Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY LAN TRẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.29 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH DỆT MAY LAN TRẦN

HỒ THỊ ĐIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY LAN TRẦN”
do Hồ Thị Điệp, sinh viên khoá 32, ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

T.S THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn

Ký tên, ngày tháng năm 2010

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng năm 2010


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã được sử ủng hộ và giúp đỡ của nhiều người.
Lời đầu tiên con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành và dưỡng
dục con nên người.
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức trong
suốt 4 năm trên giảng đường. Đó chính là hành trang, là nền tảng vững chắc để tôi có
thể tự tin bước vào đời.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Thái Anh Hòa - giảng viên Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm, người đã hết lòng giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn cho
tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên các
phòng ban của công ty TNHH dệt may Lan Trần, đặc biệt là anh Nguyễn Đức Cầu đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại quý công ty.
Xin cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập.
Cuối cùng, tôi xin chúc toàn thể quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm luôn
dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục và hoạt
động nghiên cứu của mình
Chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh 1/7/2010
Sinh viên: Hồ Thị Điệp



NỘI DUNG TÓM TẮT
HỒ THỊ ĐIỆP. Tháng 07 năm 2010. “Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh
Doanh Tại Công Ty TNHH Dệt May Lan Trần ”.
HO THI DIEP. July 2010.“Analysis of Production and Business Activities At
Lan Tran’s Textile Company Limited”.
Đề tài phân tích và tìm hiểu tình hình hoạt động cũng như những nguyên nhân
tác động đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Từ đó
đề ra một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Thông qua việc sử dụng các phương pháp như: phương pháp so sánh, phương
pháp thay thế liên hoàn, phương pháp thống kê kinh tế, đề tài đã đánh giá được hiệu
quả của việc sử dụng lao động, nguồn vốn, và các kết quả đạt được về doanh thu, lợi
nhuận,…của công ty.
Qua phân tích, đề tài cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả qua các năm. Tuy
nhiên, công ty cần phải quản lí tốt hơn một số mặt về chi phí sử dụng vốn, sử dụng
TSCĐ. Sau cùng, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và
phát huy hơn nữa những mặt mạnh của công ty để góp phần làm cho công ty ngày
càng phát triển hơn nữa. Chẳng hạn như:
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Quản lý TSCĐ một cách hiệu quả
Nâng cao hiệu quả bộ phận marketing


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1

1.1.

Đặt vấn đề

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3.


Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.

Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN

4

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

5

2.2.2. Giới thiệu về Công ty

6

2.2.3. Cơ cấu tổ chức

6

2.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh

10


2.2.5. Chức năng, lĩnh vực hoạt động, trách nhiệm của công ty

11

2.2.6. Những thuận lợi và khó khăn của công ty

12

CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh

14
14

3.1.1. Khái niệm về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

14

3.1.2. Nội dung

14

3.1.3. Ý nghĩa

15

3.1.4. Nhiệm vụ


15

3.2.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

16

3.2.1. Chỉ tiêu về các yếu tố trong sản xuất

16

3.2.2. Chỉ tiêu về tài chính

16

3.2.3. Chỉ tiêu về chi phí

17

3.2.4. Chỉ tiêu về tiêu thụ,doanh thu

18

3.2.5. Chỉ tiêu về lợi nhuận

18
v



3.2.6. Một số chỉ tiêu khác
3.3.

18

Phương pháp nghiên cứu

18

3.3.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

18

3.3.2. Phương pháp phân tích

18

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1.

Thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

21

4.2.


Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố trong sản xuất

22

4.2.1. Phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định

22

4.2.2. Phân tích tình hình lao động tại công ty

26

4.3.

Phân tích tình hình tồn kho của công ty

30

4.3.1. Phân tích vòng quay hàng tồn kho

30

4.3.2. Phân tích tình hình tồn kho nguyên vật liệu

31

4.3.3. Phân tích tình hình tồn kho các sản phẩm chính

32


4.4.

Phân tích tình hình tài chính của công ty

33

4.4.1. Phân tích tình hình biến động vốn và nguồn vốn của công ty

33

4.4.2. Phân tích các chỉ số sinh lời

36

4.4.3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty

37

4.5. Phân tích tình hình chi phí của công ty

38

4.6. Phân tích tình hình tiêu thụ và doanh thu của công ty

40

4.6.1. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm chính

40


4.6.2. Tình hình chung về doanh thu và sản lượng

42

4.6.3. Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng

45

4.7. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp

46

4.8. Một số ý kiến đề xuất để cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh tại công ty dệt may Lan Trần

50

4.8.1. Nhận xét chung

50

4.8.2. Đề xuất một số ý kiến

50

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1.


Kết luận

53

5.2.

Kiến nghị

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSH

Chủ sở hữu

GTKH

Giá trị khấu hao

HĐSXKD

Hoạt động sản xuất kinh doanh


KD

Kinh doanh

LN

Lợi nhuận

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SX

Sản xuất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

VCĐ


Vốn cố định

VLĐ

Vốn lưu động

VN

Việt Nam

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình Hình Hoạt Động của Công Ty Qua Hai Năm 2008, 2009

21

Bảng 4.2. Cơ Cấu TSCĐ Của Công Ty Qua Hai Năm 2008, 2009

23

Bảng 4.3. Tình Trạng Kỹ Thuật TCSĐ Của Công Ty Qua Hai Năm 2008, 2009

24


Bảng 4.4. Hiệu Suất Và Hiệu Quả Sử Dụng TSCĐ Của Công Ty Qua Hai Năm 2008 –
2009

25

Bảng 4.5. Bảng Kết Cấu Lao Động Của Công Ty Qua 2 Năm 2008, 2009

27

Bảng 4.6. Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động tại Công Ty Qua 2 Năm 2008, 2009

27

Bảng 4.7. Phân Tích Khoản Mục Chi Phí Tiền Lương Năm 2008, 2009

28

Bảng 4.8. Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Phí Tiền Lương

29

Bảng 4.9. Năng Suất Lao Động Bình Quân Năm 2008, 2009

29

Bảng 4.10. Phân Tích Vòng Quay Tồn Kho

30

Bảng 4.11. Tình Hình Tồn Kho Nguyên Vật Liệu Chính Qua Hai Năm 2008, 2009


31

Bảng 4.12.Tình Hình Tồn Kho Sản Phẩm Chính Qua Hai Năm 2008, 2009

32

Bảng 4.13. Các Chỉ Tiêu Về Khả Năng Cân Đối Vốn

33

Bảng 4.14. Cơ Cấu Nguồn Vốn Của Công Ty Năm 2008, 2009

34

Bảng 4.15. Hiệu Suất và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Năm 2008, 2009

35

Bảng 4.16. Các Chỉ Số Sinh Lời Của Công Ty Năm 2008, 2009

36

Bảng 4.17. Các Khả Năng Thanh Toán của Công Ty Năm 2008, 2009

37

Bảng 4.18. Kết Cấu Chi Phí của Công Ty Trong Năm 2008, 2009

38


Bảng 4.19. Phân Tích Tỷ Suất Chi Phí/Doanh Thu Thuần Năm 2008, 2009

39

Bảng 4.20. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Qua Hai năm 2008, 2009

40

Bảng 4.21. Bảng Doanh Thu Của Công Ty Qua 2 Năm 2008, 2009

42

Bảng 4.22. Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Doanh Thu Tiêu Thụ

44

Bảng 4.23. Doanh Thu Theo Cơ Cấu Mặt Hàng Qua Hai Năm 2008, 2009

45

Bảng 4.24. Lợi Nhuận của Doanh Nghiệp Trong Năm 2008, 2009

46

Bảng 4.25. Mức Độ Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Lợi Nhuận

48

Bảng 4.26. Bảng Tỉ Suất Lợi Nhuận Của Công Ty


49

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý

6

Hình 2.2 Sơ Đồ Quy Trình Dệt

8

Hình 2.3 Sơ Đồ Quy Trình Nhuộm

9

Hình 4.1. Biểu Đồ Sản Lượng Tiêu Thụ Của Các Sản Phẩm Chính Qua Hai Năm
2008, 2009

41

Hình 4.2. Biểu Đồ Doanh Thu và Sản Lượng Của Công Ty Qua 2 Năm 2008, 2009 42
Hình 4.3. Biểu Đồ Lợi Nhuận Của Công Ty Năm 2008, 2009

ix

47



CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm về may mặc ngày
càng hoàn thiện. Từ những nguyên liệu thô sơ, con người đã sáng tạo ra những nguyên
liệu nhân tạo để phục vụ cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc ngày càng phổ
biến. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với những phát minh khoa học trong
lĩnh vực công nghiệp đã giúp cho ngành dệt may có những bước phát triển vượt bậc.
Ở Việt Nam, dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọng phát triển
khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những ưu thế về nguồn
nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, Việt
Nam có thể đẩy mạnh hoạt động ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần
lớn người lao động.
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát
triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm
2007 tăng 17,9% so với năm 2006. Sự phát triển ấn tượng của ngành may mặc đã góp
phần đưa Việt Nam trở thành một trong 9 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất
trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Năm 2007, kim ngạch
xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD, tăng 33,4% so với năm 2006 và bằng
khoảng 16% giá trị xuất khẩu hàng hóa năm 2007.
Tuy nhiên năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đã làm cho ngành dệt
may cũng như những ngành sản xuất bị ảnh hưởng khá nặng nề. Nhu cầu tiêu thụ


những sản phẩm về dệt may giảm không chỉ trong nước mà đặc biệt là xuất khẩu cũng

giảm mạnh. Công ty TNHH dệt may Lan Trần cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế này.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra công ty phải tiến
hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình trong những năm qua để từ đó có thể
dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa, đồng thời vạch ra kế
hoạch cho năm tiếp theo.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của Công ty và tầm quan trọng của việc phân tích
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, và được sự cho phép của Ban chủ nhiệm
Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm cùng ban lãnh đạo của công ty; tôi xin
được thực hiện đề tài: “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH DỆT MAY LAN TRẦN” để làm luận văn tốt nghiệp Đại Học;
nhằm giúp công ty có cái nhìn tổng quát về thực trạng về hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty hiện tại, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Lan Trần, trên cơ
sở đó đề ra một số ý kiến nhằm nâng cao tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Đề xuất ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong
tương lai.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của Công ty TNHH dệt may Lan Trần trong 2 năm 2008 – 2009.
Thời gian nghiên cứu: 01/04/2010 – 01/06/2010.
1.4. Cấu trúc luận văn
- CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc của đề tài.
- CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu chung về công ty, chức năng , nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quá trình
phát triển, lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
- CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày những khái niệm có liên quan và giới thiệu một số phương pháp sử
dụng trong quá trình nghiên cứu.
- CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đi sâu vào phân tích các mặt, các chỉ tiêu của quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty qua 2 năm 2008 - 2009
Phân tích cụ thể các chỉ tiêu nhằm đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thông qua kết quả phân tích rút ra được những mặt mạnh và điểm yếu của công
ty, từ đó đưa ra những kiến nghị, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.

3


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may

Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát
triển khá mạnh.
Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn
nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài
nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế
hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách
thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung
Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn Quốc.... Đặc biệt, từ 1/1/2006, thuế xuất nhập
khẩu hàng dệt may từ các nước Asean vào Việt Nam sẽ giảm từ 40-50% như hiện nay
xuống tối đa còn 5% nên hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với hàng
nhập từ các nước trong khu vực.
Toàn ngành có khoảng 2.500 doanh nghiệp, 1,1 triệu lao động, 60% tập trung
tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh xung quanh, 30% tại khu vực Hà Nội
và 10% tại miền Trung.
Năng lực sản xuất :
- Bông xơ: 10.000 tấn/năm.
- Xơ sợi tổng hợp: 180.000 tấn/năm.
- Vải dệt thoi : 800 triệu m2/năm, vải dệt kim 150.000 tấn/năm.
- May mặc: 2,3 tỷ sản phẩm/năm.
Các sản phẩm chính:


- Hàng dệt kim, áo sơ mi ngắn tay (T-shirt), áo sơ mi cổ lọ (polo shirt), quần áo
thể thao, đồ lót
- Sơ mi, quần tây, váy, quần áo trẻ con
- Các loại jacket, áo khoác
- Các loại khăn bông, sợi bông, sợi pha…
Kim ngạch xuất khẩu năm 2008: 9,12 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ
chiểm tỷ trọng 56%, EU 20%, Nhật Bản 10%. Tiếp đến là Đài Loan, Canada, Hàn
Quốc, Mexico,…9 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,69 tỷ USD và dự

kiến cả năm có thể đạt 9,1-9,2 tỷ USD.
Do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục
chịu nhiều rủi ro. Nếu như trong khoảng thời gian đầu năm 2008, ngành dệt may đã
đạt được những bước tăng trưởng khá mạnh thì cuối năm 2008, đầu năm 2009, dệt
may Việt Nam lại vấp phải những khó khăn thách thức do phụ thuộc khá nhiều vào các
đơn đặt hàng từ nước ngoài. Đi kèm theo đó là tình trạng nhiều công nhân mất việc,
nhà xưởng giảm ca, và kéo dài ngày nghỉ cho người lao động.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tiền thân trước đây là cơ sở dệt may Kim Trường Thịnh được thành lập vào
tháng 3/1993, đặt tại Lạc Long Quân, trong quá trình họat động nắm bắt được nhu cầu
của thị trường, chủ cơ sở Kim Trường Thịnh đã mở rộng quy mô sản xuất.
Đầu năm 2001, do được chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất lẫn nguồn vốn nên
công ty TNHH Dệt May Lan Trần đã được ra đời.
Trong giai đoạn đầu công ty gặp rất nhiều khó khăn về phương pháp quản lý lẫn
tính chất cạnh tranh trên thị trường. Nhờ có kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm nên
những khó khăn bước đầu dần được khắc phục.
Đến nay công ty đã chiếm lĩnh được một thị trường cung cấp vải lớn và ngày
càng khẳng định mình trên thị trường dệt may. Với năng lực sản xuất hơn 6000 tấn /
năm, cùng hệ thống trang thiết bị gồm 95 máy dệt kim, 25 máy nhuộm… nhằm đáp
ứng nhu cầu khách hàng, các doanh nghiệp trong nước kéo dài từ Bắc vào Nam, ở các
thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM… cùng thị trường xuất khẩu sang thị
5


trường các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Đức, Pháp, Mĩ… Công ty có thêm chi nhánh
ở Trảng Bàng-Tây Ninh chuyên sản xuất với phương thức quản lý khoa học công ty sẽ
ngày càng hoàn thiện và lớn mạnh hơn.
2.2.2. Giới thiệu về Công ty
Theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường mà thành phố Hồ Chí Minh là

trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước, nhiều công ty, doanh nghiệp với nhiều
ngành nghề khác nhau đã được thành lập. Ngày 18/04/2001 công ty TNHH dệt may
LAN TRẦN được thành lập, tiền thân là cơ sở dệt KIM TRƯỜNG THỊNH với nhiều
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các hàng dệt kim và hàng may
mặc.
Tên giao dịch Việt Nam: Công ty TNHH dệt may LAN TRẦN
Tên giao dịch quốc tế: LAN TRẦN TEXTILE GARMENT CO., LTD
Địa chỉ: số 3 Duy Tân, F.8, Quận Tân Bình, TPHCM
Điện thọai: (08)9717380- (08)9717381- (08)9717382
Fax: (08)864784
Email:
Giám đốc: Trần Thị Lan
2.2.3. Cơ cấu tổ chức
a) Tổ chức quản lý
Hình 2.1 Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý
GIÁM ĐỐC

BỘ
PHẬN
KẾ
TOÁN

BỘ
PHẬN
KINH
DOANH

PHÂN
XƯỞNG
DỆT


PHÂN
XƯỞNG
NHUỘM

HẬU
CẦN

BẢO
TRÌ

Nguồn: Phòng Kinh doanh
6


Giám đốc:
- Trực tiếp lãnh đạo mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về tài chính
và hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Giám đốc có quyền quyết định, điều hành mọi công việc của công ty cho
đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước.
- Giám đốc có quyền tuyển chọn lao động, trực tiếp kí các hợp đồng, nếu vắng
mặt sẽ ủy quyền cho người thay thế.
- Giám đốc có quyền thay thế bộ máy quản lý của công ty, đảm bảo các hoạt
động tăng giảm của công ty.
Phòng kế toán:
- Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn và kế hoạch sử dụng vốn.
- Tổ chức thanh toán kịp thời và liên tục, có hệ thống hiện có về tính biến động
của nguyên vật liệu, lao động, tiền vốn, tính toán chi phí sản xuất và tính giá thành,
xác định kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thu nhập, lập báo cáo tài chính.
Phòng kinh doanh:

- Quan hệ, phát hành, kí kết các đơn đặt hàng và hoạt động thanh lý sản phẩm.
- Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch xây dựng nguyên vật
liệu.
- Lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tình
hình họat động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phân xưởng nhuộm và phân xưởng dệt: Là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản
phẩm của công ty.
Hậu cần: Chăm sóc sức khỏe cho công nhân, nhân viên trong giờ làm việc.
Phục vụ bữa ăn trưa, ăn giữa ca.
Bảo trì: Kiểm tra máy móc thiết bị theo định kì, đảm bảo cho quá trình sản xuất
được liên tục, tiến hành sửa chữa kịp thời khi phát hiện những hư hỏng.

7


b) Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Quá trình sản xuất công ty trải qua 2 giai đoạn là dệt và nhuộm. Sản phẩm của
công ty sau khi hoàn thành sẽ được kiểm định và phải thông qua bộ phận KCS của
công ty. Những nhân viên trong bộ phận này đều phải trải qua các khóa đào tạo tay
nghề và công tác kiểm định.
Quy trình công nghệ sản xuất tại xưởng dệt:
- Vật liệu chính: Sợi
- Vật liệu phụ: Hóa chất
- Thành phẩm: Vải mộc các lọai, chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho xí nghiệp
nhuộm.
Hình 2.2 Sơ Đồ Quy Trình Dệt

Kỹ thuật phân tích mẫu:
- Thành phẩm
- Chỉ số sợi

- Khổ, trọng lượng
(5’)

Kho

Thợ máy:
- Vệ sinh máy, nếu dơ
(cỡ 1 tháng 1 lần, mỗi
lần cỡ 2 ngày)
- Chỉnh dàn, kim (30’
tới 2 ngày, tuỳ mẫu
dễ/khó)
- Cho sợi lên chạy thử
mẫu (dễ: 30’, khó: 2
tiếng tới 1 ngày)

QC:
- Kiểm mộc và phân
loại A(93.5%), B
(5%), C (1.5%)
- Phản hồi cho Quản
Đốc những vấn đề
quan trọng

Kỹ thuật: Kiểm tra
mẫu xem có đạt yêu
cầu về khổ, trọng
lượng.
(5’)


Đạt: Cho máy chạy
tiếp
Dễ: 1h30 ra 1 roll
20kg
Khó: 8h ra 1 roll
Mộc
Không đạt:Thợ máy
chỉnh lại máy tới khi
đạt, nếu không được
thương lượng lại với
khách hàng

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
8


Diễn giải quy trình
Sợi mộc Đánh → ống nhuộm → Tẩy nhuộm → Vắt → sấy → Đánh → dệt →
giặt → hồ sấy → vắt → mở khổ → thành phẩm.
Quy trình công nghệ sản xuất tại xưởng nhuộm:
Vật liệu chính: vải mộc
Vật liệu phụ: hóa chất, thuốc nhuộm.
Thành phẩm: Các loại vải chủ yểu của công ty gồm: các loại bán thành phẩm và
thành phẩm như cotton, PE, Poly, TC…
Hình 2.3 Sơ Đồ Quy Trình Nhuộm

Mộc:
- Thao hàng
- Cân ký
- Đánh số mẻ

(1h00)

Chuyển mộc vào máy nhuộm:
- Xử lý nhiệt độ
- Giặt xả
- Vào thuốc
- Giữ nhiệt ổn định
- vào trợ chất
- Giặt xả
(2h00)

Kỹ thuật:
- Cân hoá chất
- Pha màu

Căng ống:
- Sấy
- Cán ống
(2h00)
Máy ủi
(1h30’)

Bắt thước
hoặc cuộn
ống
(1h00)

Căng kim:
- Xẻ khổ
- Căng

- Compact nếu
là Cotton
(1h10Æ1h30)

Đúng: Lấy
ra khỏi
máy
(4hÆ16h)
Máy ly tâm:
Vắt khô
nước (1h30)

Sai: Đắp
màu theo
đúng quy
trình trên
(1h30/1 lần
đắp)

Sợi màu
(20’)

Kho giao
hàng

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
9


Diễn giải quy trình

Sợi mộc → dệt mộc → Tẩy nhuộm → vắt → mở khổ → hồ sấy → hoàn tất
2.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh
a) Sản phẩm, công suất, công nghệ
Sản phẩm SXKD: Các loại vải, vải thun Coton 100%, thun Coton 60%, thun
PE, Thun Poly, Thun Rib, Thun TC... có thương hiệu Lan Tran Co, và đã được đăng
ký nhãn hiệu độc quyền tại thị trường sản phẩm đang được tiêu thụ.
b) Cơ sở vật chất
Máy móc thiết bị: Hiện tại Cty có 80 máy dệt kim các loại và 15 cái máy
nhuộm, máy căng kim 5 cái, máy đang kim 20 cái, và các loại máy khác như máy sấy,
máy kiểm vải, máy mài vải, máy cào lông vải.... Máy móc thiết bị được nhập từ Đài
Loan, Nhật, EU, Anh, Indo, Việt Nam, Ý, Trung Quốc, Đức. Tổng trị giá còn lại của
máy móc 5,88 tỷ đồng.
Nhà xưởng:
+ Lô 24 đường số 6, KCN Trảng Bàng, Tây Ninh. Diện tích 22.250m2, bao
gồm 4 nhà xưởng và 01 nhà kho, hiện tại Cty Lan Trần cho Cty Langham thuê 02nhà
xưởng, tổng diện tích cho thuê là 15.250m2( hai tầng) với thời hạn cho thuê là 5năm,
phần còn lại Cty dùng làm xưởng nhuộm vải, xưởng dệt và xây kho chứa hàng. Mặt
bằng thuê của Công ty TNHH xây dựng hạ tầng KCN Trảng Bàng, thời hạn thuê là 49
năm kể từ ngày 01/08/2003.
+ Lô 21 đường số 6, KCN Trảng Bàng, Tây Ninh : Cty đang hoàn tất đầu tư xây
dựng nhà xưởng giai đọan 2 ( xưởng 2) ở KCN Trảng Bàng tại thửa đất số 378 tờ bản
đồ số 21, với diện tích là 20.000m2. Mặt bằng thuê của Công ty TNHH xây dựng hạ
tầng KCN Trảng Bàng, thời hạn thuê là 45 năm kể từ ngày 09/02/2007. Mục đích đầu
tư là cho thuê, hiện tại Cty Langham đã thuê xưởng 1 và công ty cũng đã ký thỏa thuận
thuê luôn cả xưởng 2 với tổng diện tích nhà xưởng thuê cả 2 xưởng là 26.280,50m2.
Hợp đồng cho cty Langham thuê là 10 năm kể từ khi chính thức bàn giao.
Văn phòng: 03 Duy Tân, phường 8, quận Tân Bình, diện tích 1.000m2, thuộc
sở hữu của bà Trần Thị Lan.

10



c) Đầu vào, nhà cung cấp
Nguyên liệu chính để sản xuất là sợi mộc (sợi PE40/1, sợi PE30/1q, sợi
75D/36/1 SET-AM,…). Nguyên liệu được mua trong nước chiếm 90% - 95% và một
phần nhỏ được nhập khẩu từ Hồng Kông và Thái Lan, chủ yếu là những loại nguyên
liệu trong nước không có, Cty nhập hàng 01-02 lần/năm, doanh số nhập hàng từ 1.000
– 1.500 triệu đồng/lô hàng. Nhà cung cấp trong nước: Cty Dệt May Tp HCM
(Vinatex), Cty Dệt May Thành Công, Cty Sợi Phú Bài, Cty Phú Thịnh, Cty Song Vy,
Cty Dệt may Hà Nội, Cty Dệt may Phước Long, Cty Dệt May Nha Trang,….
Nguyên vật liệu khác: như hoá chất ngành nhuộm,… được cung cấp bởi: nhà
máy hoá chất Tân Bình, Cty CP XNK Đắc Trường Phát, Cty Công nghiệp Hóa chất
VIMIN, Cty Hưng Thái,....
d)

Thị trường, hệ thống phân phối, đối thủ cạnh tranh

Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm Cty chủ yếu là làm theo đơn hàng, khách hàng
thường xuyên và đem lại doanh thu bình quân từ 1.500 triệu đồng – 2.000 triệu
đồng/tháng như Cty Sao Mai, Cty Kim Hải, Cty Phan Diệp, Cty Hồng Hà Hải, Cty
Tiến Nhi, Cty Phú Khang, và một số Cty thường xuyên khác như Cty CP Dệt May
Huế, Cty LangHam, Cty Phát Tài, Cty CP May Phương Đông, DNTN May Mặc TG
Long An và một số tiểu thương ở chợ Lớn, chợ Tân Bình … hiện tại Cty có hơn 80
mối hàng.
2.2.5. Chức năng, lĩnh vực hoạt động, trách nhiệm của công ty
a) Chức năng, lĩnh vực hoạt động
Công ty hoạt động trong ngành dệt may với 3 chức năng chính: sản xuất, kinh
doanh và quản lý hành chính.
- Sản xuất
Sản phẩm chính: vải

Vải sợi Poly Ster pha Cotton (khoảng 125 loại)
Vải đan kim: Poly Ster pha Cotton, cotton 100%, Poly Ster 100% (khoảng 200
lọai)

11


Sản phẩm phụ: gia công nhuộm, thuê vi tính, in nhãn, dệt nhãn cổ áo
- Kinh doanh
Kinh doanh những thành phẩm của công ty, các mặt hàng vải trên thị trường nội
địa và một phần xuất khẩu qua các nước trên thế giới.
- Quản lý hành chính:
Là quá trình liên kết hoạt động sản xuất và hoạt động bán hàng và các hoạt
động nhân sự, kỹ thuật.
b) Trách nhiệm của công ty
Là công ty hoạt động sản xuất và kinh doanh nên việc tự tìm nguyên liệu để đáp
ứng cho nhu cầu sản xuất ra thành phẩm, cũng như tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm
sản xuất ra là nhiệm vụ chủ yếu của công ty.
Công ty tự tạo ra nguồn vốn hoạt động sao cho có hiệu quả và phải đảm bảo
kinh doanh có lãi.
Công ty luôn cải tạo đời sống và các chế độ chính sách đối với nhân viên.
Có biện pháp bảo vệ môi trường làm việc cho nhân viên của công ty và cho xã
hội.
Chấp hành tốt các chính sách kế toán tại Việt Nam.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao các thành viên có năng lực phục vụ cho quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.6. Những thuận lợi và khó khăn của công ty
a) Thuận lợi:
Cơ sở vật chất, kỹ thuật của công ty khá đầy đủ về máy móc thiết bị cũng như

quy trình công nghệ.
Công ty có uy tín, có vị thế trên thị trường trong nước so với các đối thủ cạnh
tranh.

12


Thị trường sản phẩm dệt may trong nước cũng như trên thế giới rất đa dạng,
phong phú đầy tính hấp dẫn khi mà nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú
cả về số lượng lẫn chất lượng.
b) Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì công ty cũng gặp không ít khó khăn:
Công ty chỉ mạnh trên thị trường nội địa, còn trên thị trường xuất khẩu thì sản
phẩm của công ty bị khỏa lấp bởi các đối thủ khác.
Công tác nghiên cứu thị trường trong việc tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách
hàng chưa được quan tâm đúng mức, chi phí đầu vào cao.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các phòng ban còn thấp, biện pháp thực
hiện còn kém hiệu quả, một số đơn đặt hàng sản xuất không đúng tiến độ.
Việt Nam gia nhập WTO, đó là cơ hội đồng thời cũng là thử thách cho các
doanh nghiệp sản xuất trong nước, công ty LAN TRẦN cũng không tránh khỏi xu thế
đó. Trong tương lai công ty gặp nhiều khó khăn do có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh
trong và ngoài nước.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, Việt Nam ít
nhiều cũng chịu ảnh hưởng, bằng chứng là hàng lọat các công ty sản xuất phải thu nhỏ
hoạt động hoặc ngừng sản xuất. Những khó khăn của nền kinh tế cũng là vấn đề công
ty phải đối mặt và tìm biện pháp để khắc phục, tiếp tục đứng vững và phát triển.
c) Hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
Chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước.
Góp phần vào sự phát triển chung nhằm đưa thành phố HCM thành một trung
tâm thương mại dịch vụ và đào tạo ngành dệt may cho khu vực phía Nam.

Tập trung những khách hàng lớn để trở thành nhà cung cấp sản phẩm dệt may
trong các chuỗi cung ứng.

13


CHƯƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.

Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh

3.1.1. Khái niệm về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau và
phụ thuộc vào đối tượng cũng như giải pháp quản lý mà ta áp dụng. Có nhiều loại hình
phân tích kinh tế nhưng chúng ta đều có một cơ sở chung và phụ thuộc vào đối tượng
phân tích. Các phương pháp phân tích đối tượng kinh tế quốc dân, phân tích kinh tế
ngành, công ty... gọi là phân tích hoạt động kinh doanh.
3.1.2. Nội dung
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin để điều hành hoạt
động kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Đánh giá quá trình hướng tới kết
quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và biểu hiện
thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả hoạt động kinh doanh, có thể là kết quả kinh
doanh đạt được hoặc kết quả mục tiêu trong tương lai cần đạt được và như vậy kết quả
hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào đối tượng phân tích. Kết quả hoạt động kinh
doanh là kết quả hoạt động tổng hợp các quá trình hình thành, do đó kết quả phải là kết
quả riêng biệt và trong thời gian nhất định chứ không phải là kết quả chung chung.
Phân tích hoạt động không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động về kết quả mà còn
đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chỉ tiêu.

Quá trình phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần định hướng tất
cả các chỉ tiêu. Vì vậy, muốn phân tích trước hết phải xây dựng các chỉ tiêu kinh tế


cùng với sự xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu. Đồng thời xây dựng mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh được tính phức tạp của nội dung
nghiên cứu.
3.1.3. Ý nghĩa
Là công cụ phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh
đồng thời còn là công cụ cải tiến cơ chế trong kinh doanh nhằm giúp cho năng suất và
hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng có những hoạt động khác nhau, có nhiều
tiềm ẩn và khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện chỉ thông qua phân tích doanh
nghiệp mới phát hiện được chúng và khai thác triệt để chúng nhằm mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Thông qua phân tích kinh doanh chúng ta mới thấy rõ nguyên nhân và
nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý.
Phân tích hoạt động kinh doanh giúp các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn
về khả năng, sức mạnh, các mặt nên phát huy cũng như cần hạn chế trong doanh
nghiệp. Chính trên cơ sở này, các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn các mục tiêu
cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng
quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là một quá trình nhận thức, tìm tòi, phát hiện và
đánh giá đúng đắn các công cụ quản lý của công ty nhằm đạt được mục tiêu kinh
doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp để phòng ngừa rủi ro và nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
3.1.4. Nhiệm vụ
Để thành công cụ quan trọng của quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và là cơ sở cho sự quyết định đúng đắn để đề ra các chỉ tiêu, phân tích

họat động kinh doanh có nhiệm vụ sau:
− Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu
kinh tế đã xây dựng và định hướng cho doanh nghiệp.

15


− Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu và tìm ra các nguyên nhân gây
nên các mức ảnh hưởng đó.
− Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng đồng thời khắc phục
những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh nhằm đưa doanh nghiệp
ngày càng đi lên và thích nghi được với điều kiện cạnh tranh gay gắt trong thị trường
ngày nay.
Xây dựng các phương pháp kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Để phân tích hoạt động kinh doanh cần tiến hành phân tích một số chỉ tiêu như
sau:
3.2.1.

Chỉ tiêu về các yếu tố trong sản xuất
Hế số hao mòn TSCĐ = Giá trị khấu hao / Nguyên giá
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Suất sinh lời TSCĐ =

Giá trị sản lượng
Nguyên giá TSCĐ

Lợi nhuận thuần
Nguyên giá TSCĐ


Hiệu quả sử dụng lao động = Lợi nhuận sau thuế TNDN / Tổng số lao động
Tiền lương bình quân = Tổng quỹ lương / Tổng số lao động
NSLĐ b/q 1 lao động = Tổng doanh thu / Tổng số lao động
3.2.2.

Chỉ tiêu về tài chính
Các chỉ số sinh lợi
ROS = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần
ROA = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản
ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn CSH
Hiệu quả và hiệu suất sử dụng vốn
Hệ số tài sản cố định = tài sản cố định /vốn CSH
16


×