Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số biện pháp rèn tính tích cực học tập cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.37 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đông Lộc, ngày 6 tháng 3 năm 2014
BÁO CÁO
KINH NGHIỆM (HOẶC GIẢI PHÁP) TRONG CÔNG TÁC
- Họ và tên: LÝ THỊ XUÂN MAI
- Chức danh: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Lộc
1. Tên kinh nghiệm hoặc giải pháp: Một số biện pháp rèn tính tích cực
học tập cho học sinh lớp 3 mô hình VNEN
2. Căn cứ
Căn cứ vào luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020
3. Thực trạng tình hình
* Tồn tại trước khi có kinh nghiệm hoặc giải pháp
- Tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với học sinh chưa cao, chưa quan tâm
đầy đủ tới 3 đối tượng ( khá, giỏi – trung bình – yếu).
- Trong lớp học sinh ít chú ý vào vấn đề đang học, không kiên trì nên không
hoàn thành các bài tập. Khi gặp khó khăn học sinh dễ chán nản, buông xuôi.
- Học sinh không tự giác đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn.
- Chỉ có một số ít học sinh tích cực hoạt động còn lại đa số học sinh chỉ trông
chờ vào bạn, không chịu hợp tác làm việc trong hoạt động nhóm, cặp đôi, đến
lúc hoạt động cá nhân thì các em lúng túng không biết làm bài. Từ đó việc học
của các em bị lệ thuộc vào bạn.
- Không ít gia đình nông thôn hiện nay chưa quan tâm thực sự đến việc học tập
của con em mình. Coi việc học tập dạy dỗ phó mặc cho nhà trường.
Kết quả khảo sát khả năng viết đúng chính tả của HS lớp 3A đầu năm học
2012- 2013 như sau

1



Thời gian Tổng
kiểm tra

số
học

Đầu năm

sinh
26

Giỏi
Số
%
lượng
10

Kết quả
Khá
Trung bình
Số
%
Số
%
lượng

38,5

8


lượng
30,8

6

Yếu
Số
%
lượng

23

2

7,7

4. Các nội dung chính của kinh nghiệm hoặc giải pháp
Qua nghiên cứu đề tài: tìm hiểu về nội dung kiến thức kỹ năng về môn Toán Tiếng Việt lớp 3 (VNEN), nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học tích cực,
lựa chọn phương pháp, biện pháp để giúp học sinh tích cực học tập, tôi đã áp
dụng một số biện pháp rèn tính tích cực cho học sinh lớp 3 như sau:
- Rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học thông qua các hoạt động của
học sinh.
- Tăng cường học tập cá thể phối hợp học hợp tác nhóm.
- Dạy học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của người học.
- Dạy học coi trọng hướng dẫn, tìm tòi của học sinh.
- Dạy học kết hợp đánh giá giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh và tự
đánh giá.
Ngoài những biện pháp đã nêu ở trên ngoài ra giáo viên cần chú trọng đến
việc tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học vì hứng thú kích thích hoạt động

làm cho con người say mê hoạt động, hứng thú làm tích cực hóa các quá trình
tâm lý (tri giác, trí nhớ, tư duy,...) cụ thể ở phần mở bài hoặc củng cố bài bằng
những cách sau:
- Đặt vấn đề cho lời vào bài học, giáo viên cần lựa chọn “điểm nổi bật mấu
chốt” trong nội dung bài dạy để tạo “tình huống có vấn đề” nhằm giúp học
sinh nảy sinh những nghi vấn khởi đầu, kích thích nhu cầu mong muốn
hiểu biết, tìm tòi nội dung bài học.
- Giới thiệu vào bài bằng “So sánh, đối chiếu” giúp học sinh so sánh những
mảng kiến thức còn ẩn trong chủ đề của bài. Từ đó nảy sinh ở học sinh những
điều chưa biết cần khám phá qua bài học.
2


- Giới thiệu bằng cách kích thích thị giác thính giác
- Giới thiệu bài bằng cách “Đặt học sinh vào tình huống giao tiếp”. Đối với
những bài học có liên quan đến việc ứng xử của mọi người xung quanh.
- Giới thiệu bài bằng cách “kể chuyện ngắn” là cách giáo viên dẫn dắt từ một
câu chuyện có liên quan đến bài học để làm nổi bật trọng tâm của bài học mới.
- Củng cố bài bằng cách sử dụng câu đố, giải ô chữ có liên quan đến nội dung
bài học, giúp học sinh củng cố lại kiến thức mình vừa học.
Để thực hiện được những biện pháp trên giáo viên cần nắm vững từng đối
tượng học sinh để phân loại cụ thể ngay từ đầu năm học thông qua khảo sát đầu
năm. Có biện pháp rèn luyện từng nhóm cụ thể sau khi phân loại. Thường xuyên
đánh giá khen thưởng để động viên khích lệ các em nhằm tạo ra hứng thú học
tập cho học sinh.
5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng
Trong quá trình dạy học, với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy học
sinh đã có tiến bộ khá rõ rệt
Kết quả đạt được cụ thể ở lớp 3A như sau :
Thời gian Tổng

kiểm tra

số
học

Đầu năm
Cuối năm

sinh
26
26

Giỏi
Số
%
lượng
10
16

Kết quả
Khá
Trung bình
Số
%
Số
%
lượng

38,5
61,5


8
8

lượng
30,8
30,8

6
2

Yếu
Số
%
lượng

23
7,7

2

7,7

- Bản thân tôi đã áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy và đã đạt hiệu quả cao.
Do vậy đã được triển khai áp dụng thực hiện ở các lớp trong khối 3, hy vọng
rằng những kinh nghiệm này sẽ được các bạn đồng nghiệp đóng góp thêm để áp
dụng vào thực tế giảng dạy.
Người báo cáo

3



LÝ THỊ XUÂN MAI

4



×