Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại công ty cổ phần tập đoàn hoa sen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------

VƢƠNG THỊ THANH MAI

PHÂN TÍCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------

VƢƠNG THỊ THANH MAI

PHÂN TÍCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ HÙNG



XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại
Công ty cổ phần Tậpđoàn Hoa Sen” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu
của riêng tôi, chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của
ngƣời khác.Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khácđảm bảo theo
đúng quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin
đƣợcđăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Vƣơng Thị Thanh Mai


LỜI CẢMƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội, đến quý thầy cô trong Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận
văn này.

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thế Hùng, thầy đã nhiệt tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp trình bày
để tôi có thể hoàn thiện nội dung và cả hình thức của luận văn.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn
này.
Tôi

xin

chân

thành

cảm

ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................2
2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................3

3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
4. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ PHÂN TÍCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ......4
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................4

1.2.

Cơ sở lý luận về phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính .........................9

1.2.1.

Khái niệm, chức năng của phân tích tài chính ..............................................9

1.2.2.

Ý nghĩa phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp..................................11

1.2.3.

Nội dung và chỉ tiêu phân tích tài chính......................................................14

1.2.4.

Lập kế hoạch tài chính.................................................................................29

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................39
2.1.


Quy trình nghiên cứu ......................................................................................39

2.2.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .........................................................................39

2.2.1.

Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị ............................39

2.2.2.

Các tài liệu kế hoạch ...................................................................................40

2.2.3.

Tài liệu khác ................................................................................................40

2.3.
2.3.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................41
Phương pháp so sánh ..................................................................................41


2.3.2.

Phương pháp loại trừ ..................................................................................42


2.3.3.

Phương pháp mô hình Dupont ....................................................................44

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP TẬP
ĐOÀN HOA SEN .....................................................................................................48
3.1.

Giới thiệu Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen ......................................................48

3.1.1.

Lịch sử hình thành .......................................................................................48

3.1.2.

Cơ cấu tổ chức .............................................................................................48

3.1.3.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ...................................................................52

3.2.

Tình hình tài chính của Tập đoàn Hoa Sen từ năm 2013 đến 2017 ................53

3.2.1.

Phân tích khái quát ......................................................................................53


3.2.2.

Phân tích các nhóm tỷ số tài chính ..............................................................66

3.2.3.

Phân tích Dupont mở rộng ..........................................................................81

3.3.

Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen ...83

3.3.1.

Ưu điểm .......................................................................................................83

3.3.2.

Hạn chế ........................................................................................................85

CHƢƠNG 4. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI
THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HOA SEN .88
4.1.

Định hƣớng phát triển của Tập đoàn ..............................................................88

4.2.

Lập kế hoạch tài chính ....................................................................................89


4.2.1.

Dự báo doanh thu ........................................................................................89

4.2.2.

Các báo cáo tài chính dự kiến .....................................................................95

4.2.3.

Kết quả dự kiến ............................................................................................99

4.3.

Giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Tập đoàn .........................100

4.3.1.

Nâng cao khả năng thanh toán ..................................................................101

4.3.2.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ...........................................................102

4.3.3.

Nâng cao khả năng sinh lời .......................................................................104

4.3.4.


Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện môi trường làm việc ..106

4.4.

Kiến nghị .......................................................................................................107

4.4.1.

Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước ....................................................107

4.4.2.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước .....................................................108


KẾT LUẬN .............................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................111


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1.

BCTC


Báo cáo tài chính

2.

CP

cổ phần

3.

EBIT

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay

4.

EPS

Lợi nhuận trên một cổ phần

5.

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

6.

HĐQT


Hội đồng quản trị

7.

HRC

Thép cán nóng (Hot rolled coil)

8.

HSG

Công ty CP Tậpđoàn Hoa Sen

9.

I

Chi phí lãi vay (Interest)

10.

n/a

Not available (các chỉ tiêu, số liệu không
có/ không xácđịnh)

11.

NĐTC


Niên độ tài chính

12.

ROA

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản

13.

ROE

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở
hữu

14.

ROS

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

15.

T

Thuế (Taxation)

16.


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

17.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

18.

TSCĐ

Tài sản cốđịnh

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Cấu trúc thông thƣờng của ngân sách tiền mặt.........................................33
Bảng 1.2. Các dòng tiền ra ........................................................................................34
Bảng 3.1. Biến động tài sản qua các năm từ 2013 – 2017. .......................................54
Bảng 3.2. Cơ cấu tài sản qua các năm từ 2013 – 2017. ............................................55
Bảng 3.3. Biến động nguồn vốn qua các năm từ 2013 – 2017. ................................57
Bảng 3.4. Hệ số tài trợ thƣờng xuyên giai đoạn từ 2013 – 2017. .............................59
Bảng 3.5. Biến động doanh thu – chi phí – lợi nhuận ...............................................60
Bảng 3.6. Cơ cấu doanh thu – chi phí năm 2013 đến 2017 ......................................63
Bảng 3.7. Tóm tắt lƣu chuyển tiền tệ giai đoạn từ 2013 – 2017. ..............................64
Bảng 3.8. Tỷ số khả năng thanh toán ngành thép giai đoạn từ 2013 – 2017. ...........67

Bảng 3.9. Các đòn bẩy tài chính giai đoạn từ 2013 – 2017. .....................................68
Bảng 3.10. Hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn từ 2013 – 2017. ..............................72
Bảng 3.11. Tỷ số khả năng sinh lời giai đoạn từ 2013 – 2017..................................76
Bảng 3.12. Tỷ suất sinh lợi năm 2017 Hoa Sen so với Nam Kim ............................80
Bảng 3.13. Tỷ số giá thị trƣờng một số cổ phiếu ngành thép ...................................80
Bảng 3.14. Phân tích Dupont Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn từ 2013 – 2017. ...........82
Bảng 4.1. Sản lƣợng thép trong nƣớc 9 tháng đầu năm 2017 ...................................91
Bảng 4.2. Dự báo tỷ trọng một số khoản mục so với doanh thu ...............................95
Bảng 4.3. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 dự kiến ........................................97
Bảng 4.4. Bảng cân đối kế toán dự kiến tại ngày 30/9/2018 ....................................98
Bảng 4.5. Các chỉ số tài chính dự kiến năm 2018 .....................................................99

ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình lập kế hoạch tài chính ngắn hạn................................................31
Hình 2.1. Mô hình Dupont phân tích ROA ...............................................................46
Hình 3.1. Mô hình Tập đoàn Hoa Sen ......................................................................50
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Hoa Sen. ...........................................................51
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn giai đoạn từ 2013 – 2017................................59
Hình 3.4. Biểu đồ khả năng thanh toán giai đoạn từ 2013 – 2017. ...........................66
Hình 3.5. Công suất sản xuất sản phẩm (ngàn tấn/ năm) ..........................................69
Hình 3.6. Biểu đồ phát triển hệ thống chi nhánh của Tập đoàn ................................70
Hình 3.7. Biểu đồ tăng trƣởng sản lƣợng tiêu thụ thành phẩm .................................71
Hình 3.8. Biểu đồ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giai đoạn từ 2013 – 2017. .......74
Hình 3.9. Biểu đồ chỉ số về các khoản phải thu giai đoạn từ 2013 – 2017...............76
Hình 3.10. Diễn biến giá nguyên liệu (USD/ tấn) .....................................................79
Hình 4.1. Sản lƣợng sản xuất thép thô ......................................................................90
Hình 4.2. Xuất khẩu sản phẩm thép của Trung Quốc ...............................................91

Hình 4.3. Nhập khẩu thép của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017 .............................92
Hình 4.4. Thị trƣờng xuất khẩu thép của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2017 .............93
Hình 4.5. Tiêu thụ thép/ đầu ngƣời các quốc gia (2015) ..........................................94

iii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hơ ̣p tác và liên kế t kinh tế trên bình diê ̣n toàn cầ u cũng nhƣ khu vƣ̣c là
xu thế tấ t yế u . Tất cả các quốc gia, dù lớn, dù nhỏ, mạnh hay yếu đều tìm cách để
hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất. Việt Nam đã và đang bƣớc vào
nền hội nhập kinh tế với tƣ cách là thành viên chính thức của các tổ chức kinh tế
quốc tế: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á –
Thái Bình Dƣơng (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) và Tổ chức Thƣơng
mại Thế giới (WTO). Rõ ràng rằng, việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế
giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh
những cơ hội nhận đƣợc là không ít thách thức, đặc biệt là hội nhập làm gia tăng
cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm
chí là phá sản. Theo thống kê, năm 2015 có khoản 94.754 doanh nghiệp thành lập
mới nhƣng có tới 80.588 doanh nghiệp giải thể hoặc gặp khó khăn buộc phải tạm
ngừng hoạt động; tính riêng 6 tháng đầu năm 2016 có tới 36.600 doanh nghiệp phá
sản hoặc chờ phá sản.
Vậy để tồn tại và nắm bắt các cơ hội phát triển trong điều kiện hội nhập, các nhà
quản trị luôn phải lựa chọn và đƣa ra các quyết định kinh doanh nhằm đạt mục tiêu
tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu, cho doanh nghiệp. Trong đó, các quyết định tài
chính: quyết định đầu tƣ, quyết định nguồn vốn, quyết định quản lý tài sản và quyết
định phân chia cổ tức đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đa số các quyết định này
đƣợc đƣa ra dựa trên việc đánh giá tình hình tài chính của Công ty và kế hoạch tài

chính ngắn hạn, chiến lƣợc trong dài hạn của công ty.Phân tích tài chính giúp các
nhà quản trị nhận định chính xác, trung thực, khách quan tình hình hoạt động tài
chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng nhƣ xác định
một cách đầy đủ đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến
tình hình tài chính.

1


Sắp tới, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) có
hiệu lực các doanh nghiệp thép nội địa sẽ phải đối mặt với việc nhập khẩu ồ ạt các
sản phẩm thép có xuất xứ từ các quốc gia thành viên với ƣu thế vƣợt trội về giá cả
cũng nhƣ chất lƣợng. Thêm vào đó, việc dỡ bỏ các rào cản thuế quan sẽ vô hình
chung tạo nên xu hƣớng áp dụng rào cản phi thuế quan tại thị trƣờng các quốc gia
thành viên. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung nâng cao, cải tiến chất
lƣợng sản phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cũng nhƣ thị hiếu của ngƣời
tiêu dùng tại thị trƣờng của các quốc gia thành viên.Đây là nhận định của ông Lê
Phƣớc Vũ – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần (CP) Tập đoàn Hoa Sen. Nhƣng để
làm đƣợc điều này, các doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn Hoa Sen nói riêng cần
hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân và có những kế hoạch tài chính phù hợp
trong tƣơng lai. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích và lập kế hoạch
tài chính tại Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen” làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình tài chính của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen 5 năm qua nhƣ thế nào?
- Những hạn chế nào cần khắc phục trong hoạt động tài chính của Công ty CP Tập
đoàn Hoa Sen?
- Dự kiến tình hình tài chính năm tiếp theo củaCông ty CP Tập đoàn Hoa Sen nhƣ
thế nào? Cầnđƣa ra các hành động, giải pháp cụ thể gì đểcải thiện những hạn chế
trong tài chính của Tậpđoàn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá về tình hình tài chính và lập kế hoạch tài chínhtại Công ty CP Tập đoàn
Hoa Sen. Đƣa ra các giải pháp cải thiện hạn chế về tài chính của Tậpđoàn
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và hệ thống hóanhững lý luận về phân tích tài chính và lập kế hoạch
tài chính.
2


- Phân tích tình hình tài chính để thấy đƣợc xu hƣớng phát triển và vị thế củaCông
ty CP Tập đoàn Hoa Sen trong 5 năm qua; thấy đƣợc những hạn chế trong công tác
quản lý tài chính của Tậpđoàn
- Lập kế hoạch tài chính của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen trongnăm tới.
- Đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính hiện tại;
đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch tài chính đặt ra.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tài chính củaCông ty CP Tậpđoàn Hoa Sen
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình tài chínhtại Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn từ đầu
năm tài chính 2013 đến hết năm tài chính 2017.
- Lập kế hoạch tài chính cho năm tài chính 2018.
4. Kết cấu của luận văn
Để giải quyết các vấn đề đƣợc đặt ra cho đề tài nghiên cứu, luận văn đƣợc chia làm
4 chƣơng chính nhƣ sau:
 Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích và
lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp
 Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
 Chƣơng 3: Phân tích tình hình tài chínhtại Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen
 Chƣơng 4: Lập kế hoạch tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài

chính

của

Công

ty

CP

3

Tập

đoàn

Hoa

Sen


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phân tích tài chính là công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý quan tâm đến hoạt động
của doanh nghiệp có đƣợc các quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Nhiều tác giả

đã đề cập đến phân tích tài chính doanh nghiệp với những nội dung chuyên sâu nhất
định, có thể kể đến một số công trình nhƣ:
Đỗ Huyền Trang tác giả luận án “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong
các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ” (năm
2012)nghiên cứu hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu.Luận án
đã chỉ ra rằng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu cũng
đƣợc xác định trên cơ sở so sánh tƣơng quan giữa kết quả đầu ra với chi phí hoặc
yếu tố đầu vào, nhƣng phải phản ánh đƣợc trình độ sử dụng các nguồn lực của
doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu để thực hiện các mục tiêu cụ thể trƣớc mắt và
mục đích phát triển lâu dài của doanh nghiệp nhằm tiếp tục khẳng định vai trò xuất
khẩu chủ lực của sản phẩm gỗ chế biến. Luận án đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân
tích hiệu quả kinh doanh riêng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu, trong đó các chỉ
tiêu mang tính chất đặc thù có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh doanh chung của
doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu bao gồm: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng các loại máy móc thiết bị của từng công đoạn sản xuất – mỗi công đoạn có
yêu cầu kỹ thuật và chất lƣợng đƣợc quy định chặt chẽ, các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả sử dụng nguyên vật liệu – loại hàng tồn kho đƣợc dự trữ nhiều do đặc thù sản
xuất và có giá trị lớn trong hàng tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp, các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp – loại chi phí chiếm đến
80 – 85% tổng chi phí sản xuất sản phẩm.
Luậnán “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” (năm 2012) của tác giả Nguyễn
4


Thị Quyên xuất phát từ lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công bố công
khai, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp, phân tích tài
chính doanh nghiệp và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nhằm hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết công bố công
khai trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hiện hành.Luận án cho rằng: Hệ thống

chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết công bố công khai
trên thị trƣờng chứng khoán hết sức quan trọng, có vai trò tạo lập và củng cố lòng
tin của nhà đầu tƣ cũng nhƣ cung cấp những thông tin chính thống, công khai của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính hiện hành
chƣa cung cấp đƣợc đầy đủ các thông tin cần thiết cho ngƣời sử dụng. Vì thế, để
bảo đảm tính công khai, minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ, chính xác của thông
tin tài chính, làm căn cứ tin cậy cho ngƣời sử dụng - đặc biệt là các nhà đầu tƣ - cần
thiết phải hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công bố công khai trên cơ
sở quán triệt các quan điểm mang tính nguyên tắc: (1) Công khai, minh bạch (2)
Đơn giản, dễ hiểu (3) Kịp thời, khách quan. Từđó, luận án đề xuất các giải pháp
hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cũng nhƣ kiến nghịđiều kiện cần
thiết để thực hiện giải pháp.
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Thúy trong luậnán “Hoàn thiện phân tích tình hình tài
chính của các công ty chứng khoán Việt Nam” (năm 2013) cho rằng hoàn thiện
phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán không chỉ có ảnh hƣởng
trực tiếp đến các công ty chứng khoán mà còn gián tiếp ảnh hƣởng đến sự phát triển
của thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng tài chính và sự phát triển của cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, cho đến nay chƣa hề có bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào đảm nhận
công việc phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán.Luận án đề xuất
các giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán
Việt Nam nhƣ: Xây dựng đƣợc đội ngũ những ngƣời phân tích tình hình tài chính
có chuyên môn cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp (có chứng chỉ về phân tích báo cáo
tài chính, chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng
khoán); cần phải bổ sung các phƣơng pháp mới đƣợc áp dụng rộng rãi ở các nƣớc
5


phát triển nhƣ phƣơng pháp hồi qui, phƣơng pháp thay thế liên hoàn, phƣơng pháp
Dupont; bổ sung một số nô ̣i dung phân tích tình hình tài chính đ ặc trƣng trong các
công ty chứng khoán nhƣ: Phân tích tình hình bảo đảm vốn điều lệ so với vốn pháp

định, phân tích tình hình biến động về tỷ suất đầu tƣ tài sản cố định, phân tích
khoản dự phòng bồi thƣờng thiệt hại cho nhà đầu tƣ, phân tích mức độ bảo đảm an
toàn trong hoạt động…
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải với luận án “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc
Bộ Giao thông vận tải” (năm 2013): Nêu đƣợc tính chất đặc thù của đặc điểm ngành
kinh doanh tác động đến hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh riêng của
các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải, đó
là các công trình giao thông vận tải thƣờng có thiết kế riêng và phƣơng pháp thi
công riêng; mỗi công trình đƣợc xây dựng tại những địa điểm khác nhau với những
điều kiện thi công khác nhau. Do đó, đòi hỏi phải có các chỉ tiêu đánh giá tính sáng
tạo và hiệu quả của việc sử dụng các giải pháp thi công hợp lý thông qua các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có hệ thống
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác phục vụ
thi công của các doanh nghiệp, đánh giá sự hài lòng của chủ đầu tƣ về tiến độ, thời
gian, chất lƣợng, giá cả.
Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp là chủ đề đƣợc tập trung nghiên cứu trên
thế giới từ mấy thập niên trở lại đây, mỗi nghiên cứu đề cập tới khía cạnh khác nhau
về quản trị dòng tiền của doanh nghiệp. Trong luận án “Quản trị dòng tiền của các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”
(năm 2014), tác giả Đỗ Hồng Nhung đã đƣa ra cách tiếp cận mới về quản trị dòng
tiền của doanh nghiệp, theo đó quản trị dòng tiền cần đƣợc thực hiện thành quy
trình từ các nghiệp vụ phát sinh, ghi nhận, kiểm soát tới các giao dịch tài chính
nhằm tối ƣu hóa ngân quỹ và xử lý ngân quỹ của doanh nghiệp. Đặc biệt là quy
trình này sẽ đƣợc ứng dụng cho một ngành kinh doanh cụ thể. Thêm vào đó, tác giả
đã đề xuất một số chỉ tiêu mới phản ánh chất lƣợng dòng tiền của doanh nghiệp
6


nhƣ tỷ số dòng tiền/doanh thu, dòng tiền/tài sản, dòng tiền/lợi nhuận sau thuế, dòng

tiền/vốn chủ sở hữu bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (khả năng
thanh toán ngắn hạn, nhanh, tức thời) truyền thống đang đƣợc sử dụng phổ biến
trong phân tích tài chính doanh nghiệp.
Luận án của tác giả Nguyễn Thanh Hiếu “Dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh
doanh của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam.” (năm 2015): Ở Việt Nam hiện nay, phƣơng pháp dự báo dòng tiền phổ biến
là theo kế hoạch hoạt động và theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. Những phƣơng pháp
này phải dựa trên tài liệu nội bộ của doanh nghiệp và thƣờng bị tác động bởi các suy
đoán chủ quan của ngƣời làm dự báo. Để giúp cho các đối tƣợng bên ngoài có thể
dự báo chính xác dòng tiền khi không có các thông tin nội bộ, Luận án này đã xây
dựng và kiểm định các mô hình dự báo nhƣ mô hình lợi nhuận, mô hình dòng tiền,
mô hình các thành phần dồn tích gộp chung, mô hình các thành phần dồn tích cụ thể
và mô hình tỷ suất dòng tiền. Các mô hình dự báo của Luận án đƣợc xây dựng và
kiểm định dựa trên các thông tin kế toán đƣợc công bố trên Báo cáo tài chính của
các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh thông qua phân tích hồi quy OLS, REM và FEM. Luận án đã đi đến kết
luận mô hình hồi quy nhân tố ảnh hƣởng cố định (FEM) là mô hình phù hợp trong
dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Kết quả hồi quy FEM cho thấy các mô
hình dự báo mà Luận án đã xây dựng đều có khả năng đáng kể trong dự báo dòng
tiền từ hoạt động kinh doanh cho các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao
dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Khả năng dự báo của các mô hình này
khác nhau (giá trị hệ số R2 tƣơng ứng của các mô hình từ 51% tới 93%) trong đó
mô hình dòng tiền kết hợp với các thành phần dồn tích cụ thể có khả năng dự báo
cao nhất. Vì vậy, các nhà đầu tƣ, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể áp dụng các
mô hình dự báo của Luận án này trong dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp trƣớc khi đƣa ra các quyết định kinh tế.
Tác giả Nguyễn Đức Dũng với luận án “Nghiên cứu báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
trong các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” (năm 2016) nghiên cứu
7



ảnh hƣởng của các thông tin từ báo cáo tài chính,trong đó tập trung vào báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ, đến quyết định của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam và chứng minh rằng khi lợi nhuận thay đổi (đặc biệt khi lợi nhuận bị âm) thì
thông tin từ báo cáo lƣu chuyển tiền tệ sẽ chi phối và tác động đến quyết định của
nhà đầu tƣ.
- Luận án cũng chứng minh rằng việc thiếu thông tin từ báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
không làm ảnh hƣởng đến quyết định của nhà đầu tƣ (khi lợi nhuận doanh nghiệp
tăng trƣởng) nhƣng sẽ làm giảm sự tự tin trong việc ra quyết định của các nhà đầu
tƣ.
- Luận án chứng minh ảnh hƣởng của phƣơng pháp lập báo cáo lƣu chuyển tiền
tệ(theo phƣơng pháp trực tiếp và phƣơng pháp gián tiếp) đối với hiệu quả thông tin
cung cấp cho nhà đầu tƣ. Luận án phân tích ảnh hƣởng luồng tiền của các hoạt
độngtới việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tƣ. Luận án cũng chứng minh sự
quan tâm của nhà đầu tƣ đối với hai thông tin chƣa đƣợc cung cấp trên báo cáo lƣu
chuyển tiền tệ là luồng tiền trên cổ phiếu và luồng tiền tự do của doanh nghiệp.
Nhóm tác giả đi sâu vào tìm hiểu thực trạng phân tích tài chính tại các doanh nghiệp
cụ thể:
Tác giả Vũ Minh Đức với luận văn thạc sỹ “Phân tích tài chính công ty cổ phần
Viwaseen3” (năm 2015) hệ thống hóa những vấn đề lí luận chung về phân tích tài
chính, phân tích, đánh giá thực trạng tài chính công ty cổ phần Viwaseen3 từ đó đƣa
ra các giải pháp và kiến nghị.
Tác giả Bùi Hoàng Giang với luận văn thạc sỹ “Phân tích tài chính tại Công ty Cổ
phần Kết cấu Kim loại và lắp máy Dầu khí” (năm 2015) dựa trên những vấn đề lý
luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp, luận văn đề xuất các giải pháp để
hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại Công ty cổ phần kết cấu kim loại và lắp
máy Dầu khí nhƣ hoàn thiện phƣơng pháp và nội dung phân tích tài chính, hoàn
thiện Quy chế quy định phân tích tài chính, hoàn thiện quy trình phân tích tài
chính….
8



Tác giả Nguyễn Kim Phƣơng cùng luận văn thạc sỹ “Phân tích và dự báo tài chính
công ty cổ phần đƣờng Biên Hòa” (năm 2015) phân tích thực trạng tài chính của
Công ty cổ phần đƣờng Biên Hòa giai đoạn từ 2010 - 2014, đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu về tài chính hiện tại của công ty và dự báo tài chính công ty giai đoạn
2015 - 2017. Qua đó đề xuất một số biện pháp khả thi nhằm khắc phục những hạn
chế về tài chính của công ty.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Thị Hƣơng “Phân tích Báo cáo tài chính của Công
ty TNHH thƣơng mại và đầu tƣ Xuân Anh” (năm 2016) nghiên cứu các lý luận về
Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính; tìm hiểu công tác phân tích vàđánh
giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thƣơng mại và đầu tƣ Xuân Anh. Từ
những kết quảđạt đƣợc,tác giảđƣa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp với tình hình
nhằm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp
Tuy các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến việc phân tích tài chính trong các
doanh nghiệp nói chung hoặc một khía cạnh nhất định về chỉ tiêu phân tích, tình
hình phân tích tài chính ở một doanh nghiệp cụ thể, nhƣng chƣa có tác giả nào đề
cập đến công tác phân tích tài chính và đặc biệt là việc lập kế hoạch tài chính sau
phân tích tại Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen. Vì vậy, luận văn sẽ làm rõ tình hình tài
chính đồng thời lập kế hoạch tài chính cho Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen; nghiên
cứu không giống với bất cứ nghiên cứu nào trƣớc đây.
1.2.

Cơ sở lý luận về phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính

1.2.1. Khái niệm, chức năng của phân tích tài chính
1.2.1.1.

Khái niệm


Tài chính nói chung là hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ
tiền tệ. Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động và hình
thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản
của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Tài chính doanh nghiệp đƣợc biểu hiện ra bên ngoài thông qua hệ thống chỉ tiêu
phản ánh, đo lƣờng cụ thể. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính không những thể
9


hiện tình trạng tài chính, sức mạnh tài chính, an ninh tài chính, mà còn thể hiện hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, thông qua phân tích hệ thống chỉ tiêu tài
chính là cách tiếp cận khoa học, chính xác. Nói cách khác, phân tích tài chính hay
phân tích hệ thống chỉ tiêu tài chính là cách thức tiếp cận tài chính doanh nghiệp có
độ tin cậy và tính xác thực cao. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: phân tích tài chính
là hệ thống các phƣơng pháp nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong một thời gian hoạt động nhất định. Hoặc phân tích tài chính là tổng thể các
phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đánh giá quá khứ, hiện tại và tƣơng lai đối với tình
hình tài chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng thông tin hữu ích cho các đối tƣợng cần
quan tâm.
Hai quan điểm trên thống nhất với nhau, đều nhận định rằng phân tích tài chính là
phƣơng pháp để thu thập thông tin tài chính. Tuy nhiên, cũng có những quan điểm
toàn diện hơn về phân tích tài chính, nhƣ quan điểm của GS.TS.NGND Ngô Thế
Chi, PGS.TS.NGƢT Nguyễn Trọng Cơ cho rằng: Phân tích hoạt động tài chính
doanh nghiệp là việc vận dụng tổng thể các phƣơng pháp phân tích khoa học để
đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếuđã qua và hiện nay của doanh nghiệp,tìm ra
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan; dự đoán các chỉ tiêu tài chính
trong tƣơng lai cũng nhƣ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải giúp cho
các nhà quản lý đƣa ra các quyết định quản lý hữu hiệu, phù hợp với mục tiêu mà
họ quan tâm.[15]
1.2.1.2.


Chức năng

Phân tích tài chính là công cụ để nhận thức các hiện tƣợng, quá trình và kết quả hoạt
động kinh tế, tài chính doanh nghiệp giúp các nhà quản lý có đƣợc thông tin làm
căn cứ cần thiết để điều hành và quản lý. Các chức năng cơ bản của phân tích tài
chính là: đánh giá, dự đoán và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp
Chức năng đánh giá: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế của
doanh nghiệp và các bên liên quan qua sự vận động của các nguồn lực tài chính
trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. Quan hệ kinh tế của

10


doanh nghiệp và các bên liên quan tồn tại khi lợi ích của mỗi bên đạt hoặc vƣợt kỳ
vọng, khi lợi ích suy giảm, mối quan hệ này có nguy cơ bị phá vỡ, vậy nguyên nhân
là gì? Biện pháp khôi phục và phát triển quan hệ này ra sao?... Phân tích tài chính sẽ
trả lời các câu hỏi này, đây cũng chính là chức năng đánh giá tài chính doanh
nghiệp.
Chức năng dự đoán: Mỗi doanh nghiệp trong từng chu kỳ phát triển đều hƣớng đến
những mục tiêu nhất định. Để có quyết định phù hợp đáp ứng đƣợc mục tiêu mong
muốn các nhà quản lý cần thấy đƣợc tình hình tài chính trong tƣơng lai của doanh
nghiệp, những gì sẽ xảy ra. Đó là chức năng dự đoán tài chính.
Chức năng điều chỉnh: Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp và các đối tƣợng quan
tâm nhận thức đƣợc nội dung, tính chất, hình thức và xu hƣớng phát triển của các
quan hệ kinh tế tài chính. Khi đã có thông tin dự báo tài chính, nhằm chủ động, có
phƣơng hƣớng giải quyết những vấn đề khó khăn trƣớc khi chúng trở nên bế tắc
hoặc có giải pháp điều chỉnh nhằm thay đổi các kết quả không mong muốn đòi hỏi
các nhà quản lý cần dự vào dấu hiệu phân tích để phát hiện kịp thời các yếu tố mới
nảy sinh, phân tích nó nhằm đề xuất biện pháp kịp thời.

1.2.2. Ý nghĩa phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp
Có rất nhiều đối tƣợng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế, tài chính củadoanh
nghiệp. Mỗi đối tƣợng quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau. Donhu cầu
về thông tin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích hoạt độngtài chính
phải đƣợc tiến hành bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau để đáp ứng các nhucầu
khác nhau của từng đối tƣợng. Điều đó, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho
phântích hoạt động tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển; mặt khác,
cũng tạora sự phức tạp trong nội dung và phƣơng pháp của phân tích hoạt động tài
chính.
Các đối tƣợng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đƣa ra các quyết địnhvới
mục đích khác nhau. Vì vậy, phân tích hoạt động tài chính đối với mỗi đối tƣợngsẽ
đáp ứng các mục tiêu khác nhau và có vai trò khác nhau.
11


1.2.2.1.

Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà quản lý

Là ngƣời trực tiếp quản lý và điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý hiểu rõ nhấttài
chính doanh nghiệp, do đó họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích. Phân
tích hoạt động tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ứng những
mụctiêu sau:
- Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đãqua,
việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi
rotài chính trong hoạt động của doanh nghiệp...;
- Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc phù hợp với tình hình thực tếcủa
doanh nghiệp nhƣ quyết định về đầu tƣ, tài trợ, phân phối lợi nhuận...;
- Cung cấp thông tin cơ sở cho những dự đoán tài chính;
- Căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài chính và tạo cơ
sở để lập kế hoạch tài chính, làm nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ,
không chỉ chính sách tài chínhmà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh
nghiệp.
1.2.2.2.

Phân tích hoạt động tài chính đối với các cổ đông

Các nhà đầu tƣ là những ngƣời giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý
sửdụng, đƣợc hƣởng lợi và cũng chịu rủi ro. Đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc
cácđơn vị, doanh nghiệp khác. Các đối tƣợng này quan tâm trực tiếp đến những tính
toánvề giá trị của doanh nghiệp. Thu nhập của các nhà đầu tƣ là tiền lời đƣợc chia
và thặngdƣ giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hƣởng của lợi nhuận
thu đƣợc củadoanh nghiệp. Trong thực tế, các nhà đầu tƣ thƣờng tiến hành đánh giá
khả năng sinhlời của doanh nghiệp. Câu hỏi chủ yếu phải làm rõ là: Tiền lời bình
quân cổ phiếu củadoanh nghiệp là bao nhiêu? Các nhà đầu tƣ thƣờng không hài
lòng trƣớc tiền lời đƣợctính toán trên sổ sách kế toán và cho rằng tiền lời này chênh
lệch rất xa so với tiền lờithực tế.Các nhà đầu tƣ phải dựa vào những nhà chuyên
12


nghiệp trung gian (chuyên giaphân tích tài chính) nghiên cứu các thông tin kinh tế,
tài chính, có những cuộc tiếp xúctrực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, làm rõ
triển vọng phát triển của doanh nghiệpvà đánh giá các cổ phiếu trên thị trƣờng tài
chính.
Phân tích hoạt động tài chính đối với nhà đầu tƣ là để đánh giá doanh nghiệp vàƣớc
đoán giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năngsinh
lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh...
1.2.2.3.


Phân tích hoạt động tài chính đối với các nhà đầu tư tín dụng

Các nhà đầu tƣ tín dụng là những ngƣời cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứngnhu
cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Khi cho vay, họ phải biết chắc
đƣợckhả năng hoàn trả tiền vay. Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay. Do đó,
phân tíchhoạt động tài chính đối với ngƣời cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ
của kháchhàng. Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay dài hạn và
những khoản chovay ngắn hạn có những nét khác nhau.Đối với những khoản cho
vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặcbiệt quan tâm đến khả năng thanh
toán ngay của doanh nghiệp. Hay nói cách khác làkhả năng ứng phó của doanh
nghiệp khi nợ vay đến hạn trả. Đối với các khoản chovay dài hạn, nhà cung cấp tín
dụng dài hạn phải tin chắc khả năng hoàn trả và khảnăng sinh lời của doanh nghiệp
mà việc hoàn trả vốn và lãi lại tuỳ thuộc vào khả năngsinh lời này.
Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy: Phân tích hoạt động tài chính doanhnghiệp là
công cụ hữu ích đƣợc dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá mặtmạnh, mặt
yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúpcho từng
đối tƣợng lựa chọn và đƣa ra đƣợc những quyết định phù hợp với mục đíchmà họ
quan tâm.
1.2.2.4.

Phân tích hoạt động tài chính đối với người lao động

Lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho ngƣời lao động là thu nhập và các cơ hội
thăng tiến, ngoài ra ở một số doanh nghiệp ngƣời lao động cũng nắm giữ một số cổ
phần nhất định và đƣợc chia cổ tức tƣơng ứng. Các khoản thu nhập của ngƣời lao
13


động sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, phân tích tài
chính giúp họ định hƣớng việc làm và đầu tƣ tài chính trong tƣơng lai.

Bên cạnh những đối tƣợng liên quan mật thiết tới doanh nghiệp nêu trên, các cơ
quan quản lý, nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh … cũng quan tâm đến
tài chính của doanh nghiệp theo những mục tiêu cụ thể khác nhau.

1.2.3. Nội dung và chỉ tiêu phân tích tài chính
1.2.3.1.

Phân tích khái quát

Phân tích khái quát quy mô tài chính của doanh nghiệp
Quy mô tài chính của doanh nghiệp thể hiện phạm vi hoạt động, các mối quan hệ
kinh tế với các bên liên quan trong việc huy động và sử dụng vốn. Quy mô tài chính
sẽ phần nào phản ánh trình độ quản lý và năng lực của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Quy mô tài chính đƣợc phân tích thông qua so sánh biến động với các kỳ trƣớc của
một số chỉ tiêu:
Tổng tài sản (Total assets): khái quát về tình hình tài sản hiện có của doanh nghiệp.
Giá trị của tài sản chính là vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh lớn
càng lớn cho thấy năng lực tài chính càng cao so với bên ít vốntƣơng đồng về điều
kiện kinh doanh.
Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
= Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Để vốn kinh doanh phát huy hết vai trò trong quá trình luân chuyển đòi hỏi nhà
quản lý cần sử dụng tài sản một cách tốt nhất. Cơ cấu tài sản sẽ phản ánh chính sách
đầu tƣ của doanh nghiệp có phù hợp với ngành nghề kinh doanh và mang lại hiệu
quả hay không. Đồng thời với một cơ cấu vốn tối ƣu, chi phí sử dụng vốn trung
bình của doanh nghiệp sẽ nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp là cao nhất. Tuy nhiên,
thực tế không thể xác định cơ cấu nguồn vốn tối ƣu mà việc huy động vốn chủ yếu
căn cứ vào mục tiêu sử dụng vốn và điều kiện kinh tế, môi trƣờng kinh doanh của
14



doanh nghiệp. Tài sản và cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn là hai mặt
của tổng tài sản, nó lệ thuộc vào nhau đòi hỏi nhà quản lý lƣu ý xem xét khái quát
quy mô tài chính thông qua chỉ tiêu này.
Vốn chủ sở hữu (Equity)
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết năng lực tài chính của các chủ sở hữu doanh nghiệp, thể hiện
sự độc lập tài chính với các bên liên quan đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
EBIT = Lợi nhuận trƣớc thuế (EBT) + Chi phí lãi vay (I)
Chỉ tiêu này cho biết quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp đƣợc tạo ra từ hoạt động
kinh doanh trong một thời kỳ nhất định thƣờng là một năm tài chính, không phân
biệt nguồn vốn đƣợc huy động từ đâu, chi phí cần bỏ ra để đƣợc sử dụng nguồn vốn
đó. Các nhà đầu tƣ cũng nhƣ quản trị doanh nghiệp rất quan tâm đến chỉ tiêu này
khi phải ra quyết định huy động và đầu tƣ vốn.
Lợi nhuận sau thuế (NI – Net profit)
NI = Tổng thu nhập - Tổng chi phí = EBIT – I – T (chi phí thuế TNDN)
Lợi nhuận sau thuế còn gọi là lợi nhuận ròng là phần lãi thu đƣợc của các chủ sở
hữu sau một giai đoạn kinh doanh nhất định. Đây là cơ sở để đánh giá các chính
sách kinh doanh, trình độ quản lý chi phí, năng lực sinh lợi sau khi tính đến chi phí
sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài và nguồn gốc cho sự tăng trƣởng bền vững về tài
chính của doanh nghiệp.
Dòng tiền thu về trong kỳ (IF – Inflows)
IF = IFo + IFi +IFf
Tổng dòng tiền thu về trong kỳ bằng tổng hợp các dòng tiền thu đƣợc từ tất cả các
hoạt động: Dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh (IFo), dòng tiền thu về từ hoạt
động đầu tƣ (IFi) và dòng tiền thu về từ hoạt động tài chính (IFf). Chỉ tiêu này cho
15



×