Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Nghiên cứu điều chỉnh loạn thị trong phẫu thuật phaco bằng kính nội nhãn toric tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244 KB, 26 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới, trên nh ững
bệnh nhân phẫu thuật thể thủy tinh (TTT), tỷ lệ mắc loạn th ị giác
mạc (GM) ≥ 1,25 D chiếm từ 25% - 30%. Nếu không được chẩn
đoán và điều chỉnh loạn thị mà chỉ phẫu thuật đặt kính nội nhãn
thông thường thì sẽ có một số lớn bệnh nhân còn tồn dư lo ạn th ị,
sau phẫu thuật bệnh nhân vẫn thấy nhìn mờ nhòe, lóa mắt nhức
mỏi mắt…
Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thị giác
và giảm phụ thuộc vào kính đeo sau phẫu thuật TTT, ngoài việc
phẫu thuật thay TTT bị đục, cần phải có những phương pháp điều
trị tật loạn thị đi kèm. Các phương pháp sử dụng đ ường rạch nh ư
phẫu thuật trên kinh tuyến cong, sử dụng cặp vết phẫu thu ật
xuyên đối xứng, phẫu thuật rạch giảm căng vùng rìa GM … có thể
điều trị được loạn thị ở mức độ nhẹ hoặc trung bình nhưng có
những nhược điểm là điều chỉnh kém chính xác, hiệu quả không
cao hoặc có nhiều tác dụng phụ do tác động xâm lấn nhiều đến
cấu trúc bề mặt GM. Phương pháp sử dụng các loại kính nội nhãn
toric có nhiều ưu điểm: chính xác, có thể điều trị đ ược đ ộ lo ạn thị
cao, tiên đoán được kết quả phẫu thuật và ít gây ra các tác d ụng
phụ cũng như biến chứng trong và sau phẫu thuật. Các nghiên c ứu
trên thế giới đều cho thấy điều chỉnh loạn thị bằng kính nội nhãn
toric cho kết quả thị lực (TL) cao sau phẫu thuật, đ ộ loạn thị tồn
dư thấp, chất lượng thị giác tốt và giảm khả năng phụ thuộc vào
kính đeo.
Ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân phẫu thuật phaco điều trị đ ục
TTT là rất nhiều, tuy nhiên các nghiên c ứu đi ều ch ỉnh lo ạn th ị ph ối
hợp trong phẫu thuật phaco còn hạn chế và ch ưa có một nghiên
cứu đầy đủ nào về phương pháp điều chỉnh loạn thị GM bằng kính
nội nhãn toric. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên c ứu nhằm m ục


tiêu:


2
1. Đánh giá kết quả phẫu thuật phaco đặt kính nội nhãn
toric điều trị đục TTT có kèm theo loạn thị giác mạc.
2. So sánh kết quả phẫu thuật phaco đặt kính nội nhãn
toric và kính nội nhãn thông thường trong điều trị đục
TTT có kèm theo loạn thị giác mạc.
Tính cấp thiết của đề tài:
Đục TTT là một bệnh khá phổ biến ở người có tuổi và là
nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở Việt Nam. Tỷ lệ loạn thị trên
những bệnh nhân mổ đục TTT là khá cao, làm giảm ch ất l ượng thị
giác của bệnh nhân nếu không được quan tâm điều trị. Hiện nay
phẫu thuật phaco đã trở nên phổ biến để điều trị đục TTT, kèm
theo là nhiều loại phương pháp điều chỉnh loạn thị như các phương
pháp sử dụng đường rạch giác mạc và phương pháp sử dụng kính
nội nhãn toric. Ở Việt Nam, vấn đề điều chỉnh lo ạn thị trong ph ẫu
thuật phaco chưa thực sự được quan tâm đúng m ức, m ới có m ột s ố
báo cáo về sử dụng đường rạch giác mạc điều chỉnh loạn thị, tuy
nhiên kết quả của các phương pháp này không cao. Trong khi đó
phương pháp sử dụng kính nội nhãn toric điều chỉnh lo ạn thị được
nhiều tác giả nước ngoài báo cáo cho kết quả tốt, thị lực sau m ổ
cao và ổn định, ít tác dụng phụ và biến ch ứng. Đây chính là lý do
chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá tính hiệu qu ả c ủa
phương pháp này, đồng thời phân tích các quy trình chẩn đoán, tính
toán công suất kính nội nhãn phù hợp và phân tích kỹ thuật phẫu
thuật nhằm nâng cao chất lượng của phương pháp điều trị này.
Những đóng góp mới của luận án
 Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên c ứu m ột cách khá




toàn diện về phương pháp điều chỉnh loạn thị trong phẫu
thuật phaco bằng kính nội nhãn toric.
Luận án đã đánh giá được hiệu quả về mặt thị lực, giảm đ ộ
loạn thị có sẵn trước phẫu thuật, giảm nhu cầu đeo kính nhìn
xa làm tăng chất lượng thị giác cho bệnh nhân. Đồng th ời lu ận


3



án cũng đánh giá được tính an toàn của phương pháp điều
chỉnh loạn thị bằng kính nội nhãn Acrysof toric
Luận án cũng đưa ra một số kinh nghiệm về chẩn đoán loạn thị
giác mạc, phương pháp tính toán công suất kính nội nhãn và các
kỹ thuật thực hiện phẫu thuật phaco đặt kính nội nhãn toric, các
phương pháp theo dõi và xử trí xoay lệch kính nội nhãn sau phẫu
thuật.
Bố cục của luận án

Luận án dày 131 trang, bao gồm: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1 Tổng quan 36 trang; Chương 2 - Đối t ượng và ph ương pháp nghiên
cứu 19 trang; Chương 3 - Kết quả nghiên cứu 29 trang; ch ương 4 Bàn luận 41 trang; Kết luận 2 trang; Đóng góp mới của luận án: 1
trang. Luận án gồm 44 bảng, 11 biểu đồ, 31 hình, 90 tài li ệu tham
khảo.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Loạn thị giác mạc

1.1.1. Khái niệm loạn thị:
Loạn thị là tình trạng các tia sáng đi qua quang h ệ của mắt
không hội tụ tại một điểm duy nhất mà là hai tiêu tuyến tr ước sau,
vuông góc với nhau trong không gian ba chiều.
1.1.2. Loạn thị giác mạc.
Loạn thị GM là nguyên nhân chính gây nên loạn thị của mắt.
Loạn thị thực sự xảy ra khi bán kính cong c ủa GM ở các kinh tuy ến
chênh nhau đủ lớn và GM có hai hướng kinh tuy ến chính vuông góc
với nhau: Một kinh tuyến có công suất tối đa (bán kính cong nh ỏ
nhất) và một kinh tuyến có công suất tối thiểu (bán kính cong l ớn
nhất).
Tỷ lệ loạn thị giác mạc > 1 D chiếm từ 25 -35%.
1.1.3. Phân loại loạn thị giác mạc:
 Loạn thị GM đều:


4
Giác mạc đều có bề mặt giống như bề mặt cong của quả bóng
bầu dục với hai kinh tuyến chính (có công suât khúc xạ cao nhất và
thấp nhất) vuông góc với nhau. Chỉ có loạn thị GM đ ều m ới có th ể
can thiệp được bằng các phương pháp phẫu thuật điều chỉnh loạn
thị.
 Loạn thị giác mạc không đều.
Giác mạc là một dạng bóng bầu dục không đều ho ặc có bề mặt
nhấp nhô. Hai kinh tuyến chính không vuông góc với nhau. Loạn thị
giác mạc không đều rất khó điều chỉnh do là hậu quả của các bệnh
lý giác mạc như viêm, chấn thương, mộng thịt, bệnh giác mạc
chóp…
1.2. Các phương pháp chẩn đoán loạn thị GM
1.2.1. Chẩn đoán hình thái loạn thị GM.

Bằng phương pháp chụp bản đồ GM. Cho phép khảo sát công
suất GM, độ dày và hình thái của GM
1.2.2. Chẩn đoán mức độ loạn thị GM.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán mức độ và trục loạn thị GM:
Chụp bản đồ giác mạc, đo bằng GM kế Javal- Schiotz ho ặc
Helmholtz, sinh trắc quang học nhãn cầu (IOL Master).
Độ chính xác của đa số các phương pháp là tương t ự nhau, tuy
nhiên hiện nay phương pháp sinh trắc quang học nhãn cầu đ ược
các tác giả ưu tiên sử dụng cho phẫu thuật đặt kính n ội nhãn toric
do khảo sát chính xác vùng quang học trung tâm của mắt.
1.3. Các phương pháp điều chỉnh loạn thị GM trong phẫu thuật
phaco.
1.3.1. Các phương pháp sử dụng đường rạch GM.
- Đặt vị trí vết mổ trên kinh tuyến cong nhất của GM: ứng d ụng
tính chất làm dẹt GM của vết mổ để làm giảm độ cong của kinh
tuyến cong nhất, do đó điều chỉnh được một phần loạn thị. Tác
dụng điều trị phụ thuộc vào độ lớn của vết mổ nhưng nhìn chung
tác dụng kém.
- Tạo cặp vết mổ xuyên đối xứng trên GM trong: tạo m ột cặp v ết
mổ đối xứng trên kinh tuyến cong nhất của giác mạc nhằm phát


5
huy tối đa tác động làm dẹt của vết mổ nên có thể đi ều tr ị lo ạn th ị
> 1D.
- Rạch giảm căng trên GM trong: Tạo một đôi đ ường r ạch cung
hoặc đôi đường rạch ngang trên kinh tuyến cong nhất c ủa GM, có
chiều sâu khoảng 80%- 90% chiều dày GM và có độ lớn tùy mức độ
loạn thị cần điều chỉnh. Tác dụng của phương pháp khá m ạnh
(điều trị 1- 3D), tuy nhiên do can thiệp quá sâu gần vùng quang học

trung tâm nên dễ gây ra các tác dụng phụ và kết quả khó đoán biết.
- Rạch giảm căng GM vùng rìa: Cặp đường rạch đ ược thực hiện
tại vùng rìa xa vùng quang học trung tâm nên ít tác d ụng ph ụ h ơn,
ít gây biến dạng hình ảnh và loạn thị không đ ều. Tuy nhiên tác
dụng điều trị của phương pháp không cao nên cũng chỉ áp dụng
cho các trường hợp loạn thị nhẹ. Đồng thời kết quả của phương
pháp cũng khó tiên đoán và không ổn định do bị thoái tri ển tác
dụng theo thời gian.
1.3.2. Điều chỉnh loạn thị GM bằng kính nội nhãn toric.
1.3.2.1. Nguyên lý của phương pháp
− Kính nội nhãn toric được thiết kế dựa trên nguyên lý tích hợp
hai phần kính cầu và kính trụ với nhau tạo nên một optic cầu
trụ. Phần công suất trụ được đánh dấu trục ở gần rìa c ủa optic
để khi đặt vào trong túi bao sẽ trùng với trục lo ạn thị của GM,
do vậy sẽ khử được loạn thị GM.
− Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào sự lệch trục của kính
toric. Nếu lệch 10 sẽ làm giảm 3,3% công suất điều chỉnh loạn thị,
lệch 150 sẽ làm giảm khoảng 50% tác dụng điều trị loạn thị của
kính.
1.3.2.2. Ưu điểm của phương pháp.
− Kính nội nhãn toric có nhiều mức điều ch ỉnh loạn thị khác
nhau nên sẽ làm tăng tính chính xác của kết quả thu đ ược sau
phẫu thuật. Đồng thời dải điều trị rộng giúp điều trị được loạn
thị cao. Các công thức tính toán trước phẫu thuật giúp tiên
đoán được độ loạn thị tồn dư sau phẫu thuật. Kỹ thu ật này


6
không phụ thuộc vào các phản ứng lành sẹo hay thoái triển của
GM nên kết quả có tính ổn định cao.

− Kính nội nhãn toric có thể được xoay lại một cách dễ dàng sau
phẫu thuật trong những trường hợp kính lệch trục quá mức
làm giảm kết quả của phẫu thuật.
1.3.2.3. Các đặc điểm của kính toric ảnh hưởng đến kết quả phẫu
thuật
 Chất liệu sinh học
Chất liệu sinh học của kính nội nhãn là một trong những yếu tố
vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hiện tượng xoay tr ục c ủa kính
nội nhãn và các biến chứng muộn khác mà phổ biến nhất là đ ục
bao sau thứ phát. Sự ma sát giữa túi bao và càng của IOL đóng vai
trò rất quan trọng làm hạn chế hiện tượng xoay trục c ủa kính n ội
nhãn. Sự ma sát càng lớn thì tính ổn định càng cao . Các nghiên cứu
đều chỉ ra chất liệu acrylic kỵ n ước có tính bám dính cao nhât, ít
gây xoay trục kính và tỷ lệ đ ục bao sau th ấp nh ất. Kính n ội nhãn
chất liệu silicon ít bám dính, dễ gây xoay tr ục kính và có t ỷ l ệ đ ục
bao sau cao nhất.
 Kích thước kính nội nhãn toric:
Kích thước tổng thể của kính đóng vai trò quan trọng trong việc
ngăn ngừa xoay kính. Các loại kính nội nhãn có kích thước < 11 mm dễ
bị xoay trục trong túi bao. Các loại kính nội nhãn có kích thước > 13
mm có nguy cơ làm biến dạng túi bao TTT. Kính nội nhãn có kích
thước 11 mm- 13 mm cho sự ổn định tốt nhất.
 Kiểu dáng kính nội nhãn toric
Các loại kính có càng hình tấm kích thước nhỏ dễ gây xoay trục hơn
càng dạng móc. Các loại kính có càng cải tiến như càng hình chữ L có
góc gấp linh hoạt, càng hình chữ Z giúp cho kính toric ổn định hơn trong
túi bao.
1.3.2.4. Kính nội nhãn Acrysof toric
Kính nội nhãn Acrysof toric được cấu tạo từ chất liệu acrylic kỵ
nước, với chiều dài tổng thể 13 mm và càng kính được cấu tạo hình

chữ L với góc gấp linh hoạt, giúp thay đổi kích thước linh hoạt để phù
hợp với tất cả các kích thước túi bao TTT, do đó làm tăng tính ổn định


7
không xoay trục của kính, một yếu tố tiên quyết dẫn đến sự thành
công của kỹ thuật.
1.4. Các nghiên cứu điều trị loạn thị bằng kính nội nhãn toric
Những nghiên cứu đầu tiên về kính nội nhãn toric là kính Staar
toric bằng chất liệu silicon của một số tác giả như Sun (2000)
Ruhswurm (2000), Leyland M (2001), Chang (2003)…, thu được kết
quả TL không chỉnh kính ≥ 20/40 từ 66% đến 84% với TL trung bình
từ 0.54 đến 0.62 đơn vị Snellen. Tuy nhiên các nghiên cứu này cho
thấy kính nội nhãn bằng chất liệu Silicon với càng dạng tấm với kích
thước tổng thể nhỏ 10.8 mm làm cho kính nội nhãn không ổn định,
không tương thích với kích thước túi bao, làm tăng nguy cơ lệch và
xoay kính, dẫn đến giảm kết quả phẫu thuật, làm tăng tỷ lệ phải
phẫu thuật xoay lại kính.
Nghiên cứu với các kính nội nhãn chất liệu Silicon có cải tiến
về hình dáng của càng kính dạng chữ z và chất liệu bằng PMMA
giúp kính ổn định tốt hơn trong túi bao. Nghiên cứu của De Silva
hoặc của Chang với kính nội nhãn Silicon có kích thước tổng th ể
11,2 mm cũng thu được kết quả tốt hơn về thị lực và đ ộ lo ạn thị
tồn dư.
Các nghiên cứu về sử dụng kính nội nhãn Acrysof toric c ủa các
tác giả Holland, Ahmed, Visser, Alio J… đạt kết quả cao về thị lực,
giảm độ loạn thị tồn dư và tính ổn định của kính nội nhãn trong
bao rất tốt.
Ở Việt Nam, chỉ có một số công trình nghiên cứu về đi ều ch ỉnh
loạn thị bằng đường rạch GM và một số báo cáo sơ bộ về hiệu quả

của kính nội nhãn toric nhưng chưa có một nghiên c ứu đ ầy đ ủ nào
về hiệu quả, tính chính xác và an toàn c ủa phương pháp cũng nh ư
phân tích chi tiết các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến k ết qu ả đi ều
trị


8
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng:
Bệnh nhân bị đục TTT có chỉ định mổ phaco và kèm theo loạn
thị GM ≥ 1,5D được phẫu thuật tại bệnh viện Mắt Kỹ thu ật cao Hà
Nội và bệnh viện Mắt Sài Gòn Hà Nội 1 từ 10/2010 đến 3/2016.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng
Cỡ mẫu nghiên cứu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu:
{Z1-α+Z1-β} 2
N = ---------------------------------------------------------------------------------(P1-P2)2
o
o

Z1-α/2 = 1,96 t ương ứng v ới đ ộ tin c ậy là 95%
Z1-β = 0,84 mong mu ốn 80% đ ộ tin c ậy đ ể bác b ỏ gi ả thuy ết

o

không
P1 = 0,634 là tỷ lệ bệnh nhân có thị lực sau m ổ ≥ 20/25 khi đ ặt

o


IOL toric theo nghiên cứu của Holland E
P2 = 0,414 là tỷ lệ bệnh nhân có thị lực sau m ổ ≥ 20/25 khi đ ặt

IOL thông thường theo nghiên cứu của Holland E
o p = (p1 + p2)/2
Tính được cỡ mẫu của mỗi nhóm là 79. Lấy thực t ế m ỗi nhóm
nghiên cứu là 80 mắt.
2.2.2. Quy trình nghiên cứu:


Khám trước mổ:
- Khám chẩn đoán đục TTT có chỉ định phẫu thuật: Thử TL, đo
nhãn áp, đánh giá mức độ đục TTT, phát hiện các bệnh mắt phối
hợp…
- Chẩn đoán loạn thị GM: chụp bản đồ giác mạc trên máy OPD
(Nidek), đo công suất và trục loạn thị, công suất cầu kính n ội nhãn
trên máy IOL Master.
- Khám toàn thân và làm các xét nghiệm cơ bản cho phẫu thuật


9



- Bệnh nhân có đục TTT và loạn thị GM được tư vấn tự lựa chọn
phương pháp điều trị, sau đó được chia về hai nhóm phẫu thuật
phaco đặt kính nội nhãn Acrysof toric (nhóm I) và phaco đ ặt kính
nội nhãn đơn tiêu thông thường IQ (nhóm II)
- Tính công suất loạn thị của kính nội nhãn Acrysof toric trên

phần mềm: acrysoftoriccalculator.com.
Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật:
- Đánh dấu vị trí vết mổ và trục kính nội nhãn toric trên vùng
rìa GM
- Tiến hành phẫu thuật với vị trí vết mổ đúng vị trí đánh dấu.
Với các bệnh nhân đặt kính nội nhãn toric thì xoay tr ục lo ạn th ị
của kính trùng với vị trí trục loạn thị trên GM.



Các biến số theo dõi:
Bệnh nhân được theo dõi ở thời điểm 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng và 1 năm sau phẫu thuật với các chỉ số sau:
- TL không kính và TL chỉnh kính tối đa, nhãn áp trước sau mổ
- Khúc xạ sau phẫu thuật: khúc xạ cầu và khúc xạ trụ t ồn dư,
tính toán độ loạn theo vector J0 và J45
- Độ loạn thị gây ra do vết mổ
- Đánh giá mức độ lệch trục kính nội nhãn toric
- Đánh giá hiệu quả phương pháp điều trị theo phương pháp
Alpin.
- Đánh giá nhu cầu đeo kính nhìn xa, các rối loạn thị giác
- Đánh giá mức độ hài lòng theo thang điểm 10.
- Các tai biến trong phẫu thuật và biến chứng sau phẫu thuật
2.2.3. Thu thập và xử lý số liệu:
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. S ử d ụng
các test χ2, test T, giá trị P và các tỷ lệ% để tìm s ự khác bi ệt và m ối
liên quan. Giá trị < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.


10

Chương 3
KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Một số đặc điểm chung
Bảng 3.1. Một số đặc điểm chung
Đặc điểm
Số mắt PT (n)
Số bệnh nhân PT (n)
Tuổi trung bình (min, max)

Nhóm I
80
72
61,98 ± 17,84

Nhóm II
80
70
67,68 ± 16,22

(20 ; 90)
Mắt (Phải/trái)
46/34
Trục nhãn cầu trung bình (mm)
24,34 ± 2,32
Công suất cầu kính nội nhãn (D)
17,84 ± 6,14
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới

(22; 84)

40/40
24,01 ± 1,97
18,39 ± 5,37

Nhóm I : Nam/nữ : 50 %/ 50 %.
Nhóm II : Nam /nữ : 38,57 % / 66,43%
Ở nhóm I, tỷ lệ nam nữ bằng nhau, ở nhóm II tỷ lệ nữ cao hơn
nam.
3.1.3. Mức độ đục thể thủy tinh ở hai nhóm
Độ cứng nhân TTT trung bình của nhóm I là 3,06 ± 0,62; c ủa
nhóm II là 3,15 ± 0,66.
3.1.4. Loạn thị giác mạc
Bảng 3.2. Loạn thị giác mạc trung bình (D)
Loạn thị GM

Nhóm I

Nhóm II

P

Độ loạn thị trung bình
2,47 ± 0,76
2,34 ± 0,55
>0,0
(D)
5
Nhận xét: Loạn thị GM trung bình của nhóm I cao hơn nhóm II
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.



11
3.1.5. Thị lực trước phẫu thuật chưa chỉnh kính (UCVA)
Biểu đồ 3.1. Thị lực trước phẫu thuật chưa chỉnh kính của hai
nhóm.
Nhận xét: Bệnh nhân có TL trước phẫu thuật thấp. Nhóm I TL
chủ yếu < 20/200 chiếm đa số là 77,5 %, nhóm II chi ếm 70 %. TL ≥
20/200 ở nhóm I chiếm 22,5 % và nhóm II chiếm 30 %. Khác bi ệt
TL giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.1.6. Các mức độ công suất của kính nội nhãn toric ở nhóm I

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các mức độ công suất của kính nội nhãn
toric
Nhận xét: SN60T4, SN60T5 là 2 nhóm được sử dụng nhiều nhất
chiếm tỷ lệ 56,25 %.
3.2. Kết quả phẫu thuật nhóm I
3.2.1. Kết quả thị lực
3.2.1.1. Thị lực sau phẫu thuật chưa chỉnh kính của nhóm I
Bảng 3.3. Thị lực sau phẫu thuật chưa chỉnh kính của nhóm I
(UCVA)
Mức độ
TL
Tốt
≥ 20/25
Khá
20/40 – 20/32
Trung bình
20/63 – 20/50
Kém < 20/63


Thời gian
1 ngày
1 tuần
1 tháng 3 tháng 6 tháng
37
55
56
55
55
(46,25%) (68,75%) (70%) (68,75%) (68,75%)
29
14
13
16
15
(36,25%) (17,5%) (16,25%) (20%) (18,75%)
14
11
11
9
10
(17,5%) (13,75%) (13,75%) (11,25%) (12,5%)
0%
0%
0%
0%
0%

1 năm
56

(70%)
14
(17,5%)
10
(12,5%)
0%

Nhận xét: Từ thời điểm 1 tuần trở đi, TL tốt chiếm đa số và ổn
định trong suốt các thời điểm theo dõi tiếp sau cho đ ến thời đi ểm
1 năm.


12
Bảng 3.4. Thị lực sau phẫu thuật chưa chỉnh kính trung bình
nhóm I
Thời gian
TL logMAR
p

1 ngày 1 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 năm
0,181
0,148
0,138
0,138
0,136
0,136
± 0,127 ± 0,123 ± 0,132 ± 0,127 ± 0,131 ± 0,130
< 0,05 < 0,05
< 0,05
< 0,05

< 0,05

Nhận xét: TL trung bình của nhóm I đạt mức cao và ổn đ ịnh t ừ
thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật, khác biệt với thời điểm 1 ngày,
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.1.2. Thị lực sau phẫu thuật có chỉnh kính của nhóm I
Bảng 3.5. Thị lực sau phẫu thuật có chỉnh kính của nhóm I
Mức độ
TL
Tốt
≥ 20/25
Khá
20/40 – 20/32
Trung bình
20/63 – 20/50
Kém < 20/63

1 ngày

1 tuần
69
62
(86,25%
(77,5%)
)
10
7
(12,5%) (8,75%)
8
4

(10%)
(5%)
0%
0%

Thời gian
1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 năm
71
70
71
70
(88,75% (86,25% (88,75%
(87,5%)
)
)
)
6
5
6
5
(7,5%) (6,25%) (7,5%) (6,25%)
4
4
4
4
(5%)
(5%)
(5%)
(5%)
0%

0%
0%
0%

Nhận xét: Sau chỉnh kính, TL chủ yếu ở mức tốt ngay từ ngày
đầu sau mổ, tăng lên từ thời điểm 1 tuần và ổn định trong su ốt các
thời điểm theo dõi đến 1 năm.
Bảng 3.6. Thị lực sau phẫu thuật có chỉnh kính trung bình
nhóm I
Thời gian
TL logMAR
p

1 ngày
0,123
± 0,105

1 tuần
0,074
± 0,102
<0,05

1 tháng
0,068
± 0,104
<0,05

3 tháng
0,064
± 0,103

<0,05

Nhận xét: TL logMAR trung bình của nhóm I đạt m ức cao và ổn
định từ thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật. khác biệt với th ời điểm 1
ngày, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.2. Nhãn áp
Bảng 3.7. Nhãn áp trước và sau phẫu thuật (mmHg)

6 tháng
0,066
± 0,104
<0,05


13

Thời
gian
Nhãn áp

Trước PT
15,16
± 1,61

p

1
ngày
13,31
± 1,37

< 0.05

1
tuần
13,16
± 1,35
< 0.05

1 tháng

3 tháng

6 tháng

13,10
± 1,25
< 0.05

13,27
± 1,17
< 0.05

12,93
± 1,10
< 0.05

Nhận xét: Nhãn áp trung bình ở các thời điểm sau phẫu thuật
đều thấp hơn trước phẫu thuật và có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.3. Kết quả khúc xạ
3.2.3.1. Kết quả khúc xạ cầu và trụ

Bảng 3.8. Khúc xạ cầu và trụ tại các thời điểm (D)
Thời gian
Trước PT
1 ngày
1 tuần
1 tháng
3 tháng
6 tháng
1 năm

Khúc xạ cầu
(D)
0,33 ± 0,52
0,14 ± 0,54
0,12 ± 0,51
0,12 ± 0,50
0,12 ± 0,49
0,12 ± 0,50

Khúc xạ trụ
(D)
- 2,47 ± 0,76
- 0,46 ± 0,26
- 0,36 ± 0,25
- 0,35 ± 0,24
- 0,34 ± 0,25
- 0,35 ± 0,24
- 0,34 ± 0,24

p

<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05

Nhận xét: Khúc xạ cầu trung bình ở các thời điểm có xu h ướng
viễn thị. Khúc xạ trụ (loạn thị tồn dư) trung bình ở các th ời điểm
sau phẫu thuật thấp hơn so với loạn thị GM trước phẫu thuật với p
< 0,05.
3.2.3.2. Kết quả khúc xạ theo vector loạn thị J0 và J45

Biểu đồ 3.3. Vector loạn thị J0 và J45 trước và sau phẫu thuật 1
năm
Nhận xét: Ở thời điểm 1 năm cả vector J 0 và J45 đều giảm rõ rệt
so với trước phẫu thuật.Với J 0 có 100 % ≤ 0,5 D, với J 45 có 100 % ≤
0,5 D
3.2.3.3. Phân tích theo phương pháp Alpin thời điểm 1 năm cho thấy:

1
năm
13,10
± 1,25
< 0.05


14
TIA: Mức khử loạn thị mong muốn 2,26 ± 0,71D
SIA: Mức khử loạn thị do phẫu thuật đạt được 2,15 ± 0,79D

DV: Mức loạn thị cần có thêm để đạt được kết quả mong
muốn: 0,34 ± 0,22 D
CI: Hệ số điều chỉnh 1,04 ± 0,13. Chỉ số > 1 chỉ ra rằng toàn bộ
nhóm nghiên cứu thiểu chỉnh nhẹ
IS: Chỉ số thành công 88,32 ± 4,71 %
3.2.4. Kết quả về tính ổn định của kính nội nhãn Acrysof toric
3.2.4.1. Mức độ lệch trục kính nội nhãn toric : Mức độ lệch trục kính
nội nhãn toric tại các thời điểm được xác định bằng cách đo tr ục
kính nội nhãn tại thời điểm đó rồi tính sự chênh lệch v ới tr ục kính
nội nhãn dự tính đặt trong phẫu thuật
Bảng 3.9. Lệch trục kính nội nhãn toric ở các thời điểm (độ)
Thời gian

1 ngày

1 tuần

Lệch trục

3,33
± 1,52

4,29
± 1,75

1
tháng
4,28
± 1,74


3
tháng
4,26
± 1,73

6
tháng
4,25
± 1,75

1 năm
4,21
± 1,74

Nhận xét: Mức độ lệch trục trung bình thấp nhất ở thời điểm 1
ngày tăng nhẹ và ổn định ở các thời điểm theo dõi cho đến 1 năm.
3.2.4.2. Mức độ xoay trục của kính nội nhãn toric
Mức độ xoay trục được xác định bằng sự chênh lệch trục của
kính giữa thời điểm 1 ngày và các thời điểm khám sau đó.
Bảng 3.10. Mức độ xoay của kính nội nhãn toric ở các thời
điểm (độ)
Thời gian
Mức xoay trung bình
p

1 tuần
0,98
± 1,02

1 tháng

1,08
± 0,96
>0,05

3 tháng
1,15
± 1,23
>0,05

6 tháng
1,22
± 1,14
>0,05

Nhận xét: Mức độ xoay kính nội nhãn ở các thời điểm 1 tuần
đến 1 năm đều thấp. Từ thời điểm 1 tuần trở đi, tr ục IOL ổn đ ịnh,
không có sự khác biệt giữa các thời điểm với p > 0,05.


15
3.2.5. Biến chứng trong và sau phẫu thuật
Biến chứng hay gặp nhất là tình trạng rách màng Descemet với
tỷ lệ 3,75%, tuy nhiên chỉ gặp rách nhẹ vùng vết mổ < 1mm. Ch ỉ có
4 mắt (5%) bị phù GM mức độ nhẹ ở thời điểm 1 ngày sau m ổ..
Biến chứng muộn chỉ gặp đục bao sau nhẹ 2,5% ở thời điểm 1
năm.
3.3. So sánh kết quả phẫu thuật nhóm I và nhóm II
3.3.1. Thị lực không chỉnh kính của 2 nhóm
Bảng 3.12. So sánh thị lực không chỉnh kính của hai nhóm
Nhóm I (n)

Tố
Trung
Khá
Kém Tốt
t
bình
1 ngày 37 29
14
0
18
1 tuần 55 14
11
0
21
1 tháng 56 13
11
0
21
3 tháng 55 16
9
0
21
6 tháng 55 15
10
0
20
1 năm 56 14
10
0
20


Thời
gian

Nhóm II (n)
P
Trung
Khá
Kém
bình
27
25
10 p<0,05
26
24
9
p<0,05
27
23
9
p<0,05
28
22
9
p<0,05
30
21
9
p<0,05
30

21
9
p<0,05

Nhận xét: TL không chỉnh kính ở nhóm I chủ yếu là TL t ốt và
khá, cao hơn so với nhóm II. Ở thời điểm 1 năm, số m ắt đ ạt th ị l ực
tốt ở nhóm I là 56/80 mắt (70%) cao hơn so với nhóm II 20/80
mắt (25%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.3.2. Thị lực có chỉnh kính của hai nhóm
Bảng 3.13. So sánh thị lực có chỉnh kính của hai nhóm
Nhóm I (n)
Thời
gian
1 ngày
1 tuần
1 tháng
3 tháng
6 tháng
1 năm

Nhóm II (n)

P

Tốt

Khá

Trung
bình


Kém

Tốt

Khá

Trung
bình

Kém

62
69
70
71
70
71

10
7
6
5
6
5

8
4
4
4

4
4

0
0
0
0
0
0

60
64
65
66
66
65

11
9
10
9
9
10

9
7
5
5
5
5


0
0
0
0
0
0

p>0,05
p>0,05
p>0,05
p>0,05
p>0,05
p>0,05


16
Nhận xét: sau chỉnh kính, TL của hai nhóm đều tăng lên m ức
cao, không có sự khác biệt với p > 0,05.
3.3.3. Khúc xạ sau phẫu thuật
3.3.3.1. Loạn thị tồn dư
Bảng 3.14. So sánh loạn thị tồn dư trung bình của hai nhóm (D)
Nhóm
Thời gian
1 ngày
1 tuần
1 tháng
3 tháng
6 tháng
1 năm


Nhóm I
(D)

Nhóm II
(D)

p

- 0,46 ± 0,26
- 0,36 ± 0,25
- 0,35 ± 0,24
- 0,34 ± 0,25
- 0,35 ± 0,24
- 0,34 ± 0,24

- 1,81 ± 0,60
- 1,81 ± 0,57
- 1,86 ± 0,67
- 1,85 ± 0,67
- 1,85 ± 0,67
- 1,85 ± 0,67

<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05


Nhận xét: Loạn thị tồn dư ở nhóm II cao hơn so với nhóm I ở
các thời điểm sau phẫu thuật. Sự khác biệt có ý nghĩa th ống kê v ới
p < 0,05
3.3.3.2. Tỷ lệ loạn thị tồn dư theo các mức độ
Bảng 3.15. So sánh tỷ lệ các mức loạn thị tồn dư của hai nhóm
(%)
Thời
gian
1 ngày
1 tuần
1 tháng
3 tháng
6 tháng
1 năm

Loạn thị tồn dư ≤ 0,5
D
Nhóm I
Nhóm II
52,5
0
73,75
0
75,00
0
77,50
0
78,75
0
78,75


Loạn thị tồn dư ≤ 1
D
Nhóm I
Nhóm II
97,50
15
100
6,25
100
3,75
100
3,75
100
3,75
100
3,75

p
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05
< 0,05

Nhận xét: Tỷ lệ loạn thị tồn dư ≤ 0,5 D của nhóm I cao và ổn
định, trong khi ở nhóm II không có tr ường h ợp nào có lo ạn th ị t ồn



17
dư ≤ 0,5 D. Tỷ lệ loạn thị tồn dư ≤ 1 D c ủa nhóm I chi ếm t ới 100%
trường hợp từ thời điểm 1 tuần sau phẫu thuật trong khi ở nhóm
II, chỉ gặp ở 15% trong ngày đầu tiên, sau đó giảm dần và chỉ còn
3,75% ở các thời điểm theo dõi tiếp theo. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
3.3.3.3. Kết quả loạn thị theo vector J0 và J45
Biểu đồ 3.4. So sánh k ết qu ả lo ạn th ị 1 năm theo vector J 0 và
J 45 giữa hai nhóm
Nhận xét: Vector J0 và J45 sau mổ 1 năm của nhóm I thấp hơn so v ới
nhóm II biểu hiện bằng các giá trị J 0 và J45 tập trung quanh gốc tọa
độ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.3.4. Nhu cầu cần kính nhìn xa
Bảng 3.16. So sánh nhu cầu đeo kính nhìn xa ở 2 nhóm
Nhóm

n

Nhóm I
Tỷ lệ

n

Nhóm II
Tỷ lệ

p

Nhu cầu
kính nhìn

13/72
18,05%
45/70
64,28% < 0,05
xa
Nhận xét: Nhu cầu cần đeo kính nhìn xa ở nhóm I chỉ có thấp
hơn nhóm II. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.3.5. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân theo thang
điểm 10:
Nhận xét: Ở nhóm I có 91,67% bệnh nhân cho điểm 10 hài lòng;
5,55% cho điểm 9 hài lòng; 2,78% cho điểm 8 hài lòng. Trong khi đó
số điểm hài lòng của nhóm II thấp hơn với 10% cho điểm 10 hài
lòng;15,71% cho điểm 9 hài lòng, nhiều nhất là cho điểm 8 với
54,28%, cho điểm 7 với 20%. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
Chương 4


18
BÀN LUẬN












4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.
Trung bình của cả nhóm nghiên cứu là 64,83 ± 17,23 tu ổi. Tu ổi
bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi t ương t ự so với m ột s ố
tác giả khác. Các tác giả trên thế giới cũng báo cáo th ực hi ện ph ẫu
thuật đặt kính nội nhãn toric trên những bệnh nhân trẻ tuổi. Trong
nghiên cứu của tác giả Holland, tuổi thấp nhất là 21 tuổi
Tính chung cả hai nhóm, tỷ lệ nữ cao hơn nam tương ứng là
55,6%/ 44,4%. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều báo cáo t ỷ
lệ nữ giới phẫu thuật đục TTT thường cao hơn hẳn nam giới như
Khúc Thị Nhụn (2006): 35,26% nam, 64,73% nữ; Hoàng Tr ần
Thanh (2010): 33,3% nam, 66,7% nữ. Vũ Mạnh Hà (2014): 45,2%
nam, 54,8% nữ
Độ cứng nhân TTT trung bình c ủa của cả 2 nhóm là 3,11 ± 0,64 .
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự kết quả của một số tác gi ả
trong nước. Khúc Thị Nhụn (2002) cho thấy nhân c ứng đ ộ III
chiếm đa số với 48,7% tiếp đến là độ IV chiếm 30,6%.
Đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có th ị l ực tr ước m ổ thấp.
Trước khi chỉnh kính, ở nhóm I chiếm đa số là các bệnh nhân có
mức TL < 20/200 với 77,5%. TL 20/200 đến 20/63 ch ỉ chi ếm
22,5%. Ở nhóm II cũng tương tự (70%/ 30%). Kết quả của chúng
tôi tương đương với các tác giả trong n ước nhưng th ấp h ơn các tác
giả nước ngoài
Loạn thị GM tr ướ c phẫu thu ật ở nhóm I là 2,47 ± 0,76; nhóm II là
2,34 ± 0,55 D, cả 2 nhóm là 2,41 ± 0,66 D; giữa hai nhóm s ự khác
biệt không có ý nghĩa th ống kê. Đ ộ lo ạn th ị th ấp nh ất là 1,50 D,
độ loạn thị cao nhất là 5,12 D. Đ ộ lo ạn th ị trong nghiên c ứu c ủa
chúng tôi cũng t ương đ ương v ới m ột s ố tác gi ả n ước ngoài nh ư
Bauer, Visser, Miyake…
4.2. Kết quả phẫu thuật nhóm I



19
4.2.1. Kết quả thị lực: Sau phẫu thuật 1 ngày, TL không chỉnh kính
ở nhóm I đã ở mức cao, với TL trung bình logMAR sau ch ỉnh kính là
0,123 ± 0.105 so với trước mổ là 0,95 ± 0,67. Sau 1 tuần, TL c ủa
nhóm I đã tăng lên mức đáng kể và từ thời điểm sau phẫu thuật 1
tháng trở đi, TL không chỉnh kính đ ều ổn định và không có s ự khác
biệt nhiều giữa các thời điểm. TL không chỉnh kính ở các th ời điểm
sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm đạt m ức cao với
mức TL tốt tương ứng là 70%; 68,75%; 68,75% và 70%. TL khá (≥
20/40) đạt các mức tương ứng là 86,25%; 88,75%; 87,5% và
87,5%. Tình trạng TL ổn định này là do khúc xạ của mắt trong su ốt
quá trình theo dõi ổn định và không có các biến ch ứng mu ộn nào
được ghi nhận. Kết quả của chúng tôi cũng tương đ ương với kết
quả của các tác giả trên thế giới như Bauer (2008) với 85% đ ạt th ị
lực ≥ 20/25, Mendicute J (2008) với 93,3% đạt th ị l ực ≥ 20/40,
Farooqui JH (2015) đạt TL trung bình là 0,081 logMAR.


20



4.2.2. Kết quả khúc xạ
Khúc xạ cầu ở nhóm I có xu hướng viễn thị nhẹ, cao nhất ở thời



điểm 1 ngày với mức trung bình là 0,33 ± 0,52 D, sau đó gi ảm dần

nhưng ổn định ở các thời điểm theo dõi sau đó. Jin H (2010) thu
được kết quả độ cầu 0,46 ± 0,88D (dao động t ừ - 1,50 đ ến 1,75D)
và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với mức dự đoán là 0,09 ± 0,86
(dao động từ - 2,10 đến 1,40). Nguyên nhân là do khúc x ạ mong
muốn của mắt sau mổ được tính toán sao cho khúc xạ cầu t ương
đương xấp xỉ giá trị 0 (Độ cầu tương đương = độ cầu + ½ độ loạn).
Khi độ loạn thị còn tồn dư thì theo công th ức cầu trung bình, đ ộ
viễn thị đo được sẽ tăng lên. Độ khúc xạ cầu dịch chuyển về phía
viễn thị đồng thời với độ loạn tồn dư làm công thức khúc xạ c ủa
mắt có xu hướng trở thành loạn thị hỗn hợp
Loạn thị tồn dư ở nhóm I cao nhất ở 1 ngày sau phẫu thuật với



mức - 0,46 ± 0,26 D, ổn định từ thời điểm 1 tuần và ở th ời đi ểm 1
năm là - 0,34 ± 0,24 D với 78,75% mắt có loạn th ị ≤ 0,5 D. Tuy
nhiên ở tất cả các thời điểm độ loạn thị tồn d ư đều cao h ơn so v ới
loạn thị ước tính.
Các tác giả trên thế giới báo cáo các kết quả khá khác bi ệt về
kết quả loạn thị tồn dư do đặc điểm loạn thị của nhóm nghiên cứu
cao thấp khác nhau, sử dụng các loại kính n ội nhãn khác nhau. Sun
XY sử dụng kính nội nhãn silicon đạt kết quả 55,4% số mắt có đ ộ
loạn thị ≤ 0,75 D. Bauer NJ (2008) sử dụng kính nội nhãn Acrysof
toric đạt được 74% mắt có độ loạn thị tồn dư < 0,75 và 91% mắt
có loạn thị tồn dư < 1 D. Visser (2011) thu được kết quả 62% s ố
mắt có loạn thị tồn dư < 0,75 ở 62%. Có 81% s ố mắt có loạn thị
tồn dư < 1 D. Kết quả của các tác giả cũng khác nhau do loạn thị
trước mổ có mức độ khác nhau.
Độ loạn thị tồn dư được phân tích theo phương pháp vector J 0 và J45
đều giảm rõ rệt so với trước phẫu thuật. Với J 0 có 100% ≤ 0,5 D.



21



Với J45 có 100% ≤ 0,5 D. Kết quả của chúng tôi cao hơn với
Mendicute J (2008) với 80% loạn thị ở trong kho ảng 0,5D v ới J 0 và
93,3% với J45 và tương đương với một số tác giả khác như Koshy,
Bauer.
Phân tích kết quả loạn thị theo phương pháp Alpin,



Kết quả của chúng tôi cho thấy chỉ số điều chỉnh là 1,04 ± 0,13.
Chỉ số này > 1 cho thấy phương pháp thiểu ch ỉnh nhẹ. Điều này
cũng phù hợp với cách chọn công suất kính toric của chúng tôi là
với loạn thị ngược thì chọn công suất trụ không vượt quá đ ộ lo ạn
thị, với loạn thị thuận thì chọn thấp hơn loạn thị của m ắt t ừ 0,3 –
0,5 D. Tác giả Alio JL (2010) lại tính đ ược chỉ số điều chỉnh là 0,91
± 1,23 rất gần với 1 nhưng < 1 cho thấy ph ương pháp thặng ch ỉnh
nhẹ.
Còn
theo
Hoffmann
PC (2011), tác giả thấy độ loạn thị giảm 101%. Có 42,5% s ố mắt bị
điều chỉnh quá mức với chỉ số điều chỉnh >1. Nghiên c ứu c ủa
Miyake T (2014) tính được chỉ số điều ch ỉnh 1,02 ± 0,36, và tác gi ả
cho rằng chỉ số này nói lên tính chính xác cao c ủa ph ẫu thu ật.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số thành công 88,32 ± 4,71%,

tương đương với kết quả của tác giả Alio JL là 89%.
4.2.3. Mức độ ổn định của kính nội nhãn toric
Với kính nội nhãn toric, nếu kính lệch đi 1o so với trục loạn thị sẽ



làm suy giảm 3,3% công suất điều trị của kính. Lệch 30 o sẽ mất tác
dụng điều chỉnh loạn thị. Nếu lệch trên 30 o sẽ làm tăng thêm loạn
thị. Do vậy, tính chính xác của trục kính nọi nhãn toric có vai trò
quyết định đối với hiệu quả của phương pháp, và việc đặt kính càng
chính xác càng tốt.
Dardzhikova (2007) báo cáo 95% kính Acrysof toric l ệch < 10 o,
Chang DF (2008) là 99%, Holland (2010) là 97%. Nghiên cứu của
chúng tôi sử dụng kính toric chất liệu acrylic kỵ n ước, cho th ấy
mức độ lệch trục kính nội nhãn toric tương đương với các tác giả
nước ngoài. Tuy nhiên chúng tôi không gặp trường hợp nào l ệch


22
kính toric quá 10o, mức độ lệch lớn nhất trong nghiên cứu của
chúng tôi là 7o. Các tác giả đều cho rằng lệch trục kính nội nhãn
dưới 10 độ thì không cần phải tiến hành xoay lại trục. Lệch trên
10o thì cần xem xét xoay lại trục kính và thời điểm tốt nhất là
khoảng 2 tuần sau phẫu thuật, khi mà lúc này túi bao TTT đã xảy
ra hiện tượng xơ co một phần làm túi bao co nh ỏ lại, giúp gi ữ kính
nội nhãn ổn định hơn.


23




4.3. So sánh kết quả phẫu thuật của hai nhóm
4.3.1. Kết quả thị lực của hai nhóm
Thị lực không chỉnh kính của nhóm I cao hơn nhóm II ở tất cả
các thời điểm theo dõi sau mổ. Ở thời điểm 1 năm, TL của nhóm I
chủ yếu là TL tốt với tỷ lệ 70%, trong khi nhóm II ch ỉ có 25%, còn
lại chủ yếu là TL trung bình và khá. TL trung bình c ủa nhóm I cũng
cao hơn nhóm II tương ứng với 0,136 ± 0,130 so v ới 0,304 ± 0,172
đơn vị logMAR. TL không chỉnh kính tốt và khá ở nhóm I đặt kính
toric cao hơn có ý nghĩa so với nhóm II đ ặt kính IQ. Đi ều này ch ứng
tỏ tác dụng điều chỉnh loạn thị của kính nội nhãn đã làm tăng kết
quả TL của phẫu thuật so với kính đơn tiêu IQ ch ỉ có tác d ụng đi ều
trị khúc xạ cầu mà không có tác dụng điều trị loạn thị.
Tuy nhiên TL có chỉnh kính của cả hai nhóm thì không có s ự
khác biệt. Tỷ lệ các mức TL tốt, khá, trung bình đều ở m ức t ương
đương nhau cho thấy vấn đề chính gây giảm TL là do loạn th ị t ồn
dư chưa được điều chỉnh tốt, và sau khi ch ỉnh hết khúc xạ tồn d ư,
TL tăng lên đạt mức tốt.
4.3.2. Kết quả khúc xạ sau phẫu thuật của hai nhóm.
Khúc xạ tồn dư:
Nhóm I khúc xạ cầu có xu hướng viễn thị hơn mức dự kiến
nhưng nhẹ. Tuy nhiên ở nhóm II độ viễn thị cầu khá cao. Mức khúc
xạ cầu viễn thị này giúp trung hòa độ cận loạn tồn dư sau phẫu
thuật, đảm bảo khúc xạ cầu tương đương của mắt g ần bằng 0. Tác
giả Jin H thấy rằng, khúc xạ sau phẫu thuật là một phức hợp của
mặt cầu trụ GM, kính cầu trụ toric, các yếu t ố dịch kính võng m ạc
khác tạo thành một hỗn hợp kính cầu trụ có khúc xạ cầu t ương
đương không thay đổi. Khi khúc xạ trụ tồn dư sẽ làm khúc x ạ cầu
xu hướng viễn thị và tạo ra tình trạng loạn thị hỗn hợp .

Nhóm II dùng kính nội nhãn đơn tiêu thông thường IQ có m ức
loạn thị tồn dư cao hơn nhóm I, tuy nhiên loạn thị tồn dư vẫn thấp
hơn so với loạn thị trước phẫu thuật do nhóm này các bệnh nhân
đều được phẫu thuật trên trục loạn thị nhằm làm giảm bớt loạn
thị có sẵn trước mổ. Nhóm II có độ loạn thị trung bình trước mổ là


24



2,34 ± 0,55, sau mổ là 1,85 ± 0,67 D, gi ảm đ ược 0,49 D so v ới tr ước
mổ.
So sánh vector loạn thị tồn dư J0 và J45 của 2 nhóm
Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng J 0 và J45 trước phẫu thuật ở
hai nhóm không khác khác biệt có ý nghĩa. Sau ph ẫu thuật 1 năm, J 0
và J45 giữa nhóm I và nhóm II có s ự khác bi ệt rõ r ệt. J 0 và J45 sau mổ
của nhóm I đều tập trung quanh gốc tọa độ (0;0) ch ỉ ra rằng loạn
thị đã được điều chỉnh tốt, trong khi với nhóm II các ch ỉ s ố này vẫn
rải rác không tập trung với biên độ lớn, ch ứng tỏ loạn thị vẫn ch ưa
được điều chỉnh.
4.3.3. Về nhu cầu đeo kính nhìn xa:
Nhu cầu đeo kính nhìn xa ở hai nhóm có sự khác biệt rõ ràng với
ý nghĩa thống kê. Ở nhóm I chỉ có 13/72 (18,05%) bệnh nhân có
nhu cầu đeo thêm kính. Còn ở nhóm II có tới 45/70 (64,28%) có
nhu cầu đeo kính nhìn xa. Những bệnh nhân này sau khi đ ược th ử
kính nhìn xa ở thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật, cảm nhận s ự
khác biệt giữa không đeo kính và đeo kính, được hỏi về nhu cầu
đeo thêm kính nhìn xa để nhìn rõ hơn hay không.
Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với tác giả Farooqui JH

(2015) báo cáo kết quả nghiên cứu điều chỉnh loạn thị cao > 1,5 D
bằng kính nội nhãn acrysof toric (Alcon). Có 85% bệnh nhân hài
lòng về TL đạt được, 90% không phàn nàn về các tri ệu ch ứng chói
lóa, 100% bệnh nhân hài lòng với chất lượng TL và ch ỉ có 15%
bệnh nhân được kê đơn kính nhìn xa
4.3.4. Mức độ hài lòng
Sự cho điểm hài lòng ở nhóm I cao hơn hẳn so với nhóm II. Điều
này có thể do tình trạng loạn thị tồn d ư thấp h ơn, nên ch ất l ượng
thị giác tốt hơn và ít các rối loạn thị giác hơn so với nhóm II. B ệnh
nhân ở nhóm II mặc dù mức độ cho điểm hài lòng thấp hơn tuy
nhiên vẫn đạt trung bình điểm khá cao. Có thể do bệnh nhân đã
được giải thích trước về tiên lượng phẫu thuật nên mặc dù TL sau
phẫu thuật chưa thực sự tốt và có những rối loạn thị giác nh ất


25
định nhưng bệnh nhân vẫn cho điểm hài lòng cao, thấp nhất là 7
điểm.
KẾT LUẬN




Qua nghiên cứu 80 mắt được phẫu thuật phaco đặt kính n ội
nhãn Acrysof toric và 80 mắt đặt kính Acrysof IQ, chúng tôi rút ra
được một số kết luận sau:
1. Kết quả của phẫu thuật phaco đặt kính nội nhãn toric điều
trị đục thể thủy tinh có kèm theo loạn thị giác mạc.
Độ loạn thị giác mạc trung bình trước mổ 2,47 ± 0,76D
Thị lực phục hồi sớm, tốt và ổn định lâu dài. Thị lực ch ưa chỉnh




kính trung bình 1 năm là 0,136 ± 0,130 logMAR
87,5% mắt có thị lực ≥ 20/40; 70% mắt có thị lực ≥ 20/25; 27,5%



mắt có thị lực 20/20
Loạn thị tồn dư trung bình 0,34 ± 0,24 D; 78,5% mắt có lo ạn th ị



tồn dư ≤ 0,5 D, 100% mắt có loạn thị tồn dư ≤ 1 D ở thời đi ểm 1
năm sau phẫu thuật.
Phân tích theo phương pháp vector: với J0: 100% ≤ 0,5 D, với J45:



100% ≤ 0,5 D
Phân tích theo phương pháp Alpin: hệ số hiệu chỉnh 1,04 ± 0,13



cho thấy phương pháp thiểu chỉnh nhẹ, hệ số thành công là
88,32%.
Mức độ lệch trục của kính nội nhãn toric trung bình ở thời điểm 1




năm là 4,21 ± 1,74 độ. Có 87,5% lệch trục ≤ 5 độ và 100% lệch ≤ 10
độ
Biến chứng trong và sau phẫu thuật thấp, không có trường hợp



nào phải xoay lại trục kính
Có 81,95% không có nhu cầu đeo kính nhìn xa, tỷ lệ hài lòng cao
với 100% cho điểm hài lòng trên 8 điểm, 91,67% cho 10 điểm hài
lòng.
2. So sánh kết quả của phẫu thuật phaco đặt kính nội nhãn
toric và kính nội nhãn thông thường:


×