Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển bền vững mô hình trồng cây cam sành trên địa bàn xã phù lưu hàm yên tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.73 KB, 92 trang )

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ăn quả chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của con người.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận
quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế rất
cao. Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả ở Việt Nam ngày càng có vai trò
quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc
làm, nâng cao thu nhập cho hàng vạn lao động từ nông thôn đến thành thị.
Sản phẩm hoa quả là một trong những loại sản phẩm có ý nghĩa quan trọng
và không thể thiếu trong tiêu dùng hàng ngày của con người. Khi xã hội càng phát
triển thì nhu cầu đó ngày càng tăng. Trong các loại sản phẩm về hoa quả thì sản
phẩm cây ăn quả có múi luôn có vị trí quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có nhiều nét
độc đáo và đa dạng, tài nguyên đất phong phú… Điều kiện tự nhiên đó đã ưu
đãi cho đất nước ta nhiều loại cây trái đặc trưng, đặc biệt là cây cam.
Cây cam là cây ăn quả nhiệt đới được dùng rất phổ biến ở nhiều vùng
trên cả nước. Ở Việt Nam đã hình thành nên nhiều vùng trồng cam Hàm Yên
(Tuyên Quang), cam Hà Giang, cam sành Bố Hạ (Yên Thế, Bắc Giang) Tại
miền Nam Việt Nam, cam sành cũng được trồng ở Tam Bình, Trà Ôn (Vĩnh
Long); Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo (Tiền Giang); Mỹ Khánh, Ô Môn (Cần
Thơ)... Cam không những có giá trị về mặt kinh tế mà còn là đặc sản quý có
giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền của dân tộc.
Vì vậy, cây Cam ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường và được
nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Những năm gần đây, trên địa bàn xã Phù


2



Lưu - Hàm Yên - Tuyên Quang xuất hiện cây cam sành đã góp phần đem lại
hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở ra một tiềm năng mới, một hướng đi mới
cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay quy mô các trang trại trồng cam
còn nhỏ lẻ, phát triển chưa có chiến lược rõ ràng người dân vẫn tự tìm đầu ra
sản phẩm của mình là chính, công tác quản lý giống còn nhiều bất cập, chưa
áp dụng khoa học kỹ thuật và chăm sóc chưa đúng quy trình kỹ thuật nên cây
tàn cỗi nhanh, sâu bệnh nhiều. Chưa tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh
tế cao. Thực trạng phát triển cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng trên
địa bàn xã Phù Lưu - Hàm Yên - Tuyên Quang cũng như các xã trong huyện
còn manh mún, chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung thành hàng hoá
với qui mô lớn, chưa được sự quan tâm đầu tư đúng mức, hiệu quả kinh tế
chưa cao.
Phát triển theo phong trào không có sự quy hoạch gây những tác động
tiêu cực kinh tế, xã hội và môi trường. Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật không đúng kỹ thuật nguy cơ suy thoái môi trường. Thị trường đầu ra
cho sản phẩm còn nhiều bấp bênh, giả cả không ổn định.
Người dân xã Phù Lưu hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, cây cam có
vai trò quan trọng đặc biệt đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Xuất
phát từ thực tế trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu thực trạng và
đề xuất giải pháp để phát triển bền vững mô hình trồng cây cam sành trên
địa bàn xã Phù Lưu - Hàm Yên - Tuyên Quang”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá được thực trạng sản xuất, tiêu thụ cây cam sành trên địa xã
Phù Lưu - Hàm Yên - Tuyên Quang.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong
sản xuất, tiêu thụ cam sành của xã Phù Lưu.



3

- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu
thụ cam sành tại xã Phù Lưu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát về điều tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phù Lưu.
- Tìm hiểu về tình hình sản xuất cam sành tại dịa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu về thị trường tiêu thụ cam sành tại xã Phù Lưu.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản
xuất và tiêu thụ cam sành của xã Phù Lưu.
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu
thụ cam sành tại địa bàn nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa học tập
- Củng cố các môn học từ cơ sở đến chuyên ngành và gắn các môn học
vào thực tế. Ngoài ra còn biết thêm được nhiều kiến thức thực tế, các phương
pháp học tập, làm việc và nghiên cứu khoa học.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo các
ban ngành tham khảo để đưa ra phương hướng để phát triển tiềm năng và thế
mạnh, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển cây ăn quả nói
chung và cây cam sành nói riêng nhằm phát triển kinh tế ngày càng hiệu quả.


4

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Lý luận về phát triển sản xuất
Cam, quýt là cây ăn quả lâu năm chịu ảnh hưởng rất rõ của điều kiện
ngoại cảnh, biểu hiện qua sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất và
phẩm chất quả. Những đặc trưng, đặc tính của cây được biểu hiện qua một
vòng đời hay trong một năm, đều là kết quả phản ánh tổng hợp giữa đặc điểm
các loài với ngoại cảnh.
Trong quá trình phát triển, mỗi quốc gia đều có chiến lược phát triển
kinh tế khác nhau phù hợp với điều kiện, tận dụng hiệu quả lợi thế so sánh về
vùng, lựa chọn cây trồng vật nuôi có lợi thế để tạo ra nhiều của cải vật chất,
đất nước phồn vinh, mức thu nhập của người dân tăng cao.
Trong điều kiện nước ta hiện nay ở khu vực nông thôn tỷ lệ thất nghiệp
ngày càng tăng, sức ép về việc làm lớn, do đó trong tương lai phát triển sản
xuất theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu với các ngành nghề trong đó
có nghề trồng cây ăn quả ở nông thôn là hướng đi đúng đắn và cần thiết.
2.1.1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài
* Khái niệm đánh giá
- Đánh giá (Assessment): là một quá trình (có thể là hệ thống hoặc
không hệ thống) thu thập thông tin, phân tích thông tin, sau đó thiết lập một
điều chỉnh dựa trên cơ sở các thông tin thu thập.
- Đánh giá (Evaluation): là một sự xem xét, sự kiểm tra có tính chất hệ
thống một dự án đã được lập, một dự án đang thực hiện hoặc đã kết thúc.
Đánh giá nhằm trả lời các câu hỏi quản lý đặc biệt và để đánh giá toàn bộ giá
trị của một nỗ lực và cung cấp bài học kinh nghiệm để cải tiến các hoạt động


5

tương lai, lập kế hoạch và ra quyết định. Đánh giá nói chung là tìm kiếm xác
định hiệu quả, hiệu lực, tác động, bền vững và thích hợp của dự án hoặc mục

tiêu của tổ chức. Một đánh giá có thể cung cấp thông tin hữu ích và tin cậy,
đưa ra bài học kinh nghiệm cụ thể để giúp cho các đối tác và các tổ chức
chuyên môn thực hiện các quyết định một cách đúng đắn.
- Đánh giá (Appraisal): đánh giá có liên quan đến chỉ tiêu quyết định đã được
thiết lập, gồm tính khả thi và tính có thể chấp nhận được của một dự án hoặc
chương trình ưu tiên với các thỏa thuận về ngân sách. Các chỉ tiêu hay tiêu chí
thông thường bao gồm tính thích ứng và tính bền vững. Một đánh giá có thể quan
hệ với sự xem xét các lựa chọn như một phần của tiến trình chọn lọc.
- Đánh giá dự án là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện dự án, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của
dự án trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn
bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
- Đánh giá để khẳng định sự thành công hay thất bại của các hoạt động
khuyến nông so với kế hoạch ban đầu.
* Khái niệm thị trường
- Thị trường là nơi người mua và người bán mua và bán hàng hóa và
dịch vụ. Theo định nghĩa này chợ là thị trường.
- Chợ là nơi công cộng, hợp pháp để người mua và người bán tụ họp tại
một địa điểm có ranh giới, trong một thời gian nhất định. Theo định nghĩa này
sẽ có một địa điểm họp chợ. Người có hàng mang ra chợ bán, người mua
hàng đến chợ để mua. Chợ họp trong một thời gian nhất định. Chợ có thể
chuyên bán một hàng hóa nào đó, có thể chỉ họp chợ vào một dịp nào đó (chợ
phiên). Chợ có thể là nơi người bán người mua gặp nhau ở chợ để giới thiệu,


6

tìm hiểu hàng hóa, đàm phán mua bán. Thông thường chợ thường phân loại
thành: chợ đầu mối, chợ bán buôn, chợ bán lẻ.

- Thị trường là tập hợp người mua.
- Thị trường là một cơ chế phân bố nguồn lực, quy định sản xuất và
phân phối sản phẩm, dịch vụ thông qua hệ thống giá cạnh tranh. Đây là cách
hiểu thị trường mà các nhà kinh tế tân cổ điển thường nói đến và thị trường
được coi là kinh tế đối ngược lại với cơ chế điều tiết bằng mệnh lệnh,... hay
kế hoạch hóa tập trung. Lý thuyết kinh tế tân cổ điển chứng minh rằng nếu
các điều kiện cho cạnh tranh hoàn hảo được thỏa mãn, từng thị trường riêng lẻ
sẽ đạt trạng thái cân bằng, tức trạng thái tối ưu về kinh tế. Khái niệm cơ chế
thị trường lúc này có thể coi là đồng nghĩa với khái niệm thị trường trên đây.
- Thị trường là một thể chế kinh tế (economic institution) để thực hiện
các giao dịch kinh tế. Đây là cách tiếp cận của kinh tế học về chi phí giao dịch
(transaction cost economics), hay đôi khi còn gọi là kinh tế học thể chế mới
(new institutional economics), theo đó thị trường và doanh nghiệp được coi là
các thể chế thay thế nhau để thực hiện các giao dịch. Một giao dịch kinh tế có
thể được tổ chức thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp (tự làm), hoặc có thể
thực hiện thông qua thị trường (thuê/mua ngoài). Chi phí để thực hiện giao
dịch thông qua thị trường (chi phí giao dịch) càng lớn thì giao dịch càng có xu
hướng được thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp.
- Thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu và cơ cấu của tổng số cung
và cầu về một loại hàng, nhóm hàng nào đó. Thị trường bao gồm cả yếu tố
không gian và thời gian. Trên thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán
và quan hệ tiền tệ.
- Thị trường là nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ. Nói cách khác, thị
trường là một nhóm người có nhu cầu cụ thể và sẵn sàng trả tiền nhằm thỏa
mãn các nhu cầu đó.


7

* Khái niệm sản xuất

- Liên hiệp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia
đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và
máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu
tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với
những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ
thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng
cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền.
- Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các
hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những
vấn đề chính sau: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá
thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các
nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm.
- Sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng thành
các các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Theo nghĩa rộng sản xuất bao hàm
bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu con người. Nó phân thành:
+ Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai
thác tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng những nguồn tài
nguyên có sẵn, còn ở dạng tự nhiên như: khai thác khoáng sản, khai thác lâm
sản, khai thác thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi,…
+ Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến) là hình thức sản xuất chế tạo,
chế biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng
hóa như: chế biến thực phẩm, rau quả,…
+ Sản xuất bậc 3 (công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người.


8


2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Giá trị kinh tế của cây cam sành
Những năm gần đây, trong công cuộc đổi mới, Đảng rất chú trọng phát
triển nông nghiệp, khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn, ưu tiên phát
triển những ngành nghề như chăn nuôi, trồng trọt... tạo nên sự cân đối hài hòa
giữa ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay nghề trồng cây ăn quả được xác định là một
ngành kinh tế quan trọng trong ngành kinh tế nông nghiệp nước ta đặc biệt là
trong nông thôn, nó đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tăng thu
nhập cho hộ, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa.
Phát triển sản xuất cam thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa trong nông
nghiệp nông thôn, góp phần chuyển nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền kinh tế
sản xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo trong nông thôn hiện nay, từng
bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở nông thôn.
Phát triển sản xuất cam là một khâu quan trọng thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm sản xuất có giá
trị và nhu cầu tiêu thụ cao và có thể xuất khẩu để thu ngoại tệ về cho nước ta.
Qua đây có thể nhìn thấy phát triển sản xuất cam, quýt ở khu vực nông
thôn đã và đang được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương,
tạo điều kiện phát triển nhằm thúc đẩy kinh tế ở địa phương, giúp người dân
có công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hộ, xóa đói giảm nghèo...
2.1.2.2. Đặc điểm chung của cây cam sành
* Đặc điểm sinh học
Theo Vũ Công Hậu (1996) cho rằng: tuổi thọ cây có múi thường cao,
đặc biệt là nơi có khí hậu ôn hòa, đất tốt nhưng có độ dốc thoát nước tốt. Ở
các vườn cam á nhiệt đới hoặc nhiệt đới nếu trồng đúng kỹ thuật, chọn địa
điểm thích hợp, tuổi thọ vườn cam là 30 - 40 năm.


9


+ Rễ: Sự phân bố của rễ cam phụ thuộc vào đặc tính của giống, mực
nước ngầm và chế độ canh tác, chăm bón nhưng nhìn chung rễ cam ăn nông
từ 0 - 30cm. Sự hoạt động của rễ cam hoạt động theo chu kỳ nhất định, có 3
thời kỳ rễ hoạt động mạnh: Trước khi ra cành mùa xuân (khoảng tháng 2, đầu
tháng 3); Sau khi rụng quả sinh lý đợt đầu đến lúc cành hè xuất hiện (tháng 6
- đầu tháng 9); Sau khi cành mùa thu đã sung sức (khoảng tháng 10).
+ Thân, cành: Cam có đặc điểm tự rụng ngọn, nó liên tục xảy ra đối với
các đợt lộc khiến cho cam không có thân chính rõ rệt, cành lá rậm rạp... Trong
một năm, cam ra nhiều đợt cành: Cành xuân nẩy vào tháng 2, 3, 4; cành hè
nẩy vào tháng 6, 7, 8; cành thu nẩy vào tháng 9, 10; cành đông nẩy vào tháng
11, 12 và tháng 1 năm sau. Tùy từng giống, tùy từng tuổi cây, tùy điều kiện
khí hậu và chăm sóc mà lượng cành và thời gian ra các đợt cành này có sự
thay đổi: cành non có thể quang hợp được; cành xuân ra đều và tập trung,
cành ngắn; cành hè thường khỏe, lá to, dài nhưng ra rải rác hơn; cành thu yếu
hơn cành hè và cành đông thì yếu ớt nhất.
+ Lá: Cam có lá kép, cành lá là một đặc điểm để phân biệt giữa các
giống. Trung bình từ 15 - 24 tháng, hết thời kỳ sinh trưởng thì lá rụng rải rác.
Lá quan hệ chặt chẽ với sản lượng quả, vậy cần phải giữ bộ lá xanh tốt.
+ Hoa: Hoa có 2 loại:
Hoa đủ: là hoa có cánh dài, màu trắng mọc thành chùm hoặc đơn độc số
nhị gấp 4 lần số cánh hoa, xếp 2 vòng, nhị cái có vòi nhị. Bầu có 10 - 14 ô
múi tùy thuộc từng loại.
Hoa dị hình: Là hoa phát triển không đầy đủ, cuống hoa và cánh ngắn hoa
ngắn hoặc vẹo vọ không đồng đều, số này chiếm 10 - 20 % hầu hết không kết quả.
+ Quả: Khi còn xanh chứa nhiều axit khi chín thì lượng axit giảm, hàm
lượng đường và chất tan tăng lên. Cấu tạo quả gồm có 3 phần:
- Vỏ quả: Có các tế bào sừng và các túi tinh dầu có tác dụng bảo vệ quả.



10

- Thịt quả: màu sắc thịt quả và số ô múi khác nhau tùy vào giống.
- Hạt: Tùy theo giống mà có sự khác nhau về kích thước, số lượng, màu
sắc và phôi hạt.
Quả có 2 đợt rụng sinh lý:
- Đợt 1: Sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (tháng 3 - 4) quả còn nhỏ khi
rụng mang theo cả cuống.
- Đợi 2: Khi quả đạt đường kính 3 - 4cm (cuối tháng 4) quả rụng không
mang theo cuống.
* Yêu cầu ngoại cảnh
+ Nhiệt độ: Phần lớn cam không chịu được nhiệt độ thấp, cây sinh
trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 13 0C - 300 C, phù hợp nhất từ 23 0C 290C. Nếu nhỏ hơn 10 0C và lớn hơn 35 0C thì cây sinh trưởng chậm. Nếu
nhiệt độ cao đồng thời khô hạn và có sương muối kéo dài sẽ gây ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cam và gây dụng quả.
+ Mưa và độ ẩm: Nước cần cho suốt quá trình sinh trưởng của cam
nhưng cần nhất vào lúc nảy mầm. Ở nước ta có lượng mưa phù hợp cho sinh
trưởng và phát triển của cây cam. Tuy nhiên, phân bố không đồng đều trong
năm, mùa khô phải tưới ẩm cho cây, mức nước ngầm cao hoặc ngập úng sẽ
làm rễ thối, lá rụng.
+ Ánh sáng: Cam là cây ưa sáng, nếu đủ ánh sáng thì mã quả đẹp, chất
lượng tốt, nếu cường độ ánh sáng quá mạnh mẽ làm xám quả.
+ Đất đai: Các giống cam có yêu cầu khác nhau về đất, nhưng đất trồng
cam tốt nhất là phù sa cổ, đất thịt nhẹ tầng đất dầy, nhiều mùn, có độ pH từ
5,5 - 6,5. Mực nước ngầm thấp, độ dốc vừa phải không quá 15 0 tránh trồng
trên đất sét hoặc đất có mực nước ngầm cao.
+ Dinh dưỡng: Cam là cây cho sản lượng cao nên yêu cầu nhiều dinh
dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển và bù lại lượng dinh dưỡng đã bị mất



11

đi theo sản phẩm thu hoạch. Cam cần đầy đủ và cân đối các nguyên tố đa
lượng như N, P, K, Ca và các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Bo, Mo...
2.1.2.3. Nguồn gốc giống cam sành.
+ Nguồn gốc:
Cam sành là một giống cây ăn quả thuộc chi cam chanh có quả gần như
quả cam, có nguồn gốc từ Việt Nam. Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ
dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành, và thường có màu lục nhạt (khi chín có
sắc cam) các múi thịt có màu cam.
+ Cơ cấu giống cây trồng
Phương pháp nhân giống chủ yếu của bà con nông dân là nhân giống
vô tính mà chủ yếu là chiết cành theo kinh nghiệm của bà con, sử dụng
phương pháp nhân giống này có ưu điểm là cam sinh trưởng và phát triển
nhanh giai đoạn đầu của chu kỳ sản xuất nhưng tuổi thọ ngắn chính vì điều
này mà sâu bệnh lây lan, nhanh người dân không có thuốc đặc trị (do sâu
bệnh nhờn thuốc) dẫn đến cam chết hàng loạt gây thiệt hại nghiêm trọng cho
người dân trồng cam.
2.1.2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam sành
* Kỹ thuật trồng
Đào hố trồng: Do cây cam sành tán nhỏ nên không nên đào hố quá rộng
và thưa để tiết kiệm đất trồng. Theo tiêu chuẩn đào hố trồng phân lô thẳng
hàng ngang, so le hàng dọc, với khoảng cách là 4m x 6m tùy theo độ dốc của
địa hình vườn trồng cam, mật độ trung bình là 400 cây/ha.
Cách trồng: Bón lót: 0,3 - 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H...) 0,1kg). Trộn đều lượng phân trên (không
có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng). Trả lớp
đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá
thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2 - 3cm. Tiếp đó bơm



12

nước vào đầy hố, khoảng 10 - 15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố,
dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được. Đặt bầu cây thẳng
đứng, lấp đất sao cho bầu cây nổi so với mặt đất, đóng cọc ghim tránh cho cây
bị long gốc. Sau một thời gian đất lún là vừa.
Thời vụ trồng: Nên trồng cây vào đầu mùa mưa tháng 6 - 8 dương lịch.
*. Kỹ thuật chăm sóc
Làm cỏ và vun xới: Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy việc làm cỏ
của các hộ nông dân trồng cam là tuỳ theo sinh trưởng, phát triển của cỏ dại.
Đa số các hộ sử dụng phương pháp thủ công hoặc sử dụng thuốc trừ cỏ để
diệt. Thông thường vào mùa đông cỏ sinh trưởng chậm, khoảng 30 - 40 ngày
hộ tiến hành làm cỏ 1 lần bằng phương pháp nhổ, hoặc cào. Vào mùa hè cỏ
sinh trưởng, phát triển nhanh chỉ sau khoảng 10 ngày họ phải tiến hành làm
cỏ hoặc phun thuốc trừ cỏ hoặc phát.
Quá trình điều tra cho biết hầu hết các hộ trồng cam sành hàng năm chỉ
vun xới 1 lần. Họ thường kết hợp bón phân với việc vun xới.
Nước là một nhân tố sinh thái rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 30% số hộ trồng cam là tưới
nước cho cam. Hầu như các hộ trồng cam chỉ sử dụng vòi phun hoặc dùng vòi
dẫn nước từ các khe, nguồn ở trên cao về tưới, chưa có hệ thống tưới nhỏ giọt,
còn lại là phụ thuộc vào nước trời.
Bón phân cho cây cam.
Bón phân cho cây cam sành có ý nghĩa rất quan trọng. Cây cam sành có
cho năng suất, chất lượng cao hay không phụ thuộc vào việc bón phân như thế
nào, với liều lượng bao nhiêu… Qua điều tra cho thấy mỗi hộ bón phân cho cây
cam sành khác nhau, sử dụng loại phân khác nhau, với liều lượng khác nhau.
Trong giai đoạn này toàn bộ chi phí được tính bình quân chia đều theo
lứa tuổi của cây. Đây là giai đoạn khó khăn nhất với bà con nông dân, đầu tư



13

chăm sóc với nguồn vốn lớn mà không cho bất kỳ khoản thu nhập nào từ cây
cam, khi cam bước vào độ tuổi từ 3 - 4 đã bắt đầu cho bói quả nhưng với
lượng không đáng kể chưa cho giá trị kinh tế.
* Kỹ thuật tỉa cành:
Công việc tỉa cành được thực hiện hàng năm vào thời kỳ mà cây có hoạt
động trao đổi chất thấp nhất (sau khi thu hoạch trái), trước khi cây ra đọt mới
để chuẩn bị cho mùa trái mới, đây là thời điểm thích hợp nhất. Không nên tỉa
quá nhiều cành (khoảng 15%). Khi tỉa cành, cần loại bỏ những cành sau đây:
- Cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10 - 15cm).
- Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả
năng cho trái.
- Cành đan chéo nhau, những cành vượt (cành có thân hình tam giác)
trong thời kỳ cây đang mang trái nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng
với trái.
- Loại bỏ các cành già cỗi để trẻ hoá, góp phần cây được sung mãn và dễ
cho trái hơn.
* Kỹ thuật thu hái:
Cam được thu hoạch mỗi năm một lần, tuy nhiên có thể rải vụ trong
nhiều tháng, thu hoạch chủ yếu bằng phương pháp thủ công, cam trồng trên
đồi cao, xa đường giao thông do vận chuyển quá xa, vào mỗi vụ thu hoạch
cam phải huy động một số lượng lao động lớn ở trong toàn huyện để cắt, gánh
cam từ các núi, đồi xuống các điểm xe tải, ngoài ra còn huy động ngựa thồ và
một số hệ thống cáp treo vận chuyện cam từ vườn xuống nơi xe có thể vào
được, nhưng vấn sử dụng sức người là chính, việc thu hoạch cam một cách
thủ công như vậy làm cho cam dễ bị giập nát, ảnh hưởng đến chất lượng cam
và giá thành sản phẩm, chi phí vận chuyển cao vì thế chi phí cho khâu thu
hoạch lớn ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ trồng cam.



14

Khâu thu hái cũng chưa được bà con thật sự coi trọng về kỹ thuật cũng
như thời điểm thu hái, các biện pháp thu hái chủ yếu là thủ công truyền thống
các phượng tiện chứa đựng thô sơ không đảm bảo an toàn, hơn nữa có nông
hộ thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn nên có ảnh hưởng không nhỏ chất
lượng quả và sinh trưởng của cây.
+ Thu hoạch không đúng và đảm bảo khoa học, các vật dụng chứa đựng
không đủ tiêu chuẩn làm cho thời gian bảo quản bị rút ngắn, hơn nữa phương
tiện vận chuyển giao thông không thuận lợi làm cho Cam Sành hay bị dầm bì
mau thối, khó khăn cho bảo quản.
+ Thu hoạch quá sớm có lợi về khối lượng nhưng cam chưa đảm bảo về
chất giá thành thấp giá bán thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
+ Thu hoạch quá muộn cam ngon nhưng số lượng suy giảm mặc dù giá
thành cao tuy vậy hiệu quả kinh tế cũng không được cao.
Những năm gần đây, với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức
chính quyền địa phương, người dân cũng đã được tham gia vào các lớp tập
huấn kỹ thuật trong các biện pháp canh tác mới do các cán bộ khuyến nông
phòng NN & PTNT tổ chức nhờ đó hiệu quả của cây Cam Sành đang dần
được tăng lên.
2.1.2.5. Các loại sâu bệnh hại cam sành
• Sâu vẽ bùa.
+ Đặc điểm hình thái:
Thành trùng là một loại bướm rất nhỏ, thân hình mỏng mảnh, dài
khoảng 2 mm, sải cánh rộng khoảng 4 - 5 mm. Toàn thân có màu vàng nhạt,
hơi có ánh bạc. Cánh sau rất hẹp so với cánh trước, cả hai cánh đều có rìa
lông dài. Cánh trước có hai gân dọc màu đen kéo dài đến giữa cánh, khoảng
1/3 về phía đầu cánh có một vân xiên giống hình chữ Y. Chiều dài râu đầu

khoảng 3/4 chiều dài của cánh. Do kích thước nhỏ và hoạt động về đêm nên


15

trong điều kiện tự nhiên rất khó phát hiện được thành trùng. Sâu mới nở có
màu xanh nhạt trong suốt, dài khoảng 0,4mm. Sâu mới nở có màu xanh giống
màu xanh của lá non, lớn lên sâu có màu vàng xanh dài khoảng 4mm, mình
sâu hơi dẹp. Có thể quan sát dễ dàng sự hiện diện của sâu trong đường đục.
Sau khi nở, sâu non đục vào lá và ăn phần thịt lá dưới lớp biểu bì của mặt lá
tạo thành các đường hầm ngoằn ngoèo. Lá non bị hại kém phát triển, cong
queo nên khả năng quang hợp kém. Kết quả làm cây sinh trưởng chậm, đặc
biệt khi vườn cây ở thời kì mới trồng và trong giai đoạn kiến thiết cơ bản thì
mức độ tác hại lớn hơn vì làm cho cây còi cọc chậm lớn. Sâu vẽ bùa có thời
gian vòng đời ngắn, khoảng 2 - 3 tuần.
+ Thời điểm gây hại:
Sâu vẽ bùa bắt đầu gây hại từ giai đoạn sâu còn rất nhỏ (0,5mm). Sự
gây hại xảy ra rất sớm, trên những lá non 4 - 5 ngày tuổi, sâu vẽ bùa tấn công
chủ yếu những lá có kích thước biến động từ 1 - 8cm x 1 - 4cm, khi lá lớn hơn
kích thước này thì tỷ lệ lá bị sâu tấn công giảm rõ rệt và gần như không đáng
kể. Theo các hộ nghiên cứu thì cây còn non bị nhiều sâu vẽ bùa còn khi cây
lớn và già thì sâu vẽ bùa không đáng kể dường như không có.
+ Mức độ gây hại:
Sâu vẽ bùa lây lan nhanh. Nếu sâu tấn công sớm, lá hoàn toàn bị biến
dạng, khô và rụng đi sau đó. Nếu mật độ sâu cao và sâu tấn công vào giai
đoạn lá còn non thì có thể ảnh hưởng đến năng suất. Lá non bị tấn công sẽ
không phát triển và co rúm lại, giảm khả năng quang hợp, do đó cây sinh
trưởng và phát triển kém, hoa trái dễ bị rụng, nhất là cây con mới trồng.
• Sâu đục thân:
+ Đặc điểm hình thái: Sâu đục thân hay còn gọi là xén tóc sao hay xén

tóc hoa vì trên toàn thân màu đen của con bọ trưởng thành cánh cứng này có
điểm khoảng 30 chấm trắng.


16

+ Thời điểm gây hại:
Sâu trưởng thành thường ăn bổ sung bằng các phần non của cây đặc biệt là
rễ non trước khi đẻ trứng vào tháng 5 tháng 6, vũ hóa vào tháng 5 - 6. Trước khi
đẻ xén tóc sao cắn vào gốc cây 1 vết hình chữ T ngược rồi đẻ trứng vào đó. Sau 6
đến 12 ngày thì trứng nở, sâu non di chuyển xuống phía dưới gốc, phá hại phần
gốc, rễ cây tiếp giáp với thân. Đầu tiên sâu hại vỏ, sau đó đục vào bên trong phần
gỗ. Nhiều khi sâu đục cả những rễ to làm cho cây héo toàn bộ, rụng lá và chết.
Sâu non phá hại trong 2 - 3 tháng thì nghỉ đông ở gốc cây. Đến tháng 3, tháng 4
năm sau thì hoá nhộng, tháng 5 - 6 vũ hoá. Vòng đời của xén tóc sao là một năm.
+ Mức độ gây hại:
Sâu đục thân thường thường đục cành nhỏ trên tán lá, rồi đục dần vào
cành lớn, đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ, ngăn cản quá
trình vận chuyển và lưu thông chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, làm cây bị rối
loạn trao đổi chất, tán lá héo xanh, héo vàng và có thể làm cho cây bị chết. Do
sâu gây hại bên trong thân cây nên biện pháp phun thuốc hoá học thường
không đem lại hiệu quả.
• Nhện hại:
* Nhện đỏ
+ Đặc điểm hình thái:
Cơ thể của nhện đỏ rất nhỏ, dài khoảng 0,3 - 0,4mm, hình bầu dục, gần
giống như con mạt gà. Con trưởng thành có 8 chân, bò nhanh, con ấu trùng
nhỏ hơn, có màu nhạt hơn. Nhện đỏ sinh trưởng, phát triển và tích luỹ số
lượng rất nhanh, do vòng đời của chúng rất ngắn (khoảng 10 ngày) và sinh
sản nhiều (một con cái có thể đẻ hàng trăm trứng).

+ Thời điểm gây hại:
Nhện đỏ xuất hiện nhiều trong giai đoạn vườn ươm và giai đoạn cây
non mới trồng. Vào các đợt lộc, giai đoạn quả non hàng năm.


17

+ Mức độ gây hại:
Nhện trưởng thành và nhện non sống ở mặt trên của lá, dùng miệng
chích hút dịch lá, tạo nên các chấm nhỏ li ti màu trắng vàng. Khi mật độ cao
chúng có mặt cả trên quả, cành bánh tẻ. Khi bị nặng toàn bộ lá và quả có màu
trắng hơi vàng, lá bị rụng, sự phát triển của cây bị đình trệ.
* Nhện trắng
Đặc điểm sinh học của nhện trắng
Nhện trắng (white mite) - Polyphagotarsonemus latus (Banks) (Họ
Tarsonemidae, Bộ Acari) còn có tên là nhện ớt (chili mite), nhện bạc lá cam
(citrus silver mite), nhện trà vàng (yellow tea mite) và nhện rộng (broad mite),
là một loài gây hại chính và phổ biến trên nhiều loại cây trồng. Việc kiểm soát
loài này đòi hỏi một hay nhiều lần xử lý thuốc trừ nhện mỗi năm.
Đặc điểm hình thái:
Nhện trưởng thành: Nhện cái có dạng hình bầu dục dài khoảng 0,2 mm.
Cơ thể phồng lên theo hướng nghiêng và có màu từ vàng sáng đến hổ phách
hay xanh lá cây với một đường sọc không rõ, màu sáng, nằm giữa và phân
nhánh ở cuối lưng. Các con đực có màu sắc tương tự con cái nhưng không có
sọc này. Hai chân sau của con cái trưởng thành thoái hoá thành phần phụ. Con
đực thường nhỏ hơn (0,11mm) và di chuyển nhanh hơn con cái. Các chân sau
to lớn của con đực thường được sử dụng để nâng các con nhộng cái lên và đặt
vuông góc với cơ thể con đực khi giao phối.
Trứng:
Trứng không màu sắc, có hình bầu dục. Mỗi trứng dài khoảng 0,08mm

và được bao phủ bởi 29 đến 37 chùm lông trên bề mặt.
Ấu trùng:
Nhện trắng con chỉ có 3 cặp chân. Chúng thường di chuyển rất chậm và
có màu hơi trắng được tạo thành từ những điểm nhỏ trên da. Khi ấu trùng phát


18

triển, chúng sẽ tăng chiều dài từ 0,1 lên 0,2mm. Giai đoạn không hoạt động
xuất hiện như một ấu trùng bất động.
Nhộng:
Sau một ngày, ấu trùng biến thành nhộng bất động có hai đầu trong suốt
và nhọn. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng một ngày. Các con nhộng thường
được tìm thấy trong các lổ lõm trên trái, mặc dù nhộng cái thường được mang
bởi các con đực.
Điểm sinh học
Vòng đời của nhện trắng gồm bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và
trưởng thành. Con cái trưởng thành đẻ từ 30 đến 76 trứng (trung bình 5 trứng
mỗi ngày) ở mặt dưới của lá và trong những lổ lõm của trái trong thời gian từ
8 đến 13 ngày và chết ngay sau đó, trong khi con đực trưởng thành có thể
sống từ 5 đến 9 ngày. Con cái không được giao phối đẻ trứng đực, và ngược
lại, con cái được giao phối thường đẻ 4 trứng cái trên mỗi trứng đực.
Trứng nở trong khoảng 2 đến 3 ngày và ấu trùng sinh ra từ vỏ trứng để
gây hại. Ấu trùng thường di chuyển chậm và không phân tán xa. Sau 2 hoặc 3
ngày, ấu trùng phát triển sang giai đoạn ấu trùng bất động (nhộng). Ấu trùng
cái bất động trở nên hấp dẫn với con đực, con đực sẽ nâng con cái lên và
mang chúng đến bộ lá mới. Con đực và cái đều rất hoạt động nhưng con đực
rõ ràng đóng góp nhiều vào sự phân tán của quần thể nhện trắng do có khả
năng mang ấu trùng cái đến vị trí mới. Khi con cái thoát khỏi giai đoạn bất
động, con đực ngay lập tức sẽ giao phối với nó. Cũng có báo cáo cho rằng nhện

trắng sử dụng các côn trùng, đặc biệt là một số loài ruồi trắng (whiteflies) để di
chuyển từ cây này đến cây khác.
• Rệp sáp
+ Đặc điểm hình thái:
Rệp sáp là loại côn trùng chích hút, kích thước cơ thể nhỏ, dài khoảng 2 4mm, bề ngang khoảng 1,5 - 3mm, sống tập trung thành bầy ở rễ gốc cây, gốc lá


19

và quả để gây hại. Trứng hình bầu dục nhỏ màu trắng trong, trứng được đẻ thành
bọc, các trứng xếp chồng lên nhau, phía ngoài có lớp sáp bông trắng bao phủ.
+ Thời điểm gây hại:
Rệp sáp xuất hiện gây hại quanh năm.
+ Mức độ gây hại:
Rệp sống và hút nhựa trên chồi non, lá và trái làm lá héo vàng, chồi và
trái chậm phát triển. Cả trưởng thành và rệp non đều gây hại. Nếu bị nhiễm
nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, trái cũng có thể bị biến mầu, phát
triển kém và bị rụng. Bên cạnh đó mật ngọt do rầy tiết ra sẽ giúp nấm bồ hóng
phát triển, làm vỏ trái bị đen, ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của trái. Nguy
hiểm nhất là rệp sáp gây hại trên rễ cam. Vào mùa khô rệp sáp chuyển xuống
đất quanh gốc cây để sinh sống, hút nhựa, phá hoại gốc và rễ, mật độ rệp cao
có thể làm cho cây bị héo vàng và chết.
• Bệnh ghẻ (Citrus scab)
Bệnh ghẻ do một loài nấm (Elsinoe fawcetti - thể không hoàn chỉnh của
Sphacema fawcetti) gây ra. Nấm bệnh gây hại ở cành lá non, trái non kể cả khi
vừa mới đậu. Biểu hiện là những mụn giống như mụn ghẻ nhưng hình thù không
đều đặn. Giống như những cụm nhỏ li-e (nút chai) đôi khi dính vào nhau, màu
vàng nâu, một đôi chỗ màu đen do các bào tử thoát ra. Điểm khác biệt với bệnh
loét là mụn chỉ bám ở một mặt lá trong khi nếu là bênh loét thì vết loét xuyên
qua bề dày phiến lá, biểu hiện ở cả hai mặt lá. Lá bị hại bị xoăn lại.

Bảo tử nấm do gió, sâu bọ mang tới bám vào mặt búp, lá, trái non v.v...
Độ nhiệt dưới 360C, độ ẩm cao giúp cho bảo tử nảy mầm phát sinh bệnh.
Chanh, quýt (tắc), cam bị bệnh này khá nặng.
• Bệnh vàng lá (Bệnh Greening)
Triệu trứng: Lá vẫn xanh nhưng có đốm vàng, trong khi ở một số lá
phiến lá bị vàng, gân lá vẫn còn xanh, lá nhỏ và hẹp dài như tai thỏ, rụng sớm.
Trên cây bị bệnh trái nhỏ, méo mó, hạt bị thui đen, ra bông nhiều đợt trên
cùng một cây.


20

• Bệnh gỉ sắt
Triệu trứng: Đầu tiên trên mặt dưới của lá xuất hiện những chấm nhỏ màu
vàng nhạt như những giọt dầu. Sau đó các chấm này lớn dần và từ giữa xuất hiện
bột màu vàng cam, đó là bào tử của nấm gỉ sắt. Bào tử chuyển dần sang màu
trắng từ trung tâm ra ngoài và cuối cùng vết bệnh có màu nâu như vết cháy. Các
vết cháy có thể liên kết với nhau thành vết cháy lớn, dẫn đến cháy toàn bộ lá và
rụng. Khi bệnh nặng, cây rụng hết lá và chết. Xuất hiện và gây hại trong mùa
mưa khi ẩm độ không khí cao. Có thể gây hại trên diện rộng, gây hại trên lá, ảnh
hưởng đến quang hợp của cây trồng, giảm sản lượng cây ăn quả.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử nghề trồng cam quýt trên thế giới
Trong các loại cây ăn quả, cùng với nho, cam, quýt có lịch sử trồng trọt
lâu đời nhất. Có nhiều báo cáo nói về nguồn gốc của cam, quýt, phần lớn đều
nhất trí rằng cam, quýt có nguồn gốc ở miền nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ
qua Himalaya, Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippin, Malaysia, miền
nam Indonecia hoặc kéo đến lục địa Úc. Những báo cáo gần đây nhận định
rằng, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên của nhiều loài
cam quýt quan trọng, tại đây còn tìm thấy rất nhiều loài cam quýt hoang dại.

Cam ngọt (Citrus Sinensis .L) được xác định có nguồn gốc ở miền nam
Trung Quốc, Ấn Độ và miền nam Indonesia, sau đó cũng giống như loài Citrus
medica được các thuỷ thủ và những người lính viễn chinh mang về trồng ở
châu Âu, Địa Trung Hải, châu Phi từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17.
Tóm lại, cam quýt có nguồn gốc ở miền nam châu Á, sự lan trải của
cam quýt trên thế giới gắn liền với lịch sử buôn bán đường biển và các cuộc
chiến tranh trước đây. Cam quýt được di chuyển đến châu Phi từ Ấn Độ bởi
các đoàn thuyền buồm, di chuyển đến châu Mỹ bởi các nhà thám hiểm và
thuyền buôn người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.


21

2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam sành trên thế giới
2.2.2.1. Tình hình sản xuất và các vùng trồng cam quýt chủ yếu trên thế giới
Trong suốt nhiều thập kỷ qua, năng suất, diện tích và sản lượng của
cam quýt không ngừng tăng nhanh. Vành đai trồng trọt cam quýt trải dài từ
400 vĩ bắc xuống 400 vĩ nam, có nghĩa là cam quýt chỉ được trồng trọt ở vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới. Hiện nay vùng cây ăn quả nhiệt đới như Việt Nam,
Cuba, Thái Lan, Malaysia và miền nam Trung Quốc đang gặp những khó
khăn lớn về phát triển cam quýt do một số bệnh hại cam quýt điển hình của
vùng nhiệt đới như bệnh Greening gây nên. Khiến cho diện tích cam quýt của
một số nước nằm trong vùng nhiệt đới bị thu hẹp hoặc không tăng lên được.
Trái lại, khí hậu vùng á nhiệt đới không cho phép các loại bệnh hại cam quýt
điển hình là bệnh Greening phát triển mạnh, chính vì thế vùng cam quýt á
nhiệt đới có xu hướng ngày càng phát triển mạnh về diện tích, năng suất, sản
lượng, chất lượng quả cũng như biện pháp kỹ thuật về giống, canh tác,…
Các vùng trồng cam quýt nổi tiếng thế giới hiện nay chủ yếu nằm ở
những vùng khí hậu khá ôn hoà thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn
hoà ven biển chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu đại dương.

2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ cam quýt của một số nước trên thế giới
Thị trường tiêu thụ hoa quả lớn nhất hiện nay chính là Liên minh châu
Âu (EU). EU là một khu vực nhập khẩu ròng cam, với khối lượng nhập khẩu
thường vượt xa xuất khẩu. Giai đoạn 2008 -2009, Nhập khẩu cam vào EU trị
giá khoảng 634 triệu USD, xuất khẩu đạt 181 triệu USD. Thương mại nội
khối EU có vai trò rất quan trọng, xét về khối lượng cam được sản xuất tại các
nước EU. Các khách hàng chính của các nước sản xuất cam lớn trong EU
chính là các nước thành viên EU khác.
Nhà cung cấp lớn các sản phẩm cam cho thị trường EU là Nam Phi,
cung cấp cho thị trường châu Âu trong giai đoạn từ tháng 6 cho đến tháng 10


22

hàng năm, tiếp theo Nam Phi là Ma-rốc, Ai Cập và Argentina. Các nhà nhập
khẩu cam lớn tại châu Âu là Đức, Pháp, Hà Lan và Vương quốc Anh.
Tại Tây Ban Nha, mức tiêu thụ bình quân đầu người trong năm 2008
đạt gần 20 kg, chiếm khoảng 20% mức tiêu thụ trái cây tươi. Tuy nhiên, hiện
tại, mức độ tiêu dùng cam tươi suy giảm do các sản phẩm quả có múi được
chế biến như nước ép trái cây đang dần trở nên quan trọng hơn và thuận tiện.
Tại Hy Lạp, nhu cầu về cam tươi giảm so với 2009, do tác động của
cuộc khủng hoảng tài chính chung của EU. Tuy nhiên, xuất khẩu cam sang
các thị trường truyền thống như Đức, Croatia, Ba Lan, Cộng hòa Séc,
Moldavia, Romania, Hungary, Slovenia và nhiều nước khác vẫn duy trì hoặc
tăng lên. Xuất khẩu cam của Hy Lạp đã tăng lên 25% trong năm 2009. Hàng
năm, Hy Lạp tiêu thụ cam tươi dao động từ 250.000 - 300.000 tấn.
Tại châu Á, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhiều
nước trên thế giới. Năm 2009, Trung Quốc nhập 79.000 tấn cam, chiếm hơn
70% lượng cam quýt nhập khẩu, tăng 20% so với năm 2008. Chủ yếu là Cam
Navel, Valencia của Mĩ. Cam Nam Phi nhập vào Trung Quốc đứng thứ 2 sau

Mĩ. Quảng Đông là tỉnh nhập cam Mỹ hàng đầu (chiếm 90% cam nhập vào
Trung Quốc), ngoài ra có: Thượng Hải, Thâm Trấn, Thiên Tân, Thanh Đảo.
Cũng năm 2009, Trung Quốc nhập 10.000 tấn quít. Cam nhập vào Trung
Quốc từ Mỹ, Thái Lan và Đài Loan ổn định ở mức 6.000 tấn. Ngoài ra Nhật
bản cũng là nước nhập khẩu cam quýt lớn của châu Á.
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam sành tại Việt Nam
2.2.3.1. Tình hình sản xuất và các vùng trồng cam quýt ở Việt Nam
* Tình hình sản xuất
Cam quýt nước ta trồng khắp từ Bắc vào Nam và được trồng từ rất lâu
đời nhưng trước đây cam quýt vẫn là thứ quả quý hiếm ít người biết đến. Lê
Quý Đôn, đã mô tả: Việt Nam có rất nhiều thứ cam: Cam Sen (gọi là Liên


23

Cam), Cam Vú (Nhũ Cam) da sần vị rất ngon; Cam Chanh da mỏng và mỡ,
vừa ngọt thanh vừa có vị chua dịu; Cam Sành (Sinh Cam) vỏ dày, vị chua
nhẹ, cam mật vỏ mỏng vị ngọt; Cam Giấy tức Kim Quất da rất mỏng, màu
hồng trông đẹp mắt, vị chua; Cam Động Đình quả to, vỏ dày, vị chua.
Đến những năm 60 của thế kỷ XX, diện tích cam quýt được tăng lên
một cách nhanh chóng và có nhiều nông trường trồng cam ra đời như: Sông
Lô, Sông Bôi, Thanh Hà, Vân Du, Sông Lam, Đông Hiếu... với diện tích
khoảng 3000 ha. Ở miền Bắc trong những năm 1975 thì diện tích cam, quýt
có xu thế giảm đi, do một số diện tích trồng cam đã già cỗi, sâu bệnh nặng.
Từ năm 2007 - 2010 Diện tích cây ăn quả của nước ta giảm từ 778,5
nghìn ha năm 2007 xuống 776 nghìn ha năm 2010. Ngoại trừ cây xoài có diện
tích và sản lượng tăng lên, các loại cây ăn quả khác đều có xu hướng giảm về
diện tích nhưng tăng về sản lượng.
Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp nước ta bị thu hẹp
bởi sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất xây dựng, nhưng qua trên ta thấy

diện tích, Diện tích cam quýt tuy có giảm nhưng sản lượng lại tăng lên. Điều đó
cho thấy mặc dù có một số hạn chế về sinh thái, nhưng yếu tố chăm sóc đã được
chú trọng phát triển nhiều hơn, cam quýt vẫn giữ một vị trí quan trọng trong cơ
cấu kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, theo thống kê của FAO năng suất cam quýt còn
rất thấp, bình quân vào khoảng 11,86 tấn/ha. So với những nước có nền nông
nghiệp tiên tiến có năng suất cam quýt trung bình đạt từ 20- 50 tấn/ha.
Diện tích cây có múi ở miền Nam lớn hơn so với miền Bắc, các giống chủ
lực ở miền Nam là cam Sành và bưởi. Miền Bắc có hai vùng trồng cây ăn quả có
múi lớn, vùng Đông Bắc đóng vai trò chủ lực, giống quan trọng nhất là cam
Sành; vùng Bắc Trung Bộ (Nghệ An chủ yếu là trồng cam ngọt lớn và tập trung
nhất trong nước. Từ 1975, sau khi miền nam hoàn toàn được giải phóng, đất
nước thống nhất, vành đai trồng cam quýt trải dài từ bắc đến nam. Sự phân bố


24

vùng trồng cam quýt ở nước ta tập trung ở cả Bắc, Trung, Nam với tổng diện
tích tính đến năm 2008 là 61.100 ha trong đó được chia làm 8 vùng sản xuất.
* Các vùng trồng cam quýt chủ yếu ở Việt Nam
+ Vùng cam quýt miền núi và trung du phía bắc
Bao gồm các tỉnh như: Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc
Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Lai Châu. Khu vực này chủ yếu là
vùng núi cao, khí hậu phân mùa rõ rệt. Đất đai khá đa dạng như: đất feralit đỏ
vàng trên phiến thạch là loại đất điển hình của vùng trung du đông bắc, đất
mùn đá vôi, gơnai, phiến thạch sét, phiến thạch mica, đất phù sa cổ, phù sa
không được bồi ven sông, suối, phù hợp để trồng nhiều loài cây ăn quả.
Theo tổng cục thống kê năm 2007, toàn miền bắc có khoảng 314,6
nghìn ha (chiếm 40,6%) và sản lượng đạt khoảng 3 triệu tấn (chiếm 37,5%)
phân bố ở các vùng chính sau: vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Đông Bắc,
vùng Tây Bắc và vùng Bắc Trung Bộ trong đó Đông Bắc là vùng sản xuất cây

cam quýt chủ lực.
Tuy nhiên vùng còn gặp khó khăn như: Địa hình dốc, lượng mưa phân
bố không đều, đất nghèo kiệt dinh dưỡng do rửa trôi, xói mòn. Việc áp dụng
kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chủ yếu vẫn là độc canh một giống, chưa
quan tâm chọn giống, địa bàn rất phân tán, giao thông đi lại khó khăn, hạ tầng
cơ sở nghèo nàn, rất khó khăn trong việc vận chuyển và tìm kiếm thị trường.
+ Vùng sản xuất cam quýt ven biển miền trung.
Bao gồm các tỉnh như: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình trải dài từ
18- 20030’ vĩ độ bắc. Năm 2007 diện tích cam quýt là 8,29 nghìn ha (chiếm
10,7%) và sản lượng đạt 0,57 triệu tấn (chiếm 7,1%), đứng thứ 3 sau khu vực
đồng bằng sông Cửu Long và miền núi phía bắc. Trọng điểm trồng cam quýt
vùng này phải kể đến là vùng Phủ Quỳ Nghệ An, với một cụm các nông
trường chuyên cam quýt có diện tích hàng nghìn ha, với nhiều giống nhập nội


25

từ nước ngoài được trồng với mục đích xuất khẩu. Tuy nhiên, thời tiết khí hậu
tương đối khắc nghiệt, mưa về mùa nóng, khô về mùa đông phần nào hạn chế
sự sinh trưởng của cam quýt.
+ Vùng cam quýt đồng bằng sông Cửu Long.
Bao gồm các tỉnh như Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà
Vinh,… Cam quýt được trồng nhiều ở các vùng phù sa ven sông Tiền, sông Hậu,
nông dân ở đây có trình độ trồng cam quýt khá cao. Vùng có một số loại cam,
quýt nổi tiếng như: cam giấy, cam Navel, cam sành, quýt đường,... Vùng phát
triển mạnh nhờ khí hậu, đất đai khá phù hợp và có thị trường tiêu thụ rộng lớn là
thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận. Tuy nhiên, vùng cam quýt này còn
một số mặt khó khăn như: nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm không cao, thời tiết
nóng quanh năm, lũ lụt và sâu bệnh nhiều.
2.2.3.2. Tình hình tiêu thụ cam, quýt tại Việt Nam

Tính đến hết tháng 10/2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước
đạt 515 triệu USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ và đạt 109,5% kế hoạch năm
(470 triệu USD).
Đại bộ phận sản lượng cam quýt sản xuất trong nước có mùa vụ thu
hoạch chủ yếu từ tháng 9 -12, đây là thời gian sản lượng cam quýt cung cấp
cho thị trường đạt rất lớn so với thời gian khác trong năm, không chỉ từ sản
xuất trong nước mà còn cộng thêm một lượng cam quýt nhập khẩu từ nước
ngoài. Trong số đó, cam quýt nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu
trong các tháng 10 đến tháng 1 năm sau, sản lượng có xu hướng gia tăng qua
3 năm gần đây và bán hầu khắp các tỉnh thành ở nước ta trong thời gian này.
Trên thị trường, cam sành và các loại cam quýt khác là những mặt hàng
có thể thay thế cho nhau. Vì vậy khi thị trường có nhiều cam quýt cung cấp
với giá rẻ, người tiêu dùng chuyển qua mua cam quýt các loại thay vì phải
mua cam sành và ngược lại. Sự cạnh tranh này là nguyên nhân chính đẩy giá


×