Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

QUY TRÌNH tác NGHIỆP đúc của XE máy, ô tô” tại CÔNG TY TNHH ENKEI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.03 KB, 6 trang )

QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP ĐÚC CỦA XE MÁY, Ô TÔ” TẠI CÔNG TY
TNHH ENKEI VIỆT NAM
Tại hầu hết các doanh nghiệp, mỗi hoạt động đều phải có quy trình hoạt động tác
nghiệp. Quy trình hoạt động nhằm giúp cho người tác nghiệp thực hiện theo những
yêu cầu chuẩn mực của công việc đồng thời cũng giúp cho hiệu quả hoạt động tốt
hơn.
Tuy nhiên, theo sự thay đổi của các yêu cầu công việc những quy trình hoạt động
có thể cần phải thay đổi hay chỉnh sửa cho phù hợp.
Các nội dung chính trong bài báo cáo:
- Giới thiệu chung về Công ty TNHH Enkei Việt Nam
- Giới thiệu Quy trình tác nghiệp “Sản xuất Vành Xe máy và Ô Tô”, những bất
cập và yêu cầu chỉnh sửa.
- Ứng dụng những kiến thức từ môn học Quản trị hoạt động vào thực tiễn công
việc
II. NỘI DUNG
1.

Giới thiệu chung về Công ty TNHH Enkei Việt Nam

Kết hợp với ứng dụng từ môn học Quản trị Sản xuất và Tác nghiệp, sau đây tôi xin
trân trọng giới thiệu về quy trình sản xuất Vành đúc của Xe máy, Ô Tô tại Công ty
TNHH Enkei Việt Nam Địa chỉ tại KCN Thăng Long - Đông Anh - Hà Nội. Nơi mà
Tôi làm việc.
Công ty TNHH Enkei là một Chi nhánh của tập đoàn Enkei có Trụ sở chính
tại Nhật Bản. Đó là một Tập đoàn nổi tiếng về các Sản phẩm Đúc trọng lực như
Vành Xe máy và Vành Ô Tô.
Ngành nghề kinh doanh chính:


- Sản xuất Vành đúc Xe máy và Ô Tô
- Chế tạo các linh kiện và phụ tùng xe máy và ô tô.


2. Quy trình tác nghiệp đúc của Xe máy, Ô Tô” tại Công ty TNHH Enkei
Việt Nam, những bất cập và yêu cầu chỉnh sửa.
Quy trình tác nghiệp “Sản xuất Vành Xe máy và Ô Tô”:
• Đầu vào: Gồm có
- Nguyên vật liệu chính là nhôm thỏi nguyên chất được nhập khẩu từ
Thái Lan.
- Nhân công được tuyển dụng từ khắp các tỉnh thành trên toàn Quốc.
- Công nghệ được áp dụng Công nghệ Đúc tự động.
- Máy móc được nhập khẩu từ Nhật Bản với độ chuyên môn hóa cao,
dùng Robot thay thế Con Người.
• Quy trình biến đổi Sản phẩm:
- Đúc - Gia công - Sơn
• Sản phẩm: Là những chiếc vành Xe máy, Ô Tô sản phẩm được cung cấp
cho các Hãng lớn như Honda, Yamaha, Suzuki, Toyota…
Qui trình sản xuất vành Xe máy, Ô Tô: Tôi xin được khái quát qua các công
đoạn sau:
Công đoạn 1: Đúc
Công đoạn 2: Gia công
Công đoạn 3: Sơn


Công đoạn 1: Đúc
Nhôm thỏi nguyên chất được đưa vào lò nung nỏng chảy thành chất lỏng sau
đó được đổ ra khuôn đúc. Từ khuôn đúc Robot sẽ gắp từng chiếc Vành cho
vào máy cắt để cắt các đầu thừa của Vành sau đó đưa lên băng truyền cho
vào lò sử lý nhiệt để sử lý tạo độ cứng và độ đàn hồi của mỗi chiếc vành.
Toàn bộ Quy trình trên được khép kín. Kết thúc công đoạn 1 vành được
chuyển sang công đoạn 2 bằng Hệ thống Băng truyền.
Nấu chảy


Cắt

Sử lý nhiệt

Công đoạn 2: Gia công
Vành được Công nhân lấy ra từ băng truyền và đưa vào các máy gia công để
khoét, gạo, gọt, khoan lỗ, đánh bóng v.v.sau đó Vành được công nhân xếp
thành từng Pallet theo từng loại riêng biệt. Kết thúc công đoạn 2 Vành được
Công nhân đưa từng Pallet sang Bộ phận Sơn.
Máy gọt

Máy tiện

Đánh bóng

Công đoạn 3: Sơn
Vành được Công nhân treo lên các Giá treo, các giá treo này được đựa vào
buồng sơn bằng hệ thống tự động. Vành được sơn bằng Hệ thống phun Sơn
và được sơn lại bằng phương pháp đi qua bể dung dịch chứa sơn sau đó vành


được đưa qua hệ thống sử lý. Quy trình sơn được sử lý tự động từ khâu treo
vành lên cho đến khi vành được sơn xong.
Sau khi sơn xong vành được các Công nhân lấy từ Giá treo xuống và kiểm
tra trước khi chuyển xang đóng gói sản phẩm.
Hệ thống sơn khép kín
Sơn viền trang trí

Những bất cập cho công tác quản lý và yêu cầu cần chỉnh sửa :
Sau một thời gian thực hiện, tôi nhận thấy quy trình tác nghiệp trên có một số điểm

bất cập như:
- Đối với Công đoạn Đúc: Quy trình khép kín này rất khó khăn trong việc
quản lý Chất lượng và kiểm soát được lượng hàng lỗi. Khó có thể tìm ra được
nguyên nhân chính xác để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo tôi trong Công đoạn
này trước khi đưa vành vào Lò xử lý nhiệt cần có một Công nhân kiểm soát hàng
sau khi xong công đoạn đúc bởi vì Như các Bạn biết trong Quy trình khép kín này
Robot chỉ có chức năng vận chuyển Vành từ máy đúc lên Băng chuyền, vành được
tự động chuyển vào lò xử lý nhiệt mà không được kiểm tra. Như vậy việc cho thêm
một Công nhân đứng kiểm tra trước khi đưa vành vào lò xử lý nhiệt sẽ dễ dàng hơn
trong việc tìm ra hàng lỗi trước khi chuyển sang bước tiếp theo. Việc phát hiện và
xử lý hàng lỗi ở ngay khâu đầu tiên sẽ giúp Công ty tiết kiệm được chi phí.
3. Ứng dụng môn học Quản trị hoạt động vào thực tiễn công việc
Công ty Enkei Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thông qua môn
học Quản trị tác động, tôi thấy quan tâm và có thế áp dụng một vài quan điểm sản
xuất Lean Manufacturing vào hoạt động thực tiễn tại Công ty.


Phương pháp chủ yếu được áp dụng để nâng cao năng lực sản xuất và loại bỏ lãng
phí. Lãng phí do kiểm soát lỗi kém – khi sản xuất theo lô lớn sẽ có nhiều sản phẩm
lỗi được tạo ra trước khi bị phát hiện ở công đoạn sản xuất tiếp theo.
Phương pháp Chất lượng từ gốc (hay “làm đúng ngay từ đầu”): Có nghĩa là Chất
lượng nên được đưa vào Quy trình sản xuất để khuyết tật không có điều kiện phát
sinh hay một khi xuất hiện sẽ ngay lập tức bị phát hiện và loại trừ ngay từ nguồn
phát sinh.
Để thực hiện việc đảm bảo chất lượng từ gốc, một số yêu cầu chính có liên
quan đến đảm bảo chất lượng cần được thực hiện như sau:
1. Kiểm tra trong chuyền – Trách nhiệm chính của công tác kiểm tra chất lượng
được thực hiện trên chuyền sản xuất bởi công nhân, không phải bởi các Nhân
viên kiểm tra chất lượng độc lập lấy mẫu xác suất.
2. Kiểm soát tại nguồn – với yêu cầu này, bản thân các Nhân viên kiểm tra chất

lượng không đi tìm khuyết tật sản phẩm mà tìm nguồn gây ra khuyết tật sản
phẩm chẳng hạn Họ có thể kiểm tra xem các quy trình chuẩn có được Công
nhân tuân thủ không, hay trong trường hợp phát sinh khuyết tật trên sản
phẩm, Họ có thể chịu trách nhiệm xác định nguồn gốc của các khuyết tật này.
Từ cách làm này, công việc chủ yếu của nhóm kiểm soát chất lượng là giải
quyết các nguồn gốc gây ra lỗi sản phẩm, triển khai các biện pháp ngăn ngừa
và đào tạo cho công nhân để khuyết tật không tái xuất hiện.
3. Poka Yoke – Phương pháp đơn giản để kiểm tra chất lượng trên chuyền sản
xuất (không chỉ kiểm tra bằng mắt), được áp dụng để ngăn chặn các sản
phẩm lỗi không cho đi tiếp sang công đoạn sau. Với Yoke 100% sản phẩm
được kiểm tra như một phần công việc của quy trình sản xuất. Biện pháp này
được thực hiện tự động trên chuyền hay bởi các công nhân (không phải
nhóm kiểm soát chất lượng).
Thông qua 03 (ba) phương pháp trên trong thời gian tới Công ty tôi sẽ lên kế hoạch
rà soát lại Quy trình sản xuất chi tiết đối với từng công đoạn và tập hợp các lỗi


chính hay gặp trong quá trình sản xuất, đưa ra giải pháp xử lý và đào tạo Công
nhân.
III. KẾT LUẬN
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn hoạt động hiệu quả nhất, tối ưu hoá
được nguồn lực của mình nhất. Để đạt được mong muốn đó, việc quản lý trước hết
phải được thực hiện tốt nhất. Quản trị hoạt động thực sự là một hoạt động giúp
người quản lý có cách nhìn tổng thể, bao quát và toàn diện về hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp mình. Từ đó, người quản lý có thể thay đổi hay chỉnh sửa các
quy trình làm việc cho phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu học tập môn Quản trị hoạt động của chương trình đào tạo Thạc sỹ quản
trị kinh doanh- trường đại học Griggs.
2. Quy trình hoạt động nghiệp vụ của Công ty Tài chính Cao su




×