Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.03 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH ĐẠI VIỆT

HUỲNH THỊ TUYỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
ĐẠI VIỆT” do HUỲNH THỊ TUYỀN, sinh viên khóa 32, ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

.

NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC
Giáo viên hướng dẫn,

.
Ngày

tháng



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

.

.
Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường cùng quý thầy cô trường
Đại Học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy em trong suốt bốn năm học
niên khóa 2006 – 2010, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Minh Đức đã tận tình hướng dẫn để em
có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể Cán bộ Công nhân viên
Công ty TNHH Đại Việt đã tạo điều kiện tốt để em có thể tiếp xúc với công tác kế toán tại

Công ty.
Kính chúc thầy cô sức khỏe và công tác tốt.
Kính chúc Ban Giám Đốc cùng toàn thể Cán bộ Công nhân viên Công ty thật nhiều
sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc. Chúc Công ty ngày càng phát
triển vững mạnh.
TP.HCM, ngày

tháng

Sinh viên
Huỳnh Thị Tuyền

năm 2010


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ TUYỀN. Tháng 07 năm 2010. “Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và
Tính Giá Thành Sản Phẩm Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đại Việt”.
HUYNH THI TUYEN. July 2010. “Cost Accounting and Determination Of The
Actual Unit Value Of The Product at the Dai Viet Limited Company”.
Khóa luận tìm hiểu về công tác tổ chức và phân tích hạch toán kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. Từ đó, rút ra được những ưu nhược
điểm và đưa ra những giải pháp hoàn thiện.
Mô tả trình tự luân chuyển chứng từ, cách ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế liên quan
đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp thực tế được thực hiện tại công ty.
Đề tài vận dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp xử lý thông tin,
phương pháp mô tả để phản ánh và đánh giá khâu hạch toán chi phí, tính giá thành sản
phẩm xây lắp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bộ máy kế toán tại công ty đang dần được hoàn thiện,
phương pháp hạch toán kế toán được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại công ty.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................................................vii
Danh mục các bảng ...........................................................................................................viii
Danh mục các hình ..............................................................................................................ix
Danh mục phụ lục.................................................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
1.4. Cấu trúc của luận văn...............................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ................................................................................................4
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Đại Việt.............................4
2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh những năm gần đây................................................6
2.3. Quy trình sản xuất....................................................................................................6
2.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty .......................................................................7
2.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty .......................................................................9
2.5.1. Thông tin chung về tổ chức công tác kế toán..................................................9
2.5.2. Bộ máy kế toán..............................................................................................10
2.5.3. Hình thức tổ chức kế toán .............................................................................11
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU .....................................12
3.1. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................12
3.1.1. Những vấn đề chung .....................................................................................12
3.1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp....18
3.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ...................................................................19
3.1.4. Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp..................32
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................35
v



3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................35
3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin.........................................................................35
3.2.3. Phương pháp mô tả........................................................................................36
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................37
4.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty ................................................................................................................................37
4.1.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí ......................................................37
4.1.2. Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành ..............................................38
4.2. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm..............................................39
4.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ......................................................39
4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ..............................................................50
4.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công...........................................................59
4.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung .....................................................................65
4.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.................................................................74
4.3. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty 77
4.3.1. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang........................................................77
4.3.2. Tính giá thành sản phẩm xây lắp...................................................................80
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................82
5.1. Kết luận..................................................................................................................82
5.2. Kiến nghị................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................87
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH


Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CCDC

Công cụ dụng cụ

CP

Chi phí

CPSX

Chi phí sản xuất

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

GTGT

Giá trị gia tăng


HMCT

Hạng mục công trình

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

MTC

Máy thi công

NCTT

Nhân công trực tiếp

NVLTT

Nguyên vật liệu trực tiếp

NXT

Nhập xuất tồn

PXK

Phiếu xuất kho

SPDD


Sản phẩm dở dang

SPXL

Sản phẩm xây lắp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

VL

Vật liệu

VT

Vật tư

XDCB

Xây dựng cơ bản

XL

Xây lắp


XN

Xí nghiệp

YCXKVT

Yêu cầu xuất kho vật tư

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Qua Các Năm....................................6
Bảng 4.1. Bảng Trích Mã Số Một Số Công Trình .............................................................38
Bảng 4.2. Bảng Tổng Hợp Xuất Vật Tư.............................................................................45
Bảng 4.3. Bảng Phẩn Bổ Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ .....................................................46
Bảng 4.4. Bảng Tính Và Phân Bổ Khấu Hao TSCĐ..........................................................69
Bảng 4.5. Bảng Phân Bổ Chi Phí Sản Xuất Chung (Phân bổ theo chi phí máy thi công) .70
Bảng 4.6. Bảng Chi Phí Sản Xuất Dở Dang Đến Ngày 31.12.2009 ..................................78
Bảng 4.7. Bảng Giá Thành Hạng Mục Công Trình Hoàn Thành Năm 2009.....................80

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ...............................................................................7
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty ................................................................8
Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán......................................................................10
Hình 2.4. Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính......11

Hình 3.1. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí NVLTT....................................................................21
Hình 3.2. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp..............................................23
Hình 3.3. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Chung.......................................................28
Hình 3.4. Sơ Đồ Hạch Toán Các Khoản Thiệt Hại Do Phá Đi Làm Lại ..........................29
Hình 3.5. Sơ Đồ Hạch Toán Các Khoản Thiệt Hại Do Ngừng Sản Xuất .........................30
Hình 3.6. Sơ Đồ Hạch Toán Kết Chuyển Chi Phí..............................................................31
Hình 4.1. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Tiết Nguyên Vật Liệu Theo Phương Pháp Thẻ Song
Song ....................................................................................................................................40
Hình 4.2. Trình Tự Luân Chuyển Chứng Từ Quy Trình Xuất Nguyên Vật Liệu..............42
Hình 4.3. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp Tại Công Ty...............42
Hình 4.4. Trình Tự Luân Chuyển Chứng Từ Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp....................54
Hình 4.5. Sơ Đồ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Chung Tại Công Ty.....................................67
Hình 4.6. Sơ Đồ Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất – Công Trình Đường TL52 Đi Ấp Lò Rượu ......75

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu Xuất Số PX240601
Phụ lục 2. Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Số 0091974
Phụ lục 3. Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Số 0180210
Phụ lục 3. Phiếu Chi Số CL1102
Phụ lục 4. Phiếu Chi Số 222181
Phụ lục 5.Bảng Tổng Hợp Chi Tiết Vật Liệu, Dụng Cụ, Sản Phẩm, Hàng Hóa Tháng
6/2009
Phụ Lục 6. Sổ Chi Tiết TK 6271
Phụ Lục 7. Sổ Chi Tiết TK 6274
Phụ Lục 8. Sổ Chi Tiết TK 6277
Phụ Lục 9. Sổ Chi Tiết TK 6278
Phụ lục 10. Bảng Dự Toán


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển. Bước ngoặt
lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế là nước ta chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế Giới. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi đi đôi với khó khăn khi có nhiều đối thủ cạnh
tranh trên thương trường. Đối với các doanh nghiệp sản xuất càng khốc liệt hơn vì các
nhà tư bản luôn có thế mạnh về vốn và máy móc thiết bị sản xuất công nghệ cao. Các
doanh nghiệp Việt Nam muốn bước vào thị trường thế giới thì phải đủ sức và lực trong
ngắn hạn cũng như dài hạn.
Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất nói
chung và trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp nói riêng đã và đang là một vấn đề được
nhiều nhà kinh doanh quan tâm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu
quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào, hai chỉ tiêu này luôn có mối quan hệ khăng
khít và không tách rời nhau. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, để đảm bảo cho sự tồn
tại, củng cố chỗ đứng của doanh nghiệp thì điều đầu tiên có tính chất quyết định là chất
lượng từng công trình phải đảm bảo, giá cả cạnh tranh phải đem lại nhiều lợi nhuận cho
doanh nghiệp, vừa tạo được uy tín cho khách hàng. Để thực hiện được điều này, doanh
nghiệp phải hạch toán một cách chính xác, đầy đủ chi phí bỏ ra, vì chi phí là đầu vào của
quá trình sản xuất phải biết khai thác triệt để khả năng hiện có, áp dụng nhiều biện pháp
quản lý khoa học để quản lý chi phí cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh…nhằm mục đích
tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng của công trình.
1



Nhận thức được tầm quan trọng những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Kinh
tế trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn tận tình
của cô Nguyễn Thị Minh Đức và sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, phòng Kế Toán Công ty
TNHH Đại Việt, em tiến hành thực hiện đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm ở công ty TNHH Đại Việt” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
đối với một doanh nghiệp.
Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm đối với công ty.
Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất
và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu như sau:
+ Phạm vi về không gian: Tại công ty TNHH Đại Việt.
+ Phạm vi về thời gian: Từ ngày 20/03/2010 đến ngày 15/07/2010.
+ Phạm vi về nội dung: Do đặc điểm của ngành xây lắp là thời gian thi công tương
đối dài, trong cùng một thời gian có thể thi công nhiều công trình ở nhiều địa điểm khác
nhau…vì vậy để tiện cho việc nghiên cứu em đã chọn một công trình cụ thể dể nghiên
cứu đó là: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình Đường tỉnh lộ 52 đến giáp
tuyến lò rượu Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
- Chương 1. Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
- Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm
vụ của các bộ phận tại Công ty TNHH Đại Việt.
2



- Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, công thức và phương pháp hạch toán kế toán chi phí
và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
- Chương 4. Kết quả và thảo luận
Trình bày các khái niệm và phương pháp hạch toán kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại công ty.
- Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Nhận xét chung về công tác tổ chức kế toán, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Đại Việt
Công ty TNHH Đại Việt là một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên ngành xây
dựng dân dụng, giao thông.
Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH có
hai thành viên trở lên số 054567 đăng ký lần đầu ngày 27 tháng 8 năm 1994, đăng ký lần
thứ 04 ngày 5 tháng 2 năm 2004 do Phòng đăng ký kinh doanh, sở Kế Hoạch và Đầu tư
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp.
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Việt.
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Đại Việt Company Limited.
Tên viết tắt: DAVICO., Ltd.
Trụ sở chính: số 90 đường Bạch Đằng, phường Phước Trung, thị xã Bà Rịa, tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.

Mã số thuế: 3500100657.
Tài khoản số: 761.10.00.0000034.
Điện thoại: 0643825349; Fax: 0643716225.
Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh xây dựng, thương mại, dịch vụ.
Ngành, nghề kinh doanh:
- Xây dựng các công trình dân dụng quy mô nhỏ đến cấp 2;
- Mua bán ký gửi hàng kim khí điện máy, vật liệu xây dựng, xăng dầu và các loại nhớt;
- Xây dựng công trình dân dụng;
- Xây dựng công trình công nghiệp;
4


- Xây dựng công trình giao thông;
- San lấp mặt bằng;
- Xây dựng các công trình thủy lợi;
- Xây lắp các công trình điện đến 35KV;
- Khai thác đất, đá, cát;
- Kinh doanh nhà, dịch vụ về nhà đất.
Công ty được thành lập với sự góp vốn của hai thành viên là Ông Phạm Vũ Hùng
và Ông Phún Chí Kỳ.
Người đại diện theo pháp luật của công ty:
+ Chức danh: Giám đốc
+ Họ và tên: Trần Quốc Dũng
Trong những năm qua, công ty đã xây dựng nhiều công trình dân dụng như:
Trường tiểu học – trung học (Trường Mẫu Giáo Long Hương…), khu hành chính sự
nghiệp (Trụ sở UBND Thị Xã Bà Rịa…), các công trình văn hóa: đài truyền thanh, khu
trung tâm trẻ mồ côi và khuyết tật, Trạm y tế, Nhà thi đấu Bà Rịa cùng một số nhà ở cho
diện chính sách, Tụ điểm văn hóa trên địa bàn thị xã.
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là: 230 người.
Trong đó:

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật
+ Kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư: 15 người
+ Trung cấp xây dựng: 8 người
- Đội ngũ kế toán văn thư: 10 người
- Đội ngũ công nhân bậc cao các loại: 207 người.
Công ty đã thi công nhiều công trình dân dụng với quy mô vừa và nhỏ từ năm
1994 đến nay và đã được tín nhiệm trong tỉnh về tốc độ nhanh, chất lượng cao, giá thành
thấp.
Với sự năng động và tính chuyên nghiệp của tập thể CBCNV công ty và sự chỉ đạo
trực tiếp của giám đốc trong những năm gần đây công ty không ngừng tăng trưởng và

5


phát triển với nhịp độ năm sau tăng hơn năm trước. Sự phát triển đó là hợp với xu hướng
đang phát triển của ngành xây dựng Việt Nam hiện nay.
2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh những năm gần đây
Trong những năm hoạt động vừa qua công ty TNHH Đại Việt luôn hoàn thành kế
hoạch đề ra. Do đó kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có những
bước phát triển đáng khích lệ. Điều đó được thể hiện qua một vài chỉ tiêu kinh tế trong
bảng kết quả của công ty như sau:
Bảng 2.1. Bảng Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Qua Các Năm
Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu
2. Lợi nhuận

Năm 2006

Năm 2007


Năm 2008

28.831.390.406

70.583.637.316

66.904.856.784

461.993.079

747.785.329

1.078.289.534

Với bảng kết quả này tổng doanh thu năm 2006 với năm 2007 có sự tặng vượt bậc
(145 % so với năm 2006), đến năm 2008 tổng doanh thu có xu hướng giảm nhẹ (5% so
với năm 2007) nhưng tổng lợi nhuận tăng mạnh. Điều đó chứng tỏ có sự nổ lực trong việc
giảm chi phí, quản lý hợp lí. Cụ thể tổng lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 61,68 % so
với năm 2006, năm 2008 tăng 44,2 % so với năm 2007.
Điều này cho thấy công ty có sự phát triển đáng kể. Đó là thành quả cố gắng nỗ
lực không ngừng của tập thể ban giám đốc, các phòng ban và của từng cán bộ công nhân
viên trong công ty cùng với bộ máy làm việc khoa học, hiệu quả.
2.3. Quy trình sản xuất
Do đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm XDCB, nên quy trình sản xuất của
công ty có đặc điểm sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau mỗi
công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở các địa điểm khác nhau.

6



Hình 2.1. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ
Lập dự toán công trình

Tham gia đấu thầu

Trúng thầu, ký hợp đồng

Tiếp nhận mặt bằng, chuẩn bị vật tư và bố trí
đội thi công

Khởi công xây dựng

Nghiệm thu

Quyết toán công trình
Nguồn tin: Phòng kỹ thuật
2.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Mô hình bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:

7


Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty
Chủ tịch hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng

kỹ
thuật

Phòng
tài
chính
kế
toán

Phòng
cung
ứng
vật


Phòng
tổ
chức
hành
chính

Các
đội
thi
công

Nguồn tin: Phòng kế toán
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
+ Chủ tịch hội đồng quản trị: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ mọi hoạt động
và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, bảo toàn và phát triển công ty, toàn quyền

quyết định về sắp xếp nhân sự cũng như tổ chức bộ máy quản trị của công ty.
+ Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, xây dựng và tham mưu
cho hội đồng quản trị về kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, theo dõi kiểm tra, đôn
đốc việc thực hiện các kế hoạch đó không ngoài mục đích vận hành hoạt động kinh doanh
một cách có hiệu quả.
+Phó giám đốc: Theo dõi, sắp xếp, đề ra kế hoạch sao cho phù hợp với hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời kiểm tra việc thực hiện và chịu trách nhiệm
trước giám đốc về những nhiệm vụ được giao.

8


+ Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho hội đồng quản trị về kế hoạch, thực hiện nhiệm
vụ về chuyên môn kỹ thuật như hoàn thành các dự toán xây dựng, các bản vẽ, hồ sơ kỹ
thuật xây dựng, thực hiện việc chỉ đạo thi công đúng kỹ thuật, hồ sơ thiết kế.
+ Phòng tài chính kế toán: Phân tích thông tin, số liệu một cách đầy đủ, kịp thời,
đáng tin cậy giúp cho đơn vị và người quản lý kịp thời đưa ra những chính sách phát triển
thích hợp với sự biến động của nền kinh tế. Thực hiện đúng các chế độ chính sách của
Nhà nước về tài chính, chế độ bảo hiểm, thuế, khấu hao, tiền lương cho văn phòng và các
đội, báo cáo định kỳ và quyết toán công trình.
+ Phòng vật tư: Tham mưu cho trưởng ban chỉ huy công trình về công tác khảo sát,
thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình để làm việc với tư vấn giám sát. Lập kế
hoạch quản lý chất lượng công trình trình Tư vấn giám sát. Bộ phận này vạch tiến độ,
điều chỉnh tiến độ mũi thi công sao cho phù hợp với tiến độ chung của công trình, chỉ đạo
và giám sát các đội về mặt kỹ thuật, đảm bảo thi công đúng quy trình.
+ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc hoặc Phó giám đốc được
ủy quyền về công tác tổ chức và quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo về chế độ, chính
sách lao động, tiền lương của toàn bộ CB-CNV trong công ty. Đại diện cho công ty trong
các vụ kiện dân sự trên cơ sở ủy quyền của Giám đốc.
+ Các đội thi công: Thực hiện việc thi công các công trình theo sự chỉ đạo của chỉ

huy trưởng công trình, đảm bảo thi công đúng, kịp thời các công trình mà công ty được
trúng thầu.
2.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.5.1. Thông tin chung về tổ chức công tác kế toán
Chế độ kế toán áp dụng: công ty áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ
tài chính. Bên cạnh đó để phục vụ tốt cho công tác quản lý XN mở thêm các tài khoản chi
tiết.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm
dương lịch.
9


Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).
Thuế GTGT của công ty được áp dụng theo phương pháp khấu trừ.
2.5.2. Bộ máy kế toán
Mô hình bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
KẾ TOÁN
TRƯỞNG

THỦ QUỸ

KẾ TOÁN CUNG
ỨNG VẬT TƯ

KẾ TOÁN
TỔNG HỢP

THỦ KHO


Nguồn tin: Phòng kế toán
Nhiệm vụ của từng kế toán
- Kế toán trưởng: Kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài
sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán tài chính của công
ty. Cung cấp các báo cáo tài chính cần thiết, tham mưu cho lãnh đạo trong việc quản trị và
ra các quyết định về kinh tế tài chính trong kỳ tiếp theo.
- Kế toán cung ứng vật tư: Chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, ghi chép các loại vật
tư tăng, giảm, sử dụng chi tiết cho từng công trình, bộ phận tập hợp theo dõi tình hình
tăng, giảm các loại sản phẩm trong công ty. Tập hợp số liệu báo cáo về kế toán tổng hợp.
- Thủ quỹ: Hàng ngày thủ quỹ có trách nhiệm ghi chép,
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ hỗ trợ kế toán trưởng thu thập, phân tích xử lý
các chứng từ, thông tin, số liệu từ các kế toán viên trong công ty cung cấp, phân loại theo
các đối tượng và nội dung, thực hiện các phần hành kế toán bổ sung để cung cấp cho kế
toán trưởng hoàn thành các sổ sách, báo cáo kế toán.kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế,
đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch kế toán và
thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh
lệch.
10


- Thủ kho: Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý toàn bộ các loại vật tư, hàng hóa
mua vào, xuất ra trong công ty, tập hợp số liệu theo từng đối tượng sử dụng, đối chiếu và
cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và kế toán viên liên quan.
2.5.3. Hình thức tổ chức kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán hình thức kế toán trên máy vi tính theo hình
thức chứng từ ghi sổ - phần mềm kế toán UNESCO.
Các loại sổ kế toán công ty sử dụng bao gồm:
+ Sổ cái
+ Bảng cân đối phát sinh

+ Các sổ kế toán chi tiết
Hình 2.4. Sơ Đồ Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi
Tính
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết

MÁY VI TÍNH

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị

BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra

11



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Những vấn đề chung
a) Đặc điểm sản phẩm xây lắp có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
XDCB là quá trình xây dựng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo, hiện đại hoá các
công trình hiện có thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân như: công trình thuỷ lợi,
các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng và các công tình dân dụng khác. Chí phí
XDCB bao gồm các CP: xây dựng, lắp đặt, mua sắm thiết bị và các CP cần thiết khác.
So với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹ
thuật riêng biệt, thể hiện rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành.
Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong các doanh nghiệp xây lắp. Sự ảnh hưởng này được thể hiện cụ thể như sau:
- Sản phẩm XL là những công trình XDCB hay các vật kiến trúc trong XDCB…có
quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp
lâu dài vì vậy đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm XL cần phải lập dự
toán: dự toán thiết kế, dự toán thi công. Trong quá trình sản xuất XL phải lấy dự toán làm
thước đo để thực hiện so sánh, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công
trình xây lắp.
- Sản phẩm XL được tiêu thụ theo giá thỏa thuận ban đầu với chủ đầu tư hoặc giá
dự toán, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ. SPXL cố định
tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất như: xe, thiết bị thi công, công nhân…phải di
12


chuyển theo từng SPXL hay từng công trình XDCB. Đặc điểm này làm cho công tác quản
lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên

thời tiết và dễ mất mát hư hỏng…
- Thời hạn sử dụng của sản phẩm xây lắp tương đối dài. Với đặc điểm này đòi hỏi
quá trình chuẩn bị thi công, bàn giao sản phẩm xây lắp phải tuân thủ nghiêm ngặt theo
đúng quy định về tiêu chuẩn trong lĩnh vực XDCB do nhà nước ban hành. Đặc biệt, trong
điều kiện mới, thị trường khách hàng (chủ đầu tư) ngày càng đa dạng cả ở trong nước và
nước ngoài đòi hỏi sản phẩm xây lắp phải đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật cao
theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
- Hoạt động xây dựng chủ yếu diễn ra ngoài trời, chịu ảnh hưởng rất lớn của các
yếu tố tự nhiên như: mưa, gió, lũ lụt…điều kiện làm việc nặng nhọc. Đặc điểm này đòi
hỏi các DN xây dựng phải lập tiến độ thi công tổ chức sản xuất hợp lý để tránh thời tiết
xấu, giảm tổn thất do thời tiết gây ra. Đồng thời DN phải tổ chức việc quản lý vật tư,
SPDD để tránh hư hỏng mất mát do thiên tai gây ra.
b) Phương thức xây lắp
Việc tổ chức thi công xây lắp có thể thực hiện theo phương pháp giao nhận thầu
hay tự làm. Hiện nay, phương thức giao nhận thầu được áp dụng phổ biến trong thi công
xây lắp vì phương thức này đảm bảo tính chuyên môn, tiến độ thi công và tiết kiệm CP.
Phương thức giao nhận thầu được thực hiện thông qua 1 trong 2 cách sau:
- Giao nhận thầu toàn bộ công trình (Tổng thầu xây dựng)
Theo phương thức này, chủ đầu tư giao thầu cho một tổ chức xây dựng toàn bộ các
khâu từ khảo sát thiết kế đến việc xây lắp hoàn chỉnh công trình. Trên cơ sở hợp đồng
thỏa thuận giữa 2 bên.
Tùy theo khả năng đặc điểm, KL công tác xây lắp mà tổng thầu xây dựng có thể
đảm nhận toàn bộ hay giao nhận lại cho các đơn vị nhận thầu khác.
- Giao nhận thầu từng phần
Tức là chủ đầu tư giao từng công việc cho các đơn vị như:
- Một tổ chức nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình
13


- Một tổ chức nhận thầu về khảo sát thiết kế toàn bộ công trình

- Một tổ chức nhận thầu xây lắp từ công tác chuẩn bị xây lắp và xây lắp toàn bộ
công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công đã được duyệt.
Hay chủ đầu tư giao gọn thầu từng HMCT, từng nhóm HMCT cho từng đơn vị xây
dựng.
c) Chi phí sản xuất xây lắp
- Khái niệm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp XL
CPSX trong các doanh nghiệp XL là toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động
vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và nó chủ yếu được cấu thành vào giá trị sản
phẩm XL khi quá trình xây lắp hoàn thành bàn giao.
- Phân loại chi phí
Với mỗi DN, CPSX có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Do
đó để lập kế hoạch và tính chính xác giá thành sản phẩm, để thống nhất các loại chi phí
cần phải phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức phù hợp.
Chi phí sản xuất XL được phân loại theo các tiêu thức sau:
Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế:
Kế toán căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp những chi phí có nội
dung kinh tế ban đầu giống nhau vào cùng một nhóm chi phí, không phân biệt nơi chi phí
phát sinh và mục đích sử dụng của chi phí.
Theo tiêu thức phân loại này CPSX sản phẩm XL bao gồm các yếu tố sau:
+ Chi phí NVL
+ Chi phí nhân công
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí khác bằng tiền
Phân loại khoản mục chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản
phẩm:

14



Cách phân loại này dựa trên mục đích công dụng của chi phí để sắp xếp các khoản
mục chi phí có cùng mục đích, một công dụng vào cùng một khoản mục chi phí không
quan tâm nội dung kinh tế ban đầu.
Theo cách phân loại này, chi phí XL bao gồm:
+ Chi phí NVLTT
+ Chi phí NCTT
+ Chi phí sử dụng máy thi công
+ Chi phí sản xuất chung
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:
Theo cách phân loại này CPSX được chia làm hai loại:
+ Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp tới quá trình sản
xuất và tạo ra một công trình, một hạng mục công trình. Những chi phí này có thể tập hợp
trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình độc lập như: chi phí NVLTT, chi phí
NCTT…
+ Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí do
đó phải tập hợp quy nạp cho từng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp.
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm XL:
Theo cách phân loại này CPSX được chia làm ba loại:
+ Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi
khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
+ Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí mà tổng số của nó sẽ thay đổi khi
có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
+ Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí bao gồm cả hai yếu tố trên.
Phân loại theo cách này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý, giúp cho việc lập
kế hoạch, phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh.

15



×