Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Up CHUYÊN đề 2 chính (autosaved)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.32 KB, 18 trang )

Chuyên đề 2
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
QUA CÁC LUẬT DOANH NGHIỆP 1999, 2005 2014
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
I. Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân qua các
Luật Doanh nghiệp 1999, 2005 và 2014
1- Đổi mới quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân qua các
Luật Doanh nghiệp 1999, 2005 và 2014
Tới năm 1999, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã đi đ ược m ột
chặng đường tuy chưa thật dài, nhưng đủ độ lùi thời gian để kiểm
nghiệm hàng loạt chủ trương, chính sách trong phát triển kinh t ế;
đồng thời, nhận diện càng rõ hơn những yêu cầu mà thực tiễn đặt ra.
Từ năm 1991, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân đã
phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho kinh tế t ư nhân phát tri ển. Lu ật
Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân cùng các văn bản pháp luật có
liên quan đã bước đầu tạo ra một môi trường pháp lý khi ến nhi ều nhà
đầu tư mạnh dạn bung ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh
tế tư nhân, vì thế, có những bước chuyển mình quan trọng, nhất là
các hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Sự gia tăng có tính đột biến trong
khu vực kinh tế tư nhân cho thấy tác dụng của công cu ộc đ ổi m ới
trong việc khuyến khích khu vực này phát triển; nó đ ồng th ời cũng
cho thấy, tiềm năng của kinh tế tư nhân ở Việt Nam là không nhỏ. Tuy
nhiên, sự phát triển bùng nổ của kinh tế tư nhân không đồng nghĩa
với việc thực lực của thành phần kinh tế này th ực sự mạnh mẽ; trái
lại, nó có phần non yếu, thể hiện ở chỗ: Quy mô doanh nghiệp còn
nhỏ (năm 1995, hơn 70% số doanh nghiệp tư nhân trong công nghi ệp
và thương mại dịch vụ có số vốn nhỏ hơn 500 triệu đồng, tương
đương khoảng 45.000 USD Mỹ, số doanh nghiệp có s ố v ốn h ơn 1 t ỷ
đồng chỉ chiếm hơn 16%); tiềm lực vốn khá nhỏ bé, trình độ kỹ thuật
công nghệ còn lạc hậu; khó tiếp cận các nguồn vốn vay t ừ ngân hàng
và vốn nước ngoài; chưa thực sự chủ động nhập vào thị trường quốc


tế; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp còn yếu (năm 1995, gần 30% chủ doanh nghiệp tư nhân v ốn
1


xuất thân từ tiểu chủ, một phần không nhỏ là cán bộ nhà n ước về
hưu, (khoảng 60-70% có trình độ trung học, 80% ch ưa qua đào t ạo
chuyên môn; tốc độ phát triển nhanh nhưng mang tính t ự phát cao...
Những yếu điểm trên đây của kinh tế tư nhân cho th ấy nó có nguyên
do không chỉ từ bản thân thành phần kinh tế này, mà còn từ phía quản
lý Nhà nước. Thật vậy, liên quan trực tiếp đến sự phát triển của kinh
tế tư nhân là hai luật: Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân.
Trong khoảng thời gian thi hành luật này, một số bất cập đã bộc l ộ
ngày càng rõ hơn, nhất là các quy định về vốn pháp đ ịnh 1. Do quy định
cứng nhắc này, hàng loạt các nhà đầu tư không đủ m ức vốn thành l ập
doanh nghiệp đã tiến hành kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh
cá thể và dù sau một thời gian hoạt động, mức v ốn đã v ượt quá m ức
vốn pháp định quy định cho ngành nghề tương ứng cho các doanh
nghiệp nhưng họ vẫn không đăng ký xin thành lập doanh nghi ệp.
Điều đó đã làm cho Nhà nước thất thu và tạo ra sự bất bình đẳng gi ữa
các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Đặt điều kiện về vốn kinh
doanh đã tạo ra những lỗ hổng trong cơ chế quản lý nền kinh tế, tiếp
tay cho hàng loạt các vụ lừa đảo xảy ra; đồng thời, tạo ra vô số các th ủ
tục phiền hà cho các nhà đầu tư khi muốn tham gia vào kinh doanh.
Bên cạnh đó, thủ tục thành lập doanh nghiệp qua hai giai đoạn (xin
giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh) với nhiều loại giấy ch ứng
nhận khác nhau2 đã cản trở đáng kể sự ra đời của nhiều doanh
nghiệp, khiến tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong n ước bị giảm
đáng kể. Ngoài ra, việc quy định địa vị pháp lý của các chủ thể kinh
doanh căn cứ vào quan hệ sở hữu đã tạo ra sự bất bình đẳng gi ữa các

chủ thể khi tham gia vào quá trình kinh doanh, gây khó khăn cho các
1 Tức mức vốn tối thiểu mà các chủ đầu tư bắt buộc phải có khi mu ốn tham gia vào th ương
trường dưới một hình thức nhất định là doanh nghiệp t ư nhân ho ặc công ty. Quy đ ịnh này đã ngăn
cản một số lượng đáng kể các chủ đầu tư tham gia vào hoạt động kinh doanh m ột cách h ợp pháp,
mặc dù, mục tiêu của nó nhằm bảo vệ quy ền và lợi ích hợp pháp c ủa các ch ủ n ợ, b ảo đ ảm cho
nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. Sự can thiệp một cách quá mức của Nhà nước đối với t ư
cách của các chủ thể kinh doanh không những không bảo vệ được l ợi ích cho các ch ủ n ợ mà vô
hình chung đã làm cho nhiều chủ nợ không thể thu hồi được vốn, n ền kinh t ế phát tri ển m ột cách
cứng nhắc và thiếu năng động.
2 Trong mỗi giai đoạn, nhà đầu tư phải làm đủ từ 8 đến 10 gi ấy chứng nhận khác nhau, cu ối cùng,
để thành lập được một doanh nghiệp, nhà đầu tư phải xin được khoảng gần 20 loại giấy tờ và con
dấu khác nhau. Đối với mỗi loại giấy chứng nhận, họ phải đến cơ quan nhà n ước ít nh ất là 2 l ần một lần để “xin” và một lần để được “cho”. Thủ tục phiền hà này đã làm cho thời gian c ần thi ết
bình quân để thành lập một doanh nghiệp là khoảng 6 tháng và nhà đ ầu t ư ph ải tr ả m ột “kho ản
phí” phi chính thức không nhỏ -không dưới 10 triệu đồng, chưa kể phí đi lại.

2


nhà đầu tư khi ra quyết định hình thức tham gia kinh doanh; đ ồng
thời, bó hẹp các hình thức huy động vốn cho nền kinh tế, làm gi ảm
hiệu quả kinh doanh của các chủ đầu tư, giảm lòng tin của cộng đ ồng
doanh nghiệp về sự công bằng trong hoạt động quản lý, tạo ra tâm lý
bất an của mỗi loại hình kinh doanh về sự tồn tại của mình trên
thương trường. Việc quy định một cách thiếu rõ ràng về trách nhiệm
của mỗi cơ quan quản lý nhà nước cũng như cơ chế phối hợp gi ữa các
cơ quan này thể hiện trong hai đạo Luật nói trên cũng nh ư trong các
văn bản luật liên quan đã tạo ra một cơ chế quản lý nhà n ước ch ồng
chéo. Những “lỗ hổng” trong hai luật này cũng tác động tiêu c ực, làm
cho các doanh nghiệp tư nhân trở nên yếu thế trong tham gia vào th ị
trường thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, từ năm

1986 đến trước năm 1999, 2000, khung pháp lý về doanh nghiệp đã
không ngừng phát triển. Nhà nước đã ban hành hàng loạt các bộ luật,
phủ hầu như rộng khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội (L uật Dân sự,
Luật Thương mại, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư
nước ngoài bổ sung, sửa đổi, Luật phá sản doanh nghiệp, Luật Doanh
nghiệp nhà nước, Luật hợp tác xã, Luật các Tổ chức tín dụng... ). Sự ra
đời của những bộ luật này, nhất là những bổ sung, s ửa đổi của Luật
đầu tư nước ngoài đã khiến cho một số nội dung của Luật Công ty và
Luật Doanh nghiệp tư nhân đã không còn phù hợp 1. Sự không nhất
quán trong giải thích và thi hành luật đã hạn chế hiệu lực của các quy
định pháp luật có liên quan , nó đồng thời cũng phản ánh những bất
cập, yếu kém trong quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân và đi ều
đó đã đặt các doanh nghiệp tư nhân đứng trước rất nhiều nh ững
thách thức, khó khăn; lấy đi mất những cơ hội phát triển của thành
phần kinh tế này trong một khoảng thời gian khá dài. Những đòi hỏi
bức xúc của nền kinh tế cũng như yêu cầu phát triển thành phần kinh
tế tư nhân, các nội dung bất cập của hai đạo Luật nêu trên cần đ ược
1 Ví dụ như theo Luật Công ty 1990, chỉ những công dân Việt Nam mới được quyền thành lập

doanh nghiệp nhưng Luật Doanh nghiệp tư nhân lại quy định đối tượng được quyền thành lập
doanh nghiệp tư nhân là "công dân Việt Nam đủ 18 tuổi" (Điều 1), còn Luật Khuyến khích đầu tư
trong nước lại cho phép người nước ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam cũng được quyền thành lập
doanh nghiệp. Hoặc như Bộ Luật dân sự thì doanh nghiệp tư nhân chưa được coi là một pháp
nhân kinh tế - nó mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp tư nhân khi luật này thừa nhận “sự bình đẳng
trước pháp luật của doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác”.

3


sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhằm hoàn thiện môi trường kinh

doanh.
Đáp ứng yêu cầu cầu đó, ngày 12-06-1999, Luật Doanh nghiệp
\được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 -1-2000, thay
thế Luật Công Ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Cùng v ới
các văn bản hướng dẫn thi hành 1, Luật Doanh nghiệp 1999 tạo điều
kiện pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân trong việc thành
lập và tổ chức kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH,
công ty hợp danh và công ty cổ phần.
Tinh thần cốt yếu của Luật Doanh nghiệp 1999 là nhằm góp
phần phát huy nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại
hóa đất nước; đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế; bảo đ ảm quy ền
tự do,bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh của các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với
các hoạt động kinh doanh. Với tinh thần đó, mặc dù được xây dựng
trên cơ sở hợp nhất của Luật Công ty (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp
tư nhân (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp 1999 có phạm vi điều chỉnh
được mở rộng2 hơn so theo hướng từng bước chuyển các chủ thể kinh
doanh sang hoạt động theo một luật chung . Đây có thể coi là một tín
hiệu tốt trong quá trình đổi mới pháp luật về doanh nghiệp ở Việt
Nam, nhằm tiến tới tạo ra một mặt bằng pháp lý chung, một luật ch ơi
chung cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài n ước, các
tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ khác, phù hợp với tiến trình hội
nhập quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.
Một trong những điểm đổi mới quan trọng của Luật Doanh
nghiệp 1999 liên quan đến thành lập doanh nghiệp xét theo ph ương
diện quản lý nhà nước cũng như quan hệ ngay giữa các ch ủ th ể tham
1 Nghị định số 02/2000/NĐ –CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Nghị định số
03/2000/NĐ –CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp;
Quyết định số19/2000/QĐ –TTg ngày 3/2/2000 của Thủ tướng Chính phủ V ềviệc bãi bỏ một số giấy

phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh.
2 Phạm vi điều chỉnh được quy định như sau: 1 -Luật này quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và
hoạt động của các loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp
danh và doanh nghiệp tư nhân; 2-Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị -xã hội khi được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì được điều
chỉnh theo Luật này. Trình tự và thủ tục chuyển đổi do Chính phủ quy định.

4


gia thành lập doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp khẳng định rằng m ọi
tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
(ngoại trừ 8 trường hợp được quy định rõ ràng tại điều 9 của Lu ật);
đồng thời, thừa nhận quyền góp vốn của các tổ chức, cá nhân vào công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh (ngoại tr ừ
hai trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 10 của Luật này). Với những quy
định này, Luật Doanh nghiệp 1999 đã đưa ra một tuyên ngôn về
“quyền tự do kinh doanh của công dân theo quy định của pháp lu ật”
với phương châm: trong kinh doanh, các chủ thể được làm tất c ả
những gì mà luật không cấm. Cũng cần phải nói thêm rằng, dù quyền
tự do kinh doanh đã được Hiến pháp 1992 khẳng định, song phải đến
khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực, quyền ấy mới được th ực sự
ghi nhận trên thực tế. Ghi nhận quyền đó, Luật đã tạo ra sự thay đổi
tích cực trong quan niệm xã hội về doanh nghiệp và doanh nhân; nh ờ
đó, địa vị xã hội của doanh nhân đang ngày càng được nâng cao. Nó
bước đầu khơi dậy, tạo không khí phấn chấn trong kinh doanh,
khuyến khích và cổ vũ được tinh thần kinh doanh, ý chí làm giàu cho
mình và cho đất nước, củng cố và tăng thêm được lòng tin c ủa ng ười
đầu tư và kinh doanh vào đường lối đổi mới của Đ ảng, lu ật pháp và
chính sách của Nhà nước

Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp 1999 đã bỏ quy định về vốn pháp
định (Điều 6); đồng thời, quy định một cơ chế kiểm tra, kiểm soát mới
tương đối hiệu quả và giảm thiểu được một số bất cập, cản tr ở nhất
định liên quan đến trách nhiệm của người góp vốn, đến cách xác định
giá trị tài sản góp vốn, đến số vốn đóng góp và thời hạn góp vốn....
Luật Doanh nghiệp đã bỏ bớt thủ tục xin phép thành lập, rút ngắn
thời hạn xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh - đây là một bước đi hết
sức quan trọng định hướng cho những cải cách hành chính liên quan
đến kinh tế tư nhân, tạo những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
tư nhân gia nhập thị trường chính thức. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp
1999 cũng đưa ra những quy định cụ thể về công ty TNHH một thành
viên, công ty Hợp danh...Với những nội dung đổi m ới đó, Luật Doanh
nghiệp 1999 đã có những tác động tích cực tới quá trình cải cách kinh
tế, thúc đẩy đổi mới tư duy kinh tế, giải phóng lực lượng sản xuất,
5


thúc đẩy chuyển đổi tư duy về vai trò nhà nước và phương th ức quản
lý nhà nước, góp phần tích cực vào việc tiếp tục cải thiện môi trường
kinh doanh ở Việt Nam. Nhờ những cải thiện đáng kể môi trường kinh
doanh dưới tác động của Luật Doanh nghiệp 1999, tư duy và sức sáng
tạo về ý tưởng kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân có điều kiện
phát triển mạnh mẽ. Như vậy, với hai điểm mấu chốt: 1- Mọi tổ chức
và công dân có quyền tự do kinh doanh theo pháp lu ật ; 2- Nhà nước
chuyển cách quản lý từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", tổ chức sự quản
lý, giám sát theo nguyên tắc công khai, minh bạch , Luật Doanh nghiệp
1999 là sự thể hiện một cách tập trung và sinh động về s ự thay đ ổi
phương pháp quản lý đối với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp
tư nhân nói riêng, từ bước khởi đầu thành lập đến toàn bộ quá trình
hoạt động theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện và hiệu quả.

Để thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển,
có chung sân chơi bình đẳng với các loại hình doanh nghi ệp khác,
phương pháp quản lý doanh nghiệp của Nhà nước tiếp tục th ực hiện
một khâu vô cùng quan trọng: “Trảm” các giấy phép con. Có lẽ ít qu ốc
gia nào như ở Việt Nam lại tồn tại đa dạng về loại hình, phong phú v ề
số lượng giấy phép kinh doanh (giấy phép con) đến vậy. Giấy phép
con trở thành một cản trở nghiêm trọng đối với quyền tự do kinh
doanh của người dân, nó thể hiện rõ tư duy: D oanh nghiệp chỉ được
làm những gì mà cơ quan Nhà nước cho phép1 (chứ không phải pháp
luật cho phép). Cho đến năm 1999, có khoảng trên d ưới 300 giấy
phép các loại2, có mặt ở tất cả các ngành và lĩnh vực, thậm chí là ở cả
những lĩnh vực kinh doanh hết sức bình thường nh ư nhặt sắt vụn, ve
chai, bán báo....Có một hiện tượng hết sức bất bình thường là m ột
phần không nhỏ các giấy phép không có cơ sở pháp lý hoặc được cấp
bởi các cơ quan thuộc chính quyền địa phương và có hiệu lực rất ngắn
(trên dưới một năm), còn mục đích quản lý của nhiều giấy phép là
không rõ ràng, thậm chí còn hạn chế phạm vi kinh doanh về mặt đ ịa
lý. Nhận thấy rõ những bất cập đó, tổ thực hiện Luật Doanh nghiệp
được hình thành và triển khai nghiên cứu "trảm giấy phép con". Quyết
1 CIEM (20060, 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp -những vấn đề nổi bật và bài học kinh nghiệm, Hà
Nội, tr.23.
2 CIEM (20060, 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Tlđd, tr.23.

6


định 19/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ các loại
giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp ra đ ời đã góp ph ần
cắt bỏ 84 giấy phép con khác nhau1. Tiếp đó, Nghị định số
30/2000/NĐ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2000 c ủa Chính ph ủ đã bãi b ỏ

thêm 27 loại giấy phép và chuyển 34 loại giấy phép khác thành đi ều
kiện kinh doanh2. Ngày 4 tháng 6 năm 2002, Nghị định 59/2002/NĐCP đã bãi bỏ được 4 loại giấy phép, thay thế 10 loại gi ấy phép b ằng
điều kiện kinh doanh và gộp hai giấy phép thuộc ngành y tế thành
một. Như vậy, từ đầu năm 2000 đến giữa năm 2002, trên cơ s ở kiến
nghị của Tổ Công tác, Chính phủ và Thủ tướng đã bãi bỏ được 114
giấy phép, chuyển 46 giấy phép sang điều kiện kinh doanh không gi ấy
phép. Trong một thời gian ngắn, một số lượng tương đối lớn rào cản
vô hình nhưng vô cùng phức tạp qua “gương mặt” của giấy phép con
được dứt khoát ném bỏ đã góp phần đáng kể cải thiện môi tr ường
sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân, t ạo ra nh ững
hứng khởi mới cho tư nhân tham gia các hoạt đ ộng kinh t ế m ột cách
thuận lợi, dễ dàng hơn.
Như thế, so với Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm
1990, Luật Doanh nghiệp 1999 đã đem lại nh ững thành công nh ất
định trong công tác quản lý nhà nước đ ổi v ới các doanh nghi ệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Luật Doanh nghiệp tạo ra những hành
lang thông thoáng cho việc đẩy mạnh các cải cách th ủ tục hành chính,
đổi mới phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước, tách vai trò quản
lý cùa Nhà nước với quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng
việc đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp, bãi bỏ hàng trăm
giấy phép và qui định pháp luật không còn phù h ợp về điều kiện kinh
doanh và thiết lập một hệ thống văn bản mới hướng dẫn thi hành,
Luật Doanh nghiệp đã dần thu hẹp cơ chế “xin -cho”, một đặc điểm
của thời kỳ chuyền đổi; hạn chế tham nhũng, nâng cao đáng kể tính
nhất quán, tính thống nhất, minh bạch và bình đẳng của khuôn kh ổ
pháp luật về kinh doanh ở Việt Nam. Luật Doanh nghiệp và việc thực
hiện luật đã tạo ra bước tiến vượt bậc trong việc tạo ra "một sân
1 CIEM (20060, 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Tlđd, tr.25.
2 CIEM (20060, 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Tlđd, tr.25.


7


chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử đối v ới các lo ại hình doanh
nghiệp, làm tăng đáng kể mức độ cạnh tranh, một nhân tố cơ bản
không thể thiếu của nền kinh tế thị trường.
Mặc dù đã thực hiện tương đối tốt vai trò “bà đỡ” đối v ới doanh
nghiệp tư nhân, song Luật Doanh nghiệp 1999 vẫn còn một số bất
cập nhất định, nhiều nội dung mới chỉ có tính chất giải pháp tình thế.
Có một điều bất thường là c ác nỗ lực cải cách giấy phép kinh doanh
đã chấm dứt vào đầu năm 2003; đồng thời, cũng từ thời điểm đó, một
“làn sóng” giấy phép kinh doanh mới bắt đầu xuất hiện và nổi lên m ột
cách nhanh chóng với quy mô đáng kể, thậm chí trung bình mỗi tuần
sản sinh ra được một giấy phép mới. Đó là chưa kể đến hàng trăm
loại giấy phép được trá hình dưới các hình th ức như “chấp thuận”,
“thông qua” và không có tên gọi của các cơ quan nhà nước có liên quan .
Có nhiều dấu hiệu cho thấy không hiếm các bộ, ngành đã khéo léo
giành thêm nhiều quyền cấp phép thông qua các quy ch ế, th ủ tục
hành chính; mặt khác, không loại trừ những nhóm lợi ích đã vận động
thành công để ban hành các chính sách có “l ợi ích cục bộ”, c ản tr ở s ự
gia nhập của đối thủ cạnh tranh mới và làm tồi tệ môi trường kinh
doanh. Nhìn chung lại, sau một thời gian thực hiện trong đi ều kiện
nền kinh tế Việt Nam không ngừng có nh ững thay đ ổi quan tr ọng và
hoạt động kinh tế quốc tế cũng diễn ra sôi động, Luật Doanh nghiệp
1999 cần phải được tiếp tục sửa đổi, bổ sung, nhất là nh ững vấn đ ề
liên quan đến gia nhập thị trường và quản trị doanh nghiệp. Đó cũng
là một trong những lý do quan trọng cho việc ra đời của Luật Doanh
nghiệp 2005.
Luật Doanh nghiệp 2005 gồm 10 chương 172 điều, thay thế
cho Luật Doanh nghiệp 1999; Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003;

Các quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động của Doanh nghiệp
tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Lu ật s ửa đ ổi
bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
2000. Luật Doanh nghiệp năm 2005 thể hiện sự thống nhất trong
việc điều chỉnh địa vị pháp lí của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đi ều
này một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của doanh nghiệp tư nhân
bên cạnh các loại hình doanh nghiệp khác. Điểm mới đầu tiên về
8


phương pháp quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung,
doanh nghiệp tư nhân nói riêng là Luật Doanh nghiệp 2005 đã đặt t ất
cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bất k ể là trong
nước hay ngoài nước, vốn sở hữu nhà nước hay vốn sở h ữu tư nhân
trong một sân chơi chung, bình đẳng. Nói cách khác, Luật đã xóa bỏ
tình trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghi ệp có v ốn đ ầu t ư
trong nước và vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai h ệ
thống văn bản khác nhau, tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp có v ốn
đầu tư trong nước. Luật cũng đưa các tiêu chí về ph ẩm chất ng ười
quản lý; quy định rõ về tiền lương và thù lao của người quản lý
(không còn khống chế mức trần tiền lương, quy đ ịnh về nhóm công
ty..., đặt nền tảng pháp lý cho việc phát triển tập đoàn kinh t ế… Luật
cũng rút ngắn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ;
đồng thời, quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn vềh ồsơ đăng ký kinh
doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp, quy định cụ thể hơn về
trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh, về điều kiện cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, về đặt tên doanh nghiệp... Nói cách
khác, Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra những khung khổ cho việc minh
bạch hoá, cụ thể hoá hồ sơ, thủ tục, quy trình đăng ký kinh doanh cho
từng loại hình doanh nghiệp, rút ngắn thời gian đăng ký kinh doanh và

cụ thể hoá mô hình quản lý từng loại hình doanh nghiệp. V ề hoàn
thiện khung quản trị doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2005 tạo ra
một khung quản trị thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc t ế áp
dụng chung cho doanh nghiệp trong nước, góp phần nâng cao hiệu
quả quản trị doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của doanh nghi ệp,
nâng ao khả năng thích ứng với tiến trình hội nh ập kinh t ế qu ốc
tế. Khung pháp lý chung này có vai trò tích cực trong gi ải quy ết nh ững
tồn tại trong quản trị doanh nghiệp liên quan đến quyền chủ sở h ữu,
trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm
người quản lý, cơ chế giám sát... Luật Doanh nghiệp 2005 cũng bổ
sung quy định về nhóm công ty, nhằm mục đích tăng c ường s ự công
khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh, cũng nh ư h ạn ch ế ch ế
độ trách nhiệm hữu hạn và bảo vệ lợi ích của cổ đông thiểu số - đó là
các quy định trách nhiệm đền bù, về nghĩa vụ lập báo cáo tài chính...
9


Luật còn nêu rõ những quy định thuộc về tăng cường quản lý Nhà
nước đối với doanh nghiệp thông qua quy định về cung c ấp thông tin
giữa các cơ quan Nhà nước, quy định rõ và cụ thể trách nhiệm của
từng cơ quan Nhà nước, cấp chính quy ền trong quản lý doanh nghi ệp,
quy định cụ thể điều kiện giải thể doanh nghiệp, quy định về thu hồi
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh... Một điểm nữa cần nhấn mạnh
thêm rằng, Luật Doanh nghiệp 2005 quyết tâm loại bỏ các “giấy phép
con” gây bất lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh . Như đã trình bày ở
trên, đến đầu năm 2003, những nỗ lực có hệ thống, có tổ chức trong
cải cách các quy định về giấy phép, điều kiện kinh doanh khác hầu
như đã không còn hoạt động. Trong khi đó, một xu hướng và quán tính
tạo ra giấy phép mới, tạo ra các điều kiện áp đặt đối v ới ho ạt đ ộng
kinh doanh làm công cụ quản lý nhà nước đang phục hồi và đang tr ỗi

dậy khá mạnh mẽ, khiến cho các loại giấy phép có quyền lực vô song
này nở rộ, từ 194 loại năm 2002 lên 246 vào năm 2003 và 298 cuối
năm 20041. Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ,
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp không được quy định
về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh” 2.
Theo quy định này, thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh,
thẩm quyền ban hành các giấy phép chỉ thuộc về Chính phủ theo m ột
trình tự, thủ tục khắt khe hơn nhiều so với việc ban hành d ưới d ạng
một văn bản quản lý cấp Bộ. Một cách tổng quát, Luật Doanh nghiệp
2005 là một bước tiến mới, tạo ra những thay đổi căn bản trong hoàn
thiện khung khổ pháp luật về môi trường kinh doanh ở Việt Nam, góp
phần thiết lập môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng và không
phân biệt đối xử. Những điểm mới của Luật cũng nh ư toàn bộ nội
dung đã có luôn bám sát và dựa trên các t ư tưởng c ơ b ản nh ư đ ề cao
quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, áp dụng phổ
biến chế độ đăng ký (thay cho cấp phép), xóa bỏ những quy định “xincho”, “phê duyệt”, “chấp thuận” bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh
nghiệp; không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh t ế, coi các
thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng c ủa n ền
1 CIEM (20060, 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Tlđd, tr.28.
2 Luật Doanh nghiệp 2005,

10


kinh tế thị trường định XHCN và đẩy mạnh cổ phần hóa, đ ổi m ới qu ản
lý doanh nghiệp nhà nước.
Mặc dù có nhiều điểm vượt hơn so với Luật Doanh nghiệp
1999, song quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005 cho thấy luật
này vẫn chưa giải quyết hết được những bất cập của Lu ật
Doanh nghiệp 1999. Đó là những bất cập trong đăng ký kinh doanh

(như đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện, trong cách th ức
xác nhận vốn pháp định của các doanh nghiệp kinh doanh ngành
nghề cần có vốn pháp định, trong xác định danh m ục ngành, ngh ề
kinh doanh bị cấm...); trong cơ cấu tổ chức của cơ quan đăng ký kinh
doanh; trong công tác hậu kiểm....Những bất cập đó ảnh hưởng trực
tiếp tới sự phát triển của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp t ư
nhân nói riêng. Có một thực tế là sau khi Luật Doanh nghiệp 2005
được triển khai vào thực tiễn, hàng loạt vấn đề của doanh nghiệp t ư
nhân bắt đầu bộc lộ. Ví dụ như khi các doanh nghiệp tư nhân ngày
càng tuyển dụng lao động nhiều hơn (chiếm tới 62,9% tỷ trọng việc
làm), có nghĩa là tạo ra thêm nhiều việc làm mới thì cũng đ ồng th ời
cho thấy rằng doanh nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động trên các lĩnh
vực thâm dụng lao động. Các doanh nghiệp tư nhân có quy mô trung
bình nhỏ hơn nhiều lần so với khu vực DNNN và đầu tư nước ngoài.
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân thấp cũng cho
thấy họ thường hoạt động trong các lĩnh vực có kh ả năng sinh l ời
thấp hơn các khu vực khác. Đó chỉ là đơn cử một vài ví dụ, song những
bất cập đó cùng với hàng loạt bất cập khác đặt ra yêu c ầu tiếp t ục
sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh Luật Doanh nghiệp. Đáp ứng yêu cầu đó
và trong bối cảnh ấy, Luật Doanh nghiệp 2014 được Quốc hội thông
qua ngày 26-11-2014 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2015.
Luật Doanh nghiệp 2014 được ban hành v ới m ục tiêu cao nh ất
là đưa doanh nghiệp tr ở thành m ột công c ụ kinh doanh r ẻ h ơn, an
toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đ ầu tư; qua đó, tăng cường thu
hút và huy động hơn nữa mọi nguồn l ực và v ốn đ ầu t ư vào s ản xu ất,
kinh doanh. Trên cơ sở kế thừa và phát huy nh ững k ết qu ả đã đ ạt
được của Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghi ệp 2005 ; đồng
thời, khắc phục những điểm hạn chế, bất cập của quy đ ịnh hi ện
11



hành và thể chế hóa các vấn đề m ới phát sinh t ừ th ực ti ễn, Lu ật
Doanh nghiệp 2014 đã có những quy định mới nhằm tạo ra một môi
trường kinh doanh thuận lợi hơn n ữa cho doanh nghi ệp từ lúc gia
nhập thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh, t ổ ch ức l ại cho đ ến
lúc giải thể, rút lui khỏi th ị tr ường . Đó là những thay đổi đột phá về
quyền kinh doanh, cải cách th ủ tục hành chính, c ải cách con d ấu, b ảo
vệ tốt lợi ích của nhà đầu tư, dễ dàng trong tái c ơ c ấu doanh nghi ệp.
Những thay đổi nói trên của Luật Doanh nghi ệp 2014 nhằm tới mục
tiêu chính nhất là giúp thực hiện đầy đủ trên thực tế quy ền tự do
kinh doanh theo Hiến pháp 2013; gi ảm đáng k ể r ủi ro th ương m ại và
pháp lý, giảm chi phí giao dịch, tăng đ ộ an toàn và tính ch ủ đ ộng, sáng
tạo cho doanh nghiệp trong kinh doanh; qua đó, t ạo thu ận l ợi cho
doanh nghiệp tận dụng hết tiểm năng và c ơ h ội kinh doanh đ ể phát
triển. Biểu hiện đầy đủ nhất của việc tăng quyền tự do kinh doanh
cho doanh nghiệp, mở rộng tối đa quy ền t ự do kinh doanh cho doanh
nghiệp ở Luật Doanh nghiệp 2014 là việc chuyển từ chế độ quản lý
doanh nghiệp chỉ được tự do kinh doanh nh ững ngành ngh ề đã đăng
ký sang chế độ doanh nghiệp được kinh doanh t ất c ả nh ững gì mà
Luật Đầu tư 2014 không cấm (Luật Đầu t ư 2014 quy đ ịnh 6 ngành,
nghề cấm kinh doanh); đồng thời, doanh nghiệp và ngành nghề kinh
doanh không còn là một nội dung đăng ký n ữa. Ngoài ra, mở rộng
quyền tự do kinh doanh, tăng quy ền t ự ch ủ cho doanh nghi ệp còn
thể hiện qua việc bỏ con dấu như một công cụ quản lý nhà n ước.
Doanh nghiệp được tự chọn, tự kh ắc con d ấu, tự làm d ấu, t ự qu ản lý
việc sử dụng con dấu- quy định này sẽ làm gia tăng độ linh ho ạt
trong cách thức thực hiện quản lý nội bộ của doanh nghi ệp ; từ đó,
giảm đáng kể chi phí tuân thủ trong việc ra quy ết định. Với những
quy định trên, quyền mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
được tăng lên đến mức tối đa có th ể.

Một trong những vấn đề quan trọng giúp gia tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp là giảm chi phí- điều đó cũng đ ược Luật Doanh nghiệp
2014 chú ý đến và có giải pháp giảm chi phí gia nhập thị trường thông
qua việc giảm quy trình từ 10 thủ tục chỉ còn 5 thủ tục và xác định
được danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện (theo đó, đã bãi
12


bỏ được tất cả 3.299 điều kiện kinh doanh được ban hành b ởi các bộ,
cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp t ừ ngày 01 -07-2015). Điều
này vừa giúp tăng quyền tự do kinh doanh, tăng m ức độ tự do kinh
doanh, đồng thời vừa giảm chi phí gia nhập th ị tr ường cho doanh
nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đặt cao lợi ích của các cổ đông
thể hiện qua việc bảo vệ tốt hơn lợi ích của họ. Với Luật Doanh
nghiệp 2014, các chi phí trong việc chuyển đổi, sáp nhập, chia tách
cũng như giải thể doanh nghiệp trong suốt quá trình vòng đ ời c ủa
doanh nghiệp từ lúc thành lập, hoạt động đến tổ chức, rút kh ỏi th ị
trường được giảm đáng kể. Điều đó giúp doanh nghiệp tự do hơn, chủ
động hơn, giảm chi phí, giảm rủi ro nhiều hơn ; đồng thời, tăng độ an
toàn pháp lý và tăng độ linh hoạt của doanh nghiệp. Những thay đổi
nói trên là những viên gạch lát đường quan trọng; trên đó, doanh
nghiệp có nhiều cơ hội bứt phá hơn thông qua khả năng tận dụng tối
đa các cơ hội kinh doanh và tiềm năng phát triển của mình cũng nh ư
nhanh nhạy nắm bắt thị trường. Với những thay đổi và cải cách tương
đối sâu như vậy, Luật Doanh nghiệp 2014 góp phần tạo ra sinh khí
mới, động lực mới trong phát triển dựng doanh nghiệp, cũng như hoạt
động kinh doanh.
2- Hiệu lực quản lý Nhà nước qua các Luật Doanh nghiệp và
một số vấn đề đặt ra
Về hiệu lực quản lý Nhà nước, Luật Doanh nghiệp được xây

dựng theo hướng ngày càng hoàn thiện trong nh ững năm 1999 –
2014 đã nâng cao đáng kể hiệu lực quản lý của Nhà n ước đối v ới kinh
tế tư nhân; đồng thời, mang lại cho doanh nghiệp tư nhân nhiều l ợi
ích to lớn.
Nhà nước đã mở rộng và tăng cường quyền tự do kinh doanh
của doanh nghiệp tư nhân; đồng thời, tạo điều kiện cho các nhà đ ầu
tư thuộc khu vực kinh tế tư nhân được tham gia vào bất kỳ lĩnh
vực kinh doanh nào mà pháp luật không cấm, đã giúp các doanh
nghiệp thuận lợi hơn khi tiến hành đổi mới và đầu tư vào các lĩnh v ực
kinh doanh mới. Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp được hoàn
toàn chủ động tiếp cận thị trường và nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh
13


doanh, linh hoạt điều chỉnh phạm vi kinh doanh khi c ần thiết; nh ờ đó
giảm bớt rủi ro và tăng khả năng thành công trên thương trường.
Danh mục các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có đi ều ki ện hoặc c ấm
kinh doanh được công bố công khai minh bạch đã thúc đ ẩy các ho ạt
động đầu tư và tạo việc làm trong các lĩnh vực khác nhau, đ ồng th ời
buộc doanh nghiệp tư nhân muốn hoạt động trong các lĩnh v ực bị
hạn chế phải chuẩn bị tốt và thực sự có năng lực cần thiết. Điều này
cũng góp phần làm giảm tình trạng xin –cho, hạn chế khả năng gây
tham nhũng và nâng cao hiệu quả phân bổ các nguồn lực t ừ phía quản
lý Nhà nước. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, tình trạng quan liêu
và tham nhũng khi quyết định loại hình kinh doanh cũng đ ược ki ềm
chế bớt. Đặc biệt, việc tự do lựa chọn các loại hình kinh doanh h ợp
pháp đem lại cho doanh nghiệp tư nhân khả năng linh hoạt cần thiết
trong việc quyết định đầu tư, tránh được tình trạng tr ước đây có
nhiều loại quy hoạch (vùng, ngành...) được th ực hiện, song chúng
không được phổ biến và công khai hoặc có tr ường h ợp đ ược công

khai nhưng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp thuộc khu v ực kinh
tế tư nhân rất khó khăn. Với thay đổi này, tình trạng mất đối xứng
thông tin và bất bình đẳng về khả năng tiếp cận thông tin gi ữa doanh
nghiệp tư nhân với doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà n ước
cũng được giảm thiểu đáng kể, nhất là khi trong th ực ti ễn, vi ệc quy
hoạch ngành nhiều khi còn đi sau thực tế và các nhà đầu t ư t ư nhân
không được biết về những dự kiến quy hoạch của cơ quan Nhà n ước,
đó là chưa kể đến việc các quy hoạch vùng, ngành được c ơ quan
Nhà nước (bộ, ngành, địa phương) sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi
cho doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của ngành và địa phương
mình. Luật Doanh nghiệp và nhất là Luật Đầu tư ra đời, đã cho phép
doanh nghiệp tư nhân được bình đẳng hơn trong việc tiếp cận các
loại quy hoạch. Các quy hoạch được công bố công khai và c ập nh ật
thường xuyên mà không có sự phân biệt, đối x ử gi ữa các nhà đ ầu
tư đã góp phần làm gia tăng đầu tư tư nhân và tạo thêm việc làm ở
một loạt các ngành nghề khác nhau. Sự cạnh tranh mạnh mẽ gi ữa các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đã tr ở thành
14


động lực thúc đẩy sự đổi mới và tăng năng suất của các doanh
nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế t ư nhân .
Dưới tác động của các Luật Doanh nghiệp và các luật, nghị
định và các văn bản luật pháp khác có liên quan ban hành kèm, ch ức
năng quản lý của nhà nước cũng như bộ máy quản lý nhà n ước
đang từng bước chuyền dần sang thực hiện đúng các ch ức năng
của mình trong nền kinh tế thị trường, loại bỏ dần tình trạng chuyên
quyền, lấn sân. Những biến chuyển đó được thể hiện tập trung nh ất
ở việc chuyển từ quản lý vi mô sang quản lý vĩ mô, b ảo đ ảm cho
doanh nghiệp thực sự là đơn vị s ản xuất, kinh doanh hàng hoá tự

chủ, tự hạch toán lỗ lãi. Doanh nghiệp thuộc các thành ph ần kinh
tế khác nhau, trong đó có kinh tế tư nhân, bình đẳng tham gia th ị
trường trên cơ sở Nhà nước củng cố và hoàn thiện th ể ch ế quản
lý, hình thành đồng bộ hệ thống pháp luật, hoàn chỉnh hành lang
pháp lý phục vụ và thúc đẩy các đơn vị sản xuất, kinh doanh đúng
pháp luật. Nhà nước làm đúng chức năng quản lý vĩ mô, thông qua
các công cụ như kế hoạch hoá, thu và chi ngân sách, đ ầu t ư phát
triển kết cấu hạ tầng, hình thành hệ thống thuế, hệ th ổng ngân
hàng.... hoạt động theo cơ chế kinh tế thị tr ường... Một đi ểm đáng l ưu
ý nữa là Nhà nước chuyển từ quản lý trực tiếp sang quản lý gián
tiếp, tách bạch giữa nhà nước với doanh nghiệp, kh ắc phục tình
trạng cơ quan nhà nước can thiệp thô bạo vào ho ạt đ ộng s ản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà n ước chỉ tập trung làm
tốt chức năng kiểm tra, giám sát, khuyến khích cạnh tranh h ợp
pháp và kiểm soát độc quyền. Với những nỗ lực và phối h ợp có hiệu
quả giữa các cơ quan có liên quan, hiện tượng thành lập doanh nghi ệp
không nhằm mục đích kinh doanh, nhất là để mua bán hoá đ ơn, đã
được đẩy lùi về căn bản. Những thay đổi nói trên thúc đẩy thêm công
cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực bộ máy hành chính nhà
nước phù hợp hơn với yêu cầu của thể chế kinh tế th ị tr ường. Về tổng
thể, với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, phương th ức quản lý theo
lối “năng lực quản lý đến đâu thì mở đến đó” đã từng bước đ ược thay
thế bằng “năng lực quản lý phải được xây dựng, tăng cường đủ m ức
15


thúc đẩy và quản lý được quá trình phát triển” 1. Phương thức quản lý
nhà nước theo hướng kiểm tra, kiểm soát là chủ yếu đang t ừng b ước
được thay thế bằng phương thức hợp tác và tạo điều kiện là chủ yếu.
Có thể nói, các Luật Doanh nghiệp năm đã bổ sung và cơ cấu lại các

quy định về doanh nghiệp tư nhân ở mọi phương diện, từ c ơ cấu tổ
chức, trình tự thành lập, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh
nghiệp cũng như của chủ doanh nghiệp tư nhân, đặt cơ sở cho một
định hướng phát triển đồng bộ, thống nhất giữa hình th ức doanh
nghiệp này với các loại hình kinh doanh khác. Quản lý Nhà nước đối
với kinh tế tư nhân chuyển từ quan hệ chỉ đạo trực tiếp của các bộ,
ngành sang quan hệ gián tiếp; theo đó, Nhà n ước điều tiết th ị
trường, thị trường hướng dẫn doanh nghiệp. Nhà n ước chuy ển t ừ
quản lý theo mệnh lệnh hành chính sang cơ chế thị tr ường, xoá bỏ c ơ
chế Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản, xoá bó s ự phân bi ệt
doanh nghiệp truương, doanh nghiệp địa phương, xoá bò s ự kỳ th ị
đôi với doanh nghiệp tư nhân. Mỗi Bộ, ngành chuy ển t ừ ch ỗ ch ỉ
trực tiếp quản lý những doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành mình sang
quản lý nhà nước theo ngành, phục vụ toàn ngành, tách bạch d ứt
khoát Bộ với doanh nghiệp. Các Luật Doanh nghiệp đã tạo ra những
khâu đột phá quan trọng, đồng thời thể hiện những nội dung cấp
thiết của công cuộc cải cách hành chính, dần xóa đi nh ững tàn d ư c ủa
cơ chế thời kỳ chuyển đổi, chuyển dần sang các quan hệ kinh t ế c ủa
cơ chế thị trường. Nói cách khác, các cải cách, đổi mới của các Luật
Doanh nghiệp đã tạo ra những chuyển biển mới đáng ghi nhận
trong việc hình thành hệ thống thể chế mới theo hướng kinh tế th ị
trường. Với việc nâng cao từng bước hiệu lực quản lý của Nhà n ước,
các Luật Doanh nghiệp đã thật sự là một bước đột phá trong th ể ch ế
kinh tế, giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển các lo ại hình
kinh tế tư nhân. Chương trình phát triển của Liên họp quốc
(UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá Luật Doanh nghiệp của
Việt Nam là một điểm sáng trong thực hiện cải cách th ề chế m ột
cách có hiệu quà, là một kinh nghiệm tốt để phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ, một hình th ức để tạo việc làm và gi ảm đói
1 CIEM (20060, 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, Tlđd, tr.13.


16


nghèo. Luật Doanh nghiệp ban hành và sửa đổi bổ sung qua các năm
1999, 2004, 2014 chính là một trong nh ững cải cách quan tr ọng
nhất của Việt Nam trong hơn một thập kỷ phát triển kinh tế theo
đường lối đổi mới.
Với ngần đó những ưu điểm trong hiệu lực quản lý của Nhà
nước đối với kinh tế tư nhân, thì Luật Doanh nghiệp qua các năm
1999, 2005, 2014 vẫn đặt ra những vấn đề cần tiếp tục sửa đổi, bổ
sung cả trong bản thân nội dung của Luật cũng nh ư trong quá trình
thực hiện.
Điều dễ nhận thấy đầu tiên là dù đã được sửa đổi, bổ sung qua
vài lần, song vẫn còn có sự chưa tương thích giữa Luật Doanh nghiệp
và văn bản hướng dẫn thi hành; giữa các văn bản thi hành v ới nhau và
giữa Luật doanh nghiệp và quy định khác. Một số quy định c ủa Luật
Doanh nghiệp còn có cách hiểu khác nhau trong giải thích và áp d ụng.
Nhiều nội dung của Luật Doanh nghiệp không được doanh nghi ệp
thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ. Trong một số nội dung Luật
Doanh nghiệp còn có những bất cập khi các quy định trong luật còn
chưa rõ ràng, chồng chéo và không đáp ứng kịp th ời với sự biến đ ổi
của nền kinh tế, sự chuyển đổi của các cơ chế quản lý nhà n ước và
nhu cầu phát triển nhanh, mạnh của cộng đồng doanh nghiệp. Ví dụ
như về đăng ký doanh nghiệp, về báo cáo thay đổi thông tin của người
quản lý doanh nghiệp, về trách nhiệm của người đại diện theo pháp
luật hay khung pháp lý đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế.....vẫn còn có những vướng mắc nhất
định như nội dung chưa thật rõ, hoặc bị chồng chéo, hoặc mâu thuẫn
với những điều khoản của các quy định khác, hoặc một số cải cách

của Luật Doanh nghiệp khó áp dụng hay không áp dụng được (được
(như cải cách về con dấu).
Trong thực hiện, triển khai Luật Doanh nghiệp vào th ực tế cũng
xuất hiện những bất cập trong quy trình thủ tục để tiếp cận ưu đãi,
nhận ưu đãi – những thủ tục này còn rườm rà, phức tạp, tốn nhiều
thời gian, công sức của doanh nghiệp. Các chính sách liên quan nh ư
chính sách thuế (VAT, thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp, thu nh ập
17


cá nhân…) còn bất bình đẳng giữa các chủ thể trong cùng m ột lĩnh v ực
sản xuất, kinh doanh. Những rào cản và hạn chế thủ tục hành chính
như sự không thống nhất giữa Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi tr ường,
Luật Đất đai, Luật Xây dựng…và sự thiếu liên thông trong giải quyết
các thủ tục về đầu tư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp gây rất nhiều
khó khăn cho doanh nghiệp. Hệ thống các văn bản quy định liên quan
đến doanh nghiệp chồng chéo, không rõ ràng, thiếu hiệu quả và khiến
cho khu vực tư nhân tốn kém các chi phí không chính th ức, cũng nh ư
mất nhiều thời gian, tới khả năng cạnh tranh của khu vực này bị giảm
sút đáng kể. Việc áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến tổ
chức, hoạt động của doanh nghiệp tư nhân cũng tùy nghi, ít công khai
minh bạch, thiếu thống nhất trên dưới… Môi trường chính sách và
khung pháp lý hiện hành còn nhiều điểm gây khó khăn cho doanh
nghiệp mở rộng, phát triển hoạt động kinh d oanh; đồng thời, chưa
tạo sân chơi công bằng với chế tài rõ ràng, xử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm. Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp
nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận vốn vay, khó tiếp cận bảo lãnh tín d ụng ,
khó tiếp cận nhiều nguồn lực khác.
Trong thái độ ứng xử của cơ quan công quyền đối với doanh
nghiệp vẫn phổ biến hiện tượng lạm dụng thực thi chính sách pháp

luật để vòi vĩnh, làm khó doanh nghiệp; lạm dụng thanh kiểm tra với
doanh nghiệp để gây khó dễ nhằm trục lợi, kiếm lời . Nói cách khác,
luật pháp, cơ chế chính sách của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân
chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính phiên hà; tình
trạng quan liêu, lạm dụng chức quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn, tr ở
ngại cho hoạt động của doanh nghiệp của một bộ phận cán bộ, công
chức quản lý Nhà nước làm môi trường đầu tư thiếu an toàn, minh
bạch, thuận lợi, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
Những vấn đề đặt ra trên hai phương diện: Các quy đ ịnh thu ộc
về nội dung của Luật Doanh nghiệp và quá trình th ực thi Luật Doanh
nghiệp đòi hỏi cần phải có những giải pháp quy ết liệt, triệt để nh ằm
nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với kinh tế t ư nhân, t ạo
ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy thành phần kinh tế này th ực s ự
trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.
18



×