Tải bản đầy đủ (.doc) (169 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đến năm 2020 của huyện đoan hùng tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MẠNH HÙNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG THEO ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH
LÂM NGHIỆP ĐẾN 2020
CỦA HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN MẠNH HÙNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG THEO ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH
LÂM NGHIỆP ĐẾN 2020
CỦA HUYỆN ĐOAN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ QUẾ ANH TS.
HỒ NGỌC SƠN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là do tôi trực tếp nghiên cứu và tổ chức thực hiện dướ i sự hướng dẫn
của TS. Vũ Thị Quế Anh - Bộ Khoa học và Công nghệ; TS. Hồ Ngọc Sơn - Phó
trưởng Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Các nội dung trích dẫn trong luận văn được trích dẫn từ những báo
cáo, văn bản của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, chính sách của Nhà
nước và các công trình khoa học trong và ngoài nước đã được công bố rộng
rãi.
Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và do bản thân tôi
nghiên cứu, thu thập tại cơ sở và hiện trường.
Phú Thọ, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Mạnh Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp trong
chương trình đào tạo Thạc sỹ Lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm học tại Trường
Đại học Nông lâm, tôi luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của các
thầy, cô giáo, các cơ quan, đơn vị, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn:
۰ Ban giám hiệu, Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học và
toàn thể giáo viên trường Đại học Nông lâm đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá
đào tạo.
۰ TS. Vũ Thị Quế Anh là người trực tếp hướng dẫn tôi thực hiện luận
văn.
۰ TS. Hồ Ngọc Sơn là hướng dẫn 2 giúp tôi thực hiện luận văn.
۰ Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện Đoan Hùng,
các phòng ban của huyện, Hạt Kiểm lâm Đoan Hùng, các lâm trường, trại,
trung tâm, Công ty giống lâm nghiệp đóng trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ, đã tạo mọi điều kiện để tôi thu thập tài liệu, hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân
trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thiện
luận văn. Chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong
muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và các
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cám ơn !
Phú Thọ, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ii
Nguyễn Mạnh Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................vi DANH
MỤC BẢNG.................................................................................................vii MỞ ĐẦU
.......................................................................................................................1
1.
Đặt
đề..................................................................................................................1

vấn

2.
Mục
tiêu
nghiên
................................................................................................3


cứu

3. Ý nghĩa của đề tài.....................................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...........................................................5
1.1.
Tái

cấu
nghiệp..............................................................................5

ngành

lâm

1.1.1. Khái niệm Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp ......................................................5
1.1.2.
Sự
cần
thiết
phải
nghiệp.............................................5
1.1.3.
Nội
dung
tái

..........................................................9

tái

cấu



cấu

ngành

ngành
lâm

lâm
nghiệp

1.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng gắn với Tái cơ cấu............................12
1.2.1.
Trên
thế
.....................................................................................................12

giới

1.2.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................16
1.2.3. Quy hoạch và phát triển lâm nghiệp với tái cơ cấu ngành ở
huyện
Đoan Hùng...................................................................................................... 26
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv

2.1.
Đối
tượng,
phạm
cứu........................................................................27

vi

nghiên

2.1.1.
Đối
tượng
.....................................................................................27

nghiên

cứu

2.1.2.
Phạm
vi
cứu.........................................................................................27

nghiên


2.2.
Nội
dung
nghiên
..........................................................................................27

cứu

2.2.1. Đánh giá thực trạng quản lý, phát triển lâm nghiệp huyện Đoan Hùng
.......27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
2.2.2. Đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát
triển lâm nghiệp của huyện Đoan Hùng
..........................................................................27
2.2.3. Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng theo đề án tái cơ cấu ngành
lâm nghiệp huyện Đoan
Hùng .........................................................................................27
2.2.4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch ..............................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu
...................................................................................28
2.3.1. Phương pháp kế thừa có chọn lọc, thu thập các tài liệu nghiên cứu
có liên quan đến đề
tài.....................................................................................................28
2.3.2. Sử dụng phương pháp bộ công cụ PRA ......................................................28

2.3.3. Phương pháp chuyên gia tư
vấn....................................................................29
2.3.4. Điều tra khảo thực địa bổ sung
.....................................................................29
2.3.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu
....................................................29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................30
3.1. Đánh giá thực trạng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng huyện Đoan
Hùng tỉnh Phú Thọ
................................................................................................................30
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đoan Hùng .................................................30
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Đoan Hùng ............................31
3.1.3. Hiện trạng công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng............................35
3.1.4. Tổ chức quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ..................................................37
3.1.5. Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp ...............................................38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
3.2. Đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát
triển lâm nghiệp của huyện Đoan Hùng
..........................................................................42
3.2.1. Những điểm mạnh
...........................................................................................42
3.2.2. Những điểm yếu ..............................................................................................42
3.2.3. Cơ hội ................................................................................................................44
3.2.4. Thách thức ........................................................................................................44
3.3. Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng theo đề án tái cơ cấu ngành

lâm nghiệp huyện Đoan
Hùng .........................................................................................45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
3.3.1. Những căn cứ pháp lý, quy hoạch 3 loại rừng ...........................................45
3.3.2. Quy hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ..............................53
3.3.3. Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và cơ sở chế biến ................54
3.4. Các giải pháp thực hiện .....................................................................................55
3.4.1. Tuyên truyền, phố biến nâng cao nhận
thức...............................................55
3.4.2. Nâng cao chất lượng và giá trị rừng; Khoa học công nghệ và
khuyến lâm .....................................................................................................
55
3.4.3. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ
.........................57
3.4.4. Sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý ngành và đơn vị sản xuất .....................58
3.4.5. Giải pháp về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng .......................58
3.4.6. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
...................................60
3.4.7. Mở rộng thị trường
..........................................................................................60
3.4.8. Cơ chế chính sách............................................................................................61
3.4.9. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu
tư......................................62
3.4.10. Giải pháp về các biện pháp kinh doanh rừng

...........................................63
3.4.11. Hiệu quả đầu
tư..............................................................................................67
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ..............................................................72
1. Kết luận
....................................................................................................................72
2. Những tồn tại
..........................................................................................................73
3. Kiến nghị .................................................................................................................74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
i
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................75
PHỤ LỤC....................................................................................................................80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
[9]

: Số thứ tự tài liệu tham khảo


BPKT

: Biện pháp kỹ thuật

CNQSDĐ

: Chứng nhận quyền sử dụng đất

ĐD

: Đặc dụng

DDNN

: Doanh nghiệp nhà nước

ĐHLN

: Đại học lâm nghiệp HĐND

: Hội đồng nhân dân HGĐ

: Hộ

gia đình
KH & CN

: Khoa học và công nghệ

LN


: Lâm nghiệp

NLN

: Nông lâm nghiệp

NN

: Nông nghiệp

NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NXBNN

: Nhà xuất bản nông nghiệp

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

PH

: Phòng hộ

PTNT

: Phát triển nông thôn

QH


: Quy hoạch

SX

: Sản xuất

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

SXLN

: Sản xuất lâm nghiệp

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

UBND

: Uỷ ban nhân dân VQG

: Vườn Quốc gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp - huyện Đoan Hùng .......34
Bảng 3.2. Năng suất rừng trồng trên địa bàn huyện Đoan Hùng ........35
Bảng 3.3. Kết quả trồng rừng - huyện Đoan Hùng.................36
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả khai thác rừng trồng (2010 - 2014)........39
Bảng 3.5. Quy hoạch rừng đặc dụng Đoan Hùng theo đơn vị hành chính ..48
Bảng 3.6. Quy hoạch rừng phòng hộ Đoan Hùng theo đơn vị hành chính .49
Bảng 3.7. Quy hoạch rừng sản xuất huyện Đoan Hùng .............50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành lâm nghiệp tỉnh Phú
Thọ nói chung và huyện Đoan Hùng nói riêng đã đạt được nhiều thành
tựu khá toàn diện và to lớn, như: Tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định; đã
hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến; năng suất, chất lượng và
độ che phủ rừng không ngừng được nâng lên (từ 35,9% năm 2000 tăng
lên 50,6% năm 2014); bảo vệ và phát triển rừng là điều kiện quan trọng phát
triển kinh tế nông nghiệp nông thôn miền núi, đóng góp vào sự phát triển
kinh tế chung của tỉnh, đảm bảo an ninh lương thực; tạo việc làm và thu
nhập cho dân cư nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Rừng đã đóng góp tch cực vào phòng chống thiên
tai, bảo vệ môi trường sinh thái. Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú
Thọ lần thứ XVII xác định: phát triển kinh tế lâm nghiệp, phát triển rừng là
một trong những chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Đoan Hùng là huyện trung du miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ,
gồm 28 xã, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 30.261,3 ha, trong đó đất lâm
nghiệp là 13.174,3 ha, chiếm 43,5% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Sản
xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện những năm qua đã mang lại hiệu quả lớn
về kinh tế và xã hội. Nâng cao nhận thức của cộng đồng, của nhân dân về ý
thức quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý phù hợp với điều
kiện tự nhiên và nhu cầu nguyên liệu của thị trường. Đã tạo được công việc
làm cho người dân, có nguồn thu nhập, đời sống của người dân từng bước
được cải thiện. Bên cạnh lợi ích kinh tế, còn có lợi ích về môi trường, tạo nên
độ che phủ tăng khả năng phòng hộ, điều hòa khí hậu, là nơi lưu giữ và điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
tết nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Do đó, Nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đoan Hùng lần thứ XXI xác định: phát triển
kinh tế lâm nghiệp, phát triển rừng là một trong 4 chương trình kinh tế trọng
điểm của huyện
Tuy lâm nghiệp phát triển, nhưng thu nhập và đời sống của người làm
lâm nghiệp còn thấp, nông dân vẫn còn nghèo. Nguyên nhân chính là do sản

xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn định và dễ bị tổn thương do thiên tai và
biến động của thị trường; các hình thức liên kết trong sản xuất còn lỏng lẻo,
thiếu tính ràng buộc, quy mô, phạm vi liên kết còn ở dạng mô hình. Việc quản
lý và thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế như: tình trạng tranh chấp,
chồng lấn đất lâm nghiệp vẫn còn xảy ra, nhiều diện tích đất sử dụng kém
hiệu quả, rừng trồng năng suất, chất lượng rừng có tăng lên nhưng chưa
thật sự hiệu quả, nhất là rừng phòng hộ còn nhiều tồn tại, bất cập, thiếu tnh
khả thi, chậm được điều chỉnh; đầu tư thâm canh rừng còn hạn chế; quyền
lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, nhận khoán bảo vệ
rừng và đất lâm nghiệp chưa rõ; việc khai thác và sử dụng vốn rừng chưa
tương xứng với tiềm năng; công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương
với các Sở, ngành chức năng trong việc quản lý bảo vệ rừng và thực thi pháp
luật về rừng còn thiếu chặt chẽ, vẫn xảy ra tnh trạng vi phạm lâm luật.
Bộ Nông nghiệp và PTNT có Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN
ngày 08/7/2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đây là cơ sở
cho việc xây dựng các chương trình, dự án phục vụ kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng giai đoạn 2015-2020 và các năm tếp theo; sau kết quả Quy
hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 thì việc
lập Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng cấp huyện là cần thiết theo yêu cầu
của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày
14/01/2008 hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến
năm 2020


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Để có những cơ sở, luận cứ góp phần quy hoạch lại phát triển lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Đoan Hùng cho phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương một cách bền vững, nhằm phục vụ cho mục têu phát triển kinh
tế xã hội của huyện, tôi chọn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng
Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng theo đề án tái cơ cấu ngành lâm
nghiệp đến năm 2020 của huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho ngành lâm nghiệp huyện
Đoan Hùng xây dựng quy hoạch quản lý và bảo vệ rừng gắn với đề án tái cơ
cấu ngành lâm nghiệp cho huyện Đoan Hùng góp phần phát triển lâm nghiệp
có hiệu quả trong thời gian tới tại huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng và các
yếu tố tác động đến thực hiện bảo vệ và phát triển rừng huyện.
- Đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn cho Quy hoạch Bảo vệ và Phát
triển rừng, góp phần tái cơ cấu ngành lâm nghiệp Đoan Hùng.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa về lý luận
- Đề tài là cơ sở khoa học và thực tiễn bổ sung những luận cứ nhằm tái
cơ cấu ngành lâm nghiệp cho khu vực nghiên cứu được sát thực, hiệu quả.
- Thông qua nghiên cứu đề tài giúp cho tác giả hiểu thêm các quy định
của Nhà nước về Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng, về Tái cơ cấu ngành
lâm nghiệp, hệ thống được toàn bộ kiến thức chuyên ngành vào thực tiễn

sản xuất của ngành.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài là tư liệu tham khảo cho sinh viên, học viên sau này, là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
nguồn tư liệu khoa học bổ sung vào thư viện với mong muốn góp phần
nâng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
cao hiệu quả Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, đáp ứng
nhu cầu học tập của sinh viên và học viên.
Kết quả đề tài sẽ là tài liệu để địa phương có thể nhìn nhận đánh giá
được quá trình quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian nhất
định. Các kết quả đánh giá phân tích của đề tài có thể làm cơ sở cho cán bộ
lâm nghiệp huyện tham khảo, tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động trong
công tác quy hoạch phát triển rừng gắn với tái cơ cấu tại địa phương trong
những năm tiếp theo để có thể duy trì nguồn tài nguyên rừng cho tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





8
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp
1.1.1. Khái niệm Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp
Tái cơ cấu là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần
hay toàn bộ một hệ thống, tổ chức, một đơn vị nào đó nhằm đạt được các
mục têu đặt ra.
Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp là quá trình tổ chức sắp xếp lại tất cả các
yếu tố liên quan tác động đến chuỗi giá trị ngành hàng lâm nghiệp, từ quy
hoạch, cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến, bảo quản; tổ chức sản xuất,
chuỗi cung ứng dịch vụ sản xuất, thu hoạch, thu mua, chế biến, bảo quản,
tiêu thụ. Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp được xem xét là một quá trình (từ
Trung ương là Chính phủ và các cấp địa phương như cấp tỉnh…) thông
qua ban hành hệ thống các chính sách (tài chính, tiền tệ, hành chính, kinh
tế…) và sử dụng các công cụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình để tác
động tới việc phân bổ sử dụng các nguồn lực sản xuất lâm nghiệp cần thiết
(đất đai, lao động và vốn…) nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong từng
giai đoạn phát triển [26].
Phát triển bền vững là quá trình phát triển cần sự kết hợp hợp lý,
hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với việc thực hiện tốt các
vấn đề xã hội và môi trường. Sự phát triển đó đòi hỏi phải đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (WCED, 1987; United Natons,
2010).
1.1.2. Sự cần thiết phải tái cơ cấu ngành lâm nghiệp
Trong 10 năm qua, Lâm nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
tựu quan trọng, đóng góp ngày càng nhiều vào công cuộc phát triển kinh tếxã hội bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ của rừng năm
1998 từ
32% đã lên đến 39,5% vào năm 2010 và năm 2012 là 40,7% [26].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
Rừng được bảo vệ tốt hơn, tnh trạng vi phạm các quy định của pháp
luật về bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng giảm dần;
Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng mạnh, giảm sản lượng khai
thác RTN; Công nghiệp chế biến gỗ phát triển mạnh, giá trị xuất khẩu gỗ và
lâm sản liên tục tăng; Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng xấp
xỉ 2 lần trong vòng 5 năm, từ 2,8 tỷ USD năm 2009 lên 5,7 tỷ USD năm
2013; Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng tương đối ổn định.
Xã hội hóa nghề rừng được đẩy mạnh: Ngân sách nhà nước tập trung
đầu tư cho rừng đặc dụng và rừng phòng hộ (chiếm khoảng 25%), còn lại
75% vốn được huy động từ các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước.
Chính sách chi trả DVMTR tạo nguồn thu cho các hộ gia đình tham
gia bảo vệ rừng, đặc biệt là tăng cường hiệu quả bảo vệ rừng: Năm
2013, đạt gần 1.200 tỷ đồng, tổng diện tích rừng thuộc đối tượng được
chi trả là

4,1 triệu ha [31].
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Lâm nghiệp đã
bộc lộ nhiều hạn chế như tăng trưởng chậm, kém bền vững, hiệu quả
sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh thấp: Các tổ chức nhà nước
quản lý 63% diện tích rừng, nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; diện tích rừng
tăng, nhưng năng suất, chất lượng rừng thấp; thu nhập của người dân tham
gia nghề rừng cũng vì thế chưa giúp dân sống được bằng nghề, nảy sinh
nhiều têu cực…
Công tác bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn; Tình trạng phá rừng,
khai thác, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp; tổ chức
sản xuất chưa chặt chẽ, thiếu sự gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
và tiêu thụ sản phẩm lâm sản; hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các công ty
lâm nghiệp nhà nước còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Lâm nghiệp chưa thực sự trở thành ngành kinh tế. Đóng góp vào GDP
thấp: khoảng 0,7% theo nghĩa hẹp và 3,2% nếu bao gồm cả khâu chế biến gỗ;
Kinh tế hợp tác chưa phát triển; thiếu sự gắn kết giữa các cơ sở
chế

biến gỗ với vùng nguyên liệu và còn phụ thuộc nhiều vào gỗ nguyên liệu và
phù liệu nhập khẩu [31].
Nguyên nhân của những tồn tại chủ yếu là:
* Nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức về lâm nghiệp của các ngành các cấp chưa đầy đủ và toàn
diện, chưa đánh giá đúng các giá trị môi trường của rừng đem lại cho xã hội,
chưa xác định rõ vị thế lâm nghiệp là một ngành kinh tế hoàn chỉnh từ
khâu tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ từ rừng.
- Hệ thống chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với
chủ trương xã hội hoá nghề rừng và cơ chế thị trường. Chưa bổ sung kịp thời
những cơ chế chính sách mới đầu tư cho phát triển rừng sản xuất, chế biến
gỗ và lâm sản ngoài gỗ để tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế nhất
là khu vực hộ gia đình, cộng đồng và tư nhân tham gia phát triển nghề rừng;
- Việc thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp chưa có chuyển biến rõ rệt,
quản lý rừng và đất rừng còn nhiều bất cập, tiến độ giao đất, giao rừng
chậm; nhiều địa phương chưa mạnh dạn tổ chức giao rừng tự nhiên và
rừng trồng cho dân, đặc biệt giao cho cộng đồng, hộ gia đình và tư nhân; sự
tham gia các hoạt động lâm nghiệp của khu vực ngoài quốc doanh chưa
tương xứng với tềm năng;
- Hệ thống tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp chưa thống nhất,
còn phân tán, chia cắt. Số lượng, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ
quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật... chưa đáp ứng yêu cầu khi bước vào cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×