Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

phương án xây dựng Khu dân cư kiểu mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.36 KB, 15 trang )

BQL CTMTQG XD NTM
XÃ BÌNH ĐỊNH BẮC
Số: 01 /PA-BQL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Định Bắc, ngày 06 tháng 6 năm 2017

PHƯƠNG ÁN
Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu
thôn Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình trọng tâm của
Nghị quyết số 26-NQ/TW, Nghị quyết toàn diện nhất về phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn từ trước tới nay. Qua triển khai thực hiện, diện mạo nhiều vùng
nông thôn được đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống
đa số nông dân được cải thiện và nâng lên, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa
được phát huy, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, đội ngũ cán bộ trưởng thành một
bước.
Qua hơn 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng Nông thôn mới, với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, nhân dân cùng với sự
giúp đỡ của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài
xã, Bình Định Bắc đã đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. Đến cuối năm
2015 xã Bình Định Bắc thực hiện hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM và được
UBND tỉnh Quảng Nam công nhận Bình Định Bắc là xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Thực hiện theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 13/3/2017 của UBND tỉnh
Quảng Nam về việc xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017 - 2020 là
phải xây dựng được ít nhất một khu dân cư đạt chuẩn KDC NTM kiểu mẫu. Chính
vì vậy, việc xây dựng mô hình Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu là hết sức cần


thiết.
Phần 2. CĂN CỨ XÂY DỰNG
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng chính
phủ về Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 2663/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh
Quảng Nam về Ban hành Bộ tiêu chí “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020;


Căn cứ Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 13/3/2017 của UBND tỉnh
Quảng Nam ban hành Bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2017 2020 thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Công văn số 136/VPĐPNTM-KHNV ngày 30/12/2016 của Văn
phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Quảng Nam về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ
tiêu chí “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” theo Quyết định số 2663/QĐUBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Quyết định 245/QĐ-UBND ngày 18/01/2017 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc quy định nội dung hỗ trợ xây dựng “Khu dân cư nông thôn mới kiểu
mẫu” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 của UBND tỉnh
Quảng Nam về việc phân bổ vốn thực hiện khu dân cư nông thôn thôn mới trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam năm 2017;
Căn cứ Kế hoạch số 678/KH-UBND ngày 17/02/2017 về triển khai thực hiện Bộ
tiêu chí Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn
2017-2020;
Căn cứ Công văn số 87/UBND-NTM ngày 10/2/2017 của UBND huyện Thăng
Bình về việc triển khai thực hiên Bộ tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Công văn số 1743/UBND-KTN ngày 14/4/2017 của UBND huyện
Thăng Bình về việc tập trung chỉ đạo việc xây dựng "Khu dân cư nông thôn mới kiểu
mẫu";

Căn cứ Công văn số 333/UBND-VPĐP ngày 4/5/2017 của UBND huyện Thăng
Bình về việc tập trung thực hiện xây dựng KDC NTM kiểu mẫu;
Căn cứ Nghị quyết số 33/NQ-ĐU ngày 24/4/2017 của Đảng ủy xã Bình Định
Bắc về lãnh đạo xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Đồng Dương.
Căn cứ đề xuất và Bản đăng ký xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu
mẫu của Ban phát triển thôn Đồng Dương.
Phần 3. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG THÔN
I. Đặc điểm tự nhiên:
1. Vị trí địa lý: Thôn Đồng Dương là thôn trung tâm của xã, có tuyến đường
QL 14E đi qua..
Ranh giới hành chính được xác định:
- Phía Đông giáp thôn Bình An, xã Bình Định Bắc
- Phía Bắc giáp thôn Bình An, xã Bình Định Bắc


- Phía Tây giáp thôn Châu Lâm, xã Bình Trị
- Phía Nam giáp thôn Xuân Thái Đông, xã Bình Định Bắc.
Thôn Đồng Dương là thôn trung tâm của xã, tập trung hầu hết các cơ quan,
đơn vị trường học trên địa bàn xã (Trụ sở UBND xã, Trạm Y tế xã, Trường mẫu
giáo, trường TH Trần Cao Vân, Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Nghĩa trang liệt
sỹ, ...). Đặc biệt, trên địa bàn thôn còn có di tích Phật viện Đồng Dương là di tích
cấp Quốc gia đặc biệt và Tượng đài chiến thắng Đồng Dương.
2. Diện tích đất: Tổng diện tích tự nhiên toàn thôn là 233 ha
3. Địa hình: Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
chuyên canh cây lúa
4. Khí hậu: Mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các chỉ
số khí hậu thời tiết phù hợp sinh trưởng phát triển cuả các loại cây trồng, con vật
nuôi
+ Nhiệt độ trung bình hằng năm


:

26.5oc

+ Lượng mưa trung bình hằng năm

:

2.050 mm

+ Lượng bốc hơi trung bình hằng năm:

1.340 mm

+ Độ ẩm không khí trung bình

82%

:

5. Tài nguyên:
Tài nguyên nước: Hiện tại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn thôn chủ yếu từ hệ thống nước tưới của Hồ Đông Tiễn thông qua kênh
Chánh đông. Nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt của nhân dân từ hệ thống giếng
đào và giếng khoan.
- Tài nguyên rừng: Trên địa bàn thôn có 25 ha đất lâm nghiệp chiếm 10,7 %
tổng quỹ đất tự nhiên, chủ yếu trồng rừng phân tán như keo lá tràm, bạch đàn. Hiện
trạng rừng được giao khoán cho hộ dân sử dụng, bảo vệ, khai thác.
II. Điều kiện kinh tế - xã hội – môi trường
1. Dân số, nhân khẩu và lao động

Tổng số hộ là 247 hộ, số nhân khẩu là 930 người, lao động trong độ tuổi là
511 người. Địa bàn KDC có 01 chi bộ đảng với 22 đảng viên.
2. Hoạt động kinh tế chủ yếu
Nhân dân trong thôn chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp gồm trồng trọt
và chăn nuôi. Bên cạnh đó, lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng ngày càng phát góp phần


không nhỏ cho sự phát triển của thôn nhà. Tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa được
chú trọng phát triển.
Đối với sản xuất chăn nuôi, tập trung nâng cao chất lượng và tổng đàn gia
súc, gia cầm, tổ chức việc tiêm phòng định kỳ đạt tỷ lệ cao, hằng năm không xảy ra
tình trạng dịch bệnh, xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi có hiệu quả như: mô hình
trồng cỏ nuôi bò vỗ béo, nuôi bò cái lai sinh sản, nuôi lợn siêu nạc, nuôi ếch thương
phẩm.
Khuyến khích và vận động các hộ kinh doanh đầu tư mở rộng các dịch vụ
mua bán hàng nông sản phẩm, chế biến các mặt hàng dân dụng, nhằm giải quyết
lao động, việc làm tăng thu nhập.
3. Thu nhập và hộ nghèo:
Bên cạnh công việc đồng án, nhiều hộ dân còn có thêm các công việc khác
như: công nhân, cơ khí, mộc, xây dựng,... góp phần nâng cao thêm thu nhập cho
người dân. Thu nhập bình quân trên địa bàn thôn: 35,7 triệu đồng/người/năm; Toàn
thôn có 10 hộ nghèo. Trong đó có 6 hộ thuộc các đối tượng bảo trợ xã hội, già cả
neo đơn không có khả năng thoát nghèo.
4. Văn hóa, giáo dục, y tế
- Về văn hóa: Năm 2007 thôn Đồng Dương được tách ra từ thôn 3 và tổ
chức phát động xây dựng thôn văn hóa cho đến nay, qua các năm đều được công
nhận danh hiệu “Thôn văn hóa” 5 năm liền và được nhiều bằng khen, giấy khen của
tỉnh, huyện, xã. Tỷ lệ gia đình văn hóa của thôn Đồng Dương hiện nay đạt thấp:
83%. Trong thời gian đến phấn đấu nâng tỷ lệ gia đình văn hóa trong thôn đạt 90%
+ Về cơ sở vật chất văn hóa: Nhà văn hóa thôn Đồng Dương được xây dựng

từ năm 2003 nhưng với diện tích nhỏ, không đáp ứng đủ chổ ngồi cho người dân
mỗi khi tổ chức cuộc họp nhân dân trong thôn, năm 2014 được sự quan tâm của
nhà nước phân bổ từ nguồn vốn NTM đầu tư xây dựng nông thôn mới cùng với
đóng góp của nhân dân, thôn Đồng Dương đã đầu tư nâng cấp nhà văn hóa thôn
khang trang cùng với sân bóng chuyền, cầu lông, cổng, ngõ, nhà vệ sinh đáp ứng
phục vụ nhu cầu sinh hoạt và hoạt động thể dục thể thao của nhân dân trong thôn.
Hàng năm, thông qua các ngày Lễ, ngày kỷ niệm các hội đoàn thể, thôn phối hợp
ngành văn hóa – thông tin xã và hội đoàn thể xã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao như bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, diễn văn nghệ ….
- Giáo dục: Học sinh trên địa bàn thôn đến tuổi đều được đến trường với số
trẻ 6 tuổi vào lớp 1 là 12 cháu, trẻ vào lớp 6 là 14 cháu. Qua các năm không có trẻ
em bỏ học giữa chừng.
- Y tế: Trạm y tế xã Bình Định Bắc nằm trên địa bàn thôn đã được đầu tư
xây dựng khang trang, có cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu
khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Thôn Đồng Dương hiện nay không có cán


bộ y tế thôn. Nhân dân trong thôn có đời sống lành mạnh, không có người mắc
bệnh xã hội và hàng năm tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, tỷ lệ hộ dân
tham gia BHYT đạt 90%. Tỷ lệ hộ dân trong thôn có tủ thuốc y tế gia đình rất ít:
đạt 10%.
5. Môi trường trong thôn
Thôn Đồng Dương cũng như nhiều làng quê khác vấn đề môi trường ngày
càng được quan tâm từ rác thải sinh hoạt, rác ngoài đồng ruộng đến rác, nước thải
trong chăn nuôi…..Tuy nhiên từ khi thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới với việc xây dựng đề án Quản lý chất thải rắn và vận động nhân dân tham
gia, môi trường tại xã Bình Định Bắc được cải thiện đáng kể, rác thải được thu gom
đến nay tỷ lệ hộ dân tham gia là 85,7%; riêng thôn Đồng Dương đạt 100%, đồng
thời bố trí Pi bỏ vỏ thuốc BVTV trên đồng ruộng và tổ chức thu gom trước mỗi
mùa vụ, đến nay các cánh đồng tại thôn Đồng Dương đã bố trí 10 Pi.

Tỷ lệ hộ dân dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Hiện nay, trên địa bàn thôn
chưa có Hệ thống nước sạch, Đa số các hộ dân sử dụng nước bình để phục vụ sinh
hoạt, một số hộ tự mua sắm máy lọc nước, còn lại chủ yếu sử dụng từ giếng khoan,
giếng đào nên tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch đạt 70%.
Tuy nhiên cảnh quan môi trường chưa được cải thiện, hộ dân chưa ý thức
việc trồng cây xanh bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan sạch, đẹp. Kinh tế hộ dân
trong thôn chủ yếu dựa vào chăn nuôi, tập trung nuôi bò và heo qui mô trung bình
từ 1-2 con bò/hộ, 4-5 con heo/hộ và một số hộ dân xây dựng hầm biogas xử lý chất
thải trong chăn nuôi. Tuy nhiên khí thải, nước thải trên địa bàn thôn vẫn chưa được
giải quyết triệt để, một số hộ chăn nuôi còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
6. Hệ thống chính trị và an ninh, trật tự xã hội thôn
Chi bộ thôn Đồng Dương có 22 đảng viên, tính tổ chức, kỷ luật và đấu tranh
phê và tự phê trong chi bộ được phát huy mạnh mẽ nên nhiều năm chi bộ thực hiện
nhiệm vụ đạt và vượt so với nghị quyết đề ra, đạt chi bộ trong sạch vững mạnh từ
năm 2007 đến 2016 và nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Ban
nhân dân thôn gồm các đồng chí có năng lực, nhiệt huyết trong công tác xây dựng
thôn nhà vững mạnh. Trong những năm qua tập thể chi bộ, Ban nhân dân thôn và
các chi hội đoàn thể ở thôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao được đảng bộ và
chính quyền địa phương nhiều lần ghi nhận và khen tặng.
Tình hình an ninh trật tự trong thôn qua các năm được giữ vững. Nhân dân
chấp hành pháp luật của nhà nước, tuy có một số vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra
nhưng chủ yếu là các vụ việc nhỏ chưa có vụ việc nào phức tạp xảy ra.
7. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong thôn được thực hiện
thường xuyên, nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nước và hưởng ứng mạnh mẽ Chương trình MTQG xây dựng NTM với việc


tham gia đắp đường, góp công làm bê tông giao thông, hiến đất, cây để mở rộng lề
đường.
III. Thực trạng các ngành sản xuất ở thôn

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:
- Trồng trọt: Đa số nhân dân trong thôn sản xuất cây lúa là chính, tổng diện
tích sản xuất hằng năm 44,8 ha, năng suất bình quân 57 tạ/ha. Tổng sản lượng
lương thực đạt 255 tấn.
Cây ngô: Diện tích sản xuất cả năm 2 ha, năng suất bình quân 40 tạ/ha, sản
lượng đạt 8 tấn;
Cây đậu phụng: Diện tích sản xuất là 4 ha, năng suất đạt 20 ta/ha, sản lượng
đạt khoảng 8 tấn.
Cây sắn: Diện tích sản xuất là 22 ha, năng suất đạt 150 tạ/ha, sản lượng đạt
khoảng 330 tấn.
Cây Mè: Diện tích sản xuất là 3 ha, năng suất đạt 6 tạ/ha, sản lượng đạt
khoảng 1,8 tấn.
Rau màu khác và diện tích trồng cỏ nuôi bò là 8,2 ha
- Chăn nuôi: Toàn thôn khoảng 209 con trâu bò, 995 con heo, đàn gia cầm
khoảng 4.000 con. Các mô hình chăn nuôi bò thịt, chăn nuôi lợn có số lượng nhiều
từng bước được nhân rộng, công tác tiêm phòng gia súc, vệ sinh chuồng trại cũng
được chú trọng. Tỷ lệ tiêm phòng đàn vật nuôi của thôn Đồng Dương có tăng lên
nhưng vẫn đạt tỷ lệ thấp (trâu bò: 42,6 %, heo: 30%)
- Lâm nghiệp: Những năm gần đây lâm nghiệp là thế mạnh chung của vùng
đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội tăng thu nhập giải quyết
không ít lao động ở nông thôn. Toàn thôn có 25 ha diện tích rừng, giá trị ngành lâm
nghiệp mang lại: 2.500 triệu đồng.
2. Vườn hộ gia đình:
Toàn thôn có 197/247 hộ thực hiện công tác chỉnh trang, cải tạo vườn; tỷ lệ:
80 %; tổng diện tích đất vườn còn lại sau khi bố trí chuồng trại chăn nuôi, sử dụng
cho mục đích cần thiết khác được trồng các loại cây rau màu để cung cấp cho gia
đình, các loại cây ăn quả, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất của địa phương để
tăng thu nhập, đảm bảo cảnh quan vườn nhà sạch đẹp, số vườn có cây tạp ít, việc
phát triển kinh tế từ vườn được nhân dân chú trọng thực hiện, chất lượng nông sản
trong vườn đảm bảo sạch; môi trường trong chăn nuôi được đảm bảo như các mô

hình chăn nuôi theo đệm lót sinh học, hố biogas…
3. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ:


Lĩnh vực thương mại dịch vụ ở địa phương ngày càng phát triển, chủ yếu tập
trung tại địa bàn thôn Đồng Dương. Toàn thôn có trên 30 hộ kinh doanh, xay xát
lúa gạo, cơ khí, mộc, buôn bán các mặt hàng tạp hóa lẻ,... góp phần tăng thu nhập
cho hộ gia đình từ 4 đến 5 triệu đồng /tháng.
IV. Thực trạng kết cấu hạ tầng khu dân cư
1. Hệ thống giao thông thôn
1.1. Đường trục chính thôn: Chiều dài 4,5 km; đường được cứng hóa đạt
100%; mặt đường đảm bảo việc đi lại; đã được cắm mốc nhưng chưa có biển báo
đặt hai đầu trục đường; chưa thực hiện việc phân công tổ tự quản; chưa có cây xanh
bóng mát dọc các tuyến đường , chưa có điện đường chiếu sáng
1.2. Đường ngõ, xóm: Tổng chiều dài 1,8 km; đường được cứng hóa bê tông
đạt tỷ lệ 100%; đảm bảo việc đi lại; chưa thực hiện việc phân công tổ tự quản và
phân công cho hộ dân quản lý; chưa có cây xanh dọc các tuyến đường, chưa có
đường điện chiếu sáng. Một số tuyến đường hiện nay chưa đảm bảo vệ sinh môi
trường, hai bên đường có nhiều tre, cây bụi cần phát dọn.
1.3. Giao thông nội đồng: Tổng chiều dài 5,5 km ; được cứng hóa bê tông
4,49/5,5 km, đạt tỷ lệ 81,6% đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhân dân trong thôn.
2. Hạ tầng thủy lợi:
Nguồn nước phục vụ sản xuất cho các cánh đồng thôn Đồng Dương chủ yếu
từ hồ Đông tiễn thông qua hệ thống kênh chánh đông đảm bảo tưới cho diện tích 24
ha.
3. Hạ tầng điện:
3.1. Điện sản xuất, điện sinh hoạt: Hệ thống lưới điện, trạm biến áp, điện áp
cho sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn ngành điện; hộ sử dụng
điện thường xuyên, an toàn đạt 100%.
3.2. Điện chiếu sáng công cộng: Toàn thôn có 6,3 km đường thôn xóm

nhưng chưa thực hiện việc lắp điện chiếu sáng công cộng. Chủ yếu các cơ quan,
đơn vị và một số hộ dân tự lắp đặt bóng điện trước nhà để chiếu sáng vào ban đêm.
4. Hạ tầng văn hóa
4.1. Nhà văn hóa thôn: Có 01 nhà văn hóa thôn đã được đầu tư xây dựng
theo quy định, có 100 chỗ ngồi đảm bảo cho việc sinh hoạt hội họp của nhân dân
trong thôn. Hiện nay, nhà văn hóa thôn chưa có hàng rào, chưa có bồn hoa trong
công viên nhà văn hóa, chưa có tủ sách.
4.2. Khu thể thao thôn: Sân bóng chuyền, cầu lông được quy hoạch xây dựng
tại khuôn viên nhà văn hóa. Riêng sân bóng đá sử dụng chung cơ sở vật chất với
sân thể thao xã.


5. Vườn và nhà ở hộ gia đình trong thôn
5.1. Nhà ở và các công trình phụ trợ: Nhà ở hộ dân đạt chuẩn theo quy định
100%, không có nhà tạm, dột nát; đa số kiến trúc, mẫu mã theo thiết kế hiện đại;
các chủ hộ có ý thức trong việc sắp xếp, dọn vệ sinh trong nhà đảm bảo gọn gàng,
ngăn nắp, hài hòa mỹ quan; các công trình phụ trợ nhà vệ sinh xây dựng chuẩn đạt
100%, được đặt đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường; hố thu gom nước thải
đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất, sinh hoạt, không ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh.
5.2. Hàng rào, cổng ngõ: Tỷ lệ hộ có hàng rào kiên cố xây bê tông, lưới B40
có 150 hộ, tỷ lệ 61%; tỷ lệ hộ có hàng rào cây xanh 40%; số km hàng rào kiên cố
cần phủ xanh 4,5 km; số km hàng rào cần trồng mới cây xanh 5,1 km;
5.3. Nơi để dụng cụ sản xuất từng hộ gia đình: Đa số các hộ đều bố trí có nơi
chứa dụng cụ sản xuất nông nghiệp gọn gàng, thẩm mỹ.
V. Đánh giá thực trạng mức độ đạt tiêu chí so với Bộ tiêu chí KDCKM
quy định tại Quyết định 2663/QĐ-UBND của UBND tỉnh
Tính đến thời điểm hiện nay, khu dân cư thôn Đồng Dương đã đạt được 4/10
tiêu chí so với Bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu
- Các tiêu chí đã đạt gồm 4 tiêu chí:

Tiêu chí 4: thu nhập
Tiêu chí 8: Hệ thống chính trị và an ninh trật tự xã hội
Tiêu chí 9: người dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện tốt quy ước,
hương ước của cộng đồng
Tiêu chí 10: Về sản xuất kinh doanh
- Các tiêu chí chưa đạt gồm 6 tiêu chí:
Tiêu chí 1: Giao thông
Tiêu chí 2: Điện
Tiêu chí 3: Vườn và nhà ở hộ gia đình
Tiêu chí 5: Hộ nghèo
Tiêu chí 6: Văn Hóa, giáo dục, y tế
Tiêu chí 7: Môi trường
(Biểu 01 đính kèm)
VI. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:


- Địa bàn thôn có đường quốc lộ 14E đi qua, thuận lợi việc đi lại, giao lưu
buôn bán phát triển kinh tế của nhân dân. Nhân dân sống tập trung nên việc phổ
biến các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước, địa phương được kịp thời,
đầy đủ.
- Thôn Đồng Dương có di tích cấp Quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương
và Tượng đài chiến thắng Đồng Dương. Nơi đây sẽ là các địa điểm du lịch thu hút
du khách đến thăm quan và du lịch, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại địa
phương sau này.
- Nhân dân chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của nhà
nước.
- Đa số nhân dân thực hiện tốt công tác giáo dục, y tế, cải tạo vườn tạp, xây
dựng tường rào cổng ngõ, tạo cảnh quan môi trường.
* Khó khăn:

- Kinh tế phát triển chưa bền vững; đời sống của nông dân tuy được cải thiện
nhưng còn ở mức thấp. Phát triển kinh tế hộ gia đình rất ít, đa số người trong độ
tuổi lao động đi làm ăn xa.
- Toàn khu dân cư có 90% số hộ sống bằng nông nghiệp, chuyên canh cây lúa,
rau, màu, chăn nuôi gia súc gia cầm, do phụ thuộc vào thời tiết, mầm mống dịch bệnh, ô
nhiểm môi trường đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, năng suất cây
trồng và con vật nuôi, giá cả nông sản làm ra không ổn định, một số hộ cũng đang còn
nhiều khó khăn, nhất là những hộ già yếu neo đơn, hộ đông con ăn học, một số ít gia
đình ít tham gia xây dựng phong trào.
- Công tác tuyên truyền quán triệt về xây dựng Nông thôn mới chưa đi vào
chiều sâu, chưa hình thành phong trào thi đua trong cộng đồng dân cư.
- Ban phát triển thôn hoạt động chưa đều, một số tổ trưởng tổ tự quản nghỉ việc
chưa củng cố kịp thời ảnh hưởng đến hoạt động điều hành thực hiện nhiệm vụ của
thôn.
- Cơ sở vật chất văn hóa tuy được đầu tư xây dựng nhưng chưa đảm bảo; nhà
văn hóa thôn chưa trang bị cơ sở vật chất
- Hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư, hệ thống cây xanh, điện chiếu
sáng trên các trục giao thông chưa có.
Phần 4. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP


I. Mục tiêu xây dựng KDCKM của thôn
Phấn đấu đến cuối năm 2018 đạt tiêu chí KDCNTMKM theo quy định tại
Quyết định 2663/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam.
II. Nhiệm vụ cụ thể:
1. Phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho nhân dân và hộ nghèo:
- Tiếp tục phát huy thế mạnh về chuyên canh cây lúa; xây dựng mô hình sản xuất
lúa quy mô cánh đồng tập trung ở các cánh đồng trên địa bàn thôn, cơ cấu 1 loại giống
có năng suất chất lượng, có giá trị hàng hóa cao, thực hiện tốt công tác tích tụ ruộng đất.
Xây dựng chuyển đổi các đồng trồng lúa không chủ động được nước tưới

sang các cây trồng ngắn ngày khác, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, từ đó đưa vào
trồng thử nghiệm một số loại hoa màu có giá trị kinh tế như: cà chua, cà tím, hủ
qua, bí, dưa và các loại rau màu khác, tìm ra sản phẩm chủ lực để nhân rộng và
phát triển.
- Khuyến khích xây dựng phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo
quy mô lớn như mô hình nuôi bò vỗ béo, nuôi heo thịt, nuôi heo giống...; Thực hiện
tốt công tác về tiêm phòng;
Tăng cường tuyên truyền xuất khẩu lao động, liên hệ các cơ quan chức năng
có thẩm quyền đưa lao động đi làm việc nước ngoài, tạo điều kiện cho con em đi
xuất khẩu lao động, làm việc ngoài tỉnh.
- Khuyến khích phát triển các tổ dịch vụ, tổ hợp sản xuất như mộc, cơ khí,
dịch vụ làm đất, dịch vụ cung ứng giống, phân bón,... nhằm thu hút lao động tại
chỗ, tạo nhiều việc làm tăng thu nhập cho người lao động; Tạo điều kiện để nhân
dân được tiếp cận vay vốn các dự án, các chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát
triển sản xuất để đầu tư sản xuất các mô hình như: trồng tiêu, trồng cây ăn quả, trồng
nấm rơm, ... nâng cao thu nhập cải thiện đời sống.
Thực hiện các mô hình VAC để đảm bảo không ảnh hưởng môi trường, giảm
chi phí đầu vào và đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
Duy trùy sự phát triển về lâm nghiệp, tận dụng các diện tích đất lâm nghiệp
kết hợp với xây dựng các mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả.
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội:
2.1 Về Giao thông
- Tỷ lệ đường trục thôn đạt chuẩn 100%; cần trồng 50 cây xanh dọc theo
tuyến trục thôn và gắn 4 biển báo giao thông trên trục đường
- Đường ngõ xóm cần trồng 50 cây xanh, mỗi đoạn đường ngang qua nhà
dân đều có phân giao cho nhóm hộ giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo sạch đẹp,
định kỳ mỗi hộ dọn vệ sinh đoạn qua nhà mình 2 lần/tuần.


* Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 10/2018.

2.2 Về điện
- Cần đầu tư hệ thống điện chiếu sáng tuyến đường trục thôn dài 4,5 km, hệ
thống chiếu sáng đường ngõ xóm dài 1,8 km từ nguồn cấp trên hỗ trợ và nhân dân
đóng góp.
* Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 7/2018
2.3 Vườn và nhà ở hộ gia đình:
- Bố trí, di dời một số chuồng trại để đảm bảo vệ sinh môi trường góp phần
tạo thêm cảnh quan cho thôn nhà.
-

Xây dựng 20 mô hình VAC, mỗi mô hình có diện tích trên 500 m2

2.4. Nhà văn hóa thôn, khu thể thao thôn
- Để đạt chuẩn tiêu chí văn hóa cần đầu tư trồng cây xanh và bồn hoa, cây
cảnh trong khuôn viên nhà văn hóa đảm tối thiểu 20% diện tích
- Đầu tư mua sắm dụng cụ thể dục thể thao
* Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 9/2018
3. Phát triển Giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội và môi trường:
3.1. Về Giáo dục
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò của gia đình trong
giáo dục con cái nhất là trong thời đại văn minh, công nghệ thông tin ồ ạt, các tệ
nạn xã hội có xu hướng xâm nhập vào học đường.
Duy trì và gia tăng quỹ khuyến học ở các tộc hàng năm từ đó xây dựng quỹ
khuyến học của thôn để khen thưởng động viên các cháu có thành tích học tốt và
các cháu vươn lên học giỏi trong thôn.
Xây dựng quỹ khuyến học của thôn, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn
quỹ khuyến học.
Đầu tư xây dựng tủ sách (trên 100 đầu sách) tại nhà văn hóa thôn.
3.2. Về Văn hóa – Xã hội
- Có 100% số hộ gia đình được tuyên truyền vận động thực hiện nếp sống

văn minh trong vệc cưới, việc tang và lễ hội; trên 90% gia đình đạt gia đình văn
hóa; 95 - 100% hộ gia đình đảm bảo vệ sinh môi trường, không lấn chiếm lòng lề
đường, gây cản trở giao thông, không đặt biển quảng cáo sai quy định gây mất mỹ
quan; Tiếp tục giữ vững danh hiệu thôn văn hóa trong các năm tiếp theo. Phấn đấu
90 - 95% hộ gia đình có công trình phụ trợ đảm bảo vệ sinh môi trường.


- Xây dựng quy ước, hương ước thôn, đảm bảo xây dựng nếp sống văn minh
trong nông thôn.
- Xây dựng nếp sống văn minh nông thôn, giữ vững và phát huy thuần
phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa quê hương, hình thành nếp sống văn minh,
tiến bộ. Phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dòng tộc, tình làng nghĩa xóm, phát
triển gia đình văn hóa, không có các tệ nạn xã hội.
- Xây dựng khu thể thao thôn, mua sắm một số dụng cụ luyện tập thể thao
phù hợp; tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,
tham gia đầy đủ các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở xã, cấp trên tổ
chức.
3.3. Về Y tế
Tổ chức tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y
tế tự nguyện tăng tỷ lệ tham gia lên 95% cuối năm 2017. Tăng cường các giải pháp để
thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, phòng chống thiếu dinh dưỡng cho các đối tượng
trẻ em. Tạo mọi điều kiện để nhân dân được tiếp cận các dịch vụ y tế, các chương trình
dự án chăm sóc sức khỏe, chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuyên truyền trong nhân
dân để không phát sinh các đối tượng mắc bệnh xã hội. Vận động hộ gia đình đóng tủ
thuốc y tế gia đình đảm bảo đạt 70% trở lên.
3.4. Về Môi trường:
Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; tiếp tục vận động nhân
dân thực hiện tốt việc tham gia dịch vụ thu gom rác thải vệ sinh môi trường, tham gia
đóng phí đầy đủ, thực hiện phân loại rác tại gia đình. 100% số hộ gia đình có ý thức
tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường và ký cam kết không gây ô nhiễm môi

trường, không vứt bừa bãi xác động vật chết ra môi trường. Phát động mỗi tháng/1
lần ra quân dọn vệ sinh toàn thôn vào ngày chủ nhật của cuối tháng.
Mỗi tổ tự quản chịu trách nhiệm về vệ sinh môi trường của tổ mình, mỗi
đoạn đường qua nhà dân phải phân giao cho hộ dân đó có trách nhiệm dọn vệ sinh
mỗi tuần 01 lần vào ngày chủ nhật hằng tuần.
Hội LHPN xã chỉ đạo Chi hội phụ nữ thôn thực hiện tốt mô hình “5 không, 3
sạch”; Đoàn thanh niên phối hợp thực hiện ngày “Chủ nhật xanh” trên địa bàn thôn.
Cán bộ phụ trách môi trường xã hướng dẫn nhân dân cách phân loại rác thải
từ hộ gia đình để giảm thiểu lượng rác.
*Thời gian thực hiện: Xuyên suốt trong quá trình thực hiện xây dựng khu
dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.
4. Giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội:


Tiếp tục giữ vững an ninh chÝnh trÞ, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn
thôn; Củng cố đội ngũ tổ tự quản an ninh thôn; Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội; phấn đấu Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh năm 2018; Quán triệt về
nhận thức và trách nhiệm trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu cho
toàn thể cán bộ và quần chúng nhân dân; Tuyên truyền, vận động toàn dân chấp hành
nghiêm các quy định của pháp luật, hoàn thành tốt nghĩa vụ quân sự và các nghĩa vụ
khác đối với Nhà nước; bài trừ mê tín dị đoan; nói không với các tệ nạn cờ bạc, mại
dâm và ma túy trên địa bàn; không có cá nhân của khu dân cư vi phạm luật giao thông
gây hậu quả nghiêm trọng; Không xảy ra cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng. Xây
dựng mô hình tự quản về an ninh, trật tự ở cơ sở.
5. Tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí:
Tổng kinh phí thực hiện:

1.448.900.000 đồng


Trong đó:
- Nguồn trực tiếp hỗ trợ KDCNTMKM:

500.000.000 đồng

- Nguồn trực tiếp NTM:

10.000.000 đồng

- Nguồn vốn lồng ghép:

270.750.000 đồng

- Nguồn vốn huy động (nhân dân đóng góp):

668.150.000 đồng

- Nguồn khác:

0

đồng

(Biểu 02 dự toán kinh phí đính kèm)
III. Giải pháp tổ chức thực hiện
1. Công tác tổ chức, phân công nhiệm vụ
Chỉ đạo thành lập BCĐ khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2017 và
thành lập tổ công tác rà soát từng tiêu chí quy định để làm căn cứ xây dựng phương
án.
Chỉ đạo thực hiện điều chỉnh bổ sung phân công nhiệm vụ Ban phát triển

thôn gắn với nhiệm vụ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.
Tham mưu cho Đảng ủy ban hành Nghị quyết chỉ đạo thực hiện xây dựng
khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn xã Bình Định Bắc giai đoạn 2017
– 2020.
Sau khi UBND xã kiện toàn, bổ sung chức năng nhiệm vụ của BPT thôn
Đồng Dương, BCĐ xã họp các thành viên của BPT thôn để bàn khung kế hoạch,
thời gian công việc để hoàn thành đồng thời phân công nhiệm vụ thực hiện 10 tiêu


chí theo quy định và phân công từng thành viên đứng cánh từng tổ tự quản và từng
nhóm hộ để thực hiện công tác vận động, tuyên truyền người dân thực hiện theo
quy định.
2. Công tác rà sát, đánh giá hiện trạng thôn
Chỉ đạo công tác rà soát, thu thập thông tin để lấy số liệu xây dựng phương
án khu dân cư kiểu mẫu tại thôn Đồng Dương
3. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân
Chỉ đạo công tác tuyên truyền, in ấn tờ rơi, phát thanh trên đài truyền thanh
xã, tổ chức họp dân để tuyên truyền về xây dựng khu dân cư kiểu mẫu tại thôn
Đồng Dương
Tổ chức phát động tuyên truyền, phổ biến vận động quán triệt trong mọi tầng lớp
nhân dân. Học tập, bàn bạc phân tích, xác định rõ mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc nội lực
của cộng đồng và vai trò chủ thể của nông dân trong nội dung xây dựng KDCNTMKM.
Phát động phong trào thi đua xây dựng KDCNTMKM trong toàn dân trên địa
bàn thôn, coi nội dung xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị chủ yếu của thôn trong
năm 2018.
4. Công tác huy động nguồn lực triển khai thực hiện
Đặc biệt quan tâm các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân, tự nguyện hiến
đất, xem đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm của mình. Trên cơ sở đó thực hiện tốt phương
châm: “Dân biết – dân bàn – dân làm – dân đóng góp – dân kiểm tra – dân giám sát”.
Đưa trách nhiệm đóng góp thực hiện của nhân dân vào quy ước của thôn.

Triển khai thực hiện các nội dung thiết yếu trên cơ sở phát động tham gia của
người dân và lồng ghép các nguồn vốn hiện có, tổ chức triển khai thực hiện ngay các
nhiệm vụ thiết yếu theo lựa chọn của nhân dân trên địa bàn thôn, xóm hướng tới đạt
từng phần của tiêu chí.
5. Công tác triển khai các nhiệm vụ cụ thể
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng KDCNTMKM, kiện toàn Ban phát triển
thôn Đồng Dương; Tổ chức họp phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, bàn
khung kế hoạch, thời gian công việc theo yêu cầu của từng tiêu chí.
- Tổ chức tuyên truyền về Bộ tiêu chí “Khu dân cư nông thôn mới kiểu
mẫu”. Tổ chức họp dân lần 1.
- Triển khai khảo sát đánh giá thực trạng và lập phương án xây dựng khu dân
cư nông thôn mới kiểu mẫu; tổ chức họp dân lấy ý kiến về phương án.
- Hoàn chỉnh phương án trình huyện phê duyệt.


- Khu dân cư triển khai ra quân dọn vệ sinh, chỉnh trang đường trục thôn,
xóm.
- Từng tổ công tác phối hợp Ban phát triển thôn hướng dẫn nhân dân thực
hiện chỉnh trang vườn nhà, đường ngõ xóm.
- Tổ chức thực hiện các tiêu chí theo phương án và kế hoạch đề ra.
- Khi thấy khả năng đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu, Ban phát triển
thôn, Ban quản lý xã tổ chức đánh giá và tham mưu UBND huyện thẩm định công
nhận.
- Công bố Khu dân cư NTM kiểu mẫu đạt chuẩn trong vòng 45 ngày kể từ
ngày được UBND huyện công nhận.
6. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thường kỳ
Hằng tuần, hằng tháng Ban chỉ đạo xã tổ chức đánh giá công tác, lãnh đạo,
chỉ đạo; những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện cần tập trung giải
quyết từng hộ, các công việc trọng tâm tuần sau, tháng sau cần tập trung để làm cho
thôn, cho hộ gia đình.

Ban chỉ đạo xã, Ban quản lý NTM xã, Mặt trận các đoàn thể xã, thôn có
trách nhiệm giám sát kết quả thực hiện; Ban phát triển thôn định kỳ hằng quý báo
cáo kết quả thực hiện cho BCĐ, BQL xã để báo cáo huyện, tỉnh.
Phần 5. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
- Đề nghị UBND tỉnh, huyện tiếp tục hỗ trợ hướng dẫn việc thực hiện
KDCNTMKM để đạt chuẩn trong năm 2018; hướng dẫn thanh quyết toán vốn hỗ trợ
xây dựng khu dân cư kiểu mẫu để xã sử dụng nguồn kinh phí hiệu quá trong tổ chức
thực hiện.
- Thường xuyên quan tâm hỗ trợ về giải pháp phù hợp tháo gỡ những khó khăn
vướng mắc để địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng khu dân cư nông thôn mới
kiểu mẫu.
Nơi nhận:
- UBND huyện;
- Văn phòng ĐPNTM;
- Tổ thẩm định huyện;
- BCĐ NTM xã;

TM. BAN QUẢN LÝ
TRƯỞNG BAN

Chủ tịch UBND xã
Trà Tấn Túc



×