Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG “GIẤY PHÉP PHÁT THẢI BOD CÓ THỂ MUA BÁN” CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI SÔNG THỊ VẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG “GIẤY PHÉP PHÁT THẢI BOD
CÓ THỂ MUA BÁN” CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TẠI SÔNG THỊ VẢI

HOÀNG HÀ ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ỨNG DỤNG HỆ THỐNG
“GIẤY PHÉP PHÁT THẢI BOD CÓ THỂ MUA BÁN” CHO CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TẠI SÔNG THỊ VẢI” do HOÀNG HÀ ANH, sinh viên khóa 32, ngành
KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày _______________________.

TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, con xin gởi đến Cha, Mẹ đã nuôi dưỡng và cho con có được ngày
hôm nay với lòng biết ơn sâu sắc.
Em trân trọng kính gởi lòng biết ơn chân thành đến Quý Thầy Cô, đặc biệt là Quý
Thầy Cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Đặng Minh Phương – người thầy
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn dì Lan và các hộ gia đình tại huyện Long Thành đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho con trong quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến mọi người trong gia đình và bạn bè đã

động viên, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cùng tôi khi thực hiện đề tài này.
Sinh Viên
Hoàng Hà Anh


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG HÀ ANH. Tháng 5 năm 2010. “Ứng Dụng Hệ Thống Giấy Phép
Phát Thải BOD5 Có Thể Mua Bán Cho Các Khu Công Nghiệp Tại Sông Thị Vải”.
HOÀNG HÀ ANH, Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho Chi
Minh City. May 2010. “Applying BOD5 Tradable Emissions Permits System For
Industrial Zones Along Thi Vai River”.
Đề tài xây dựng hệ thống giấy phép phát thải BOD5 cho các nhà máy quanh
sông Thị Vải. Hệ thống giấy phép được xây dựng bằng cách xác định hai đường MEC
và MAC. Dựa vào quá trình điều tra 60 hộ tại huyện Long Thành và thu thập số liệu từ
các khu công nghiệp tại hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch, đề tài đã ước lượng
được hai đường MAC và MEC như sau:
MEC = 157,37* BOD0,125
MAC = 1292,58*BOD-0,496
Kết quả ước lượng giúp xác định được số lượng giấy phép là 29.690 giấy phép,
giá mỗi giấy phép là 240.435 đồng. Thông qua kết quả này đề tài cũng đề xuất một số
phương hướng để tiến hành áp dụng hệ thống giấy phép vào trong quản lý ô nhiễm để
nâng cao hiệu quả, thay thế cho công cụ quản lý “Ra lệnh và kiểm soát”.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii


DANH MỤC BẢNG

viii

DANH MỤC LỤC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể


2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.3.3. Phạm vi nội dung

3

1.4. Cấu trúc của đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về sông Thị Vải

5


2.1.1 Điều kiện tự nhiên

5

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

6

2.2. Thông tin chung về các khu công nghiệp dọc sông Thị Vải

8

2.2.1 Khu công nghiệp Gò Dầu

8

2.2.2 Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1

8

2.2.3 Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2

9

2.2.4 Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3

9

2.2.5 Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 giai đoạn 2


10

2.2.6 Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5

10

2.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

10

2.3.1. Kinh nghiệm ứng dụng TEPs trong quản lý ô nhiễm nước trên thế giới

10

2.3.2. Tài liệu trong nước

17
v


CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận

18
18

3.1.1 Ô nhiễm môi trường nước, nhu cầu ôxy sinh hoá BOD

18


3.1.2 Các công cụ quản lí ô nghiễm

19

3.1.3 Các chương trình nền tảng cho hệ thống giấy phép phát thải

22

3.1.4 Thực tiễn ứng dụng hệ thống giấy phép kiểm soát ô nhiễm trên thế giới

22

3.2. Phương pháp nghiên cứu

28

3.2.1. Phương pháp mô tả

28

3.2.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu

28

3.2.3. Phương pháp phân tích thống kê

28

3.2.4 Phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm sông Thị Vải


29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

30

4.1. Tình hình ô nhiễm sông ngòi tại Việt Nam

30

4.2 Tình hình ô nghiễm sông Thị Vải

34

4.3. Xây dựng hệ thống giấy phép xả thải BOD cho sông Thị Vải

41

4.3.1 Xác định đường Chi Phí Ngoại Tác Biên MEC

41

4.3.2. Xác định đường Chi Phí Làm Giảm Biên MAC

51

4.3.3. Xác định lượng giấy phép và giá giấy phép ban đầu.

53


4.3.4. Phương pháp cấp phát giấy phép ban đầu.

54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

60

5.1. Kết luận

60

5.2. Kiến nghị

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu Cầu Ôxy Sinh Hóa


NSW

Bang New South Wales

NSW EPA

Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Của Bang New South Wales

SWC

Công Ty Sydney Water Corporation

MEC

Chi Phí Ngoại Tác Biên

MAC

Chi Phí Làm Giảm Biên

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 .Các Số Liệu Quan Trắc Sông Thị Vải Từ Năm 2002-2009

38

Bảng 4.2. Qui Mô Hộ Và Kích Cỡ Nhân Khẩu Của Hộ


42

Bảng 4.3. Chênh Lệch Sản Lượng Tôm Cá Trung Bình Của Mỗi Hộ Qua Các Năm 45
Bảng 4.4. Chênh Lệch Thu Nhập Trung Bình Một Hộ/Năm Trước Và Sau Khi Ô
Nhiễm.

45

Bảng 4.6. Phạm Vi Ảnh Hưởng Do Ô Nhiễm Sông Thị Vải

48

Bảng 4.7. Tổng Thiệt Hại Do Ô Nhiễm Qua Các Năm

48

Bảng 4.8. Các Thông Số Của Các Biến Trong Mô Hình.

49

Bảng 4.9. Kết Quả Ước Lượng Các Tham Số Trong Mô Hình Đường MEC

49

Bảng 4.10. Ước Tính Chi Phí Xử Lý BOD

51

Bảng 4.11. Kết Quả Ước Lượng Các Tham Số Trong Mô Hình Đường MAC


52

Bảng 4.12 Dự đoán lượng giấy phép phân phối ban đầu

55

viii


DANH MỤC LỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Vị Trí Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 2

Trang
9

Hình 2.2. Sơ Đồ Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 3

10

Hình 3.1. Giấy Phép Phát Thải Có Thể Chuyển Nhượng

21

Hình 3.2. Giá Giấy Phép Sun-Phua

26

Hình 4.1. Đường Vào Miệng Cống Thải Chất Bẩn Chưa Qua Xử Lý.


35

Hình 4.2. Miệng Cống Lộ Ra Với Dòng Nước Bốc Khói Cùng Mùi Hôi Thối

35

Hình 4.3. Đầm Nuôi Tôm Bỏ Hoang

36

Hình 4.4. Diễn Biến Nồng Độ pH

39

Hình 4.5. Diễn Biến Hàm Lượng BOD

39

Hình 4.6. Diễn Biến Hàm Lượng COD

40

Hình 4.7. Tỉ Lệ Sử Dụng Nước Giếng Và Nước Máy

43

Hình 4.8. Cơ Cấu Việc Làm Trước Khi Có Ô Nhiễm

44


Hình 4.9. Cơ Cấu Việc Làm Hiện Tại

44

Hình 4.10. .Đánh Giá Của Người Dân Về Ảnh Hưởng Của Ô Nhiễm Đối Với Sức
Khoẻ.

46

Hình 4.11. Tỉ Lệ Các Loại Bệnh

47

Hình 4.12. Đồ Thị Đường MEC

50

Hình 4.13 Mô Hình Đường MAC

52

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Quả Ước Lượng Đường MEC

Trang
64


Phụ lục 2. Kiểm Định White Của Mô Hình Đường MEC

64

Phụ lục 3. Kết Quả Ước Lượng Đường MAC

65

Phụ lục 4. Kiểm Định White Của Mô Hình Đường MAC

65

Phụ lục 5. Kiểm Định BG Của Mô Hình Đường MAC

66

Phụ lục 6. Kiểm Định BG Của Mô Hình Đường MEC

66

Phụ Lục 7. Bảng Câu Hỏi

67

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Sông Thị Vải có chiều dài khoảng 76km, kéo dài từ xã Nhơn Thọ huyện Long
Thành (Đồng Nai) đến huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện Cần Giờ
(TPHCM) và đổ ra biển Đông qua vịnh Gành Rái (Bà Rịa-Vũng Tàu). Đây là con sông
có chế độ bán nhật triều và mang hệ động thực vật phong phú và đa dạng, tuy vậy,
hiện nay dòng sông đang bị ô nhiễm nặng bởi ngày đêm phải hứng chịu hàng chục
ngàn khối nước thải trực tiếp từ các nhà máy, khu công nghiệp đổ vào.
Mỗi ngày sông Thị Vải phải chịu khoảng 33.000m3 nước thải từ 11 khu công
nghiệp của Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai thải xuống cùng với một lượng lớn nước
thải từ các trại chăn nuôi gia súc và nước thải sinh hoạt ven lưu vực sông. Hiện nay,
sông Thị Vải đã bị ô nhiễm, đặc biệt tại đoạn sông chảy qua khu công nghiệp Gò Dầu
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên toàn sông, hàm lượng ô xy hoà tan (DO) đã giảm
xuống giá trị gây chết hệ thuỷ sinh, thể hiện rõ nét qua màu đen của nước, sự xuất hiện
bùng nổ các loài tảo chỉ thị ô nhiễm hữu cơ, và giảm sút số lượng và chất lượng các
loài cá, động vật đáy. Một số nơi đã có biểu hiện nhiễm độc nước do hàm lượng H2S
cao. Các chỉ số ô nhiễm trong nước sông như nhu cầu ô-xy sinh hóa (BOD5), nhu cầu
ô-xy hóa học (COD), nitơ amonia (N-NH3) đo được tại khu vực tập trung các khu
công nghiệp, đặc biệt tại khu vực Công ty Vedan và Nhà máy xi măng Holcim là rất
cao. Nghiêm trọng nhất là ô nhiễm vi sinh (coliform) đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ
21-445 lần so với cách đây 2 năm. (Văn Nam, 2008)
Sông Thị Vải ô nhiễm đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và
ảnh hưởng tới người dân hai bên bờ sông. Ngòai việc bị viêm xoang, những người
sống ven con sông này cũng bị điêu đứng bởi tình trạng cá tôm nuôi bị chết phơi bụng
hàng loạt, vì vậy những dãy hồ nuôi cá dọc bờ sông thuộc địa bàn xã Long Thọ bị bỏ
không từ nhiều năm nay.


Trong số các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước sông Thị Vải, nhu cầu oxy
sinh hoá BOD5 là một chỉ tiêu quan trọng. Số liệu quan trắc cho thấy nồng độ BOD5
tại sông Thị Vải vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép chứng tỏ lượng chất hữu cơ có
khả năng phân huỷ sinh học ô nhiễm trong nước rất cao.

Hiện nay có nhiều phương pháp để kiểm soát ô nhiễm như tiêu chuẩn phát thải,
thuế và lệ phí, giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng. Nhiều nơi trên thế giới đã áp
dụng mô hình giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng nhằm kiểm soát ô nhiễm một
các hiệu quả, mô hình này cho phép các hãng sản xuất linh hoạt thay đổi qui mô sản
xuất, khuyến khích đầu tư công nghệ làm giảm ô nhiễm. Trước nguy cơ ô nhiễm ngày
càng gia tăng, đề tài “Ứng Dụng Hệ Thống Giấy Phép Phát Thải BOD5 Có Thể
Mua Bán Cho Các Khu Công Nghiệp Tại Sông Thị Vải” có thể đưa ra một công cụ
quản lý mới nhằm giảm lượng nước thải gây ô nhiễm, nâng cao chất lượng môi trường
và có hiệu quả cao.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xây dựng hệ thống giấy phép phát thải cho nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD5) có thể
mua bán cho các doanh nghiệp xả nước thải vào sông Thị Vải.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình trạng ô nhiễm nước tại sông Thị Vải.
- Xây dựng hệ thống giấy phép phát thải nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD5) có thể
mua bán cho các doanh nghiệp xả nước thải vào sông Thị Vải.
- Đề xuất các phương pháp nhằm ứng dụng một cách hiệu quả hệ thống giấy
phép phát thải nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD5) vào trong thực tế.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Đây là hai huyện có
nhiều nhà máy xả nước thải vào sông Thị Vải
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện nghiên cứu là từ tháng 1/2010 đến tháng 6/2010. Số liệu
thu thập của 2 năm 2007 và 2008

2



1.3.3. Phạm vi nội dung
Xác định giá và tổng lượng giấy phép phát thải BOD5 có thể chuyển nhượng
cho toàn bộ sông Thị Vải.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Luận văn bao gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu
Tình trạng ô nhiễm sông ngòi là một vấn đề nghiêm trọng cần phải được
giải quyết triệt để ở nước ta. Điển hình là trường hợp Sông Thị Vải ô nhiễm đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng về môi trường và ảnh hưởng tới người dân hai bên bờ
sông. Ngòai việc bị viêm xoang, những người sống ven con sông này cũng bị điêu
đứng bởi tình trạng cá tôm nuôi bị chết phơi bụng hàng loạt, vì vậy những dãy hồ nuôi
cá dọc bờ sông thuộc địa bàn xã Long Thọ bị bỏ không từ nhiều năm nay. Trước nguy
cơ ô nhiễm sông ngòi ngày càng gia tăng, đề tài “Ứng Dụng Hệ Thống Giấy Phép
Phát Thải BOD5 Có Thể Mua Bán Cho Các Khu Công Nghiệp Tại Sông Thị Vải”
có thể đưa ra một công cụ quản lý mới nhằm giảm lượng nước thải gây ô nhiễm, nâng
cao chất lượng môi trường và có hiệu quả cao.
Đồng thời giới thiệu mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Chương 2. Tổng quan
Mô tả tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội của khu vực sông Thị
Vải.
Tổng quát về tình hình các khu công nghiệp dọc sông Thị Vải.
Chương 3. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Khái niệm về ô nhiễm nước, các công cụ kinh tế trong việc kiểm soát phát thải
cũng như kinh nghiệm của các nước sử dụng hệ thống “Giấy phép phát thải có thể mua
bán” trong việc bảo vệ, kiểm soát nguồn tài nguyên.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Giới thiệu tổng quan về ô nhiễm sông ngòi ở Việt Nam và các công cụ kiểm
soát ô nhiễm SO2 trên thế giới.


3


Nghiên cứu thực trạng xả thải BOD5 trên địa bàn sông Thị Vải, điều tra thu thập
số liệu tính toán được lượng BOD5, từ đó ứng dụng hệ thống: “Giấy phép phát thải
BOD5 có thể mua bán” cho việc xả thải BOD5 của các khu công nghiệp ven sông Thị
Vải.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị.
Tóm tắt các kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu cũng như các kiến
nghị để có thể kiểm soát ô nhiễm một cách hiệu quả hơn.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về sông Thị Vải
Sông Thị Vải là con sông chảy qua và làm ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai và
Bà Rịa Vũng Tàu. Sông được bắt nguồn từ huyện Long Thành, chảy theo hướng đông
- nam, qua Nhơn Trạch, đến huyện Tân Thành đổi hướng theo hướng nam đổ ra biển
tại vịnh Gành Rái
Sông Thị Vải có chiều dài khoảng 76km, kéo dài từ xã Nhơn Thọ huyện Long
Thành (Đồng Nai) đến huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện Cần Giờ
(TPHCM) và đổ ra biển Đông qua vịnh Gành Rái (Bà Rịa-Vũng Tàu). Đây là con sông
có chế độ bán nhật triều và mang hệ động thực vật phong phú và đa dạng, tuy vậy,
hiện nay dòng sông đang bị ô nhiễm nặng bởi ngày đêm phải hứng chịu hàng chục
ngàn khối nước thải trực tiếp từ các nhà máy, khu công nghiệp đổ vào.
Đây là con sông bị ô nhiễm nặng, một trong những đơn vị gây ô nhiễm nhiều
nhất là Vedan, sự việc Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải là một trong những trường
hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam

2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Huyện Nhơn Trạch
Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía tây nam tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện
Long Thành cùng tỉnh, phía tây bắc, tây và nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía
đông nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Một đoạn sông Đồng Nai- Nhà Bè là ranh giới
giữa thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch. Một đoạn sông Thị Vải là ranh
giới giữa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch. Có tọa độ địa lý từ 106°45’16”
- 107°01’55” kinh Đông và 10°31’33” - 10°46’59” vĩ Bắc.


b. Huyện Long Thành
Diện tích huyện là 431,01 km2. Địa giới hành chính huyện Long Thành: Đông
giáp huyện Trảng Bom, huyện Thống Nhất và huyện Cẩm Mỹ; Tây giáp huyện Nhơn
Trạch và thành phố Hồ Chí Minh; Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Bắc giáp thành
phố Biên Hoà.
c. Huyện Tân Thành
Huyện Tân Thành là một huyện cửa ngõ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được
thành lập theo Nghị định 45/CP ngày 2-6-1994 của Chính phủ. Huyện Tân Thành có
tổng diện tích đất tự nhiên 34.152 ha, phía Đông giáp huyện Châu Đức, Tây giáp
huyện Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh) và thành phố Vũng Tàu. Nam giáp thị xã Bà Rịa,
Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
d. Huyện Cần Giờ
Cần Giờ là một huyện ven biển nằm ở phía đông nam của Thành phố Hồ Chí
Minh, cách trung tâm khoảng 50 km.Diện tích của huyện là 704,2 km². Địa hình chia
cắt bởi sông, rạch, không có nước ngọt. Rừng sác và đước, đất rừng chiếm 47,25%
diện tích. Huyện có khoảng 786 km sông rạch. Mật độ vào khoảng 1.11km/km2.
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a. Huyện Nhơn Trạch
Diện tích: 410,8368 km². Tổng dân số của huyện là: 163.372 người, số người
trong độ tuổi lao động là: 98.986 người, số người đang làm việc là: 72.825 người trong

đó: Lao động nông, lâm nghiệp là: 29.360 người; lao động công nghiệp là: 25.135
người; lao động dịch vụ là: 18.510 người.
Huyện có 12 xã gồm: Phước Thiền, Hiệp Phước, Phú Hội, Long Tân, Phú
Thạnh, Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước Khánh, Vĩnh Thanh, Long Thọ, Phước
An.
Có 6 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, gồm : Khu công nghiệp
Nhơn Trạch 1, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, Khu
công nghiệp Nhơn Trạch 4, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 và Khu công nghiệp Nhơn
Trạch 6. Ngoài ra, còn có 1 khu công nghiệp do tỉnh phê duyệt là Khu công nghiệp
Ông Kèo và 1 khu công nghiệp của địa phương khoảng 100ha ở xã Phú Thạnh - Vĩnh
Thanh.
6


b. Huyện Long Thành
Dân số toàn huyện là 209.604 người, chiếm 9,45% dân số toàn tỉnh. Sau khi
điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Thành (tháng 2/2010), dân số của huyện
còn 188.594 người.
Trước khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Thành (tháng 2/2010),
Long Thành có huyện lị là thị trấn Long Thành và 18 xã (Lộc An, Long An, Long
Phước, Tân Hiệp, Phước Thái, An Phước, Tam An, An Hòa, Long Hưng, Bình An,
Tam Phước, Phước Tân, Phước Bình, Long Đức, Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đường,
Bàu Cạn).
Từ 5/2/2010, Long Thành có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn
Long Thành và các xã: Bàu Cạn, Bình An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Long Đức, An
Phước, Long Phước, Lộc An, Long An, Phước Bình, Phước Thái, Suối Trầu, Tân
Hiệp, Tam An
c. Huyện Tân Thành
Huyện Tân Thành được chia thành 1 thị trấn và 9 xã: Thị trấn Phú Mỹ,Châu
Pha, Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phước Hoà, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hoà, Tân Phước, Tóc

Tiên.
Huyện này tập trung các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn, đặc biệt là
tại thị trấn Phú Mỹ (huyện lỵ). Khu công nghiệp khí-điện-đạm Phú Mỹ có tổng mức
đầu tư hơn 6 tỷ USD với các nhà máy điện có tổng công suất lên đến 3900 MW, chiếm
gần 40% tổng công suất điện năng của cả nước, nhà máy đạm Phú Mỹ có công suất
800.000 tấn phân đạm urê và 20.000 tấn amoniac/năm. Ngoài ra, còn nhiều dự án nhà
máy thép, nhà máy tổng hợp PVC khác tập trung tại đây. Cảng Sài Gòn và xưởng Ba
Son đã chuyển cơ sở về đặt tại đây, bên sông Thị Vải. Theo quy hoạch, với lợi thế
riêng về luồng nước sâu, cảng Thị Vải sẽ là cảng biển chính của hệ thống Cảng Sài
Gòn trong tương lai gần. Thị trấn Phú Mỹ cách sân bay Quốc tế Long Thành 30 km
đường bộ.
d. Huyện Cần Giờ
Vào năm 2009, huyện có diện tích 714 km², số dân là 68.213 người, gồm các
dân tộc Kinh (80%), Khmer và Chăm. Huyện Cần Giờ bao gồm thị trấn Cần Thạnh và
6 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, Long Hòa và Thạnh An.
7


Huyện Cần Giờ tiếp cận với biển Đông hiện hữu một khu rừng ngập mặn đan xen với
hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam, đó là khu rừng
ngập mặn Cần Giờ.
2.2. Thông tin chung về các khu công nghiệp dọc sông Thị Vải
2.2.1 Khu công nghiệp Gò Dầu
Khu Công Nghiệp Gò Dầu (Đồng Nai) được quy hoạch đầu tư xây dựng vào
năm 1995, với tổng diện tích 210 ha nằm trên đường Quốc lộ 51 đường đi Bà Rịa Vũng Tàu
Vị trí: Nằm giữa 2 hệ thống giao thông thuỷ bộ là Quốc lộ 51 và cụm cảng sông
Thị Vải, giáp Thành phố mới Nhơn Trạch.
Khoảng cách đến các vị trí quan trọng: Cách Tp Biên Hòa 42 km, cách Tp Hồ
Chí Minh 67 km, cách cảng nước sâu Phú Mỹ 7 km, cách cảng biển Vũng Tàu 40 km,

cách sân bay quốc tế mới 12 km.
Ngành nghề thu hút đầu tư: Các ngành công nghiệp nặng, hóa chất, vật liệu xây
dựng
2.2.2 Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1
Thành lập năm 1997 với diện tích: 430 ha, vốn đầu tư: 493 triệu USD, số lao
động: 19,865; (Việt Nam: 19,556)
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 thuộc đô thị mới Nhơn Trạch đã được quy
hoạch thành phố công nghiệp với quy mô 8.000ha, bao gồm hệ thống sân bay, bến
cảng, khu công nghiệp, khu quy hoạch dân cư, khu vui chơi giải trí...
Thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không Khu công
nghiệp cách thành phố Hồ Chí Minh 22km, Biên Hoà 40km, Vũng Tàu 60km... Khu
vực có khí hậu ôn hoà (20-30 oC), không có bão, không có động đất, cường độ chịu tải
đất lớn (1,5-2,5 kg/cm2) rất thuận lợi và tiết kiệm chi phí xây dựng.
Hiện nay, đã có nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan, Thuỵ Sĩ, Malaysia,
Pháp, Mỹ.. đầu tư phát triển các nhà máy tại khu công nghiệp, điển hình là các Công
ty: Công ty Dệt Liên Minh Vina (Đài Loan), Công ty Bóng đèn Wooree Vina (Hàn
Quốc), Công ty xe đạp Dragon (Đài loan), Công ty Giày Hwaseung (Hàn Quốc), Công
ty Hoá chất Sika Việt Nam (Thuỵ Sĩ)...
8


2.2.3 Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2
Thành lập năm 1997, Vốn đầu tư: 879 triệu USD, Số lao động: 5,527 (Việt
Nam: 5,452), Diện tích: 350ha
Vị trí: cách 4km từ Quốc lộ 51 (Tp. Biên hòa – Tp. Vũng Tàu)
Doanh nghiệp tiêu biểu: Công ty Hualon (Malaysia), Công ty dệt Choongman.
Hình 2.1. Sơ Đồ Vị Trí Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 2

Nguồn: www.nhontrach-dongnai.gov.Việt Nam
2.2.4 Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3

Thành lập năm 1997, Vốn đầu tư: 783 triệu USD, Diện tích: 368ha, Số lao
động: 1,140; (Việt Nam: 1,038)
Doanh nghiệp tiêu biểu: Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Đài Loan)
Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 là một trong những khu công nghiệp chính của
tỉnh Đồng Nai, tọa lạc ở mạn Bắc thành phố Biên Hòa theo hướng quốc lộ 51, nằm ở
vị trí trung tâm đối với các thành phố lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là địa
điểm đầu mối quan trọng cho việc phát triển kinh tế, xã hội, giao thông của vùng cũng
như việc phát triển trung tâm công nghiệp và thương mại của thành phố mới Nhơn
9


Trạch. Đây là một khu công nghiệp đa ngành bao gồm nhiều hạng mục, công trình
quan trọng tương hỗ lẫn nhau cùng các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện và đầy đủ
2.2.5 Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 giai đoạn 2
Diện tích: 352ha, Vốn đầu tư : 77 triệu USD
Doanh nghiệp tiêu biểu: Công ty cổ phần dược phẩm Việt Nam – Ampharco,
Công ty Banda Zipper Vina (Hàn Quốc).
Hình 2.2. Sơ Đồ Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 3

Nguồn: www.nhontrach-dongnai.gov.Việt Nam
2.2.6 Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5
Thành lập năm 2003, Diện tích: 302ha; Vốn đầu tư: 21 triệu USD.
2.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.1. Kinh nghiệm ứng dụng TEPs trong quản lý ô nhiễm nước trên thế giới
- Chuyển nhượng độ mặn
Vấn đề nhiễm mặn của hệ thống nước ngọt ảnh hưởng tới tính thích hợp để sử
dụng trong nhiều mục đích của nước, ví dụ như tưới tiêu hay nước uống. Nhiễm mặn
cũng có tác động môi trường đáng kể lên các hệ sinh thái nhạy cảm phụ thuộc vào
nước lợ, như ở các vùng cửa sông.
Nhiễm mặn thường bắt nguồn từ công nghiệp khai mỏ ( mỏ muối hoặc thoát

nước ra khỏi các mỏ than ) hoặc các khu vực năng lượng, những nơi làm lạnh bằng
cách cho nước bốc hơi khiến chỉ còn lại muối. Nhiễm mặn cũng có thể xuất hiện tự
nhiên do sói mòn hay sự hoà tan của các lớp trầm tích muối.
10


Các ví dụ nổi bật nhất về chuyển nhượng độ mặn là ở Úc, với trường hợp ở lưu
vực Murray-Darling và một phương pháp theo định hướng thị trường ở sông Hunter
của bang New South Wales.
a. Chuyển nhượng độ mặn giữa các bang của Úc: lưu vực Murray-Darling
Quyền chuyển nhượng độ mặn giữa các bang có hiệu lực từ năm 1992 và là một
phần trong “Chiến lược thoát nước và độ mặn tại lưu vực sông Murray-Darling”, được
quản lý bởi hội đồng lưu vực Murray-Darling, với tư cách của các bang New South
Wales, Victoria và South Australia. Sự chuyển nhượng độ mặn dựa trên một hệ thống
tín dụng và khoản nợ muối. Quyền xả thải muối không được tự do chuyển nhượng bởi
các ngành công nghiệp hay các cá nhân mà là chuyển nhượng giữa các chính quyền
bang. Tín dụng kiếm được bằng cách đầu tư vào các công việc chính để quản lý muối
xâm nhập vào sông. Dù tín dụng có thể được chuyển nhượng giữa các bang, chúng
thường được dùng để bù đắp vào khoản nợ của mỗi bang do hoạt động tưới tiêu xả
nước ra sông.
Chiến lược thoát nước và độ mặn đã thành công từ việc đạt được một lượng
giảm 57 đơn vị EC ( Electrical Conductivity ) ở vùng hạ lưu sông Murray. Tuy nhiên
các cuộc điều tra trong những năm 1990 cho thấy độ mặn ở lưu vực đang tăng và đe
doạ tới sự thành công của chiến lược. Từ đó một “Chiến lược quản lí độ mặn 20012015” đã được phát triển để bảo đảm rằng các hoạt động về sau ở lưu vực MurrayDarling nhằm chống lại sử nhiễm mặn sẽ thành công. Chiến lược mới đã thiết lập một
lưu vực mục tiêu rộng lớn, với sự tham gia của bang Queensland, nhằm duy trì độ mặn
ở mức ít hơn 800 EC đơn vị trong 95% thời gian trong suốt 15 năm tại Morgan, Bang
South Australia ( bang tại hạ lưu ).
Hệ thống tín dụng độ mặn vẫn được tiếp tực, nhưng đã mở rộng phạm vi hoạt
động. Các bang sẽ đóng góp hoặc tự thực hiện các công việc nhằm giảm độ mặn của
con sông. Bang nào giảm được độ mặn sẽ được trao tín dụng. Các bang có các hoạt

động làm tăng độ mặn sẽ phải gánh các khoản nợ. Hội đồng lưu vực Murray Darling
nắm giữ một bảng đăng kí các công việc phải thực hiện và khoản tín dụng và khoản nợ
của các bang. Một bảng hạch toán các khoản tín dụng và nợ của hệ thống sẽ được thực
hiện sau năm 2015. (R.Andreas Kreamer, 2004)

11


b. Chuyển nhượng quyền xả thải muối: sông Hunter ( Úc )
Kế hoạch chuyển nhượng độ mặn sông Hunter là kế hoạch chuyển nhượng
quyền phát thải đầu tiên của nước Úc, hoạt động như một thí điểm từ năm 1995 bởi Cơ
quan bảo vệ môi trường của bang New South Wales ( NSW EPA ). Kế hoạch này
được thiết lập để giải quyết một cuộc tranh luận dai dẳng và gay gắt về tác động của
việc xả thải muối ra sông Hunter.
Theo kế hoạch, mỗi người gây ô nhiễm được phép xả một phần trăm nhất định
trong tổng lượng muối được phép đổ ra sông, được tính bằng đơn vị tính dẫn. Những
thử nghiệm ban đầu cho thấy mức độ tính dẫn duy trì trong mức cho phép và chỉ có vài
cuộc chuyển nhượng diễn ra. Mức độ chuyển nhượng thấp là do tính không chắc chắn
về dài hạn, các sắp xếp về phân phối trong thời gian dài và sự thiếu kinh nghiệm đối
với kế hoạch. Có thể là do cơ chế trao đổi hoàn toàn dựa trên giấy giờ đã hạn chế
lượng chuyển nhượng. Sau đó NSW EPA đã phát triển một cơ chế trao đổi trực tuyến
giúp các cuộc chuyển nhượng nhanh và dễ dàng hơn.
Cơ chế chuyển nhượng đã cho phép các ngành công nghiệp chính như than đá
và phát điện thải muối với một mức được quản lý. Nó cũng giảm đáng kể chi phí tích
trữ và xử lí nước. Một ưu điểm lớn của hệ thống này là hệ thống giám sát rộng lớn cho
phép kiểm tra từng điểm được phép xả thải.
Sự thành công của kế hoạch này là do nhiều yếu tố. Thứ nhất là do hiểu rõ ràng
về con sông dự trên số liệu thu thập trong dài hạn từ đó thiết kế một kế hoạch hiệu quả.
Thứ hai, kế hoạch là kết quả của sự tham khảo rộng rãi ý kiến cộng đồng và được kiểm
nghiệm chặt chẽ trong 7 năm thử nghiệm trước khi được thiết lập chính thức. Cuối

cùng, kế hoạch được hỗ trợ bởi dữ liệu thời gian thực và chuyển nhượng cùng với
cũng cuộc đo lường về dòng chảy và độ mặn của con sông, thiết lập mô hình chính xác
và hệ thống chuyển nhượng trực tuyến. (R.Andreas Kreamer, 2004)
- Chuyển nhượng quyền xả thải chất hữu cơ
Một khía cạnh khác của chuyển nhượng quyền gây ô nhiễm nước là ô nhiễm
chất hữu cơ. Loại ô nhiễm này có nhiều chất khác nhau. Các chất này không chỉ bắt
nguồn từ chất thải của con người mà còn có trong công nghiệp ( ví dụ thức ăn và thức
uống công nghiệp ), hoặc có thể chứa trong nước mưa. Ô nhiễm chất hữu cơ có thể
được kiểm soát bằng cách xử lý, và việc xả thải ra nước đòi hỏi chí phí cao để xử lý.
12


Hầu như tất cả chất ô nhiễm hữu cơ được làm giảm hay được chuyển hoá môt
cách tự nhiên bởi các cơ chế sinh học trong nước, các cơ chế này hấp thự ôxy trong
quá trình hoạt động. Khi ôxy được hấp thụ, mức ôxy hoà tan trong nước giảm. Trong
những trường hợp đặc biệt, khi dòng chảy ít hay nước nóng, nước có thể thiếu ôxy tới
mức làm cá và các sinh vật khác trong nước chết. Vì vậy cần phải kiểm soát ô nhiễm
nói chung với lượng hấp thụ ôxy bền vững và bảo đảm mức ôxy hoà tan đầy đủ trong
nước. (R.Andreas Kreamer, 2004)
a. Chuyển nhượng quyền xả thải chất hữu cơ giữa các điểm nguồn tại sông
Fox, Wisconsin ( USA )
Bang Wisconsin, USA đa thiết lập cơ sở pháp luật cho một thị trường mua bán
quyền gây ô nhiễm nước. Bộ Tài nguyên tự nhiên Wisconsin đã phê chuẩn viêc
chuyển nhưởng quyền xả thải ra sông Fox đầu năm 1981. Các điểm gây ô nhiễm
nguồn có thể mua bán quyền xả chất thải làm tăng nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD).
Chương trình của Wisconsin nhằm cung cấp tính linh hoạt cho các điểm nguồn để đạt
tiêu chuẩn chất lượng nước của Bang, trong trường hợp này các điểm nguồn là các
xưởng giấy và các nhà máy xử lý chất thải của thành phố. Những điểm nguồn nào
giảm xả thải BOD dưới mức cho phép được quyền bán lượng dư thừa cho các điểm
khác. (R.Andreas Kreamer, 2004)

- Chuyển nhượng quyền xả thải chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng bản thân chúng không nguy hiểm cho nước hay các hệ sinh
thái dựa vào nước. Trong thực tế, chúng là những nhân tố cần thiết cho đời sống thực
vật. Tuy nhiên trong môi trường nước, chất dinh dưỡng kích thích thực vật (tảo) phát
triển, làm ôxy bị hấp thụ và gây chết cá.
Ở nhiều khía cạnh, chuyển nhượng quyền xả thải chất dinh dưỡng cũng giống
như quyền xả thải chất hữu cơ. Tuy nhiên, vì nông nghiệp là một nguồn gây ô nhiễm
quan trọng nên trong trường hợp này có phạm vi cho các cuộc mua bán giữa các nguồn
cố định và nguồn di động. (R.Andreas Kreamer, 2004)
a. Sông Hawkesbury-Nepean ( Úc )
Ba nhà máy xử lý chất thải của công ty Sydney Water Corporation (SWC) ở
vùng South Creek của sông Hawkesbury-Nepean là những người tham gia trong một
hệ thống giấy phép “bong bóng” với mục tiêu là đạt được sự cải thiện về mặt môi
13


trường với chi phí thấp. Những người chủ của các điểm nguồn cá nhiên được phép
điều chỉnh lượng xả thải của họ bằng cách mua bán lượng chất dinh dưỡng mà họ
được phép xả ra, nhưng phải bảo đảm tổng số không được vượt quá giới hạn. Hệ thống
giấy phép “bong bóng” bắt đầu nắm 1996 được phát triển bởi EPA NSW EPA và xác
lập mục tiêu giảm chất dinh dưỡng cho tới năm 2004 cả về photpho (83%) và nitơ
(50%). Về căn bản đây là một hệ thống chuyển nhượng quyền xả thải và hoạt động
trong một khuôn khổ luật định nghiêm ngặt.
NSW EPA đã thực hiện một bản kiểm tra ba năm đầu hoạt động của hệ thống.
Họ kết luận rằng công ty Sydney Water Corporation đã tuân thủ lượng giới hạn của hệ
thống “bong bóng” và đã giảm đáng kể lượng chất dinh dưỡng thải ra. Tuy nhiên vẫn
còn sớm để kết luận về phản ứng của môi trường đối với việc giảm xả thải. Cả dữ liệu
kiểm tra hoạt động xả thải và dữ liệu xung quanh được SWC sử dụng để đo lường tác
động của chất dinh dưỡng từ South Creek lên các nhánh chính của con sông. Thêm
vào đó, các thông tin khoa học về tác động của chất dinh dưỡng đề nghị rằng cần phải

giảm thiểu nitơ nhiều hơn.
Nói chung, hệ thống giấy phép “bong bóng” được xem là thành công, vì nó tạo
ra sử linh hoạt trong việc lập kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng bằng cách chỉ đầu tư vào
một hay hai nhà máy thay vì cả ba. Chi phí tiết kiệm trong dài hạn được ước tính
khoảng 45,6 triệu $. (R.Andreas Kreamer, 2004)
b. Sông Tar-Pamilco, Bắc Carolina ( USA )
Lưu vực Tar Pamlico được định rõ là vùng nước nhạy cảm với chất dinh dưỡng
và được áp dụng hệ thống “bong bóng” để kiểm soát ô nhiễm chất dinh dưỡng từ năm
1989. Hội liên hiệp lưu vực Tar Pamlico quản lý hệ thống và tạo điều kiện cho các
cuộc mua bán quyền xả thải giữa những người gây ô nhiễm. Các điểm nguồn cố định
chỉ chiếm 15% tổng lượng chất dinh dưỡng thải ra trong lưu vực, phần lớn tới từ nông
nghiệp và các nguồn di động khác. Bất kì thành viên nào trong hội cũng có thể tử giảm
thải chất dinh dưỡng, mua bán trong hội hay trả một mức phí cho quỹ nhằm giảm chất
dinh dưỡng từ nguồn di động (quỹ NPS). Nông dân trong vùng được nhận một khoản
tiền từ quỹ nhằm giảm thải chất dinh dưỡng ra dòng sông.

14


Trong giai đoạn I (1991 – 1994), các điểm nguồn trong thành phố được phép
đền bù lượng thải vượt quá giới hạn với lượng tín dụng thu được bằng cách đóng góp
vào quỹ NPS. Trong giai đoạn I lượng chất dinh dưỡng giảm được nhiều hơn so với
mục tiêu đề ra, nhờ những cải tiến với chi phí thấp tại những nơi xử lí chất thải. Đáng
chú ý là thay vì đầu tư 7 triệu $ vào nhà máy xử lí chất thải thì chỉ cần đầu tư 1 triệu $
vào việc kiểm soát các nguồn ô nhiễm di động mà vẫn đạt được hiệu quả tương tự.
Giai đoạn II bắt đầu từ tháng 12 2004, và dự kiến giảm 30% lượng chất dinh
dưỡng. Một mục tiêu của giai đoạn II là phục hồi vùng đất ướt và xác định những
nguồn ô nhiễm di động chính để xác lập các hoạt động ưu tiên. Cho đến nay, hoạt
động chuyển nhượng đã vượt quá mức 750.000 $. (R.Andreas Kreamer, 2004)
c. Cherry Creek, Colorado ( USA )

Hồ Cherry Creek gần Denver là một vùng giải trí quan trong và là nguồn cung
cấp nước. Hồ đã được thiết lập tiêu chuẩn phốt pho và Lượng thải tối đa hàng ngày
(TMDL) từ năm 1984 nhằm ngăn chặn ô nhiễm và duy trì tiêu chuẩn chất lượng nước.
Chương trình chuyển nhương Cherry Creek cho phép những người gây ô nhiễm tại
nguồn cố định tiết kiệm từ việc giảm thải phốt pho bằng cách kiểm soát việc xả thải
của các nguồn di động. TMDL đòi hỏi các nguồn di động trong thành phố giảm thải
phốt pho bằng cách cách thiết lập những hoạt động quản lý. Tuy nhiên, các nguồn di
động (chiếm khoảng 80% lượng phốt pho) phải tự giảm 50% lượng phốt pho của họ,
và chỉ có những lượng phốt pho giảm dưới mức này mới được đem ra mua bán.
Ban đầu, những người có thẩm quyền có khả năng dàn xếp hai loại chuyển
nhượng: chuyển nhượng tín dụng giảm thải phốt pho tạo ra từ các dự án cải thiện chất
lượng nước và chuyển nhượng tín dụng tại ra từ các dự án tư nhân.
Việc phát triển và sử dụng tín dụng đòi hỏi phải phù hợp với một kế hoạch căn
bản thiết lập bởi Ban quản lý chất lượng nước lưu vực Cherry Creek. Đến nay, không
cần thiết phải thực hiện chuyển nhượng tại Cherry Creek vì nồng độ phốt pho vẫn duy
trì ở giới hạn cho phép. (R.Andreas Kreamer, 2004)
d. Vịnh Chesapeake ( USA )
Vịnh Chesapeake là khu vực cửa sông lớn nhất ở Bắc Mĩ. Đầu những năm 1980
các nghiên cứu của US EPA đã chỉ ra rằng ở đây có nồng độ ôxy hoà tan thấp do hiện
tượng phú dưỡng hoá, và khu vực này cần những nỗ lực để phục hồi. Vì vậy, US EPA,
15


×