệu quả
kinh tế sẽ cao hơn. Công ty TNHH Bảo Hưng tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến, giúp
cho sự liên hệ giữa các bộ phận được dễ dàng, đảm bảo kế hoạch được giao chính xác,
nhanh chóng.
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Bảo Hưng

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ
TOÁN

PHÒNG KINH
DOANH

PHÒNG KỸ
THUẬT

PHÒNG TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÁNH

QUẢN ĐỐC


KẾ TOÁN
TIỀN LƯƠNG

XƯỞNG 1

XƯỞNG 2

XƯỞNG 3

Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh
2.4. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
2.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc
Là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp chỉ đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động
của công ty, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước những quy định của nhà nước.

7


Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư trong
từng thời kỳ.
Thực hiện ký kết các hợp đồng kinh tế trong quyền hạn và quyết định các vấn đề
liên quan đến sản xuất kinh doanh.
2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chánh
Thực hiện tổ chức các hoạt động hành chánh, các mối quan hệ bên ngoài, các hoạt
động hổ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty trong tất cả các công tác, làm các thủ
tục về bảo hiểm xã hội, y tế, khen thưởng, kỹ luật… cho CB-CNV cũng như các thủ tục
hành chính liên quan đến các công việc đối nội, đối ngoại trong phạm vi hành chính, quản
lý các công văn đi và công văn đến của công ty.

Tham gia tổ chức tuyển dụng nhân viên và lựa chọn cộng tác viên, sinh viên thực
tập. Ngoài ra còn thực hiện tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho
nhân viên.
2.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh
Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời có
nhiệm vụ nghiên cứu, theo sát thị trường, quan tâm khách hàng cũ, tìm kiếm khách hàng
mới và những mối quan hệ mới nhằm làm tăng lợi nhuận cho công ty.
2.4.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán
Tổ chức toàn bộ công tác kế toán thống kê quản lý tài chính của công ty, hướng
dẩn đôn đốc thanh toán, đối chiếu công nợ kịp thời và đúng chế độ, báo cáo quyết toán
định kỳ, lập kế hoạch thu chi tài chính giúp Giám Đốc công ty sử dụng nguồn vốn trong
phạm vi luật pháp cho phép nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, thực
hiện đúng chế độ kế toán của nhà nước ban hành.
2.4.5. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kỹ thuật
Thiết kế, lên bản vẽ cho sản phẩm. Chịu trách nhiệm đảm bảo về những thông số
kỹ thuật, chất lượng cũng như mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm.
Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới, cố vấn cho khách hàng các vấn đề về kỹ
thuật, lập các hồ sơ kỹ thuật cho từng sản phẩm được đặt hàng.
2.4.6. Chức năng, nhiệm vụ của quản đốc
8


Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động trong phạm vi xưởng sản xuất
của mình được phân công phụ trách.
Đảm bảo hoàn thành kế hoạch, đảm bảo chính xác các chỉ số kỹ thuật, chất lượng
sản phẩm với chi phí giá thành thấp nhất (giảm chi phí tiền lương, nguyên vật liệu, phế
phẩm, tỷ lệ hư hỏng,…)
Giám sát các bộ phận thực hiện đúng quy trình công nghệ, đảm bảo các yêu cầu
chất lượng sản phẩm, loại bỏ nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn ra khỏi quy trình sản xuất
công đoạn đầu tiên.

Điều phối, sử dụng lao động hợp lý đảm bảo tối ưu hóa trong sản xuất.
2.5. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
2.5.1. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ được dự
báo sẽ tăng trưởng mạnh trong năm nay với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3 tỷ USD,
tăng 8-10% so với năm 2009. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, tổng thư ký Hiệp hội gỗ và
Lâm sản Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ trong năm 2009 đạt khoảng 2,7 tỷ
USD chỉ thấp hơn năm 2008 khoảng 100 triệu USD. Cũng theo ông Quyền, từ đầu quý 4
– 2009 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đã tăng trở lại, đón tín hiệu lạc quan từ thị
trường, các doanh nghiệp đã chuẩn bị khá tốt cho năm 2010. Về nguyên liệu, nhiều doanh
nghiệp đã tăng cường sử dụng nguồn gỗ rừng trồng trong nước. Cho đến nay, riêng nguồn
cung nguyên liệu gỗ trong nước đã đảm bảo đáp ứng được 30%.
Theo Bộ Công Thương, các thị trường lớn nhập khẩu đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam là
Nhật Bản, Mỹ, EU và một số nước ASEAN vẫn đang được duy trì tốt. Ngoài ra, Thổ Nhĩ
Kỳ, Hy Lạp và các nước Trung Đông và một số thành viên mới của EU cũng đang là
những thị trường tiềm năng để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Tính đến thời điểm này, giá trị đơn hàng của các doanh nghiệp chế biến gỗ cả nước
đã đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng khoảng 320 triệu USD so với cả năm 2009. Riêng trong 5
tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 35% so với
cùng kỳ năm 2009.

9


Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Tôn Quyền - Tổng thư ký Viforest, giá bán sản
phẩm của năm nay đã tăng khoảng 3% so với năm 2009, cũng góp phần làm tăng kim
ngạch xuất khẩu. Về giá nguyên liệu, vốn gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu, ông
Quyền cho rằng, đối với nguyên liệu nhập khẩu từ gỗ rừng trồng như thông, keo, bạch
đàn… giá không tăng nhiều so với 2 năm trước. Riêng giá nguyên liệu từ rừng tự nhiên
nhập khẩu tăng và tỷ lệ sử dụng nguyên liệu từ gỗ rừng tự nhiên của doanh nghiệp Việt

Nam hiện vẫn cao hơn so với từ gỗ rừng trồng.
Mặc dù giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang tăng nhưng đa số doanh nghiệp đã
tranh thủ thời điểm đầu năm để mua vào tích trữ nên không bị ảnh hưởng nhiều.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu về xuất khẩu thời gian tới, theo ông Đỗ Thắng
Hải- Cục trưởng cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp Việt Nam
cần nghiên cứu về phong tục tập quán tiêu dùng, mức độ chi trả và các yêu cầu của từng
thị trường, hệ thống phân phối cũng như quy chế nhập khẩu mặt hàng này.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng lưu ý các doanh nghiệp về vấn đề đảm bảo
thời gian giao hàng, duy trì chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã, đồng thời đẩy mạnh
khâu tiếp cận thông tin thị trường và xúc tiến thương mại.
2.5.2. Tình hình xuất khẩu đồ gỗ thủ công mỹ nghệ ở tỉnh Bình Dương
Bình Dương hiện có gần 260 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế
biến đồ gỗ, trong đó có trên 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, là trung tâm
sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất cả nước.
Trong năm 2009, nền kinh tế trong nước bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu, trong đó ảnh hưởng rõ nét nhất đối với hoạt động xuất khẩu, các ngành
may mặc, da giày, đồ gỗ đã bị ảnh hưởng rất lớn. Tuy ngành gỗ ít bị ảnh hưởng nhưng
doanh số xuất khẩu cũng giảm từ 2,8 tỷ USD (2008) xuống còn 2,5 tỷ USD (2009). Riêng
ngành gỗ Bình Dương nếu như năm 2008 doanh số xuất khẩu đạt 1,4/2,8 tỷ USD tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì trong năm 2009 tiếp tục duy trì và chiếm 50% kim
ngạch xuất khẩu với doanh số gần 1,3/2,5 tỷ USD.
Năm 2009, các DN xuất khẩu các sản phẩm gỗ chủ lực trên địa bàn tỉnh sở dĩ tiếp
tục duy trì được doanh số là do hầu hết các DN đều có đơn đặt hàng chuyển tiếp từ năm
10


2008. Bên cạnh đó, chính sách, các gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất cho DN xuất khẩu đã bắt
đầu phát huy hiệu quả để giúp các DN xuất khẩu có thể ổn định sản xuất, sản phẩm có
tính cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và các nước như Malaysia, Trung Quốc... đã
giúp DN trong nước nói chung và Bình Dương nói riêng có thêm nhiều đơn hàng. Trong

năm 2010, hy vọng Chính phủ sẽ có những gói hỗ trợ tương tự để tiếp tục giúp DN duy trì
hoạt động sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu.
Trong năm 2010, ngành gỗ Bình Dương cần tập trung vào một số vấn đề như: Tiếp
tục hoàn thiện các kỹ năng phát triển, quản trị sản xuất, khắc phục các điểm yếu về mẫu
mã, giá thành; tập trung tăng cường đầu tư cơ sở máy móc, công nghệ, nhất là khâu đào
tạo công nhân lao động trực tiếp sản xuất... Ngoài những thị trường xuất khẩu chủ đạo,
như: Mỹ, Nhật, Đức... thì DN cần chủ động tìm kiếm thị trường mới như Úc, Tây Ban
Nha, châu Phi.
2.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.6.1. Một số mặt hàng chủ lực của công ty
Bảng 2.1. Một Số Mặt Hàng Sản Xuất Chủ Lực Của Công Ty
Tên hàng

Mã hàng

Bàn các loại

15501

Ghế các loại

15502

Giường các loại

15503

Tủ các loại

15504


Kệ các loại

15505

Sản phẩm khác

15509
Nguồn: Phòng kế toán
11


2.6.2. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty
Hình 2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty.

KHO NGUYÊN LIỆU

SƠ CHẾ

TINH CHẾ

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

THÀNH PHẨM
Nguồn tin: Phòng kỹ thuật
QUY TRỈNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM GỔM CÁC BƯỚC SAU
BƯỚC 1 KHO NGUYÊN LIỆU
Nguyên liệu được nhập vào kho là nguyên liệu đã được khai thác và xử lý trước
khi được đưa vào sản xuất
BƯỚC 2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT Ở KHÂU SƠ CHẾ

Nguyên liệu xuất từ kho nguyên liệu vào nhà máy bước đầu tiên là bộ phận sơ chế,
tại đây bộ phận này sẽ dùng các loại may như bào cuốn, máy lọng, cắt, ghép tùy vào từng
chi tiết của sản phẩm, sau khi các chi tiết đã được sơ chế xong nó sẽ được chuyển qua bộ
phận khác đó là bộ phận tinh chế hay còn gọi là tổ định hình.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT Ở KHÂU TINH CHẾ

12


Khi nguyên liệu đã được sơ chế làm ra chi tiết của sản phẩm nhưng chưa chính xác
vì vậy tinh chế sẽ hoàn thành việc còn lại, ở bộ phận tinh chế người ta sử dụng các loại
máy như máy cắt tinh, máy đục, máy khoan, máy tubi, roter các loại máy này dùng cho
các chi tiết như là đánh chỉ, bo cong chân bàn hoặc ghế tùy vào sản phẩm, máy khoan
dùng để khoan lỗ chốt, tùy thuộc vào bản thiết kế cho phép sau khi qua bộ phận tinh chế
sẽ chuyển sang bộ phận chà nhám ở bộ phận chà nhám gồm máy nhám thùng, nhám chổi,
nhám bo, nhám cóc hay nhám tay và ở đây cũng sẽ được xử lý 1 số chi tiêt nhỏ như trám
trét các lỗ bị lõm hoặc hở sau khi hoàn tất công đoạn này thi được chuyển qua công đoạn
sơn ở bộ phận sơn người ta sẽ dùng ống hơi thổi những viết bụi bám
trên sản phẩm rồi mới được sơn trong công đoạn sơn người ta sẽ dùng đầu tiên là sơn lót
sau đó tới lớp sơn màu tùy thuộc vào khách hàng và sau cùng là một lớp sơn bóng sau khi
sản phẩm được hoàn tất sẽ được đưa qua bộ phận đóng gói và ở đây sản phẩm sẽ được
đưa vào thùng các tông đóng kín lại thì sản phẩm xem như hoàn tất.
2.6.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất
Công ty đã chi ra một số tiền tương đối lớn để trang bị cho cơ sở vật chất kỹ thuật
cho sản xuất gồm:
- Máy móc thiết bị: Máy cắt phay, máy chà nhám, máy cưa, máy đục, máy ghép,
dây chuyền sơn palet, máy cưa các loại, máy phay cao tốc, máy làm mộng, máy bào…
- Phương tiện vận tải truyền dẫn: Xe nâng Komatsu 2,5 tấn; ô tô tải KIA 3000S; xe
Matiz; máy biến áp 800 KVA và đường dây 220KV.
- Thiết bị dụng cụ quản lý: máy tính, máy in, máy photo, máy fax, máy vi tính…

- Nhà cửa vật kiến trúc: nhà xưởng, nhà kho, khu nhà văn phòng, tường rào, nhà
xe, phòng sấy…
- Quyền sử dụng đất.

13


×