Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp theo quy định của luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.28 KB, 25 trang )

Điều 13. Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp theo quy định của
luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và kiến nghị.
A. MỞ ĐẦU
Khác với pháp luật sở hữu trí tuệ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các
nước phát triển có hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ hoàn thiện, các cơ quan thực
thì quyền sở hữu trí tuệ hoạt động rất hiệu quả, Việt Nam mới hình thành cơ chế
thị trường, hệ thống pháp luật đang từng bước hoàn thiện, cho nên, sự phát triển
của pháp luật sở hữu trí tuệ có nét đặc thù trong khung cảnh phát triển chung của
pháp luật sở hữu trí tuệ thế giới. Bên cạnh đó, hoàn cảnh lịch sứ, đặc điểm văn
hoá truyền thống của dân tộc, của đất nước là nhân tố quan trọng tác động đến
quan điểm lập pháp về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam qua các giai đoạn phát triển.
trong qua trình đổi mới xuất hiện nhiều hàng hóa nhiều mẫu mã khác nhau trên
thị trường vậy để xác đinh được được mẫu mã hay kiểu dáng này là của ai và ai
được bảo hộ là rất khó vì vậy bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp ngày quan
trọng. do đó hôm nay tôi xin chọn đề tài “Điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng
công nghiệp theo quy định của luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009) và kiến nghị”.

1


B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Khoa học, kĩ thuật, công nghệ không chỉ là sáng tạo đơn thuẫn của con
người mà đã trở thành bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất có tính chất
quyết định đến năng suất lao động. Tuy nhiên, sản phẩm “khoa học, kĩ thuật” mà
con người tạo ra lại có những nét đặc thù không giống như các Vật phẩm khác,
đó là những Vật phẩm vô hình mà bản thân người tạo ra nó không thể chiếm hữu
cho riêng mình, chúng rất dễ bị tước đoạt, chiếm dụng. Việc bảo vệ các thành
quả của hoạt động sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong thời đại ngày nay, các hoạt động sở hữu công nghiệp đa dạng, phong phủ


không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà mang tính toàn cầu. Việc
Nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói
riêng nhằm bảo vệ quyền của những người hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt có
ý nghĩa xã hội và kinh tế quan trọng.
1. Các khái niệm liên quan
a. Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa khách quan: Quyền sở hữu công nghiệp là pháp Luật về sở hữu
công nghiệp hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và
được pháp luật coi là đối tượng sở hữu công nghiệp. Với nghĩa này, quyền sở
hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, mặt khác, quyển sở
hữu công nghiệp còn bao gồm các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
Theo nghĩa chủ quan: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá
nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

2


Theo khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2009) thì
“Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.
b. Bảo hộ là gì?
Bảo hộ có thể được hiểu là sự bảo vệ về một lĩnh vực nào đó được pháp
luật bảo vệ và bị các quan hệ xã hội xâm hại.1
c. Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Được quy định tại Điều 4 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung

năm 2009) thì “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm,
được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố
này”.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP VÀ NGUYÊN TẮC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Cơ sở pháp lý
Điều 63 Luật hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định
về điêu kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp
Điều 64 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy
định đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
Điều 65. Luật hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định
về tính mới của kiểu dáng công nghiệp
Điều 66 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy
định về tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

1 .org/wiki/Ki%E1%BB%83u_d%C3%A1ng_c%C3%B4ng_

3


Điều 67 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy
định về khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp
2. Đặc điểm
Thứ nhất, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp luôn gắn liền với hoạt
động sản xuất, kinh doanh
Thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyên.
Ba là, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo thời hạn của văn bằng
bảo hộ
3. Nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Thứ nhất, nguyên tắc nợp đơn đầu tiên
Thứ hai, nguyên tắc ưu tiên khi xét đơn yêu cầu bảo hộ
III. KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
1. Các điều kiện để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là
hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét,
màu sắc hoặc sự kết họp các yêìt tố này”.
Sản phẩm được hiểu là đồ Vật, dụng cụ, phương tiện... được sản xuất bằng
phương pháp công nghiệp hay thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng,
được lưu thông độc lập. ²
Điều 25 Hiệp định TRIPs quy định về các điều kiện bảo hộ đối với kiểu
dáng công nghiệp như sau: Các thành viên phải bảo hộ các kiểu dáng công
nghiệp mới hoặc nguyên gốc được tạo ra một cách độc lập. Các thành viên có
thể quy định rằng kiểu dáng công nghiệp không được coi là mới hoặc nguyên
gốc nếu không khác biệt cơ bản với những kiểu dáng đã biết hoặc với sự kết hợp
các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng đã biết. Các thành viên có thể quy định
4


rằng việc bảo hộ đó không áp dụng cho những kiểu dáng mà hình dáng chủ yếu
do các đặc tính kĩ thuật và chức năng quyết định. Mỗi thành viên phải đảm bảo
rằng các tiêu chuẩn bảơ bộ đối với các kiểu dáng đặc biệt là yêu cầu về lệ phí,
xét nghiệm hoặc công bố, không làm giảm một cách bất hợp lí tìm kiếm và đạt
được sự bảo họ đó. Các thành viên được tự do chọn áp dụng Luật kiểu dáng
công nghiệp hoặc Luật bản quyền để thực hiện nghĩa vụ này. Ở Việt Nam, kiểu
dáng công nghiệp được bảo hộ theo các quy định pháp Luật sở hữu công nghiệp,
còn về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp theo luật bản quyền hiện chưa có quy định
cụ thể.
Về điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp: Để được đăng kí bảo
hộ, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây (Điều 63 Luật

sở hữu trí tuệ):
a. Tính mới: Tính mới của kiểu dáng công nghiệp phải đạt được 3 tiêu
chỉ (Điều 65 Luật sở hữu trí tuệ):
Thứ nhất, kiểu dáng công nghiệp được công nhận là có tỉnh mới nếu tính
đến ngày nộp đơn, kiểu dáng công nghiệp đó có sự khác biệt cơ bản rõ rệt với
những kiểu dáng đã bị bộc lộ công khai. Hay nói cách khác, kiểu dáng công
nghiệp yêu cầu bảo hộ không được đồng nhất hoặc tương tự gần giống đến mức
gây nhầm lẫn với những kiểu dáng đã tồn tại trước đó.
Thứ hai, kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt cơ bản với
nhau nếu chỉ khác biệt bởi các đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết và
ghi nhớ được, các đặc điểm đó không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu
dáng công nghiệp với nhau.
Thứ ba, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ chưa bị bộc lộ công khai ở
bất cứ đâu, dưới bất kì hình thức nào tính đến ngày nộp đơn. Kiểu dáng công
nghiệp có thể bị bộc lộ thông qua các cách thức như: Sử dụng kiểu dáng công
nghiệp, mô tả bằng văn bản như phát hành các ấn phẩm; trưng bày trong các
cuộc triển lãm hay qua các bài giảng hoặc có thể được bộc lộ thông qua bất kì
5


hình thức nào khác trước ngày nộp đơn xin yêu cầu bảo hộ mà một chuyên gia
trung bình trong lĩnh vực đó có thể nắm bắt được bản chất của kiểu dáng công
nghiệp đó. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa ai bộc lộ công khai nếu chỉ
có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công
nghiệp đó.
Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được đặt ra không những :trong phạm
vi quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới.
Để tìm tính mới, Cục SHTT phải cân nhắc các đặc điểm tạo dáng cơ bản
của KDCN. Đó là yếu tố nhất định về hình khối, đường nét, màu sắc, tương
quan vị trí hoặc tương quan kích thước cùng với các yếu tố khác tạo thành một

tập hợp cần và đủ xác định bản chất của KDCN đó. Các yếu tố sau đây không
được coi là đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN:
- Hình khối, đường nét được quyết định bởi chính chức năng kỹ thuật hoặc
chức năng sử dụng của sản phẩm; ví dụ: hình dạng dẹt, phẳng của đĩa ghi dữ liệu
được quyết định bởi chuyển động tương đối giữa đĩa và đầu đọc…;
- Yếu tố mà sự có mặt của nó trong tập hợp các dấu hiệu không đủ gây ấn
tượng thẩm mỹ (ấn tượng về hình dáng của sản phẩm không thay đổi khi có mặt
và không có mặt yếu tố đó); ví dụ: sự thay đổi một hình khối, đường nét quen
thuộc nhưng sự thay đổi đó không đủ để nhận biết, vì vậy hình khối/đường nét
đã thay đổi vẫn chỉ được nhận biết là hình khối/đường nét cũ;
- Các từ ngữ, hình ảnh được gắn/dán…lên sản phẩm chỉ để thực hiện chức
năng của nhãn hiệu hàng hóa hoặc/và thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn
về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách sử dụng… sản phẩm đó; ví
dụ: các từ ngữ trên nhãn hàng hóa. Để có cơ sở kết luận KDCN nêu trong Đơn
có tính mới hay không, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ
bản của KDCN đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN đối
chứng. KDCN nêu trong Đơn được coi là mới nếu không tìm thấy KDCN đối
chứng trong nguồn thông tin tối 96 Mặc dầu vậy trên thực tế nhiều cơ sở đã
6


đăng ký, được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho các bao bì sản
phẩm đơn giản của mình. 149 thiểu; hoặc mặc dù có tìm thấy KDCN đối chứng
trong nguồn thông tin tối thiểu nhưng KDCN nêu trong Đơn có ít nhất một đặc
điểm tạo dáng cơ bản không có mặt trong tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản
của KDCN đối chứng. Ngoài ra, KDCN phải không là hình dáng bên ngoài của
sản phẩm đã được biết đến một cách rộng rãi (không phải là sự thay đổi vị trí
hoặc lắp ghép, kết hợp các đặc điểm của các KDCN đã biết hoặc mang hình
dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, các loài động vật…, hình dáng các
hình hình học đã được biết rộng rãi (ví dụ: hình tròn, hình elip, hình tam giác,

hình vuông, chữ nhật, hình đa giác đều, các hình lăng trụ có mặt cắt là các hình
kể trên…), hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng ở Việt Nam hoặc
trên thế giới (ví dụ: tháp Rùa, tượng ông Phúc-Lộc-Thọ, tháp Ep-phen…), kiểu
dáng chỉ có giá trị thẩm mỹ như các tác phẩm điêu khắc, các loại tranh,
tượng…).
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định trường họp nhằm loại trừ việc làm
mất tính mới của kiểu dáng công nghiệp (khoản4 Điều 65 Luật sở hữu trí tuệ).
b. Tính sáng tạo: Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp được thể
hiện thông qua 2 yếu tố cơ bản (Điều 66 Luật sở hữu trí tuệ)
Kiểu dáng công nghiệp phải là thành quả sáng tạo của tác giả, nó không
được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình trong lĩnh vực
tương ứng. Kiểu dáng công nghiệp được mô tả trong đơn yêu cầu phải tạo ra
bước tiến rõ rệt về mặt kĩ thuật so với kiểu dáng của các sản phẩm cùng loại
trước đó. Như vậy, tiêu chí về tính thẩm mĩ của kiểu dáng công nghiệp phải hội
tụ cả yêu cầu về tính thẩm mĩ và yêu cầu về tính kĩ thuật của sản phẩm.
c. Có khả năng áp dụng công nghiệp (được quy định tại điều 67 Luật
sở hữu trí tuệ)
Kiểu dáng công nghiệp được công nhận là có khả năng áp dụng công
nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt bằng phương pháp công
7


nghiệp hoặc thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng
công nghiệp đó. Đặc điểm này nhấn mạnh tính khả thi của kiểu dáng công
nghiệp, chứng tỏ kiểu dáng công nghiệp theo sự mô tả trong đơn đăng kí phải
được triển khai thực hiện trong điều kiện thực tế và có thể cho ra các thành
phẩm cụ thể như kết quả đã nêu ra trong đơn yêu cầu.
Tóm lại, kiểu dáng công nghiệp được cấp văn hàng bảo hộ nếu về mặt nội
dung thoả mãn được cả 3 tiêu chí cơ bản nêu trên.
2. Về phạm vi bảo hộ:

Điều 64 Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định cụ thể những đối tượng không có
khả năng được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp, bao gồm:
Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình
sử dụng. Như Vậy, đối với các loại sản phẩm mà khi đưa vào sử dụng thì không
còn giữ được hay bị mất đi hình dáng bên ngoài như lúc ban đầu thì cũng sẽ
không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ. Chủ yếu các sản phẩm mang đặc tính của
vật không tiêu hao thì mới có thể được yêu cầu bảo hộ hình dáng bên ngoài của
sản phẩm.
Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dụng dân dụng hoặc công
nghiệp. Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì chỉ những bản vẽ, thiết kế sơ
đồ của các công trình xây dựng mới được bảo hộ dưới góc độ của Luật quyền
tác giả còn hình dáng bên ngoài của chúng thì không được bảo hộ.
Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kĩ thuật của sản phẩm bắt
buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kĩ thuật; hình dáng bên ngoài của sản phẩm
chỉ thuần tuý có giá trị thẩm mĩ. Như vậy, nếu hình dáng bên ngoài của sản
phẩm chỉ thiếu một trong hai yếu tố là tính thẩm mĩ hay tính kĩ thuật thì đều
không được bảo hộ. Theo yêu cầu về tính độc đáo thẩm mĩ như đã phân tích ở
trên thì kiểu dáng công nghiệp phải đồng thời gây được ấn tưọng thẩm mĩ nhưng
cũng phải thể hiện được nó là kết quả của sự sáng tạo trong lĩnh vực kỉ thuật.
8


3. Vi phạm về kiểu dáng công nghiệp:
Theo quy định tại Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về hành vi xâm
phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:
“Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế
bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí

đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở
hữu;
2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả
tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật
này.”
Như vậy, một hành vi được coi là hành vi xâm phạm đối với kiểu dáng
công nghiệp là hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể
đối với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn
bằng bảo hộ không được phép của chủ sở hữu. Để xác định được một hành vi
được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thì phải đáp
ứng được các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:
“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu
trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho
phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125,
Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở
hữu trí tuệ.
9


4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.”
Theo điều 10 nghị định 105/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và
quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ thì và theo quy định tại nghị định 105 và
thông tư 11 thì hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp được
quy định như sau:
“1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm
hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với

kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
2. Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công
nghiệp là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc
quyền kiểu dáng công nghiệp.
3. Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu
dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã
được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo
dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như
không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở
hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó;
b) Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm
tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của
kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo
hộ của người khác.
4. Kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm (phần sản phẩm) chỉ bị coi là
không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ theo quy định
tại khoản 1 Điều này khi kiểu dáng công nghiệp đó là bản sao hoặc về bản chất
là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ”.
10


IV. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
Căn cứ pháp lý của thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và
Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định

mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Thứ nhất, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân cần đáp ứng những điều kiện sau để có quyền đăng ký
kiểu dáng công nghiệp:
Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình;
Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới
hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa
thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu từ để tạo ra
thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng
ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất –
kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước:
Đối với những kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu
tư toàn bộ kinh phí, phương tiện, vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký kiểu dáng
công nghiệp thuộc về Nhà nước, Tổ chức, cơ quan được giao quyền chủ đầu tư
có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công
nghiệp;
11


Đối với kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn
(kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật) thì quyền đăng ký kiểu dáng công
nghiệp sẽ thuộc một phần về Nhà nước tương ứng với tỷ lệ phần góp vốn thuộc
về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan Nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước
sẽ đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
Riêng đối với kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên
cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan Nhà nước với tổ chức, cá nhân khác nếu
không có thỏa thuận thì một phần quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương
ứng với tỷ lệ đóng của tổ chức, cơ quan Nhà nước trong việc hợp tác này, thuộc

về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan Nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát
triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký kiểu dáng công
nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp để được cấp bằng độc quyền cần đáp ứng các điều
kiện sau:
Có tính mới;
Có tính sáng tạo;
Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Thứ hai, Thành phần hồ sơ:
Để được cấp bằng độc quyền cho kiểu dáng công nghiệp, tổ chức, cá nhân
có nhu cầu cấp bằng chuẩn bị hồ sơ có các văn bản, giấy tờ sau:
Tờ khai – 02 bản;
Bộ ảnh chụp/bản vẽ – 05 bản;
Bản mô tả – 01 bộ;
Các tài liệu có liên quan;
Chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí;
12


Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thứ ba, Quy trình thực hiện thủ tục
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị 01
bộ hồ sơ có đầy đủ các thành phần như nêu trên. Sau khi hoàn thành hồ sơ, tổ
chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ chuyên viên thuộc Cục Sở hữu trí tuệ sẽ
tiến hành kiểm tra việc tính pháp lý về mặt hình thức của hồ sơ. Việc kiểm tra sẽ
đưa ra hai kết quả:
Đối với các hồ sơ hợp lệ, Cục Sở hữu sẽ ra thông báo chấp nhận đơn cho tổ

chức, cá nhân đã nộp đơn
Đối với các hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối
chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn
Những hồ sơ hợp lệ đã được cấp thông báo chấp thuận sẽ được Cục Sở hữu
trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Sau khi hồ sơ được chấp thuận hợp lệ về mặt hình thức, đối tượng trong hồ
sơ đăng ký sẽ được thẩm định về mặt nội dung. Để thẩm định về mặt nội dung,
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành các công việc đó là: đánh giá khả năng được bảo
hộ của đối tượng nêu trong đơn theo ba điều kiện bảo hộ đã nêu trên (tính mới,
trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo
hộ tương ứng.
Kết quả của công việc thực hiện thẩm định nội dung như sau:
13


Đối với những đối tượng trong hồ sơ không đáp ứng được các yêu cầu về
bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết đinh từ chối cấp văn bản bảo hộ;
Đối với những đối tượng trong hồ sơ đáp ứng các yêu cầu về bảo hộ, tổ
chức, cá nhân nộp đơn đã hoàn thành nghĩa vụ nộp phí lệ phí đầy đủ thì Cục Sở
hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Sau khi có quyết định, kiểu
dáng công nghiệp sẽ được ghi nhận vào Sở đăng ký quốc gia về sở hữu công
nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Thứ năm, Thời hạn giải quyết:
Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
Công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp thuận đơn hợp lệ;
Thẩm định nội dung: 06 tháng từ ngày công bố đơn.
Đối tượng thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp: Tổ chức, cá
nhân

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Cục Sở hữu trí tuệ.
Kết quả của thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Lệ phí:
Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng.
Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.
14


Tên mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
V. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GiẢI PHÁP
1. Thực trạng về vi phạm kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Theo thống kê, mỗi năm cục quản lý thị trường phát hiện và xử lý hàng
ngìn vụ việc liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có kiểu dáng nhái
các kiểu dáng đã được đăng ký bảo hộ đăng ký kinh doanh. Thực trạng này đã
thiệt hại cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính cả về uy tín mà còn trực
tiếp gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng.
Nạn hàng giả, hàng nhái vẫn là một vấn dề bức xúc trong cả nước liên quan
đến đến hầu hết các vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp điều liên quan đến
nhãn hiệu va kiểu dáng công nghiệp. Tính tổng số trên cả nước năm 2017 nhãn
hiệu có hơn 2.350 vụ đã được xử lý; về kiểu dáng công nghiệp có hơn 980 vụ bị
xử lý và tổng số tiền phạt hơn 398.387.000 đồng.2
Có thể nhắc đến một vài ví dụ điển hình của tình trạng vi phạm kiểu dáng
công nghiệp đang tràn ngập trên thị trường. Mở đầu là cái tên Duy Lợi chắc hẳn
trong mỗi chúng ta điều rất quên thuộc với tên võng xếp Duy Lợi về cuộc chiến

hàng giả, hàng nhái. Sau hành trình khó khăn đầy giang nan, tốn kém cuối cùng
CTTNHH Duy Lợi đã thắng một vụ kiện với công ty Nhật Bản và vụ kiện khác
với công ty của Mỹ về vi phạm kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên không lâu sau
đó Duy Lợi lại phải đau đầu vì tình trạng vi phạm kiểu dáng công nghệp về võng
xếp trên thị trường Việt Nam, Duy Lợi tuyên bố năm 2014 có hơn 15 cơ sở sản
xuất, doanh nghiệp vi phạm về kiểu dáng công nghiệp về độc quyền sản xuất
võng của mình.
Bên cạnh đó hiện nay, nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một
trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã
hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng,
2 />
15


làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường
hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính…. .
Qua một số khảo sát cho thấy, hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém
chất lượng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các “mẹt” hàng tạp
hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi,
trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh nhằm “thử thách” mức độ sành sỏi của khách hàng.
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có những biểu hiện như đa
dạng về mẫu mã, “linh động” về giá cả và đặc biệt nguy hiểm hơn là còn phong
phú cả về chủng loại. Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ, bên cạnh việc gây thiệt hại
về kinh tế cho “khổ chủ”, nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của
người tiêu dùng. Điển hình là đồ ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh...giả, kém chất
lượng khiến bệnh tật thi nhau “nẩy nở”, phát triển trong cơ thể những “thượng
đế” nhẹ dạ, kém hiểu biết và ham rẻ,
Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa
chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa. Xét về góc độ kinh tế,

hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh
nghiệp sản xuất., kinh doanh chân chính. Tác động tiêu cực đầu tiên là hành vi
nêu trên làm mất uy tín của những doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, khiến
người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm. Mặt khác, vì
có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn” mà hàng giả, hàng nhái khiến những
mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy
giảm doanh thu.
Ví dụ điểm hình hiện nay iphone là công ty của Mỹ chuyên sản xuất về đồ
điện tử, công nghệ cụ thể về điện thoại di động. Trong nhiều năm qua có rất
nhiều sản phẩm của hãng đã cho ra từng dòng sản phẩm của mình tuy nhiên mỗi
lần ra sản phẩm của mình điều có thể thấy không ít lâu sau những mẫu hàng

16


nhái, hàng kèm chất lượng có kiểu dáng tương tự xuất hiện gây xôn sau dư luận
khiến người tiêu dùng hoang mang và thách thức đối với cơ quan chức năng.

iphone 6 giả và iphone 6 thật

Xe wave chính hãng và xe wave Trung Quốc
Thật sự khi nhìn hình ảnh này tôi không thể nào so sánh và phân biệt được
đâu là hàng thật và đâu là hàng giả, hàng nhái bởi về màu sắc và kiểu dáng
không khác tý nào vậy mà hàng giả còn có giá thành rẻ hơn hàng chính hãng rất
nhiều bởi vậy mà chúng rất được người dân sử dụng.
2. Nguyên nhân
Hiện nay Viêt Nam có đầy đủ các biện pháp chế tài xử lý các hành vi vi
phạm về sở hữu trí tuệ nói chung và KDCN nói riêng. Tuy nhiên công tác thực
thi nhìn chung còn yếu hầu như mới sử dụng các biện pháp phạt hành chính (vì
17



quy trình giải quyết đơn giản và nhanh nhất). Các biện pháp xử lý hình sự còn
phức tạp tốn kém và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thường gặp nhiều khó khăn
trong việc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình bằng biện pháp này.
Thiếu sự phối hợp xử lý một cách khoa học của các cơ quan chuyên trách.
Hiện nay Việt Nam có tới 06 cơ quan được giao trách nhiệm bảo đảm quyền sở
hữu trí tuệ.
Thứ nhất, Tòa án
Thứ hai, Quản lý thị trường
Thứ ba, Thanh tra
Thứ tư, Công an
Thứ năm, Ủy ban nhân dân
Thứ sáu, Hải quan
Mặc dù thẩm quyền của mỗi cơ quan đã được quy định rõ ràng trong Nghị
Định 106 nhưng vẫn có hiện tượng chồng chéo. Điều này không chỉ khiến các
chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ không biêt liên lạc với cơ quan nào mà còn chính
những cơ quan thi hành này sinh tâm lý đùm đẩy, chờ đợi hoặc mạnh ai nấy làm.
Việc có quá nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý trong khi sự phối hợp
giữa các cơ quan này còn chưa hợp lý, khiến hiệu lực thi hành bị phân tán và trở
nên phức tạp, gây ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành.
Các cơ quan thực thi ở Việt Nam khi xử lý vi phạm thường vẫn còn tâm lý
“giơ cao đánh khẻ” và luôn cân nhắc đến khả năng thực tế thi hành nên mức
phạt đưa ra thường thấp do đó không đủ sức răng đe với đối tượng vi phạm.
Theo cục sở hữu trí tuệ nhiều địa phương nhất là những nơi hoạt động thị
trường còn kém sôi động, hoạt động sở hữu trí tuệ còn đơn giản vai trò quản lý
của nhà nước mờ nhạt vẫn còn tình trạng trông chờ lệ thuộc vào ý kiến của cơ

18



quan chuyên môn ở Trung ương vẫn còn phổ biến, nhiêu cơ quan chưa thiết lập
được bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó là sự dung túng của người tiêu dùng ham hàng giá rẻ, không tố
cáo những hành vi vi phạm về kiểu dáng công nghiệp bởi họ là người tiêu dùng
trực tiếp nên họ biết đâu là hàng thật và đâu là hàng nhái. Hàng nhái được làm
một cách tinh vi nhưng quan trọng hơn nữa là nhái giá rất rẻ và không chất
lượng như hàng chính hãng. Tuy nhiên cũng đặt vấn đề rằng tại sau người dân
lại không đi tố cáo? Tại sau người dân rất ghét Trung Quốc lại sử dụng hàng
Trung Quốc thậm chí là hàng giả, hàng nhái như iphone hay xe wave chẳng hạn.
Tôi cũng là người tiêu dùng nên tôi biết được lí do là việc đi tố cáo vi phạm kiểu
dáng công nghiệp trước tiên sẽ có lợi gì cho tôi và tôi được gì và khi đi tố cáo tôi
có bị gì không do đó việc quy định rõ ràng hơn việc người đi tố cáo những hành
vi này là vô cùng quan trọng.
Và tại sau người Việt rất ghét Trung Quốc nhưng lại sử dụng hàng Trung
Quốc rất nhiều vì là hàng Trung Quốc rất rẻ và phù hợp với túi tiền người tiêu
dùng và kiểu dáng mẫu mã thiết kế thì không khác gì vậy sau tôi lại mua hàng
chính hãng với giá hàng trục triệu đồng.
Như vậy với chính những hành động này là tạo thêm động lực cho những
doanh nghiệp, cơ sở làm ăn bất chính thêm cơ hội để vi phạm kiểu dáng công
nghiệp như hiện nay.
3. Hướng hoàn thiện
Thứ nhất, doanh nghiệp là người chủ động trong việc bảo vệ kiểu dáng
công nghiệp của mình. Trước hết, doanh nghiệp có ý thức đăng ký bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp cho sản phẩm của mình sản xuất ra. Tiếp theo, khi đối mặt với
hành vi vi phạm quyền kiểu dáng công ngiệp của mình, doanh nghiệp phải tiến
hành các công việc cần thiết để yêu cầu các cơ quan thực thi xử lý kịp thơi các
hành vi vi phạm

19



Thứ hai, cần cải cách bộ máy hành chính và phân công lại chức năng quyền
hạn của từng cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo hướng bố trí một cơ
quan đầu mối tiếp nhận thụ lý các đơn yêu cầu xử lý hành chính, từ đó đề xuất
các biện pháp xử lý.
Thứ ba, cải cách công tác thanh tra và sự phối hợp của các cơ quan chức
năng để xử lý và kịp thời khi phát hiện vi phạm. Bên cạnh đó cần sắp xếp lại và
tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi.
Thứ tư, bổ sung hoàn thiện khung pháp lý để có đủ các chế tài và xử lý hiệu
quả. Cần tăng cường mức phạt xử lý hành chính đến mức đủ răng đe, ngoài ra
cần phải bổ sung cơ sở để xác định mức phạt một cách cụ thể vào các văn bản
pháp luật hiện hành.
Thứ năm, tiến hành phổ cập kiến thức sở hữu trí tuệ cho toàn xã hội từ
doanh nghiệp, đến người dân và đặc biệt là cac cán bộ chuyên trong xử lý vi
phạm.
Trên đây là một số kiến nghị của tôi ngoài ra còn các kiến nghị khác.
4. Ý nghĩa của việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc làm tương tự kiểu dáng
công nghiệp, từ đó tăng cường vị thế cạnh tranh của người được bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp là tài sản kinh doanh, có thể làm tăng giá trị thương
mại của một công ty và sản phẩm mà công ty đó làm ra.
Một kiểu dáng được bảo hộ cũng có thể được cấp phép sử dụng hoặc bán
cho người khác để lấy tiền. Đó cũng là một cách bù đắp chi phí về vật chất, trí
tuệ và được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác thành quả của bản thân người đã
sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp. Bằng cách cấp phép sử dụng kiểu dáng,
người được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc người mua lại kiểu dáng công

20



nghiệp cũng có thể thâm nhập thị trường đang mong muốn mà bản thân vì lí do
nào đó không thể tự mình phục vụ.
Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp khuyến khích cạnh tranh công bằng và thực
hành thương mại trung thực.
Bảo hộ iểu dáng công nghiệp mang những ý nghĩa khá quan trọng, góp
phần nào đó trong thúc đẩy kinh doanh. Do đó, có thể thấy việc đăng ký bảo hộ
kiểu dáng công nghiệp thường mang đến những tích cực đáng kể cho doanh
nghiệp.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, các vi phạm về kiểu dáng công nghiệp đã được thể hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau. Việt Nam đã có đủ các biện pháp, chế tài xử lý các
hành vi vi phạm về SHTT nói chung và Kiểu dáng Công nghiệp nói riêng. Tuy
nhiên, công tác thực thi nhìn chung còn yếu, hầu như mới sử dụng biện pháp xử
phạt hành chính vì quy trình giải quyết đơn giản và nhanh nhất. Các biện pháp
xử lý hình sự còn phức tạp, tốn kém và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thường gặp
nhiều khó khăn trong việc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình bằng
biện pháp này. Thông thường, trong trường hợp xảy ra vi phạm kiểu dáng công
nghiệp, việc giải quyết được thực hiện theo những bước sau: Điều tra thu thập
chứng cứ vi phạm; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thẩm định, đánh giá chứng
cứ vi phạm; soạn thảo văn bản cảnh báo bên vi phạm, đàm phán với bên vi phạm
để yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết
vi phạm khi không đạt được mục đích thông qua thương lượng, đàm phán.Theo
quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
phải gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm
và cơ quan thực thi chỉ vào cuộc nếu hành vi vi phạm của bên vi phạm vẫn diễn
ra sau khi đã được cảnh báo.

21



MỤC LỤC

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật sở hữu trí tuệ Việt Nam Trường đại học Luật Hà Nội
2. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
3. org/wiki/Ki%E1%BB%83u_d%C3%A1ng_c%C3%B4ng
4. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
5. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và
Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
6. Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy
định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công
nghiệp.
7. />
23


24



×