Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại công ty Cổ Phần Kinh Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.26 KB, 47 trang )

Lời Mở Đầu
I. Sự cần thiết
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tính cạnh tranh trong hoạt động
kinh doanh giữa các doanh nghiệp ngày càng cao và khốc liệt. Để tồn tại và duy
trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần
phải tự khẳng định mình. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài việc sử
dụng các công cụ quản lý khác nhau, các nhà quản trị cần trang bị cho mình
những kiến thức cơ bản về kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh trong đó
yếu tố phân tích báo cáo tài chính là rất cần thiết giúp nhà quản lý có được nhận
chính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, biết
tổng hợp có hệ thống các nhân tố tác động thuận lợi và không thuận lợi đến các
vấn đề kinh tế của doanh nghiệp, từ đó hoạch định ra phương hướng nhằm phát
huy những lợi thế của doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp phát triển các nhân tố
tích cực,hạn chế các nhân tố ảnh hưởng xấu, giảm thiểu rủi ro góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chúng ta có
thể hoạch định tài chính tại doanh nghiệp trong tương lai
Chính vì vậy mà em chọn đề tài “Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại
công ty Cổ Phần Kinh Đô” nhằm tìm hiểu thực trạng tài chính của công ty, khả
năng sinh lợi cũng như những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai của công ty.
Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong cô hướng dẫn đóng góp ý kiến chân thành giúp nhóm chúng em
hoàn thành tốt bài nghiên cứu này.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Kết hợp với quá trình tìm hiểu thực trạng của công ty, mục tiêu nghiên
cứu bao gồm:
- Tìm hiểu về tình hình tài chính để có cái nhìn khái quát về tình hình
hoạt động của công ty Cổ Phần Kinh Đô
- Dựa vào phân tích tài chính đã lập, sử dụng lý thuyết vào việc hoạch
định kế hoạch cho công ty trong tương lai.
- Đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính
của công ty.


III. Phạm vi nghiên cứu:
Bài nghiên cứu tập trung vào công ty cổ phần Kinh Đô, kết hợp so sánh
với tình hình hoạt động của nó qua các năm để từ đó đưa ra chiến lược dài hạn
và ngắn hạn cho công ty.
IV. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu:
Trong quá trình tìm hiểu , nhóm chúng em có những phương pháp tiếp
cận sau:
- Thu thập dữ liệu từ công ty.
- Tham khảo tài liệu từ các nguồn khác như internet, sách, …
- So sánh các kết quả với các công ty cùng ngành và qua các năm.
V. Kết cấu bài nghiên cứu:
Chương 1: Tình hình thực tiễn tại công ty cổ phần Kinh Đô.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Kinh Đô.
Chương 3: Lập KHTC trong dài hạn tại công ty cổ phần Kinh Đô năm 2010.
Chương 4: Lập KHTC trong ngắn hạn tại công ty cổ phần Kinh Đô.
Chương 5: Các giải pháp, kiến nghị về việc lập KHTC tại công ty cổ phần
Kinh Đô.
Chương 1: Tình hình thực tiễn tại công ty cổ phần Kinh Đô.
I. Giới Thiệu Chung Về Công Ty Cổ Phần Kinh Đô
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Logo:
Trụ sở chính:
Địa chỉ: 141 Nguyễn Du, Bến Thành, Quận 1, T.P Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: (84) (8) 38270838
Fax: (84) (8) 38270839
Email:
Website: www.kinhdo.vn
Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế
biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-
UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND Thành Phố Hồ Chí Minh và Giấy

phép Kinh doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh cấp
ngày 02/03/1993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất
nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, với 70 công
nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack - một
sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước.Đến năm 1994, sau hơn một
năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ
lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật.
Thành công của bánh snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với
thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho
sự phát triển không ngừng của Công ty Kinh Đô sau này.
Năm 1999, Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành lập
trung tâm thương mại Savico - Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát
triển mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo. Cũng
trong năm 1999, Công ty khai trương hệ thống bakery đầu tiên, mở đầu cho một
chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này.
Sau 12 năm hoạt động và phát triển, quy mô vốn và quy mô hoạt động
sản xuất kinh doanh không ngừng tăng trưởng đến năm 2005 trở thành doanh
nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu ở Việt Nam với vốn điều lệ 250 tỷ đồng và
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2 . Cơ cấu tổ chức:
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính:
- chế biến nông sản thực phẩm
- sản xuất bánh kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây
Sản phẩm và thị phần:
- Bánh khô các loại: bánh cookies (45% thị phần), bánh cracker (52% thị
phần), bánh quế, bánh Snack, bánh mì công nghiệp
- Bánh trung thu: 75-80% thị phần
- Kẹo các loại
Thị trường tiêu thụ: chủ yếu là tiêu thụ nội địa (là doanh nghiệp sản xuất bánh

kẹo hàng đầu Việt Nam). Riêng tại Tp.HCM doanh nghiệp có một hệ thống
tiêu thụ thông qua các siêu thị và các Bakery chiếm khoảng 15% doanh thu
toàn công ty. Sản phẩm của Kinh đô đã có mặt trên 30 quốc gia: Mỹ, Canada,
Mexico, Nhật, Đài Loan,... Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 10% tổng
doanh thu của Công ty.
4. Thị trường:
Những thành tích đã đạt được của Kinh Đô trong thời gian qua cho phép
công ty tiếp tục chiếm ưu thế tại thị trường nội địa. Tuy nhiên công ty cần tiếp
tục đẩy mạnh phát triển không chỉ giữ vững vị trí của mình mà còn nhắm đến cả
thị trường dành cho những người có thu nhập cao. Ngoài ra Kinh Đô đã hướng
tới sản xuất để xuất khẩu sang các nước châu Á và một số nước châu Âu.
5. Tình hình chung ngành bánh kẹo của thị trường Việt Nam và một số đối
thủ cạnh tranh chính của Kinh Đô:
5.1. Tình hình chung ngành bánh kẹo của thị trường Việt Nam
Bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng
2%/năm). Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng theo.
Trong những năm gần đây ngành bánh kẹo Việt Nam đã có những bước phát
triển khá ổn định. Tổng giá trị của thị trường ước tính năm 2005 khoảng 5.400
tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua, theo tổ chức
SIDA, ước tính đạt 7,3-7,5%/năm. Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng
duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành một trong những thị trường lớn trong
khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Thị trường bánh kẹo có tính chất mùa vụ, sản lượng tiêu thụ tăng
mạnh vào thời điểm sau tháng 9 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, trong đó các mặt
hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo
cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt… được tiêu thụ mạnh. Về thị
phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm khoảng 70%,
bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc chiếm
khoảng 20% và bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6 - 7%.
Kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo, các doanh

nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải không ngừng
đổi mới về công nghệ. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn là thách thức đối vối
các doanh ngiệp trong nước. Một số doanh nghiệp đã có thương hiệu ở Việt
Nam như bánh kẹo Bibica (BBC), Hải Hà, Tràng An, Hải Châu, Hữu Nghị…
5.2. Một số đối thủ cạnh tranh chính của Kinh Đô:
Ngành bánh kẹo là một ngành có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt là
trong thời kỳ hiện nay nước ta đang trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế
thì việc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, không chỉ với những doanh
nghiệp nội địa mà còn với những doanh nhiêp nước ngoài. Kinh Đô là một trong
những công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại thị trường Việt Nam, có nền được
thiết lập vững chắc, bên cạnh đó công ty luôn phải đối mặt với những đối thủ
cạnh tranh. Một số những đối thủ trong ngành là: Bibica, Hà Hải,…
Công ty Cổ Phần Bibica _ công ty sản xuất bánh kẹo được người tiêu dùng
bình chọn là doanh nghiệp nằm trong danh sách năm Công ty hàng đầu của
ngành bánh kẹo Việt Nam. 11 năm liên tiếp đạt được danh hiệu "Hàng Việt Nam
chất lượng cao" (từ 1997-2007) với các chủng loại chính: Bánh quy, bánh
cookies, bánh layer cake, chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo, snack, bột
ngũ cốc dinh dưỡng, bánh trung thu, mạch nha... Mục tiêu hoạt động là luôn
hướng đến sức khoẻ và lợi ích của người tiêu dùng. Điểm mạnh của Bibica đó
chính là sự phát triển một cách ổn định, có ưu thế về ngành kẹo và bánh bông
lan. Tuy nhiên, công ty này có một số yếu điểm đó là quy mô của công ty vẫn
còn nhỏ. Việc quản lý điều hành còn nhiều mặt hạn chế dẫn đến kết quả kinh
doanh không được tốt đẹp như kế hoạch đề ra cũng như mong muốn của các cổ
đông và các nhà đầu tư. Chính điều này đã gây ra tâm lý nghi ngờ cho các nhà
đầu tư và cổ đông.
Hải Hà : một công ty có bề dày hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh
kẹo, được thành lập từ năm 1960. Trải qua hơn 40 năm, Công ty đã không
ngừng lớn mạnh và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh
doanh. Công ty này chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo
doanh thu, Kinh Đô chiếm khoảng 20%, Bibica chiếm khoảng 7%. Và 2 công ty

cũng chính là đối thủ chính của Hải Hà trong thị trường nội địa.
6. Mục tiêu kinh doanh, kế hoạch SXKD năm 2010 của công ty
6.1. Mục tiêu kinh doanh: Kinh Đô hoạch ra cho mình chiến lược chiếm
lĩnh thị trường trong nước và cả nước ngoài, nâng cao lợi nhuận của công ty,
phát triển ra các nước trên thế giới.
6.2. Kế hoạch SXKD của công ty trong năm 2010:
Hoạt động R&D năm 2010 hướng tới mục tiêu giúp Kinh Đô vươn lên
chiếm lĩnh thị phần trong nhiều ngành có tính cạnh tranh cao. Định hướng này
sẽ được áp dụng cho tất cả các ngành bánh kẹo của công ty, đặc biệt đối với tất
cả các dòng sản phẩm chủ lực như cracker AFC, bánh mì tươi công nghiệp,
bánh Cookies, bánh trung thu.
Ngành Cracker:
Nghiên cứu phát triển dòng Biscuit kem chất lượng cao. Tiếp tục phát triển
một dòng sản phẩm dinh dưỡng mới tương tự AFC.
Ngành Cookies:
Tiếp tục nâng cấp công nghệ và chất lượng toàn bộ sản phẩm. Đầu tư công
nghệ mới để phát triển sản phẩm cao cấp.
Bánh trung thu:
Tiếp tục phát triển sản phẩm theo định hướng dinh dưỡng bằng việc nghiên
cứu giảm ngọt, giảm béo với tỷ lệ cao, tăng cường các nguyên liệu tự nhiên;
Phát triển mạnh dòng sản phẩm cao cấp cho nhu cầu biếu tặng; Tiếp tục đa dạng
các sản phẩm cho các đối tượng có nhu cầu tiêu thụ ít đường, ít béo, người lớn
tuổi; Đặc biệt, sẽ phát triển một dòng sản phẩm có tính đột phá về khẩu vị và
dinh dưỡng.
Ngành Cakes:
Tập trung phát triển dòng sản phẩm chất lượng cao mang phong cách Châu
Âu, tươi, ăn ngon, đáp ứng các nhu cầu ăn sang, ăn dặm, thưởng thức với qui
mô công nghiệp.
Ngành Bun:
Nghiên cứu phát triển đa dạng các dòng bánh mì tươi có nhân mặn mới

bằng công nghệ và kĩ thuật mới, chất lượng tươi thật sự, đủ các nhóm yếu tố
dinh dưỡng ( đạm, đường, béo, xơ, vitamin, khoáng chất,..) và đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm. Phát triển các dòng bánh mì sandwich cho nhu cầu ăn sang,
ăn dặm.
7.Thuận lợi & khó khăn của công ty:
7.1. Thuận lợi :
Sản phẩm của Kinh Đô đa dạng, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, giá cả hợp
lý.
Công nghệ sản xuất của Kinh Đô vượt trội so với các doanh nghiệp cùng
ngành.
Sản phẩm của Kinh Đô có sự đột phá về chất lượng, được cải tiến, thay đổi
mẫu mã thường xuyên với ít nhất trên 40 sản phẩm mới mỗi năm. Một điểm
khác biệt của Kinh Đô so với các doanh nghiệp khác là ngoài công nghệ hiện
đại, Công ty rất chú trọng vào kỹ thuật chế biến sản phẩm, nhất là công thức pha
chế phụ gia, nhờ đó mà các loại bánh kẹo của Kinh Đô có mùi vị hấp dẫn và
riêng biệt. Đây chính là một lợi thế cạnh tranh lớn của Kinh Đô, ngay cả đối với
những đối thủ trong ngành bánh kẹo có công nghệ tương đương.
Năm 2009, thương hiệu Kinh Đô liên tiếp có mặt trong hầu hết các bảng xếp
hạng danh giá nhất về mức độ nổi tiếng của thương hiệu cũng như mức độ tin
tưởng, đánh giá cao của người tiêu dùng. Kết quả này là phần thưởng xứng đáng
cho nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong quá
trình tạo dựng thương hiệu của Công ty thực phẩm hàng đầu Việt nam trong
chặng đường 16 năm phát triển.
• TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, xếp hạng nhất trong ngành
thực phẩm. Chương trình này do VCCI & Neilsen Việt Nam phối hợp tổ
chức dựa trên nghiên cứu người tiêu dùng bình chọn cho 500 thương hiệu.
• TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 100 doanh nghiệp tư
nhân lớn nhất Việt Nam (theo doanh thu) năm 2009 do báo VietNamNet
& Công ty VietNam Report bình chọn.
• Cúp vàng “Thương hiệu vàng an toàn vệ sinh thực phẩm”.

• Giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn
diện (TQM) xuất sắc.
• Danh hiệu: “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 14 năm liền do người tiêu
dùng bình chọn.
• Danh hiệu “Sản phẩm Tin & Dùng 2009” và danh hiệu “Sản phẩm Việt
Nam tốt nhất” năm 2009 do người tiêu dùng bình chọn.
• Bộ GD & ĐT tặng bằng khen: “Đơn vị đã có những đóng góp xuất sắc
cho sự nghiệp giáo dục”.
• Giải thưởng “Thương hiệu uy tín – sản phẩm và dịch vụ chất lượng vàng”
do người tiêu dùng bình chọn, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức.
• Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2009” do Thời Báo Kinh
Tế Việt Nam phối hợp Cục Xúc Tiến Thương Mại (Bộ Công Thương) tổ
chức và bình chọn.
Những giải thưởng đạt được trong thời gian qua khẳng định uy tín thương hiệu,
là sự ghi nhận rất ý nghĩa cho những đóng góp thiết thực của Công ty với cộng
đồng xã hội. Đồng thời, cũng thể hiện niềm tin và sự ủng hộ sâu sắc của người
tiêu dùng đến sản phẩm và thương hiệu Kinh Đô.
Các sản phẩm của KDC có sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và giá thành chỉ bằng một phần so với các
sản phẩm ngoại nhập (chất lượng tương đương) do đó chiếm lĩnh được lòng tin
của người tiêu dùng. Sản phẩm của KDC không gặp phải trở ngại nào lớn từ
phía khách hàng hiện nay.
7.2. Khó khăn :
Một số dòng sản phẩm của Công ty có sự tăng trưởng chậm lại và dần
đánh mất thị phần vào tay các đối thủ khác (ví dụ như bánh mỳ công nghiệp...).
Công ty còn phải đối mặt với một số rủi ro như: sự biến động của giá cả
nguyên vật liệu đầu vào, rủi ro hàng giả, hàng kém chất lượng, rủi ro do dịch
bệnh (cúm gia cầm...)...
Hoạt động đầu tư tài chính của Công ty khá lớn, do đó sự biến động của
thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanh của Công ty.

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Kinh Đô
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách
tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả
quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ
được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về
tình hình hoạt động kinh doanh ta xem xét các báo cáo tài chính của Kinh Đô
qua các năm.
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán
TÀI SẢN 2007 2008 2009
A/ TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,754,628,537 1,474,433,927 2,510,073,920
I/ Tiền và các khoản tương đương tiền
530,437,846 206,808,170 984,610,642
Tiền 230,437,846 206,808,170 984,610,642
Các khoản tương đương tiền 300,000,000 0
II/ Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
522,518,126 584,291,011 518,183,741
Đầu tư tài chính ngắn hạn 527,449,921 643,023,330 533,213,382
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (4,931,795) (58,732,319) (15,029,641)
III/ Các khoản phải thu
560,318,358 489,407,201 825,182,838
Phải thu khách hang 77,627,504 96,532,749 127,092,644
Trả trước cho người bán 141,969,880 93,075,617 34,334,430
Các khoản phải thu khác 340,720,974 300,513,284 664,678,109
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 0 (714,449) (922,345)
IV/ Hàng tồn kho
136,271,839 181,656,311 162,475,837
Hàng tồn kho 136,666,690 182,821,067 163,068,864
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (394,851) (1,164,756) (593,027)
V/ Tài sản ngắn hạn khác

5,082,368 12,271,234 19,620,862
Chí phí trả trước ngắn hạn 1,562,440 2,954,211 13,430,033
Thuế GTGT được khấu trừ 2,089,146 3,678,197 3,728,698
Thuế và các khoản phải thu nhà nước 0 3,938,876 520,016
Tài sản ngắn hạn khác 1,430,782 1,699,950 1,942,115
B/ TÀI SẢN DÀI HẠN 1,312,845,946 1,508,975,741 1,737,527,083
I/ Phải thu dài hạn khác
30,910,822 31,059,357 22,552,775
II/ Tài sản cố định
480,859,801 749,091,750 656,084,839
1. Tài sản cố định hữu hình
301,160,755 348,741,932 472,224,280
Nguyên giá 421,807,161 536,601,558 717,207,909
Giá trị hao mòn lũy kế (120,646,406) (187,859,626) (244,983,629)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
23,217,196 10,716,220 3,701,944
Nguyên giá 34,758,862 22,227,465 8,997,148
Giá trị hao mòn lũy kế (11,541,666) (11,511,245) (5,295,204)
3. Tài sản cố định vô hình
113,154,969 125,289,823 99,157,134
Nguyên giá 126,102,536 144,049,331 123,738,856
Giá trị hao mòn lũy kế (12,947,567) (18,759,508) (24,581,722)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 43,326,881 264,343,775 81,001,481
III/ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
797,350,465 673,384,865 994,535,189
Đầu tư vào công ty lien kết 30,212,025 31,618,696 404,280,471
Đầu tư dài hạn khác 767,138,440 839,023,034 632,649,613
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn 0 (197,256,865) (42,394,895)
IV/ Tài sản dài hạn khác

3,724,858 17,012,263 32,318,075
Chí phí trả trước dài hạn 0 12,129,695 15,882,818
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3,724,858 4,833,063 16,385,752
Tài sản dài hạn khác 0 49,505 49,505
V/ Lợi thế thương mại
0
38,427,506 32,036,205
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
3,067,474,483 2,983,409,668 4,247,601,003
NGUỒN VỐN
Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1. Phân tích kết cấu và khái quát tình hình biến động của công ty Kinh Đô
1.1. Phân tích kết cấu tài sản ( kết cấu vốn):
Phân tích kết cấu tài sản tức là phân tích và đánh giá sự biến động các bộ phận
cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp. Qua đó ta sẽ thấy được trình độ sử
dụng vốn, cũng như tính hợp lý của việc phân bổ các loại vốn … từ đó đề ra
các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 2008 2009
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1,238,339,007 1,466,192,242

1,539,222,626
Các khoản giảm trừ (7,536,700) (10,423,967) (9,867,147)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

1,230,802,307 1,455,768,275 1,529,355,479
Giá vốn hàng bán

(908,824,592)


(1,085,979,565)

(1,023,962,679)
Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

321,977,715 369,788,710 505,392,800
Doanh thu từ hoạt động tài chính 96,999,996 118,538,178 63,853,564
Chi phí tài chính (44,308,693) (313,378,932) 8,807,083
- Trong đó chi phí lãi vay (31,710,058) (52,363,765) (43,758,070)
Chi phí bán hàng (95,426,947) (133,177,719) (164,175,052)
Chi phí quản lý (72,967,695) (121,882,153) (112,089,615)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 206,274,376 (80,111,916) 301,788,780
Thu nhập khác 21,149,879 28,372,935 376,775,688
Chi phí khác (11,000,690) (8,806,921) (118,935,546)
Lợi nhuận khác 10,149,189 19,566,014 257,840,142
Lợi nhuận từ công ty liên kết 6,045,096 (1,143,329) 12,680,395
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 222,468,661 (61,689,231) 572,309,317
Chi phí thuế thu nhập hiện hành 0 0 (60,918,969)
Lợi ích thuế thu nhập hoãn lại 1,658,742 1,087,205 11,552,689
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 224,127,403 (60,602,026) 522,943,037
Lãi cơ bản trên cổ phiếu: 4.764 (1.08) 6.12
Chỉ tiêu
Tỉ lệ ( so với tài sản hoặc nguồn vốn)
Tài sản ngắn hạn
58.5%
Tài sản dài hạn
41.5%
Nợ phải trả
42%

Nguồn vốn chủ sở hữu
58%
Trong đó, cụ thể là:
Tiền và các khoản tương đương tiền
23%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
12%
Các khoản phải thu
19%
Hàng tồn kho
4%
Tài sản ngắn hạn khác
0.50%
Phải thu dài hạn khác 0.50%
Tài sản cố định
15%
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
23%
Tài sản dài hạn khác
0.70%
Lợi thế thương mại
2.300%
Nợ ngắn hạn 38.43%
Nợ dài hạn 3.17%
Vốn chủ sở hữu 56.81%
Nguồn kinh phí và các quỹ khác 1.59%
Từ bảng số liệu trên thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ 59% cao hơn nhiều
trong tài sản dài hạn (41%). Việc chiếm tỷ lệ cao này là do công ty đã đã có
lượng tiền mặt khá cao (23%). Việc nắm giữ tiền mặt nhiều thì thuận lợi ở đây
phải kể đến là công ty có khả năng chi trả cao, luôn có lượng tiền mặt để đáp

ứng các nhu cầu trong công ty, khó khăn công ty phải đối mặt là nếu tiền mặt
quá nhiều thì.( ). Một phần khác làm cho nguồn tài sản ngắn hạn cao là các
khoản phải thu (19%) và các khoản đầu tư ngắn hạn (12%). Khoản phải thu cao
tức là công ty đã cấp tín dụng cho các đối tác nhiều. Đầu tư ngắn hạn (12%)
công ty đã thực hiện việc đầu tư, mỗi lần đầu tư thì số lợi nhuận từ việc đầu tư
mang lại lượng tiền mặt để công ty có thể chi trả cho hoạt đông khác. Bên cạnh
đó, hàng tồn kho chiếm 4% của toàn bộ tài sản. Công ty đã nắm giữ lượng tồn
kho vừa phải để cung cấp cho thị trường khi cần thiết.
Tài sản dài hạn chiếm 41%. Cụ thể là công ty đã đã đầu tư vào tài sản cố
định khá cao ( 15%), chủ yếu là mua trang thiết bị, máy móc mới để phục vụ
cho việc sản xuất kinh doanh của mình. Phần lớn số tiền còn lại công ty đã bắt
đầu đi đầu tư vào dài hạn vào các lĩnh vực khác. Chính số tiền đầu tư này đã
đem lại lợi nhuận từ số tiền lãi đi đầu tư của mình.
Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu lần lượt là 42%, 58%. Công ty đã
dùng nợ phải trả đề chi trả tiền vay ngân hàng đến kì hạn, tiền lãi cho các khoản
vay, thuế, trả chi phí cho người lao động. Các khoản nợ dài hạn công ty chi trả
vẫn thấp hơn so với các khoản nợ ngắn hạn 3-17% so với 38.43%. Các khoản
này chiếm khá cao trong nguồn vốn nhưng tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn nguồn vốn chủ
sở hữu (58%), hầu hết tỷ lệ này chứng tỏ công ty đã hoạt đông có hiệu quả từ
nguồn vốn của mình.
1.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm
2009 tăng so với năm 2008 là 1.035.639.993, tức là tăng 70,23%.
1.1.1.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: So với năm 2008 thì tài sản lưu
động và đầu tư ngắn hạn năm 2009 đã tăng ( từ 1.073.698.212 đến
1.343.366.579). Nguyên nhân của sự biến động này là do các khoản phải thu
tăng mạnh ( từ 489.407.201 đến 825.182.838), các khoản đầu tư ngắn hạn giảm
không đáng kể, ngoài ra hàng tồn kho giảm ( từ 181.656.311 xuống
162.475.837). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu
động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản năm 2009 đã giảm.

Qua toàn bộ quá trình phân tích ta thấy:
Hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp
ngày càng đươc ưa chuộng hơn, công tác quản lý hàng tồn kho và chính sách
phân phối hiệu quả hơn, tích kiệm được chi phí lưu kho và các chi phí khác cho
doanh nghiêp.
 Các khoản phải thu tăng khá mạnh. Đây chưa hẳn là dấu hiệu xấu
mà chính là chính sách cho nợ của công ty nhằm khuyến khích khách hàng tiêu
thụ nhiều hơn. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh thị trường cạnh tranh gay
gắt như ngày nay.
 Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong
năm 2009. Sự chuyển biến này góp phần giảm chi phí, tăng thị phần, hứa hẹn
mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.
1.1.2.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
năm 2009 (1.737.527.083) tăng so với năm 2008 (1.508.975.741) tức là tăng
15.14%. Trong đó tài sản cố định giảm, các khoản đầu tư dài hạn tăng
321150621 ngàn đồng, tài sản cố định khác tăng 15305812 ngàn đồng. Xét về
mặt kết cấu thì tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng, nguyên nhân
chủ yếu phải kể đến là do tỉ trọng của đầu tư dài hạn tăng. Qui mô về năng lực
sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư dài
hạn, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp.
1.3. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn:
Nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2009 (4.247.601.003) tăng so với năm
2008 (2.983.409.6680), tức là tăng 42.38%.
1.2.1.Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận
thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào năm 2009 là 2.413.130.301 ngàn đồng, năm
2008 là 2.075.922.722 ngàn đồng, tăng 16.24%. Nguyên nhân là do nguồn vốn
cổ đông tăng do công ty đã phát hành thêm cổ phiếu lưu thông trên thị trường.
1.2.2. Nợ phải trả: Ta có thể thấy nợ phải trả trong năm 2009
( 1.767.439.812) tăng mạnh so với 2008 ( 835.925.921). Mức tăng này đã làm tỉ
trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng. Nguyên nhân của sự biến động

này là do: các khoản vay ngắn hạn tăng mạnh, các khoản phải trả cũng tăng
mạnh.
 Từ những số liêu trên ta thấy:
Quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở
hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của
doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà
chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta
thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ phải
trả, đây là dấu hiệu không tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng
nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm dần, do đó
trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp
hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu
trong tổng vốn.
1.4. Tình hình doanh thu và lợi nhuận:
Trong năm 2009, doanh thu thuần của công ty trong năm 2009 đạt 1527 tỷ
đồng, tăng 4,9% so với năm 2008 tuy nhiên vẫn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra
ở mức 1747 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 573 tỷ đồng, vượt 10,4% so với
kế hoạch đã điều chỉnh là 530 tỷ đồng
Trong đó doanh thu tăng cao chủ yếu là vào Tết Trung thu và dịp Tết âm
lịch. Sản phẩm bánh trung thu của công ty chiếm đến 75% thị phần bánh trung
thu cả nước. Đồng thời với thiết kế bao bì hoàn toàn mới và sự cải tiến trong
chất lượng sản phẩm, không chỉ là quà biếu trao nhau mà còn gửi gắm câu chúc
đầu xuân, mặt hàng Tết của công ty đã tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm
trước, đưa ra thị trường hơn 30 triệu hộp sản phẩm các loại. Cơ cấu sản phẩm
của công ty đa dạng và nhiều chủng loại.Tăng trưởng doanh thu các loại bánh
bông lan công nghiệp, cracker và bánh trung thu trong năm 2009 ở mức cao.
Hoạt động đầu tư trong năm 2009 có chuyển biến tích cực so với năm
2008. Công ty đã chủ động điều chỉnh chiến lược đầu tư theo hướng tiếp tục
giảm tối đa danh mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, điều chỉnh danh mục
các khoản đầu tư thông qua việc mua bán và sáp nhập các công ty trong ngành

thực phẩm. Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư của công ty là 338 tỷ
đồng, trong đó bao gồm khoản lợi nhuận có được do đánh giá lại tài sản góp vốn
vào công ty liên kết nhằm khai thác dự án khu dân cư Tân An Phước.
Lợi nhuận sau thuế trong năm 2009 của công ty tăng rất ấn tượng, đạt hơn
522 ngàn tỷ đồng sau khi phải chịu cảnh lỗ trong năm 2008 do thua lỗ hoạt động
đầu tư tài chính.
2. Phân tích các tỉ số tài chính kết hợp so sánh qua các năm:
2.1. Phân tích tỷ số khả năng thanh toán :
2.1.1.Tỷ số thanh toán hiện hành:
Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các nợ ngắn hạn.
Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với
khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại,
cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công
ty có khả năng huy động bao nhiêu từ tài sản lưu động để trả nợ.
R
e
= tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn
Về mặt ý nghĩa con số thì năm 2008 công ty có 2,22đ tài sản ngắn hạn đảm
bảo cho 1đ nợ đến hạn trả, và năm 2009 là 1,54đ tài sản ngắn hạn đảm bảo cho
1đ nợ đến hạn trả. Như vậy khả năng trả nợ của công ty đã giảm đi.Nhưng qua
hai năm hệ số thanh toán đều lớn hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn.Nhìn vào bảng cân đối
kế toán thì ta thấy nợ ngắn hạn năm 2009 tăng 2,46 lần so với năm 2008, lớn
hơn so với mức tăng trong tài sản ngắn hạn qua hai năm (1,7 lần), tăng trong tài
sản ngắn hạn chủ yếu là do tăng trong tiền mặt và các khoản phải thu. Ta có thể
hình dung năm 2009 khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế đã dịu bớt xuống công ty
bắt đầu tăng sản xuất nhưng do năm 2008 công ty bị lỗ nên qua năm 2009, để
tăng sản xuất công ty phải huy động thêm vốn bằng vay ngắn hạn và chiếm dụng
vốn của người bán, người lao động... vì sức khỏe thị trường đang dần hồi phục

nên việc tăng sản xuất đã giúp số tiền mặt tăng lên, đồng thời các khoản phải thu
cũng tăng.Tỉ số thanh toán giảm đi cũng chưa hẳn là xấu, tuy nhiên công ty cần
xem xét lại về việc mức nợ ngắn hạn lại tăng nhiểu hơn mức tăng trong tài sản
lưu động
2.1.2.Tỷ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng
hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không
bán hết hàng tồn kho. Hệ số này khác hệ số thanh toán hiện hành ở chỗ là nó
loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công tức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính
thanh khoản cao.
R
q
= (tài sản lưu động - hàng tồn kho) / nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu
2008 2009
Chênh lệch
2009/2008
Tài sản ngắn hạn 1.474.433.927 2.510.073.920 170%
Nợ ngắn hạn 663.884.852 1.632.683.145 246%
Tỷ số thanh toán
hiện hành 2,22 1,54

×