Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN NGỮ VĂN 8 CHỦ ĐỀ TIẾNG VIỆT MUÔN MÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.21 KB, 27 trang )

KỊCH BẢN TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN NGỮ VĂN 8 CHỦ ĐỀ TIẾNG
VIỆT MUÔN MÀU TRƯỜNG THCS BẰNG PHÚC.
- Ngày tổ chức hoạt động: 12/10/2017
- Hình thức tổ chức: Giao lưu hai đội Kim Đông đến từ đơn vị 8A và đội Ngô
Quyền đến từ đơn vị 8B, đồng thời sự tham gia của khán giả là học sinh trong toàn
trường.
- Nội dung.
Phương Anh.
Kính thư quý vị đại biểu!
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Thưa các bạn học sinh thân mến!
Thực hiện chương trình hành động Nghị quyết số 29 của Trung Ương “về đổi
mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”, toàn ngành giáo dục nói chung và
nghành GD Hà Tĩnh nói riêng đã không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức các hoạt động dạy và học . Trong đó đặc biệt chú trọng là các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Minh Hiếu
Kính thưa quý thầy cô và các bạn! Như Bác Hồ đã từng dạy “Học phải đi đôi với
hành”. Vâng, chính sự thay đổi từ dạy học theo lối truyền thụ kiến thức sang dạy học
bằng trải nghiệm đã đem đến cho người học những trải nghiệm bổ ích và thật sự
sinh động, thiết thực. Vì thế, ngày hôm nay, được sự đồng ý của chi ủy, BGH nhà
trường, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, liên đội trường THCS Bằng Phúc
tổ chức buổi Hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề “Tiếng Việt muôn màu”.
II. Phương Anh.
Đến với hoạt động cùng thầy và trò nhà trường hôm nay, chúng ta rất vinh dự
được đón tiếp:
- Về phía Phòng giáo dục: Em xin trân trọng giới thiệu:
Thầy giáo:………………………………Chức vụ:………………………
Cùng các thầy cô giáo chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạo.
Minh Hiếu
- Về phía các nhà trường:


Em xin trận trọng giới thiệu quý vị khách quý là các thầy cô giáo phó hiệu
trưởng, tổ trưởng chuyên môn cùng các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ
văn của các nhà trường trong toàn huyện cùng về dự.
II. Phương Anh.
Về phía nhà trường: - Trân trọng giới thiệu thầy giáo Phan Văn Tuân- bí thư
chi bộ, hiệu trưởng nhà trường. Cùng với sự có mặt đầy đủ của quý thầy cô giáo và
học sinh toàn trường


- Minh Hiếu .
-Và một thành phần rất quan trọng giúp chúng em có thể xác định được các nội dung
kiến thức của buổi giao lưu ngoại khóa hôm nay, em xin được giới thiệu các thành
viên trong ban cố vấn gồm có:
1. Cô Lê Thị Hồng Chiên. Phó hiệu trưởng nhà trường- Trưởng ban cố vấn.
2. Cô Đoàn Thị Nhung- GV bộ môn ngữ văn- Ban viên
3. Cô Nguyễn Thị Thanh Mai- Gv bộ môn ngoại ngữ -Ban viên
II. Phương Anh.
- Đặc biệt trong hoạt động hôm nay chúng ta được chào đón 20 thành viên của đội
Kim Đồng (đến từ lớp 8A) và đội Ngô Quyền (đến từ lớp 8B)
- Một lần nữa xin được nhiệt liệt chào đón quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn
học sinh!
Minh Hiếu.
Kính thư quý vị đại biểu!
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Thưa các bạn học sinh thân mến!
Mục đích của hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề “Tiếng Việt muôn
màu”, chúng em hướng đến là xây dựng được một cuốn từ điển mi ni về từ ngữ địa
phương, nhằm giúp các bạn học sinh hiểu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
cuộc sống. Từ đó thêm yêu quý tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự đa dạng, phong
phú, giàu đẹp của Tiếng Việt. Trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của các từ ngữ

địa phương. Với hình thức hoạt động là giao lưu giữa hai đội chơi. Nhằm phát triển
các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng phát hiện và kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn cuộc sống. Mong rằng các đội chơi và quý khán giả sẽ tham gia
tích cực để buổi ngoại khóa được thành công tốt đẹp.
Với mục đích và ý nghĩa đó, em xin tuyên bố Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
với chủ đề “Tiếng Việt muôn màu” xin phép được bắt đầu. Xin trân trọng cảm ơn
!.
Phương Anh :
Chương trình HĐTN với chủ đề TIẾNG VIỆT MUÔN MÀU
hôm nay xin được mở đầu bằng tiết mục văn nghệ ‘’Dân ca ba miền’’ xin kính mời
quý vị đại biểu, quý thầy cô và các bạn cùng thưởng thức.
Minh Hiếu
- Vâng xin được cảm ơn đội văn nghệ với tiết mục ‘’dân ca ba miền’’ thật đặc sắc và
hấp dẫn.
Phương Anh:
Chương trình xin được tiếp tục bằng tiểu phẩm do các bạn tự dàn dựng và biểu
diễn. Xin kính mời quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn cùng thưởng thức.


HOẠT CẢNH NÔNG THÔN (TIỂU PHẨM DO CÁC EM TỰ DÀN DỰNG VÀ
BIỂU DIỄN)
Chồng: Bà nó ơi, tui về rồi đây. Ai Zà! Rọong với đất…
Vợ ( trong nhà nói vọng ra): ÔÔng về thì rửa ráy, uống nác. Nác tui om bỏ trửa bàn
đó, có cổ khoai lang ôông ăn tạm lót dạ chờ tui nấu cơm rồi ăn nha.
Chồng: Bà coi răng chơ đám rọng trào 2 ở ngoài Xà Rui chưa có nác mô, muốn vại
việc chi cụng phải chờ triều ni xạ họp coi có dẫn nác về koo đạ, có thì mai mì vại
được. Giốông ủ lên rồi koo biết để rứa cò răng koo bà hẹ.
Vợ: Hư cụng phai chịu chơ biết răng dừ..
Con (gọi điện thoại về):
Cha: Ừ, thầy nghe đây, có chuyện chi đó con mà gọi vô buổi ni, mà bựa ni con ko đi

họoc à?
Con:
Cha: Ừ thầy u vẫn khỏe, mày cứ yên tâm mà học tập ko phải lo chi cho thầy u nha
con
Con:
Cha: ừ , có chuyện chi con cứ nói đi, cứ ấp a ấp úng làm thầy nóng rọt. Mà con cứ
nói tiếng Hà Nội thầy nghe koo rọ, nỏ hiểu chi cả. Ở ngoài nớ con có thể nói rứa cho
họ hiểu chơ khi nói với thầy u, đặc biệt khi về quê con cứ nói giọng quê cho dệ hiểu
nha con. Ở quê người ta ghét nhít là những đứa hay hooc đòi tiếng Nam, tiếng Bắc,
tiếng Tây, tiếng Tàu “ chưởi cha khung bằng pha tiếng “ mô con ạ.
Con:
Cha: Ừ, thì thầy cứ dặn con rứa khung thừa, dừ thì có chuyện chi nói lại thầy nghe.
Con:
Cha: Rứa là chuyện mờng chơ răng lại lo. Nhà trường cho đi thì con cứ đi, đây là cơ
hội cho tương lai của con, thầy u vất vả mấy cụng nỏ can chi, gớm mới tý tuổi mà cứ
phải nghị nhiều chuyện nhi “ôông cụ non” a rứa. Cứ quyết rứa con nha, triều ni
rọong chưa có nác, chưa vại đc ló thầy đi gửi tiền để con mua sắm chuẩn bị đồ dùng
cá nhân trước nha. Con khung phải nghị nhiều, thầy u năng lo được. Mà con cũng
phải bỏ cả tính mặc cảm nựa đi, cứ nghị mình được sinh ra trên đất học Sơn Bằng mà
tự hào, rồi gắng học hành cho xứng đáng là được con ạ. Thôi rứa đạ nha con, đến bựa
nớ thầy hay u ra thì để bàn đạ. … ừ, ừ ( tắt máy)
Vợ( trong nhà đi ra): Có chuyện chi rứa ôông, thằng cu đỏ gọi à?
Chồng: Cấy chi mà khi mô bà cụng cu đỏ với cu đen. Tui nói với bà mại, con dừ hắn
nậy đi hooc đại học rồi đừng kêu hắn ra rứa nựa mần hắn rầy
Vợ: Ừ, tui biết rồi tui chỉ kêu khi ko có mặt con thôi, mà con gọi có chuyện chi mà
chộ cha con ôông cứ “thầm thì thậm thụt” có vẻ quan trọng rứa!?
Chồng: Dừ a ri. Thằng Hiếu nhà mềêng được nhà trường cho đi du học ở nước
ngoài, hai tuần nựa bay, con hắn nói đến bựa nớ bà ví tui ra tiễn hắn.
Vợ: Khôông khôông, ôông đi chơ tui nỏ đi mô…
Chồng: Thì dừ năng bàn, chi mà bà “giày nảy nhi đỉa phải vôi” rứa nà

Vợ: “Mặc thì nhi rươi sổ rọt”, “ ăn khung nên đọi, nói nỏ nên lời”, ra Hà Nội
“ ngài thi đôông nhi kiến cỏ” , “lạ nác lạ cấy” thò cẳng ra đàng là phải hỏi, ngài


ngoài nớ họ “nói nhi khiếu hót” tui nghe nỏ hiểu chi, mọi bựa đi một lần dừ tui
“trừa đến tra” rồi đó … nói tóm lại ôông cò đi thì đi chơ tui là tui khung đi, có gánh
tui cụng khung đi, ôông đừng cò bàn mần chi cho nhọc
Hàng xóm gọi: Ôông Học, bà Thảo ơi!
Chồng( vừa đi ra ngõ): Ơi, có chuyện chi rứa ả?
Hàng xóm: Xạ nhắn thẻ hộ nghèo có rồi, triều ra mà lấy.
Chồng: Rứa à, tui cảm ơn ả nha!
Vợ ( đi vào nhà):
CẢNH TẠI SÂN BAY
Ba sinh viên 3 miền đang nói chuyện với nhau .
Bạn miền Nam: A, Ba, má, cả anh hai nữa.
Miền Trung: Cha mình hôm qua ra ngủ với mình một đêm đề sáng nay ra đây cùng
mình, nhưng bà nội lại ốm nặng nên sáng nay Cha phải ra đón xe về quê sớm rồi.
Bạn miền Bắc: Bố mình cũng bận đi công tác. Mẹ mình kìa. Mẹ! Cả thím nữa.
Phương Anh: Chuyến bay của hàng hàng ko sắp đến giờ khởi hành xin mới
hành khách làm thủ tục vào phòng chờ để chuẩn bị máy bay cất cánh.
Ba sinh viên và ng nhà giơ tay tạm biệt nhau rồi rời khỏi sân khấu
Minh Hiếu. ( Em đọc chậm nhấn giọng để lắng lại vì đây là mục đích của buổi
ngoại khóa.)
- Quý vị đại biểu, thầy cô giáo và các bạn vừa được xem tiểu phẩm “ Hoạt cảnh nông
thôn”……….
- Qua tiểu phẩm chúng ta thấy được rằng Ngôn ngữ Tiếng Việt thật sinh động,
phong phú. Vẻ đẹp của Tiếng Việt không chỉ được thể hiện nổi bật trong ngôn ngữ
văn chương nghệ thuật mà còn thật sự sinh động trong cả lời ăn tiếng nói hàng ngày
của nhân dân. Đặc biệt sinh động với ngôn ngữ địa phương các vùng miền trong cả
nước. Buổi ngoại khóa giao lưu trải nghiệm hôm nay phần nào giúp chúng ta hiểu để

yêu thêm ngôn ngữ địa phương các vùng miền – một phần vô cùng quan trọng của
ngôn ngữ dân tộc.
Phương Anh.
Kính thưa quý thầy cô và các bạn! Chương trình của buổi TN hôm nay gồm có 4
phần chính như sau:
Phần 1. Phần Giới thiệu của 2 đội chơi.


Minh Hiếu
- Phần thứ 2. Phần Giao lưu tìm hiểu kiến thức của hai đội thông qua các câu hỏi từ
ban tổ chức.
Minh Hiếu
- Phần thứ 3. Phần giao lưu cùng khán giả.
Phương Anh.
-Phần thứ 4. phần giao lưu hùng biện nhằm giới thiệu vẻ đẹp của ngôn ngữ quê
hương.
Minh Hiếu
-Và cuối cùng là phần tổng kết đánh giá hoạt động từ đại diện ban cố vấn
Phương Anh:
Và ngay sau đây Chương trình xin phép được chuyển sang Phần thứ nhất - phần
giới thiệu đội chơi.
_Xin được mời phần giới thiệu của đội chơi Kim Đồng .

Minh Hiếu: Xin được cảm ơn phần giới thiệu đội thi rất đầy đủ, hấp dẫn của đội chơi
Kim Đồng. Và sau đây xin mời đội Ngô Quyền giới thiệu về đội chơi của mình.
Phương Anh:
Xin được cảm ơn phần giới thiệu đội thi rất đầy đủ, hấp dẫn của đội
Ngô Quyền .
Minh Hiếu: Xin cảm ơn phần giới thiệu rất hay và sáng tạo của hai đội chơi. Xin
được tiếp tục chương trình trải nghiệm sáng tạo ngày hôm nay với Phần thứ 2 PHẦN GIAO LƯU TÌM HIỂU KIẾN THỨC.

Phương Anh:
Trong phần “Giao lưu tìm hiểu kiến thức” hai đội chơi sẽ trải qua
các phần thi với 10 câu hỏi khác nhau về các lĩnh vực liên quan đến tiếng địa
phương. Các đội chơi sẽ có phần chuẩn bị và trả lời trong thời gian tối đa là 5phút.
Trong thời gian đó các đội sẽ trả lời các câu hỏi đưa ra từ ban tổ chức. Đội nào trả lời
tốt hơn, đội đó sẽ dành được điểm ấn tượng trong lòng khán giả. Và Bây giờ phần
“Giao lưu tìm hiểu kiến thức” xin phép được bắt đầu.
Minh Hiếu: Mời hai đội lắng nghe Câu hỏi số 1:
Các đội hãy liệt kê 5 từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt trong gia đình, rồi tìm
những từ ngữ toàn dân tương ứng với các từ ngữ địa phương 2 đội vừa tìm được.
Các đội trả lời câu hỏi bằng cách ghi kết quả vào bảng con để đội bạn đánh giá chéo
cho đội mình trước toàn thể khán giả. Thời gian cho 2 đội là 3phút , 3 phút xin được
bắt đầu.


Phương Anh:
- Mời hai đội cử đại diện lên đánh giá chéo kết quả cho các đội .
Hiếu
- Vâng rất nhanh, trong 3 phút thì cả 2 đội đã liệt kê được đủ 5 từ ngữ địa phương chỉ
quan hệ ruột thịt trong gia đình.
- Đội Kim Đồng liệt kê được : 5 từ đúng tương ứng đúng với 5 từ ngữ toàn dân.
- Đội Ngô Quyền cũng liệt kê được: 5 từ đúng tương ứng đúng với 5 từ ngữ toàn
dân
Minh Hiếu:
Mời 2 đội đến với Câu hỏi số 2:
Bạn Hãy chỉ ra từ ngữ địa phương trong bài thơ “Tiếng Nghệ” của nhà thơ Nguyễn
Bùi Vợi. Các đội nghe và dành quyền trả lời nhanh bằng cách phất cờ. Lưu ý
Đây là một bài thơ dài, có số lượng từ địa phương nhiều, do vậy đề nghị các đội cần
phải chuẩn bị giấy bút sẵn sàng để có thể tham gia trả lời câu hỏi một cách nhanh và
chính xác nhất. Mời hai đội nghe lời bài thơ “Tiếng Nghệ “ Của nhà thơ Bùi Vợi

Qua giọng đọc của bạn. Nguyễn Phương Anh.
Phương Anh ;
Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em...
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.
Minh Hiếu ;
Và thời gian cho 2 đội là 3phút , 3 phút xin được bắt đầu.


Phương Anh.
- Vâng tôi đã nhìn thấy tín hiệu từ đội Kim Đồng. Mời đội Kim Đồng dành
quyền trả lời câu hỏi số 2.
Minh Hiếu
.- Và rất nhanh, trong 3 phút thì đội Kim Đồng đã liệt kê được 11 từ ngữ địa phương
trong bài thơ “tiếng Nghệ” của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi.

- Xin được chúc mừng phần trả lời chính xác của đội Kim Đồng vì Đây cũng là đáp
án đưa ra từ ban tổ chức.( Hiếu Nói Ko nhìn giấy)
Phương Anh :
Câu hỏi tiếp theo câu hỏi số 3:
Sau đây mời 2 đội chơi cùng quý vị đại biểu, quý khán giả nghe lời bài hát “Chiều ni
ngoài nớ” của tác giả Hoàng Xuân Giang. Hai đội chơi đã nghe kĩ lời bài hát, và
dành quyền trả lời nhanh bằng cách phất cờ. Cũng đề nghị các đội cần phải chuẩn bị
giấy bút sẵn sàng để có thể tham gia trả lời câu hỏi này một cách nhanh và chính xác
nhất. Kết thúc lời bài hát các đội mới được quyền trả lời.
Minh Hiếu
Nội dung câu hỏi như sau. Bạn hãy chỉ ra những từ ngữ địa phương rồi sau đó tìm
các từ ngữ toàn dân tương ứng.
Thời gian 5 phút cho hai đội bắt đầu.

Phương Anh.
Vâng rất nhanh, Xin mời đội ngô Quyền dành quyền trả lời.

Minh Hiếu
- Xin được chúc mừng đội Ngô Quyền. 6 Từ ngữ địa phương tương ứng các từ
ngữ toàn dân đội bạn vừa đưa ra cũng là đáp án đúng từ ban tổ chức. ( Hiếu
Nói Ko nhìn giấy)

`Phương Anh:
Bây giờ là nội dung câu hỏi số 4:
Câu hỏi số 4,5 6 được thực hiện theo hình thức tiếp sức. Các đội cử đại diện lên bảng
viết đáp án, khi chưa hết thời gian đồng đội được quyền tiếp sức cho đến lúc thời gian
kết thúc. Thời gian cho mỗi đội với mỗi câu hỏi là 3 phút.


Minh Hiếu

Câu hỏi 4 có nội dung như sau. Đội bạn hãy tìm ra những bài ca dao có sử dụng từ
ngữ địa phương. Gạch chân các từ ngữ địa phương trong bài ca dao đó.
Thời gian 3 phút cho mỗi đội bắt đầu.
Phương Anh
-Đã hết thời gian mời 2 đội về chỗ.
- Xin được mời ý kiến từ đại diện ban cố vấn.
Minh Hiếu
- Xin được cảm ơn ban cố vấn.
-Tiếp theo là câu hỏi số 5: vẫn là Câu hỏi tiếp sức.
- Đội bạn hãy tìm ra những bài vè có sử dụng từ ngữ địa phương. Chỉ ra các từ ngữ
địa phương trong bài vè đó.
-Thời gian 3 phút cho mỗi đội bắt đầu.
Phương Anh
-Đã hết thời gian mời 2 đội về chỗ.
- Xin được mời ý kiến từ đại diện ban cố vấn.

Minh Hiếu
- Xin được cảm ơn ban cố vấn.
- Tiếp theo là câu hỏi số 6 là câu hỏi tiếp sức cuối cùng.
Đội bạn hãy tìm ra những bài ca dao có sử dụng từ ngữ địa phương. Chỉ ra các từ ngữ
địa phương trong bài ca dao đó.
- Thời gian 3 phút cho mỗi đội bắt đầu
Phương Anh
-Đã hết thời gian mời 2 đội về chỗ.
- Xin được mời ý kiến từ đại diện ban cố vấn.
Minh Hiếu
- Một lần nữa, Xin được cảm ơn ban cố vấn.
- Tiếp theo là câu hỏi số 7: Từ câu hỏi số7 đến câu hỏi số 10 được tiến hành theo
hình thức lần lượt 2 đội đố nhau. Đội bạn sẽ thảo luận rồi cử đại diện trình bày trả lời
theo từng nội dung câu hỏi của đội mình đưa ra trước toàn thể khán giả. Sau đó đội

mình sẽ đánh giá kết quả trả lời của đội bạn. Nếu có điều gì băn khoăn trong câu trả
lời của đội kia thì có thể tham khảo ý kiến từ ban cố vấn. Thời gian mỗi câu hỏi cho
2 đội là 3 phút.


Phương Anh
-Câu hỏi số 7 là câu hỏi do đội Kim Đồng đố đội Ngô Quyền.
-Bây giờ xin mời đội Kim Đồng nêu câu hỏi cho đội bạn.
- Đội Kim Đồng ( Phần này mời Đội Kim Đồng đọc ): Kim Đồng mời đội Ngô
quyền hãy giải đố câu đố sau rồi Chỉ ra các từ ngữ địa phương sử dụng trong câu đố
đó và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.
Không cây không trái không hoa
Sinh ra toàn hạt, ăn tra đời ngài
Minh Hiếu
- Cảm ơn đội Kim Đồng. Thời gian 2 phút cho hai đội bắt đầu.
PhươngAnh
- Đội Ngô Quyền đã có tín hiệu trả lời, xin mời đội Ngô Quyền
.
Minh Hiếu
-Vâng cảm ơn đội Ngô Quyền xin mời đội Kim Đồng đánh giá câu trả lời của đội
bạn.
- Phương Anh.
- Cảm ơn cả 2 đội.
- vâng
Không cây không trái không hoa
Sinh ra toàn hạt, ăn tra đời ngài
Đó chính là hạt muối mà tiếng Nghệ thường gọi là hột mói đấy ạ.
Mời hai đội đến với câu hỏi số 8.
- Câu hỏi số 8 là câu đội Ngô Quyền đố đội bạn. Mời đội Ngô Quyền nêu câu
đố.

- Đội Ngô Quyền ; ( Phần này mời Đội Ngô Quyền đọc).
- Đội Ngô Quyền mời đội Kim Đồng hãy giải đố câu đố sau rồi Chỉ ra các từ
ngữ địa phương sử dụng trong câu đố đó và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.
Cái chi trong trắng ngoài vàng
Trên cao rụng xuống, rõ ràng có mây?
Minh Hiếu;
- Cảm ơn đội Ngô Quyền . Thời gian 2 phút cho hai đội bắt đầu.
Phương Anh.
- Đội Kim Đồng đã có tín hiệu trả lời, xin mời đội Kim Đồng.
Minh Hiếu.
-Vâng cảm ơn đội Kim Đồng xin mời đội Ngô Quyền đánh giá câu trả lời của đội
bạn.


Phương Anh.
- Cảm ơn cả 2 đội.
- vâng
-Cái chi trong trắng ngoài vàng
Trên cao rụng xuống, rõ ràng có mây?
Đó chính là cấy mo mà nói lái lại là có mây đấy ạ.
Vẫn là tiếng nghệ rất đậm tình miền Trung. Cấy mo là cái mo cau, đó là phần dưới
cùng của lá cây cau. Nhân dân thường lấy để làm quạt hay dùng để muối phần xơ
trong quả mít đã chín để tạo nên món nhút mít chín –là một món ăn địa phương rất
đặc trưng của người dân xứ Nghệ.
- Tiếp theo chương trình, mời 2 đội đến với câu hỏi số 9.
-Câu hỏi số 9 là câu hỏi do đội Kim Đồng đố đội Ngô Quyền.
-Bây giờ xin mời đội Kim Đồng nêu câu hỏi cho đội bạn.
Đội Kim Đồng; ( Phần này mời Đội Kim Đồng đọc ):
Đội Kim Đồng mời đội Ngô quyền hãy lắng nghe bài hát hát “Ơi Con Sông Ngàn
Phố”của nhạc sỹ Trần Hoàn do bạn Đình Bách thể hiện sau đó mời đội bạn hãy thức

hiện các yêu cầu sau
a ) Hãy Tìm những từ ngữ địa phương trong lời bài hát trên.
b.) Hãy Nêu ý nghĩa bài bài hát “Ơi con sông ngàn phố”của nhạc sỹ Trần Hoàn.
- Đình Bách.
Lời bài hát: Ơi Con Sông Ngàn Phố- Tố Nga 
Ơi con sông Ngàn Phố của tôi ơi 
Chứ em sinh khi mô thì tui đây nỏ biết 
Những chuyện ngày xưa kể mần răng cho hết 
Chỉ biết bây chừ xanh biếc những bờ cây 
Ơi con sông Ngàn Phố của hôm nay 
Nắng ban mai nhuộm sông màu sáng 
Và Ngàn Sâu như hai đường lụa trắng 
Để sông La chảy mãi lững lờ 
Tôi đi từ chợ Thượng, tôi ngược bến Tam Soa 
Như con thuyền ngày xưa tôi đi theo Ngàn Phố 
Hương Sơn quê mình đó với Nước Sốt, Cầu Treo 
Dãy núi Nầm cheo leo quanh năm trầm mặc 
Tôi đi giữa Đồng Lạc, qua viếng mộ Lãn Ông 
Gặp đường Hồ Chí Minh vắt ngang con đường Tám 
Đường lên thăm nước bạn cũng có gì đâu xa 
Rừng thắm nở hoa chờ đợi anh trở về 


ĐK: 
Ngàn Phố của hôm nay gừng vẫn cay, muối vẫn mặn 
Mà nghĩa tình càng sâu nặng, với con cá mát với bát chè xanh 
Đã đến giờ xa nhau, đã đến phút chia tay 
Mà răng đi nỏ được, mà răng đi nỏ được 
Ơi Ngàn Phố của tôi 
[Nói]: 

Ra về nước mắt như mưa 
Đành duyên đành phận mà chưa đành lòng 
Ra về lòng những khóc thầm 
(Mà) Năm thân áo mỏng (thì) ướt đầm cả năm
(Nhờ Minh Hiếu và Phương Anh Thuộc nhạc và lời bài hát này phòng khi Đình
Bách hát trục trặc thì hai em hoặc một trong 2 em hát thay).
Minh Hiếu .
- Cảm ơn đội Kim Đồng. Thời gian 3 phút cho hai đội bắt đầu.
Phương Anh
- Đội Ngô Quyền đã tín hiệu trả lời, xin mời đội Ngô Quyền.
Minh Hiếu .
-Vâng cảm ơn đội Ngô Quyền xin mời đội Kim Đồng đánh giá câu trả lời của đội
bạn.
Phương Anh
- Cảm ơn cả 2 đội. Mời hai đội đến với câu hỏi số 10.
- Câu hỏi số 10 là câu đội Ngô Quyền đố đội bạn.
- Mời đội Ngô Quyền nêu câu hỏi đố.
Đội Ngô Quyền
( Phần này mời Đội Ngô Quyền đọc) Xin mời đội Kim Đồng nghe bài thơ “THÈM
NGHE TIẾNG NGHỆ” của nhà thơ Hoàng Cát qua giọng đọc của bạn Mỹ Linh rồi
thực hiện những yêu cầu sau.
a).Chỉ ra các từ ngữ địa phương mà nhà thơ Hoàng Cát sử dụng trong bài thơ
“THÈM NGHE TIẾNG NGHỆ”.


b.) Nêu ý nghĩa của bài thơ THÈM NGHE TIẾNG NGHỆ của nhà thơ Hoàng Cát.
THÈM NGHE TIẾNG NGHỆ
Mỹ Linh;
Năm mươi năm sống trửa lòng Hà Nội
Nỏ khi mô, tui quên được quê nhà

Nhớ mần răng mà hắn nhớ diết da
Sèm được nghe "ri, tê" cho sướng rọt!
Đang tự nhiên, ai kêu: "Cho đọi nác..."
Rứa là rọt gan tui hấn, rành cuộn cả lên
Tui nhớ nhà, nhớ mệ, nhớ các em
Nhớ cả cấy cươi tui nhởi trò đánh sớ
Tui nhớ ông tui suốt một đời rành khổ
Có trấy xoài rớt xuống nỏ đành ăn
Để triều về cho cháu nhỏ quây quần
Ông dạy, dộ rồi chia đều từng đứa
Chưa có khi mô tui chộ ông đi dép nợ!
Rành chin không, phủi bộp bộp - lên giường
Ông buồn chi mà rành thở dài luôn
Giừ tui tra rồi, hiểu rọt gan ông nội
Ông đã góa vô vô cùng sớm túi
Tui cụng sắp về với ông tui đây
Trong rọt, trong gan cứ nhớ tháng, nhớ ngày
Nhớ quê Nghệ! Rành sèm nghe tiếng Nghệ!
Tiếng Nghệ ơi! Răng hay rứa thế!
Nhờ có hình - mà ta góa thi nhân
Ta buồn, ta vui, ta nhởi, ta mần...
Nhưng nỏ có khi mô choa quên tình - Tiếng Nghệ!(HOÀNG CÁT)
-Vâng cảm ơn đội Kim Đồng xin mời đội Ngô Quyền đánh giá câu trả lời của đội
bạn.
Minh Hiếu .
- Cảm ơn cả 2 đội đã hoàn thành xuất sắc 10 câu hỏi phần giao lưu tìm hiểu kiến
thức.
Phương Anh
Tiếp theo xin được chuyển sang chương trình GIAO LƯU CÙNG KHÁN GIẢ.
-Mời quý khán giả nghe và trả lời các câu hỏi từ ban tổ chức. Lưu ý là khán giả

sẽ nhận phần quà hấp dẫn từ ban tổ chức sau mỗi lượt lên sân khấu.


- Xin hỏi Quý khán giả đã sẵn sàng chưa ạ. .?
-Vâng. Ngay sau đây chúng ta sẽ đến với câu hỏi số 1.
( Lưu Ý Phương Anh –Minh Hiếu khi mời tên khán giả chỉ nhìn dưới sân khấu để tìm, chọn khán
giả. Tuyệt đối ko nhìn giấy mời khán giả).

Minh Hiếu .
Câu hỏi số 1 dành cho quý khán giả có nội dung như sau . Tìm các từ ngữ địa
phương miền bắc, nghệ tĩnh, miền Nam tương ứng với các từ ngữ toàn dân mà
ban tổ chức đưa ra sau đó mời bạn dịch từ đó sang tiếng anh.
Mời quý khán giả đến với từ thứ nhất- Từ Cha Xin hỏi khán giả từ cha các vùng
miền và tiếng anh gọi như thế nào ạ?
Xin được mời bạn Nhật Minh lớp 7A.
- Xin Cảm ơn bạn. Xin mời bạn nhận phần quà lưu niệm đầu tiên của chương
trình.
- Đúng là Từ cha trong Tiếng Việt thì các vùng miền đã có những cách gọi khác
nhau. Ví dụ người Miền nam gọi cha là Tía hoặc ba còn người Miền Bắc lại gọi
là thầy mà trong Tiếng Anh thì gọi là farther)
Phương Anh
- Mời quý khán giả đến với từ Tiếp theo là từ mẹ.
- Xin được mời bạn Minh Giang lớp 6A.
- Xin Cảm ơn bạn. Xin mời bạn nhận phần quà lưu niệm đầu tiên của chương trình.
Đúng là Từ Mẹ trong tiếng Việt thì các vùng miền đã có những cách gọi khác nhau.
Ví dụ người Miền nam gọi mẹ là má, còn người Miền Bắc lại gọi là U, Có một số
nơi như Hải Phòng, Nam Định lại gọi mẹ là mợ, Còn Ở một số nơi miền Trung như
Quảng Bình lại gọi mẹ là mạ và trong Tiếng Anh thì gọi là Mother)
Minh Hiếu .
- Mời quý khán giả tìm từ Vợ tôi-)

- Xin được mời chị Ngọc Mai lớp 9B .
- Xin Cảm ơn chị . Mời chị nhận món quà lưu niệm từ chương trình.
- Đúng là Từ vợ tôi trong tiếng Việt thì các vùng miền đã có những cách gọi khác
nhau. Ví dụ người Miền nam gọi nhà tui, hay là nói theo phương ngữ Miền nam là
dợ tui , còn người Miền Bắc lại gọi là mình ( trong mình ơi), nhà (trong nhà Tôi).
Còn Ở miền Trung lại gọi là gấy ( trong gấy tau –gấy tao- gấy choa), (mụ tui,) và
Tiếng Anh thì gọi là my wife))
Phương Anh
Mời quý khán giả tìm từ Ngô.
Xin được mời bạn Đào Minh Quân lớp 7A.
Xin cảm ơn bạn . Mời bạn nhận món quà lưu niệm từ chương trình. Đúng là từ Ngô
trong tiếng Việt cũng có nhiều cách gọi khác nhau trong các vùng miền. Như có nơi
gọi là bắp, có nơi lại gọi là bẹ. còn tiếng anh lại gọi là corn, hay maize


Minh Hiếu .
-Xin được chuyển sang câu hỏi số 2. Kính mời quý khán giả Nghe khổ khổ thơ
cuối trong bài thơ ‘’Thăm lúa’’ của nhà thơ Trần Hữu Thung. Rồi chỉ ra các từ ngữ
địa Phương sau đó tìm các từ ngữ toàn dân tương ứng.
Phương Anh
Chuối đầu vườn đã lổ
Cam đầu ngõ đã vàng
Em nhớ ruộng nhớ vườn
Không nhớ anh răng được

Minh Hiếu . Mời bạn Phạm minh Quân lớp 7A.
- Xin được Cảm ơn bạn! Chúc mừng bạn đã tìm đúng 3 từ địa phương tiếng
Nghệ trong Khổ cuối của bài thơ Thăm lúa nhà thơ Trần Hữu Thung
- Mời bạn nhận quà lưu niệm từ chương trình.
Phương Anh

- Kính thưa quý vị; Chỉ trong khổ thơ ngắn 4 câu mà nhà thơ Trần Hữu Thung
đưa vào 2 từ ngữ địa phương tương ứng( Lổ- nghĩa là trổ bông hay nói cách
khác là nở hoa. Từ răng nghĩa là sao. Không nhớ anh răng được nghĩa là
Không nhớ anh sao được.

Minh Hiếu ; (Giọng chậm, nhẹ. Đọng lại).
- vâng . Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong khổ thơ và cả bài thơ đã góp
phần làm nỗi bật tình cảm, tình yêu sâu đậm của cô gái xứ nghệ dành cho
người thương của mình là một người lính bộ đội cụ Hồ. Và cả tình yêu của con
người xứ Nghệ dành cho kháng chiến. Chỉ với việc sử dụng từ địa phương
tiếng Nghệ thì vẻ đẹp, tâm tình người con xứ nghệ mới có thể nổi bật được
một cách sâu lắng đến như vậy. Đó là minh chứng tiêu biểu cho vẻ đẹp sinh
động của ngôn ngữ địa phương các vùng miền.


Phương Anh
- Vâng, kính thưa quý thầy cô và các bạn . Quả thật ngôn ngữ Tiếng Việt vô
cùng phong phú, đa dạng, sắc thái từ ngữ lại vô cùng tế nhị, uyển chuyển. Đặc
biệt hơn là sự phong phú, sinh động của ngôn ngữ địa phương các vùng miền.
Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt ngoài việc quý trọng, bảo tồn phát triển ngôn ngữ
địa phương thì chúng ta luôn cần nhớ được rằng: Sử dụng ngôn ngữ địa
phương vùng miền cần phải phù hợp hoàn cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp
có như vậy mới phát huy được chức năng giao tiếp, chức năng chuyển tải của
ngôn ngữ Tiếng Việt.

B Minh Hiếu:
Để thay đổi không khí, Tiếp theo chương trình. xin kính mời quý vị đại biểu
cùng các thầy cô giáo và các bạn thưởng thức tiết mục dân ca “lời thầy cô’’ do
các bạn trong đội văn nghệ biểu diễn.
Phương Anh;

. Minh Hiếu .
- Phần GIAO LƯU HÙNG BIỆN VỀ VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ QUÊ HƯƠNG
- Xin cảm ơn đội văn nghệ với tiết mục dân ca rất trữ tình.
có 2 nội dung hùng biện như sau tương ứng với 2 câu hỏi.
- Kính thưa quý vị, quý khán giả, sau đây chương trình xin được tiếp tục với
- Nội dung 1 – câu hỏi 1: Hùng biện về vẻ đẹp và sự sinh động của ngôn ngữ Nghệ
phần GIAO LƯU HÙNG BIỆN VỀ VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ QUÊ HƯƠNG của
Tĩnh.
hai đội chơi.
- Nội dung 2 - Câu hỏi 2: Hùng biện về vẻ đẹp và sự sinh động của ngôn ngữ Tiếng
Việt.
Phương Anh
Mỗi đội sẽ chuẩn bị một nội dung hùng biện Sau đó dịch sang tiếng anh nội dung
bài hùng biện của đội mình. TG cho mỗi đội chuẩn bị là 5 phút.
- Xin được hỏi hai đội đã sẵn sàng chưa ạ. ?
Trước hết xin mời hai đội cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi.

Minh Hiếu .
Vâng đội Kim Đồng bốc được câu hỏi số 1 và đương nhiên đội Ngô Quyền sẽ bốc
được câu hỏi số 2. thời gian chuẩn bị 5 phút cho mỗi đội bắt đầu)
Phương Anh


Xin được nhắc lại
Mời đội Kim Đồng Chuẩn bị nội dung thứ nhất - câu hỏi 1: Hùng biện về vẻ vẻ đẹp
và sự sinh động của ngôn ngữ Nghệ Tĩnh.
Đội Ngô Quyền chuẩn bị nội dung thứ 2. Câu hỏi 2: Hùng biện về vẻ đẹp và sự sinh
động của ngôn ngữ Tiếng Việt.

Minh Hiếu .

- Thời gian chuẩn bị đã hết. Xin được mời đội Kim Đồng thể hiện phần Hùng biện
của đội mình.

Phương Anh
- Vâng xin được chúc mừng đội Kim Đồng đã hoàn thành xong phần hùng biện rất
ấn tượng về vẻ đẹp, sự trong sáng, sinh động của ngôn ngữ Tiếng nghệ quê
hương .
.
Minh Hiếu .
Tiếp theo chương trình Mời đội Ngô Quyền thể hiện nội dung thứ 2 phần thứ hai.
Hùng biện về vẻ đẹp và sự sinh động của ngôn ngữ Tiếng Việt.

Phương Anh
Xin chúc mừng đội Ngô Quyền đã hoàn thành Bài hùng biện rất sinh động và
đầy ấn tượng.
- Và một lần nữa xin được chúc mừng và biểu dương Phần hùng biện rất xuất
sắc của hai đội chơi.
Minh Hiếu .
Kính thưa quý vị, bài hùng biện của các đội là những minh chứng tiêu biểu
cho vẻ đẹp, phong phú, đa dạng và cũng vô cùng sinh động của ngôn ngữ quê
hương. Đó là sự hội tụ vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam, là biểu hiện sinh
động về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của dân tộc Việt NAM.
Phương Anh
Và để thay đổi không khí chương trình xin được tiếp tục bằng tiết mục văn
nghệ “ Việt Nam Ơi” xin được mời Quý vị và các bạn cùng thưởng thức.


Minh Hiếu .
- Được giao nhiệm vụ là sau khi trải nghiệm tìm hiểu về từ ngữ địa phương các
vùng miền, Chúng em tập hợp lại và cho ra đời được một cuốn từ điển mini về từ

ngữ địa phương. Xin mời hai đội thống nhất rồi cử đại diện lên trình bày sản phẩm
của HĐTNST .
Phương Anh.
- Thật sự là rất bổ ích, cảm ơn các bạn. Như vậy là sau một thời gian tìm hiểu,
được trải nghiệm và buổi ngoại khóa ngày hôm nay, tủ sách dùng chung của nhà
trường Bằng Phúc của chúng ta có thêm một tài liệu về từ ngữ địa phương để học
tập, nghiên cứu rồi và đưa vào vận dụng trong thực tiễn cuộc sống để góp phần
Giữ gìn, tôn vinh vẻ đẹp TIẾNG VIỆT MUÔN MÀU.
Minh Hiếu .
- Sau đây chương trình xin được nhường lời cho quý thầy cô trong Ban cố vấn.
Xin trân trọng kính mời đại diện cho Ban cố vấn sẽ có những đánh giá tổng kết
trong quá trình chúng em hoạt động. Xin trân trọng kính mời cô.
Cô Nhung.
Phương Anh
Buổi giao lưu ngoại khóa HĐTNST với chủ đề TIẾNG VIỆT MUÔN
MÀU đến đây xin được kết thúc. Một lần nữa Xin được kính chúc quý thầy cô
giáo cùng các bạn học sinh lời chúc sức khỏe, lời chào thân ái. Xin được cảm
ơn.
Kính thưa thầy giáo ……là…..phòng GDDT Hương Sơn, cùng các thầy giáo
chuyên viên, chuyên môn phòng GDDT Hương Sơn.
Kính thưa thầy giáo, cô giáo là phó hiệu trưởng các nhà trường THCS trong
toàn huyện.
Kính thưa các đồng chí đồng nghiệp cùng toàn thể các em học sinh thân mến.
Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi tới quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, cùng
các em học sinh lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng nhất
Kính thưa các thầy cô cùng các em!
Có thể nói buổi ngoại khóa hôm nay là một bài học chân thật và sinh động
nhất về các giá trị giàu đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt; đã đem đến cho các em những
trải nghiệm thật tuyệt vời. Không có gì sinh động và thiêt thực hơn khi các em được
tìm hiểu, sử dụng và trải nghiệm với chính tiếng địa phương, vốn là một vốn từ gắn

với đặc trưng văn hóa của vùng miền. Chính điều đó đã cho tất cả chúng ta thấy sự
phong phú, trong sáng, đầy bản sắc của tiếng Việt, cho thấy sức sống tâm hồn thật
mãnh liệt của dân tộc, hoạt động ngoại khoá cũng cho thấy sự cố gắng nổ lực rất
nhiều của các em.
Kính thưa các thầy cô cùng các em!
Được phân công giảng dạy bộ môn ngữ văn 8. Nhận kế hoạch giảng dạy hoạt
động trải nghiệm của chuyên môn phòng giáo dục. Sau tiết (17 từ ngữ địa phương và
biệt ngữ xã hội) là HĐTN TIẾNG VIỆT MUÔN MÀU. Cô xin có vài nhận xét cụ
thể về hoạt động của các em như sau.


- Trước hết cô xin khen ngợi trước toàn trường về tinh thần học tập, trải
nghiệm của các em. Sau khi nhận nhiệm vụ, các em đã nhanh chóng đoàn kết, hợp
tác, trăn trở …và cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ. cô thấy các em đã rất sáng tạo
trong cách chọn và tìm hiểu nguồn tư liệu. Khi cô cụ thể hóa nhóm thông tin theo
từng chủ đề thì các em đã cố gắng khai thai thác và tìm kiếm đc các thông tin thật
phong phú. Cả khối các em đã tạo lập được mộtcuốn từ điển mi ni với số lượng
…..từ. Cuốn từ điển được sắp xép theo một trình tự hợp lý, khoa học. Các em được
hình thành và trau dồi nhiều kĩ năng như: Kĩ năng hoàn thành nhiệm vụ, kĩ năng hợp
tác, kĩ năng sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề…Đặc biệt các em đã thể hiện sự hào
hứng khi càng tìm hiểu càng thấy Tiếng Việt của chúng ta rất phong phú, đa dạng, đa
sắc màu, thể hiện được tâm hồn con người Việt Nam, bản sắc văn hóa, sức sống bền
bỉ của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên trong số rất nhiều các em rất cố gắng vẫn còn một số ít cá nhân
chưa thật sự nổ lực, chưa thật sự tự giác trong qúa trình hoạt động. Cá nhân cô nghĩ
rằng các em nên cố gắng hơn trong các hoạt động khác bởi giá trị của trải nghiệm là
rất thiết thực và tuyệt vời.
Cuối cùng cô xin được trân trọng cảm ơn các em. Xin được cảm ơn quý thầy
cô là những vị khách quý đã về với buổi ngoại khoá hôm nay của trường THCS
Bằng Phúc. Một lần nữa xin được trân trong cảm ơn và chúc sức khỏe các thầy cô!

Bài giao lưu vận dụng ( Bản Tiếng Việt và Dịch Tiếng Anh)
Bài 1:
SỰTRONG SÁNG, SINH ĐỘNG, GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
Kính thưa quý vị khách quý, kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng
tất cả các bạn !
Viết về vẻ đẹp của Tiếng Việt nhà thơ lưu Quang Vũ đã từng thốt lên
“Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời…”
Có thể nói cùng với năm tháng, cùng với sức sống tâm hồn mãnh liệt, tinh
thần bất khuất của dân tộc, Tiếng Việt lắng lại trong chúng ta qua những lời ru, tiếng
hát bình dị, qua những câu Kiều trang trọng, đầy lòng trắc ẩn, yêu thương. Vẻ đẹp,
sự trong sáng, sinh động của tiếng Việt được nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cảm
nhận thật chính xác và đơn giản “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp,
một thứ tiếng hay …" hay như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu: “Sự trong sáng của
ngôn ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau…”. Và có
lẽ đầy đủ nhất là khẳng định của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Tiếng Việt của
chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh
của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất
đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân,
đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa"
Có thể khẳng định bên cạnh sự trong sáng, giàu đẹp, sinh động đó, chúng ta
yêu quý Tiếng Việt còn bởi vì về mặt cấu tạo Tiếng Việt là một ngôn ngữ rất hài hòa


về mặt âm hưởng mà thanh điệu cũng rất tế nhị, uyển chuyển, vừa giàu tính nhạc
điệu. Vì thế Tiếng Việt có đủ khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt
Nam để thỏa mãn nhu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử, đủ

khả năng để chuyển tải được những diễn biến sinh động của đời sống vật chất và
tinh thần mãnh liệt của con người.
Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các bạn
Yêu quý tiếng Việt bao nhiêu, chúng ta phải cần thiết giữ gìn và phát huy
tiếng Việt bấy nhiêu. Trước đây gần một thế kỷ, ông chủ bút Nam Phong tạp chí,
nhân một dịp diễn thuyết về thi hào Nguyễn Du và danh tác Truyện Kiều, đã khẳng
định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Bảo vệ, gìn giữ và
phát huy Tiếng Việt do đó trở thành trách nhiệm của tất cả mọi người dân yêu nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay, khi trình độ dân trí rõ ràng đã
được nâng lên rất nhiều so với trước, và sự hội nhập với thế giới đang diễn ra hàng
ngày, lại nảy sinh một câu hỏi: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như thế nào?
Chúng em - những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, là những chủ nhân
tương lai của đất nước, luôn nhận thức và trân trọng vẻ đẹp trong sáng, phong phú,
đa dạng của Tiếng Việt, đồng thời luôn có ý thức bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp trong sáng,
tế nhị của Tiếng Việt bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Và buổi ngoại khóa
hôm nay, theo em là đây một minh chứng sinh động về việc giữ gìn và phát huy
ngôn ngữ dân tộc gắn với đặc trưng văn hóa của các vùng miền. Đó là hành động
thiết thực nhằm tôn vinh văn hóa Việt, làm cho tiếng mẹ đẻ ngày càng giàu và càng
đẹp hơn.
(BẢN DỊCH SANG TIẾNG ANH CHO BÀI 1.)
SỰ SINH ĐỘNG, GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
MỸ LINH
Kính thưa quý vị khách quý, kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng tất cả
các bạn !
Viết về vẻ đẹp của Tiếng Việt nhà thơ lưu Quang Vũ đã từng thốt lên
“Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời…

PHƯƠNG THẢO
THE BEAUTIFUL RICH VIETNAMESE LANGUAGE
1-Ladies and Gentlemen, teachers and all students!
Writing about the beauty of the Vietnamese poet Luu Quang Vu said that:
"As clear as the soul of the Vietnamese nation
Each ear up to hear the four sets
General passersby in Vietnamese with me
Like the salty salt sea salt
As the lovely river flows forever ...
" MỸ LINH


Có thể nói cùng với năm tháng, cùng với sức sống tâm hồn mãnh liệt, tinh thần
bất khuất của dân tộc, Tiếng Việt lắng lại trong chúng ta qua những lời ru, tiếng hát
bình dị, qua những câu Kiều trang trọng, đầy lòng trắc ẩn, yêu thương. Vẻ đẹp, sự
trong sáng, sinh động của tiếng Việt được nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cảm nhận
thật chính xác và đơn giản “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một
thứ tiếng hay …" hay như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu: “Sự trong sáng của ngôn
ngữ là kết quả của một cuộc phấn đấu. Trong và sáng dính liền nhau…”. Và có lẽ
đầy đủ nhất là khẳng định của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Tiếng Việt của chúng
ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của
nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp.
Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy
tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa"
PHƯƠNG THẢO
2-Can be said along with years and months, along with vitality strong soul, the
indomitable spirit of the nation, Vietnamese staying in us through the ruins, the
simple song, through the Kieu solemnly, full of compassion and lovely. The
beauty, clarity, vividness of the Vietnamese language was studied by the
researcher Dang Thai Mai very accurately and simply "Vietnamese have the

characteristics of a beautiful language, a good language ..." or as comment Of the
poet Xuan Dieu: "The clarity of language is the result of a struggle, in the
morning and in the morning ..." And perhaps most fully is the assertion of late
Prime Minister Pham Van Dong: Vietnam is very rich. Our Vietnamese is very
beautiful.Wealthy by the struggle experience of our people long and
rich. Beautiful by the soul of the Vietnamese people are beautiful. The two sources
of the rich, the beauty is that the Vietnamese language is the voice of the people,
full of love, color and tone, innocent, fun and meaningful "
MỸ LINH
Có thể khẳng định bên cạnh sự trong sáng, giàu đẹp, sinh động đó, chúng ta
yêu quý Tiếng Việt còn bởi vì về mặt cấu tạo Tiếng Việt là một ngôn ngữ rất hài hòa
về mặt âm hưởng mà thanh điệu cũng rất tế nhị, uyển chuyển, vừa giàu tính nhạc
điệu. Vì thế Tiếng Việt có đủ khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt
Nam để thỏa mãn nhu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử, đủ
khả năng để chuyển tải được những diễn biến sinh động của đời sống vật chất và
tinh thần mãnh liệt của con người.
PHƯƠNG THẢO
3- Can confirm that besides the clarity, rich beautiful, lively, we love Vietnamese
because of the structure Vietnamese is a very harmonious language in tone, but
also very delicate. , flexible, rich music. Thus Vietnamese is capable of expressing
the thoughts and emotions of the Vietnamese people to satisfy the needs of the
cultural life of the country through historical periods, capable of conveying the
vivid events. of the material life and the intense spirit of man.
MỸ LINH


Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các bạn trong bối cảnh xã hội nước ta hiện nay,
khi trình độ dân trí rõ ràng đã được nâng lên rất nhiều so với trước, và sự hội nhập
với thế giới đang diễn ra hàng ngày, lại nảy sinh một câu hỏi: Giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt như thế nào?

PHƯƠNG THẢO
4- Dear teachers, friends in current context of our society, when the level of
literacy is clearly higher than before, and the integration with the world is
occurring daily, a question is rising. : How to keep the clarity of the Vietnamese
language ?
MỸ LINH
Chúng em - những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, là những chủ nhân
tương lai của đất nước, luôn nhận thức và trân trọng vẻ đẹp trong sáng, phong phú,
đa dạng của Tiếng Việt, đồng thời luôn có ý thức bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp trong sáng,
tế nhị của Tiếng Việt bằng những việc làm cụ thể và thiết thực. Và buổi ngoại khóa
hôm nay, theo em là đây một minh chứng sinh động về việc giữ gìn và phát huy
ngôn ngữ dân tộc gắn với đặc trưng văn hóa của các vùng miền. Đó là hành động
thiết thực nhằm tôn vinh văn hóa Việt, làm cho tiếng mẹ đẻ ngày càng giàu và càng
đẹp hơn.
PHƯƠNG THẢO
5- We are students who are sitting on school desks, are the future owners of the
country, always aware and respect the beauty of the bright, rich and varied of
Vietnamese, and always have a sense of security. Keeping the beauty and clarity of
the Vietnamese language by the concrete and practical. And today's the creative
exchange, I think this is a vivid proof of the preservation and promotion of ethnic
languages associated with the cultural characteristics of the region. This is a
practical action to honor Vietnamese culture, making mother tongue more rich
and beautiful.
=======================================
THE BEAUTIFUL RICH VIETNAMESE LANGUAGE
1-Ladies and Gentlemen, teachers and all students!
Writing about the beauty of the Vietnamese poet Luu Quang Vu said that:
"As clear as the soul of the Vietnamese nation
Each ear up to hear the four sets
General passers by in Vietnamese with me

Like the salty salt sea salt
As the lovely river flows forever ... "
2-Can be said along with years and months, along with vitality strong soul,
the indomitable spirit of the nation, Vietnamese staying in us through the ruins,
the simple song, through the Kieu solemnly, full of compassion and lovely. The
beauty, clarity, vividness of the Vietnamese language was studied by the
researcher Dang Thai Mai very accurately and simply "Vietnamese have the
characteristics of a beautiful language, a good language ..." or as comment Of the
poet Xuan Dieu: "The clarity of language is the result of a struggle, in the
morning and in the morning ..." And perhaps most fully is the assertion of late


Prime Minister Pham Van Dong: Vietnam is very rich. Our Vietnamese is very
beautiful.Wealthy by the struggle experience of our people long and
rich. Beautiful by the soul of the Vietnamese people are beautiful. The two sources
of the rich, the beauty is that the Vietnamese language is the voice of the people,
full of love, color and tone, innocent, fun and meaningful "
3- Can confirm that besides the clarity, rich beautiful, lively, we love
Vietnamese because of the structure Vietnamese is a very harmonious language
in tone, but also very delicate. , flexible, rich music. Thus Vietnamese is capable of
expressing the thoughts and emotions of the Vietnamese people to satisfy the
needs of the cultural life of the country through historical periods, capable of
conveying the vivid events. of the material life and the intense spirit of man.
4- Dear teachers, friends! In current context of our society, when the level
of literacy is clearly higher than before, and the integration with the world is
occurring daily, a question is rising. : How to keep the clarity of the Vietnamese
language ?
5- We are students who are sitting on school desks, are the future owners of
the country, always aware and respect the beauty of the bright, rich and varied of
Vietnamese, and always have a sense of security. Keeping the beauty and clarity of

the Vietnamese language by the concrete and practical. And today's the creative
exchange, I think this is a vivid proof of the preservation and promotion of ethnic
languages associated with the cultural characteristics of the region. This is a
practical action to honor Vietnamese culture, making mother tongue more rich
and beautiful.

Bài 2. VẺ ĐẸP VÀ SỰ SINH ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ NGHỆ TĨNH
Kính thưa quý vị khách quý, kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng
tất cả các bạn !
Là người Hà Tĩnh chúng ta không ai là không thuộc: “Chơ đi mô rồi cũng nhớ
về Hà Tĩnh, nhớ núi Hồng Lĩnh, nhớ dòng sông Lam”, thổn thức mỗi khi xa quê,
được nghe ai đó gợi về với những tiếng nói đầy yêu thương, tha thiết:
Đây thương đó, đó nỏ thương đây
Làm chi cách trở nứa mây đôi đường;
Khi chưa có chồng anh nỏ dốc lòng gắn bó
Bây giờ em có chồng rồi anh đón ngọ trao thư
Ơi anh ơi! Anh đừng trao thư mà hư tờ giấy
Em có chồng rồi nỏ lấy anh mô!
Có thể nói cùng với năm tháng, cùng với sức sống tâm hồn mãnh liệt, tinh
thần bất khuất của người dân Nghệ Tĩnh, ngôn ngữ Nghệ Tĩnh đã cho thấy sự đa
dạng, phong phú trong từng câu chữ. Mỗi lời nói nơi đây như được chưng cất từ
chính cuộc sống đầy vất vả gian lao của vùng quê “gió Lào, cát trắng”; như được snr
sinh từ những tảo tần sớm hôm của bao người dân. Đó không chỉ là ngôn ngữ mà là


linh hồn, là tình cảm, sự sẽ chia đầy lòng trắc ẩn của con người . Chúng ta thổn thức
về những câu thơ đẹp đến chân thật, bình dị:
“Nhà năm gian róng rả
Ai ai chộ cũng say
Trên hai cót nếp mây

Dưới khoanh đầy nếp chạo” ….
Yêu mến, tự hào về tiếng Nghệ Tĩnh, ta cứ ngỡ như chỉ cần dùng tiếng Nghệ
Tĩnh, nghe tiếng Nghệ Tĩnh là chúng ta đã về với quê hương, về với người dân tảo
tần nắng gió nhưng đầy bất khuất, kiên cường nơi đây. Cũng ngỡ như chỉ nghe tiếng
Nghệ Tĩnh là người ta biết đến một vùng miền văn hóa đầy bản sắc: mộc mạc, giản
dị đến đời thường, biết đến những danh nhân nổi tiếng: Nguyễn Du, Nguyễn Công
Trứ, Hồ Chí Minh…
Có thể khẳng định bên cạnh sự trong sáng, giàu đẹp, sinh động đó, chúng ta
yêu quý tiếng Nghệ Tĩnh còn bởi vì về mặt cấu tạo tiếng Nghệ Tĩnh là một ngôn ngữ
rất hài hòa về mặt âm hưởng mà thanh điệu cũng rất tế nhị, uyển chuyển, vừa giàu
tính nhạc điệu, phù hợp với âm vực, tình cảm, cách làm, cách nghĩ của người dân
nơi đây.
Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các bạn
Càng yêu quý tiếng Nghệ Tĩnh, chúng ta càng phải có ý thức giữ gìn, bảo tồn
và phát huy ngôn ngữ đó. Trách nhiệm đó không chỉ thuộc về tôi, thuộc về bạn,
thuộc về bất cứ một cá nhân nào mà thuộc về tất cả chúng ta. Qua buổi ngoại khóa
đầy ý nghĩa hôm nay, chúng em xin gửi đến tất cả mọi người một thông điệp đầy ý
nghĩa đó là: “Chúng ta hãy yêu quý, gìn giữ tiếng Nghệ Tĩnh nói riêng, tiếng Việt
nói chung như là yêu chính bản thân, gia đình, quê hương đất nước của mình” và “
yêu ngôn ngữ, bảo vệ ngôn ngữ cũng là yêu nước và đang bảo vệ đất nước”. Thay
mặt đội chơi Kim Đồng, em xin kính chúc các vị khách quý, các quý thầy, quý cô lời
chúc sức khỏe, lời chào trân trọng nhất. Chúc buổi ngoại khóa của chúng ta thành
công tốt đẹp.
( BẢN DỊCH SANG TIẾNG ANH CHO BÀI 2)
HA MY :
VẺ ĐẸP VÀ SỰ SINH ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ NGHỆ TĨNH
Kính thưa quý vị khách quý, kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng tất
cả các bạn !
Là người Hà Tĩnh chúng ta không ai là không thuộc: “Chơ đi mô rồi cũng nhớ
về Hà Tĩnh, nhớ núi Hồng Lĩnh, nhớ dòng sông Lam”, thổn thức mỗi khi xa quê,

được nghe ai đó gợi về với những tiếng nói đầy yêu thương, tha thiết:
Đây thương đó, đó nỏ thương đây
Làm chi cách trở nứa mây đôi đường;
Khi chưa có chồng anh nỏ dốc lòng gắn bó
Bây giờ em có chồng rồi anh đón ngọ trao thư
Ơi anh ơi! Anh đừng trao thư mà hư tờ giấy
Em có chồng rồi nỏ lấy anh mô!
NGỌC BICH :
BEAUTY AND LIFE OF THE LANGUAGE OF NGHE TINH.


Ladies and Gentlemen, teachers and all of you!
Being Ha Tinh people we do not belong to: "Staying memory and remember
about Ha Tinh, remember Hong Linh mountain, remember the Lam River," sobbing
when away from home, to hear someone evoked with the sound Speaking
passionately, earnestly:
That's it, it's crossword
How to turn back the clouds;
When he did not have a husband, he crossed his arms
I have a husband now, and I'm happy to hand over the letter
Oh my brother You do not give a letter to the paper
I have a husband and then marry him tissue!
HA MY :
Có thể nói cùng với năm tháng, cùng với sức sống tâm hồn mãnh liệt, tinh
thần bất khuất của người dân Nghệ Tĩnh, ngôn ngữ Nghệ Tĩnh đã cho thấy sự đa
dạng, phong phú trong từng câu chữ. Mỗi lời nói nơi đây như được chưng cất từ
chính cuộc sống đầy vất vả gian lao của vùng quê “gió Lào, cát trắng”; như được snr
sinh từ những tảo tần sớm hôm của bao người dân. Đó không chỉ là ngôn ngữ mà là
linh hồn, là tình cảm, sự sẽ chia đầy lòng trắc ẩn của con người . Chúng ta thổn thức
về những câu thơ đẹp đến chân thật, bình dị:

“Nhà năm gian róng rả
Ai ai chộ cũng say
Trên hai cót nếp mây
Dưới khoanh đầy nếp chạo” ….
NGOC BICH :
It can be said with the five months, along with the strong spiritual vitality,
indomitable spirit of Nghe Tinh people, Nghe Tinh language has shown the diversity,
rich in each word. Each word here is distilled from the life of the country's hardships
"Laos wind, white sand"; As snr born from the early algae of many people. It is not
only the language but the soul, the emotion, the compassion of man. We sob about
beautiful lines to the honest, simple:
"The house is full of lies
Someone who is drunk also
Over two cloudy clouds
Under the bowl full of "....
HA MY :
Yêu mến, tự hào về tiếng Nghệ Tĩnh, ta cứ ngỡ như chỉ cần dùng tiếng Nghệ
Tĩnh, nghe tiếng Nghệ Tĩnh là chúng ta đã về với quê hương, về với người dân tảo
tần nắng gió nhưng đầy bất khuất, kiên cường nơi đây. Cũng ngỡ như chỉ nghe tiếng
Nghệ Tĩnh là người ta biết đến một vùng miền văn hóa đầy bản sắc: mộc mạc, giản
dị đến đời thường, biết đến những danh nhân nổi tiếng: Nguyễn Du, Nguyễn Công
Trứ, Hồ Chí Minh…
NGỌC BICH :
Dear, proud of Nghe Tinh, we just think like just use Nghe Tinh, Nghe Tinh is
that we have returned to the homeland, back to the people of sunshine wind but full


of indomitable, tenacious place. here. Just as Nghe Tinh is known to be a cultural
area full of identity: rustic, simple to ordinary, known famous people: Nguyen Du,
Nguyen Cong Tru, Ho Chi Minh ...

HA MY:
Có thể khẳng định bên cạnh sự trong sáng, giàu đẹp, sinh động đó, chúng ta yêu quý
tiếng Nghệ Tĩnh còn bởi vì về mặt cấu tạo tiếng Nghệ Tĩnh là một ngôn ngữ rất hài
hòa về mặt âm hưởng mà thanh điệu cũng rất tế nhị, uyển chuyển, vừa giàu tính nhạc
điệu, phù hợp với âm vực, tình cảm, cách làm, cách nghĩ của người dân nơi đây.
NGỌC BICH :
It can be said that besides the pure, rich and beautiful, lively, we love the
Nghe Tinh also because in terms of composition in Nghe Tinh is a very harmonious
language in tone, but also very delicate, flexible, well-muscled, suitable for the
region, emotional, way of doing, thinking of people here.
HA MY :
Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các bạn
Càng yêu quý tiếng Nghệ Tĩnh, chúng ta càng phải có ý thức giữ gìn, bảo tồn
và phát huy ngôn ngữ đó. Trách nhiệm đó không chỉ thuộc về tôi, thuộc về bạn,
thuộc về bất cứ một cá nhân nào mà thuộc về tất cả chúng ta. Qua buổi ngoại khóa
đầy ý nghĩa hôm nay, chúng em xin gửi đến tất cả mọi người một thông điệp đầy ý
nghĩa đó là: “Chúng ta hãy yêu quý, gìn giữ tiếng Nghệ Tĩnh nói riêng, tiếng Việt
nói chung như là yêu chính bản thân, gia đình, quê hương đất nước của mình” và “
yêu ngôn ngữ, bảo vệ ngôn ngữ cũng là yêu nước và đang bảo vệ đất nước”. Thay
mặt đội chơi Kim Đồng, em xin kính chúc các vị khách quý, các quý thầy, quý cô lời
chúc sức khỏe, lời chào trân trọng nhất. Chúc buổi ngoại khóa của chúng ta thành
công tốt đẹp
NGỌC BICH :
Dear teachers, friends!
The more we love art, the more we have to consciously preserve, preserve and
promote that language. That responsibility belongs not only to me, to you, to any
individual but to all of us. Through this meaningful day-to-day talk, we would like to
send to all of you a meaningful message: "Let us love and preserve Nghe Tinh
language in particular, Vietnamese in general as love. myself, my family, my
homeland "and" love the language, protect the language, be patriotic and protect the

country. " On behalf of the team Kim Dong, I wish the best wishes to the guests,
teachers, ladies best wishes health, best greetings.
Have a great success!
BEAUTY AND LIFE OF THE LANGUAGE OF LANGUAGE
Ladies and Gentlemen, ladies and gentlemen, teachers and all of you!
Being Ha Tinh people we do not belong to: "Staying memory and remember about
Ha Tinh, remember Hong Linh mountain, remember the Lam River," sobbing when


×