Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Quy trình phát triển sản phẩm mới tại cổ phần đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.88 KB, 9 trang )

QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI TẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HUD 8
I.GIỚI THIỆU
1. Lời mở đầu
Trong xã hội ngày càng có nhiều biến đổi, vận động và phát triển không ngừng
như hiện nay thì nhu cầu của con người cũng luôn thay đổi.Sự thay đổi về nhu cầu
của con người là điều tất yếu, thể hiện khả năng thích nghi, hội nhập nhanh chóng
với một xã hội phát triển, hiện đại và ngày một văn minh.Con người ngày này
không chỉ có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, ăn no mặc ấm mà họ còn có khao khát
được thể hiện và khẳng định bản thân.Bên cạnh những sản phẩm có giá trị, có
thương hiệu, có truyền thống thì người tiêu dùng ngày này còn mong muốn được
sở hữu những dòng sản phẩm mới lạ chứa đựng sự sáng tạo, hấp dẫn và không
kém phần thú vị.Do đó các doanh nghiệp đã liên tục cải tiến công nghệ, đổi mới
sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới thay thế những sản phẩm cũ với mục tiêu
đáp ứng và thoả mãn một cách tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng đồng thời
thông qua đó nắm bắt những cơ hội từ môi trường kinh doanh, tạo dựng sự khác
biệt và phát huy lợi thế cạnh tranh của mình.
Nhận thấy quá trình phát triển sản phẩm mới là một quá trình thiết thực, chứa
đựng nhiều sự sáng tạo nên tôi đã chọn “Quy trình phát triển sản phẩm mới” tại
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD 8 làm chủ đề báo
cáo.Trong bài viết này, tôi sẽ áp dụng những kiến thức, những hiểu biết đã thu
được từ môn học Quản trị Hoạt động để đánh giá lại “Quy trình phát triển sản
phẩm mới”, một trong những quy trình rất quan trọng của Công ty chúng tôi từ đó
tìm ra phương hướng cải thiện quy trình sao cho hiệu quả và chất lượng nhất.
2. Giới thiệu doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà và đô thị HUD 8


Địa chỉ: Lô CC3-Khu Đô thị mới Mỹ Đình II-Từ Liêm –Hà Nội.
Điện thoại: 04.37855709.
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD8 là thành viên của


Tập đoàn phát triển nhà và đô thị (HUD), doanh nghiệp đa ngành nghề kinh
doanh như: bất động sản, nhận thầu các công trình xây dựng, tư vấn, thiết kế các
công trình xây dựng, cấp thoát nước, công trình dân dụng và công nghiệp, mua
bán vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị, công nghệ xây dựng…HUD có nhiều thành
viên với năng lực sản xuất, kinh doanh mạnh, có uy tín trên thị trường và HUD8
là một trong những đơn vị như vậy. Thị trường hoạt động chính tại Hà Nội, nhưng
với nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, nên mới đây, HUD8 đã quyết
định đầu tư tại thành phố Lào Cai, nơi mà Ban giám đốc Công ty xác định là có
nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nhất trong các đô thị khu vực Tây Bắc.Văn
phòng HUD8 là không gian với những bàn làm việc kê kín, không khí làm việc
lúc nào cũng căng tràn, tăm tắp thoi đưa.Nơi đây, từ cán bộ quản lý đến các kỹ sư
lành nghề, nhân viên kỹ thuật đều là người đại diện cho thế hệ trẻ với độ tuổi hầu
hết là 8X.Với sức trẻ tràn trề, sự hăng say và nhiệt huyết thế hệ CBCNV của HUD
8 hôm nay đang dần làm chủ tương lai với những bước đi mạnh bạo, sáng tạo và
đầy quyết đoán.
Là doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong lĩnh vực đầu tư phát triển nhà và
đô thị cùng với một đội ngũ nhân viên năng động, linh hoạt và chuyên nghiệp
Công ty HUD8 đã và đang gấp rút hoàn thành các mục tiêu đề ra, giữ vững vị trí
đứng đầu trong việc thực hiện các chủ trương về phát triển đầu tư xây dựng dự án,
nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp tiêu dùng, tối đa hoá doanh thu, lợi
nhuận cũng như hoàn thành tốt mọi kế hoạch mà Nhà nước cũng như Ban lãnh
đạo giao phó.
II. QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA CÔNG TY.


Quy trình phát triển sản phẩm mới của Công ty bao gồm có 7 bước.Cụ thể như
sau:
Bước 1: Tìm kiếm những ý tưởng về sản phẩm mới.
- Khi có quyết định xây dựng một dự án mới, thường thì bộ phận thiết kế
sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm lên ý tưởng thiết kế cho dự án sắp khởi công.

Nhiệm vụ sẽ được giao đều cho các nhân viên của phòng thiết kế.Căn cứ vào
những số liệu, thông tin, yêu cầu của khách hàng được cung cấp từ hồ sơ dự án,
trong vòng một tuần các nhân viên trong phòng thiết kế phải trình cho trưởng
phòng những mẫu thiết kế phác thảo (ít nhất là 3 mẫu) các căn hộ trong dự án mới
của Công ty kèm theo bản thuyết minh ý tưởng.
- Trưởng phòng thiết kế sẽ thu thập các bản thiết kế phác thảo, tổng hợp và
lên chương trình sàng lọc ý tưởng.
Bước 2: Sàng lọc, phản biện, phát triển ý tưởng và chọn lọc những mẫu thiết
kế khả thi.
Không phải mọi ý tưởng đều có thể thực hiện được, mặc dù đó có thể là
những ý tưởng táo bạo, độc đáo và mới lạ nên Công ty cần có công đoạn sàng lọc
ý tưởng để chọn lọc ra ý tưởng khả thi.Cụ thể:
- Sau khi tổng hợp và thu thập các mẫu thiết kế, trưởng phòng thiết kế sẽ
tổ chức một buổi thuyết trình để nhân viên trong phòng trình bày ý tưởng thiết kế
của mình trước phòng thiết kế và Ban lãnh đạo Công ty.
- Sau khi nghe thuyết trình về ý tưởng các bản thiết kế, trưởng phòng thiết
kế và ban lãnh đạo Công ty sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và phản biện ý tưởng
trên nhiều góc độ, khía cạnh như nhân lực, nguồn vốn, thời gian để thực hiện ý
tưởng, phản ứng của khách hàng với ý tưởng.Thông qua quá trình phân tích và
đánh giá, ý tưởng sẽ được mổ xẻ dưới nhiều góc cạnh, những ưu điểm, nhược
điểm của ý tưởng cũng được thể hiện rõ ràng, cụ thể hơn và nhờ đó hạn chế được


những thử nghiệm không cần thiết hoặc tránh bớt những sai phạm không đáng có
của các ý tưởng đồng thời hướng các ý tưởng tới mục tiêu qua trọng nhất.Đó là
nhu cầu của thị trường.
- Sau khi phân tích, đánh giá và phản biện, Ban lãnh đạo sẽ chọn ra những
mẫu thiết kế khả thi.Những mẫu thiết kế khả thi là những mẫu thiết kế có ý tưởng
tốt, thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhưng khai thác, tận dụng được các nguồn
lực sẵn có và tiết kiệm tối đa thời gian và các chi phí không cần thiết.

- Cùng với những nhận xét góp ý của Ban lãnh đạo, những mẫu thiết kế
được chọn sẽ được phòng thiết kế điều chỉnh, sửa sang lại lần cuối cho phù hợp
với nhu cầu của khách hàng, thị hiếu của thị trường cũng như tình hình tài chính
của Công ty.
- Những mẫu thiết kế này sau khi được chỉnh sửa sẽ được Ban lãnh đạo
Công ty xem xét và lựa chọn ra mẫu thiết kế cuối cùng. Mẫu thiết kế này sẽ được
chọn làm thiết kế của dự án mới.
Bước 3: Phát thảo ý đồ về sản phẩm và thử nghiệm.
Ý tưởng thiết kế sẽ được phác thảo và phát triển thành một sản phẩm cụ
thể.Đó là việc tiến hành cho dựng căn hộ mẫu.Căn hộ mẫu được dựng với mục
đích biến ý tưởng thành sản phẩm cụ thể đồng thời tiến hành thăm dò mức độ hài
lòng của khách hàng thông qua sản phẩm mới.Việc thử nghiệm sản phẩm mới có
hai mục đích.Một là Công ty sẽ tránh phát triển những sản phẩm ít có thị thường
tiềm năng, hạn chế việc tổn thất về thời gian, sức lực.Hai là định hướng được mẫu
mã, kiểu dáng, tính năng, hoặc đặc tính cần thiết của sản phẩm phù hợp với mong
muốn của khách hàng hơn.
Bước 4: Chiến lược tiếp thị
Để tăng khả năng thành công của sản phẩm mới trên thị trường, Công ty
chủ trương thiết lập một chiến lược marketing để khách hàng biết đến sản phẩm


của doanh nghiệp được nhiều hơn.Chiến lược marketing sẽ do phòng kinh doanh
đảm nhận.Phòng kinh doanh sẽ lập một bản kế hoạch về chiến lược marketing
trong đó nêu rõ về chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối,
và chiến lược quảng bá sản phẩm kèm theo dự toán chi phí phát sinh. Bên cạnh đó
bản kế hoạch cũng phải phân tích được các yếu tố tác động đến sản phẩm của
Công ty như môi trường kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp, nhân sự, tài
chính, trang thiết bị.vv..
Bước 5: Phân tích kinh doanh
o Phân tích kinh doanh là một quá trình rất quan trọng trong toàn bộ quy

trình phát triển sản phẩm mới của Công ty.Quá trình phân tích này sẽ được thực
hiện bởi phòng kinh doanh.Phòng kinh doanh có trách nhiệm lập một bản phân
tích kinh doanh gửi cho Ban lãnh đạo trong đó phải thể hiện được sự đánh giá kỹ
hơn về mục tiêu lợi nhuận, các lợi ích của sản phẩm, các mục tiêu của sản phẩm,
những dự báo cho thị trường và tác động của sản phẩm mới này với các sản phẩm
hiện có.
o Ban lãnh đạo sau khi tiếp nhận bản phân tích kinh doanh của phòng kinh
doanh sẽ có những quyết định, phương hướng để đảm bảo kết quả kinh doanh của
toàn doanh nghiệp.Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào cũng có thể đánh
giá chính xác được khả năng thị trường sản phẩm, nên đôi khi Công ty cũng phải
vừa làm vừa điểu chỉnh, rút tỉa kinh nghiệm cũng như đức kết những bài học cho
những sản phẩm sau.
Bước 6: Phát triển sản phẩm
Phát triển sản phẩm là giai đoạn Công ty tiến hành xây dựng hàng loạt
những căn hộ trong dự án theo thiết kế chuẩn chứ không đơn giản chỉ là dựng căn
hộ mẫu.Sau khi thấy phản ứng của thị trường với sản phẩm mới tương đối tốt, có


nhiều tiềm năng Công ty sẽ tiến hành xây dựng và hoàn thiện dự án, chính thức
phát triển và đưa sản phẩm vào kinh doanh trên thị trường.
Bước 7: Thương mại hoá sản phẩm
Thương mại hoá sản phẩm là việc tung sản phẩm thực sự vào thị
trường.Khi sản phẩm chính thức được đưa ra thị trường thì điều quan trọng nhất
là doanh nghiệp sẽ phải xác định thị trường mục tiêu, khách hàng tiềm năng của
doanh nghiệp để tiến hành tiếp thị và chăm sóc khách hàng.Bên cạnh đó các bộ
phận tác nghiệp liên quan như bán hàng, quảng cáo, kinh doanh, kế toán cũng đều
phải tham gia hỗ trợ cho công tác thương mại hoá sản phẩm này.Điều này giúp
cho doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm, thu được nhiều doanh thu, tối đa hoá
lợi nhuận.
Theo tôi quy trình “Phát triển sản phẩm mới” không phải là một công việc

độc lập, nó liên quan tới chiến lược, chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lực của
doanh nghiệp.Phát triển sản phẩm mới cần gắn liền và thống nhất với toàn bộ hoạt
động của doanh nghiệp.Do đó để thành công trong việc phát triển sản phẩm mới,
cần kích thích sự sáng tạo và năng lực đổi mới cho nguồn nhân lực để nâng cao sự
nhạy bén, khả năng nắm bắt cơ hội cho doanh nghiệp. Ngoài ra yếu tố chủ chốt
cho việc đưa ra được sản phẩm mới thành công là con người, nên vai trò định
hướng và thúc đẩy của lãnh đạo là điều đặc biệt cần thiết, quan trọng trong toàn
bộ quy trình này.
Câu 2:
Theo tôi nội dung của môn Quản trị Hoạt động mà tôi nghĩ rằng có thể áp
dụng vào công việc của Công ty Hud 8 nơi mà tôi đang công tác là nội dung
“Mười bốn luận điểm của Demming”. Với kiến thức của nội dung này tôi đã áp
dụng vào việc nâng cao và quản lý chất lượng tại đơn vị của mình như sau.
1. Xây dựng một mục đích không thay đổi.


2. Khuyến khích xu hướng đổi mới.
3. Xây dựng chất lượng từ bên trong sản phẩm; ngừng ngay việc chỉ lệ thuộc
vào kiểm tra( cuối cùng).
4. Xây dựng mối quan hệ dài lâu với nhà cung cấp dựa trên thực hiện công
việc, chứ không phải là giá cả.Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động
sản nên việc tạo dựng những mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp là điều
cần thiết và quan trọng đối với công ty. Vì vậy trong suốt quá trình cộng tác công
ty luôn cố gắng làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và uy tín để đem lại cảm giác
hài lòng và tin tưởng cho các nhà cung cấp.Bên cạnh đó cách làm việc khoa học,
thông minh chứa đựng sự hiểu biết đã giúp cho các cuộc thương thảo giữa công ty
và các nhà cung cấp diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.Đó cũng là chiếc cầu nối gắn kết
các nhà cung cấp với công ty HUD 8.
5. Liên tục cải tiến sản phẩm, chất lượng và dịch vụ.Để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng, HUD 8 đã chủ trương áp dụng thường xuyên những cải

tiến, công nghệ mới nhằm tạo ra các sản phẩm mới thay thế các sản phẩm cũ. Việc
liên tục cải tiến sản phẩm, chất lượng, dịch vụ giúp cho các sản phẩm của Công ty
luôn được khách hàng yêu chuộng, tin tưởng và hài lòng. Điều này cải thiện rõ rệt
tình hình doanh thu cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp nên luon được
quan tâm và đặc biệt chú trọng.
6. Đào tạo nhân viên: Để nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty, các nhân
viên trong công ty tại các phòng, ban, dự án đều được chú trọng đào tạo rất bài
bản, chuyên nghiệp.Bộ phận kế toán được đi phổ cập về các luật thuế, các thông
tư, nghị định mới ban hành, các bộ phận như thiết kế, kiến trúc, tư vấn cũng được
tạo điều kiện để tham gia các khoá đào tạo nâng cao chuyên môn tại nước ngoài,
các bộ phận như chăm sóc khách hàng, PR, marketing, kinh doanh hàng quý cũng
đều có sự đào tạo hướng dẫn để cải thiện cũng như nâng cao trình độ, kỹ năng,


kinh nghiệm nhằm đem lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của doanh
nghiệp.
7. Nhấn mạnh tầm quan trọng của lãnh đạo.
8. Loại bỏ sự sợ hãi
9. Phá bỏ những rào cản giữa các bộ phận.Điều này tạo ra sự thân thiện, hỗ trợ
giúp đỡ và thông hiểu lẫn nhau giữa các bộ phận.Điều này tạo nên sức mạnh tập
thể, sự đoàn kết và nó sẽ thúc đẩy công việc của các bộ phận được trôi chảy, suôn
sẻ đồng thời tạo ra môi trường làm việc thân thiên và hoà khí.
10. Chấm dứt việc ép nhân viên làm việc quá tải.Điều này giúp cho nhân viên
không bị làm việc quá sức, họ không cảm thấy sợ hãi khi đối diện với công việc
của mình đồng thời sự quá tải sẽ làm cho nhân viên mệt mỏi và thui chột sự sáng
tạo cũng nhưng phát kiến của nhân viên.
11.Người quản lý phải hỗ trợ, giúp đỡ , phát triển nhân viên
12. Xoá bỏ những rào cản để mọi nhân viên tự hào về công việc.Trong công ty
luôn song hành các bộ phận khác nhau và mỗi bộ phận đều là một phần cấu thành
nên bộ máy hoàn chỉnh của Công ty.Do đó việc xoá bỏ những rào cản hay nói

đúng hơn vè những mặc cảm về bộ phận mình đang làm cũng được các nhà quản
trị của Công ty lưu ý giải quyết.Việc xoá bỏ rào cản này làm cho nhân viên không
những tự hào về công việc của mình đang làm mà nó còn giúp họ yêu thích, hăng
say, nhiệt tình với công việc của mình. Điều này cũng góp phần nâng cao chất
lượng của Công ty.
13.Xây dựng một chương trình giáo dục và tự cải thiện
14.Hướng tất cả mọi người trong Công ty làm việc theo xu hướng đổi mới của
13 điều trên.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị hoạt động của trường đại học Griggs




×