Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nghiên cứu vai trò của giới trong phát triển kinh tế hộ tại thị trấn tân yên, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.14 KB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

TRẦN THỊ QUYÊN
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA GIỚI TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TÂN YÊN
HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khuyến nông

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Dương Văn Sơn

Thái Nguyên, năm 2015




i

LỜI CẢM ƠN
Với phương châm “ Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết đi đôi với thực tiễn, nhà
trường gắn liền với xã hội”. Thực tập là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, giúp sinh viên bước đầu với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những
kiến thức mình đã học ở trường trở thành những cán bộ khoa học kĩ thuật được trang
bị đầy đủ cả kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn, đáp ứng nhu cầu công việc
trong tương lai.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, cùng giảng viên
hướng dẫn thầy giáo Dương Văn Sơn em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
vai trò của giới trong phát triển kinh tế hộ tại Thị Trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên,
tỉnh Tuyên Quang”.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương Văn Sơn
là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng
thời thầy đã tạo mọi điều kiện để em có cơ hội thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông
Thôn, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú, các anh chị trong
UBND Thị Trấn Tân Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình thực tập, điều tra, nghiên cứu thu thập số liệu tại địa phương.
Với trình độ và năng lực còn hạn chế, lần đầu tiên xây dựng một khóa luận tốt
nghiệp, mặc dù đã cố gắng hết sức song vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo và các bạn để
bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Thái nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên


Trần Thi Quyên


ii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nghĩa

1



Cao đẳng

2

CNH

Công nghiệp hóa

3

CT


Chỉ thị

4

ĐH

Đại học

5

ĐVT

Đơn vị tính

6

HĐH

Hiện đại hóa

7

LĐ- TB&XH

Lao động- Thương binh và xã hội

8

KTSX


Kỹ thuật sản xuất

9

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

10

NQ

Nghị quyết

11

PTKT

Phát triển kinh tế

12



Quyết định

13

TC


Trung cấp

14

TB

Trung bình

15

TT

Thị trấn

16

TT

Thông tư

17

TTg

Thủ tướng

18

UBND


Ủy ban nhân dân


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG


iv

MỤC LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình đẳng giới được coi là một trong những thành tựu nổi bật của Việt
Nam trong 20 năm đổi mới vừa qua. Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc năm
2005, Việt Nam chỉ số phát triển giới (GDI) đứng ở vị trí thứ 87 trong tổng số
144 quốc gia trên thế giới [13]. Năm 2005 Liên Hợp quốc đánh giá Việt Nam
là điểm sáng về 3 mục tiêu: Xoá mù chữ, xoá đói giảm nghèo, bình đẳng giới.
Vấn đề giới ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng,
điều này được thể hiện rõ nhất trong Luật Bình đẳng giới do Quốc hội nước
Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 10 thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07
năm 2007. Xác định đây vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển của Quốc
gia nên ngày 24 tháng 12 năm 2010. Thủ tướng chính phủ đã kí Quyết định số
2351/QĐ – TT phê duyệt chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn

2010 – 2020.
Nhờ vào sự quan tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước mà khoảng cách
giữa nam giới và nữ giới trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… đã
thay đổi và có xu hướng bình đẳng giới. Các đối tượng là phụ nữ và trẻ em
gái đã dần khẳng định được vị thế của mình trong xã hội và có tiếng nói trong
gia đình, thực hiện vai trò to lớn của mình trong đời sống kinh tế - xã hội.
Theo số liệu thống kê về giới của Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 (2005),
tỷ lệ nữ tham hoạt động kinh tế ở nước ta đạt mức cao nhất khu vực, gần cân
bằng với nam giới (83% so với 85%), chiếm trên 48% lực lượng lao động xã
hội đặc biệt ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên đạt tới 85% trong năm 2005.
Phụ nữ đang tham gia ở tất cả các loại hình nghề nghiệp và khu vực kinh tế.


2

Theo đánh giá giữa kỳ kết quả việc thực hiện Chiến lược quốc gia, đến năm
2005 có trên 46% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm là phụ nữ.
Trong đó, phụ nữ chiếm 49,95% lao động trong sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp;
36,6% lao động trong sản xuất công nghiệp và xây dựng; 70% lao động trong
ngành dệt may; 25% phụ nữ đang là chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên trên thực tế cho thấy sự đóng góp giữa nam giới và nữ giới
chưa thực sự đảm bảo được công bằng, bởi vì nữ giới vẫn là phái yếu, họ vẫn
phải chịu thiệt thòi hơn về cơ hội việc làm, thu nhập, cơ hội thăng tiến…. Hơn
thế nữa những phụ nữ và trẻ em gái nghèo sống ở những vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số, những người tàn tật thì cơ hội tiến đến bình đẳng giới
dành lại quyền lợi cho bản thân là rất thấp. Sự đóng góp của họ cho xã hội không
hề nhỏ vì vậy nhà nước ta phải có những chính sách bổ sung, tạo mọi điều kiện
để đem lại sự bình đẳng giới cho những con người nơi đây. Nền nông nghiệp
Việt Nam chỉ phát triển bền vững, có hiệu quả khi có sự bình đẳng giới.
Thị trấn Tân Yên là trung tâm của huyện Hàm Yên, nằm tại trục Quốc

lộ 2 cách thành phố Tuyên Quang về phía Bắc 40km, phía Bắc giáp xã Yên
Phú và sông Lô, phía Nam giáp xã Thành Long, phía Đông giáp xã Thái
Sơn và phía Tây giáp xã Nhân Mục. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước cùng với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong
toàn thị trấn nên nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực đặc biệt là công
tác xóa đói giảm nghèo và các vấn đề liên quan tới bình đẳng giới. Hiện nay
kinh tế hộ gia đình đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong ngành nông
nghiệp Việt Nam. Ở hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam thì nam giới được
hưởng nhiều thành quả của việc trao quyền hơn hẳn phụ nữ, vì vậy việc tìm
hiểu vai trò của mỗi giới trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở TT Tân Yên,
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là rất cấp thiết, để từ đó đề xuất ra một số
giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của mỗi giới, giảm khoảng cách về


3

cơ hội tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực, tạo điều kiện để tất cả mọi người
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Xuất phát từ những thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:”Nghiên cứu vai trò của giới trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn Thị
Trấn Tân Yên, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu được vai trò của mỗi giới trong phát triển kinh tế hộ gia
đình, đồng thời đánh giá được thực trạng bình đẳng giới tai địa phương. Từ đó
đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của từng giới về
mọi mặt để góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung cho toàn tỉnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn TT Tân Yên,
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Phân tích và đánh giá thực trạng chung của các hộ điều tra trên địa bàn
TT Tân Yên.
Phân tích và đánh giá thực trạng về vai trò của nam giới và nữ giới
trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn TT Tân Yên.
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của giới trong phát triển
kinh tế hộ gia đình.
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của mỗi giới trong
phát triển kinh tế hộ trên địa bàn TT Tân Yên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa học tập
Đề tài giúp hệ thống lại các kiến thức đã học, thực hiện được phương
châm “ học đi đôi với hành”, “ lý thuyết gắn liền với thực tiễn”.
Nâng cao trình độ chuyên môn cho người nghiên cứu.


4

Rèn luyện các kĩ năng thu thập xử lý số liệu, triển khai một đề tài khoa
học, cách viết báo cáo.
Là tài liệu tham khảo cho trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn và sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức thiết thực, làm cơ sở cho
TT Tân Yên xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giới trong phát
triển kinh tế hộ gia đình.
1.4. Yêu cầu của đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài phải luôn tuân thủ quy định của địa
phương. Các số liệu điều tra phải chính xác, trung thực, khách quan.
Kiến nghị và đề xuất đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều
kiện của địa phương.



5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Giới tính và giới
2.1.1.1 Khái niệm giới tính và giới
* Giới tính
Giới tính là một thuật ngữ được các nhà khoa học xã hội và các nhà
sinh học dùng để chỉ một phạm trù sinh học, trong ý nghĩa đó nam và nữ khác
nhau về mặt sinh học, tạo nên hai giới giới tính: nam giới và nữ giới.
Theo tổ chức lao động quốc tế: giới tính chỉ sự khác biệt về sinh học
giữa nam giới và nữ giới mang tính toàn cầu và không thay đổi [11].
Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ ra rằng: giới
tính là một thuật ngữ chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới xét về mặt sinh
học, sự khác biệt căn bản về hình dáng bên ngoài của cơ thể, sự khác nhau về
chức năng sinh học tạo nên vai trò của giới tính như: phụ nữ mang thai, sinh
con và cho con bú bằng sữa mẹ. Về mặt sinh học nam và nữ không giống
nhau trên nhiều phương diện nhưng chủ yếu nhất là hình dáng, giọng nói và
chức năng sinh sản [14].
Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất bị quy định và hoạt động theo các
cơ chế tự nhiên, di truyền. Chức năng sinh sản của nam giới hay nữ giới là
không thể thay thế, chuyển dịch cho nhau [5].
Nam giới hay nữ giới trên khắp thế giới đều có chức năng, cơ quan sinh
sản giống nhau, đều tham gia và mang các yếu tố đóng góp vào quá trình sinh
sản như nhau. Đây được gọi là tính đồng nhất. Sự khác biệt về giới tính hầu
như bất biến cả về thời gian cũng như không gian [5].



6

* Giới
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về giới, sau đây là khái niệm của một
số tác giả:
Giới trước hết không phải là phụ nữ. Giới liên hệ đến vai trò của nam
và nữ do xã hội hay do một nền văn hóa xác lập nên. Giới có thể khác nhau
giữa nơi này với nơi khác, giữa nên văn hóa này với nền văn hóa khác và có
thể thay đổi theo thời gian ( Feldstein H.S và Jiggins J, 1994) [2].
Giới không nói đến nam hay nữ mà chỉ mối quan hệ giữa họ. Giới
không phải là sự xác định sinh học như kết quả của những đặc điểm về giới
tính của nam hay nữ, mà giới là do xã hội xác lập nên. Nó là một nguyên tắc
tổ chức xã hội có thể kiểm soát tiến trình sản xuất, tái sản xuất, tiêu thụ và phân phối
(FAO, 1997) [2].
Giới là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, nói đến
vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. Giới đề
cập đến việc phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích giữa
nam và nữ trong một bối cảnh cụ thể ( Gendeen, Trần Thị Quế, 1999) [2].
Giới chỉ mối quan hệ xã hội và tương quan giữa địa vị xã hội của nam
và nữ trong bối cảnh xã hội cụ thể. Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện
và các yếu tố xã hội quy định vị trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong một
hoàn cảnh cụ thể ( Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng, 1996) [2].
Thuật ngữ giới được dùng trong nghiên cứu về phụ nữ mang một ý
nghĩa khác, không phải để miêu tả các đặc điểm của giới tính sinh học. Giới là
một phạm trù khoa học xã hội, được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ và
giá trị của giới tính do các cộng đồng xã hội gán cho.
Yếu tố “Giới” là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt
sự khác nhau trong quan hệ nam nữ, do vậy nó luôn biến đổi phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể.



7

Giới phản ánh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội. Những
sự khác biệt này là do quá trình học tập mà thành, đa dạng và có thể thay đổi
được. Chúng thay đổi theo thời gian, từ nơi này sang nơi khác, từ nền văn hóa
này sang nền văn hóa khác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, do các
yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định.
Như vậy, giới được xác định trong mối quan hệ giữa nam và nữ về
quyền lực, vị trí xã hội và phân công lao động.
Giới và giới tính là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giới
tính là tiền đề sinh học của giới, là dấu hiệu đầu tiên và lâu dài để phân biệt
nam, nữ. Hiểu rõ vai trò của giới và giới tính trong mối quan hệ qua lại là điều
cần thiết để tổ chức và triển khai sự phân công lao động hợp lý.
2.1.1.2 Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới
* Đặc điểm giới
- Không tự nhiên mà có
- Học được từ gia đình và xã hội
- Đa dạng
- Có thể thay đổi được
* Nguồn gốc giới
- Trong gia đình, ngay từ khi sinh ra, đứa trẻ đã được đối xử tùy theo
chúng là trai hay gái. Những sự khác biệt đó có thể là: về đồ chơi, quần áo,
đầu tóc, tình cảm của ông bà, bố mẹ, anh chị. Đứa trẻ được dạy dỗ và điều
chỉnh hành vi theo giới tính của mình.
- Trong nhà trường, các thầy cô giáo cũng định hướng theo sự khác biệt
về giới cho học sinh. Học sinh nam được hướng theo các ngành kĩ thuật, điện
tử, các ngành cần có thể lực tốt. Học sinh nữ được hướng theo các ngành như
may, thêu, trang điểm, các ngành cần yếu tố tỷ mỷ.

* Sự khác biệt về giới
- Phụ nữ được xem là phái yếu, vì họ sống thiên vì tình cảm, họ là
thành phần rất quan trọng trong việc xây dựng tổ ấm gia đình. Nữ giới luôn


8

gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới nên họ có những mối quan tâm có
phần khác so với nam giới.
- Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình, cứng rắn trong
phương diện tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Nam giới
tập trung nhiều vào công việc, đóng vai trò chính trong lao động sản xuất, tham
gia các công việc xã hội, ít vướng bận con cái và gia đình. Chính điều này đã
làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội.
Hơn nữa nam giới và nữ giới có xuất phát điểm không giống nhau để
tiếp cận cái mới, họ có những điều kiện khác nhau để tham gia vào các
chương trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt các thông tin xã hội. Trong
nền kinh tế hội nhập quốc tế, từ điều kiện và cơ hội được học tập, tiếp cận
việc làm, từ vị trí trong gia đình và ngoài xã hội khác nhau. Từ các tác động
của các định kiến xã hội, các hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với mỗi giới
cũng khác nhau.
2.1.1.3 Nhu cầu giới, lợi ích giới, bình đẳng giới
* Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu giới thực tế): Là những nhu cầu giới
của phụ nữ và nam giới cần được đáp ứng để thực hiện tốt các vai trò được xã
hội công nhận [2].
Nhu cầu này được nảy sinh từ đời sống hàng ngày, là những thứ nhìn
thấy được, thiết thực, cụ thể. Có liên quan đến trách nhiệm và nhiệm vụ gắn
với các vai trò giới truyền thống. Ví dụ: phụ nữ có nhiều nhu cầu giới gắn với
vai trò nuôi dưỡng của mình như củi, nước, thực phẩm, thuốc men…
* Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu thường

nảy sinh từ vị thế thấp hơn của mỗi giới trong xã hội. Các nhu cầu này liên
quan đến phân công lao động, đến quyền lực, đến sự kiểm soát và có thể bao
hàm cả những vấn đề như quyền pháp lý, bạo lực trong gia đình, tiền công
công bằng hoặc sự kiểm soát thân thể… Việc đáp ứng nhu cầu chiến lược sẽ
làm thay đổi sự phân công lao động, thay đổi vai trò và vị thế của giới [2].


9

Nhu cầu giới chiến lược của phụ nữ xuất phát từ vị trí lệ thuộc, thiệt
thòi của họ trong gia đình và ngoài xã hội. Nhu cầu chiến lược là dài lâu và
liên quan đến việc cải thiện địa vị của người phụ nữ so với nam giới [2].
* Bình đẳng giới: Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có
được địa vị như nhau, có cơ hội như nhau để phát triển tiềm năng và được
hưởng thụ bình đẳng và công bằng những lợi ích của sự phát triển [2].
Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới có sự công bằng về
quyền lợi, trách nhiệm và bình đẳng về tiếp cận cơ hội và ra quyết định [2].
Bình đẳng giới không có nghĩa là nam giới và nữ giới phải như nhau,
mà là sự giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới phải được công nhận và
đánh giá một cách bình đẳng [2].
2.1.1.4 Vai trò của giới
Vai trò giới: là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam
và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là
thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong
một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể nào đó. Vai trò giới được quyết định
bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội.
Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau: Vai trò sản xuất,
vai trò tái sản xuất, vai trò cộng đồng.
- Vai trò sản xuất: là các hoạt động mà cả phụ nữ và nam giới đều có
thể tham gia nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần để tạo ra thu nhập hoặc

để tự nuôi sống. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công. Tuy
nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không
như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau.
Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này [2].
- Vai trò tái sản xuất bao gồm trách nhiệm sinh đẻ, nuôi con và các
công việc nội trợ trong gia đình để duy trì và tái sản xuất sức lao động. Vai trò
này không chỉ bao gồm tái sản xuất sinh học, mà con bao gồm cả vai trò chăm


10

lo và duy trì lực lượng lao động hiện tại và tương lai. Hầu hết phụ nữ và trẻ
em gái đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công việc tái sản xuất [2].
- Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ,
các công việc nhằm đảm bảo và duy trì các nguồn lực để sử dụng chung
nguồn nước, vệ sinh đường làng ngõ xóm, tham gia lễ hội của làng… Công
việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hóa tinh thần
của cộng đồng. Công việc này có lúc đòi hỏi sự tham gia tình nguyện, tiêu tốn
thời gian và không nhìn thấy ngay được. Có lúc được trả công và có thể nhìn
thấy được như hỏi thăm động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai,
giúp đỡ những gia đình mất nhà, hỗ trợ quần áo, lương thực cho người bị
nạn… [2].
Cả nam và nữ giới đều có những đóng góp nhất định thông qua các vai
trò trên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, việc thể hiện vai trò giữa hai giới còn có sự
khác biệt rõ rệt. Hầu hết phụ nữ phải đảm nhiệm vai trò tái sản xuất, đồng thời
cũng phải tham gia khá nhiều vào vai trò sản xuất. Gánh nặng gia đình khiến
họ ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Do vậy nam giới có
nhiều cơ hội đảm nhận các hoạt động cộng đồng và ít khi tham gia vào vai trò
tái sản xuất.
2.1.1.5 Định kiến giới

Định kiến giới: là suy nghĩ của mọi người về những gì mà người phụ
nữ và nam giới có khả năng làm và loại hoạt động họ có thể làm [2].
Ngày nay định kiến giới đã có sự tiến bộ xong vẫn còn tồn tại khiến
cho nam giới và nữ giới chịu nhiều áp lực trong việc thực hiện vai trò, trách
nhiệm và quyền lợi của mình trong cuộc sống.
2.1.2 Phát triển kinh tế hộ gia đình
2.1.2.1 Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế
* Phát triển: là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế, bao gồm sự
tăng thêm về quy mô sản lượng, cải thiện về cơ cấu, hoàn thiện thể chế nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống [3].


11

* Phát triển kinh tế: là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế
trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản
lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội [3].
2.1.2.2 Khái niệm đặc điểm hộ gia đình, kinh tế hộ nông dân
* Hộ gia đình
Có rất nhiều các khái niệm khác nhau của các nhà khoa học về “hộ ”:
- Hộ là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà, gồm những
người cùng chung huyết tộc và những người làm công (Từ Điển) [15].
- Hộ là những người cùng sống dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có
chung một ngân quỹ (Liên Hợp Quốc) [15].
- Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội, có liên quan đến sản xuất, tái sản
xuất, đến tiêu dùng và các hoạt đọng xã hội khác (Thảo luận quốc tế lần thứ 4
về Quản lý nông trại tại Hà Lan, 1980) [15].
- Hộ là một nhóm cùng chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết
tộc, ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ
(Giáo sư T.G.Mc.Gee, 1989) [15].

- Hộ là tập hợp những người cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật
thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân
họ và cộng đồng (Raul I) [15].
- Hộ là đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động (Haris – Viện nghiên cứu
phát triển trường Đại học tổng hợp Susex – London – Anh) [15].
Từ các quan điểm trên, hộ có thể được hiêu như sau:
Hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành viên có chung
huyết thống, tuy nhiên cũng có thể thành viên của hộ không cùng huyết thống
như con nuôi, người tình nguyện và được sự đồng ý của các thành viên trong
hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh tế lâu dài…
Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế, có nguồn lao động và phân công lao
động chung, có vốn và chương trình, kế hoạch sản xuất kinh doanh chung, là
đơn vị vừa sản xuất, vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối lợi


12

ích theo thỏa thuận có tính chất gia đình. Hộ không phải là một thành phần
kinh tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập
thể, Nhà nước…
* Hộ nông dân
Theo Ellis – 1988 cho rằng: “Hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch
các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong
sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản
được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với
một trình độ hoàn chỉnh không cao” [15].
Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993): “Nông hộ là tế bào kinh tế,
xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” [16].
Theo Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ
yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và

các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn” [15].
Từ các khái niệm trên ta thấy được những đặc điểm của hộ nông dân như sau:
- Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng.
*Kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ gia nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản
xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, tiền vốn và tư liệu sản xuất
được coi là của chung để tiến hành sản xuất.
Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu
của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động
nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua các
hoạt động của hộ nông dân.
Theo Ellis – 1988 cho rằng: “Hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch
các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong
sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản


13

được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với
một trình độ hoàn chỉnh không cao”.
Kinh tế hộ nông dân được phân biệt với các hình thức kinh tế khác
trong nền kinh tế thị trường bởi các đặc điểm sau:
- Đất đai: nghiên cứu của hộ nông dân là nghiên cứu những người sản
xuất có tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai.
- Lao động: lao động sản xuất chủ yếu là do các thành viên trong hộ tự
đảm nhận. Sức lao động của các thành viên trong hộ không được xem là lao
động dưới hình thái hàng hóa, họ không có khái niệm tiền công, tiền lương.
- Tiền vốn: chủ yếu do họ tự tạo ra từ sức lao động của họ.
Mục đích sản xuất chủ yếu trong hộ nông dân là đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trực tiếp của hộ, sau đó phần dư thừa mới mang bán ra thị trường.

2.1.2.3 Giới trong gia đình
Gia đình là một hình thức tổ chức cơ bản, gắn kết với nhau bởi quan hệ
huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng và giáo dục. Trong gia đình luôn tồn tại
giới và giới tính hai phương diện về thể chất và xã hội.
Hộ có tư cách là một tế bào kinh tế xã hội, trong đó sự quản lý nguồn
lực và ra quyết định là chủ hộ hay chủ gia đình. Chủ gia đình thường là người
lớn tuổi và là nam giới.
Gia đình đóng vai trò cơ bản trong hình thành các mối quan hệ giới và
chủ hộ đưa ra hầu hết các quyết định cơ bản trong phạm vi của hộ như có con,
nuôi dạy con, đi làm, nghỉ nghơi, đầu tư cho tương lai.
Sự phân công lao động rõ ràng dựa vào giới. Đàn ông tham gia chủ yếu
vào việc ra quyết định và tiến hành các hoạt động sản xuất ở bên ngoài trong
khi người phụ nữ chịu trách nhiệm sinh con và làm việc nhà.
Ta thấy hầu hết nam giới có khả năng tập trung cao độ vào một vai trò
sản xuất cụ thể nào đó trong khi đó phụ nữ có thể thực hiện tất cả các vai trò
một cách đồng thời [5].
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng và vai trò của giới ở một số quốc gia


14

Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ ở một số nước trên thế giới:
Na Uy là đất nước dân số ít (4,5 triệu người) nhưng chỉ số phát triển con
người (HDI) và chỉ số phát triển giới (GDI) xếp thứ nhất thế giới. Na Uy có
một hệ thống luật pháp đồng bộ hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền và lợi cho
người phụ nữ. Chính phủ Na Uy rất quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và
coi đó là một trong bốn vấn đề trọng tâm phát triển. Là quốc gia đầu tiên trên
thế giới cho phép phụ nữ được tham gia bầu cử vào năm 1913 và có quyền
ứng cử Quốc hội từ năm 1930. Na Uy cũng có Luật bình đẳng giới ban hành

từ năm 1979 với các điều khoản bảo đảm cho cả phụ nữ và nam giới được
bình đẳng trong phát triển. Trong luật Bình đẳng giới, Na Uy quy định: Việc
phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp với phụ nữ và nam giới đều không
được phép. Với lĩnh vực lao động và việc làm, luật quy định: tuyển dụng
không được hạn chế tuyển một giới. Khi đề bạt, cách chức hoặc sa thải người
lao động cũng không được phân biệt nam nữ. Lao động nam và nữ trong cùng
một doanh nghiệp phải được trả lương như nhau cho cùng một công việc như
nhau hoặc công việc có giá trị như nhau. Trong giáo dục, Luật bình đẳng giới
đề ra phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng trong đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ. Đặc biệt Luật bình đẳng giới có 1 mục quy định: “Khi thành lập
và bổ nhiệm, bầu cử các thành viên của một cơ quan Nhà nước, Uỷ ban, hội
đồng… có từ 4 thành viên trở lên thì mỗi giới phải có đại diện với tỷ lệ ít nhất
là 40%”. Nếu cơ quan, đơn vị nào không đạt tỷ lệ đã quy định thì Chính phủ
không cho phép thành lập. Do vậy, đến nay cơ quan các cấp ở Na Uy đã đạt
được tỷ lệ trung bình 43% nữ. Bên cạnh đó, một cơ quan thanh tra về bình
đẳng giới và chống phân biệt đối xử trực thuộc Bộ Gia đình và Bình đẳng giới
cũng ra đời giúp Chính phủ nhận đơn khiếu nại hoặc phát hiện những vấn đề
bất bình đẳng giới trình lên trên để cùng giải quyết [12].
Tuy nhiên, Luật bình đẳng giới tiến bộ nhưng chỉ nhằm tăng cường
quyền lực của phụ nữ ngoài xã hội chứ không bênh vực họ trong gia đình vì
không áp dụng trong gia đình. Trong lĩnh vực công việc nhà không được trả


15

lương phụ nữ vẫn làm việc nhiều hơn nam giới; trong lĩnh vực quản lý nhà
nước, nam giới vẫn chiếm 86% và trong chính quyền địa phương lãnh đạo
nam vẫn trên 70%; nạn bạo lực vẫn xảy ra; mại dâm được phép hoạt động
nhưng vẫn nhiều tình trạng xâm hại tình dục,… Tại Kenya, Zambia và
Nigieria, gia đình nào có chủ hộ là nam giới thì khuyến nông thường xuyên

ghé thăm hơn.
Khoảng 40% phụ nữ Trinidad và Tobago chỉ biết đến các thông tin hay
những lời khuyên trong sản xuất cũng như các thông tin khác thông qua người
chồng của mình. Còn ở một số nước như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia thì
những thông tin đó được lấy tự họ hàng, bạn bè và hàng xóm. Rất ít thông tin
được trực tiếp chuyển đến người phụ nữ.
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp: Nhìn chung, trình độ chuyên môn
kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát triển còn rất thấp.
Ở các nước đang phát triển cho đến nay có tới 31,6% lao động nữ không được
học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ thông và 0,4% mới tốt nghiệp cấp hai.
Ít có điều kiện học hành nên những người phụ nữ này không có điều kiện tiếp
cận một cách bài bản với các kiến thức về công nghệ trồng trọt và chăn nuôi
theo phương thức tiên tiến, những kiến thức họ có được chủ yếu là do tự học
từ họ hàng, bạn bè hay từ kinh nghiệm của những người thân của mình. Một
hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm được truyền đạt theo phương pháp này
thường ít khi làm thay đổi được mô hình, cách thức sản xuất của hộ.
* Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến: Bất bình đẳng giới tồn tại ở
hầu hết các nước đang phát triển. Điều đó trước hết bắt nguồn từ tình trạng
phụ nữ có trình độ học vấn thấp. Một nguyên nhân khác không kém phần
quan trọng là những định kiến xã hội không coi trọng phụ nữ đã được hình
thành ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng
cấp cao và kỹ năng tốt thì những công việc họ làm vẫn không được ghi nhận


16

một cách xứng đáng. Đấu tranh để đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và
nữ trong xã hội ta nói riêng và trên thế giới nói chung là vấn đề lâu dài và còn
nhiều khó khăn, thử thách. Đây là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến
bộ và lạc hậu. Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm phong kiến, tư tưởng “Trọng

nam khinh nữ” vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng, nhất là
ở những vùng, miền còn nặng nề về hủ tục lạc hậu,… Ngay tại các bộ, ngành và
những đơn vị hành chính, kinh tế lớn, vấn đề bình đẳng giới vẫn còn gặp những
khó khăn nhất định. Việc bồi dưỡng phát triển cán bộ nữ có lúc, có nơi còn bị hạn
chế, một số đơn vị kinh tế thậm chí không muốn nhận lao động nữ… Như vậy,
mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định nhưng vấn đề bình đẳng về giới
vẫn còn những bất cập mà chúng ta còn phải tiếp tục phấn đấu để đạt được mục
tiêu bình đẳng thật sự.
2.2.2. Chủ trương chính sách của Nhà nước với sự phát triển của Bình
đẳng giới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi mới ra đời năm 1930 đã đề ra một
trong 10 nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam là ”Nam nữ bình quyền”
Chủ tịch Hồ Chí Minh một tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu giải
phóng phụ nữ, bảo vệ các quyền cơ bản của phụ nữ. Nếu không giải phóng
phụ nữ thì sẽ không giải phóng một nửa. Điều 63 Hiến pháp 1992 quy định ”
Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xâm phạm nhân phẩm
phụ nữ”; Điều 71 nêu ”Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
công dân”. Như vậy có thể nói, các văn bản pháp luật và chính sách của Nhà
nước Việt Nam trên mọi lĩnh vực đã hoàn toàn tuân thủ và thể hiện rõ nguyên
tắc bình đẳng nam, nữ không có bất cứ sự phân biệt nào. Vì vậy, Việt Nam là
một trong những quốc gia trên thế giới đạt những thành tích quan trọng nhất
định trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới.


17

Luật bình đẳng giới được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XI thông qua tại kỳ họp ngày 29/11/2006. Ngày 2/12/2006,
lệnh công bố được Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký và

có hiệu lực thi hành từ 01/07/2007 [12].
Ngày 15/07/2010, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội tổ chức Hội thảo Dự thảo chiến lược quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2011 – 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng
giới. Tại hội thảo Bộ LĐ – TB &XH đã tổng kết Việt Nam đã đạt nhiều thành
tựu quan trọng về bình đẳng giới nhưng các đại biểu cũng đặc biệt quan tâm
đến vấn đề bạo lực trong gia đình, buôn bán phụ nữ trẻ em…Và Chính phủ đã
giao cho Bộ L Đ – TB & XH chủ trì xây dựng Chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 [12].
Việt Nam tham gia một số công ước như công ước về quyền trẻ em
(CRC), công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với
phụ nữ (CEDAW), hay các mục tiêu thiên niên kỷ…
2.2.3. Thực trạng và vai trò của giới trong kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam
Có thể khẳng định rằng cái thời ” Trọng nam khinh nữ” đã qua lâu rồi.
Thực chất đã có sự bình đẳng hoàn toàn giữa nam và nữ chưa? Có ý kiến cho
rằng, ảnh hưởng của đạo Khổng đã hằn sâu vào quan niệm, cách suy nghĩ của
người Việt Nam nên khó có thể thay thế được. Vậy thực trạng của vấn đề này
trong những năm gần đây ra sao? Nhất là sự tác động của quá trình chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường đặt ra những thách thức vấn đề gì về giới cũng
nhu việc xử lí vấn đề này sẽ tác động gì đến chiến lược phát triển phụ nữ Việt
Nam trong thế kỷ XXI? Để có thể đề xuất chính sách nhằm tăng cường sự tiến
bộ của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam cần quan tâm đến một số vấn đề:
* Thực trạng phụ nữ Việt Nam: Là một nước có nền công nghiệp chưa
phát triển, Việt Nam hiện có khoảng 80% số người trong độ tuổi lao động
sống ở nông thôn, trong đó phụ nữ chiếm trên 50%, nhưng họ là nhóm người


18

yếu thế và thiệt thòi nhất trong xã hội, không được như đội ngũ công nhân, trí

thức, phụ nữ nông thôn bị hạn chế bởi trình độ nhận thức. Nhưng họ lại là lực
lượng chính tham gia vào hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp như:
Cấy lúa, nhổ mạ, chăm sóc cây lúa, gạo,... [12].
Hiện tượng tăng tương đối của lực lượng lao động nữ nông thôn những
năm gần đây là do một số nguyên nhân chính sau:
- Do sự gia tăng tự nhiên số người trong độ tuổi lao động, hiện nay
hàng năm nước ta có khoảng 80 - 90 vạn người bước vào tuổi lao động, trong
đó: lao động nữ chiếm 55%.
- Do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp lại cơ cấu tổ
chức của các ngành doanh nghiệp, đa số lao động nữ ở các cơ quan, xí nghiệp
bị giảm biên chế, không có việc làm phải quay về nông thôn làm việc.
- Do sự tan rã của thị trường Đông Âu, Nga vào đầu những năm 90 khiến
cho các nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam mất nguồn tiêu thụ hàng
hóa, đa số phụ nữ làm nghề này lại chuyển về làm nghề nông nghiệp.
Ngoài ra, trong cơ chế thị trường, có sức cạnh tranh yếu nên nhiều hợp
tác xã thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn cũng lâm vào tình trạng phá
sản. Kết quả là công nhân chủ yếu là nữ công nhân thuộc các hợp tác xã thủ
công này phải trở về nghề nông.
* Vai trò và những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh
tế - xã hội
Thời kỳ chuyển đổi kinh tế của Việt Nam từ kinh tế quản lý tập trung
bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần là giai đoạn đất nước có
những chuyển biến quan trọng trên tất cả các bình diện kinh tế, xã hội, văn
hoá, chính trị. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách
đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng
cao, liên tục và có dấu hiệu ổn định. Điều này là tiền đề cho những cải thiện
thêm nhiều mặt về đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đem lại lợi ích cho


19


hầu hết các tầng lớp dân cư ở thành thị cũng như nông thôn, ở miền xuôi cũng
như miền ngược [12].
Trong các gia đình Việt Nam thì phụ nữ tham gia trồng trọt, chăn nuôi,
chế biến và bán sản phẩm nhiều hơn so với nam giới. Trong công việc sản
xuất lúa thì nam giới là người làm đất còn phụ nữ đóng vai trò gieo cấy, thu
hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ở khu vực nông thôn, 84% số gia đình
làm chăn nuôi thì phụ nữ dành đến 30% trong tổng sức lao động cho sản xuất
nông nghiệp để sử dụng cho chăn nuôi, trong khi đó nam giới chỉ dành 10%
trong tổng sức lao động cho sản xuất này.
Việt Nam ngày nay, phụ nữ chiếm trên 50% dân số và gần 50% lực
lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các
lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy
Nhà nước. Hiện có tới 27,3% đại biểu nữ trong Quốc hội (cao nhất ở Châu Á)
là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới ); tỷ
lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sỹ 33,95%; tiến sỹ 25,69%. Nghĩa vụ
công dân và thiên chức làm vợ, làm mẹ của phụ nữ được thực hiện tốt là một
trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài
của đất nước. Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế,
khoa học, chính trị và xã hội. Điều đó cho thấy phụ nữ ngày càng có vai trò
quan trọng hơn trong các lĩnh vực của xã hội.
Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn
Phụ nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng
sản xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội
nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển. Vai trò của phụ nữ
trong sự phát triển kinh tế nông thôn thể hiện như sau:
- Trong lao động sản xuất: Phụ nữ là người làm ra phần lớn lương thực,
thực phẩm tiêu dùng cho gia đình. Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ yếu



20

dựa vào kết quả làm việc của phụ nữ.
- Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia
đình, phụ nữ còn đảm nhận chức năng người vợ, người mẹ. Họ phải làm hầu
hết các công việc nội trợ chăm sóc con cái, các công việc này rất quan trọng
đối với sự tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội.
- Trong sinh hoạt động cồng; Phụ nữ tham gia hầu hết các hoạt động
cộng đồng xóm, thôn, bản.
Như vậy, dù được thừa nhận hay không thừa nhận, thực tế cuộc sống và
những gì phụ nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình,
trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong bước tiến của nhân
loại. Phụ nữ cùng lúc phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần được chia
sẻ, thông cảm cả về hành động lẫn tinh thần, gia đình và xã hội cũng cần có
những trợ giúp để họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình.
* Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với phụ nữ:
- Nhà nước cần phải tăng cường các chính sách, pháp luật cụ thể để bảo
vệ các quyền và lợi ích chính đáng cho phụ nữ và trẻ em. Thực hiện các mục
tiêu bình đẳng giới tiến tới xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
2.2.4. Giới trong tiếp cận một số vấn đề ở gia đình nông thôn
2.2.4.1. Về vấn đề sức khỏe
Với phụ nữ nông thôn vừa phải lao động nặng vừa phải thực hiện thiên
chức của mình là phải mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa của mình,
cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khỏe của họ bị giảm
sút. Điều này không những ảnh hưởng đến khả năng lao động mà còn làm vai
trò của phụ nữ trong gia đình cũng như trong việc phát triển kinh tế gia đình trở
nên thấp hơn.
Khả năng tiếp nhận thông tin: Do phụ nữ phải đảm nhận một khối
lượng công việc lớn nên cơ hội để họ giao tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động
cộng đồng để nắm thông tin rất hiếm. Ở nhiều vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh



×